MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Nhận xét của Giáo viên hướng dẫn
Nhận xét của Đơn vị thực tập
Lời cam đoan
Lời mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nội dung nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Kết cấu đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC 4
1.1. KHÁI NIỆM VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC 5
1.1.1. Khái niệm 5
1.1.2. Vai trò Quản lý nguồn nhân lực 5
1.1.3. Chức năng 6
1.2. HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC 6
1.2.1. Hoạch định nhân sự 6
1.2.1.1. Khái niệm hoạch định 6
1.2.1.2. Tiến trình hoạch định nhân sự 7
1.2.1.3. Tầm quan trọng của vấn đề quản trị nhân sự 9
1.2.2. Phân tích công việc 9
1.2.2.1. Khái niệm về phân tích 9
1.2.2.2. Nội dung phân tích công việc 9
1.2.3. Quá trình tuyển dụng 10
1.2.3.1. Khái niệm tuyển dụng 10
1.2.3.2. Nguồn tuyển dụng 10
1.2.3.3. Hình thức tuyển dụng 13
1.2.4. Sử dụng nguồn nhân lực 14
1.2.5. Lương bổng và đãi ngộ 14
1.2.5.1. Thiết lập và quản trị hệ thống lương bổng 14
1.2.5.2. Phúc lợi và chế độ đãi ngộ 18
1.2.6. Đào tạo và phát triển nhân lực: 21
1.2.6.1. Khái niệm 21
1.2.6.2. Các hình thức đào tạo: 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ QUÁ TRÌNH NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG SÔNG MIỀN NAM (SOWATCO) 23
2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG SÔNG MIỀN NAM (SOWATCO) 24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tổng Công ty 25
2.1.2. Chức năng và dịch vụ Tổng công ty 26
2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty 27
2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SOWATCO 27
2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng, Ban Tổng công ty 28
2.2. QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY 32
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGUỒN NHÂN LỰC 41
2.3.1. Hoạch định nguồn nhân lực 41
2.3.2. Hình thức tuyển dụng 44
2.3.3. Tiêu chuẩn tuyển dụng 44
2.4. VIỆC TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG 47
2.4.1. Tiền lương 47
2.4.2. Nguồn hình thành và phương pháp sử dụng quỹ lương 48
2.4.3. Sử dụng quỹ lương: 48
2.4.4. Hình thức trả lương 49
2.4.4.1. Lương theo thời gian 49
2.4.4.2. Lương khoán theo sản lượng 54
2.4.5. Thời hạn trả lương 56
2.4.6. Tiền thưởng 56
2.5. CÁC CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH KHÁC 57
2.5.1. Đối với nhân viên đang công tác 57
2.5.2. Đối với nhân viên nghỉ hưu 58
2.6. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN 62
2.6.1. Mục đích đào tạo 62
2.6.2. Lập kế hoạch đào tạo 62
2.6.3. Đánh giá hiệu quả đào tạo 64
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG SÔNG MIỀN NAM (SOWATCO) 65
3.1. NÂNG CAO VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 66
3.1.1. Cải tiến việc tuyển dụng , tuyển chọn nhân viên 68
3.1.1.1. Dự báo nguồn lao động 68
3.1.1.2. Nâng cao khả năng xem xét hồ sơ 68
3.1.1.3. Cải thiện quá trình thi tuyển 68
3.1.1.4. Hoàn thiện quá trình phỏng vấn 69
3.1.1.5. Hoàn thiện bản mô tả công việc 69
3.1.1.6. Cải thiện chất lượng và hình thức quảng cáo 69
3.1.2. Tuyển người thông qua giới thiệu 70
3.2. LƯƠNG THƯỞNG VÀ CHÍNH SÁCH 71
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
84 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6193 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Tổng Công ty Cổ phần Đường sông Miền Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uchia
Vận chuyển lúa mì
9
Cảng Container Quốc tế (VICT)
Bốc xếp, vận chuyển container
10
Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên
Bốc xếp, vận chuyển clinker
11
Công ty lương thực Vĩnh Long
Bốc xếp, vận chuyển gạo xuất khẩu
Ï12
Công ty Thép Pomina
Bốc xếp, vận chuyển thép
13
Công ty TNHH APL – Nol Việt Nam
Bốc xếp, vận chuyển container
14
Công ty Honda VN
Dầu nhờn, nón bảo hiểm
(Nguồn: Phòng KHTH Sowatco)
SOWATCO có những khách hàng truyền thống và sản lượng ổn định: khách hàng trong ngành vận tải đường thủy hiện nay của SOWATCO chủ yếu là các công ty lương thực, xi măng, sắt thép, vật liệu xây dựng … Và tập trung ở các khách hàng là các doanh nghiệp nhà nước như : Tổng công ty lương thực Miền Nam, Lương thực Tiền Giang, Lương thực Vĩnh Long, Lương thực Long An, Thép Miền Nam, Thép POMINA, Thép Tây Đô, COTEC, Xi măng Hà Tiên… Đây là những khách hàng có nhu cầu vận chuyển với khối lượng lớn.
