Luận văn Hoàn thiện công tác thẩm định rủi ro tài chính trong tín dụng dựán đầu tư tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trước đây trong nền kinh tếtập trung bao cấp, hệthống ngân hàng Việt Nam

là ngân hàng một cấp và cho đến cuối năm 1987 vẫn chưa có ngân hàng thương

mại. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng huy động và chức năng cho vay,

việc cho vay còn theo cơchếban cho, các đơn vịvay vốn chủyếu là thành phần

kinh tếquốc doanh.

Đặc biệt, trong lĩnh vực cho vay đối với các công trình xây dựng cơbản, các

dựán đầu tưthì việc cho vay của ngân hàng thực hiện theo kếhoạch được duyệt,

ngân hàng ít quan tâm đến tính khảthi cũng nhưhiệu quảcủa dựán.

Mặt khác, việc cho vay trung dài hạn đối với các dựán đầu tư đểcải tiến kỹ

thuật, mởrộng sản xuất, ngân hàng cũng chưa có những quy định hoặc những

hướng dẫn cụthểvềphương pháp, kỹthuật thẩm định dựán đầu tư. Do vậy công

tác thẩm định đểcho vay đối với các dựán đầu tưcòn sơsài và chưa thống nhất.

Các nội dung thẩm định chỉnêu chung chung vềsựcần thiết của dựán đầu tưcùng

với một sốchỉtiêu tính toán hiệu quảkinh tếso sánh trước và sau khi đầu tư.

