Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thi công công trình xây dựng tại công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 4

PHẦN I – TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG 6

1. Những thông tin chung về Công ty Cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng: 6

2. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của công ty. 6

3. Cơ cấu quản lý của công ty: 10

3.1. Sơ đồ 1 : Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý của công ty 10

3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban: 11

4. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu: 15

4.1 Đặc điểm công trình xây dựng: 15

4.2. Đặc điểm công nghệ công trình xây dựng: 16

4.3. Đặc điểm về máy móc trang thiết bị thi công: 17

PHẦN II – THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THI CÔNG CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG HỒNG 22

2.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thi công công trình. 22

2.1.1. Nhân tố bên trong. 22

2.1.1.1. Quy trình thi công công trình: 22

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý thi công công trình. 29

2.1.1.3. Nhân tố về nguồn nhân lực 30

2.1.1.4. Trình độ tổ chức quản lý các yếu tố. 34

2.1.2. Nhân tố bên ngoài. 38

2.2. Kết quả thực hiện công tác quản lý thi công công trình hiện nay 45

2.2.1. Thời gian hoàn tất công trình 45

2.2.2. Chất lượng công trình: 47

2.2.3. Sử dụng thiết bị thi công: 47

2.2.4. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu 50

2.3. Đánh giá kết quả thực hiện 51

2.3.1. Thành tích đạt được 51

2.3.2 Tồn tại. 52

2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại trên. 53

2.3.3.1. Nguyên nhân bên trong. 53

2.3.3.2. Nguyên nhân bên ngoài. 54

PHẦN III – GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY XÂY DỰNG VÀ XUẤT NHẬP KHẨU SÔNG 56

3.1 Định hướng sản xuất kinh doanh 56

3.1.1. Điểm mạnh: 56

3.1.2. Điểm yếu: 56

3.1.3. Mục tiêu: 57

3.1.4. Chiến lược: 57

3.1.5. Kế hoạch triển khai cụ thể: 57

3.2 Giải pháp: 58

3.2.1 Giải pháp 1: Nâng cao chất lựơng thiết kế thi công công trình xây dựng tạo điều kiện tiền đề cho quản lý thi công công trình. 58

3.2.2. Giải pháp 2: Tăng cường quá trình giám sát thi công xây dựng. 58

3.2.3.Giải pháp 3: Lựa chọn hợp lý hình thức tổ chức tổ, đội sản xuất. 61

3.2.4. Giải pháp 4: Bố trí sử dụng hợp lý hiệu quả máy móc trên công trường 65

3.2.5. Giải pháp 5: Quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguyên vật liệu. 67

KẾT LUẬN 72

 

 

