LỜI CAM ĐOAN . i
LỜI CẢM ƠN . ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU . iv
MỤC LỤC.v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU . viii
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ. ix
Phần 1: MỞ ĐẦU.1
1. Lý do nghiên cứu đề tài.1
2. Mục tiêu nghiên cứu.2
2.1 Mục tiêu chung.2
2.2 Mục tiêu cụ thể.2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.3
3.1 Đối tượng nghiên cứu.3
3.2 Phạm vi nghiên cứu.3
4. Phương pháp nghiên cứu.4
4.1. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu .4
4.2. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin, số liệu .4
4.3 Phương pháp phân tích.4
5. Bố cục của luận văn .5
Phần 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.6
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ L Ý LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU MUA NGUYÊN
LIỆU NÔNG SẢN CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN.6
1.1. Lý luận chung về công tác thu mua nguyên liệu nông sản .6
1.1.1. Một số khái niệm.6
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của thu mua nguyên liệu nông sản .7
1.1.3 Hình thức, mô hình thu mua nguyên liệu nông sản của doanh nghiệp .8
1.1.4 Nội dung của công tác thu mua nguyên liệu nông sản .13
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
111 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 751 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác thu mua nguyên liệu sắn tại chi nhánh công ty TNHH MTV thực phẩm và đầu tư fococev - Nhà máy tinh bột sắn Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sự biến đổi lớn qua các năm,
đặc biệt là năm 2012 và 2013. Vào năm 2012, tổng số lao động của Nhà máy là 104
người, sang năm 2013 con số này là 105 người. Nguyên nhân chủ yếu là do trong
thời gian này Nhà máy đã bố trí đủ số lao động cho các vị trí vận hành. Để tăng hiệu
suất thu hồi, năm 2013 Nhà máy đã tuyển bổ sung thêm 01 công nhân làm công
việc lượm củ sắn rơi vãi trên sân nguyên liệu và củ sắn nhỏ rơi ra từ lồng bóc vỏ,
nên tổng lao động trong năm này tăng lên 01 người. Cụ thể là tăng ở lao động trực
tiếp sản xuất. Nếu xét theo trình độ chuyên môn thì tổng số lao động của Nhà máy
có sự biến động giữa các vị trí công việc: lao động có trình độ Đại học và Cao đẳng
giảm 02 người, nhưng lao động có trình độ Trung cấp và công nhân kỹ thuật tăng
03 người. Sự biến động này biểu hiện sự không đồng nhất khi lao động trong nhà
máy chuyển công tác sang các đơn vị khác và lao động Nhà máy tuyển thay thế.
Điều này một phần là do Nhà máy đã có một thời gian hoạt động dài nên Nhà máy
có thể tự đào tạo cho lao động mới, vì vậy không nhất thiết phải tuyển lao động có
trình độ đại học, cao đẳng tương đương.
