MỤC LỤC
Danh mục bảng và biểu đồ
Các ký tự việt tắt
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 4
1.1 DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 4
1.1.1 Khái niệm và các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam 4
1.1.2 Đặc điểm doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 6
1.1.3 Vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế quốc dân 7
1.2 THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 10
1.2.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp 10
1.2.1.1 Bản chất, sự ra đời và phát triển của thuế thu nhập doanh nghiệp 10
1.2.1.2 Mối quan hệ giữa thuế TNDN với các loại thuế khác 15
1.2.1.3 Thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 16
1.2.2 Quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 18
1.2.2.1 Quản lý thuế TNDN và nội dung của quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN 18
1.2.2.2 Sự cần thiết của quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CỤC THUẾ HÀ NỘI 36
2.1 KHÁI QUÁT SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở HÀ NỘI 36
2.1.1 Sự hình thành và phát triển các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 36
2.1.2 Những đặc điểm về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế Hà Nội 42
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CỤC THUẾ HÀ NỘI 43
2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Cục thuế Hà Nội 43
2.2.2 Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế Hà Nội 49
2.2.2.1 Số thu về thuế TNDN từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN 49
2.2.2.2 Sự thất thu thuế TNDN tại các doanh nghiệp có vốn ĐTNN 54
2.2.3 Phân tích nghi vấn về hiện tượng gian lân thuế TNDN tại một doanh nghiệp có vốn ĐTNN ở Hà Nội 60
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ TNDN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 62
2.3.1 Những thành tựu đạt được 62
2.3.2 Những hạn chế cần khắc phục 65
2.3.2.1 Hạn chế trong chính sách thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 65
2.3.2.2 Công tác quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn nhiều bất cập 67
2.3.2.3 Thanh tra thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài còn chưa hiệu quả 68
2.3.3 Nguyên nhân 69
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI 73
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 73
3.1.1 Xu hướng phát triển của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 73
3.1.2 Định hướng công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế Hà Nội 75
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 77
3.2.1 Hoàn thiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đổi mới quy trình quản lý thuế 77
3.2.2 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm 79
3.2.3 Đào tạo, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 80
3.3 ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT 82
3.3.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người nộp thuế 82
3.3.2 Kiện toàn lại bộ máy ngành thuế, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin 83
3.3.3 Thực hiện tốt Luật kế toán trong doanh nghiệp, đẩy mạnh việc thực hiện thanh toán giao dịch thông qua ngân hàng 85
3.3.4 Cải cách đồng bộ hệ thống chính sách quản lý kinh tế xã hội nước ta 86
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
98 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4233 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m 1987 đã tạo môi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam. Trong hơn 20 năm qua, Luật đầu tư nước ngoài đã 4 lần được sửa đổi vào các năm 1990, 1992, 1996, 2000 và năm 2006 được hợp nhất với Luật khuyến khích đầu tư trong nước thành Luật đầu tư. Cho đến nay chúng ta cũng đã xây dựng một khung pháp lý chung dựa trên Luật đầu tư điều chỉnh tất cả các loại hình doanh nghiệp trong cả nước không có sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Từ năm 1988 tính đến hết năm 2007, cả nước có 8.684 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 85,05 tỷ USD; vốn thực hiện (của các dự án còn hoạt động) đạt gần 30 tỷ USD. (Nếu tính cả các dự án đã hết hiệu lực thì tổng vốn thực hiện đạt hơn 43 tỷ USD). FDI vào Việt Nam đã đóng góp cho nền kinh tế rất lớn. Vốn FDI chiếm tỷ trọng 18% tổng vốn đầu tư xã hội, đóng góp 16,2% GDP, chiếm 19,78% kim ngạch xuất khẩu (chưa kể dầu thô) và 37% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước.
* Phân theo ngành: Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 67% về số dự án và 60% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ chiếm 22,3% về số dự án và 34,3% (tăng từ mức 30,7% đến hết năm 2006) về số vốn đầu tư đăng ký. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp.
* Phân theo hình thức đầu tư:- Hình thức 100% vốn nước ngoài chiếm 77,6% về số dự án và 61,6% về tổng vốn đăng ký; Liên doanh chiếm 18,8% về số dự án và 28,8% về tổng vốn đăng ký. Số còn còn lại đầu tư theo hình thức Hợp doanh, BOT, công ty cổ phần và công ty quản lý vốn.
* Phân theo nước: Đã có 82 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó các nước châu Á chiếm 66% tổng vốn đăng ký; các nước châu Âu chiếm 29% tổng vốn đăng ký; các nước châu Mỹ chiếm 4% vốn đăng ký. Riêng 4 nền kinh tế đứng đầu trong đầu tư vào Việt Nam theo thứ tự: Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan và Nhật Bản đã chiếm 55% tổng vốn đăng ký. Riêng Hàn Quốc đã có 1.837 dự án với tổng vốn đầu tư 13,5 tỉ USD. Tuy nhiên trong vài năm gần đây, lượng vốn đầu tư của các quốc gia Tây Âu và Bắc Mĩ cũng đã tăng lên nhanh chóng.
*Phân theo địa phương: Hiện nay đã có 52 tỉnh, thành phố của nước ta thu hút nguồn vốn ĐTNN. Các thành phố lớn, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi thuộc các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và phía Bắc vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút ĐTNN, trong đó 5 địa phương dẫn đầu :
(1) TP. Hồ Chí Minh chiếm 27,6% về số dự án và 20% tổng vốn đăng ký;
(2) Hà Nội chiếm 11,6% về số dự án; 14,9% tổng vốn đăng ký;
(3) Đồng Nai chiếm 10,5% về số dự án; 13,7% tổng vốn đăng ký;
(4) Bình Dương chiếm 18,2% về số dự án; 10,0% tổng vốn đăng ký;
(5) Bà Rịa –Vũng Tàu chiếm 1,8% về số dự án; 7,2% tổng vốn đăng ký;
Tình hình đầu tư nước ngoài năm 2007
Sau một năm gia nhập WTO, thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) của Việt Nam đã có những bước phát triển vượt. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong năm 2007 tiếp tục có bước đột phá về lượng và có sự chuyển biến mạnh mẽ về chất. Trong năm 2007 tổng vốn đăng ký đạt 21,3 tỷ USD vượt 1 tỷ USD so với báo cáo ban đầu (20,3 tỷ USD). Tổng vốn thực hiện đã đạt hơn 8 tỷ USD (trong đó dầu khí đạt 2,89 tỷ USD), vượt 4 tỷ USD so với báo cáo ban đầu (4,6 tỷ USD). Tính chung, thu hút FDI đạt 21,3 tỷ USD, tăng gần 70% so với năm 2006, gần bằng tổng mức đầu tư nước ngoài của 5 năm 2001-2005 và chiếm tới gần 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong 20 năm qua
* Theo ngành nghề: Trong năm 2007, vốn đầu tư đăng ký (cấp mới và tăng vốn) tiếp tục tập trung trong lĩnh vực công nghiệp, chiếm 54,9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ, chiếm 44,5%. Số còn lại thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp
* Theo đối tác đầu tư: Trong năm 2007 có 55 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc tiếp tục giữ vị trí đứng đầu với số vốn đăng ký (cấp mới và tăng vốn) 5,3 tỷ USD, chiếm 25,2% về tổng vốn đăng ký. British Virgin Islands đứng thứ 2, chiếm 20,6%; Singapore đứng thứ 3, chiếm 12,04%; Đài Loan đứng thứ 4, chiếm 11,6%; Nhật Bản đứng thứ 5, chiếm 6,4%; Malaysia đứng thứ 6, chiếm 5,5% ; Trung Quốc đứng thứ 7, chiếm 2,6% (cộng cả Hồng Kông sẽ chiếm 5,5%) và Hoa Kỳ (không tính các dự án đầu tư qua nước thứ 3) đứng thứ 8, chiếm 1,8%; Thái Lan đứng thứ 10 chiếm 1,3% tổng vốn đăng ký.