doc70 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5115 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thi công công trình xây dựng tại công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ợc chất lượng nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quyết định chất lượng công trình vì vậy tất cả các nguyên vật liệu được sử dụng tại công trình đều phải được kiểm tra giám sát chặt chẽ đặc biệt là các nguyên vật liệu chính như bêtông thương phẩm, xi – măng, thép, gạch ốp lát, gạch xây, sơn …Ví dụ như bêtông thương phẩm: sau khi được chở đến công trình để đem vào sử dụng, cán bộ kỹ thuật sẽ lấy mẫu đem vào phòng thí nghiệm ngâm nước trong 29 ngày sau đó kiểm tra độ nén. Nếu kiểm tra không đạt thì kết cấu đổ bêtông trước buộc phải phá dỡ để đảm bảo chất lượng công trình. Mọi tổn thất do nhà cung cấp gánh chịu. Hay như gạch xây: Trước khi thực hiện công trình, công ty lấy ra 5 mẫu tại 3 nhà máy gạch khác nhau đem cho nhà đầu tư xem xét. Nếu nhà đầu tư chấp nhận về chất lượng và chủng loại, mẫu mã thì công ty sẽ lấy gạch của những nhà cung cấp này. Hiện tại công ty đang áp dụng hệ thống định mức của Nhà nước, nhưng trong thời gian tới công ty đang cố gắng xây dựng cho mình một hệ thống định mức riêng, cho phù hợp nhất với hoàn cảnh của công ty. Kết quả mà công ty đạt được là năm sau mức tiết kiệm nguyên vật liệu tốt hơn năm trước. Và được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4: Tỷ lệ hao hụt các loại nguyên vật liệu chính Các loại nguyên vật liệu Tỷ lệ hao hụt 2003 2004 2005 2006 Bê tông thương phẩm 0.24 0.235 0.23 0.2 Thép xây dựng 0.22 0.21 0.22 0.21 Xi măng 0.17 0.2 0.14 0.16 Gạch xây 0.41 0.36 0.38 0.35 Gạch lát, ốp 0.40 0.45 0.41 0.4 Sơn 0.31 0.31 0.3 0.29 Nguồn: Trung tâm phát triển xây dựng Từ số liệu trên cho ta thấy, tỉ lệ hao hụt nguyên vật liệu ở công ty còn khá cao, cao nhất là các loại gạch đều ở mức xấp xỉ 0,4 %. Trong những năm gần đây tỷ lệ hao hụt có xu hướng giảm dần, đây là một tín hiệu đáng mừng cho công ty vì điều đó chứng tỏ công ty đã quản lý tốt và sử dụng hợp lý nguyên vật liệu. Cụ thể với từng loại nguyên vật liệu: Với bê tông thương phẩm giảm từ 0,24% năm 2003 xuống 0.2% năm 2006 (tức 20%); Với thép xây dựng giảm từ 0.22% năm 2003 xuống 0.21% năm 2006 (tức 8.7%); Với ximăng giảm từ 0.17% năm 2003 xuống 0.16% ( tức 5.9%); Với gạch xây giảm từ 0.4% năm 2003 xuống 0.35% năm 2006 ( tức 14.6%); Gạch lát, ốp giảm từ 0.42% năm 2003 xuống 0.4% năm 2006 (tức 5%); và cuối cùng là sơn giảm từ 0.31% năm 2003 xuống 0.29% năm 2006 (tức 6.45%). Tiêu chuẩn và hệ thống quản lý chất lượng. Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể khả năng thoả mãn những nhu cầu đã được nêu ra hoặc tiềm ẩn. Tiêu chuẩn chất lượng cung cấp các giải pháp kỹ thuật cụ thể và chi tiết. Phần lớn tiêu chuẩn là tự nguyện áp dụng và trở thành có tính pháp chế thông qua các quy định trong quy chuẩn xây dựng hoặc trong các hợp đồng thầu. Tiêu chuẩn xây dựng là các quy định về chuẩn mực kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật, trình tự thực hiện các công việc kỹ thuật, các chỉ tiêu, các chỉ số kỹ thuật và các chỉ số tự nhiên được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ban hành hoặc công nhận để áp dụng trong hoạt động xây dựng. Tiêu chuẩn xây dựng gồm tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng và tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng. Hiện nay, hầu hết các tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam và các tiêu chuẩn của nước ngoài đã được công ty áp dụng trừ một số trường hợp đặc biệt cụ thể. Việc áp dụng các tiêu chuẩn này là hoàn toàn tự nguyện vì công ty xác định được rõ cái được và cái mất của mình. Khi áp dụng các tiêu chuẩn này công ty đã ngày càng nâng cao vị thế và uy tín của mình trên thị trường. Hệ thống quản lý chất lượng: Hệ thống tổ chức đảm bảo chất lượng công trình xây dựng ở nước ta đang tìm cách thay thế cơ chế thanh trị để phát hiện chất lượng kém sang cơ chế ngăn ngừa để không xảy ra tình trạng chất lượng kém đối với sản phẩm công trình xây dựng. Tại công ty Cổ phần Phát triển xây dựng và Xuất nhập khẩu Sông Hồng điều này đã được thực hiện từ rất lâu và nó được thực hiện với một quy trình gồm các bước như sau: - Thẩm tra thiết kế và quy hoạch. Sau khi có chủ trương đầu tư, cần thẩm tra công trình hoặc dự án về mặt quy hoạch có phù hợp với quy hoạch tổng thể và thống nhất trong khu vực, đô thị cũng như trong sử dụng đảm bảo ổn định, bền vững phù hợp với các tiêu chuẩn đề ra của dự án hay không. - Kiểm chứng vật liệu, chế phẩm và thiết bị của công trình xây dựng. Đây là biện pháp quan trọng để đảm bảo chất lượng công trình xây dựng. - Tổ chức kiểm tra giám sát tai hiện trường. Công việc này hiện nay do các tổ chức tư vấn trong và ngoài nước tham gia, kể cả hình thức tự làm do chủ đầu tư sử dụng đội ngũ kỹ thuật của mình để tự giám sát. Các tiêu chuẩn được thực hiện tại các công trình của công ty đều được lấy theo tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Ngoài ra, công ty còn đặt ra một số tiêu chuẩn, chất lượng của riêng mình. Hệ thống quản lý chất lượng được lấy theo Nghị Định 209 của Nhà Nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Đây là một tiêu chuẩn chung mà bất cứ công ty xây dựng nào cũng phải thực hiện theo. Bên cạnh đó, công ty cũng đưa ra những yêu cầu về quản lý chất lượng cho phù hợp với đặc thù sản xuất ở từng công trình của công ty. 2.1.2. Nhân tố bên ngoài. Cơ chế chính sách của nhà nước, của ngành. Cơ chế chính sách của nhà nước có ảnh hưởng ngày càng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Tác động trực tiếp đến các vấn đề tín dụng, về chống độc quyền; về thuế; về chế độ đãi ngộ, hỗ trợ; bảo vệ môi trường… Các tác động này có thể tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị cũng là một nhân tố thuận lợi làm tăng khả năng cạnh tranh của nhà nước nói chung và doanh nghiệp nói riêng đặc biệt là doanh nghiệp xây dựng. Một trong những bộ phận chủ yếu của yếu tố chính trị ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là hệ thống luật pháp. Mức độ ổn định của hành lang pháp lý tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển. Trong ngành xây dựng cũng không phải ngoại lệ, tất cả các công ty xây dựng đều phải tuân theo những quy định của Nhà Nước, đó là các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật xây dựng, Luật đấu thầu, … các Nghị định và các văn bản dưới Luật khác như Nghị định về định mức nguyên vật liệu …cũng là căn cứ chung công ty phải tuân theo. Nhờ có những văn bản pháp luật này đã tạo ra được cơ chế cạnh tranh bình đẳng cho tất cả các công ty trong cơ chế thị trường. Công ty Cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng là một phần trong ngành xây dựng vì vậy việc tuân thủ những quy định trên là quyền lợi và yêu cầu đối với công ty. Trong quá trình phát triển của mình công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng luôn đi đầu trong việc tuân thủ những chủ trương chính sách của Nhà Nước, của ngành. Khi thực hiện đúng những yêu cầu này công ty đã tạo cho mình được uy tín lớn.Mặc dù vậy, cũng chính từ việc thực hiện đúng những quy định trên mà công ty cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình hoạt động của mình khi mà có những đối thủ cạnh tranh luôn dùng mọi biện pháp để tránh những quy định mang