MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY 3
VỐN NGÀNH DỆT TẠI NHTMCP NTVN GIAI ĐOẠN 2005-2007 3
1.1.Khái quát chung về NHTMCP NTVN – Vietcombank. 3
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam. 3
1.1.1.1. Lịch sử hình thành. 3
1.1.1.2. Các giai đoạn phát triển 5
1.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của NHTMCP NTVN 5
1.1.3. Khái quát tình hình hoạt động đầu tư và kinh doanh của NHTMCP NTVN giai đoạn 2005-2007. 6
1.1.3.1. Tình hình kinh doanh của NHTMCPNTVN. 7
1.1.3.2. Tình hình hoạt động đầu tư 9
1.1.3.2.1. Tình hình huy động và sử dụng vốn tại NHTMCP NTVN. 9
1.1.3.2.2. Hoạt động tín dụng 10
1.1.3.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế 13
1.1.3.2.4. Hoạt động kinh doanh thẻ 14
1.1.3.2.5. Hoạt động ngân hàng đại lý 16
1.1.3.2.6. Hoạt động kinh doanh chứng khoán (VCBS) 16
1.1.3.2.7. Hoạt động cho thuê tài chính (VCBLeaCo) 17
1.1.3.2.8. Hoạt động đầu tư trung và dài hạn 18
1.2. Hoạt động thẩm định vay vốn đối với các dự án đầu tư ngành dệt may tại NHTMCP NTVN. 19
1.2.1. Đặc thù dự án ngành dệt tại Việt Nam. 19
1.2.2. Quy trình thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP NTVN 24
1.2.3. Tổ chức thẩm định dự án đầu tư tại NHTMCP NTVN 26
1.2.4. Nội dung và phương pháp thẩm định với các dự án vay vốn ngành dệt tại NHTMCP NTVN. 27
1.2.4. Phân tích minh họa thẩm định dự án đầu tư “Mua sắm máy móc thiết bị cho nhà máy sợi thuộc tổng công ty dệt may Hà Nội - Hanosimex”. 39
1.2.5. Nhận xét về công tác thẩm định đối với “dự án mua sắm thiết bị Tổng công ty dệt may Hà Nội.” 64
1.2.5.1. Những thuận lợi 64
1.2.5.2. Những khó khăn 66
1.3. Đánh giá công tác thẩm định cho vay DAĐT tại NHTMCP NTVN 68
1.3.1. Những kết quả đã đạt được 68
1.3.2. Những hạn chế còn tồn tại 71
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN VAY VỐN NGÀNH DỆT TẠI NHTMCP NTVN 75
2.1. Định hướng phát triển của NHTMCP NTVN giai đoạn 2008 - 2010 75
2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thẩm định dự án đầu tư ngành dệt tại NHTMCP NTVN 79
2.2.1. Những giải pháp chung với công tác thẩm định tại ngân hàng 79
2.2.1.1. Nâng cao khả năng nắm bắt và xử lý thông tin 80
2.2.1.2. Nâng cao chất lượng tổ chức điều hành. 83
2.2.1.3. Nâng cao chất lượng cán bộ thẩm định 85
2.2.1.4. Cung cấp trang thiết bị làm việc hiện đại, ứng dụng những phần mềm tin học tiên tiến trong quá trình thẩm định. 87
2.2.1.5. Tăng cường mối quan hệ giữa ngân hàng với các doanh nghiệp 88
2.2.2. Những giải pháp về nghiệp vụ thẩm định 89
2.2.2.1. Giải pháp về quy trình tín dụng. 89
2.2.2.2. Giải pháp về nội dung thẩm định dự án. 91
2.2.2.3. Giải pháp về phương pháp thẩm định dự án 91
2.2.2.4. Chuyên môn hóa thẩm định cho ngành dệt may. 94
2.2.2.5. Trích lập quỹ hỗ trợ công tác thẩm định dự án ngành dệt. 94
KẾT LUẬN 96
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 97
PHỤ LỤC 98
118 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1742 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác thẩm định dự án vay vốn ngành dệt tại Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hế của Doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, triển vọng hoạt động của Tổng công ty trong thời gian tới (ngắn và dài hạn) đều khá tốt.
b2.3. Đánh giá các yếu tố phi tài chính
* Mô hình và chất lượng quản lý điều hành.
Để có thể quản lý tổ hợp công ty mẹ - con Dệt may Hà Nội, công ty mẹ (là Tổng công ty dệt may Hà Nội) có bộ máy tổ chức bao gồm: 01 Tổng giám đốc (điều hành chung), 06 Phó tổng giám đốc phụ trách các mảng hoạt động và 10 phòng ban chức năng chính để điều hành toàn bộ hoạt động của công ty mẹ và quản lý các hoạt động của công ty con, công ty liên kết. Hoạt động sản xuất của công ty được chia thành các nhà máy (sợi, dệt, nhuộm…) với các cán bộ quản lý bao gồm: giám đốc nhà máy và các phó giám đốc giúp việc.