* Về cơ cấu vùng: Trừ dầu khí, trong năm 2007 cả nước có 56 địa phương thu hút được dự án ĐTNN, trong đó 10 địa phương dẫn đầu. Đó là: Hà Nội đứng đầu với số vốn đăng ký 2,5 tỷ USD, chiếm 11,8% tổng vốn đầu tư đăng ký; Đồng Nai đứng thứ 2, chiếm 11,3%; TP Hồ Chí Minh đứng thứ 3, chiếm 10,6% ; Bình Dương đứng thứ 4, chiếm 10,5% về tổng vốn đầu tư đăng ký; Phú Yên đứng thứ 5, chiếm 7,9%; Bà Rịa-Vũng Tàu đứng thứ 6, chiếm 5,2%; Vĩnh phúc đứng thứ 7, chiếm 4,9%; Đà Nẵng đứng thứ 8, chiếm 4,4%; Long An đứng thứ 9 chiếm 3,8% và Hậu Giang đứng thứ 10, chiếm 2,9%.
Vốn đăng ký trong thời gian qua tập trung chủ yếu vào kinh doanh bất động sản, bao gồm: xây dựng căn hộ, văn phòng, phát triển khu đô thị mới, kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (42% tổng vốn đầu tư nước ngoài trong khu vực dịch vụ), du lịch-khách sạn (24%), giao thông vận tải-bưu điện (18%). Trong số các ngành dịch vụ, lĩnh vực dịch vụ du lịch đang nổi lên là điểm sáng đáng chú ý của nền kinh tế Việt Nam với số lượng các dự án lớn đang tìm hiểu và xúc tiến đầu tư tăng mạnh. Chỉ tính riêng năm 2007, số liệu thống kê của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho thấy: ngành du lịch Việt Nam đã thu hút 47 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký lên đến trên 1,86 tỷ USD, tăng 19,57% so với năm 2006.
Một thành công nữa là Việt Nam đã thu hút được các tập đoàn lớn vào kinh doanh tại Việt Nam. Điều đó đã tạo ra uy thế cho Việt Nam cũng như giá trị sản phẩm trên trường quốc tế. Hiện có trên 110 các tập đoàn đa quốc gia (TNCs) trong danh sách 500 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới (do tạp chí uy tín Fortune 500 công bố) đã đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 11,09 tỉ USD, chiếm một tỉ trọng lớn, 20% tổng vốn FDI của cả nước.
Ba tháng đầu năm nay, tổng vốn FDI vào Việt Nam ước đạt 5,4 tỷ USD và vốn thực hiện đạt 1,6 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm ngoái. Mỹ đã thay thế Hàn Quốc trở thành nhà đầu tư số một vào Việt Nam trong thời điểm này.
Tình hình doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên dịa bàn Hà Nội
Hà Nội là một thành phố lớn, là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước, có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, thuộc các vùng kinh tế trọng điểm nên vẫn luôn là địa phương dẫn đầu thu hút ĐTNN. Đứng thứ 2 trong cả nước về thu hút vốn ĐTNN chiếm 11,6% về số dự án; 14,9% tổng vốn đăng ký. Trong đó có mặt đầy đủ cả 82 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào đa dạng các lĩnh vực.
Ước tính đến hết tháng 3/2008, Hà Nội thu hút được 72 dự án cả cấp mới và tăng vốn với tổng vốn đăng ký là 574,8 triệu USD. Trong đó:
- Dự án cấp mới là 67 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 542 triệu USD; trong đó có một số dự án đầu tư lớn là Công ty đầu tư xây dựng hạ tầng Khu công nghệ sinh học Hà Nội- 250 triệu USD (Irland), Công ty TNHH Khách sạn 5 sao Hoa Sen - 250 triệu USD (X2- Riviera/CSK); Công ty TNHH Honda Trading Việt nam với vốn đầu tư 5 triệu USD
- Dự án tăng vốn là 5 dự án với vốn đầu tư đăng ký là 32,8 triệu USD; trong đó có 3 dự án tăng vốn nhiều nhất là Công ty cổ phần Vina Power –tăng 15,6 triệu USD, Công ty bảo hiểm nhân thọ Prevoir Việt nam- tăng 13 triệu USD, Công ty TNHH dịch vụ xây dựng và phát triển phần mềm Okada Harmony- tăng 4 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước số dự án ước bằng 100% (72/72), còn số vốn đầu tư tăng gấp 2,6 lần (574,8/218,9).