pdf64 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2052 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác thẩm định rủi ro tài chính trong tín dụng dựán đầu tư tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng chỉ dừng lại ở việc đánh giá các chỉ tiêu hiệu quả tài chính một cách cứng nhắc trong trạng thái tĩnh và không quan tâm đến sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố rủi ro liên quan đến kết quả cần thẩm định mà phải xem xét ở trạng thái luôn biến đổi của các yếu tố rủi ro và trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa chúng có khả năng ảnh hưởng đến kết quả của dự án. Nói đến dự án tức là nói đến những gì hình thành trong tương lai được xây dựng trên những thông tin có được trong quá khứ và hiện tại, mà một điều chắc chắn trong tương lai đó là không có gì chắc chắn cả. Do vậy việc phân tích và lượng hóa các rủi ro trong tương lai ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án là vấn đề hết sức quan trọng mà các tổ chức tín dụng cần phải quan tâm nhằm đưa ra các giải pháp hạn chế rủi ro trước khi đưa ra các quyết định tín dụng. Phương pháp phân tích mô phỏng Monte Carlo là một trong những kỹ thuật hiện đại đáp ứng được yêu cầu này. -24- CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH RỦI RO TÀI CHÍNH TRONG TÍN DỤNG DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 2.1. Khái quát công tác thẩm định tín dụng dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 2.1.1. Sơ lược quá trình phát triển của công tác thẩm định tín dụng dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Trước đây trong nền kinh tế tập trung bao cấp, hệ thống ngân hàng Việt Nam là ngân hàng một cấp và cho đến cuối năm 1987 vẫn chưa có ngân hàng thương mại. Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng huy động và chức năng cho vay, việc cho vay còn theo cơ chế ban cho, các đơn vị vay vốn chủ yếu là thành phần kinh tế quốc doanh. Đặc biệt, trong lĩnh vực cho vay đối với các công trình xây dựng cơ bản, các dự án đầu tư thì việc cho vay của ngân hàng thực hiện theo kế hoạch được duyệt, ngân hàng ít quan tâm đến tính khả thi cũng như hiệu quả của dự án. Mặt khác, việc cho vay trung dài hạn đối với các dự án đầu tư để cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, ngân hàng cũng chưa có những quy định hoặc những hướng dẫn cụ thể về phương pháp, kỹ thuật thẩm định dự án đầu tư. Do vậy công tác thẩm định để cho vay đối với các dự án đầu tư còn sơ sài và chưa thống nhất. Các nội dung thẩm định chỉ nêu chung chung về sự cần thiết của dự án đầu tư cùng với một số chỉ tiêu tính toán hiệu quả kinh tế so sánh trước và sau khi đầu tư. Khi nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, công tác thẩm định tín dụng đầu tư theo dự án tại các ngân hàng thương mại đã có một bước chuyển đáng kể. Các dự án đầu tư đã dần dần được phân tích, thẩm định trên nhiều nội dung quan trọng như yếu tố về thị trường, kinh tế xã hội, kỹ thuật và tài chính… -25- Trong thời gian này, các tài liệu về khoa học thẩm định dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam bắt đầu được phổ biến. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại ngày càng cao, đòi hỏi tính hiệu quả của dự án khi vay vốn, công tác thẩm định tín dụng dự án đầu tư ngày càng hoàn chỉnh, khoa học hơn, từng bước đã tiến dần đến hòa nhập với thế giới về kỹ thuật thẩm định. Việc tính toán các chỉ tiêu thẩm định đã quan tâm đến vấn đề giá trị thời gian của tiền tệ, quan tâm đến các chỉ tiêu đánh giá về khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ, đã phân tích được vòng đời của dự án thay vì áp đặt lịch trả nợ vay của ngân hàng. 2.1.2. Những tác động đến hoạt động tín dụng dự án đầu tư của các ngân hàng thương mại Việt Nam Có thể khái quát các thời cơ và thách thức hiện nay đối với hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng dự án đầu tư đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng như sau: - Chính sách ưu tiên đẩy mạnh xuất khẩu của Chính phủ: Để triển khai định hướng này, vừa qua Chính phủ đã thực thi hàng loạt các giải pháp như giảm thuế xuất khẩu; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư…và mới đây nhất là việc thành lập quỹ hỗ trợ tín dụng xuất khẩu. Theo đó trong hàng loạt các mặt hàng truyền thống chiếm tỷ trọng vay lớn của các ngân hàng thương mại trong thời gian qua như gạo, thủy sản, cà phê, hạt điều, cao su, may mặc, giày da… thì nhiều mặt hàng được nằm trong danh mục được vay vốn ưu đãi giờ đây được chuyển cho quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện. Như vậy định hướng ưu tiên đẩy mạnh xuất khẩu của chính phủ một mặt có tác động thuận lợi đến hoạt động đầu tư của các ngân hàng trong lĩnh vực xuất khẩu, đồng thời cũng là một thách thức lớn vì các ngân hàng thương mại sẽ phải đối mặt với việc chuyển dời vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu lớn sang quỹ hỗ trợ phát triển, thị phần cho vay của các ngân hàng thương mại chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng. -26- - Xuất hiện nhân tố thuận lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: Tình hình chính trị và trật tự xã hội tại Việt Nam đang được đánh giá có độ an toàn cao trong vùng, tốc độ phát triển kinh tế đạt mức tăng trưởng cao và ổn định liên tục qua các năm, đảm bảo các điều kiện làm ăn yên ổn lâu dài. Chính vì vậy rất có khả năng các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chuyển dịch vùng đầu tư từ các nước kém an toàn sang Việt Nam, theo đó mức tăng trưởng tín dụng cũng tiếp tục được duy trì ở mức cao. Đây vừa là mặt thuận lợi vừa là thách thức cho các ngân hàng thương mại Việt Nam đối với hoạt động tín dụng dự án đầu tư. Bảng 1: Mức tăng trưởng GDP và tín dụng từ 1999 - 2003: Năm Mức tăng trưởng GDP (%) Mức tăng trưởng tín dụng (%) 1999 4,77 24,1 2000 6,57 32,9 2001 6,84 27,1 2002 7,04 27,9 2003 7,24 26,6 2004 7,7 24 2005 (ước tính) 8,5 25 Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đồ thị 1: Mức tăng trưởng GDP và mức tăng trưởng tín dụng qua các năm. Mức tăng trưởng GDP (%) - 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 1999 2001 2003 2005 (ước tính) -27- Mức tăng trưởng tín dụng (%) - 10.00 20.00 30.00 40.00 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 (ước tính) Tiến trình hội nhập quốc tế thông qua việc Việt Nam đang và sẽ trở thành thành viên chính thức các tổ chức AFTA, WTO… chắc chắn sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức cho các ngân hàng thương mại trong nước đầu tư, tài trợ vốn cho các dự án xuất nhập khẩu, nhất là cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. - Nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn: Để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, các ngành công nghiệp mũi nhọn như dầu khí, điện lực, viễn thông, giao thông, xi măng, sắt thép, đóng tàu… đều đang phát triển, triển khai các dự án lớn. Nhu cầu vốn cho các dự án này là rất lớn. Tuy nhiên dư nợ tín dụng đáp ứng cho nền kinh tế thời gian qua chỉ mới đạt xung quanh 55% GDP, thấp xa so với mức trên 80% của các nước trong khu vực. Do môi trường kinh doanh được cải thiện nên thành phần kinh tế tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tỏ ra yên tâm hơn trong đầu tư. Tính chung trong gần bốn năm qua có gần 80.000 