Khách hàng của SOWACTO bao gồm :
Các chủ cảng, như: Cảng VICT, Cảng Đồng nai, Gemadep
Các hãng tàu
Các nhà sản xuất/các nhà xuất nhậâp khẩu khách hàng cuối cùng ), như Công ty Xi măng Hà Tiên 1, Công ty Vận tải Xăng Dầu – Chi nhánh Hà Nội, Công ty Xuất nhập khẩu An Giang, Liên doanh Xi măng Bình Điền
Bảng 2.6. Danh sách năm khách hàng lớn của SOWATCO
Năm khách hàng lớn của SOWATCO
Tỷ trọng trên tổng doanh thu năm 2008
Loại dịch vụ
1. Liên doanh xi măng Bình Điền
12%
Vận tải + bốc xếp
2. Công ty đầu tư & thương mại DIC
40%
Vận tải + bốc xếp
3. Vina Food 1
10%
Bốc xếp + dịch vụ cảng
4. Cảng container Quốc tế (VICT)
12%
Bốc xếp + Dịch vụ VT container
5. Công ty lương thực Vĩnh Long
10%
Bốc xếp + dịch vụ cảng
(Nguồn: Phòng KTTH của Sowatco)
Những yếu tố quyết định thành công của SOWATCO trong việc phát triển khách hàng là duy trì mối quan hệ lâu dài với các khách hàng, đảm bảo sự an toàn và đầy đủ của hàng hóa được vận chuyển (tránh mất mát trong quá trình bốc xếp).
Thị trường vận tải khu vực phía Nam và đi tuyến Campuchia SOWATCO được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu. Đặc biệt là vận chuyển container bằng đường thủy nội địa với thị phần chiếm 50% khu vực đồng bằng Sông Cửu Long và vận tải loại hàng có khối lượng lớn với đa dạng loại hình vận chuyển giá thấp (bằng tàu kéo)
Hiện nay, ngành vận tải đường thủy nội địa ở Việt Nam có sự cạnh tranh rất gay gắt do các rào cản tham gia vào thị trường này thấâp. Các đối thủ cạnh tranh không có sự khác biệt nhiều về công nghệ, dịch vụ nên đã cạnh tranh gay gắt về giá, đặc biệt là các doanh nghiệp vận tải tư nhân.
Bảng 2.7. Danh sách đối thủ cạnh tranh chính hiện nay của SOWATCO
Tên đối thủ cạnh tranh
Những lĩnh vực cạnh tranh với SOWATCO
1. Công ty cổ phần vận tải Hà Tiên
Xi măng và clinker phục vụ nhu cầu bản thân công ty. Xà lan rỗi (sau khi giao hàng) được dùng để kết hợp vận chuyển hàng hóa khác trên đường về.
2. Công ty vận tải Đức Hạnh
Hai công ty tư nhân này chỉ cạnh tranh với SOWATCO về giá vì họ tập trung vào thị trường
3. Công ty vận tải Sông Đào
Vận tải hàng hóa có khối lượng nhỏ.