Bảng 2.1 : Tổng vốn đăng ký kinh doanh mời và bổ sung của doanh nghiệp có vốn ĐTNN ( giai đoạn 2003 – 2007) trên địa bàn Hà Nội
Đơn vị : Triệu USD
Chỉ tiêu Năm
2005
2006
2007
Tổng vốn đăng ký mới
9.664
11.785
12.672
Đăng ký bổ sung
63
71
86
Nguồn : Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội
Bảng 2.2 : Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế trên địa bàn Hà Nội (2005 – 2007)
Đơn vị : Triệu USD, %
Khu vực kinh tế
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
Số vốn
Tỷ trọng
Số vốn
Tỷ trọng
Số vốn
Tỷ trọng
KT Nhà nước
32.010
59,1
38.287
56,3
41.173
51,8
KT ngoài quốc doanh
12.384
22,8
17.776
26,2
25.426
32,1
KT có vốn ĐTNN
9.727
18,1
11.856
17,5
12.758
16,1
Tổng số
54.121
100
67.919
100
79.357
100
Nguồn : Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội
2.1.2 Những đặc điểm về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế Hà Nội
Khác với các địa phương trên cả nước, quản lý thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng, Hà nội có những điểm riêng về tổ chức bộ máy và cơ chế chính sách quản lý thuế ở mỗi giai đoạn phát triển của nền kinh tế, cũng như ở từng giai đoạn của cải cách hệ thống thuế.
+ Ví dụ như trong giai đoạn thực hiện cơ chế TKN: trong khi cả nước còn thực hiện kê khai và nộp theo thông báo của cơ quan thuế thì Hà Nội đã bắt đầu tiến hành thực hiện doanh nghiệp tự khai, tự chịu trách nhiệm. Điều này cũng cho thấy vị trí cũng như vai trò của doanh nghiệp có vốn ĐTNN cũng như bộ máy cơ quan quản lý thuế ở Hà Nội đối với cả nước
- Địa bàn Hà Nội có đối tượng có vốn ĐTNN đa dạng, hoạt động đa ngành nghề, lĩnh vực chính vì vậy đặt ra yêu cầu quy định quản lý thuế cần rõ ràng, minh bạch, có sự phân loại và điều chỉnh cụ thể cho từng đối tượng những cũng phải mang tính bao quát, bọc lót nguồn thu. Hơn nữa do đặc thù các doanh nghiệp có quy lớn, đối tượng lại đa dạng vì vây quy trình quản lý thuế cần đơn giản, dễ thực hiện
- Đối tượng đa dạng, hoạt động kinh doanh đa dạng ngành nghề, lĩnh vực nhất thiết cần có số lượng lớn cán bộ quản lý, lực lượng này cần có chuyên môn tốt, am hiểu cả pháp luật Việt Nam và cả pháp luật quốc tế. Ví dụ như số cán bộ quản lý doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Cục thuế Hà Nôi hiện nay là 32 người trong khi tại Cục thuế Hà Tây số lượng này là 14 người... Một yếu tố không kém phần quan trọng là các cán bộ thuế phải thông thạo ngoại ngữ không chỉ tiếng Anh mà cần biết và sử dụng thêm những ngoại ngữ khác nữa để hoàn thành tốt được công việc của mình
- Hà Nội là thủ đô kinh tế chính trị văn hóa của cả nước chính vì vậy môi trường chính trị và quản lý hành chính cũng có những đặc thù riêng có so với các địa phương khác điều này gián tiếp ảnh hưởng tới yêu cầu quản lý thuế trên địa bàn. Vì vậy ngoài yêu cầu về quản lý nguồn thu về thuế Hà Nội còn phải đảm bảo yêu cầu về an ninh, chính trị, văn hóa, môi trường khắt khe hơn so với các địa phương khác trong cả nước.