_ Đánh giá năng lực bộ máy lãnh đạo và đội ngũ cán bộ chủ chốt.
Các vị trí lãnh đạo chủ chốt của doanh nghiệp đều được đảm nhiệm bởi những người có kinh nghiệm trong ngành dệt may và trong công tác quản lý. Đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.
Bộ máy tổ chức quản lý Tổng công ty dệt may Hà Nội
Chức vụ
Họ tên
Năm sinh
Lĩnh vực quản lý
Trình độ
Số năm công tác
TGĐ
Nguyễn Khánh Sơn
1960
Quản lý chung
Đại Học
23
P.TGĐ
Hồ Lê Hùng
1964
Mảng may
Đại Học
20
P.TGĐ
Chu Trần Trường
1968
Mảng sợi và c.ty
Đại Học
16
P.TGĐ
Lê Minh Thu
1956
Mảng dệt nhuộm
Đại Học
28
P.TGĐ
Nguyễn Thu Hà
1961
Mảng thương mại
Đại Học
24
P.TGĐ
Nguyễn Thanh Bình
1961
Mảng xuất nhập khẩu
Đại Học
24
P.TGĐ
Lê Hương Mai
1961
Hành chính, đời sống
Đại Học
20
KTT
Nguyễn Thị Dung
1965
Tài chính kế toán
Đại Học
20
_ Trình độ kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh.
Tổng công ty dệt may Hà Nội tiền thân là nhà máy sợi được thành lập từ năm 1984. Đến tháng 2/2006 Tổng công ty được thành lập trên cơ sở tổ chức lại công ty Dệt may Hà Nội và hiện nay đang trong quá trình cổ phần hóa. Vì vậy, công ty là một Doanh nghiệp có bề dày hoạt động trong lĩnh vực dệt may, đặc biệt là trong kĩnh vực sản xuất sợi. Tổng công ty đã và đang từng bước khẳng định vị thế của mình trên thị trường trong nước và thế giới.
* Vị thế của Doanh nghiệp trên thị trường.
Tổng công ty dệt may Hà Nội là một trong những Doanh nghiệp lớn có tên tuổi trong lĩnh vực dệt may của Việt Nam hiện nay. Trong những năm qua hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty liên tục tăng trưởng ở mức cao. Sản phẩm của công ty được đánh giá cao về chất lượng tại thị trường trong nước. Liên tục những năm gần đây Tổng công ty đã đạt được danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao, Hàng tiêu dùng được nhiều người yêu thích…”. Tổng công ty dệt may Hà Nội là một trong những Doanh nghiệp lớn của tập đoàn dệt may Việt Nam, là một trong ba Tổng công ty thuộc ngành dệt may (cùng với công ty dệt Phong Phú và công ty may Việt Tiến) được chính phủ chấp thuận cổ phần hóa trong năm 2006. Đối với mặt hàng sợi, ngoài việc đáp ứng được một phần tiêu thụ trong nội bộ (bằng khoảng 37% so với doanh thu bán sợi), sau khi đầu tư mở rộng nhà máy sợi, Tổng công ty đã có thể đáp ứng được tốt hơn các đơn hàng cả về số lượng và chất lượng của các bạn hàng trong và ngoài nước. Đây là một trong những thuận lợi lớn của Tổng công ty trong thời gian tới.
b3. Đánh giá hồ sơ thủ tục pháp lý của dự án
Hồ sơ pháp lý của dự án bao gồm các văn bản pháp lý sau:
(1). Báo cáo Nghiên cứu khả thi dự án “Đầu tư mua sắm 2 máy chải thô, 2 máy cuộn cúi và 5 máy chải kỹ cho nhà máy sợi Hà Nội” được lập tháng 10/2006.
(2). Báo cáo Nghiên cứu khả thi dự án “Đầu tư mua sắm 2 máy ống nối về cho nhà máy sợi Hà Nội” lập tháng 10/2006.
(3). Quy chế tài chính đang áp dụng tại Tổng công ty dệt may Hà Nội (trong đó có quy định về các vấn đề quản lý và sử dụng tài sản của công ty).
(4). Quyết định phê duyệt đầu tư số 190 và 191/TCTDMHN ngày 14/2/2006 của Tổng giám đốc Tổng công ty dệt may Hà Nội.
(5). Các báo cáo của nhà cung cấp thiết bị.
