Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế chân mây – lăng cô từ ngân sách nhà nước

LỜI CAM ĐOAN . i

LỜI CÁM ƠN . ii

TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ . iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN. iv

MỤC LỤC.v

DANH MỤC BIỂU, BẢNG .x

DANH MỤC SƠ ĐỒ . vi

DANH MỤC ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỔ, HÌNH ẢNH. vi

PHẦN I. MỞ ĐẦU .1

1. Tính cấp thiết của đề tài .1

2. Mục tiêu nghiên cứu.2

2.1. Mục tiêu tổng quát .2

2.2. Mục tiêu cụ thể.2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.2

3.1. Đối tượng nghiên cứu.2

3.2. Phạm vi nghiên cứu.3

4. Phương pháp và nguồn số liệu nghiên cứu .3

4.1. Phương pháp thu thập số liệu.3

4.2. Phương pháp phân tích.3

5. Kết cấu của luận văn .4

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .5

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.5

1.1. TỔNG QUAN VỀ ĐẦU TƯ, VỐN VÀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY

DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.5

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản.5

1.1.1.1. Đầu tư và đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.5

1.1.1.2. Vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.7

1.1.1.3. Vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng từ ngân sách Nhà nước.8

 

pdf170 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế chân mây – lăng cô từ ngân sách nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiều lần điều chỉnh giá nhân công, ca máy và vật liệu có giá tăng đột biến làm tăng chi phí xây lắp. Mặc dù CĐT đã lựa chọn nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế có năng lực và quá trình triển khai thực hiện có đầy đủ hồ sơ như: nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát xây dựng,; hồ sơ thiết kế, dự toán xây dựng công trình được CĐT thẩm định và phê duyệt nhưng do chất lượng, thiết kế chưa cao dẫn đến phát sinh khối lượng. + Một số nhà thầu năng lực yếu cả về kinh nghiệm và năng lực tài chính nhưng đảm nhận nhiều gói thầu trong cùng thời điểm; không đáp ứng yêu cầu bố trí nhân lực, máy móc theo hồ sơ dự thầu dẫn đến tiến độ thi công chậm, chất lượng công trình không đảm bảo. Nhiều gói thầu đã thi công hoàn thành nhưng dự án vẫn không đưa vào khai thác do một hoặc hai gói thầu chậm tiến độ, chủ đầu tư và các cơ quan quản lý chưa có chế tài, biện pháp đủ mạnh để chấm dứt hợp đồng và thay thế nhà thầu có năng lực để thực hiện phần còn lại. Tỷ đồng ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 66 + Chủ đầu tư, BQLDA và các nhà thầu đã ký kết và thực hiện một số nội dung chưa tuân thủ quy định, cụ thể như: nhiều hợp đồng kéo dài thời gian thực hiện nhiều lần, thậm chí thời gian gia hạn dài hơn thời gian thực hiện được ký kết chính thức trong hợp đồng; không quy định rõ ràng nội dung và phạm vi điều chỉnh hợp đồng, đặc biệt về nội dung điều chỉnh khối lượng, đơn giá dẫn đến việc điều chỉnh giá hợp đồng chưa tuân thủ đúng quy định làm tăng giá trị thanh toán. + Trong công tác quản lý thi công xây dựng công trình: Chủ đầu tư, BQLDA thực hiện khá nghiêm túc, còn các nhà thầu thực hiện mang tính đối phó; nhiều nội dung không được các nhà thầu thực hiện nhưng chủ đầu tư, BQLDA chưa có biện pháp bắt buộc nhà thầu thực hiện, cụ thể như: không lập tiến độ thi công tổng thể và tiến độ thi công chi tiết, biện pháp đảm bảo chất lượng và an toàn lao