Luận văn Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong họat động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng shb chi nhánh Vạn Phúc

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng, biểu, sơ đồ, phụ lục

SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU.6

SƠ ĐỒ.6

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội - Chi nhánh Vạn

Phúc .6

BẢNG BIỂU.6

LỜI MỞ ĐẦU .7

1.Tính cấp thiết của đề tài .7

2. Mục đích nghiên cứu.8

3. Phương pháp nghiên cứu:.8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.9

5. Đóng góp của luận văn.9

6. Kết cấu của luận văn: .9

CHƯƠNG I .11

NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG

CHO VAY KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP TẠI .11

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.11

1.1. HOẠT ĐỘNG CHO VAY DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI11

1.1.1. Khái niệm .11

1.1.2. Phân loại và đặc điểm của cho vay doanh nghiệp .11

1.2. THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP.16

1.2.1. Khái niệm thẩm định tín dụng .16

1.2.2. Nội dung thẩm định tín dụng.17

1.3. CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG.24

1.3.1 Khái niệm chất lượng thẩm định tín dụng.24

1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng.26

KẾT LUẬN CHƯƠNG I .33

CHƯƠNG II.34

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CHO VAY VỐN TẠI NGÂN.34

HÀNG TMCP SÀI GÒN HÀ NỘI – CHI NHÁNH VẠN PHÚC .34

GIAI ĐOẠN 2011 - 2013.34

pdf98 trang | Chia sẻ: lanphuong92 | Lượt xem: 684 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác thẩm định tín dụng trong họat động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng shb chi nhánh Vạn Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Quy trình cho vay tại Chi nhánh Vạn Phúc 2.2.2.3 Tổ chức thẩm định Chi nhánh đã bước đầu có sự phân chia quản lý đối với một số nhóm khách hàng nhằm tiếp cận, thẩm định PASXKD/DAĐT theo hướng chuyên môn hóa. Về việc phân quyền phán quyết như sau: • Trường hợp trong phạm vi phân quyền và uỷ quyền của đơn vị Trên cơ sở hồ sơ của Phòng Thẩm định tín dụng và Phòng Quan hệ khách hàng, Giám đốc Chi nhánh xem xét và quyết định duyệt vay.Trường hợp cần bổ sung thông tin, thủ trưởng đơn vị thông qua trưởng (phó) phòng nghiệp vụ thông báo cho cán bộ thẩm định yêu cầu bổ sung hồ sơ và/hoặc gặp gỡ trực tiếp với khách hàng. Trên cơ sở Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Đoàn Mai Anh 43 yêu cầu của Giám đốc Chi nhánh, cán bộ thẩm định bổ sung hoàn thiện hồ sơ chuyển lại để xem xét. Giám đốc Chi nhánh căn cứ tờ trình của cán bộ thẩm định có chữ ký của cán bộ thẩm định và trưởng (phó) bộ phận Thẩm định để xem xét quyết định cho vay hay không cho vay. Hiện tại quyền phán quyết của Giám đốc chi nhánh SHB Vạn Phúc là các khoản vay từ 10 tỷ trở xuống. Các khoản vay từ 10 tỷ trở lên mọi hồ sơ vay sau khi đã thông qua phòng thẩm định sẽ được gửi lên Ban tái thẩm định Hội sở SHB. • Trường hợp vượt thẩm quyền của đơn vị Trong trường hợp hồ sơ vượt quá thẩm quyền của đơn vị, toàn bộ hồ sơ cho vay do Ban tái thẩm định Hội sở chính sẽ tái thẩm định khoản vay. Cán bộ kiểm tra xét duyệt tín dụng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá việc tuân thủ các quy định của pháp luật, quy chế cho vay, các quy định nội bộ của Ngân hàng trong hoạt động cho vay. Cán bộ kiểm tra xét duyệt tín dụng căn cứ tờ trình thẩm định và các hồ sơ khác để đưa ra đánh giá về khoản vay và khách hàng, sau đó đưa ra ý kiến độc lập về khoản vay và phiếu nhận xét. Đánh giá của cán bộ kiểm tra xét duyệt tín dụng hoàn toàn độc lập với quyết định của cán bộ thẩm định và của đơn vị. Đánh giá này là căn cứ để Ban điều hành và chủ tịch Hội đồng Quản trị đưa ra ý kiến và phán quyết của mình. Toàn bộ hồ sơ của chi nhánh cùng với tờ trình thẩm định của phòng thẩm định hội sở sẽ chuyển cho cấp có thẩm quyền. 