Qua năm 2014, Nhà máy đã đầu tư mua mới 01 máy ly tâm và tuyển thêm 02
công nhân để vận hành máy, đồng thời điều công nhân lượm củ sang vị trí vận
hành. Do nâng công suất nên khối lượng công việc trong năm này cũng tăng lên, cụ
thể bổ sung 01 kế toán viên và 01 nhân viên nông vụ địa bàn. Như vậy nếu xét theo
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
38
Bảng 2.1: Tình hình lao động của Nhà máy qua 3 năm 2012-2014
TT Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013
SL
(người)
Cơ cấu
(%)
SL
(người)
Cơ cấu
(%)
SL
(người)
Cơ cấu
(%)
(người)
%
(người)
%
Tổng số lao động 104 100,0 105 100,0 109 100,0
1 Theo tính chất sản xuất
- Lao động trực tiếp
- Lao động gián tiếp
69
35
66,3
33,7
70
35
66,7
33,3
72
37
66,1
33,9
1
0
0
-0.4
2
2
-0.6
0.6
2 Theo giới tính
- Nam
- Nữ
83
21
79,8
20,2
84
21
80
20
89
20
81,7
18,3
1
0
0.2
-0.2
1
-1
1.7
-1.7
3 Theo trình độ chuyên môn
- Đại học
- Cao đẳng
- Trung cấp và CNKT
- Lao động phổ thông
16
6
52
30
15,4
5,8
50
28,8
15
5
55
30
14,3
4,7
52,4
28,6
18
4
59
28
16,5
3,7
54,1
25,7
-1
-1
3
0
-1.1
-1.1
2.4
-0.2
3
-1
4
-2
2.2
-1
1.7
-2.9
Nguồn: Nhà máy tinh bột sắn Quảng TrịĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
39
tính chất sản xuất thì lao động trực tiếp đã tăng lên 02 người và lao động gián tiếp
tăng 02 người. Số lao động tăng lên đó đều là lao động nam để có thể phù hợp với
tính chất của công việc. Mặt khác, lượng nguyên liệu trên 05 huyện được quy hoạch
cho Nhà máy chỉ mới đáp ứng được 60% công suất thiết kế nên Nhà máy phải mở
rộng phạm vi thu mua nguyên liệu ra các tỉnh ngoài vùng quy hoạch như: Đakrông,
Hướng Hoá và ngoại tỉnh như: Quảng Bình, Hà Tĩnh. Do đó, nếu xét trên khía cạnh
trình độ chuyên môn của lao động thì Nhà máy đã tuyển thêm 01 nhân viên Nông
vụ địa bàn và bố trí lại nhân viên Nông vụ chốt từng địa bàn để phối hợp với tư
thương trong công tác điều tiết và thu mua nguyên liệu. Chính vì vậy lao động có
trình độ cao đẳng và lao động phổ thông giảm 03 người, trong khi đó lao động có
trình độ Đại học, Trung cấp và công nhân kỹ thuật tăng 07 người.
Trình độ chuyên môn của lực lượng lao động tại Nhà máy năm 2014 so với
2012 có nhiều biến động. Lao động có trình độ Đại học tăng 02 người, tương ứng
tăng 12,5%; lao động có trình độ Trung cấp và công nhân kỹ thuật tăng 07 người,
tương ứng 13,5%, trong khi đó lao động lao động có trình độ Cao đẳng lại giảm 02
người, tương ứng 33,3% và lao động phổ thông giảm 02 người tương ứng 6,7%.
Lực lượng lao động làm việc tại Nhà máy đa số còn rất trẻ, ham học hỏi nên nắm
bắt rất nhanh quy trình vận hành dây chuyền thiết bị của Nhà máy. Tuy nhiên, do
nguyên liệu không đủ đáp ứng để duy trì hoạt động của Nhà máy liên tục 12 tháng
trong năm, hết vụ Nhà máy thường bố trí một số bộ phận, chủ yếu là bộ phận trực
tiếp sản xuất nghỉ chờ việc. Điều này đã làm ảnh hưởng đến mức độ gắn bó của
công nhân đối với Nhà máy, một số CB-CNV đã xin nghỉ việc tại đơn vị để tiếp tục
học cao lên, một số khác lại chuyển công tác sang đơn vị khác.
2.1.4.2. Đặc điểm về nguồn vốn
Trong sản xuất kinh doanh, vốn luôn đóng vai trò rất quan trọng, nó là yếu tố
không thể thiếu và cơ bản để nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm
việc và kích thích sự phát triển của người lao động.
Với đặc trưng là một đơn vị sản xuất nên nguồn vốn cố định luôn chiếm một
tỷ trọng lớn trong tổng số nguồn vốn của Nhà máy. Nhìn vào bảng số liệu, xét theo
tính chất ta thấy vốn cố định có sự biến động qua 3 năm. Cụ thể, năm 2013 vốn cố
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
40
định là 39.354,37 triệu đồng tăng so với năm 2012 là 4.702,57 triệu đồng tương ứng
với mức tăng 13,6%. Năm 2014 vốn cố định là 34.448,78 triệu đồng, giảm so với
năm 2013 là 4.905,59 triệu đồng.