động chưa đúng quy định; thiếu kiểm soát chất lượng vật liệu đưa vào thi công. - Thứ hai, chi phí đền bù GPMB tăng từ 83,93 tỷ đồng lên thành 160,42 tỷ đồng, tăng 76,49 tỷ đồng tương ứng tăng 91,1% so với chi phí được phê duyệt do: + Công tác xác định chi phí đền bù trong giai đoạn lập dự án chưa tiên lượng đầy đủ lượng khối lượng phải đền bù trong phạm vi mặt bằng thực hiện dự án. + Thời điểm áp giá đền bù ở giai đoạn lập, phê duyệt DAĐT khác với thời gian thực tế kiểm đếm, áp giá và phê duyệt chi phí đền bù (thường hơn 1 năm) dẫn đến chi phí đền bù khác nhau do đơn giá và chính sách đền bù thay đổi. + Vốn bố trí để thực hiện nói chung và chi trả tiền đền bù nói riêng rất hạn chế dẫn đến công tác chi trả được thực hiện nhiều lần, kéo dài trong nhiều năm, phải phê duyệt điều chỉnh giá trị đền bù phù hợp với đơn giá tại thời điểm chi trả. + Tình trạng kiểm đếm, xác định đối tượng và áp giá chưa sát với thực tế; ý thức chấp hành pháp luật của người dân khá hạn chế dẫn đến tình trạng khiếu nại, khiếu kiện ngày càng tăng làm chậm tiến độ GPMB. + Tình trạng xây dựng công trình, nhà ở trái phép, sử dụng đất sai mục đích, vi phạm quy hoạch xãy ra nhiều địa phương thiếu kiểm tra, quản lý của chính quyền địa phương gây khó khăn cho tác thẩm định nguồn gốc và đối tượng được đền bù, dẫn đến chậm phê duyệt chi phí để thực hiện chi trả. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 67 + Đội ngũ cán bộ làm công tác đền bù GPMB khá hạn chế cả về số lượng và trình độ, ít được tập huấn, học tập năng cao nghiệp vụ nên trong quá trình triển khai thực hiện gặp không ít khó khăn, lúng túng trong việc tiếp cận với quy định mới. - Thứ ba, các khoản chi phí khác như chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, QLDA, giám sát, tăng 60,34 tỷ đồng lên thành 90,12 tỷ đồng, tăng 29,75 tỷ đồng tương ứng tăng 49,3%. Các khoản chi phí này được xác định theo tỷ lệ % chi phí xây lắp là phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, đối với các khoản chi phí tư vấn như: khảo sát, thiết kế, thẩm tra, tăng lên, CĐT cần căn cứ vào hợp đồng tư vấn xây dựng và quy định của pháp luật về quản lý hợp đồng để xác định nội dung nhà thầu tư vấn chưa thực hiện đúng quy định về quản lý chất lượng công trình đối với những nội dung phải thay đổi hồ sơ thiết kế do lỗi của nhà thầu để xử phạt theo quy định. - Thứ tư, chi phí dự phòng tăng từ 68,00 tỷ đồng lên thành 83,83 tỷ đồng, tăng 15,83 tỷ đồng tương ứng tăng 23,3%. Chi phí này được xác định theo tỷ lệ % của chi phí xây lắp, chi phí đền bù GPMB và chi phí khác là phù hợp theo quy định. Tuy nhiên, cần kiểm soát và hạn chế tăng dự phòng phí khi điều chỉnh dự án nhằm hạn chế các Ban quản lý dự án sử dụng chi phí dự phòng không hợp lý. 2.2.3.4. Quản lý thanh toán vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Thanh toán VĐT xây dựng công trình từ NSNN được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính tại Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày 17/6/2011. Nội dung quản lý thanh toán bao gồm thanh toán tiền tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành. Sau khi nhận được thông báo kế hoạch vốn hàng năm hoặc quyết định phân bổ kế hoạch vốn năm, các BQLDA đăng ký cấp mã số dự án tại Sở Tài chính (đối với dự án mới) và mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước để làm các thủ tục tạm ứng, thanh toán vốn. Chủ đầu tư thanh toán VĐT