Như vậy, hồ sơ pháp lý của dự án đầu tư đã đầy đủ theo các quy định hiện hành của pháp luật nhà nước Việt Nam và theo những yêu cầu của NHTMCP NTVN.
b4. Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của dự án.
* Giới thiệu về dự án đầu tư
_ Tên dự án: Đầu tư mua sắm thiết bị cho nhà máy sợi thuộc Tổng công ty dệt may Hà Nội.
_ Địa điểm đầu tư: Số 1 Mai Động – Hà Nội
_ Tổng mức đầu tư (USD): 1.809.502 USD
Trong đó : - Chi phí mua sắm thiết bị: 1.701.058 USD
- Chi phí lắp đặt, vận chuyển: 7.453 USD
- Dự phòng phí (5%): 85.426 USD
- Lãi vay trong thời gian xây lắp: 15.565 USD
_ Nguồn vốn đầu tư: 1.809.502 USD
Trong đó: - Vốn tự có: 405.110 USD (chiếm 22% tổng mức đầu tư)
- Vay VCB HN: 1.404.392 USD (78% tổng mức đầu tư)
b4.1. Sự cần thiết đầu tư dự án
Nhà máy sợi thuộc Tổng công ty dệt may Hà Nội được thành lập từ năm 1984. Sau hơn 20 năm hoạt động nhà máy đã có nhiều lần đầu tư đổi mới thay thế thiết bị. Tuy nhiên, sự đầu tư này là không đồng bộ. Hiện nay, nhà máy vẫn đang tận dụng những máy móc đã khấu hao hết để tiếp tục sản xuất. Trong đó, một số máy móc đã không còn phù hợp về mặt về mặt công suất với những máy móc được đầu tư trong giai đoạn gần đây.
Trong thời gian qua, Tổng công ty đã đầu tư thêm 4 máy sợi con nên làm thiếu hụt nguyên liệu đầu vào (qua các khâu chải thô, cuộn cúi, chải kỹ). Cụ thể, sản lượng khâu chải thô thiếu hụt khoảng 700 tấn/năm, khâu chải kỹ 350 tấn/năm. Đồng thời, công ty có nhu cầu đầu tư thay thế một số máy móc đã khấu hao hết, công nghệ lạc hậu như: máy cuộn cúi (bằng máy cuộn cúi mới có các chỉ tiêu định lượng lớn hơn) máy đánh ống nối vê (bằng máy có mức độ tự động hóa cao hơn).
Từ những lập luận trên, việc đầu tư lần này của Doanh nghiệp là cần thiết để Doanh nghiệp có thể đổi mới, đồng bộ hóa năng suất của các máy móc trong dây chuyền sản xuất sợi phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong nước và xuất khẩu trong thời gian tới của doanh nghiệp.
b4.2. Đánh giá khả năng thực hiện dự án của Doanh nghiệp
* Khả năng thu xếp vốn: Phần vốn tự có của tổng công ty có thể tham gia vào dự án là: 14,79 tỷ đồng (tương đương 921.900 USD), bao gồm:
_ Báo cáo tài chính đến thời điểm 30/09/2006, nguồn vốn chủ sở hữu của Tổng công ty có thể đầu tư vào dự án là: 5,53 tỷ đồng (từ lợi nhuận tích lũy chưa phân phối).
_ Phần vốn chủ sở hữu tăng lên sau khi Tổng công ty cổ phần hóa 9,26 tỷ đồng (là giá trị của 336.805 cổ phiếu phát hành thêm theo giá bình quân 27.505 đồng/1 cổ phiếu).
* Khả năng đàm phán mua máy móc và vận hành máy móc thiết bị:
_ Đánh giá về hệ thống thiết bị sẵn có của nhà máy:
Nhà máy sợi được thành lập vào năm 1984. Trong 20 năm hoạt động, nhà máy đã nhiều lần thực hiện đầu tư thay thế, đổi mới thiết bị và mở rộng quy mô hoạt động. Vì vậy, hiện nay dây chuyền sản xuất sợi của nhà máy không phải là dây chuyền đồng bộ. Tuy nhiên, các dây chuyền sản xuất của nhà máy vẫn vận hành ổn định. Điều này chứng tỏ Doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong việc đầu tư thay thế thiết bị, đảm bảo tính tương thích mới trong dây chuyền cũ.
Căn cứ vào bảng theo dõi tài sản cố định tại nhà máy sợi của Doanh nghiệp cho thấy: Trong các thiết bị công nghệ của nhà máy, 69% máy móc thiết bị là còn khá mới với giá trị sử dụng còn lại từ 90% trở lên, 2% máy móc có giá trị sử dụng còn lại từ 75% - 90%. Các thiết bị khác có giá trị sử dụng còn lại trung bình từ 35% - 45% và khá nhiều thiết bị đã khấu hao hết nhưng Doanh nghiệp vẫn tận dụng để sản xuất. Tuy nhiên, với đặc trưng của ngành sản xuất sợi là công nghệ ít thay đổi nên nếu máy móc được bảo hành tốt thì vẫn có thể tận dụng để sản xuất với thời gian tương đối dài (Một số máy móc được Doanh nghiệp đầu tư từ năm 1990 đến nay vẫn có thể sử dụng).