doanh nghiệp được thành lập trong cả nước. Các hộ nông dân phát triển theo xu hướng hình thành các trang trại trồng cây công nghiệp, nuôi trồng theo phương pháp công nghiệp… Nhu cầu vốn tăng lên nhanh chóng và các khoản vay ở dạng dự án cũng tăng lên nhanh chóng. -28- - Chủ trương nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các ngân hàng thương mại trong đầu tư cho vay: Cơ chế chính sách của Nhà nước tiếp tục được ban hành theo hướng thông thoáng hơn, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các ngân hàng thương mại trong việc cấp tín dụng đến khách hàng. Đặc biệt là Quyết định 1627/QDĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay; Nghị định 85/2002/NĐ- CP của Chính phủ và Thông tư 07/2003/TT-NHNN ngày 19/5/2003 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về hướng dẫn thực hiện cơ chế bảo đảm tiền vay; Luật sửa đổi luật tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/10/2004 theo hướng giao quyền chủ động nhiều hơn cho các tổ chức tín dụng. Như vậy định hướng đa dạng hóa khách hàng, đa dạng hóa danh mục đầu tư của các ngân hàng thương mại có điều kiện tốt để triển khai. - Xu hướng phát triển của nền kinh tế: Xu hướng chuyển sang đầu tư dự án, mở rộng sản xuất kinh doanh thay vì đơn thuần kinh doanh thương mại tiếp tục phổ biến và có hướng phát triển nhanh trong thời gian tới của các thành phần kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng thương mại cho vay các dự án trung dài hạn nhưng đồng thời cũng tạo ra những thách thức trong quản trị thanh khoản và cân đối vốn. Định hướng chiến lược của Nhà nước là phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn. Đây chính là cơ hội để các ngân hàng thương mại thực hiện việc cho vay trung dài hạn đối với các dự án trọng điểm của Nhà nước, nhưng cũng là thách thức trong việc thẩm định và đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn. - Mức độ cạnh tranh cho vay giữa cá ngân hàng thương mại ngày càng trở nên gay gắt: Mặc dù nhu cầu vốn của nền kinh tế là rất lớn song nhìn chung do tình hình tài chính của các doanh nghiệp chưa thực sự mạnh, phát triển sản xuất kinh doanh chưa ổn định, năng lực quản trị còn yếu kém… Vì vậy số lượng các dự án kinh doanh khả thi và hiệu quả không nhiều. Trong khi đó lãi suất huy động vốn của các -29- ngân hàng thương mại ngày càng manh tính cạnh tranh vì vậy ảnh hưởng đến tình hình tài chính của mỗi ngân hàng cũng như của chung các ngân hàng thương mại. Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt động tín dụng đầu tư dự án, ngoài những khách hàng chủ yếu là doanh nhiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong thời gian tới các ngân hàng này sẽ mở rộng sang các đối tượng cho vay khác nhằm cạnh tranh, giành giật thị phần từ hệ thống ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng thương mại nhà nước nói riêng, vốn là các ngân hàng có thế mạnh trong lĩnh vực này. 2.2. Thực trạng công tác thẩm định tín dụng dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 2.2.1. Những hiệu quả đạt được từ tín dụng dự án đầu tư a. Đáp ứng vốn cho nền kinh tế Trong những năm qua công tác thẩm định dự án đã góp phần cung ứng vốn tín dụng để đáp ứng nhu cầu vốn trung dài hạn cho nền kinh tế. Điều này thể hiện ở tỷ trọng dư nợ tín dụng trung dài hạn ngày càng tăng trong tổng dư nợ của toàn nền kinh tế. Bảng 2: Cơ cấu tín dụng phân theo thành phần kinh tế và thời hạn tín dụng từ năm 1999 -2003: Đơn vị tính: tỷ đồng Theo thời hạn tín dụng Năm Tổng dư nợ tín dụng Ngắn hạn Tỷ trọng (%) Trung dài hạn Tỷ trọng (%) 1999 139.180 89.120 64,3 49.896 35,7 2000 184.936 118.359 64 66.577 36 2001 225.704 