cho các nhà thầu trên cơ sở kế hoạch vốn phân bổ cho từng dự án trong kế hoạch năm như sau: - Thanh toán tiền tạm ứng: Các hợp đồng tư vấn, thi công xây lắp sau khi được ký kết, nhà thầu được thanh toán tiền tạm ứng; mức tiền tạm ứng theo quy định và không vượt quá kế hoạch vốn hàng năm bố trí cho các gói thầu, dự án. Thực tế nhiều gói thầu mức tạm ứng chưa đạt mức tối thiểu theo quy định, nguyên nhân ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 68 do giá trị hợp đồng lớn nhưng vốn bố trí không đủ. Vốn tạm ứng được thu hồi qua các lần thanh toán khối lượng hoàn thành của hợp đồng, bắt đầu thu hồi từ lần thanh toán đầu tiên và thu hồi hết khi giá trị thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng; mức thu hồi từng lần được quy định cụ thể trong hợp đồng. - Thanh toán khối lượng hoàn thành: Việc thanh toán hợp đồng được thực hiện phù hợp với loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợp đồng. Số lần thanh toán, giai đoạn, thời điểm, thời hạn, hồ sơ và điều kiện thanh toán được quy định khá rõ trong hợp đồng. Tình hình giải ngân vốn so với kế hoạch trong giai đoạn 2008-2012 thể hiện qua Bảng 2.8. Các BQLDA thanh toán cho nhà thầu theo hình thức tạm ứng hợp đồng; thanh toán khối lượng hoàn thành theo từng giai đoạn. Công tác nghiệm thu thanh toán theo kế hoạch vốn phân bổ hàng năm được chia thành hai gian đoạn: sáu thàng và cuối năm. Thanh toán theo hình thức này có một số bất cập như một số dự án có giá trị khối lượng thi công hoàn thành khá lớn nhưng không được nghiệm thu thanh toán kịp thời dẫn tình tình trạng nhà thầu thiếu vốn để thi công giai đoạn tiếp theo. Qua Bảng 2.8 cho thấy, số dự án trong kế hoạch được thanh toán và công tác giải ngân VĐT được tăng lên, số dự án chậm thanh toán giảm dần so với kế hoạch thanh toán VĐT được phân bổ qua các năm. Năm 2008, là năm giải ngân chậm nhất và số lượng dự án không được thanh toán nhiều nhất, cụ thể: có 38 trong tổng số 42 dự án (chiếm 90,5%) được thanh toán VĐT, với giá trị giải ngân 76,13 tỷ đồng, đạt 89,6% kế hoạch vốn được phân bổ; trong đó, có 22 dự án (chiếm 52,4%) chậm thanh toán với giá trị 36,80 tỷ đồng (chiếm 43,3% kế hoạch vốn phải giải ngân). Năm 2012, là năm giải ngân tốt nhất, cụ thể: 100% dự án được thanh toán đạt giá trị 154,00 tỷ đồng, chiếm 100% kế hoạch vốn, không có dự án chậm giải ngân. Kết quả cho thấy tỷ lệ dự án, giá trị giải ngân qua các năm được tăng lên, đồng thời giá trị chậm giải ngân được giảm xuống rõ rệt là do các cấp, các ngành chỉ đạo quyết liệt trong công tác đầu tư như: giảm đầu tư dàn trãi, năm 2012 chỉ có 18 dự án được triển khai, giảm 24 dự án so với năm 2008 (giảm 57,1%), công tác nghiệm thu, thanh toán đã được quan tâm, tăng cường thực hiện. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 69 Bảng 2. 8: Tình hình thanh toán vốn đầu tư giai 2008-2012 Năm Chỉ tiêu Số dự án được thanh toán Vốn được thanh toán (tỷ đồng) Số dự án chậm thanh toán Vốn chậm thanh toán (tỷ đồng) 2008 KH 42 85,00 42 85,00 TH 38 76,13 22 36,80 TH/KH (%) 90,5 89,6 52,4 43,3 2009 KH 34 117,00 34 117,00 TH 31 111,00 11 13,32 TH/KH (%) 91,2 94,9 32,4 11,4 2010 KH 28 84,23 24 84,23 TH 24 81,05 10 42,51 TH/KH (%) 85,7 96,2 41,7 50,5 2011 KH 19 161,00 19 161,00 TH 18 158,63 3 20,22 TH/KH (%) 94,7 98,5 15,8 12,6 2012 KH 18 154,00 18 154,00 TH 18 154,00 0 0 TH/KH (%) 100,0 100,0 0 0 2012/2008 KH (+/-) -24 69,00 -24 69,00 KH (%) -57,1 