4. Công ty vận tải xăng dầu (VPTC)
Vận tải Container, cạnh tranh với SOWATCO về khách hàng (Gemadept). Gemadept và VPTC là các công ty con của Tổng công ty Hàng Hải Việt Nam, do đó VPTC nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn từ khách hàng này (60%) trong khi SOWATCO chỉ nhận được 20%
(Nguồn: Phòng KHTH Sowatco)
Thế mạnh của khách hàng trong đàm phán
Một điều dễ thấy là SOWATCO đang chịu áp lực từ phía khách hàng đối với việc giảm giá cước, vì khách hàng đang có vị thế cao hơn trong đàm phán do có nhiều lựa chọn khác nhau về dịch vụ vận tải và các nhà cung cấp tư nhân. Điều này làm tăng mức độ cạnh trên thị trường.
Những thuận lợi và khó khăn:
Uy tín SOWATCO tạo được qua nhiều năm phát triển, được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ hàng đầu và uy tín này còn được ghi nhận bằng giải thưởng: Giải Sao Vàng Đất Việt Năm 2006, đã ghi nhận thành quả nỗ lực của lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên của Tổng công ty.
Các mặt làm được:
Về loại hình vận tải và dịch vụ vận tải :
Nhìn chung loại hình vận tải (bao gồm vận tải hàng rời, container và dịch vụ Lai Dắt tàu biển) vẫn đảm bảo đủ nguồn hàng trong 09 tháng đầu năm. Tuy nhiên, đến Quý 04/2008 hầu hết các loại hình đều sụt giảm do ảnh hưởng kinh tế chung. Ngoài ra, chi phí sửa chữa phương tiện thủy trong năm 2008 của Công ty mẹ là 4,0 tỉ đồng cũng đã làm giảm hiệu quả kinh doanh của loại hình này.
Với loại hình dịch vụ Đại lý hàng hải, Công ty mẹ đã thực hiện được 14 chuyến với doanh thu 140 triệu đồng, tạo được uy tín với một số hãng tàu lớn và có hiệu quả.
Với công ty Cổ phần Dịch vụ Tổng hợp Đường thủy miền Nam là đơn vị kinh doanh cùng ngành nghề Công ty mẹ, trong năm 2008 đã đạt được kết quả nhất định nhờ tiến hành những biện pháp mạnh trong công tác quản lý, cũng như kinh doanh nên trong 06 tháng đầu năm 2008 đơn vị đã hoàn thành mức chỉ tiêu lợi nhuận theo kế hoạch.
Về loại hình bốc xếp, khai thác Cảng và dịch vụ kho – bãi :
Sản lượng bốc xếp hàng hóa trong năm 2008:
Tấn thông qua : 1.682.000 TTQ tăng 21,7% kế hoạch năm
Tấn bốc xếp : 3.337.000 TBX tăng 13,1% kế hoạch năm
Với mặt hàng bốc xếp gạo trong năm, nhờ sự phối hợp tốt giữa các Phòng Thương vụ Vận tải, Phòng Lai Dắt – Vận chuyển container và hỗ trợ tích cực từ Bến Phao nên đã có lúc triển khai bốc xếp 11 – 12 tàu gạo cùng lúc, đảm bảo an toàn và rất có hiệu quả. Sản lượng bốc xếp gạo xuất khẩu trong năm đạt 1.1760.000 tấn / 4.500.000 tấn tăng 47% kế hoạch năm và chiếm 26% tổng sản lượng gạo xuất khẩu cả nước.
Cảng Long Bình hiện nay được khai thác vượt công suất giai đoạn 1. Sản lượng trong năm đạt 870.000 tấn tăng 47,4% kế hoạch năm và tăng 15% so với công suất thiết kế giai đoạn 1.
Khu Kho Tiếp Vận SOWATCO tại Phường Long Bình, Quận 9 vẫn đang được tiếp tục liên kết khai thác với SOTRANS. Doanh thu trong năm đạt 585 triệu đồng.
Về lĩnh vực kinh doanh – mua bán:
Việc quản lý kinh doanh và phân phối dầu nhờn đã được chấn chỉnh và dần đi vào nề nếp. Sản lượng kinh doanh dầu nhờn trong năm đạt 6.034.427 lít tăng 30% kế hoạch năm và tiếp tục kinh doanh ổn định, có hiệu quả.