142.194 63 83.510 37 2002 286.644 171.985 60 114.665 40 2003 365.300 212.970 58,3 152.330 41,7 (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) -30- Đồ thị 2: Cơ cấu tín dụng 0 10 20 30 40 50 60 70 1999 2000 2001 2002 2003 Tỷ trọng ngắn hạn (%) Tỷ trọng trung dài hạn (%) Bảng trên cho thấy dư nợ tín dụng ngày càng tăng qua các năm, trong đó dư nợ tín dụng trung dài hạn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ, góp phần đáp ứng vốn cho hoạt động và tăng trưởng của toàn nền kinh tế. Kết quả đó có sự đóng góp một phần rất lớn từ công tác thẩm định dự án đầu tư vì một trong những vấn đề cốt lõi quyết định hiệu quả công tác cho vay đầu tư dự án đó là chất lượng công tác thẩm định trong toàn bộ quy trình tín dụng. Bảng 3: Tỷ trọng dư nợ trung dài hạn trong tổng dư nợ tại các Ngân hàng thương mại Nhà nước: Đơn vị tính: % Tên ngân hàng / Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 NH NN&PTNT 39,0 42,0 42,8 42 41,5 44,1 NH Đầu tư & Phát triển 54,0 51,0 52,0 53 49 47 NH Công Thương 20,0 25,2 30,6 40,0 41,4 40,4 NH Ngoại Thương 30,0 19,7 16,8 35 45 48,0 Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng thương mại Nhà nước -31- Đồ thị 3: Tỷ trọng dự nợ trung dài hạn của các ngân hàng thương mại Nhà nước: 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 1999 2000 2001 2002 2003 2004 NH NN&PTNT NH Đầu tư & Phát triển NH Công Thương NH Ngoại Thương b. Các ngân hàng thương mại đã xây dựng quy trình tín dụng mang tính khoa học Trước năm 2004 tại các ngân hàng thương mại nhà nước chưa có ngân hàng nào xây dựng sổ tay tín dụng một cách thống nhất và khoa học mà chỉ là tập hợp các văn bản hay tài liệu hướng dẫn. Cho đến năm 2004 các ngân hàng thương mại Nhà nước đã xây dựng được sổ tay (hay cẩm nang) tín dụng, trong đó đã thiết lập được quy trình tín dụng nói chung và tín dụng theo dự án nói riêng một cách có hệ thống và khoa học, toàn bộ là phiên bản 1. Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam đưa vào lưu hành tháng 9/2004; Ngân hàng Công Thương Việt Nam lưu hành tháng 10/2004; Ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long lưu hành đầu năm 2004; Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam đưa vào lưu hành từ tháng 1/2004; Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam lưu hành tháng 7/2004. c. Ứng dụng sự phát triển của công nghệ thông tin và khoa học thẩm định dự án đầu tư Trong vài năm trở lại đây, sự phát triển của ngành công nghệ thông tin đã hỗ trợ rất nhiều cho công tác thẩm định dự án đầu tư, nhất là nguồn thông tin phục vụ thẩm định thông qua Internet. Thông qua Inernet, nguồn thông tin và dữ liệu từ các lĩnh vực, ngành nghề được cập nhật phong phú, đa dạng và dễ dàng truy cập đã tạo -32- điều kiện thuận tiện cho việc tìm kiếm, truy cập thông tin về các yếu tố liên quan đến dự án đầu tư phục vụ cho công tác thẩm định. Bên cạnh đó, thông tin về khách hàng, tình hình tài chính và tình hình quan hệ tín dụng từ trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước (CIC) đã có thể được truy cập một cách trực tiếp giúp cho việc nắm bắt thông tin về khách hàng một cách khá hiệu quả và nhanh chóng. Việc áp dụng sự phát triển của môn khoa học thẩm định dự án cũng đã góp phần hỗ trợ và nâng cao khả năng thẩm định dự án đầu tư của các ngân hàng thương mại và kỹ năng thẩm định của cán bộ thẩm định. Thẩm định tài chính dự án đã tính đến giá trị tiền tệ theo thời gian, tính đến yếu tố thị trường… 2.2.2. Những hạn chế trong công tác thẩm định tín dụng dự án đầu tư a. Quy mô và hiệu quả của tín dụng dự án đầu tư còn thấp - Về quy mô tín dụng: Bảng 4: Cơ cấu dư nợ phân theo thành