tính ràng buộc từ Nhà Nước. Sự biến động về giá cả các yếu tố đầu vào Theo kết quả thống kê và nghiên cứu trong vòng 8 năm từ năm 2000 đến năm 2007 đối với 5 loại vật liệu xây dựng chủ yếu bao gồm: Xi măng PCB30, sắt thép xây dựng, cát mịn, cát vàng, đá dăm tại một số thành phố như Hà Nội, TP. HCM, Đà Nẵng và Hải Phòng, hệ số biến động giá vật liệu các năm so với năm 2000 được tính toán trong bảng sau: Bảng 5: Bảng thể hiện tình hình biến động giá cả nguyên vật liệu qua các năm TT Loại vật liệu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Biến động trung bình trong 7 năm 1 Xi măng PCB30 1.000 0,973 1,034 0,960 0,960 0.960 0,987 0,019 0,985 2 Thép xây dựng 1,000 1,041 1,088 1,436 2,094 1,879 2,086 2,255 1,697 3 Cát xây 1,000 1,093 0,778 0,815 1,037 1,111 1,148 1,037 1,003 4 Cát vàng 1,000 0,913 0,897 0,897 1,196 1,196 1,413 1,739 1,179 5 Đá dăm 1,000 1,000 1,000 0,976 1,082 1,082 1,184 1,240 1,080 Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Qua việc nghiên cứu tình hình biến động giá một số loại vật liệu nêu trên cho thấy trong 3 năm đầu giá tương đối ổn định do sự điều tiết của Nhà nước trong quản lý giá. Nói chung, giá các loại vật liệu xây dựng đều tăng, chỉ riêng giá xi măng tương đối ổn định qua các năm. Hiện nay hàng loạt các nhà máy xi măng được đầu tư xây dựng với tổng công suất thiết kế 42 triệu tấn đều ghi tiến độ hoàn thành đưa vào sản xuất từ năm 2007 đến 2010. Theo dư báo, mức tiêu thụ năm 2008 là 39 – 40 triệu tấn, năm 2009 là 44 – 45 triệu tấn và đến năm 2010 là 50 triệu tấn. Đối với giá sắt thép là loại vật tư phải nhập khẩu phôi nhiều để sản xuất, giá phụ thuộc vào ngoại tệ mạnh nên trong 2 năm 2003 – 2004, giá sắt thép xây dựng tăng đột biến do giá sắt thép thế giới tăng và giá đô la tăng từ 14.000đồng/USD lên 15.700đồng/USD. Cho đến năm nay, chỉ tính từ đầu tháng 6 đến nay, giá thép xây dựng trên thị trường tăng lên rất nhanh Giá thép cuộn tăng thêm 300đồng/kg, lên 9,8 triệu đồng/tấn, thép cây tắng từ 4.000 đến 6.000đồng/cây, đạt mức kỷ lục 10 triệu đồng/tấn. Nguyên nhân dẫn đến giá thép xây dựng trong nước liên tục tăng là do giá phôi thép thế giới tăng mạnh từ 480 USD lên 550 USD/tấn và chi phí vận chuyển tăng. Dự kiến giá thép có thể đạt mức 10.000đồng/kg thì tốc độ tăng của giá thép xây dựng là 1,274 năm 2007 so với 2006 và so với năm 2000tăng 2,6 lần. Sự biến động tăng lên của giá vật liệu xây dựng đã tác động tăng giá trị dự toán xây dựng công trình. Đặc biệt sự tăng giá thép đột biến như thời điểm hiện tại làm cho nhiều công trình phải dãn tiến độ thi công, một số nhà thầu sau khi trúng thầu nhưng không thực hiện và các chủ đầu tư dự án đầu tư, xây dựng sử dụng vốn Nhà nước thường chờ chủ trương chung của Nhà nước điều chỉnh dự toán, dự toán của công trình phải điều chỉnh làm ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu của kế hoạch đầu tư xây dựng đã đề ra và gây khó khăn cho các tổ chức xây dựng. chính giá cả tăng như vậy nên công tác quản lý cần phải được chú ý để sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu. Giá cả ngoài việc chịu ảnh hưởng của những biến động thị trường chung còn phụ thuộc vào việc công ty lựa chọn các nhà cung ứng như thế nào? Có một thực tế là nguyên vật liệu mua từ những nhà cung ứng nước ngoài sẽ có giá cao hơn so với các nguyên vật liệu cùng loại mua ở trong nước từ 2 đến 3 lần. Riêng với công ty hiện nay, công ty chỉ nhập một số các nguyên vật liệu phụ mà trong nước không có để hoàn thiện công trình còn các nguyên vật liệu chính thì công ty đặt mua các nhà cung ứng trong nước. Công ty sẽ chọn ra 4 nhà cung ứng cho mỗi loại nguyên vật liệu chính để trình với chủ đầu tư, nếu chủ đầu tư