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI CỤC THUẾ HÀ NỘI
2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại Cục thuế Hà Nội
Cơ cấu tổ chức của Cục thuế Hà Nội
Cục thuế thành phố Hà Nội được thành lập theo quyết định 314/TC-QĐ-TCCB ngày 21/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và quyết định 1683/QĐ/TCT ngày 14/1/2003 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế. Vị trí, chức năng của Cục thuế Hà Nội được quy định cụ thể tại quyết định số 49/2007/QĐ-BTC ngày 15 tháng 6 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Cục Thuế thành phố Hà Nội (sau đây gọi chung là Cục Thuế Hà Nội) là tổ chức trực thuộc Tổng cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của Ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) trên địa bàn thành phố Hà Nội theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh nhiệm vụ đảm bảo số thu cho ngân sách Nhà nước, Cục thuế Hà Nội còn phải thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác do Tổng cục thuế giao và đảm bảo thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo của Thành uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội
Cục thuế Hà Nội hiện nay có 1 Cục trưởng và 4 phó cục trưởng giúp Cục trưởng quản lý các công việc chuyên môn. Cục thuế Hà Nội có 17 phòng chức năng và 14 chi cục Thuế trực thuộc (Là các Chi cục thuế quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội). Các phòng chức năng tiếp quản lý và thực hiện những nhiệm vụ Cục trưởng giao cho.
Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng
Những năm trở lại đây nhất là từ khi Luật quản lý thuế ra đời, bộ máy quản lý thuế ở cơ quan thuế các cấp được cải cách theo hướng tổ chức tập trung theo các chức năng: tuyên truyền, hướng dẫn cơ sở kinh doanh; theo dõi, xử lý việc kê khai thuế; đôn đốc thu nợ và cưỡng chế thuế; kiểm tra, thanh tra thuế nhằm chuyên môn hoá, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng.
Trên cơ sở tổ chức bộ máy quản lý thuế theo chức năng, cơ quan thuế phân định rõ chức năng nhiệm vụ giữa các phòng, ban, bộ phận, giữa cấp trung ương và cấp địa phương, trong đó tăng cường vai trò của cấp trung ương trong việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, hướng dẫn giám sát và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch của các địa phương. Tương ứng với việc cải cách về bộ máy tổ chức, cán bộ thuế được đào tạo, có đủ kiến thức, năng lực để thực hiện kỹ năng quản lý thuế chuyên sâu (tính chuyên nghiệp cao) theo từng chức năng quản lý.
Theo Quyết định số 728/QĐ-TCT ngày 18 tháng 6 năm 2007 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế, cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế được quy định cụ thể như sau:
Phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách, pháp luật thuế, hỗ trợ người nộp thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý
Phòng Kê khai và Kế toán thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác đăng ký thuế, xử lý hồ sơ kê khai thuế, kế toán thuế, thống kê thuế trong phạm vi Cục Thuế quản lý.
Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức thực hiện công tác quản lý nợ thuế, đôn đốc thu tiền thuế nợ và cưỡng chế thu tiền thuế nợ, tiền phạt trong phạm vi quản lý
Phòng Kiểm tra thuế: Giúp Cục trưởng Cục Thuế kiểm tra, giám sát kê khai thuế; chịu trách nhiệm thực hiện dự toán thu đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý trực tiếp của Cục Thuế.
Phòng kiểm tra được chia làm 4 phòng kiểm tra phân theo đối tượng quản lý và lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp
Phòng kiểm tra 1 quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, dầu khí, bảo hiểm, ngoại giao trên địa bàn thủ đô.