phần kinh tế từ năm 1999 – 2003: Đơn vị tính: Tỷ đồng Theo thành phần kinh tế Năm Tổng dư nợ tín dụng Quốc doanh Tỷ trọng (%) Ngoài quốc doanh Tỷ trọng (%) 1999 139.180 103.506 75 35.510 25 2000 184.936 136.853 74 48.083 26 2001 225.704 165.862 73,5 59.812 26,5 2002 286.644 209.250 73,3 77.394 26,7 2003 365.300 260.824 71,4 104.476 28,6 (Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam). -33- Đồ thị 4: Tỷ trọng dư nợ theo thành phần kinh tế 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 1999 2000 2001 2002 2003 Tỷ trọng quốc doanh (%) Tỷ trọng ngoài quốc doanh (%) Bảng trên đây cho thấy dư nợ cho vay thành phần kinh tế quốc doanh vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu (hơn 70%) mặc dù có xu hướng giảm dần nhưng không nhiều. Điều đó một phần cho thấy với tỷ trọng dư nợ trung bình khoảng 40% trong tổng dư nợ, tín dụng trung dài hạn chưa nâng cao khả năng đáp ứng vốn cho thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nhằm góp phần thúc đẩy thành phần kinh tế này phát triển, mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất. - Về chất lượng tín dụng: Bảng 5: Tỷ lệ nợ quá hạn theo đánh giá của Quỹ tiền tệ quốc tế - IMF qua các năm (tỷ lệ %): Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 Toàn hệ thống 13,2 13,1 9,3 9,25 8,02 NHTM Nhà nước 11,1 11,0 9,1 8,7 7,20 NH TMCP 23,0 24,4 23,8 22,4 20,4 NHLD& Chi nhánh nước ngoài 0,42 0,51 0,55 0,52 0,50 Nguồn: Đề tài nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp bộ: Những giải pháp chủ yếu và bước đi cho quá trình tự do hóa tài chính và hội nhập quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam (số liệu: IMF). -34- Đồ thị 5: Tỷ lệ nợ quá hạn 0.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 1999 2000 2001 2002 2003 Toàn hệ thống NHTM Nhà nước NHTM Cổ phần NHLD & Chi nhánh nước ngoài Theo số liệu về nợ quá hạn của IMF như trên thì tỷ lệ nợ quá hạn của toàn nền kinh tế trong những năm qua là rất cao so với tỷ lệ nợ quá hạn trong mức an toàn 5% theo thông lệ quốc tế. Số liệu về tỷ lệ nợ quá hạn nêu trên đã một phần phản ánh thực trạng yếu kém trong công tác quản lý rủi ro của các ngân hàng thương mại thời gian qua trong đó có công tác thẩm định dự án, bởi vì dư nợ cho vay trung dài hạn trong giai đoạn hiện nay chiếm khoảng 40% tổng dư nợ toàn nền kinh tế. b. Chưa xây dựng chi tiết khung phân tích tài chính thống nhất khi thẩm định dự án đầu tư Thực tế hiện nay việc thẩm định tín dụng dự án đầu tư tại các ngân thương mại chủ yếu dựa vào số liệu tổng quát được cung cấp bởi các nhà đầu tư, chưa xây dựng được một khung phân tích thẩm định tài chính dự án đầu tư một cách chi tiết. Mục đích cuối cùng của việc thẩm định dự án là dựa trên kết quả của các chỉ tiêu thẩm định để trả lời câu hỏi: dự án có giá trị hay không, có nên đầu tư hay không? Các kết quả thẩm định dù trên quan điểm của nhà đầu tư, quan điểm của nhà tài trợ đều phải dựa vào nền tảng của các phân tích bộ phận như: Doanh thu, chi phí, thu nhập do dự án mang lại… Nền tảng này cần được thiết kế thành khung phân tích dự án đầu tư và được trình bày bằng một bảng phân tích dự án. Bảng phân tích này bắt đầu từ cơ sở dữ liệu – có được từ những nghiên cứu nhu cầu, khối lượng hoạt động, -35- ước tính giá trị đầu tư, kế hoạch tài chính và tài trợ… cho đến dòng ngân lưu của từng khoản mục. Nội dung bảng phân tích gồm các bảng chi tiết: - Bảng thông số: Nhằm mục đích thiết lập các thông số cơ sở (dữ liệu gốc) dùng để tính toán trong quá trình thẩm định dự án. Nó bao tất cả các số liệu, chỉ tiêu, thông số như: công suất, sản lượng, giá bán, tổng chi phí đầu tư, nội dung đầu tư, cơ cấu tài