Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Lạng Sơn

PHẦN MỞ ĐẦU. 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI

CHÍNH ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ LẠNG SƠN. 4

1.1 Giáo dục phổ thông và nguồn tài chính đối với giáo dục phổ thông. 4

1.1.1 Giáo dục đối với sự phát triển KTXH. 4

1.1.2 Giáo dục phổ thông trong điều kiện kinh tế thị trường. 7

1.1.3 Các nguồn tài chính đầu tư phát triển giáo dục . 12

1.2 Công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thông. 18

1.2.1 Khái niệm và yêu cầu của công tác quản lý tài chính đối với các trường

phổ thông. 18

1.2.2 Vai trò, các nhân tố ảnh hưởng của công tác quản lý tài chính đối với

các trường phổ thông. 20

1.2.3 Nội dung chủ yếu của công tác quản lý tài chính đối với các trường

phổ thông. 22

1.3. Cơ sở pháp lý và nội dung của công tác quản lý tài chính đối với các trường

phổ thông. 28

1.3.1. Hệ thống văn bản pháp luật ban hành về quản lý tài chính đối với giáo

dục phổ thông. 28

1.3.2. Nội dung cơ bản của công tác quản lý tài chính đối với giáo dục phổ

thông trên địa bàn Thành phố Lạng Sơn. 29

1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính đối với giáo dục

phổ thông. 29

1.4.1 Những nhân tố khách quan . 29

1.4.2 Những nhân tố chủ quan . 31

1.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài chính đối với giáo dục

phổ thông. 34

pdf126 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 23/02/2022 | Lượt xem: 396 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đối với các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nâng cao được đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ viên chức, tạo tâm lý và trách nhiệm nhiệt huyết với nhà trường. Công tác tuyên truyền, triển khai áp dụng tốt tạo sự chuyển biến trong nhận thức của toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên thì nhà trường mới từng bước giải quyết được các vấn đề. Các vấn đề trên chỉ có thể thực hiện khi nhận thức của mọi người từ Ban Giám hiệu đến mỗi giáo viên, nhân viên chuyển thành hành động, phù hợp với điều kiện hoàn cảnh từng thời điểm cụ thể của nhà trường để huy động được tối đa các nguồn lực tham gia vào quá trình tự đổi mới, tự xây dựng thương hiệu nhà trường. 2.2.1.3 Năng lực quản lý của cán bộ quản lý tài chính của Sở GD&ĐT, trường trung học phổ thông Việc chuyển sang chế độ tự chủ thay đổi về phạm vi, năng lực và trách nhiệm quản lý của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và cán bộ quản lý khác. Quá trình thay đổi này về bản chất là chuyển đổi từ quản lý tác nghiệp và giám sát thực hiện nhiệm vụ được cấp trên giao, sang chủ động phát triển nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo. Quản lý trong điều kiện tự chủ bao hàm gồm phạm vi quản lý, các năng lực cần thiết đối với 49 người quản lý và trách nhiệm của người quản lý. Khi được giao quyền tự chủ tài chính không có nghĩa là trường sẽ làm mọi việc để tăng nguồn thu hoặc tự quyết định mức thu học phí, hoặc tự quyết định chi tiêu mà không cần báo cáo, không có sự giám sát của Nhà nước (trực tiếp là đơn vị có thẩm quyền duyệt dự toán ngân sách). Giao cho các trường nhận khoán thu và mức kinh phí ổn định trong một số năm của những nội dung chi nhằm giúp các trường chủ động khai thác nguồn thu và quyết định các khoản chi. Vì vậy, trình độ tổ chức quản lý của nhà trường phải đảm bảo được các điều kiện sau: Nhà trường phải hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học được giao với chất lượng không được thấp hơn trước khi thực hiện khoán. Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án tài chính, phương án thực hiện cơ chế khoán chi, đảm bảo công khai, minh bạch, dân chủ. Nhà trường phải đảm bảo quyền lợi của cán bộ giáo viên và người lao động trong trường theo quy định của pháp luật. Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm và phương án phân chia bổ sung thu nhập cho cán bộ đảm bảo theo số lượng và chất lượng lao động, bình đẳng, công khai, minh bạch và dân chủ. Nội dung quy chế phải bao gồm các quy định về mục đích sử dụng kinh phí tiết kiệm được và tỷ lệ cụ thể đối với từng mục đích, phương án phân phối thu nhập, quy định về việc thực hiện các khoản chi có tiêu chuẩn định mức. Để thực hiện tốt các hoạt động trên, đòi hỏi nhà trường phải có đội ngũ lãnh đạo có các năng lực thực tiễn như: Năng lực lập kế hoạch, năng lực kết nối và huy động nguồn lực, năng lực quản lý tài chính và một số các kỹ năng như: kỹ năng quản lý sự thay đổi, kỹ năng đàm phán và thương lượng, kỹ năng quản lý thời gian, quản lý rủi ro, kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy chiến lược, kỹ năng lãnh đạo và khuyến khích nhân viên, kỹ năng giám sát đánh giá. 50 2.2.1.4 Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương Trong một quốc gia, sự phát triển không đồng đều giữa các vùng miền là tất yếu khách quan do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện KT-XH khác nhau. Mặt khác, kinh tế thị trường luôn tiềm ẩn nguy cơ mất công bằng xã hội trong giáo dục, bởi vì trong xã hội nhiều người có năng lực nhưng không đủ khả năng tài chính để đi học, điều đó dường như mâu thuẫn với sự đòi hỏi về công bằng trong giáo dục. Đó là sự bình đẳng về cơ hội học tập, cơ hội được giáo dục ở mọi cấp học và trình độ đào tạo đối với tất cả mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội và hoàn cảnh kinh tế. Mọi công dân đều có cơ hội đến trường, được tạo cơ hội để học tập bồi dưỡng, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ. Công bằng xã hội trong giáo dục là thể hiện tính chất của nền giáo dục Việt Nam. Nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục bao gồm nguồn lực của Nhà nước và nguồn lực của xã hội. Từ các phân tích theo nội dung và giai đoạn thực hiện các tác động quản lý tài chính của Sở GD&ĐT hiện nay là việc Giám đốc Sở thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: về chức năng (i) Kế hoạch hóa; (ii) Tổ chức; (iii) Chỉ đạo; (iv) Kiểm tra. về thực hiện: (i) Kế hoạch tài chính (dự toán); (ii) Phân bổ tài chính; (iii) Giám sát kiểm tra, quyết toán tài chính. Đối với trường THPT theo phân tích nội dung và giai đoạn thực hiện các tác động quản lý tài chính nhà trường THPT công lập hiện nay là việc hiệu trưởng thực hiện các nhiệm vụ cơ bản: (i) Phân bổ tài chính cho hoạt động giáo dục; (ii) Sử dụng tài chính cho hoạt động giáo dục; (iii) Lập báo cáo quyết toán tài chính tức là thực hiện hoạt động chấp hành ngân sách và báo cáo tài chính. 2.2.2 Công tác huy động tạo nguồn lực tài chính đầu tư cho các trường phổ thông ở thành phố Lạng Sơn thời gian qua * Nguồn NSNN đầu tư cho các trường phổ thông công lập Thực hiện đúng phương hướng chỉ đạo của Nhà nước và thành phố, coi “GD & ĐT là quốc sách hàng đầu”, những năm qua, thành phố Lạng Sơn đã không ngừng tăng chi ngân sách cho giáo dục. 51 Chi cân đối ngân sách cho giáo dục bao gồm chi đầu tư và chi thường xuyên. Nguồn chi thường xuyên bao gồm các khoản chi có tính chất lương chiếm khoảng 84,16% còn lại để chi cho nghiệp vụ chuyên môn, giảng dạy và mua sắm, sửa chữa nhỏ, thường xuyên. Chi thường xuyên cho sự nghiệp GD & ĐT của thành phố tăng rất nhanh qua các năm. Năm 2012 là 51.848 triệu đồng thì năm 2016 là 109.654 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 211%. Chi đầu tư là các khoản chi cho xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng trường học và các khoản đầu tư lâu dài. Hàng năm Thành phố Lạng Sơn đều dành một khoản chi đầu tư cho giáo dục đào tạo. Năm 2014, chi đầu tư phát triển của Thành phố là: 29.340 triệu đồng, thì chi cho giáo dục đào tạo là: 10.485 triệu đồng chiếm 35%; năm 2015, chi đầu tư phát triển của thành phố là: 40.732 triệu đồng, thì chi cho giáo dục là: 6.826 triệu đồng chiếm 17%; đến năm 2016, con số này là tổng chi thành phố cho đầu tư là: 45.899 triệu đồng thì chi cho giáo dục đào tạo là 8.026 triệu đồng chiếm 17,5%. Bảng 2.2: Chi Ngân sách cho giáo dục trên địa bàn thành phố Lạng Sơn Đơn vị tính: Triệu đồng Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Tổng chi cân đối NS thành phố 159.605 172.667 179.767 230.970 295.815 Tổng chi NS cho GD 51.848 65.941 66.352 77.117 109.654 Tỷ lệ tăng qua các năm (năm sau so với năm trước) 27,18% 0,62% 16,22% 42,19% Trong đó: Chi đầu tư phát triển 6.132 17.101 10.485 6.826 8.026 Chi thường xuyên 45.716 48.840 55.867 70.291 101.628 Chi NS cho GD/Tổng chi NSĐP (%) 32,5% 38,19% 36,91% 33,39% 37,06% (Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch thành phố Lạng Sơn) 52 Trên cơ sở số liệu có thể nhận thấy hàng năm, thành phố đều dành cho giáo dục một khoản chi ngân sách tương đối lớn. Về mặt tuyệt đối, khoản chi này đều tăng qua các năm. Năm 2012, tổng chi ngân sách địa phương cho giáo dục là 51.848 triệu đồng và đến năm 2016 thì số liệu này lên đến 109.654 triệu đồng. Tốc độ tăng chi NS cho giáo dục trong những năm qua là khá nhanh. Không chỉ có vậy, quán triệt tinh thần đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển, tỷ trọng ngân sách đầu tư cho giáo dục trong tổng chi ngân sách địa phương cũng là khá cao. Bình quân hàng năm, chi ngân sách cho giáo dục trên địa bàn thành phố Lạng Sơn chiếm khoảng 35,6% so với tổng chi ngân sách địa phương. Qua đó, thể hiện được sự quan tâm của thành phố đối với sự nghiệp giáo dục, khẳng định quan điểm lớn của Đảng, Nhà nước cũng như các cấp Đảng, uỷ thành phố : “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển". Trong đó, số chi cho các trường phổ thông chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi NSNN cho giáo dục thành phố Lạng Sơn. Bảng 2.3: Chi thường xuyên NSNN cho các trường phổ thông công lập trên địa bàn thành phố Đơn vị: triệu đồng Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chi thường xuyên cho giáo dục thành phố Lạng Sơn 45.716 48.840 55.867 70.291 101.628 Chi thường xuyên cho GDPT 35.155 38.127 42.309 52.055 75.953 (Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch thành phố Lạng Sơn) Chi chương trình mục tiêu quốc gia cho GD & ĐT phân bổ trên địa bàn thành phố chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong số các chương trình mục tiêu quốc gia chi cho thành phố Lạng sơn, chi cho chương trình giáo dục đào tạo gồm có: Dự án củng cố phổ cập giáo dục và thực hiện phổ cập giáo dục THCS; dự án tăng cường cơ sở vật chất các trường học; dự án hỗ trợ phổ cập mầm non 5 tuổi , xóa mù chữ và chống tái mù chữ; Trong đó, số chi chủ yếu là cho dự án hỗ trợ giáo dục miền núi, vùng dân tộc thiểu số và vùng có nhiều khó khăn, dự án tăng cường cơ sở vật chất các trường học, chiếm trên 90%. Dự án củng cố phổ cập 53 giáo dục tiểu và thực hiện phổ cập THCS chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ và tương đối ổn định ở mức 20 đến 40 triệu đồng/năm. Các chương trình phổ cập giáo dục và thực hiện thì được giao cho Phòng giáo dục thành phố thực hiện, chương trình dự án tăng cường cơ sở vật chất các trường học do Ban quản lý dự án xây dựng cơ bản quản lý. Bảng 2.4: Chi chương trình mục tiêu quốc gia cho GD & ĐT Đơn vị tính: Triệu đồng Tên chương trình Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Dự án củng