Tóm lại, các dây chuyền sản xuất của nhà máy sợi được đầu tư không đồng bộ về hãng sản xuất nhưng được Doanh nghiệp cân đối đảm bảo sự đồng đều về sản lượng của từng khâu sản xuất và đại đa số các thiết bị còn khá mới. Ngoại trừ 4 dây chuyền xé trộn bông, xơ có giá trên 1 tỷ đồng, các thiết bị đã khấu hao hết đang được tận dụng để sản xuất đều có giá dưới 500 triệu đồng nên việc đầu tư thay thế dần các thiết bị đó Doanh nghiệp có khả năng thu xếp vốn để thực hiện.
_ Đánh giá khả năng đưa thiết bị vào vận hành khai thác của dự án.
Việc đầu tư lần này của Tổng công ty dệt may HN là nhằm đồng bộ hóa công suất của dây chuyền sản xuất (do công ty mới đầu tư bổ sung máy sợi con) và thay thế thiết bị. Vì vậy, công ty sẽ tiếp tục nhập các máy móc của các hãng có uy tín mà công ty đã có kinh nghiệm sử dụng và hiện tại đang được sử dụng tại công ty như Marzoly (Nhật), Rieter (Châu Âu)… Vì vậy, việc lựa chọn nhà cung cấp thiết bị đều phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của dự án và thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Mặt khác, các nhà cung cấp thiết bị mà công ty dự kiến mua máy lần này đều có văn phòng đại diện tại Việt Nam nên việc hỗ trợ lắp đặt thiết bị và bảo hành cũng được bảo đảm.
Như vậy, với nhiều năm kinh nghiệm trong việc đầu tư thay thế thiết bị và theo như kế hoạch mua sắm máy móc của Tổng công ty như mô tả trên cho thấy máy móc được đầu tư lần này là hoàn toàn phù hợp với dây chuyền hiện có và có thể đưa vào vận hành ngay sau khi lắp đặt và dự kiến làm tăng công suất của nhà máy thêm 1.000 tấn sợi/năm, tổng sản lượng của nhà máy sợi khi đạt 100% công suất là 12.724.700 kg.
* Đánh giá khả năng cung cấp đầu vào cho quá trình sản xuất.
_ Yếu tố lao động: Với việc đầu tư thay thế và bổ xung thiết bị lần này, công ty không cần bổ sung thêm lao động trực tiếp mà còn tiết kiệm được nhân lực ở một số khâu sản xuất do đầu tư đổi mới thiết bị hiện đại hơn, mức độ tự động hóa cao hơn. Vì vậy, yếu tố lao động hiện tại của công ty đã đảm bảo cho các hoạt động đầu tư thay thế và mở rộng của dự án.
_ Nguyên vật liệu: Nguyên vật liệu của công ty chủ yếu là các loại bông, xơ…Khi dự án đi vào hoạt động sẽ tiêu thụ hết khoảng 15.290 tấn bông, xơ/1 năm (tăng khoảng 1.300 tấn). Với bề dày hoạt động trong ngành, Tổng công ty đã xây dựng được mối quan hệ uy tín với nhiều nhà cung cấp nước ngoài như Dunavant Enterprises, INC (Mỹ), Tainan Spinning Co (Trung Quốc)… Để chủ động nguồn nguyên liệu sản xuất, Tổng công ty thường duy trì mức dự trữ nguyên liệu tối thiểu đủ để sản xuất trong vòng 2 đến 3 tháng. Mặt khác, Tổng công ty còn ký kết các hợp đồng nguyên tắc về việc cung cấp hàng với một số công ty thương mại chuyên cung cấp bông, xơ như công ty cổ phần Nam Tiến, Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu dệt may… Vì vậy, mức tăng nguyên liệu chính như trên (1.300 tấn/năm) là không đáng kể và Doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu để dự án hoạt động bình thường.
_ Các yếu tố đầu vào khác (điện, nước, nhiên liệu…): Việc đầu tư đổi mới, tăng năng lực sản xuất của công ty làm tăng khoảng 1000 tấn sợi/năm của công ty nên với quy mô mặt bằng, hạ tầng sản xuất hiện tại của nhà máy sợi vẫn có thể đáp ứng tốt các yếu tố đầu vào khác khi tăng năng lực sản xuất như trên.