chính, suất chiết khấu, tài trợ vốn, lãi suất tiền vay: nội địa, nước ngoài, vốn lưu động dự kiến, thuế, lạm phát, tỷ giá hối đoái… - Bảng chỉ số lạm phát và tỷ giá hối đoái: Lạm phát và tỷ giá hối đoái là những nhân tố rất quan trọng tác động đến kết quả thẩm định dự án. Do đó việc xác định, xem xét tỷ lệ lạm phát và tỷ giá hối đoái trong suốt vòng đời dự án là việc không thể không thực hiện. Việc xác định chính xác tỷ lệ lạm phát cho năm kế tiếp đã là một việc khó khăn thì việc xác định tỷ lệ lạm phát trong suốt vòng đời dự án tức ở tương lai càng xa thì càng là một việc không tưởng. Để giải quyết vấn đề này, trong thực tế các nhà thẩm định dự án giải quyết theo hai hướng sau: thứ nhất, sử dụng mô hình kinh tế lượng để dự báo lạm phát và tỷ giá trong suốt vòng đời dự án. Hướng giải quyết này cho kết quả khá chính xác nhưng đòi hỏi cần phải có nhiều số liệu từ quá khứ và lập mô hình kinh tế lượng khá phức tạp, khó khăn. Một hướng giải quyết đơn giản hơn là dự báo tỷ lệ lạm phát trong năm kế tiếp và giả định tỷ lệ này là không đổi trong suốt vòng đời dự án. Phương pháp này cũng giả định rằng tỷ giá hối đoái sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát. - Lịch đầu tư: Thể hiện các khoản chi phí, bao gồm các khoản trợ cấp, trợ giá của chính phủ, cần phải thực hiện từ khi triển khai tới khi dự án bắt đầu đi vào hoạt động bình thường. Từng khoản chi phí đầu tư này cần phải được xác định theo năm, được dự kiến từ lúc bắt đầu quan tâm và nghiên cứu dự án. - Kế hoạch doanh thu: Để xác định doanh thu cần phải lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch sản lượng và dự kiến giá bán trong suốt vòng đời của dự án. Giá bán sản phẩm của dự án cần phải xác định thay đổi theo từng năm. Muốn vậy giá bán sản phẩm dự kiến khi triển khai dự án được nhân với chỉ số lạm phát qua các năm đã được xác định ở bảng lạm phát. -36- - Kế hoạch chi phí hoạt động: Bao gồm tất cả các chi phí phát sinh kể từ khi dự án đi vào hoạt động bình thường. Từng khoản chi phí này cần được xác định theo từng năm mà ta dự kiến nó xảy ra. - Lịch vay và trả nợ: Được xây dựng nhằm mục đích xác định các khoản nợ vay tài trợ cho dự án và các khoản trả lãi nợ vay. Tất cả các khoản này đều phải tính tới tác động của lạm phát, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn để thực hiện dự án và không tính hết các chi phí để trả lãi vay. Các lịch vay và trả nợ sẽ bao gồm: + Lịch vay nội địa (tính bằng nội tệ). + Lịch vay nước ngoài (tính bằng ngoại tệ). + Lịch vay nước ngoài quy đổi ra nội tệ. - Tính toán vốn luân chuyển: Bao gồm tiền mặt, các khoản phải thu trừ đi các khoản phải trả và hàng tồn kho. Tất cả các khoản mục này phải được tính theo năm mà dự án dự kiến xảy ra. Đây là các khoản mục chịu tác động của lạm phát rõ nhất nên cần phải chú ý đến yếu tố lạm phát khi tính toán. - Lịch khấu hao: Chi phí khấu hao không phải là một hạng mục trong bảng ngân lưu nhưng được sử dụng để tính toán thuế, giá trị tài sản thanh lý. - Bảng giá thành đơn vị sản phẩm: Tập hợp chi phí sản xuất: nguyên vật liệu trực tiếp, công nhân, trực tiếp, chi phí sản xuất chung để tính giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm cho từng năm. Giá vốn hàng bán: Bảng tính này nhằm mục đích tính toán giá trị hàng tồn kho. Khi thẩm định dự án có tính đến tác động của lạm phát, mặc dù lượng hàng tồn kho không thay đổi nhưng dưới tác động của lạm phát sẽ làm giá vốn hàng bán thay đổi. Tác động của lạm phát tới chi phí hàng bán tùy thuộc vào phương pháp hạch toán hàng tồn kho (LIFO, FIFO hay bình quân gia quyền). - Bảng báo cáo thu nhập: Báo cáo thu nhập cho biết trong một chu kỳ kế