Loại hình mua bán clinker trong năm là 281.665 tấn đạt 96% kế hoạch năm, Công ty mẹ gặp nhiều khó khăn trong lĩnh vực này do sự biến động của tỉ giá ngoại tệ, tuy nhiên khó khăn đã được khắc phục và dần ổn định.
Về lĩnh vực xuất khẩu lao động :
Ngoài các thị trường xuất khẩu lao động truyền thống Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc đã chính thức đóng cửa và giảm sút, Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động và Dịch vụ Vận tải thủy miền Nam đã bắt đầu mở thêm một số thị trường mới Trung Đông, Nhật, Sec và Australia,….
Trong năm đã đưa đi được 400 người, trong đó:
Công ty Cổ phần Xuất khẩu Lao động và Dịch vụ Vận tải thủy miền Nam: 66 người bằng 18% kế hoạch năm.
Trung tâm Xuất khẩu Lao động tại Hà Nội thuộc công ty Mẹ: 334 người tăng 56,4% kế hoạch năm.
Về lĩnh vực xây dựng và tư vấn thiết kế :
Ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn do tình hình biến động vật tư và việc chậm điều chỉnh bù giá của các Chủ đầu tư. Tuy vậy, Công ty Cổ phần xây lắp công trình đã cố gắng phấn đấu hoàn thành xuất sắc các mức chỉ tiêu kế hoạch năm 2008.
Đối với Công ty Cổ phần xây dựng Công trình và Thương mại 747, năm 2008 là một năm khó khăn do thiên tai – lũ lụt tại khu vực Bắc miền Trung, nên tiến độ thi công hầu hết các công trình chậm trễ và ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh.
Với lĩnh vực tư vấn thiết kế hiện nay rất cạnh tranh, nguồn vốn tại Công ty Cổ phần Dịch vụ Xây dựng và Cơ khí Đường thủy miền Nam thiếu hụt và quan trọng là nguồn nhân lực kỹ thuật đang cạn dần. Tuy nhiên đơn vị cũng đã hoàn thành kế hoạch trong năm 2008.
Về lĩnh vực cơ khí đóng mới và sửa chữa phương tiện thủy:
Giá tole sắt thép biến động tăng, các hợp đồng cho thuê trên mặt bằng hiện hữu tại Công ty Cổ phần Đóng mới và Sửa chữa phương tiện thủy Cần Thơ chấm dứt từ 01/7/2008 và việc thu hồi đất của Bộ Công An đã ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh Công ty. Tuy nhiên, với sự nỗ lực và có thuận lợi về thị phần tại khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long nên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kế hoạch kinh doanh năm 2008, chủ yếu là chỉ tiêu lợi nhuận.
Với Nhà máy SOWATCO Shipyard, sau khi Công ty mẹ có các biện pháp sắp xếp mạnh mẽ để chấn chỉnh, công tác quản lý đã tốt hơn và có sự biến chuyển rõ rệt trong 06 tháng cuối năm. Bước đầu Nhà máy đã có những thay đổi rõ rệt đáng ghi nhận trong quản lý điều hành sản xuất và cải tiến kỹ thuật đáp ứng yêu cầu sản xuất trong và ngoài Tổng Công ty. Trong năm, Nhà máy SOWATCO Shipyard đã đạt được:
Giá trị tổng sản lượng: 9 tỉ đồng, trong đó nội bộ 4 tỉ đồng và ngoài Tổng Công ty 5 tỉ đồng.
Doanh thu: 14,7 tỉ đồng.
Hạn chế:
Một là ý thức trách nhiệm, tổ chức kỷ luật lao động một số bộ phận trực tiếp sản xuất không nghiêm túc trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
Hai là một số nguyên tắc làm việc chủ yếu giữa các bộ phận có liên quan không được giữ vững, xử lý vụ việc còn theo cảm tính và cả nể.
Ba là kỹ năng xử lý tình huống hiện trường và kỹ năng giao tiếp với khách hàng và đơn vị có chức năng quản lý còn hạn chế về nhiều mặt.