Như vậy, sau khi đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất Tổng công ty hoàn toàn có thể đảm bảo các yếu tố đầu vào để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh kể cả về yếu tố lao động cũng như nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào khác. Hay nói cách khác hoạt động của Tổng công ty vẫn có thể đảm bảo tính liên tục sau khi mở rộng sản xuất.
* Đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị trường và tiêu thụ sản phẩm
_ Đánh giá thị trường sợi hiện tại của Doanh nghiệp:
Về cơ cấu mặt hàng: các sản phẩm sợi của Tổng công ty rất đa dạng và phong phú, bao gồm các loại sợi nồi cọc (sợi lõi chun và spandex), sợi OE (100% cotton, với chi số sợi có thể đạt là NE 45), các loại sợi PE, Peco…với chất lượng đảm bảo xuất khẩu (đạt mức trên đường 25% thống kê USTER STATISTIC 2001) và đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Về doanh thu và tình hình thanh toán công nợ phải thu: Doanh thu từ hoạt động kinh doanh sợi luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu của Tổng công ty (38 - 40%). Doanh thu tháng 10/2006 của nhà máy sợi đạt xấp xỉ 650 tỷ đồng (chiếm 39,6% tổng doanh thu). Trong đó, doanh thu sợi xuất khẩu là 13,33 triệu USD chiếm 33% doanh thu sợi (thực hiện được 119% kế hoạch xuất khẩu sợi năm 2006) với các thị trường chủ yếu là Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… Tổng công ty có quan hệ thường xuyên cung cấp hàng cho nhiều bạn hàng rộng khắp trên các tỉnh, thành phố như công ty dệt Phong Phú, công ty sản xuất – xuất nhập khẩu dệt may Đà Nẵng, công ty dệt Nam Định… và một phần được tiêu thụ nội bộ trong Tổng công ty (chiếm 30% sản lượng sợi sản xuất của nhà máy). Nhìn chung, việc thanh toán công nợ mặt hàng sợi là khá tốt. Đối với thị trường xuất khẩu, phương thức thanh toán là L/C at sight. Đối với khách hàng nội địa, thời gian thanh toán thông thường là 15-30 ngày sau khi giao hàng. Tuy nhiên, đối với các công ty trong nội bộ Tổng công ty (công ty cổ phần dệt may Hoàng Thị Loan, công ty dệt Hà Đông, trung tâm dệt kim Phố Nối) và các khách hàng lớn (hiện là cổ đông chiến lược của Tổng công ty: công ty Song Hoàng, công ty Vinh Phát) hoặc có quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa (nhập sợi của Tổng công ty và bán lại vải thì có mức công nợ lớn hơn từ 2-17 tỷ đồng, và thời gian thanh toán lâu hơn thường từ 45-60 ngày). Đây đều là các công ty có quan hệ thường xuyên, tín nhiệm với Tổng công ty và đảm bảo thanh toán công nợ tốt.
Mặt khác, hoạt động của nhà máy sợi đã đáp ứng được một phần nhu cầu sử dụng sợi trong nội bộ Tổng công ty. Trong tháng 10/2006, nhà máy sợi đã sản xuất khoảng 2.730 tấn so với giá trị ước tính khoảng 70,55 tỷ đồng.
Tóm lại hoạt động sản xuất kinh doanh sợi là mảng hoạt động mạnh, hiệu quả hiện nay của Tổng công ty và đem lại cho Tổng công ty nguồn lợi nhuận ổn định và nguồn thu ngoại tệ lớn.
_ Đánh giá khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án:
Khi dự án đi vào hoạt động sản lượng sợi của nhà máy tăng khoảng 1.000 tấn/năm (tăng 8,5%). Với thị trường hiện tại của Doanh nghiệp vẫn đảm bảo tốt việc tiêu thụ phần sản lượng tăng thêm trên.
Mặt khác, các sản phẩm của Tổng công ty khá đa dạng. Ngoài mặt hàng sợi là thế mạnh của Tổng công ty, công ty còn cung ứng ra thị trường trong và ngoài nước sản phẩm vải Denim và quần áo từ vải Denim (khoảng 3.000 tấn vải/năm), khăn bông (khoảng hơn 1.000 tấn/năm)…Vì vậy, công ty cũng cần sử dụng đến một lượng lớn sợi các loại để dệt vải. Hiện nay, để khai thác tối đa hiệu quả kinh tế của các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh, Tổng công ty đã cố gắng khai thác và phát triển thị trường trong và ngoài nước cho từng mặt hàng sản xuất. Vì vậy, Tổng công ty chỉ dành một phần sản lượng sợi sản xuất (khoảng 30%) để cung cấp trong nội bộ. Phần nhu cầu sợi còn lại Tổng công ty vẫn đáp ứng bằng cách nhập từ các Doanh nghiệp khác. Vì vậy, với sản lượng gia tăng thêm khoảng 1.000 tấn sợi/năm sau khi dự án đi vào hoạt động góp phần đáp ứng thêm một phần nhu cầu sợi của Tổng công ty trong các hoạt động dệt may và giúp cho Tổng công ty chủ động hơn trong việc đáp ứng các đơn đặt hàng của các bạn hàng trong và ngoài nước, đặc biệt là các bạn hàng Mỹ, nhất là trong tương lai khi Mỹ bỏ “cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam”.Vì vậy, có thể nói việc đầu tư mở rộng lần này đã được đảm bảo đầu ra, khả năng tiêu thụ sản phẩm tốt.