81,2 -57,1 81,2 TH (+/-) -20 77,87 -22 -36,80 TH (%) -52,6 102,3 -100 -100 Bình quân KH (+/-) -6 17,25 -6 17,25 KH (%) -19,1 16,02 -19,1 16,02 TH (+/-) -5 19,47 -6 -9,20 TH (%) -17,0 19,26 -100 -100 (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo tình hình XDCB các năm 2008-2012 của KKT) ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 70 Nhìn chung, số dự án được thanh toán VĐT và giá trị thanh toán không hoàn thành theo kế hoạch được phân bổ trong thời kỳ khá lớn, điều này chứng tỏ công tác phân bổ kế hoạch vốn và công tác thanh toán VĐT chưa thật sự phù hợp. Nguyên nhân chủ yếu là một số dự án được phân bổ đầu năm nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đạt khối lượng phải điều chuyển vốn cho các dự án khác có tiến độ thực hiện vượt tiến độ. Giai đoạn này, công tác giải ngân chậm dẫn đến không giải ngân hoàn thành kế hoạch vốn được phân bổ hàng năm, phải chuyển nguồn cho kế hoạch năm sau, riêng năm 2012 hoàn thành công tác giải ngân vốn được phân bổ. Qua kiểm soát thanh toán, KBNN phát hiện một số tồn tại hạn chế như: hồ sơ pháp lý, CĐT (BQLDA) đề nghị thanh toán chưa phù hợp với nội dung hợp đồng, thời hạn hợp đồng đã kết thúc nhưng các bên chưa có phụ lục gia hạn hợp đồng dẫn đến một số trường hợp bị từ chối thanh toán hoặc chậm thanh toán. 2.2.3.5. Quyết toán vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng Theo quy định, công trình xây dựng hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng phải được quyết toán để xác định toàn bộ chi phí hợp pháp đã thực hiện trong quá trình đầu tư, xác định giá trị tài sản hình thành qua đầu tư để bàn giao cho đơn vị quản lý, sử dụng. Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành được thực hiện theo quy định về trách nhiệm, thẩm quyền trong công tác quản lý dự án hoàn thành và xử lý vi phạm chế độ quyết toán dự án hoàn thành tại Quyết định số 43/2011/QĐ-UBND ngày 19/12/2011 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (trước đây là Quyết định số 780/2008/QĐ-UBND ngyà 31/3/2008), các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Theo đó, Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô được phân cấp QTVĐT dự án nhóm B, C sử dụng vốn NSNN do Ban Quản lý KKT trực tiếp quyết định đầu tư. Tình hình lập hồ sơ và phê duyệt QTVĐT các năm 2008-2012 tại Bảng 2.9. Sau khi các dự án thực hiện hoàn thành, các đơn vị đã lập hồ sơ QTVĐT trình Phòng Kế hoạch – Tài chính thẩm tra, báo cáo lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế phê duyệt. Đối với các dự án quy hoạch chung xây dựng KKT, quy hoạch chi tiết 1/2000, Ban Quản lý Khu kinh tế tổ chức lập hồ sơ quyết toán trình Sở Tài chính ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 71 thẩm tra, phê duyệt. Thực tế, công tác QTVĐT dự án hoàn thành được CĐT, các BQLDA và các cơ quan chức năng quan tâm nhưng vẫn còn một sô tồn tại: Bảng 2. 9: Tình hình quyết toán vốn đầu tư các năm 2008-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 2009 2010 2011 2012 1. Số dự án đề nghị quyết toán 6 9 5 3 1 2. Số dự án được quyết toán 5 4 2 2 1 3. Giá trị dự toán 6,46 6,06 35,69 181,24 17,03 4. Giá trị đề nghị quyết toán 6,14 5,79 34,33 163,98 15,45 5. Giá trị quyết toán 6,11 5.80 34,35 163,75 15,40 6. Chênh lệch giá trị phê duyệt/đề nghị -0,03 0,01 0,02 -0,23 -0,05 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính KKT Chân Mây – Lăng Cô) - Công tác