chấp nhận thì công ty sẽ chỉ lấy nguyên vật liệu của 1 trong số 4 nhà cung ứng này. Việc chọn ra 4 nhà cung ứng cho mỗi loại nguyên vật liệu chính là để tránh được những rủi ro như: nếu nhà cung ứng này không cung ứng đủ nguyên vật liệu cho thi công công trình thì sẽ lấy nguyên vật liệu của 2 nhà cung ứng còn lại và việc này cũng để tránh khả năng chọn 1 nhà cung ứng sẽ bị họ ép giá cao, và chất lượng không đảm bảo. Như vậy, với việc tìm các nhà cung ứng như thế, công ty Cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng vừa có đủ nguyên vật liệu phục vụ cho thi công công trình lại không bị gián đoạn quá trình thi công. Đó chính là một yếu tố giúp công ty có thể sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu Đối thủ cạnh tranh hiện tại. Trong cơ chế bao cấp các doanh nghiệp Nhà Nước trong đó có cả các doanh nghiệp xây dựng, khi sản xuất, kinh doanh đều được thực hiện theo một kế hoạch thống nhất từ trên giao. Các doanh nghiệp này không phải lo tìm các nhân tố đầu vào, không phải lo tìm thị trường, tìm khách hàng… tất cả điều này đều do Nhà Nước cung cấp. Chính điều này đã làm cho các doanh nghiệp ỷ lại, trông chờ và không có động lực cạnh tranh. Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường các doanh nghiệp phải lo tất cả, từ tìm khách hàng, tìm các nhân tố đầu vào, tìm thị trường tiềm năng… nếu doanh nghiệp nào yếu thì có thể bị đánh bật ra khỏi thị trường vì không còn được sự trợ giúp từ phía Nhà Nước nhiều như trước kia nữa. Các đối thủ cạnh tranh là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp nhất đến khả năng thắng thầu của doanh nghiệp. Để trúng thầu công ty phải vượt qua tất cả các đối thủ tham dự thầu. Tức là phải đảm bảo khả năng vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh hiện tại cũng như đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Hiện nay doanh nghiệp trong ngành xây dựng đa phần là các doanh nghiệp lớn. Những doanh nghiệp này hầu hết là thuộc các Tổng Công ty xây dựng mạnh trực thuộc của Nhà Nước như VINACONEX, THĂNG LONG, SÔNG ĐÀ… Với uy tín từ công ty mẹ, trình độ trang bị kỹ thuật, vốn, công nghệ, nguồn nhân lực … những công ty này là đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng. Trong ngành xây dựng tình trạng cầu hiện nay là rất lớn. Đất nước đang trong giai đoạn đổi mới cơ sở hạ tầng còn yếu. Đây có thể coi là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xây dựng trong việc mở rộng hoạt động của mình. Công ty Cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng xác định được những cơ hội và thách thức lớn đó nên ngày càng hoàn thiện để đứng vững và mở rộng thị trường kinh doanh của mình. Những áp lực từ nhà cung ứng Các nhà cung cấp có ảnh hưởng lớn đến việc cung ứng các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhà cung ứng vật tư, thiết bị có lợi thế có thể gây áp lực về giá, chất lượng sản phẩm, thời hạn… nhằm tăng lợi nhuận.Đầu vào của ngành xây dựng rất đa dạng từ nguyên vật liệu đến máy móc trang thiết bị phục vụ cho công tác thi công. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn tồn tại lớn là phần lớn máy móc trang thiết bị hiện đại trong nước chưa làm được, chúng ta còn phải đi nhập khẩu ở các nước khác đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển như Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc…..Và phần lớn nguyên vật liệu chúng ta cũng còn phải đi nhập. Việc phải nhập nhiều nguyên vật liệu và thiết bị… để phục vụ cho hoạt động của mình cũng gây không ít khó khăn cho ngành xây dựng Việt Nam nói chung và công ty nói riêng. Do trong nước chưa sản xuất được nên công ty sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi khi