Phòng kiểm tra 2 quản lý các doanh nghiệp thuộc khối ngành giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, hàng hải
Phòng kiểm tra 3 quản lý các doanh nghiệp hoạt động thương mại dịch vụ, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, xăng dầu
Phòng kiểm tra 4 quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
Phòng Thanh tra thuế: Giúp Cục trưởng Cục thuế triển khai thực hiện công tác thanh tra người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật thuế; giải quyết tố cáo về hành vi trốn lậu thuế, gian lận thuế liên quan đến người nộp thuế thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý
Ba phòng thanh tra có chức năng chung, nhiệm vụ công tác của mỗi phòng từng năm tuân theo sự phân công của Lãnh đạo cục và có sự luân phiên thay đổi theo từng năm
Phòng Tổng hợp – Nghiệp vụ - Dự toán: Giúp Cục trưởng Cục thuế trong việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ quản lý thuế, chính sách, pháp luật thuế; xây dựng và thực hiện dự toán thu ngân sách nhà nước thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý
Phòng Quản lý thuế thu nhập cá nhân: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức, chỉ đạo triển khai quản lý thuế thu nhập cá nhân đối với các cá nhân có thu nhập thuộc diện phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của pháp luật thuộc phạm vi Cục Thuế quản lý;
Phòng Kiểm tra nội bộ: Phòng kiểm tra nội bộ được thành lập để phù hợp với những quy định của luật Quản lý thuế. Có thể coi đây là phòng chức năng mới được thành lập, có chức năng giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện công tác kiểm tra việc tuân thủ pháp luật, tính liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế; giải quyết khiếu nại (bao gồm cả khiếu nại các quyết định xử lý về thuế của cơ quan thuế và khiếu nại liên quan trong nội bộ cơ quan thuế, công chức thuế), tố cáo liên quan đến việc chấp hành công vụ và bảo vệ sự liêm chính của cơ quan thuế, công chức thuế trong phạm vi quản lý của Cục trưởng Cục thuế.
Phòng Tin học: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức quản lý và vận hành hệ thống trang thiết bị tin học ngành thuế; triển khai các phần mềm ứng dụng tin học phục vụ công tác quản lý thuế và hỗ trợ hướng dẫn, đào tạo cán bộ thuế trong việc sử dụng ứng dụng tin học trong công tác quản lý.
Phòng Tổ chức cán bộ: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện về công tác tổ chức bộ máy, quản lý cán bộ, biên chế, tiền lương, đào tạo cán bộ và thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong nội bộ Cục thuế.
Phòng Quản trị - Tài vụ - Ấn chỉ: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện các công tác hành chính, văn thư, lưu trữ; công tác quản lý tài chính, quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, quản trị, quản lý và hướng dẫn các nghiệp vụ về ấn chỉ thuế trong toàn Cục thuế.
Phòng Hành chính - Lưu trữ: Giúp Cục trưởng Cục thuế tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện công tác hành chính, chương trình, kế hoạch công tác của Cục Thuế trong phạm vi toàn Cục Thuế.
Phòng Kiểm tra thuế số 1 – Phòng quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Phòng kiểm tra thuế số 1 tiền thân là Phòng Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay phòng Đầu tư nước ngoài được thành lập theo quyết định số 161 CT/TCCB ngày 17/07/1993 của Cục trưởng cục thuế Hà Nội. Phòng được thành lập trên cơ sở tách một bộ phận của phòng thuế các đơn vị kinh tế nông – lâm - thuỷ lợi, văn phòng xã và bổ sung thêm nhiều cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ từ các phòng khác sang. Phòng Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có chức năng nhiệm vụ tổ chức quản lý thu thuế đối với các đơn vị có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, dầu khí, bảo hiểm, ngoại giao trên địa bàn Thủ đô.
Trong những năm trước 1989, tại Việt Nam về cơ bản chưa có thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Chúng ta cũng chưa có Luật đầu tư nước ngoài, nên phòng kiểm tra 1 trước đây là 1 tổ thuế thuộc phòng Nông lâm. Cho đến năm 1993, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có sự phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Trước tình hình đó, phòng Quản lý doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (hay phòng Đầu tư nước ngoài) đã được thành lập. Từ đó cho tới này, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã trở thành thành phần kinh tế quan trong. Luật đầu tư đã có nhiều điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế. Thêm nữa sự ra đời của Luật quản lý thuế đã tạo ra một hành lang pháp lý mang tính minh bạch và đơn giản hơn.