2.2.2.4 Phương pháp thẩm định ™ Phương pháp thẩm định theo trình tự Việc thẩm định cho vay đối với doanh nghiệp được tiến hành theo trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận rút ra từ nội dung trước có thể là điều kiện để tiếp tục nghiên cứu. Thẩm định tổng quát: Xem xét tổng thể PASXKD/DAĐT, xem xét khái quát các nội dung cơ bản nhằm xem xét tính pháp lý, tính phù hợp của dự án. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Đoàn Mai Anh 44 Việc thẩm định PASXKD/DAĐT sẽ tập trung phân tích, đánh giá về quy mô, tầm quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, xác định căn cứ pháp lý của dự án đảm bảo khả năng kiểm soát được của bộ máy quản lý dự án. Dự án sẽ bác bỏ nếu không thỏa mãn về yêu cầu vè mặt pháp lý. Thẩm định chi tiết: Mỗi nội dung xem xét cần đưa ra các ý kiến đồng ý hay không đồng ý, cần phải sửa đổi thêm hoặc không thể chấp nhận được. Nếu một số nội dung cơ bản bị bác bỏ thì có thể bác bỏ dự án mà không cần đi sâu vào thẩm định toàn bộ các nội dung tiếp theo. Phương pháp thẩm định theo trình tự sẽ được áp dụng trong việc thẩm định các nội dung: Thẩm định tài sản đảm bảo: Ngân hàng kiểm tra quyền sở hữu và quyền sử dụng của tài sản mà khách hàng dự kiến thế chấp để vay vốn. Thẩm định khách hàng: Thẩm định tư cách của khách hàng vay vốn, năng lực hành vi dân sự của chủ doanh nghiệp, hiểu biết về lĩnh vực và hoạt động kinh doanh của khách hàng, ™ Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu Các chỉ tiêu của PASXKD/DAĐT phải đưa ra để so sánh đối chiếu với chuẩn mực pháp luật quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ (quốc tế và trong nước) và kinh nghiệm thực tế của dự án đã và đang hoạt động, phân tích, so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Trong việc sử dụng phương pháp cần so sánh, các chỉ tiêu dùng để tiến hành so sánh phải được vạn dụng phù hợp với điều kiện và đặc điểm cụ thể của dự án và doanh nghiệp, tránh khuynh hướng so sánh máy móc. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu được áp dụng cho các nội dung thẩm định như: Thẩm định các chỉ tiêu tài chính kế toán trong các báo cáo tài chính: so sánh các chỉ tiêu này với các tiêu chuẩn quy định về hạch toán kế toán của Bộ tài chính, phương pháp hạch toán doanh nghiệp áp dụng có hợp lý hay không. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Đoàn Mai Anh 45 Thẩm định giá tài sản đảm bảo: việc đinh giá tài sản đảm bảo là bất động sản phải tuân theo quy định của Nhà nước. ™ Phương pháp phân tích độ nhạy Phân tích độ nhạy là việc khảo sát ảnh hưởng của sự thay đổi một nhân tố hay hai nhân tố đồng thời đến hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án. Phân tích độ nhạy là xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án (lợi nhuận, thu nhập thuần, tỷ suất hoàn vốn nội bộ,..) khi các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy giúp cho Ngân hàng biết dự án hay phương án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiêu nhất của chỉ tiêu xem xét, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện dự án. Mặt khác, phương pháp phân tích độ nhạy còn cho phép Ngân hàng lựa chọn dự án có dộ an toàn cao cho những kết quả dự tính cũng như đánh giá được tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án. Phương pháp phân tích độ nhạy được áp dụng nhiều nhất khi phân tích tính khả thi của PASXKD hay DAĐT mà doanh nghiệp đưa ra. Khi doanh nghiệp đưa ra phương án thì hầu hết họ đều chứng minh được phương án đó đem lại hiệu quả cao về mặt tài chính nhằm thuyết phục Ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn. ™ Phương pháp triệt tiêu rủi ro Có nhiều rủi ro có thể xảy ra trong quá trình thực hiện PASXKD/DAĐT. Để đảm bảo tính vững chắc của về hiệu quả của dự án hay PASXKD, phải dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế và hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất tác động của rủi ro. Trong trường hợp rủi ro phát sinh mà dự án hay PASXKD vẫn đạt hiệu quả cho thấy dự án có độ an toàn cao. Phương pháp triệt tiêu rủi ro được áp dụng cho nội dung thẩm định khía cạnh thị trường và thẩm định khả năng thực hiện dự án trong quá trình thực hiện. ™ Phương pháp dự báo Phương pháp này sử dụng các số liệu dự báo, điều tra thống kê để kiểm tra cung – cầu sản phẩm, giá cả, chất lượng, công nghệ, thiết bị, nguyên vật liệu... có ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của dự án. Phương pháp dự báo có thể áp dụng tương tự như phương pháp phân tích độ nhạy nhưng số liệu trogn phương pháp này phải Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Đoàn Mai Anh 46 mang tính khách quan. Cán bộ thẩm định cần có kỹ năng tổng hợp số liệu từ điều tra trực tiếp hoặc thông qua thông tin thu thập trên báo chí, hội thảo, đề án phát triển ngành, quy hoạch địa phương, sau đó phân tích và sử dụng phương pháp ngoại suy thống kê, hòi quy tương quantừ đó đưa ra các dự báo phù hợp đối với dự án đang thẩm định. Phương pháp dự báo được sử dụng để thẩm định đánh giá về thị trường và thẩm định tài chính trong dự án hoặc thầm định kết quả hoạt động kinh doanh trong tương lai của doanh nghiệp. 2.2.2.5 Nội dung thẩm định ¾ Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn CBTĐ phải kiểm tra tính xác thực của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin khác. Kiểm tra hồ sơ pháp lý: CBTĐ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các giấy tờ, văn bản trong hồ sơ pháp lý như: Quyết định thành lập của doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Điều lệ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; Quyết định bổ nhiệm chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc), kế toán trưởng và các giấy tờ khác liên quan Kiểm tra hồ sơ vay vốn và hồ sơ bảo đảm tiền vay: CBTĐ cần kiểm tra tính xác thực của từng loại hồ sơ: Hồ sơ vay vốn: CBTĐ kiểm tra sự xác thực của hồ sơ vay vốn, chú ý sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp từ đó xem xét sự phù hợp với phương án dự kiến đầu tư, ngành nghề kinh doanh được phép hoạt động và xu hướng phát triển của ngành trong tương lai. Hồ sơ bảo đảm tiền vay: tùy thuộc vào từng trường hợp cho vay như: cho vay không có TSĐB/ cho vay đảm bảo bằng tài sản của khách hàng/ cho vay đảm bảo bằng tài sản hình thành từ vốn vay/ cho vay đảm bảo bằng tài sản của bên thứ ba mà cán bộ thẩm định yêu cầu hồ sơ tài sản đảm bảo theo quy định của SHB và kiểm tra tính xác thực của các hồ sơ đó. Kiểm tra mục đích vay vốn Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Đoàn Mai Anh 47 Kiểm tra xem mục đích vay vốn của doanh nghiệp có phù hợp với đăng ký kinh doanh không. Kiểm tra tính hợp pháp của mục đích vay vốn (đối chiếu nhu cầu vay vốn với danh mục những hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm theo quy định của Chính phủ). Đối với những khoản vay bằng ngoại tệ thì kiểm tra mục đích vay vốn đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối. Điều tra, xác minh lại thông tin CBTĐ phải đi thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để biết rõ được tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Việc kiểm tra hồ sơ vay vốn trước đây và hiện tại của doanh nghiệp tại Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các bạn hàng đối tác kinh doanh. ¾ Phân tích ngành Để đánh giá tình hình và triển vọng trong tương lai của doanh nghiệp thì CBTĐ phải phân tích trong mối quan hệ với tình hình thị trường hiện tại: Xu hướng phát triển của ngành; các vấn đề liên quan đến cải tiến kỹ thuật; sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước; những thay đổi về điều kiện lao động; chính sách của Chính phủ ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp; vị thế hiện tại của doanh