* Tiến độ thực hiện dự án.
Theo kế hoạch của Doanh nghiệp, sau khi thu xếp được các nguồn vốn, Tổng công ty sẽ tiến hành mở thầu và ký hợp đồng cung cấp thiết bị (trong khoảng 1 tháng). Các máy móc sẽ về đầy đủ trong khoảng 6 tháng và thời gian lắp đặt sẽ mất khoản 2 tháng. Như vậy, nếu được NHTMCP NTVN chấp thuận tài trợ dự án này khoảng tháng 9/2008 dự án có thể được đưa vào vận hành khai thác.
* Đánh giá tính đầy đủ của các hạng mục đã được đưa vào để tính toán tổng mức đầu tư tài sản cố định của dự án.
_ Tổng mức đầu tư dự án (1.809.502 USD) gồm các yếu tố chính sau:
Chi phí mua sắm thiết bị: 1.701.058 USD
Chi phí lắp đặt, vận chuyển: 7.453 USD
Dự phòng phí: 85.426 USD
Lãi vay trong thời gian xây lắp: 15.565 USD.
Qua xem xét các hồ sơ trên cho thấy, Doanh nghiệp đã đưa vào đầy đủ các hạng mục để tính toán tổng mức đầu tư tài sản cố định.
b4.3. Đánh giá hiệu quả tài chính của dự án
* Hiệu suất khai thác của dự án:
Tổng công ty dệt may Hà Nội là doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dệt may. Hiện nay, các máy móc của nhà máy sợi đều được vận hành ở mức công suất cao (công ty thường xuyên hoạt động liên tục 3 ca/ngày, 26 ngày/tháng). Những máy móc nhập khẩu lần này công ty cũng đã từng nhập khẩu và sử dụng. Vì vậy, khi các máy móc trên được lắp đặt thì công ty cũng đã từng nhập khẩu và sử dụng. Vì vậy, khi các máy móc trên được lắp đặt thì công ty có khả năng đem vào khai thác ngay và vận hành ở mức cao.
Căn cứ vào thực tế vận hành máy móc của các Doanh nghiệp, cán bộ thẩm định NHTMCP NTVN ước tính công suất thực tế dự án đạt 95% hàng năm.
* Thẩm định doanh thu của dự án:
Với mức công suất thực tế như trên, dự án có thể sản xuất ra 12.088.465 kg sợi/năm. Về đơn giá của sản phẩm: Căn cứ vào đơn giá sản phẩm tối thiểu gần nhất được công bố của Doanh nghiệp cho các mặt hàng thông dụng ngày 8/10/2006.
Với mức công suất thực tế và đơn giá sản phẩm như trên, dự án có thể đem lại doanh thu khoảng 27.173.938 USD/năm (Chi tiết: bảng 5 phụ lục)
* Thẩm định chi phí của dự án:
_ Chi phí biến đổi:
Chi phí cho nguyên vật liệu chính (Bông, xơ): là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất (65%) trong tổng chi phí hàng năm của dự án. Chi phí trên được tính toán trên cơ sở định mức tiêu hao nguyên vật liệu bông, xơ của Tổng công ty cho từng loại mặt hàng với đơn giá bông bình quân là 1,3USD/kg và 1,4USD/kg xơ.
Chi phí nguyên vật liệu phụ (ống giấy), chi phí nhân công trực tiếp, điện sản xuất được tính toán trên cơ sở định mức tiêu hao của doanh nghiệp và đơn giá hiện tại.
Chi phí bán hàng, quản lý chung chiếm khoảng 3% doanh thu.
Lãi vay vốn lưu động: với vòng quay vốn lưu động ước tính bằng 3 vòng khi dự án đi vào hoạt động (Bằng vòng quay vốn lưu động hiện tại của Tổng công ty) và cân đối với vốn lưu động được tính cụ thể (Bảng 7 phần phụ lục).
Chi phí sửa chữa thường xuyên: ước tính bằng 2% tổng doanh thu của dự án.