Bốn là nguồn nhân lực không đồng đều, một thiểu số không chủ động thực hiện công việc triệt để cũng đã làm giảm năng suất lao động cũng như hiệu quả kinh doanh
Năm là tình hình sản xuất về hiệu quả kinh doanh tại các Công ty con không đồng đều về thiếu yếu tố bền vững về năng lực quản lý, qui mô, vốn, hiệu quả kinh doanh nên chưa thực sự đáp ứng cho nhu cầu để tăng sức cạnh tranh và thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài.
SOWATCO được đánh giá là đơn vị có đội tàu vận tải đường thủy mạnh nhất khu vực phía Nam.
Bảng 2.8. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty mẹ
TT
Chỉ tiêu
Năm 2007
Năm 2008
Tỷ lệ đạt
Chênh lệch
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
324.860.514.714
455.646.713.985
140,26
130.786.199.271
2
Các khoản giảm trừ doanh thu
-
-
-
-
3
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
324.860.514.714
455.646.713.985
140,26
130.786.199.271
4
Giá vốn bán hàng
319.011.032.481
446.527.957.638
139,97
127.516.925.157
5
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
5.859.482.233
9.118.756.347
155,62
3.259.274.114
6
Doanh thu hoạt động tài chính
29.360.353.016
37.426.661.917
127,47
8.066.308.901
7
Chi phí tài chính
12.916.043.467
18.298.634.793
141,67
5.382.591.326
8
Trong đó : chi phí lãi vay
-
-
-
-
9
Chi phí bán hàng
-
-
-
-
10
Chi phí quản lý doanh nghiệp
11.974.657.044
14.028.931.042
117,16
2.054.273.998
11
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
10.329.134.738
14.217.852.429
137,65
3.888.717.691
12
Thu nhập khác
3.035.899.065
211.990.752
6,98
(2.823.908.313)
13
Chi phí khác
2.216.561.875
169.653.998
7,65
(2.046.907.877)
14
Lợi nhuận khác
819.337.190
42.336.754
5,17
(777.000.436)
15
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
11.148.471.928
14.260.189.183
127,91
3.111.717.255
16
Chi phí thuế TNDN hiện hành
-
-
-
-
17
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
-
-
-
-
18
Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
11.148.471.928
14.260.189.183
127,91
3.111.717.255
(Nguồn : Phịng KHTH Sowatco)
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGUỒN NHÂN LỰC:
Hoạch định nguồn nhân lực :
Trước hết cần phải thay đổi lại phương pháp tuyển dụng, đặc biệt là đối với lao động gián tiếp: cần xây dựng quy chế tuyển dụng. Trước khi tuyển dụng cần phải chuẩn bị kế hoạch, mô tả công việc, xác định tiêu chuẩn, nguồn tuyển dụng, hội đồng tuyển dụng,..
Hàng năm phòng có trách nhiệm phối hợp với các phòng ban liên quan đánh giá lại định mức lao động dựa trên chức năng nhiệm vụ của từng phòng và bản mô tả công việc để hoạch định nhu cầu lao động cho năm tiếp theo, đồng thời có kế hoạch điều phối bổ sung nhân lực và tuyển dụng lao động mới (nếu có).
Xác định nhu cầu lao động
Công tác dự báo nhu cầu tuyển dụng là công việc mà công ty thường xuyên tiến hành để bổ sung cho các đơn vị ( nhân viên hưu trí, sa thải, nghỉ việc …)
Xác định nguồn lao động:
Công tác tuyển chọn nhân viên hiện nay chỉ tuyển chọn công nhân kỹ thuật mới, thông qua Trường đào tạo nghề của Công ty. Còn việc sắp xếp nhân viên từ vị trí này sang vị trí khác chỉ là điều động nội bộ, sắp xếp cho phù hợp theo hướng tinh giảm biên chế bộ máy quản lý. Nguồn lao động này chủ yếu là quen biết trong Công ty nhưng phải đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực, đạo đức.
Để đảm bảo các tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực, đạo đức công ty cần:
Trắc nghiệm chuyên môn : Có một số công việc đòi hỏi người thực hiện phải có một số khả năng đặc biệt, ví dụ nhân viên trực Tổng đài có một trí nhớ tốt, vì vậy cần có bài trắc nghiệm để xem xét khả năng của ứng cử viên.
Trắc nghiệm khả năng nhận thức : Đưa ra các bài trắc nghiệm, nhằm đo lường được khả năng học hỏi cũng như khả năng hoàn thành một công việc nào đó, loại công việc này phù hợp với việc lựa chọn các ứng viên chưa có kinh nghiệm.
Trắc nghiệm cá tính: Mục đích tìm hiểu tính cách, khí chất của ứng viên nhằm giúp tạo lập một môi trường hội nhập tốt.
Trắc nghiệm năng khiếu: Mục đích là phát hiện khả năng tiềm ẩn của ứng viên. Khi áp dụng các phương pháp trắc nghiệm trên Công ty sẽ đạt các kết quả sau :
Tuyển được nhân viên đúng khả năng để giao việc, hạn chế tình trạng bỏ việc.
Giảm chi phí huấn luyện, không mất nhiều thời gian tập sự, kềm cặp.
VD : Tuyển được 01 nhân viên với chức danh đội trưởng đội bảo vệ
Họ và tên
Sinh năm
Nghề nghiệp
TĐVH
Sức khoẻ
Chức danh
Lê Văn Võ
1967
Bộ đội xuất ngũ
Cử nhân luật
Tốt
Đội trưởng bảo vệ
Thông báo tuyển dụng:
Từ nội bộ công ty
Thông báo trên bản tin của Công ty
Các nhân viên hiện hữu
Bạn bè của công nhân viên hiện hữu
Các nhân viên cũ của công ty
Từ nguồn bên ngoài
Báo Thanh niên
Quảng cáo trên mạng thông tin.
Những người tự ý xin việc
Từ các trường Đại học và Cao đẳng
Từ các cơ quan lao động khác.
Công ty cần thông báo rộng rãi trong nội bội biết trước, sau đó thông báo qua các phương tiện thông tin đại chúng để các ứng viên nộp hồ sơ dự tuyển.
Hầu hết các Công ty ưu tiên tuyển mộ nguồn nội bộ, khi nguồn này không giải quyết đủ yêu cầu thì sẽ tuyển từ nguồn bên ngoài.
Để tuyển người từ nguồn này, công ty có thể dùng phương pháp như: quảng cáo, tuyển nhân viên tuyển mộ đến các trường, nhờ nhân viên giới thiệu và các phương pháp khác.
Hằng năm nhu cầu tuyển nhân viên mới để phục vụ công việc mới, người nghỉ hưu, sa thải … thường được tổ chức khi có nhu cầu.
Ví dụ: SOWATCO tuyển được theo nhu cầu trong 3 năm
Năm
Nhân viên mới
Hưu trí
Sa thải, nghỉ việc
Nam
Nữ
ĐH, CĐ
THPT
2007
6
03
02
4
2
5
1
2008
5
02
02
4
1
4
1
2009
5
01
01
4
01
4
1
Tiếp nhận nghiên cứu hồ sơ :
Sơ yếu lý lịch cá nhân
Các văn bằng
Phiếu khám sức khoẻ
Hồ sơ được tiếp nhận, kiểm tra tiến hành tổ chức thi tuyển
Đối với tuyển nhân viên nghiệp vụ: Hồ sơ tương tự trên, nộp cho phòng tổ chức cán bộ công ty. Hồ sơ được nghiên cứu quá trình công tác, năng lực, sức khoẻ. Những ứng viên đủ điều kiện sẽ được phỏng vấn
Phỏng vấn
Nhằm kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng thực hành, những vấn đề chưa rõ trong hồ sơ lý lịch, thỏa thuận những nghĩa vụ và quyền lợi khi vào công tác.