nghiệp trong ngành; phương pháp sản xuất, công nghệ, nhãn hiệu thương mại của công ty, đánh giá đối với việc nâng cao mức cạnh tranh của công ty. ¾ Phân tích, thẩm định PASXKD/ DAĐT Để đưa ra kết luận về tính khả thi, hiệu quả về mặt tài chính của PASXKD/ DAĐT, khả năng trả nợ cũng như rủi ro có thể xảy ra và làm cơ sở để xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, dự kiến tiến độ giải ngân, mức thu nợ hợp lý, các điều kiện cho vay tạo tiền đề cho khách hàng hoạt động có hiệu quả và đảm bảo mục tiêu đầu tư của Ngân hàng, thu được nợ gốc đúng hạn; CBTĐ phải phân tích và đánh giá cụ thể , chi tiết PASXKD/ DAĐT của doanh nghiệp. ¾ Thẩm định tài sản đảm bảo tiền vay Bảo đảm tiền vay là việc khách hàng vay vốn của SHB Chi nhánh Vạn Phúc dùng các loại tài sản của mình hoặc bên thứ ba để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân hàng. TSBĐ là cơ sở để xác lập trách Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Đoàn Mai Anh 48 nhiệm người vay, giảm thấp rủi ro tín dụng, mặc dù đây không phải là đều kiện duy nhất để quyết định cho vay, không phải là phương tiện duy nhất để đảm bảo an toàn vay vốn. Khi nhận tài sản cầm cố, thế chấp, CBTĐ phải có trách nhiệm kiểm tra tình trạng thực tế của TSBĐ tiền vay đồng thời phân tích, thẩm định TSBĐ tiền vay. ¾ Thẩm định chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng CBTD chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng theo nội dung hướng dẫn của SHB. Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng được tổng hợp vào báo cáo thẩm định cho vay. 2.2.2.6 Thông tin thẩm định: Hiện tại, trong quá trình thẩm định cho vay, CBTĐ tại SHB – Chi nhánh Vạn Phúc tổng hợp và phân tích từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: - Từ khách hàng xin vay vốn: Ngân hàng căn cứ vào phương án vay vốn do khách hàng gửi đến, phỏng vấn trực tiếp người xin vay vốn, điều tra nơi hoạt động kinh doanh của người xin vay vốn, các báo cáo tài chính. Trong đó nguồn thông tin từ hồ sơ là nguồn thông tin cơ bản nhất. - Từ trung tâm tín dụng của Ngân hàng Nhà nước như thông tin CIC khoản vay, thông tin CIC TSĐB, thông tin của các Ngân hàng mà khách hàng vay vốn đã từng có quan hệ để thấy được năng lực vay nợ, uy tín của khách hàng. - Từ các nguồn thông tin bên ngoài về doanh nghiệp, về sản phẩm và thị trường, môi trường kinh doanh như qua báo chí, mạng thông tin toàn cầu Internet, các đối tác cảu doanh nghiệp, 2.2.3 Ví dụ minh hoạ của 1 bộ hồ sơ vay vốn hạn mức Xem xét hồ sơ vay vốn thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2014 của Công ty Trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Lộc Dung. Giới thiệu chung và nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp : Giới thiệu chung: - Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Lộc Dung - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0500465081 do Sở KH & ĐT Hà Nội cấp lần đầu ngày 02/03/2005, thay đổi lần thứ 4 ngày 12/09/2011. Địa Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Đoàn Mai Anh 49 chỉ theo đăng ký kinh doanh: Xóm Mùi, thôn Thạch Bích, xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, Hà Nội - Vốn điều lệ đăng ký: 4.800.000.000 VNĐ - Người đại diện theo pháp luật: Ông Lê Cao Lộc – Chức vụ: Giám đốc Công ty - Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, mua bán, gia công các mặt hàng bông, vải, sợi; mua bán trang thiết bị máy móc chuyên ngành dệt may; dịch vụ vận tải giao nhận hàng hóa. Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp: - Số tiền vay: 5.000.000.000đ - Thời hạn vay: tối đa 05 tháng đối với mỗi lần giải ngân - Mục đích sử dụng vốn: Bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh năm 2013 Nội dung thẩm định cho vay của Chi nhánh Vạn Phúc đối với kế hoạch kinh doanh của Công ty TNHH Lộc Dung : ¾ Thẩm định tư cách khách hàng vay vốn: Về năng lực pháp lý: Công ty TNHH Lộc Dung được thành lập theo đúng quy định của pháp luật, hoạt động theo hình thức công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Công ty TNHH Lộc Dung có tư cách pháp nhân đầy đủ, có trụ sở, tài khoản, con dấu riêng và hạch toán độc lập tuân theo các quy định của pháp luật hiện hành. Khách hàng hoàn toàn có đủ năng lực pháp lý để thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh theo kế hoạch dự kiến. Về năng lực hoạt động: Việc lựa chọn sản xuất, mua bán, gia công các mặt hàng sợi chỉ khâu dựa trên thế mạnh của lãnh đạo công ty trong lĩnh vực sản xuất, mua bán, gia công các mặt hàng sợi. Ông Lê Cao Lộc – Giám đốc công ty, đã có kinh nghiệm mở xưởng sản xuất sợi tại nhà từ năm 1985 đến năm 2005, từ tháng 03/2005, ông Lộc thành lập Công ty TNHH Lộc Dung và đảm nhiệm vị trí Giám đốc Công ty. Về cơ cấu tổ chức: Nhìn chung, Công ty TNHH Lộc Dung có cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ, phù hợp với đặc thù kinh doanh cũng như quy mô của công ty. Cụ thể: Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Đoàn Mai Anh 50 ¾ Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đầu tư Lộc Dung đã gửi báo cáo tài chính các năm 2011, 2012, 2013 cho Ngân hàng. Hệ thống báo cáo tài chính mà công ty gửi cho Ngân hàng là báo cáo mà công ty kê khai với cơ quan thuế. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: • Doanh thu: Tính đến hết tháng 6/2013 doanh thu đã đạt 22.1 tỷ đồng bằng 50% so với cả năm 2012, nếu Cty tiếp tục duy trì được hoạt động kinh doanh như vậy trong những tháng cuối năm thì khả năng doanh thu cuối năm 2013 sẽ tương đương năm 2012 hoặc cao hơn. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như hiện tại, đầu ra của Cty Lộc Dung là những Cty trong ngành xi măng, tuy nhiên doanh thu bán hàng vẫn tốt như vậy phần nào khẳng định được sự nỗ lực của chủ doanh nghiệp.   • Giá vốn hàng bán: Sự thay đổi của giá vốn hàng bán, tỷ trọng của nó trong tổng doanh thu bán hàng cũng như hiệu quả quản lý của công ty trong việc cắt giảm chi phí thể hiện trong bảng phân phối theo tỷ trọng dưới đây: (Nguồn: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013) Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng khá ổn định và trên 85% so với tổng doanh thu, trong thời kỳ 2010-2011, tỷ trọng này không có nhiều thay đổi, tuy nhiên trong năm 2012 và năm 2013 thì tỷ trọng này có xu hướng giảm, thể hiện hiệu quả quản lý tốt trong nỗ lực giảm chi phí cũng như trong chính sách dự trữ nguyên vật liệu. • Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế đến hết tháng 6/2013 mới chỉ đạt 552 trđ tăng 3,3 lần so với cuối năm 2012. Những yếu tố góp phần làm tăng lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2013 chủ yếu do chi phí lãi vay giảm ¾ Nhận xét: Doanh thu tăng trưởng đều theo các năm.Tỷ suất LNST/DT trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng cao so với năm 2012, chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty được cải thiện đáng kể. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Đoàn Mai Anh 51 Phân tích Bảng cân đối kế toán Quy mô tài sản: Nhìn chung, trong giai đoạn 2011 - 2013, quy mô và cơ cấu tài sản không thay đổi nhiều, thể hiện trong sơ đồ dưới đây: (Nguồn: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013) Biểu đồ 2.1: Quy mô tài sản giai đoạn 2011-2013 Trong cơ cấu tài sản, do đặc thù của công ty là sản xuất sợi nên tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn so với tài sản dài hạn. Quy mô tài sản tại thời điểm 30/06/2013 giảm 2.4 tỷ tương đương giảm 13,16% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do giá trị Hàng tồn kho giảm, một phần do khoản mục Tiền mặt và Phải thu khách hàng giảm. Biểu đồ 2.2: Cơ cấu Tài sản ngắn hạn Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Đoàn Mai Anh 52 (Nguồn: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013) Phân