quyết toán còn chậm, thời kỳ nghiên cứu có 32 dự án hoàn thành và một số dự án đã hoàn thành những năm trước, nhưng chỉ có 24 (chiếm 75%) dự án hoàn thành được trình phê duyệt quyết toán, trong đó chỉ có 14 (chiếm 58,33%) dự án được phê duyệt quyết toán đúng tiến độ; tổng VĐT các dự án được quyết toán là 225,70 tỷ đồng, chiếm 38% vốn được bố trí. Qua QTVĐT, tổng giá trị đề nghị xuất toán, nộp NSNN 0,28 tỷ đồng (chiếm 0,12% tổng giá trị vốn được quyết toán). Nguyên nhân nhiều dự án chậm phê duyệt quyết toán là do hồ sơ, thủ tục của CĐT, BQLDA trình chưa đầy đủ theo quy định; một số dự án trong quá trình thẩm tra không có sự thống nhất giữa cơ quan thẩm tra với CĐT, BQLDA về khoản giảm giá trị quyết toán cần phải giải trình, bổ sung hồ sơ; số lượng cán bộ thực hiện công tác thẩm tra ít nhưng phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác, - Công tác thẩm tra báo cáo quyết toán đã phát hiện một số khoản thanh toán sai định mức, đơn giá không phù hợp với chế độ quy định trong các thời kỳ phải thu hồi của các nhà thầu. Nếu không thực hiện công tác kiểm toán hoặc chất lượng công tác quyết toán thấp sẽ gây thất thoát về vốn và tài sản của nhà nước. Đ ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 72 Qua Bảng 2.9 cho thấy, mặc dù số lượng hồ sơ trình phê duyệt quyết toán không nhiều, nhưng chỉ có năm 2012 phê duyệt quyết toán đúng tiến độ, các năm còn lại đều tồn đọng hồ sơ trình quyết toán là 10 dự án (chiếm 41,67%). Chênh lệch giữa giá trị phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền so với đề nghị phê duyệt của CĐT có xu hướng tăng: năm 2008 giá trị quyết toán giảm 30 triệu đồng (chiếm 0,42%), năm 2012 giá trị quyết toán giảm 50 triệu đồng (chiếm 0,31%), năm 2011 giảm nhiều nhất là 230 triệu đồng (chiếm 0,14%). Nguyên nhân giảm là do thanh toán khối lượng không đúng với thi công thực tế và hồ sơ hoàn công, sai đơn giá hoặc điều chỉnh đơn giá không đúng quy định, chứng tỏ công tác quản lý chưa tốt. 2.2.3.6. Nghiệm thu bàn giao đưa vào khai thác, sử dụng Thời kỳ nghiên cứu, trên địa bàn Khu kinh tế có 34 dự án triển khai thực hiện; trong đó, có 07 dự án quy hoạch và 27 dự án ĐTXD công trình, duy tu, sửa chữa công trình KCHT. Trong 27 dự án đầu tư xây dựng (có 08 dự án nhóm B, 19 dự án nhóm C) có 14 dự án chuyển tiếp và 13 dự án khởi công mới, theo Phụ lục 1. - Các dự án quy hoạch: Nhìn chung, các dự án đều thực hiện hoàn thành đúng tiến độ thực hiện được phê duyệt, làm cơ sở quan trọng cho việc ĐTXD công trình hạ tầng kỹ thuật và phục vụ các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án. - Các dự án đầu tư xây dựng: Theo quy định tại Nghị định số 83/2009/NĐ- CP của Chỉnh phủ, thời gian thực hiện dự án nhóm C không quá 3 năm, dự án nhóm B không quá 5 năm. Thực tế, có 12 dự án nhóm C trong tổng số 19 dự án hoàn thành đúng tiến độ (chiếm 63,16%) và 7 dự án còn lại (chiếm 36,84%) vượt tiến độ; trong 8 dự án nhóm B có 1 dự án đúng tiến độ ( chiếm 12,5%), 07 dự án không hoàn thành đúng tiến độ (chiếm 87,5%). Tuy nhiên, các dự án chậm tiến độ đều được người có thẩm quyền cho phép điều chỉnh tiến độ thực hiện. Nguyên nhân chủ yếu là do kế hoạch vốn bố trí cho các dự án hạn chế không đáp ứng nhu cầu triển khai thi công và công tác GPMB có nhiều vướng mắc dẫn đến chậm bàn giao mặt bằng cho các nhà thầu thi công, bên cạnh đó cũng có nguyên nhân do năng lực thi công của các nhà thầu yếu kém hoặc đảm nhận thi công nhiều gói thầu, nhiều công trình. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 73 Các công trình, dự án đã hoàn thành, nghiệm thu đưa vào khai thác sử dụng cơ bản có đầy đủ thủ tục theo quy định. Tuy nhiên, chỉ có một số dự án đưa vào khai thác đúng mục tiêu, hiệu quả, cụ thể như sau: Dự án đường nối QL1A - cảng Chân Mây phục vụ nhu cầu vận tải và khách du lịch rất lớn qua cảng Chân Mây; đường ven biển Cảnh Dương, đường ven sông Bù Lu phục vụ dự án Khu du lịch Laguna Lăng Cô; đường Tây cảng Chân Mây, đường trung tâm khu đô thị Chân Mây đưa vào khai thác sử dụng phục vụ kết nối giao thông giữa QL1A với các khu công nghiệp, khu đô thị tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai thực hiện dự án. Các dự án Khu tái định cư Lộc Tiến, Lộc Vĩnh, Lập An phục vụ tái định cư, ổn định cuộc sống cho các hộ dân trên địa bàn do GPMB để thực hiện dự án,... Một số dự án đưa vào khai thác sử dụng nhưng chưa đáp ứng mục tiêu, hiệu quả đặt ra ban đầu như: Đường dưới chân đồi Phú Gia, đường giữa khu phi thuế quan và khu đào tạo, đường giữa khu công nghiệp số 2 và số 3,... là do các dự án này phục vụ các dự án đầu tư vào khu công nghiệp nhưng hiện nay chưa có nhà đầu tư khu công nghiệp triển khai thực hiện nhưng phải bố trí vốn để duy tu, sửa chữa. Nhìn chung, công tác nghiệm thu, đưa dự án vào khai thác sử dụng có đầy đủ thủ tục, nhiều công trình đã khai thác sử dụng đúng mục đích, khai thác có hiệu quả; công tác bảo hành của các nhà thầu được thực hiện theo đúng quy định, công tác duy tu, bảo dưỡng được quan tâm thực hiện. Bên cạnh đó còn một số hạn chế như một số dự án chậm đưa vào khai thác sử dụng. 2.2.4. Thực trạng công tác giám sát, đánh giá đầu tư; thanh tra, kiểm toán 2.2.4.1. Về công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư Công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư xây dựng KCHT Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô từ NSNN được thực hiện thường xuyên theo chương trình, kế hoạch hàng năm của các cơ quan chức năng (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô và các BQLDA) theo quy định của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Nghị định số 113/2009/NĐ-CP ngày 15/12/2009 về giám sát và đánh giá đầu tư, Thông tư số 13/2010/TT-BKH ngày 02/6/2010 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 74 - Trước thời điểm Nghị định số 113/2009/NĐ-CP có hiệu lực, công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư ít được các cơ quan chức năng quan tâm thực hiện, nếu có cũng mang hình thức chưa mang lại kết quả. Thời điểm này, các cơ quan chủ yếu thực hiện báo cáo về tình hình triển khai thực hiện các dự án theo định kỳ hàng quý, 6 tháng và báo cáo năm hoặc báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan. - Sau thời điểm Nghị định số 113/2009/NĐ-CP có hiệu lực, công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá đầu tư được các cơ quan quan tâm thực hiện cơ bản đúng quy định. Các cuộc kiểm tra, giám sát tuân theo mục đích và nội dung hoặc chuyên đề tại Ban Quản lý Khu kinh tế, kết hợp kiểm tra kết quả thực hiện tại hiện trường. Giai đoạn này, các BQLDA đã chủ động theo dõi tình hình thực hiện dự án, kịp thời cập nhật và xử lý những thông tin trong thẩm quyền làm hoặc đề xuất Ban Quản lý Khu kinh tế xử lý theo quy định. Ban Quản lý Khu kinh tế thực hiện chức năng của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư về các nội dung theo dõi dự án đầu tư, đánh giá đầu tư; tổng hợp báo cáo gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư theo quy định. Hàng năm, trước mỗi kỳ họp Ban kinh tế ngân sách HĐND tỉnh thường xuyên thực hiện công tác kiểm tra, giám sát định kỳ tình hình thực hiện công tác quản lý và sử dụng vốn NSNN. Công tác giám sát của HĐND tỉnh mang tính vĩ mô, góp ý vào điều hành NSNN, quan tâm đến các mục tiêu lớn thông qua thực hiện giải ngân, tiến độ các dự án, nhu cầu vốn. Qua quá trình kiểm tra, giám sát và đánh giá nhiều vướng mắc đã được tháo gỡ, xử lý, cụ thể như: Tháo gỡ những vướng mắc trong công tác GPMB để đẩy nhanh tiến độ dự án; giải quyết các vướng mắc về nhu cầu vật liệu xây dựng thông qua việc cấp phép khai thác các mỏ đất, mỏ đá; điều chỉnh quy mô một số dự án phù hợp với quy hoạch và nhu cầu sử dụng. Nhìn chung, các đợt kiểm tra, giám sát gần đây chủ yếu về nội dung kiểm tra, thanh tra, giám sát quá trình quản lý sử dụng vốn của CĐT; ít quan tâm đến nhu cầu vốn để thực hiện các dự án. 2.2.4.2. Công tác thanh tra, kiểm toán Giai đoạn 2008 - 2012, các cơ quan chức năng đã thực hiện 03 đợt thanh tra và 02 đợt kiểm toán; ngoài ra một số dự án có quy mô lớn được tiến hành kiểm toán ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 75 độc lập (thuê tư vấn kiểm toán) trước khi quyết toán dự án hoàn thành. Tình hình thực hiện thanh tra, kiểm toán theo Bảng 2.10 như sau: Về công tác thanh tra: Giai đoạn 2008 - 2012, các cơ quan thanh tra đã thực hiện 03 đợt thanh tra tại Ban Quản lý Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô như sau: - Năm 2011, Thanh tra Bộ Xây dựng đã thực hiện thanh tra công tác quy hoạch xây dựng 01 dự án, kết quả cho thấy còn một số tồn tại như: đồ án quy hoạch thiếu một số bản vẽ thiết kế, nội dung bản vẽ thể hiện không đầy đủ nội dung quy định; Thanh tra kiến nghị bổ sung đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định, giảm trừ quyết toán và xuất toán nộp vào NSNN với số tiền 9 triệu đồng (giảm 8,3% so với giá trị thanh toán). Đến nay, một số nội dung kết luận đã được thực hiện, riêng nội dung giảm trừ quyết toán và xuất toán nộp vào NSNN với số tiền 9 triệu đồng nhưng chưa được các đơn vị thực hiện theo nội dung kiến nghị. Bảng 2. 10: Kết quả thanh tra, kiểm toán các dự án giai đoạn 2008-2012 Công tác Giá trị thực hiện (tỷ đồng) Giá trị sau thanh tra/kiểm toán (tỷ đồng) So sánh Giá trị +/- (tỷ đồng) % I. Thanh tra 161,09 160,78 -0,31 -0,19 1. Năm 2009 1,08 0,99 -0,09 -8,3 2. Năm 2012 33,24 33,11 -0,13 -0,4 3. Năm 2013 126,77 126,68 -0,09 -0,1 II. Kiểm toán 336,00 332,46 -3.54 -1,38 1. Năm 2009 199,52 196,30 -3,22 -1,61 2. Năm 2012 136,48 136,16 -0,32 -0,23 (Nguồn: Tổng hợp từ Kết luận thanh tra, báo cáo kiểm toán giai đoạn 2008-2012) - Năm 2012, Thanh tra Sở Xây dựng tiến hành thanh tra dự án xây dựng Khu tái định cư Lộc Vĩnh - giai đoạn 1, kết quả Thanh tra cho thấy chủ đầu tư, Ban quản lý dự án cơ bản chấp hành quy định của pháp luật về lựa chọn nhà thầu, quản lý đầu tư xây dựng nhưng vẫn còn một số tồn tại như sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 76 + Chưa chấp hành đúng quy định pháp luật về đấu thầu: một số thành viên tổ chuyên gia đấu thầu không có chứng chỉ đấu thầu theo quy định; chỉ huy trưởng công trình giữa hồ sơ dự thầu và thực hiện thi công không phù hợp, không có năng lực chuyên ngành theo quy