Nhà máy mở rộng quy mô sản xuất, dẫn đến nhu cầu vốn lưu động để thu
mua nguyên vật liệu đầu vào tăng lên đáng kể.
Xét theo nguồn hình thành, nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng nhanh
qua các năm. Thể hiện năm 2012 nguồn vốn chủ sở hữu đạt 85,34 triệu đồng, chỉ
chiếm 0,3% trong tổng nguồn vốn của Nhà máy thì đến năm 2014 nguồn vốn này đã
là 4.927,71 triệu đồng và chiếm tỷ lệ 10,9% trong cơ cấu nguồn. Tuy nguồn vốn chủ
sở hữu tăng nhanh so với 2 năm trước nhưng nợ phải trả của Nhà máy vẫn còn cao.
2.1.4.3. Đặc điểm về tài sản và máy móc thiết bị
Tài sản cố định là cơ sở vật chất kỹ thuật phản ánh năng lực sản xuất hiện có,
trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật của doanh nghiệp. Trong đó máy móc thiết bị sản
xuất là điều kiện cần thiết và rất quan trọng để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động
và giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Do đó việc phân tích tình hình sử
dụng tài sản cố định để có liệu pháp sử dụng triệt để về số lượng và thời gian, công suất
của máy móc thiết bị sản xuất, đối với các tài sản cố định khác cũng cần nhận biết để
có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả nhằm đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Qua bảng số liệu ta thấy, giá trị TSCĐ của Nhà máy tăng lên qua 3 năm.
Năm 2012, tổng giá trị tài sản là 42.674,64 triệu đồng, sang năm 2013 tăng thêm
619,50 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 1,5%. Sở dĩ giá trị TSCĐ tăng lên là
do Nhà máy trang bị thêm một số máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất.
Đến năm 2014 giá trị TSCĐ là 45.208,37 triệu đồng tăng 1.914,23 triệu đồng tương
ứng với tốc độ tăng 42,58% so với năm 2013. Nguyên nhân là năm 2014 Nhà máy
đã đầu tư thêm một số thiết bị máy móc .
Đối với vật kiến trúc, năm 2013 giá trị này giảm so với năm 2012 là 1.118,85
triệu đồng, tương ứng tỷ lệ là 19,6%. Năm 2013, Nhà máy đã thanh lý một số tài
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
Bảng 2.2: Tình hình nguồn vốn của Nhà máy qua 3 năm 2012-2014
TT Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013
SL
(tr.đồng)
Cơ cấu
(%)
SL
(tr.đồng)
Cơ cấu
(%)
SL
(tr.đồng)
Cơ cấu
(%)
(tr.đồng)
%
(tr.đồng)
%
I
Tổng nguồn vốn
Theo tính chất sử dụng
42.674,64 100.0 43.294,14 100,0 45.208,37 100,0 619,50 1,45 1.914,23 4,4
1 Vốn cố định 34.651,80 81,2 39.354,37 90,9 34.448,78 76,2 4.702,57 13,6 -4.905,59 -12,5
2 Vốn lưu động 8.022,84 18,8 3.939,77 9,1 10.759,59 23,8 -4.083,07 -50,9 6.819,82 173,1
II Theo nguồn hình thành
1 Vốn CSH 85,34 0,2 1.082,35 2,5 4.927,71 10,9 997,01 1.168 3.845,4 355,3
2 Nợ phải trả 42.589,30 99,8 42.211,79 97,5 40.280,66 89,1 -377,51 -0,88 -1,931,1 -4,6
Nguồn: Nhà máy tinh bột sắn Quảng Trị
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
Bảng 2.3: Tình hình trang thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật
TT Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 2013/2012 2014/2013
SL
(tr.đồng)
Cơ cấu
(%)
SL
(tr.đồng)
Cơ cấu
(%)
SL
(tr.đồng)
Cơ cấu
(%) % %
I TSCĐ dùng trong sản xuất 41.600,09 97,5 42.219,59 97,5 44.133,82 97,6 619,50 1,4 1.914,23 4,5
1 Nhà cửa 3.701,94 8,7 4.968,17 11,5 4.968,17 11,0 1.266,23 34,2 0,00 0,0
2 Vật kiến trúc 5.720,24 13,5 4.601,39 10,6 4.691,28 10,4 -1.118,85 -19,6 89,89 1,9
3 Máy móc và thiết bị động lực 31.528,25 73,8 31.591,58 73,0 33.107,21 73,2 63,33 0,2 1.515,63 4,8
4 Thiết bị và phương tiện vận tải 606,85 1,4 971,04 2,2 1.273,69 2,8 364,19 60,0 302,65 31,2
5 Máy móc và thiết bị quản lý 42,81 0,1 87,41 0,2 93,47 0,2 44,6 104,2 6,06 6,9
II TSCĐ không có tính chất SX 1.074,55 2,5 1.074,55 2,5 1.074,55 2,4 0,00 0,0 0,00 0,0
Tổng giá trị tài sản 42.674,64 100,0 43.294,14 100,0 45.208,37 100,0 619,50 1,5 1.914,23 4,4
Nguồn: Nhà máy tinh bột sắn Quảng Trị
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
sản không còn khả năng sử dụng do thiết bị hỏng hóc bởi ảnh hưởng của điều kiện
tự nhiên và Nhà máy đã điều chỉnh quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản công trình
hoàn thành nên giá trị vật kiến trúc giảm. Năm 2014, giá trị vật kiến trúc lại tăng lên
89,89 triệu đồng tương ứng với tốc độ tăng là 1,9% so với năm 2013. Nguyên nhân
là do nhà máy đã bổ sung thêm một số vật kiến trúc khác phục vụ sản xuất.
Đối với máy móc, thiết bị quản lý văn phòng, qua ba năm có sự biến động
khá lớn. Năm 2012, giá trị tài sản này là 42,81 triệu đồng, đến năm 2013 tăng thêm
44,6 triệu đồng do trang bị thêm máy tính, thiết lập mạng nội bộ và camera phục vụ
quản lý và phục vụ khách hàng tốt hơn. Đến năm 2014, giá trị máy móc thiết bị
quản lý tăng thêm 6,33 triệu đồng, tương đương tăng 7,3%.
Qua phân tích số liệu ở trên, ta thấy Nhà máy tinh bột sắn Quảng Trị có giá trị tài
sản cố định lớn do đặc điểm là đơn vị sản xuất. Qua các năm cơ cấu tài sản đang dần
được điều chỉnh phù hợp hơn. Tuy nhiên, việc mở rộng quy mô sản xuất cần phải tăng
cường công tác thu mua nguyên liệu sắn và phát triển vùng nguyên liệu sắn để đáp ứng
công suất hoạt động của dây chuyền thiết bị, tăng hiệu quả đầu tư.
2.1.5. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Nhà máy
Năm 2012, nông hộ trồng sắn đã tin tưởng vào đầu ra sản phẩm sắn tươi và
ngày càng có nhiều nhà cung ứng tham gia vào việc thu mua sắn. Để thu mua có
hiệu quả, Nhà máy đã đầu tư phát triển hệ thống các nhà cung ứng tham gia vào
khâu lưu thông để đảm bảo hiệu quả sản xuất của hộ sản xuất sắn. Sản lượng sản
xuất đạt 14.306 tấn, doanh thu đạt 140.769 triệu đồng và lợi nhuận 1.258 triệu đồng.
Năm 2013, diện tích vùng nguyên liệu cơ bản đã hình thành, nông hộ sản
xuất nắm bắt được kỹ thuật trồng và chăm sóc, số lượng nhà cung ứng tham gia vào
thu mua nhiều hơn, sản phẩm của Nhà máy đã khẳng định được thương hiệu trên thị
trường. Nhờ vậy, tổng sản phