Luận văn Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

Chương I: Thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2

1.1. Vài nét về Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 2

1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. 2

1.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của SGD và chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban. 5

1.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức. 5

1.1.3. Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của SGD. 8

1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn. 8

1.1.3.2. Hoạt động tín dụng: 10

1.1.3.3. Hoạt động dịch vụ, khách hàng: 12

1.2. Thực trạng công tác thẩm định DAĐT tại SGD NHĐT&PT 13

1.2.1. Kết quả công tác thẩm định dự án tại SGD NHĐT&PT 13

1.2.2. Công tác tổ chức thẩm định DA tại SGD. 14

1.2.2.1. Tổ chức công tác thẩm định: 14

1.2.2.2.Quy trình thẩm định: 14

1.2.2.3. Phương pháp thẩm định. 19

1.2.2.4 .Nội dung thẩm định. 21

1.1.2.5. Liên hệ giữa lý thuyết và thực tế. 34

1.2.3. Ví dụ nghiên cứu tình huống thẩm định dự án đầu tư “Nhà máy nước khoáng VITAL” tại Sở giao dịch. 35

1.2.3.1. Giới thiệu Sơ bộ về Khách hàng và dự án vay vốn: 35

1.2.3.2. Quy trình thẩm định: 36

1.2.3.3. Phương pháp thẩm định: 38

1.2.3.4. Nội dung thẩm định: 38

1.3. Đánh giá chung về công tác thẩm định DAĐT tại SGD NHĐT&PT 53

1.3.1. Những kết quả đạt được: 53

1.3.1. Những tồn tại và nguyên nhân: 57

1.3.2.1. Những tồn tại: 57

Chương II: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại SGD NHĐT&PT 62

2.1. Định hướng phát triển của SGD NHĐT&PT. 62

2.1.1. Định hướng phát triển về hoạt động kinh doanh của SGD. 62

2.1.1.1. Định hướng phát triển chung của Sở giao dịch: 62

2.1.1.2. Định hướng về công tác thẩm định dự án tại SGD. 64

2.2. Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tại SGD NHĐT&PT 64

2.2.1. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định: 64

2.2.1.1. Về quy trình thẩm định 64

2.2.1.2. Về phương pháp thẩm định 65

2.2.1.3. Về nội dung thẩm định 66

2.2.1.4. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện thẩm định dự án 71

2.2.1.5. Nâng cao chất lượng thu thập thông tin và khả năng dự báo. 72

2.2.1.6. Hiện đại hoá thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác thẩm định.73

2.2.1.7. Giải pháp về cán bộ thẩm định dự án 74

2.2.2. Kiến nghị. 75

2.2.2.1. Kiến nghị với Nhà nước. 75

2.2.2.2. Kiến nghị với NHĐT&PT Việt Nam. 76

KẾT LUẬN 78

 

 

docx98 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1626 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiên đóng chai có gaz và không gaz nhãn hiệu Vital; Kinh doanh nước ngọt và nước giải khát các loại; Đầu tư khai thác và sản xuất nước khoáng thiên nhiên; Kinh doanh sản phẩm, vật tư, thiết bị, nguyên liệu, hóa chất; Đầu tư, xây dựng và vận hành các dự án thủy điện vừa và nhỏ ... a2) Đánh giá năng lực pháp lý Căn cứ vào những hồ sơ pháp lý như: điều lệ của công ty về tổ chức và hoạt động của Công ty, quy chế tổ chức hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế…và những thông tin chung về doanh nghiệp, cùng với ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp, không bị pháp luật cấm kinh doanh thì có thể thấy rằng Công ty có đủ năng lực pháp luật, hành vi dân sự. a3) Đánh giá về mô hình tổ chức quản lý điều hành. Mô hình tổ chức: Cơ quan điều hành trực tiếp các hoạt động kinh doanh của công ty là Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh, hai chi nhánh tại Thái Bình và TP Hồ Chí Minh và các phòng ban: phòng kinh doanh, phòng tài chính- kế toán, phòng hành chính nhân sự thực hiện các chức năng nhiệm vụ của của phòng được giao. Đánh giá người đại diện theo pháp luật và khả năng góp vốn của các sáng lập viên. - Khả năng góp vốn của các sáng lập viên: Vốn điều lệ của Công ty khi thành lập là 10 tỷ đồng với 03 cổ đông sáng lập là: + Bitexco Group: tỷ lệ góp vốn là 51% tương đương 51,000 cổ phần. + Ông Vũ Quang Sáng: tỷ lệ góp vốn là 34% tương đương 34,000 cổ phần. + Ông Vũ Quang Bảo: tỷ lệ góp vốn là 15% tương đương 15,000 cổ phần. Nhận xét: Văn cứ vào tư cách pháp nhân và giấy cam kết góp vốn của các cổ đông sáng lập là Ông Vũ Quang Sáng và Ông Vũ Quang Bảo thì có thể nhận định rằng 02 cổ đông này sẽ thực hiện đầy đủ số vốn đã cam kết. Đánh giá người đại diện theo pháp luật: + Nguời đại diện Công ty: Ông Vũ Quang Sáng. + Chức danh: Giám đốc Công ty. + Trình độ học vấn: Đại học Bách Khoa Hà Nội. Nhận xét: Ông Sáng năm nay 50 tuổi, với trình độ học vấn Đại học và đã trải qya các vị trí quan trọng trong công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh. Do vậy có thể kết luận rằng Ông Sáng có đầy đủ năng lực và kinh nghiệm lãnh đạo mọi hoạt động của công ty. a4) Đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong suốt quá trình hoạt đọng sản xuất kinh doanh, đén nay thương hiẹu nước khoáng Vital đã được đông đảo bạn bè trong và ngoài nước biết đến. HIện nay, thương hiệu nước khoáng đã có chỗ đứng vững chắc trên thị trường đồ uống trong nước, chiếm 20% thị phần nước khoáng thiên nhiên trên toàn quốc với mạng lưới bán hanhg rộng khắp. Trong thời gian qua nước khaóng vital cũng là nhà tài trợ, nước uống chính thức cho các sự kiện trong nước như: Hội nghị cao cấp APEC, Hội nghị ÁEM, seagame Việt Nam 2003, Tiger Cup Thái Lan... a5) Xem xét quan hệ của công ty với các tổ chức tín dụng. Trước đây nhà máy nước khoáng Vital đã sử dụng vốn vay của Ngân hàng Công thương Chi nhánh Thái Bình. Hiện nay đang gửi tiền tại chi nhánh Ngân hàng đầu tư và phát triển Đông Đô. Hiện nay Công ty không có dư nợ tại các Tổ chức tín dụng. a6) Thẩm định tình hình tài chính. Để đánh giá được tình hình tài chính của doanh nghiệp ta xem xét tông qua bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp trong thời gian hoạt động kinh doanh của tháng trước thời điểm mà doanh nghiệp vay vốn. Bảng 1.6: Bảng cân đối kế toán của công ty cổ phàn Vital Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/8/2006 30/9/2006 Tài sản 30,560 29,480 A- Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 12,505 11,613 1.Vốn bằng tiền 620 797 2.Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 0 0 3.Khoản phải thu 7,772 6,983 4.Hàng tồn kho 3,484 3,203 5.Tài sản lưu động khác 629 630 B- Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 18,055 17,876 1.Tài sản cố định 16.895 16,739 2.Khoản đầu tư tài chính dài hạn 1,160 1,128 3.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 0 0 4.Chi phí trả trước dài hạn 0 0 Nguồn vốn 30,560 29,480 A- Nợ phải trả 29,631 28,647 1.Nợ ngắn hạn 2.Nợ dài hạn B- Nguồn vốn chủ sở hữu 1.Nguồn vốn và quỹ -Nguồn vốn kinh doanh -Lợi nhuận chưa phân phối 768 34 734 668 34 634 2.Nguồn vốn kinh phí, quỹ khác 0 -4 Nguồn: Phòng Thẩm định- SGD NH ĐT&PT Tổng tài sản có giảm nhẹ do các khoản phải thu và hàng tồn kho của Công ty giảm. Tuy nhiên việc giảm của hai khoản này không ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Công ty mà nó phản ánh công tác quản lý các khoản phải thu và hàng tồn kho được thực hiện tốt, vốn quay vòng nhanh hơn. Mặc dù các khoản phải thu khó đòi của công ty là 5.73% nhưng thực chất đây là các khoản phải thu khó đòi từ thời điểm trước của Công ty TNHH sản xuất nhập khẩu Bình Minh chuyển giao sang. Do vậy khoản phải thu cảu Công ty vânc được luân chuyển tương dối tốt. Qua kiểm tra, xem xét hoạt động của nhà máy thì toàn bọ hệ thống nhà xưởng, máy móc thiết bị cà dây chuyền công nghệ đang hoạt động bình thường, được sử dụng hiệu quả và chưa cần thay thế bởi cá máy móc thiết bị sản xuất mới. Khi Công ty CP Vital hoàn thành việc mua doanh nghiệp thì khoản nợ sẽ được hoạch toán tương ứng với phần tài sản cố định đã đầu tư. Khi đó sẽ đảm bảo cơ cấu nguồn vốn hợp lý và khả năng tự chủ của Công ty được nâng lên. Để nhìn nhận rõ hơn cần xem xét kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Bảng 1.7: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 31/8/2006 30/9/2006 1.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 6,020 8,773 2.Giá vốn hàng bán 4,202 6,095 3.Lợi nhuận gộp 1,818 2,678 4.Chi phí bán hàng 799 1,601 5.Chi phí quản lý doanh nghiệp 272 432 6.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 747 646 7.Lợi nhuận khác -12 -12 8.Lợi nhuận trước thuế 735 634 9.Thuế - - 10.Lợi nhuận sau thuế 735 634 Nguồn: Phòng Thẩm định-SGD NH ĐT&PT Nhận xét: Qua kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cho thấy triển vọng phát triển của doanh nghiệp và khả năng tự chủ trong tài chính để đảm bào trả nợ cho ngân hàng. Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất nước khoáng thiên nhiên đóng chai, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ công nhân viên giỏi và tận tình với công việc. Có thể nhận định rằng, Công ty CP vital có năng lực pháp lý tốt, hoạt động kinh doanh phát triển và có đầy đủ điều kiện để quan hệ tín dụng, bảo lãnh đối với Ngân hàng. b)Thẩm định dự án đầu tư. b1) Xem xét, đánh giá tổng thể DA Chủ đầu tư là Công ty cổ phần Vital với mục đích đầu tư là mua lại thương hiệu nước khoáng thiên nhiên Vital và toàn bộ tài sản của Nhà máy nước khoáng Vital Với tổng số vốn đầu tư là 17 tỷ đồng, tài sản cố định là 16.73 tỷ đồng, tài sản lưu động là 0.27 tỷ đồng. Hiện nay sản phẩm đã có mặt tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước, chiếm 20% thị phần cung cấp nước khoáng thiên nhiên. Thị trường mục tiêu là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. b2) Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm Đánh giá nhu cầu sản phẩm dự án: Với giá trị của nước khoáng thiên nhiên, ngoài tác dụng giải khát còn cung cấp các khoáng chất, các nguyên tố vi lượng rất tốt cho sức khoẻ. Vì vậy sản phẩm ngày càng được đánh giá cao, tiêu dùng tăng. Sản phẩm của dự án: - Sản phẩm: + Nước khoáng thiên nhiên có ga đóng chai 500ml + Nước khoáng thiên nhiên không ga đóng chai 330ml, 500ml và 1.5 lít. + Nước khoáng thiên nhiên không ga đóng bình 19.5 lít. - Với lợi thế về thương hiệu, công ty duy trì giá bán ổn định nhằm tránh hiệu ứng không tốt từ phía người tiêu dùng. Về lâu dài sẽ điều chỉnh lại mức giá cho phù hợp với thị trường và động thái cạnh tranh. Xem xét đối thủ cạnh tranh Thực tế ở Việt Nam chủ yếu mới 7 doanh nghiệp tham gia vào thị trường cung cấp nước khoáng thiên nhiên hầu hết thị phần với các sản phẩm: Doanh nghiệp Nhãn hiệu sản phẩm Công ty Cổ phần Vital Vital Doanh nghiệp dịch vụ Dầu khí Thái Bình Tiền hải, WELLS Nhà máy nước khoáng thạch Bích Tạhc Bích Công ty CP nước khoáng Khánh Hoà Đảnh Thạch, VIKODA Công ty nước khoáng Kim Bôi Kim bồi Công ty nước khoáng Quãng Ninh Quanh hanh, suối mơ Công ty liên doanh Lavie Lavie Hầu hết các đối thủ canh tranh đều được người tiêu dùng đánh giá cao về hcctất lượng và chiếm thị phần đáng kể trong nước. Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh - Đánh giá khả năng cạnh tranh: Nguồn nước khoáng Vital được đánh giá là một trong những nguồn khoáng tốt nhất cho sức khoẻ tại Việt Nam. Điều này là một yếu tố làm tăng khả năng cạnh tranh của nước khoáng Vital với các sản phẩm cùng loại. Gia nhập thị trường 10 năm, nước khoáng Vital đã trở thành một trong những thương hiệu được người tiêu dùng lựa chọn, luôn chiếm 20% thị phần trên thị trường nước khoáng đóng chai. + Đối với sản phẩm cùng loại: đối thủ cạnh tranh chính của sản phẩm Vital là: Tiền Hải, Kim Bôi, Quanh Hanh, Lavie ở miền Bắc; Thạch Bích ở miền Trung; Đảnh Thạch ở miền Nam. Nhưng mỗi sản phẩm nước khoáng tuỳ vào nguồn nước nguyên liệu lại có những đặc tính khác nhau. Nguồn nước khoáng ở Tiền Hải- Thái Bình được đánh giá là một trong những nguồn khoáng tốt nhất cho sức khoẻ tại Việt Nam. + Đối với sản phẩm thay thế: nước khoáng thiên nhiên phân biệt rõ với nước uống đóng thông thường do đặc trưng có hàm lượng một số muối khoáng nhất định, các nguyên tố vi lượng. Nước khoáng thiên nhiên đóng chai được lấy trực tiếp từ nguồn thiên nhiên hoặc giếng khoan từ các mạch nước khoáng ngầm được bảo vệ thích hợp không bị ô nhiễm, được đóng chai tại các đương dẫn khép kín đảm bảo các yêu cầu vệ sinh nghiêm ngặt. - Thị trường mục tiêu: Trong thời gian sắp tới, Công ty tiếp tục xác định và duy trì thị trường mục tiêu của sản phẩm nước khoáng thiên nhiên Vital là khối văn phòng, cơ quan, cônt ty Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, các nhà hàng khách sạn tại các thành phố lớn. Nhận xét: Sản phẩm của dự án được đánh giá là có lợi thế cạnh tranh về chất lượng, mức độ tiện dụng nên sản phẩm sẽ vẫn chiếm ưu thế trên thị trường. Phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối: Công ty Cổ phần Vital tiêu thụ sản phẩm theo hình thức thông qua các đại lý phân phối. Hiện nay, sản phẩm nước khoáng Vital đã có mặt tại 64/64 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tuy nhiên , Công ty chỉ có một hệ thống đại lý cấp 1, chưa trực tiếp đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Hiện tại, trụ sở chính của Công ty tại Hà Nội chịu trách nhiệm quản lý hệ thống đại lý toàn miền Bắc, miền Trung và thị trường mục tiêu là Hà Nội và các tỉnh lân cận. Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh qản lý hệ thốn đại lý miền Nam và Tây Nguyên với thị trường mục tiêu là thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận. Chi nhánh Công ty tại Thái Bình chịu trách nhiệm sản xuất và tiêu thụ trong tỉnh. Đánh giá khả năng tiêu thụ: Qua 10 năm, thương hiệu sản phẩm nươc khoáng thiên nhiên Vital đã được khẳng định cùng với nhiều giải thưởng do Nhà nước, các tổ chức tiêu chuẩn chất lượng và người tiêu dùng bình chọn. Bên cạnh đó, cùng với nếp sống công nghiệp, thị trường nước uống đóng chai đang phát triển rất mạnh mẽ. Hiện tại, Công ty Vital chiếm khoảng 20% thị phần cung cấp nước khoáng thiên nhiên. Nhận xét: Với tốc độ phát triển thị trường như hiện nay, nhận thức của người tiêu dùng, trong thời gian sắp tới, khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án rất khả quan. b3) Đánh giá khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào Với mỏ nước khoáng ngay tại nhà máy có lưu lượng khai thác 35m3/ngày và chế độ khai thác liên tục trong 20 năm kể từ ngày 25/02/2003. Bên cạnh đó, các yếu tố đầu vào khác cho sản xuất hầu hết là các nguyên nhiên vật liệu có thể sản xuất được trong nước bảo đảm chất lượng, số lượng và chủng loại đa dạng. Do vậy nguồn cung cấp đầu vào được đánh giá là tương đối ổn định, chủ động. Tuy nhiên trong các yếu tố đầu vào có hạt nhựa sản xuất vỏ chai và nắp chai là nguyên liệu duy nhất phải nhập khẩu, chịu tác động mạnh của giá thị trường nhựa thế giới. Nhận xét: Ngoài nguyên liệu đầu vào là hạt nhựa sản xuất phải nhập khẩu thì các nguồn cung cấp đầu vào khác đều được đánh giá là tương đối ổn định. Công ty cần có những biện pháp để chủ động hơn trong việc nhập khẩu hạt nhựa để cho dự án có hiệu quả hơn. b4) Đánh giá nhận xét các nội dung về phươg diện kỹ thuật: Địa điểm đầu tư: Nhà máy nước khoáng được xây dựng trên địa bàn xã Đông Cơ- Tiền Hải- Thái Bình. Đây là vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển sản xuất đặc biệt là sản phẩm nước khoáng thiên nhiên. Vì tại đây có mỏ nước khoáng vào loại tốt nhất trong cả nước: “Mỏ nưỡa khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450m có trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu m3, được khai thác từ năm 1992, sản lượng đạt 9,5 triệu m3, được khai thác từ năm 1992, sản lượng khai thác đạt 9,5 triệu lít/năm”. Bên cạnh đấy Thái Bình có cảng biển quốc gia Diên Điền cùng hệ thống sông ngòi gắn với quốc lộ 10, 39A, 218, các trục đường chính trong tỉnh tạo thành mạng lưới giao thông tương đối thuận tiện cho giao lưu phát triển kinh tế. Thái Bình cũng gần các trung tâm kinh tế lớn trong vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hải Phòng- Quãng Ninh- Hà Nội, đó là các thị trường lớn cho sản phẩm của dự án. Nhận xét: Do địa điểm đầu tư gần nguồn nguyên liệu,và thuận lợi trong việc vận chuyển cũng như tiêu thụ làm giảm vốn lưu động, nâng cao hiệu quả của dự án. Công nghệ và trang thiết bị: Theo chứng thư định giá số 1485/TĐG- CT ngày 09/11/2006 của Trung tâm thẩm định giá- Bộ Tài chính: giá trị còn lại bình quân toàn bộ tài sản mua lại là 41% gồm: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị công cụ quản lý. Trong đó chi phí máy móc thiết bị chiếm 80% tổng giá trị tài sản mua lại. Một số thiết bị được sản xuất từ những năm 90 của thế kỷ trước như: dây chuyền chiết chai sản xuất năm 1996, nguyên giá 12 tỷ, tỷ lệ % chất lượng còn lại theo chứng thư là 25%- giá trị còn lại là 3 tỷ. Hiện tại các dây chuyền sản xuất vẫn hoạt động tốt. Nhận xét: tuy các máy móc thiết bị mua lại hoặc sản xuất từ những năm 90 đã khấu hao gần hết nhưng hiện tại vẫn hoạt động tốt. Môi trường, phòng cháy chữa cháy: Đã đi vào hoạt động được 10 năm, trong suốt thời gian đó không sản sinh ra chất phế thải độc hại, tiếng ồn… làm ảnh hưởng đến môi trường và cũng không xảy ra cháy nổ, hoả hoạn. Trong thời gian tới Công ty Cổ phần Vital không thay đổi sản phẩm sản xuất hoặc đầu tư thêm dây chuyền sản xuất mới, vì vậy các vấn đề môi trường cũng không bị ảnh hưởng nên trong tờ trình không đánh giá vấn đề môi trường và phòng cháy chữa cháy. b5) Đánh giá về phương diện tổ chức, quản lý thực hiện dự án: - Chủ đầu tư trực tiếp thực hiện và quản lý dự án là Công ty Cổ phần Vital. Về thực chất, dự án đầu tư là việc chuyển nhượng nhà máy từ Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Minh sang Công ty Cổ phần Vital nhằm mục đích chuyên môn hoá sản xuất trong Công ty Bình minh. Do vậy, về mặt tổ chức quản lý Nhà máy Vital không có thay đổi nhiều so với trước khi chuyển nhượng. - Sản phẩm của dự án vẫn được tiêu thụ theo mạng lưới phân phố sản phẩm có sẵn như trước kia. Song nhược điểm lớn nhất là chưa xây dựng được các cấp đại lý nhỏ và các kênh phân phối trực tiếp để đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Bên cạnh đó cơ cấu tổ chức còn chồng chéo nên chưa đưa ra được chính sách bán hàng và chiến lược Marketing cụ thể và hiệu quả có nguy cơ làm giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Nhận xét: Về mặt tổ chức quản lý vẫn được đánh giá tốt do không thay đổi nhiều so với trước khi chuyển nhượng. Nhưng cần phải có những chiến lược kinh doanh hợp lý để nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. b6) Thẩm định tổng vốn đầu tư Bảng 1.8: Bảng thể hiện tổng mức đầu tư Đơn vị: triệu đồng Nội dung Theo Công ty Theo quan điểm Ngân hàng Chênh lệch Tổng mức đầu tư 17,000 15,790 1,210 1. TSCĐ hữu hình - Nhà cửa, vật kiến trúc - Máy móc thiết bị - Phương tiện vận tải - Thiết bị dụng cụ quản lý 16,730 1.592 13,810 1,298 30 15,547 1.580 12,564 3,378 25 1,183 12 1,246 (80) 5 2.TSCĐ Vô hình - Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng - Chi phí sử dụng đất - Chi phí sử dụng giếng khoan số 61. 270 93 27 150 243 93 150 27 0 27 0 Nguồn: Phòng Thẩm định-SGD NH ĐT&PT Như vậy theo quan điểm của Ngân hàng trên cơ sở chứng thư thẩm định giá thì tổng mức đầu tư sẽ là 15.790 triệu đồng. Nguyên nhân của việc chênh lệch này là do TSCĐ hữu hình chuyển nhượng theo hợp đồng cao hơn so với chứng thư thẩm định giá và Ngân hàng không chấp nhận chi phí sử dụng đất do luật không cho phép. Nhận xét: Nhìn chung cơ cấu vốn đầu tư theo khoản mục chi phí như trên của dự án là hợp lý, phù hợp với đặc điểm của một nhà máy sản xuất công nghiệp có đặc thù riêng như nhà máy nước khoáng Vital. Tổng vốn đầu tư 15,790 triệu đồng, trong đó có vốn tự có là 5,790 triệu đồng chiếm 37%, vốn đi vay là 10,000 triệu đồng chiếm 63%. Doanh nghiệp có thể chủ động cân đối nguồn vốn tự có để tham gia vào dự án này. b7) Đánh giá hiệu quả về mặt tài chính: Đánh giá hiệu quả tài chính dựa chủ yếu trên các thông số. Sau đây là các thông số và cơ sở để tính toán: Tổng vốn đầu tư là: 15,790 triệu đồng. Trong đó: + Vốn tự có: 5,790 triệu đồng chiếm 37% + Vốn vay Sở giao dịch: 10,000 triệu đồng chiếm 63%. Thời gian vay vốn và trả nợ: + Thời gian khấu hao TSCĐ vô hình, máy móc thiết bị là 10 năm. Còn đối với giá trị công cụ quản lý và phương tiện vận tải là 5 năm. + Thời gian trả nợ là 4 năm. Lãi suất cho vay trung hạn là 11.4%/ năm; vay ngắn hạn là 0.9%/năm. Thông tin về chi phí của dự án: + Chi phí sữa chữa lớn là 2% giá trị sản lượng, được tính hàng năm do dây chuyền đã cũ. + Chi phí bảo dưỡng định kỳ: 1.5% giá trị sản lượng. + Chi phí quản lý doanh nghiệp: 1.5% giá trị sản lượng + Chi phí bán hàng: 4% doanh thu. + Chi phí khác: định mức 500 đồng/lít. Các khoản phải thu chiếm 16.7% doanh thu Các khoản phải trả chiếm 25% doanh thu Hàng tồn kho bằng 8% doanh thu Tồn quỹ tiền mặt bằng 1% doanh thu Sản lượng tối đa theo thiết kế là 8,640,000 lít. Thông tin về doanh thu: Cơ cấu sản phẩm của dự án, loại 0.5 lít không gas chiếm 70% sản lượng sản xuất. Bên cạnh đó sản phẩm này rất được ưa chuộng trên thị trường nên trong bảng số liệu giá bán tính theo thông số giá bán của chai 0.5 lít không gas. Công suất sản xuất: + Số ca sản xuất là 2 ca/ngày, mỗi ca là 8 giờ. + Công suất thiết kế là 1,500 lít/giờ. Sản lượng tối đa/năm theo thiết kế là: 8,640,000 lít. + Công suất sản xuất thực tế của Nhà máy hiện là 1,350lít/giờ, đạt 90% công suất thiết kế. Tuy nhiên do nhiều tác động của các yếu tố như hiệu suất lao động, công suất sử dụng máy, sự ổn định của nguồn nguyên nhiên vật liệu nên tổ Thẩm định dự kiến công suất hoạt động của dự án là 85% trong năm đầu và sẽ tăng dần trong nhữn năm tiếp theo. Các số liệu được tổng hợp trên bảng số liệu: Bảng 1.9: Bảng thông số Nhóm thông tin về tổng vốn đầu tư số tuyệt đối (triệu đồng) Tỷ trọng Tổng vốn đầu tư 15,790 100.0% TSCĐ hữu hình 15,547 98.5% Nhà cửa vật kiến trúc 1,580 10.0% Máy móc thiết bị 12,564 79.6% Công cụ quản lý 25 0.2% Phương tiện vận tải 1,378 8.7% TSCĐ vô hình 243 1.5% Chi phí đền bù và giải phóng mặt bằng 93 0.6% QSD giếng khoan 150 0.9% Nguồn vốn đàu tư 15,790 100.0% Vốn tự có và vốn khác 5,790 36.7% Vốn vay ngân hàng 10,000 63.3% Nhóm thông tin về chi phí vốn Lãi suất vay vốn dài hạn 11.40% /năm Thời gian vay vốn dài hạn 4 năm Lãi suất chiết khấu 11.40% /năm Lãi suất vốn ngắn hạn 0.90% /tháng Thời gian vay vốn ngắn hạn 4 tháng Khả năng tăng/giảm thời gian trả nợ 0% /năm Nhóm thông tin về công suất Đơn vị -Công suất tối đa của nhà máy -Số ca sản xuất/ngày ca/ngày 2 -Số giờ sản xuất/năm giờ/năm 5,760 -Sản lượng tối đa/giờ lít/giờ 1,500 -Sản lượng tối đa/năm 8,640,000 Công suất thực tế -Số ca sản xuất/ngàu ca/ngày 2 -Số giờ sản xuất/năm giờ/năm 5,760 -Công suất hoạt động -Khả năng tăng giảm Công suất hoạt động 0% Thông số liên quan đến vốn lưu động Các khoản phải thu phát sinh trong 1 năm 16.7% /doanh thu Các khoản phải trả phát sinh trong 1 năm 25.0% /chi phí nguyên nhiên vật liệu Hàng tồn kho 8.0% /giá trị sản lượng Tồn quỹ tiền mặt 1.0% /giá trị sản lượng Nhóm thông tin về chi phí hoạt động -Định mức Nguyên nhiên vật liệu cho 1 lít (NK nguyên khai, hạt nhựa, nguyên vật liệu khác, điện) 1,859 đông/lít -Chi phí nhân công 3,432 triệu đồng/năm -Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ 19.0% Chi phí nhân công -Chi phí PTTT, bảo dưỡng 1.5% Giá trị sản lượng -Chi phí SCL 2.0% Giá trị sản lượng -Chi phí bán hàng 4.0% doanh thu -Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.5% Giá trị sản lượng -Chi phí khác 500 đồng/lít -Chi phí sử dụng hạn tầng 0.0% -Chi phí sử lý phế thải 0.0% -Thuế TNDN   3.57% Khả năng tăng/giảm chi phí hoạt động 0.0% Nhóm thông tin về khấu hao TSCĐ -Nhà xưởng vật kiến trúc 10 năm -Máy móc thiết bị 10 năm -Công cụ quản lý 5 năm -Phương tiện vận tải 5 năm -TSCĐ vô hình 10 năm Nhóm thông tin về giá bán Đơn vị -Giá bán 1 chai 0.5 lít không gas đồng/0.5lít 2,450 -Giá bán 1 lít không gas đồng/lít 4,900 Khả năng tăng/giảm giá bán 0% Nguồn: Phòng Thẩm định SGD NH ĐT&PT. Qua tính toán các chỉ tiêu tài chính có kết quả sau: (Tính toán các chỉ tiêu tài chính được thể hiện trong phần phụ lục) Đối với toàn bộ dự án: NPV=2,494 (triệu đồng) >0; IRR=15% Đối với phần vốn tự có: NPV=4,804 (triệu đồng) >0; IRR=22.8%. Khả năng trả nợ của dự án: DSCR=1.01>1 Thời gian thu hồi vốn vay là 3 năm 3 tháng 10 ngày. Kết quả tính toán cho thấy NPV dương, IRR lớn hơn lãi suất chiết khấu, DSCR lớn hơn 1, thời gian thu hồi vốn là 3 năm 3 tháng 10 ngày. Như vậy dự án có hiệu quả về mặt tài chính. Công ty có thể trả được nợ từ dòng tiền của dự án. b8) Phân tích độ nhạy của dự án: - Dự án nhạy cảm với các yếu tố: giá bán 1 lít sản phẩm, chi phí hoạt động và công suất hoạt động trong năm. - Nếu công suất hoạt động của dự án không đạt được như dự kiến thì khả năng trả nợ của dự án sẽ bị suy giảm. Tuy nhiên trong trường hợp này khó xảy ra do công suất dự kiến tròn dự án là mức công suất thấp hơn so với thực tế sản xuất của nhà máy. c) Đánh giá mức độ rủi ro, thuận lợi và khó khăn của dự án: Yếu tố thuận lợi và khó khăn: - Có những yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện dự án như: thương hiệu của sản phẩm nước khoáng Vital là một trong những thương hiệu uy tín hàng đầu trên thị trường nước giải khát của Việt Nam, dự án đã có sẵn thị trường tiêu thụ, nhà máy đã ổn định sản xuất trong 10 năm, đội ngũ công nhân đã được đào tạo, nguồn cung cấp nguyên vật liệu đã ổn định. - Bên cạnh đó có những yếu tố gây khó khăn cho việc thực iện dự án: nước tinh khiết đóng chai vẫn chiếm lĩnh thị trường hơn nước khoáng, công ty chưa có chiến lược marketing cụ thể và hiệu quả. Rủi ro của dự án: - Rủi ro thị trường: Hiện nay đang có rất nhiều nhà máy tham gia vào thị trường nước giải khát nói chung và nước uống đóng chai nói riêng nên sự cạnh tranh sẽ tăng lên. Do vậy nếu không có chính sách bán hàng và chiến lược hợp lý trong marketing sẽ mất thị phần. - Rủi ro về chi phí nhất là chi phí của hạt nhựa sản xuất vỏ và nắp trai phải nhập khẩu từ nước ngoài, không thể chủ động , giá biến động khó lường. 1.3. Đánh giá chung về công tác thẩm định DAĐT tại SGD NHĐT&PT 1.3.1. Những kết quả đạt được: Là một phòng ban của SGD Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, các cán bộ nhân viên thẩm định đã nổ lực hết mình trong thời gian qua và đạt được những kết quả cao góp phần thúc đẩy sự phát triển của SGD nói riêng và hệ thống Ngân hàng ĐT&PT nói chung. Thứ nhất về quy trình thẩm định. Quy trình đã được tiến hành theo một trình tự logic: tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn, thẩm định dự án và khách hàng vay vốn, trình trưởng phòng kiểm tra theo dõi, hoàn chỉnh báo cáo và lưu vào hồ sơ. Trong tất cả các bước đã đề cập được đầy đủ các nội dung cần thẩm định đảm bảo cho việc thẩm định thuận tiện và chính xác hơn. Bên cạnh đấy quy trình còn đóng một vai trò quan trọng trong việc tiêu chuẩn hoá các quy trình, thủ tục, nó giúp cho việc thẩm định thống nhất và khoa học, đảm bảo độ chính xác, hạn chế rủi ro trong quá trình ra quyết định cho vay của ngân hàng. Thứ hai về phương pháp thẩm định. Là một đơn vị quan trọng của hệ thống Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam, SGD đã sử dụng những phương pháp thẩm định khoa học nhất để áp dụng cho công tác thẩm định dự án: phương pháp so sánh các chỉ tiêu, thẩm định theo trình tự, phân tích độ nhậy và phương pháp dự báo. Tuy nhiên không phải một dự án chỉ sử dụng một phương pháp hay một chỉ tiêu, nội dung sử dụng một phương pháp mà có thể một dự án sử dụng nhiều phương pháp và trong một nội dung của dự án đó có thể kết hợp bởi nhiều phương pháp. Trong thời gian qua, cán bộ thẩm định để kết hợp một cách thuần thục và linh hoạt các phương pháp đó để bảo đảm cho việc thẩm định được nhanh chóng và chính xác. Đặc biệt là trong thời đại công nghệ thông tin thì các ứng dụng công nghệ cũng được ứng dụng giúp cho việc sử dụng phương pháp đó được thuận lợi. Bên cạnh đó, để thẩm định một dự án không chỉ là thẩm định trên bàn giấy mà cán bộ thẩm định đã chú trọng đến thực tế nhiều hơn, để nắm bắt các thông tin một cách chính xác và khách quan. Thứ ba về nội dung thẩm định. Nội dung thẩm định ngày càng được hoàn thiện hơn, đã đề cập được đầy đủ các nội dung

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam- thực trạng và giải pháp.docx
Tài liệu liên quan