cố phổ cập và thực hiện phổ cập, xóa mù chữ, chống tái mù chữ 20 25 20 30 40 Dự án tăng cường cơ sở vật chất trường học 55 11 2.239 880 1.159 Tổng cộng 75 36 2.259 910 1.199 (Nguồn: Phòng Tài chính kế hoạch thành phố Lạng Sơn) * Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp Cùng với việc tăng NSNN cho GD & ĐT, hàng năm các nguồn thu để lại quản lý qua NSNN được huy động và không ngừng tăng lên, bao gồm: học phí, phí, ... Thực hiện chủ trương của Chính Phủ, trong thời gian vừa qua thành phố Lạng Sơn đã thực hiện tốt công tác thu học phí với các học sinh theo học tại các CSGD trên địa bàn. Mức thu học phí theo lộ trình phù hợp với Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ về Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 14/2014/QĐ-UBND ngày 12/8/2014 về việc quy định mức thu học phí các cơ sở giáo dục công lập năm học 2014-2015 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Theo đó, mức thu cụ thể như sau: 54 Bảng 2.5: Mức thu học phí ở các cơ sở giáo dục giai đoạn 2012 – 2015 Cấp học/Vùng Mầm non Trung học cơ sở Trung học phổ thông Các phường thuộc thành phố Lạng Sơn 55.000 36.000 42.000 Thị trấn các huyện lỵ và thị trấn Đồng Đăng, thị trấn Na Dương 40.000 27.000 32.000 Các xã, thị trấn còn lại 22.000 18.000 21.000 (Nguồn: Phòng GD & ĐT thành phố Lạng Sơn) Mức thu trên được áp dụng cho đến hết năm học 2015-2016, sau đó được thay thế bằng quy định trong Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐND ngày 29/07/2016 của HĐND tỉnh Lạng Sơn và quyết định số 36a/2016/QĐ UBND tỉnh về việc quy định mức thu học phí các cơ sở giáo dục công lập năm học 2016-2017 trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn như sau: Bảng 2.6: Mức thu học phí ở các cơ sở giáo dục công lập Năm học 2016-2017 Đơn vị: VND/tháng/học sinh Cấp học/Vùng Mầm non Trung học cơ sở Trung học phổ thông Các phường thuộc thành phố Lạng Sơn 110.000 70.000 90.000 Thị trấn các huyện lỵ và thị trấn Đồng Đăng, thị trấn Na Dương 70.000 45.000 60.000 Các xã, thị trấn còn lại 35.000 30.000 35.000 (Nguồn: Phòng GD & ĐT thành phố Lạng Sơn) Như vậy, mức thu học phí đã bước đầu được điều chỉnh theo hướng ưu tiên khu vực các xã có kinh tế khó khăn, cần khuyến khích học sinh đến trường, mức đóng góp chỉ bằng một nửa so với khu vực nội thành. 55 Thực hiện các quy định trên, các cơ sở giáo dục đã tổ chức thu học phí và gửi vào Kho bạc Nhà nước tỉnh. Số thu học phí của các cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố ngày càng tăng. Bảng 2.7: Số thu học phí ở các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Lạng Sơn Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Số thu học phí của giáo dục trên địa bàn thành phố 1.712 2.179 1.937 3.093 3.461 Số thu học phí các trường phổ thông 502 642 608 1.507 1.771 Tỷ lệ số thu học phí các trường phổ thông so với số thu học phí của giáo dục trên địa bàn thành phố (%) 29,32 29,46 31,38 48,72 51,17 (Nguồn: Phòng GD & ĐT thành phố Lạng Sơn) Năm 2012, thu học phí trên địa bàn thành phố là 1.712 triệu đồng, năm 2013, đã tăng lên 2.179 triệu đồng. Con số này tiếp tục tăng, đến năm 2016 là 3.461 triệu đồng, gấp 2,02 lần so với năm 2012. Số thu học phí hàng năm của các trường phổ thông chiếm tỷ trọng nhỏ so với số thu để lại quản lý qua NSNN trên địa bàn thành phố là do chính sách của nhà nước ta thực hiện phổ cập tiểu học và cấp học này không thu học phí. Đồng thời, để thực hiện công bằng trong giáo dục, các đối tượng được miễn, giảm học phí là: 1. Người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng số 26/2005/PL-UBTVQH11 ngày 29 tháng 6 năm 2005. 2. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, vùng cao, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 3. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa hoặc bị tàn tật, khuyết tật có khó khăn về kinh tế. 56 4. Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng; trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là mẹ hoặc cha mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật; trẻ em có cha và mẹ hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng. Người chưa thành niên từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề, có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên. 5. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nước. 6. Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông là con của hạ sĩ quan và binh sĩ, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong lực lượng vũ trang nhân dân. 7. Học sinh, sinh viên hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên). 8. Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học. 9. Học sinh, sinh viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo và hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo. Đối tượng được giảm học phí 1. Các đối tượng được giảm 70% học phí gồm: học sinh, sinh viên các chuyên ngành nhã nhạc cung đình, chèo, tuồng, cải lương, múa, xiếc và một số chuyên ngành, nghề nặng nhọc, độc hại. 2. Các đối tượng được giảm 50% học phí gồm: a) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên; 57 b) Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo; c) Học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở đi học nghề. * Các nguồn thu khác Thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, ngành giáo dục của tỉnh nhận được sự quan tâm ủng hộ của đông đảo bậc phụ huynh học sinh, cán bộ giáo viên, các nhà hảo tâm và các lực lượng xã hội tham gia. Nguồn thu từ quỹ khuyến học, đóng góp của nhân dân và các nguồn khác không ngừng tăng lên. Số tiền đóng góp liên tục tăng qua các năm. - Quỹ khuyến học Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường triển khai sâu rộng tới phụ huynh về công tác xã hội hóa giáo dục, được phụ huynh học sinh đồng tình hưởng ứng. Ban đại diện hội cha mẹ học sinh cùng các ban giám hiệu phối hợp tốt với các đoàn thể địa phương hợp thành môi trường giáo dục toàn diện “Gia đình – Nhà trường – Xã hội”. Ban đại diện phụ huynh các nhà trường, các cơ quan đã xây dựng quỹ khuyến học nhằm động viên, khen thưởng kịp thời học sinh, giáo viên có thành tích cao. Số thu từ quỹ khuyến học trên địa bàn thành phố liên tục tăng qua các năm 2014-2015 là 317 triệu đồng và đến năm 2015-2016 là 382 triệu đồng. Hàng năm, UBND các phường, xã trên địa bàn gửi thông báo về việc vận động nộp Quỹ khuyến học (mức thu 10.000 đ/năm) tới từng gia đình, doanh nghiệp, tổ chức, đoàn thể. Khối trưởng các khối phố có trách nhiệm vận động, thu tiền, hệ thống sổ sách ghi chép đầy đủ. Số tiền thu được tập trung về bộ phận Tài chính - Kế toán của quỹ khuyến học. - Quỹ ban đại diện cha mẹ học sinh Đối với loại quỹ này, thông thường Ban đại diện cha mẹ học sinh các trường tự lên kế hoạch, lấy ý kiến tập thể thông qua các cuộc họp phụ huynh, tổ chức thu trực tiếp hoặc 58 thông qua giáo viên chủ nhiệm các lớp. Ban đại diện cha mẹ học sinh tự quản lý các khoản thu, chi của quỹ. Ưu điểm của phương thức huy động này là ban quản lý quỹ chính là đại diện của đối tượng huy động (phụ huynh học sinh), do đó việc thu, chi tài chính được công khai tới những người quan tâm; mức độ sẵn sàng đóng góp cao do mục đích của việc sử dụng quỹ là rõ ràng, gắn trực tiếp với quyền lợi con em họ. Tuy nhiên, việc huy động quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng có hạn chế. Trong nhiều trường hợp, những người trong ban đại diện đều có điều kiện kinh tế khá giả, đề xuất đóng góp những khoản tiền không cần thiết, không tạo được sự đồng thuận trong đại đa số phụ huynh, không tính đến yếu tố tự nguyện theo khả năng. Song các phụ huynh lại ngại nêu ý kiến hoặc lo sợ con cái không bằng bạn bè. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng công tác xã hội hóa giáo dục cũng như thực hiện công bằng xã hội. - Viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân cho giáo dục: Trong những năm gần đây, thành phố đã bước đầu khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tài trợ và viện trợ của các tổ chức trong cả nước. Trong đó có các dự án ODA (vốn vay và vốn viện trợ không hoàn lại) thực hiện trên địa bàn thành phố như dự án sử dụng nguồn vốn ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) về hỗ trợ phát triển giáo dục: dự án giáo dục tiểu học cho trẻ em khó khăn, dự án phát triển giáo dục THCS. Đây là dự án của trung ương thực hiện trên địa bàn, đơn vị tiếp nhận dự án là Sở GD & ĐT. Tuy nhiên, việc huy động nguồn vốn ODA để phát triển giáo dục của thành phố Lạng Sơn còn thụ động. Chủ yếu các chương trình, dự án đều từ phía trung ương, Các cấp Uỷ, Đảng tỉnh và thành phố chưa chủ động trong việc khai thác nguồn vốn này. 2.2.3. Công tác quản lý, sử dụng các nguồn tài chính và tài sản đầu tư cho giáo dục * Nguồn ngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục Quán triệt tư tưởng của Đảng và Nhà nước, hiểu được tầm quan trọng của giáo dục & đào tạo, thành phố luôn dành sự ưu tiên hàng đầu cho sự nghiệp trồng người. Ngân sách cho GD & ĐT bình quân hàng năm chiếm khoảng tỷ trọng cao tổng chi NSNN 59 thành phố, cao hơn hẳn so với các sự nghiệp khác như y tế, giao thông vận tải,... Số chi NS cho giáo dục liên tục tăng một cách đáng kể qua các năm. Bảng 2.8 : Chi thường xuyên NSNN cho GDPT trên địa bàn thành phố Lạng Sơn Đơn vị: triệu đồng STT Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 I Chi thường xuyên 35.155 38.127 42.309 52.055 75.953 Trong đó 1 Chi thanh toán cá nhân 30.965 33.104 38.923 46.372 67.047 2 Mua sắm, sửa chữa 1.812 1.288 850 595 930 3 Chi cho chuyên môn nghiệp vụ 2.044 2.723 1.990 4.095 6.506 4 Chi khác 334 1.012 546 993 1.470 (Nguồn: Phòng GD & ĐT thành phố Lạng Sơn) Chi NSNN cho GDPT tỷ trọng lớn là chi thường xuyên với 4 nhóm chi đó là: chi thanh toán cá nhân; chi mua sắm, sửa chữa; chi cho chuyên môn nghiệp vụ; chi khác. - Chi thanh toán cá nhân: Nội dung cơ bản là chi tiền lương, tiền công cho người lao động, phụ cấp lương... Chi thanh toán cá nhân hay các khoản chi cho con người luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ cấu chi thường xuyên trong những năm qua. Cơ cấu xây dựng chi con người cho giáo dục của thành phố là 84% nhưng thực tế thực hiện tỷ lệ này luôn cao hơn rất nhiều. Các khoản chi cho con người là những khoản chi cần thiết bắt buộc phải thực hiện, phải ưu tiên đảm bảo cho khoản chi này. Những năm qua chi cho con người luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm. Từ năm 2012 đến nay, tiền lương tối thiểu đã được thực hiện tăng nhiều lần và từ mức lương cơ bản 2012 là 830.000 đồng, dự kiến từ 1/7/2013 thực hiện mức lương cơ bản là 1.150.000 đồng. Do vậy, tỷ trọng chi cho con người ngày một tăng. Nội dung chi này được các trường phổ thông thực hiện tương đối tốt, đảm bảo chi đúng mục đích và sát với dự toán được duyệt do có tỷ trọng cao nhưng các định mức, 60 tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu cho nhóm mục chi này rất cụ thể và rõ ràng thuận lợi cho công tác quản lý. - Chi mua sắm, sửa chữa: Chi mua sắm, sửa chữa cho GDPT còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi, số tiền ít do vậy mà tình trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học còn rất