định; công tác thẩm định hồ sơ thiết kế, dự toán chưa chính xác dẫn đến sự sai khác giữa hồ sơ thiết kế và thực tế thi công; điều kiện năng lực của cán bộ giám sát thi công không phù hợp theo quy định; hồ sơ nghiệm thu không đúng với thực tế thi công; công tác lập hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành chậm so với thời gian quy định. + Thanh tra kiến nghị chủ đầu tư, Ban quản lý dự án và các đơn vị liên quan chấn chỉnh sai sót, khắc phục những hạn chế nêu trên; đồng thời xử lý thu hồi số tiền 130 triệu đồng (giảm 0,4% giá trị dự toán). - Năm 2013, Thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiến hành thanh tra 04 dự án, kết quả đánh giá về trình tự thủ tục đầu tư khá tốt các quy định của pháp luật, hồ sơ pháp lý các dự án tương đối đầy đủ nhưng còn tồn tại một số vấn đề như: + Hầu hết dự án đều thực hiện kéo dài so với thời gian phê duyệt ban đầu và phải điều chỉnh dự án nhiều lần. Hồ sơ nghiệm thu, thanh quyết toán của 03/04 dự án (tương ứng 75%) thực hiện chưa đúng so với thực tế thi công và hồ sơ hoàn công. Giá trị nghiệm thu, thanh toán vượt so với thực tế 90 triệu đồng, tương ứng 0,07% giá trị các dự án được kiểm tra. Nguyên nhân chủ yếu do tính toán khối lượng chưa đúng, một số hạng mục không thi công nhưng đã thanh toán, + Thanh tra kiến nghị các đơn vị có liên quan khắc phục những sai sót, thu hồi số tiền chênh lệch đã thanh toán cho các nhà thầu. Về công tác kiểm toán: Kiểm toán nhà nước khu vực II thuộc Kiểm toán Nhà nước đã thực hiện kiểm toán việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư xây dựng từ NSNN của 04 dự án năm 2009 và 03 dự án năm 2012, kết quả như sau: - Chấp hành quy định của pháp luật về quản lý dự án ĐTXD công trình; chế độ tài chính kế toán: CĐT, BQLDA đã cơ bản chấp hành đúng quy định của Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn một số tồn tại, hạn chế như sau: ĐA ̣I H ỌC KI NH TÊ ́ HU Ế 77 + Quá trình lập dự án chưa thực hiện đầy đủ các bước theo quy định. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật còn sai sót trong khâu thiết kế, tính toán kết cấu của một số hạng mục công trình; dự toán còn sai sót trong việc áp dụng đơn giá, chế độ lập dự toán. + Hồ sơ trúng thầu chưa đáp ứng một số yêu cầu của hồ sơ mời thầu; công tác thi công của các nhà thầu xây lắp cơ bản đảm bảo nhưng một số nội dung công việc chưa tuân thủ đầy đủ quy trình thi công và nghiệm thu theo quy định. + Công tác GPMB chậm, phải thực hiện nhiều lần, nhiều gian đoạn. Tiến độ thực hiện một số dự án chậm so với tiến độ được duyệt, dẫn đến gia giạn thời gian thực hiện hợp đồng nhiều lần. Tình trạng nợ đọng có xãy ra, nguyên nhân chủ yếu do các hợp đồng đã thực hiện hoàn thành nhưng không được bố trí kế hoạch vốn. - Chủ đầu tư, BQLDA cơ bản chấp hành chế độ tài chính, kế toán hiện hành và các quy định của pháp luật khác; Kiểm toán kiến nghị giảm trừ chi phí thực hiện: + Năm 2009, Kiểm toán kiến nghị giảm trừ chi phí các hợp đồng là 645 triệu đồng, giảm 0,32% giá trị được kiểm toán; giảm giá trị dự toán và giá trị gói thầu được duyệt là 29 triệu đồng, giảm 0,01% giá trị được kiểm toán; giảm chi phí dự phòng 2.546 triệu đồng, giảm 1,28% giá trị được kiểm toán. Như vậy, qua kết quả kiểm toán tiết kiệm c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_cong_tac_quan_ly_von_dau_tu_xay_dung_ket_cau_ha_tang_khu_kinh_te_chan_may_lang_co_tu_ngan.pdf
Tài liệu liên quan