_ Chi phí cố định: các khoản chi phí cố định của dự án gồm:
Khấu hao tài sản cố định: Căn cứ theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài Chính về Ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định và tình hình thực tế sử dụng tài sản cố định của Tổng công ty.
Lãi vay đầu tư: Theo kế hoạch trả nợ.
Chi phí quản lý cố định và bán hàng: Tính bằng 3% tổng doanh thu.
Chi phí sửa chữa lớn: Ước tính bằng 2% doanh thu.
_ Chi phí khác: Ước tính bằng 2% doanh thu.
* Một số chỉ tiêu tính hiệu quả tài chính của dự án:
_ Lợi nhuận bình quân: 554.696 USD/năm (Chi tiết bảng 7 phần phụ lục)
_ Giả thiết: dòng đời dự án là 5 năm (bằng thời gian hoàn trả các khoản nợ vay của Tổng công ty), Giá trị thanh lý tài sản bằng giá trị còn lại của tài sản cố định. Do tài sản hình thành từ dự án chiếm 22% tổng mức đầu tư của nhà máy nên cán bộ thẩm định chỉ lấy 22% lợi nhuận của toàn nhà máy để tính toán hiệu quả tài chính của dự án đầu tư. Như vậy giá trị hiện tại thuần và tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ của dự án được tính như sau:
_ NPV: 275.056,08 USD > 0 (Phụ lục : Bảng 8)
_ IRR: 11,5% > 7% (Phụ lục : Bảng 8)
_ Điểm hòa vốn: 67,86% (Phụ lục : Bảng 10)
_ Thời gian thu hồi vốn vay: 4,82 năm (Phụ lục : Bảng 10)
Như vậy dự án đầu tư là có hiệu quả về mặt tài chính.
b5. Phân tích độ nhạy của dự án (trường hợp giá nguyên vật liệu chính thay đổi).
Trong các yếu tố cấu thành chi phí của dự án, giá nguyên vật liệu chính biến động nhiều nhất. Trong năm qua, giá bông xơ đã giao động trong biên độ khoảng 15%. Trong khi đó, chi phí nguyên liệu chính lại chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các hạng mục chi phí. Với tỷ suất lợi nhuận khá thấp như ngành sợi hiện nay thì dự án khó có thể đem lại hiệu quả khi giá nguyên liệu chính biến động từ 3% trở lên
Tuy nhiên trên thực tế các Doanh nghiệp sản xuất sợi của Việt Nam đều có kế hoạch dự trữ tồn kho nguyên liệu bông, xơ (thường khoảng 2-3 tháng) để chủ động trong sản xuất và chủ động đối phó với biến động giá cả. Trong điều kiện giá bông, xơ tăng trong một thời gian khá dài và Doanh nghiệp đã phải sử dụng hết tồn kho nguyên liệu cũ thì lúc đó Doanh nghiệp buộc phải tăng giá bán sợi. Như vậy, giá bán sợi luôn biến động cùng chiều với giá nguyên vật liệu bông, xơ nhưng có một độ trễ nhất định.
b6. Đánh giá về thị trường của sản phẩm và khả năng phát triển, mở rộng dự án trong tương lai.
Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể với tốc độ trên dưới 20%/năm. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành đạt khoảng 5,93 tỷ USD, dự kiến đến năm 2010 sẽ đạt 10 tỷ USD và đứng trong top 10 nước xuất khẩu dệ may lớn nhất thế giới.
Để tạo được sản lượng và doanh thu theo kế hoạch như trên thì sự phát triển đồng bộ của những ngành công nghiệp phụ trợ là rất cần thiết. Mà hiện nay, ngành sợi trong nước chỉ đáp ứng chưa đến 30% nhu cầu dệt may trong nước. Vì vậy, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất sợi để tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và nâng cao chất lượng sản phẩm để phát triển mạnh thị trường xuất khẩu là hướng đi đúng, phù hợp với xu hướng thị trường dệt may hiện nay.
b7. Những rủi ro với dự án và biện pháp giảm thiểu của Tổng công ty.
_ Rủi ro về giá nguyên vật liệu đầu vào: Đây là rủi ro chính của ngành sản xuất sợi Việt Nam trong điều kiện 90% nguyên liệu bông, xơ của Việt Nam phải nhập khẩu. Mà giá các nguyên liệu này biến động mạnh do phụ thuộc vào giá dầu thô và diện tích, sản Lượng bông tự nhiên của thế giới. Trong khi đó, độ nhạy của dự án lại thấp.