thiếu thốn và xuống cấp. Số liệu thực tế cho thấy, chi mua sắm sửa chữa năm 2012 là 1.812 triệu đồng chiếm 5,15% tổng chi NSNN cho GDPT thì đến năm 2016, số chi chỉ còn là 930 triệu đồng chiếm 1,22%. Số chi quá thấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu về mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học. - Chi cho hoạt động công tác chuyên môn: Nhóm chi này phục vụ trực tiếp công tác giảng dạy, học tập và hoạt động chuyên môn của các trường học, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giảng dạy và học tập. Nhóm chi này bao gồm: Chi thanh toán dịch vụ công cộng; trang thiết bị kỹ thuật chuyên dụng (không phải là tài sản cố định); chi thông tin, tuyên truyền, liên lạc... Tuy nhiên, với tỷ lệ kinh phí hiện nay dành cho chi hoạt động chuyên môn nghiệp vụ chưa đáp ứng được đầy đủ và cải thiện được điều kiện giảng dạy, học tập. * Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp Hàng năm, cùng với lập dự toán thu chi từ nguồn vốn NSNN, các cơ sở giáo dục & đào tạo lập dự toán gửi lên phòng giáo dục & đào tạo, phòng giáo dục & đào tạo tổng hợp, gửi lên phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố. Kho bạc nhà nước căn cứ vào dự toán đã được duyệt để cấp lại tiền cho các cơ sở giáo dục & đào tạo. Khoản thu học phí được thống nhất tập trung quản lý tại bộ phận kế toán. Kế toán phải mở sổ sách theo dõi thu chi quỹ học phí theo chế độ kế toán quy định tại Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 03 năm 2006 của Bộ tài chính. Toàn bộ số học phí thu được nộp vào Kho bạc nhà nước được sử dụng toàn bộ chi thường xuyên cho sự nghiệp GD&ĐT. Trong đó, trích 40% tổng số tiền học phí thu được (sau khi đã trừ chi phí thu) để thực hiện làm nguồn cải cách tiền lương. Số học phí sau khi đã trích 40% được chi cho các nội dung chủ yếu sau: Chi tăng cường cơ sở vật chất của các cơ sở giáo dục đào tạo công lập thực hiện theo quy định tại điều 19, 61 20 nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 của chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; bổ sung kinh phí cho các hoạt động sự nghiệp GD&ĐT như: tất cả các khoán chi nghiệp vụ chuyên môn và chi thường xuyên thuộc nội dung chi hoạt động sự nghiệp GD&ĐT, kể cả chi cho thi tốt nghiệp ở các trường, chi nghiệp vụ quản lý quỹ học phí tại cơ sở; hỗ trợ cho các hoạt động trực tiếp giảng dạy, phục vụ giảng dạy, bao gồm chi hỗ trợ lao động trực tiếp giảng dạy của giáo viên, phục vụ giảng dạy của cán bộ nhân viên phục vụ và các bộ phận có liên quan; chi khen thưởng và chi phúc lợi tập thể ở các cơ sở giáo dục đào tạo. Bảng 2.9: Chi thường xuyên Phí, lệ phí để lại cho GDPT trên địa bàn thành phố Lạng Sơn Đơn vị: triệu đồng STT Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 I Chi thường xuyên 502 642 608 1.507 1.771 Trong đó 1 Chi thanh toán cá nhân 185 366 295 788 933 2 Mua sắm, sửa chữa 0 5 0 8 54 3 Chi cho chuyên môn nghiệp vụ 151 112 120 295 429 4 Chi khác 166 159 193 416 355 (Nguồn: Phòng GD & ĐT thành phố Lạng Sơn) * Nguồn thu khác đầu tư cho giáo dục Hội khuyến học ở các phường, xã, kết hợp với ban giám hiệu các nhà trường, ban đại diện hội cha mẹ học sinh, sử dụng quỹ khuyến học khen thưởng kịp thời các em học sinh giỏi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, quan tâm đến các thầy cô giáo dạy ở các phân trường, các, giáo viên có hoàn cảnh khó khăn. Việc sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ này góp phần động viên thầy và trò có thành tích cao trong quá trình giảng dạy và học tập, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn thành p

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoan_thien_cong_tac_quan_ly_tai_chinh_doi_voi_cac_t.pdf
Tài liệu liên quan