Ngày 1/7/2007, Phòng đầu tư nước ngoài được tổ chức lại thành phòng Kiểm tra thuế số 1 cho phù hợp hơn với những quy định của Luật quản lý thuế và điều kiện thực tế.
Cơ cấu tổ chức của phòng kiểm tra 1
Phòng kiểm tra 1 có 1 trưởng phòng và 3 phó trưởng phòng
Hiện nay, số cán bộ thuế của phòng là 32 người trực tiếp quản lý các doanh nghiệp thuộc đối tượng quản lý của phòng. Đội ngũ cán bộ của phòng đa số là nhưng người trẻ, có năng lực và trình độ chuyên môn cũng như ngoại ngữ.
- Phòng trực tiếp quản lý tính đến 31/12/2007 là 1800 doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô; trong đó có 1480 doanh nghiệp và chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài. Các đối tượng quản lý của phòng ngành nghề kinh doanh đa dạng và mỗi đối tượng có nhiều sắc thuế. Năm 2006, phòng là đơn vị được chọn thực hiện thí điểm công tác tự khai tự nộp thuế.
Có thể thấy rằng việc áp dụng mô hình quản lý theo chức năng tại các đơn vị ngành thuế nói chung và tại Cục thuế Hà Nội nói riêng đã đem lại những thành quả đáng khích lệ. Thủ tục đã tiến tới đơn giản, nhanh chóng và thuận lợi hơn. NNT chủ động hơn trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế và tự ý thức được trách nhiệm của mình. Còn Cục thuế Hà Nội cũng từng bước được chuyên môn hóa, chuyên sâu hơn về chuyên môn, nghiệp vụ.
2.2.2 Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế Hà Nội
2.2.2.1 Số thu về thuế TNDN từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN
Để mở rộng và hợp tác kinh tế với nước ngoài, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước, Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích hoạt động đầu tư nước ngoài. Sau 20 năm Việt Nam thực hiện chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, tính đến nay đã cho thấy những kết quả đáng mừng
Hoạt động đầu tư nước ngoài cũng đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước: khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hiện chiếm 36,4% giá trị sản lượng công nghiệp (tương đương với khu vực doanh nghiệp Nhà nước). Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 100% lĩnh vực khai thác dầu thô, sản xuất ô tô, điện tử điện lạnh cao cấp; chiếm 60% sản lượng thép cán; 33% giá trị máy móc thiết bị điện, điện tử sản xuất hàng năm; 76% dụng cụ y tế chính xác; 55% sản lượng sợi các loại; 49% sản lượng da giày…
Ngoài việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá, mở rộng thị trường cho hàng hoá Việt Nam, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu và cải thiện cán cân thương mại… hoạt động đầu tư nước ngoài còn đóng góp khoảng 7% tổng thu Ngân sách Nhà nước hàng năm. Cùng với sự phát triển kinh tế đất nước và sự tăng trưởng của hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, tổng thu ngân sách nhà nước từ khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng đều hàng năm. Giai đoạn 2001-2005 khu vực doanh nghiệp ĐTNN đã nộp ngân sách hơn 3,6 tỷ USD, tăng gấp hơn 2 lần 5 năm trước. Năm 2006 con số trên đạt 1,4 tỷ USD, bằng cả 5 năm 1996-2000. Năm 2007, dự kiến thu ngân sách đạt 1,576 tỷ USD, tăng 7% so với năm trước.