Để hạn chế rủi ro trên, ngành dệt may đã xây dựng kế hoạch chi tiết phát triển vùng nguyên liệu bông và tơ tằm (đến năm 2010 Việt Nam sẽ có 100.000 ha diện tích trồng bông và 40.000 ha diện tích trồng dâu) để chủ động về nguyên liệu dệt, hạ giá thành sản phẩm và thu hẹp nhập khẩu nguyên liệu. Mặt khác Doanh nghiệp cũng cần chủ động trong việc dự trữ hợp lý nguyên vật liệu, giảm thiểu ảnh hưởng của sự biến động giá cả tới quá trình sản xuất.
_ Rủi ro về nguồn trả nợ: Tổng công ty nhận và trả nợ vay bằng ngoại tệ. Trong khi đó, Tổng công ty cần sử dụng một lượng ngoại tệ lớn để nhập khẩu nguyên vật liệu mà khối lượng hàng xuất khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ chiếm 40% tổng doanh thu. Việc này có thể dẫn đến sự thiếu hụt về nguồn ngoại tệ để trả nợ ngân hàng. Đồng thời Tổng công ty có thể phải chịu rủi ro về tỷ giá khi mua ngoại trả nợ ngân hàng. Vì vậy, để đảm bảo kiểm soát được nguồn trả nợ của Tổng công ty ngân hàng cần yêu cầu Tổng công ty chuyển một phần doanh thu từ xuất khẩu sợi được thanh toán qua NHTMCP NTVN và có các biện pháp thu hút thêm các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của Tổng công ty về NHTMCP NTVN.
b8. Biện pháp bảo đảm tiền vay
Tổng công ty bảo đảm tiền vay bằng toàn bộ các máy móc thiết bị hình thành từ dự án
b9. Kết luận của cán bộ thẩm định phòng ĐTDA NHTMCP NTVN.
Từ những ý kiến phân tích đánh giá nêu trên, tổ đầu tư dự án phòng quản lý rủi ro tín dụng NHTMCP NTVN đã đề nghị cho vay đối với Tổng công ty dệt may Hà Nội như sau:
_ Số tiền cho vay: 1.404.392 USD (chiếm 78% tổng vốn đầu tư)
_ Thời hạn vay: 60 tháng (5 năm) trong đó: thời gian ân hạn 3 tháng và thời gian thu hồi nợ gốc là 57 tháng.
_ Thời hạn rút vốn: 9 tháng.
_ Mục đích sử dụng vốn vay: Đầu tư mua sắm một số máy móc thiết bị cho nhà máy sợi Hà Nội.
_ Phương thức trả nợ: Lãi trả hàng tháng, gốc trả 3 tháng/1 lần.
_ Biện pháp bảo đảm tiền vay: thế chấp bằng toàn bộ các máy móc thiết bị hình thành từ dự án.
_ Điều kiện cho vay: Trước khi giải ngân, phòng quan hệ khách hàng hoàn thành thủ tục ký kết hợp đồng thế chấp tài sản đảm bảo ( hợp đồng khung). Ngay khi tài sản từ dự án hình thành phòng quan hệ khách hàng thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định.
NHTMCP NTVN giải ngân theo tỷ lệ 83/17 cho từng hạng mục thiết bị.
Tổng công ty dệt may Hà Nội có cam kết bằng văn bản về việc tận dụng các nguồn thu nhập khác của Tổng công ty để trả nợ khoản vay ngân hàng trong từng trường hợp hoạt động của nhà máy sợi không đủ để trả nợ vay và thực hiện thanh toán khoảng 10% doanh thu xuất khẩu của nhà máy sợi qua NHTMCP NTVN.
Tổng công ty dệt may Hà Nội phải cam kết mua bảo hiểm cho toàn bộ tài sản đảm bảo, trong đó chỉ định rõ người thụ hưởng thứ nhất là NHTMCP NTVN.
_ Quản lý món vay: Phòng quan hệ khách hàng theo dõi chặt chẽ tiến trình cổ phần hóa của Tổng công ty để thực hiện ký kết hợp đồng tín dụng, giải ngân đúng đối tượng khách hàng và phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật về vấn đề thừa kế các quyền lợi, nghĩa vụ của công ty sau khi chuyển đổi loại hình Doanh nghiệp (từ Tổng công ty nhà nước sang Tổng công ty cổ phần).
Phòng quan hệ khách hàng thực hiện giải ngân đối với dự án và phải tuân thủ theo các điều kiện thanh toán quy định tại các Hợp đồng tín dụng và các hướng dẫn, quy định về tín dụng hiện hành của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam.
Cán bộ quan hệ khách hàng thực hiện kiểm soát trong và sau khi cho vay đối với dự án ít nhất 6 tháng/lần và gửi về phòng quản lý rủi ro tín dụng để cùng phối hợp quản lý món vay.
Nhận xét: quy trình thẩm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3436.doc