phải đi mua từ bên ngoài về và phải chịu một sức ép đáng kể từ các nhà cung ứng trên Đối với thị trường xây dựng, danh tiếng, sự đảm bảo của nhà cung cấp có ảnh hưởng rất lớn đến chủ đầu tư do có sự liên quan trực tiếp đến chất lượng công trình. Vì vậy tạo được mối quan hệ tốt với nhà cung ứng có danh tiếng sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của nhà thầu, tăng thế mạnh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nhà cung cấp có nhiều điều kiện thuận lợi có thế gây áp lực với doanh nghiệp. Những nhà cung ứng này có thể đe dọa tăng giá bán hoặc cũng có thể cung cấp cho công ty những sản phẩm với chất lượng không được đảm bảo. Đặc biệt nếu đó là những nhà cung ứng những nguyên vật liệu chính mà công ty đang phụ thuộc.vì vậy, làm giảm khả năng kiếm lợi nhuận của công ty. Để khắc phục những khó khăn này thì nâng cao khả năng quản lý trong đó có hoàn thiện quá trình tổ chức thi công công ty là một yếu tố khá quan trọng. Những áp lực từ khách hàng Đây là lực lượng tạo ra khả năng mặc cả của người mua, người mua có thể xem như là một sự đe dọa cạnh tranh khi họ buộc doanh nghiệp phải giảm giá hoặc có nhu cầu cao hoặc dịch vụ tốt hơn. Ngược lại khi người mua yếu sẽ mang lại cho doanh nghiệp một cơ hội tăng giá để kiếm được lợi nhuận nhiều hơn. Đối với công ty Cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng luôn hiểu được nếu không có khách hàng thì sẽ không có sự tồn tại của doanh nghiệp chứ lấy đâu ra sự phát triển, vì là một công ty xây dựng nên việc làm hài lòng khách hàng là rất quan trọng. Vì khách hàng của các công ty xây dựng thường rất ít nhưng lại là những khách hàng lớn. Công ty luôn cố gắng để đem lại mức thỏa mãn cao nhất cho khách hàng của mình và lấy đó làm phương trâm để phát triển mở rộng thị trường.Vì công ty biết làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng hiện tại, chính là phương thức quảng cáo tốt nhất để thu hút khách hàng trong tương lai. Ông cha ta từ xưa đến nay đã đúc rút ra rằng “ lửa thử vàng, gian nan thử sức” vì vậy càng có những áp lực công ty càng biết tự hoàn thiện và nâng cao khả năng cạnh tranh của mình, để trở thành một công ty ngày càng lớn mạnh trên thị trường xây dựng Việt Nam. Đối thủ cạnh tranh tiềm năng Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ quyết định lựa chọn và gia nhập ngành. Đây là một mối đe dọa cho doanh nghiệp. Khi đất nước ta đang ngày càng phát triển thi xây dựng là một ngành đầy triển vọng, với rất nhiều tiềm năng chưa được khai thác hết. Đang có rất nhiều công ty, tập đoàn trong lĩnh vực khác muốn nhảy vào thị trường này. Điều đó đang là một áp lực không nhỏ cho các doanh nghiệp trong ngành nói chung và công ty Cổ phần phát triển xây dựng và xuất khẩu Sông Hồng nói riêng. Tuy nhiên, việc gia nhập ngành này cũng có những rào cản nhất định như rào cản về công nghệ, về quy mô, về uy tín thương hiệu… Vì vậy các công ty trong ngành có những lợi thế nhất định, và nếu phát huy tốt những lợi thế đó thì không dễ dàng gì cho các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn có thể thâm nhập thị trường. Tuy vậy, nhưng công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng luôn luôn cố gắng hết mình, nâng cao công tác quản lý, đặc biệt là hoàn thiện công tác quản lý thi công công trình, để ngày càng nâng cao uy tín, thương hiệu của mình hơn nữa, với mục tiêu trở thành công ty xây dựng hàng đầu Việt Nam. 2.2. Kết quả thực hiện công tác quản lý thi công công trình hiện nay 2.2.1. Thời gian hoàn tất công trình Trong nhưng năm qua công ty cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng đã ý thức được việc hoàn thành tiến độ công trình có ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh với các nhà thầu, ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín hình ảnh của công ty nên hầu hết các công trình mà công ty thi công đều đạt và hoàn thành tiến độ : tham gia hoàn thành công trình ở Trường bắn quốc gia – Từ Liêm – Hà Nội, Khu chung cư Nhạc viện Hà Nội, Nhà hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo – Quảng Trị, Trường cao đẳng Sư phạm Hòa Bình, Tòa nhà văn phòng – Family Đào – Ba Đình – HÀ NỘI… ..