Bảng 2.3: Số thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Cục thuế Hà Nội (2003 – 2007)
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
2006
2007
Số thu
Tỷ trọng (%)
Số thu
Tỷ trọng (%)
Số thu
Tỷ trọng (%)
Số thu
Tỷ
trọng (%)
Số thu
Tỷ trọng (%)
Thuế TNDN khối DN có vốn ĐTNN
407
5,6
846
9,2
1.139
11,9
795
8,1
1.276
10,6
Thuế TNDN toàn Cục thuế Hà Nội
7.280
100
9.207
100
9.595
100
9.885
100
12.105
100
Nguồn: Cục thuế Hà Nội
Nguồn: Cục thuế Hà Nội
Có thể thấy rằng so sánh tổng mức đầu tư vào khu vực ĐTNN với đầu tư vào các khu vực khác trên địa bàn Hà Nội thì kết quả số thu về thuế TNDN đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN chưa cao. Tỷ lệ này dao động và trung bình khoảng 8.5% so với số thu toàn Cục. Số thu này cao hơn so với số thu về thuế TNDN của khu vực DNNN do địa phương quản lý và DN ngoài quốc doanh nhưng so với khu vực DNNN do Trung ương quản lý thì mới bằng một phần mười. Tuy nhiên theo những thống kê về tổng vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế thì khu vực ĐTNN có số vốn đầu tư trung bình bằng một phần ba khu vực DNNN. Như vậy, có thể thấy số thu về thuế thu nhập doanh nghiệp của khu vực ĐTNN chưa thực sự tương xứng với vị trí của nó.
Bảng 2.4: Chênh lệch số thuế kê khai - số thực nộp - số kiểm tra thuế TNDN của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (2003 – 2007)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Số thu thuế TNDN của doanh nghiệp có vốn ĐTNN
Số kê khai
Số phát sinh thêm khi quyết toán
Tăng thu qua kiểm tra
2003
247.298
82.524
3.700
2004
334.519
64.725
12.518
2005
542.142
161.961
10.225
2006
508.286
94.286
16.915
2007
856.621
*
7.193
*: riêng năm 2007 số liệu này chưa được cập nhật hết
Nguồn: Cục thuế Hà Nội
Bảng 2.5: Lũy kế nợ thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (2005 – 2007)
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tại thời điểm
31/12/2005
31/12/2006
31/12/2007
- Nợ của ĐTNT giải thể, phá sản
4.933
5.078
5.620
- Nợ của ĐTNT bỏ trốn, mất tích
4.386
4.630
6.475
- Nợ chờ xử lý
47.411
36.644
42.481
Bao gồm:
+ Nợ đang khiếu nại
131
330
2317
+ Nợ chờ xử lý khác
6.779
2.493
3.068
+ Nợ sai sót
13.297
4.023
4.414
+ Nợ khó thu khác (*)
27.204
29.798
32.682
- Nợ khác
34.878
31.733
62.722
(*): Gồm cả nợ khó thu tài chính do tình hình tài chính gặp khó khăn
Nguồn: Cục thuế Hà Nội
Từ những số liệu thống kê có được ta thấy vẫn có sự chênh lệch tương đối lớn giữa số kê khai, số phát sinh phải nộp bổ sung khi quyết toán và số kiểm tra. Hơn thế nữa tỷ lệ nợ thuế cũng là một vấn đề đáng quan tâm tại đơn vị. Điều này cũng xuất phát từ ý thức của một bộ phận nhỏ NNT còn chưa ý thức được tính chủ động và trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện tự khai, tự nộp. Trong thời gian vừa qua, Cục thuế Hà Nội cũng đã tiến hành phân loại nợ, phân loại rủi ro trong tiến hành thanh kiểm tra, nhưng để giảm thiểu số nợ cần có nhiều biện pháp cụ thể hơn trong thời gian tới.
2.2.2.2 Sự thất thu thuế TNDN tại các doanh nghiệp có vốn ĐTNN
Thực tế cho thấy là trong thời gian qua mặc dù số vốn đầu tư vào các doanh nghiệp có vốn ĐTNN là không ngừng tăng lên xong tỷ lệ báo lỗ của các doanh nghiệp cũng ngày càng tăng. Theo số liệu quản lý của Tổng cục thuế, trên cơ sở tham khảo số liệu của Bộ kế hoạch và Đầu tư, trong trên 3000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang sản xuất kinh doanh ở Việt Nam, doanh nghiệp làm ăn có lãi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2634.doc