tích một số chỉ tiêu chính trong Bảng cân đối kế toán: Phải thu khách hàng: Giá trị khoản phải thu tại thời điểm 30/06/2013 ~ 4,5 tỷ đồng giảm 17,62% so với cuối năm 2012. Qua đây có thể thấy chất lượng khoản thu tương đối tốt. Nợ phải thu của công ty có mức độ phân tán cao, nợ phải thu đối với mỗi khách hàng thấp, nên rủi ro khoản phải thu không cao. Nhìn chung khoản phải thu không có rủi ro tập trung, không có nợ đọng. Hàng tồn kho: Thời điểm 30/06/2013 hàng tồn kho của công ty đạt: 2.8 tỷ đồng, giảm 47.4% so với cuối năm 2012. Điều này cho thấy tình hình bán hàng của công ty trong năm 2013 đã được cải thiện đáng kể góp phần tăng doanh thu của công ty. Trong cơ cấu hàng tồn kho của công ty, Thành phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất với khoảng 43% giá trị hàng tồn kho; Sản phẩm dở dang 26%; Nguyên vật liệu 24%; Công cụ dụng cụ 6%; còn lại là hàng mua đi trên đường và hàng gửi bán. Tài sản cố định: Đến 30/06/2013 Tổng nguyên giá Tài sản cố định hữu hình của công ty là: 6.3 tỷ, trong đó đã khấu hao 1.7 tỷ đồng. Trong năm 2013 công ty đã đầu tư thêm một dây chuyền xe sợi nhằm nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, đã làm nguyên giá TSCĐ tăng thêm 1.8 tỷ đồng tương đương ~ 41.5%.  Vay ngắn hạn: Thời điểm 30/06/2013 nợ ngắn hạn của Công ty là 9.6 tỷ đồng giảm 23% so với năm 2012. Điều này cho thấy công ty có chính sách giảm dư nợ tại Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Đoàn Mai Anh 53 các ngân hàng và dùng vốn tự có nhiều hơn để giảm bớt chi phí lãi vay. Tuy nhiên, Theo CIC ngày 21/10/2013 Công ty đang vay vốn khoảng 8.5 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội – CN Vạn Phúc, Ngân hàng TNHH Indovina – CN Đống Đa, NH TMCP Phương Đông – CN Hà Nội. Chứng tỏ công ty đang giảm dần dư nợ. Biểu đồ 2.3: Cơ cấu tổng nguồn vốn (Nguồn: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013) Phải trả người bán: Tính đến 30/06/2013 phải trả người bán của công ty là: 5.5 tỷ đồng ~ tăng 20% so với năm 2012. Điều này cho thấy uy tín thanh toán của Công ty với các đối tác được đánh giá khá tốt. Vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn chủ sở hữu đến hết tháng 6/2013 là 6,4 tỷ đổng tăng 9,4% so với cuối năm 2012 nguyên nhân là do khoản lợi nhuận chưa phân phối tăng 52,4%. Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn thời điểm T6/2013 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Đoàn Mai Anh 54 (Nguồn: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013) ¾ Nhận xét: So với năm 2012 thì quy mô tổng tài sản của Cty giảm 13,16% nguyên nhân chủ yếu là do khoản phải thu và hàng tồn kho và TS ngắn hạn. TSLĐ chiếm 69,56% còn TSCĐ chiếm 30,44%, với cơ cấu tài sản như vậy thì Công ty vẫn hoạt động ổn định trong những năm gần đây tuy nhiên lợi nhuận mỏng. Để có được lợi nhuận cao hơn thì Cty cần thay đổi cơ cấu tài sản theo hướng tăng tỷ trọng TSCĐ, chú trọng đầu tư thêm MMTB, nâng cao năng lực sản xuất. Phân tích các hệ số tài chính: Bảng 2.5: Các chỉ tiêu sinh lời Chỉ tiêu sinh lời Năm 2012 T6/2013 Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu (ROS) 0,4% 2.5% Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản (ROA) 0,9% 3.4% Tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu (ROE) 2,8% 8,6% (Nguồn: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013) Các chỉ tiêu trên tại thời điểm 30/06/2013 đều tăng so với năm 2012. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2013 đạt hiệu quả tốt. Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Đoàn Mai Anh 55 Bảng 2.6: Khả năng thanh toán Khả năng thanh toán Năm 2011 Năm 2012 T6/2013 Khả năng thanh toán ngắn hạn 1.26 1.22 1.16 Khả năng thanh toán nhanh 0.73 0.8 0.87 Khả năng thanh toán bằng tiền 0.18 0.36 0.39 (Nguồn: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013) Công ty có khả năng đáp ứng yêu cầu thanh toán ngắn hạn khi các khoản vay đến hạn, nhưng khả năng thanh toán nhanh và thanh toán bằng tiền hơi thấp, tuy nhiên vẫn ở mức chấp nhận được. Bảng 2.7: Mức độ độc lập tài chính Mức độ độc lập tài chính Năm 2011 Năm 2012 T6/2013 Nợ/ vốn tự có (hệ số đòn bẩy) 1.08 1.13 0.54 Nợ / Tổng tài sản (hệ số nợ) 0.41 0.36 0.22 (Nguồn: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013) Tỷ lệ nợ/vốn tự có của công ty năm 2013 giảm so với năm 2012 và 2011. Nguyên nhân là do công ty giảm phần vốn vay ngắn hạn và chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp, trong khi Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên. Công ty giảm dần phần vốn vay ngắn hạn, tăng dần phần vốn chủ sở hữu tài trợ cho hoạt động trong kỳ. Bảng 2.8: Vòng quay vốn Vòng quay vốn Năm 2011 Năm 2012 T6/2013 Vòng quay các khoản phải thu 10.6 6.6 2.8 Số ngày phải thu bình quân 34.6 55 132 Vòng quay hàng tồn kho bình quân 13.1 7.9 4.8 Số ngày hàng tồn kho bình quân 27.9 46 76 Vòng quay các khoản phải trả bình quân 18.8 9.2 3.3 Số ngày phải trả bình quân 19.4 39.9 109.4 Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Đoàn Mai Anh 56 Vòng quay vốn lưu động 5.3 3.3 1.7 Vòng quay tài sản cố định 14.5 14.8 4.8 Vòng quay tổng tài sản 3.1 2.4 1.4 (Nguồn: Báo cáo tài chính của doanh nghiệp giai đoạn 2011-2013) Nhìn bảng trên có thể thấy vòng quay hàng tồn kho, phải thu và phải trả đang có xu hướng giảm theo từng năm. Chứng tỏ việc bán hàng của công ty đang chậm lại, hàng tồn kho luân chuyển chậm, công ty đẩy mạnh bán hàng trả chậm, kéo dài thời gian trả chậm cho khách hàng. Song song với đó công ty cũng được chiếm dụng vốn từ nhà cung cấp với thời gian ngày càng dài. Đánh giá chung về tình hình tài chính doanh nghiệp So với năm 2012 thì quy mô tổng tài sản của công ty giảm 13,16% nguyên nhân chủ yếu là do khoản phải thu và hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn. TSNH chiếm 69,56% còn TSDH chiếm 30,44%, với cơ cấu tài sản như vậy thì công ty vẫn hoạt động ổn định trong những năm gần đây tuy nhiên lợi nhuận mỏng. Để có được lợi nhuận cao hơn thì công ty cần thay đổi cơ cấu tài sản theo hướng tăng tỷ trọng TSCĐ, chú trọng đầu tư thêm máy móc thiết bị, nâng cao năng lực sản xuất. Tỷ suất LNST/DT thời điểm tháng 6/2013 tăng cao so với năm 2012, chứng tỏ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công tyđược cải thiện đáng kể. Các chỉ tiêu ROS, ROA, ROE T6/ 2013 đều tăng so với cuối năm 2012. Điều này chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2013 đạt hiệu quả tốt. ¾ Thẩm định Phương án sản xuất kinh doanh Phân tích môi trường vĩ mô theo mô hình STEEPLE Nhân tố văn hóa xã hội (Social): Nhìn chung nhu cầu sợi ở thị trường trong nước còn đang thiếu hụt rất lớn, do vậy đây chính là cơ hội lớn cần phải nắm bắt được đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sợi cũng như đối với Lộc Dung. Nhân tố công nghệ (Technology): Để có thể sản xuất ra những loại sợi tốt, mỏng, mẫu mã đẹp, công suất cao cần sử dụng dây chuyền công nghệ sản xuất sợi Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tác giả: Đoàn Mai Anh 57 tiên tiến hiện đại. Trên thế giới đã có những dây chuyển sản xuất sợi với công suất lớn, tuy nhiên ở Việt Nam đây vẫn là một khó khăn với cả ngành sợi và Lộc Dung, điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng lực sản xuất và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành. Nhân tố kinh tế (Economy): Nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây có nhiều biến động mạnh do ảnh hưởng của biến động nền kinh tế thế giới. Cụ thể: • Lãi suất, giá cả ngành điện, xăng dầu đang có xu hướng tăng mạnh ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu vào của công ty, việc huy động vốn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf000000273496_8913_1951410.pdf
Tài liệu liên quan