Điều này đã tạo cho công ty một hình ảnh tốt đẹp trong mắt các chủ đầu tư và có uy tín lớn trên thị trường xây dựng Việt Nam. . Bảng 6: Kết quả thực hiện thi công công trình Tên công trình Giá trị công trình (Tỷ đồng) Thời gian thi công dự kiến (Tháng) Thời gian thực hiện ( Tháng) Trường PTDT nội trú huyện Mai Châu – Hòa Bình 12 10 11 Trường cao đẳng sư phạm Hòa Bình 9 9 9 Nhà Hải quan cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo – Quảng trị 24 14 13 Khu chung cư Nhạc Viện Hà Nội 16 12 12 Trường bắn Quốc gia Từ Liêm – Hà Nội 16 10 11 Đường Xô Viết Nghệ Tĩnh giai đoạn 2 – Vinh – Nghệ An 12 9 9 Toa nhà văn phòng – Family Đào – Ba Đình – Hà Nội 10 8 8 Ký túc xá trường Hữu Nghị 80 – Hà Tây 5 7 7 Nhà máy in tráng bao bì mềm cao cấp Tín Thành – Bắc Ninh 7 6 6.5 Nguồn: Trung tâm phát triển xây dựng Bảng số liệu đã cho chúng ta thấy các công trình mà công ty đảm nhiệm là những công trình có số vốn tương đối lớn, các công trình hầu như đều thực hiện đạt hoặc vượt tiến độ. Đây là một tin hiệu đáng mừng cho công ty, giúp công ty nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh trên thương trường. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số công trình mà công ty chưa hoàn thành tiến độ, công ty cần lưu ý tìm ra nguyên nhân và giải pháp kịp thời để vưng bước trên con đường phát triển của mình. 2.2.2. Chất lượng công trình: Từ khi thành lập, công ty Cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng luôn luôn đặt ra một mục tiêu là hoàn thành các công trình xây dựng đúng tiến độ và chất lượng phù hợp yêu cầu của chủ đầu tư. Vì vậy, công ty luôn có gắng nỗ lực hết mình để hoàn thành mục tiêu đó. Trong quá trình hoạt động, công ty đã tạo ra được rất nhiều công trình với chất lượng tốt được chủ đầu tư đánh giá rất cao như: Nhà hải quan của khẩu Quốc tế Lao Bảo – Quảng Trị, Trường bắn quốc gia – Từ Liêm - Hà Nội,… 2.2.3. Sử dụng thiết bị thi công: Là một công ty lớn trong ngành xây dựng, có nhiều uy tín trên thị trường. Cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng luôn có đầy đủ những thiết bị hiện đại để phục vụ cho quá trình hoạt động của mình. Nhờ vào công tác quản lý tốt mà các máy móc thiết bị của công ty luôn sẵn sàng cho công tác thi công. Ngoài ra ở công ty có một đội thợ sửa chữa chuyên nghiệp sẵn sàng sửa chữa những thiết bị hỏng để đáp ứng ngay cho quá trình thi công công trình. Trong quá trình thi công công trình các kỹ sư thường lập ra kế hoạch cụ thể cho từng loại máy móc thiết bị sao cho sử dụng hiệu quả. Và kết quả là tất cả các thiết bị máy móc của công ty đều được sử dụng một cách hợp lý. Kết quả đó được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 7: Kết quả sử dụng máy móc thiết bị thi công Stt Danh mục thiết bị Năm 2006 2007 Kế hoạch (ngày) Thực tế (ngày) Hệ số Kế hoạch (ngày) Thực tế (ngày) Hệ số 1 Cẩu bánh xích 285 291 1.02 290 293 1.01 2 Cẩu bánh lốp 280 279 1.00 285 280 0.98 3 Máy xúc bánh lốp 290 291 1.00 285 289 1.01 4 Máý xúc bánh xích 290 289 1.00 290 291 1.00 5 Máy san, cạp đất 280 278 0.99 275 278 1.01 6 Máy lu rung 275 275 1.00 270 271 1.00 7 Máy ủi bánh xích 280 281 1.00 280 276 0.99 8 Máy lu 280 286 1.02 285 289 1.01 9 Cần trục tháp 280 283 