Quyết định tuyển
Trước khi quyết định tuyển dụng công ty thực hiện :
Thông báo tuyển:
Báo Thanh Niên
Thông tin nội bộ (Bảng tin cơ quan)
Hẹn ngày nhận hồ sơ
Hẹn ngày giờ phỏng vấn đợt 1
Hẹn ngày giờ phỏng vấn đợt 2
Ngày bổ sung hồ sơ chính thức sau khi được trúng tuyển
Hình thức tuyển dụng
Nhân viên được tuyển chọn kỹ càng, phù hợp với hoạt động của công ty là “sản phẩm” của một quá trình, từ việc đánh giá toàn diện của công ty đề ra tiêu chuẩn cho các ứng viên thích hợp… đến sự kết hợp trình độ và năng lực của ứng viên với những tiêu chuẩn này.
Tuyển chọn là một tiến trình chọn lựa các ứng viên phù hợp nhất với một vị trí nào đó.
Trước khi tuyển chọn nhà quản trị phải có giai đoạn chuẩn bị, kế đến bộ phận nhân sự bắt đầu tiến hành giai đoạn chính thức. Trong giai đoạn chính thức tiến trình tuyển chọn bắt đầu bằng việc xem xét hồ sơ xin việc để đánh giá các ứng viên có đáp ứng đủ nhu cầu của tổ chức hay không.
Bước kế tiếp ứng viên trải qua một số trắc nghiệm tuỳ từng loại công việc.
Giai đoạn quan trọng nhất là khám sức khoẻ và quyết định tuyển dụng.
Tiêu chuẩn tuyển dụng:
Trưởng phòng nghiệp vụ: (Theo nguyên tắc Trưởng phòng nghiệp vụ phải đạt khi được đề bạt)
Trình độ:
Có trình độ Đại học đúng theo chức năng của phòng
Đã qua lớp chính trị trung cấp (tập trung tại chức)
Qua lớp quản lý kinh tế
Năng lực:
Có năng lực quản lý nhân viên thực hiện chức năng của phòng, nghiên cứu, đề xuất, vận dụng thực hiện hoặc kiến nghị lên cấp trên những vấn đề chính sách, chế độ, nguyên tắc quản lý, phù hợp và hiệu quả trong công ty.
Biết xây dựng các chương trình, kế hoạch, biện pháp công tác quản lý chuyên môn nghiệp vụ.
Biết tổng hợp phân tích hoạt động quản lý chuyên môn nghiệp vụ, đúc kết kinh nghiệm để không ngừng nâng cao trình độ và chất lượng hiệu quả công tác.
Có năng lực độc lập nghiên cứu và tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn việc nghiên cứu các vấn đề cải tiến về chuyên môn nghiệp vụ của phòng cũng như các vấn đề khác có liên quan trong công ty.
Biết thực hiện đúng đắn các mối quan hệ và hợp tác để hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Kinh nghiệm :
Kinh nghiệm qua công tác chuyên môn, nghiệp vụ trực tiếp ở Công ty một thời gian ít nhất là 3 năm và hoàn thành tốt nhiệm vụ đó.
Trưởng phòng tổ chức cán bộ : (Theo nguyên tắc Trưởng phòng tổ chức phải đạt khi được đề bạt)
Những tiêu chuẩn chung :
Trung thành với đường lối của Đảng, hết lòng, hết sức với sự nghiệp xây dựng và phát triển của ngành và của đơn vị. Trung thực, có ý thức tổ chức kỷ luật, biết đấu tranh bảo vệ chân lý
Công tâm, khách quan, chan hòa, cởi mở, biết thuyết phục, có tín nhiệm và được quần chúng tin tưởng.
Có kiến thức nhiều mặt, thông tạo về lãnh vực mình phụ trách, hiểu biết về quản lý kinh tế, khoa học tổ chức.
Có tư duy mới, nhanh chóng tiếp thu những cái mới.
Lối sống trong sạch, lành mạnh
Phải là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam
Ngoài ra yêu cầu phải có đủ sức khoẻ để đảm đương công việc được giao.