toán, doanh nghiệp đã hoạt động kinh doanh lãi hay lỗ bằng con số cụ thể. Trong báo cáo thu nhập, lãi hay lỗ của doanh nghiệp là hiệu số giữa tổng thu nhập từ doanh thu và tổng chi phí. Đây là khoản thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Thiết -37- lập bảng báo cáo thu nhập là nhằm mục đích xác định khoản thuế thu nhập để đưa vào bảng ngân lưu. - Chi phí cơ hội: Chi phí cơ hội là những khoản thu nhập mà công ty phải mất đi do sử dụng nguồn lực vào dự án. Chi phí cơ hội không phải là một khoản mục thực chi nhưng vẫn được tính vào ngân lưu vì đó là một khoản thu nhập mà công ty phải mất đi khi thực hiện dự án. Tuy nhiên trong thực tế rất khó lượng hóa chi phí cơ hội trong các dự án, do đó các nhà phân tích dự án thường có khuynh hướng ghi nhận sự tồn tại của chi phí cơ hội hơn là cố tìm cách định lượng nó. - Xử lý chi phí lịch sử: Chi phí lịch sử là chi phí cho những tài sản sẵn có của công ty được sử dụng cho dự án. Chi phí này có được tính vào ngân lưu dự án hay không là tùy theo chi phí cơ hội của tài sản, nếu chi phí cơ hội của tài sản bằng không thì không tính, nhưng nếu tài sản có chi phí cơ hội thì sẽ được tính vào ngân lưu dự án như trường hợp chi phí cơ hội. Chi phí lịch sử cần phải được xử lý khi thẩm định dự án nhằm tránh các bóp méo khi ra quyết định đầu tư. - Chi phí đất đai: Đất đai là loại tài sản cố định không khấu hao. Cần xử lý đất như một khoản đầu tư riêng biệt. Không được gộp lãi hoặc lỗ về đất như một khoản thu nhập hay chi phí đối với khoản đầu tư vào đất nếu như sự đầu tư đó không làm cho chất lượng của đất được cải thiện hay bị hư hại đi. - Thiết lập báo cáo ngân lưu: Không có một khuôn mẫu trình bày một cách tiêu chuẩn cho báo cáo ngân lưu của một dự án đầu tư. Nhưng ta biết rằng ngân lưu ròng của dự án là khoản chênh lệch giữa tổng thu và tổng chi. Do đó báo cáo ngân lưu có thể được trình bày thành hai phần thu và chi. Cần phải chú ý phân biệt sự khác nhau giữa việc xây dựng báo cáo ngân lưu và báo cáo thu nhập. Muốn vậy cần phân biệt sự khác nhau giữa doanh thu và khoản thu, giữa chi phí và khoản chi. Điều khác biệt đó xảy ra do các nguyên tắc kế toán ấn định. Chẳng hạn như thời điểm ghi nhận doanh thu khác với thời điểm thu tiền; ghi nhận những khoản chi phí nhưng không thực chi bằng tiền mặt; ghi nhận những khoản thu nhập nhưng không thực thu bằng tiền mặt… Lợi nhuận trong báo cáo thu nhập chỉ đơn giản là hiệu số giữa doanh thu và chi phí, còn trong báo báo ngân lưu -38- thể hiện những dòng thu, dòng chi bằng tiền mặt - trừ một trường hợp ngoại lệ đó là chi phí cơ hội. c. Chưa quan tâm đến yếu tố lạm phát và tỷ giá hối đoái trong thẩm định dự án Hiện nay hầu như toàn bộ các các ngân hàng thương mại khi thẩm định dự án thông qua việc tính toán các chỉ tiêu, lập bảng báo cáo ngân lưu chưa tính đến yếu tố lạm phát và sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, đặc biệt là các dự án có dòng thu và chi bằng ngoại tệ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tính chính xác khi tính toán các chỉ tiêu hiệu quả của dự án. Việc xác định không đúng về các biến số tài chính trong bảng phân tích ngân lưu của dự án là một trong những nguồn sai số thông thường nhất trong việc soạn thảo nghiên cứu khả thi cũng như công tác thẩm định. Đặc biệt, điều này xảy ra trong trường hợp tỷ lệ lạm phát dương được dự kiến sẽ tồn tại trong suốt thời hạn dự án. Việc xem xét ảnh hưởng của lạm phát trong phân tích dự án là cần thiết vì: - Việc không xem xét tác động của lạm phát có thể làm sai lệch đáng kể kết quả phân tích dự án

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43461.pdf
Tài liệu liên quan