1.01 280 281 1.00 10 Vận thăng các loại 280 281 1.00 280 280 1.00 11 Máy khoan phá bê tông 250 254 1.02 250 246 0.98 12 Máy nén khí 270 275 1.02 270 273 1.01 13 Máy kinh vic NIKON 290 296 1.02 295 300 1.02 14 Máy toàn đạc 260 263 1.01 260 261 1.00 15 Máy thủy bình SOKIA 260 263 1.01 260 265 1.02 Nguồn: Trung tâm phát triển xây dựng Qua bảng trên ta thấy: Máy móc chủ yếu của công ty được sử dụng với thời gian sử dụng cao và hệ số sử dụng luôn đạt xấp xỉ 100%. Điều này cho thấy công tác thiết kế thi công công trình là rất tốt. Chỉ tiêu số lượng thiết bị sử dụng so với tổng số lượng thiết bị máy móc hiện có: Ở công ty Cổ phần phát triển xây dựng và xuất nhập khẩu Sông Hồng, chỉ tiêu này luôn đạt ở mức cao với hệ số lên đến 0.9 được thể hiện cụ thể qua một số máy móc thiết bị sau: Bảng 8: Hệ số sử dụng máy móc, thiết bị Danh mục thiết bị Nước sản xuất Số lượng hiện có Số lượng sử dụng Hệ số sử dụng Ôtô tự đổ 5 – 12 tấn Nhật 15 15 1.00 Đầm bàn bê tông chạy điện Nhật,HQ 10 8 0.8 Đầm dùi bê tong chạy xăng Hàn Quốc 6 5 0.83 Máy cắt nhôm kính Trung Quốc 12 10 0.83 Đầm bê tông chạy xăng Nhật 5 4 0.8 Đầm bê tông chạy điện Trung quốc 5 4 0.80 Đầm bê tông chạy xăng Nhật 13 12 0.92 Đầm đất MIKASA Nhật 5 5 1.00 Máy phát điện Nhật 8 6 0.75 Máy hàn các loại Việt Nam 6 5 0.83 Máy bơm nước Nhật 10 10 1.00 Máy cắt uốn thép TQ 10 10 1.00 Máy cắt gạch Nhật 7 7 1.00 Máy trộn bêtông 400 L Nhật 10 8 0.8 Máy trôn bêtông 250 –350 L Trung Quốc 6 5 0.83 Máy trộn vữa 80 – 150 L Trung Quốc 8 7 0.88 Cốt pha thép các loại Hòa Phát 7 7 1.00 Giáo thép các loại Hòa Phát 1.000 bộ 1.000 bộ 1.00 Giáo pal Hòa Phát 2.000 bộ 1.000 bộ 1.00 Cây chống thép định hình Hòa Phát 40.000 cây 40.000 cây 1.00 Các thiết bị thí nghiệm Thiết bị chuyên dùng cầm tay Trung Quốc 40 bộ 30 bộ 0.75 Bộ sàng VN Nhật 30 bộ 25 0.83 Sung bật nẩy Việt Nam 10 cái 8 0.80 Khuôn đúc mẫu bêtông 15x15x15 Nhật 30 bộ 30 bộ 1.00 Một số thiết bị thí nghiệm khác Việt Nam Nguồn: Trung tâm phát triển xây dựng Chi phí máy móc thiết bị thi công trong công trình:Trong thời gian gần đây, chi phí này ngày càng được nâng cao một cách hợp lý. Điều này chứng tỏ, công ty đang dần áp dụng máy móc, thiết bị nhiều hơn trong quá trình thi công, giảm bớt lao động thủ công, nâng cao chất lượng công trình, nâng cao hệ số sử dụng máy móc và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Chi phí này được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 9: Cơ cấu các loại chi phí trong giá thành công trình Năm 2004 2005 2006 2007 Loại chi phí Tỷ lệ (%) giá trị (Tr.đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tr. Đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tr. Đ) Tỷ lệ (%) Giá trị (Tr. Tr.Đ) Chi phí nguyên vật liệu 73.6 100.314,3 74.5 120.044 74.2 147.160 73.8 180.168,7 Chi phí lao động 14.2 20.810,6 14.8 21.675,9 14.7 22.239,3 14.7 23.346,61 Chi phí máy móc thiết bị 12.2 18.302,1 10.7 20.225,1 11.1 21.282,7 11.5 22.699,73 Nguồn: Trung tâm phát triển xây dựng 2.2.4. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu Trong các công trình xây dựng thì chi phí nguyên vật liệu luôn chiếm tỷ lệ lớn trong chi phí , vì vậy công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu rất quan trọng. Thực tế cho thấy tình hình chi phí nguyên vật liệu đối với công trình của công ty có nhiều thay đổi. Tổng chi phí nguyên vật liệu bao gồm chi phí nguyên vật liệu mua trong nước và chi phí nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài. Chi phí nguyên vật liệu có thể được thấy trong bảng sau: Bảng 10: Chi phí nguyên vật liệu công trình qua các năm Năm Giá thành công tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10661.doc
Tài liệu liên quan