Về trình độ :
Có trình độ Đại học kỹ thuật, kinh tế về ngành chuyên môn của đơn vị mình phụ trách, hiểu và nắm được công nghệ sản xuất của đơn vị mình quản lý
Đã qua một lớp chính trị trung cấp hoặc cao cấp (tập trung hoặc tại chức)
Đã qua một lớp quản lý kinh tế trung cấp trở lên (tập trung hoặc tại chức) hoặc một lớp quản lý hành chính
Hiểu biết về xã hội học, tâm lý học
Về năng lực:
Có năng lực độc lập nghiên cứu đề xuất các vấn đề về TCCB để thực hiện hoặc kiến nghị lên cấp trên để áp dụng trong Công ty, đơn vị.
Biết xây dựng các chương trình kế hoạch, biện pháp công tác để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của phòng và giúp lãnh đạo đơn vị triển khai thực hiện chương trình kế hoạch đó.
Có khả năng giao tiếp, biết thuyết phục, thái độ khách quan, vô tư, cởi mở, không hống hách, cửa quyền.
Điều kiện công tác phải kinh qua:
Đã kinh qua công tác ở các đơn vị sản xuất, Công đoàn, Thanh niên, đã tham gia cấp ủy Đảng của đơn vị và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Tuổi đời dưới 40 tuổi.
Cán bộ chuyên môn nghiệp vụ:
Khi tuyển dụng nhân viên nghiệp vụ cho các phòng ban, Công ty áp dụng một số tiêu chuẩn căn bản sau :
Đối với nhân viên kế toán thống kê phải có trình độ Đại học hoặc trung cấp chuyên ngành.
Đối với nhân viên kỹ thuật phải có bằng kỹ sư hay trung cấp kỹ thuật điện xây dựng.
Đối với nhân viên vật tư, thu mua phải có trung cấp trở lên, phải am hiểu vật tư đường dây.
Đối với nhân viên phụ trách đền bù ngoài nghiệp vụ chuyên môn cần phải giỏi ngoại giao, quan hệ tốt với chính quyền và nhân dân.
Người lao động khi đã qua các bước tuyển dụng quy trình 9 bước:
Nhận hồ sơ – Phỏng vấn sơ bộ – xem xét đơn xin việc – trắc nghiệm – phỏng vấn sâu – sưu tra lý lịch – quyết định tuyển chọn – Khám sức khỏe – quyết định tạm tuyển.
Người lao động sẽ được nhận vào công ty với các hình thức hợp đồng:
Hợp đồng 3 tháng
Hợp đồng 1 năm
Hợp đồng 3 năm
Hợp đồng vô hạn
Sự bố trí phân công tùy theo nhu cầu tuyển của công ty và đưa lao động vào các phòng ban để sử dụng lao động theo chuyên môn.
VIỆC TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG :
Tiền lương:
Công ty thực hiện việc phân phối theo lao động. Làm việc gì, đảm nhận chức vụ gì, được trả lương theo kết quả lao động của công việc, chức vụ đảm nhiệm đó. Khuyến khích trả lương cao cho những người thực hiện công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp thiết thực vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị.
Công ty chủ trương không phân phối bình quân, hệ số giãn cách giữa người có tiền lương cao nhất và thấp nhất không qua 2 lần so với hệ số mức lương cao nhất áp dụng theo quy định tại Nghị định 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ và thất nhất bằng hệ số mức lương quy định tại Nghị định 26/CP nói trên.
Nguồn hình thành và phương pháp sử dụng quỹ lương
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng năm, Công ty xây dựng quỹ tiền lương và tổng quỹ tiền lương chung năm kế hoạch (Văn bản số 2061/ĐVN/TCCB - LĐ ngày 30/5/1997 của SOWATCO) để làm cơ sở dự kiến tổng chi tiền lương trong năm.
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng năm, Công ty xác định quỹ lương năm tương ứng để chi trả cho CBCNV. Tổng nguồn quỹ lương trong năm gồm :
Quỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao
Quỹ tiền lương được bổ sung theo các chế độ quy định của Nhà nước
Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao
Quỹ tiền lương dự phòng là tiền lương của năm trước chuyển sang.
Việc lập đơn giá tiền lương từng năm căn cứ theo thông tư số 13 và 14/LĐTB&XH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ lao động thương binh và xã hội về xây dựng đơn gia
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- QUAN TRI NHAN SU.doc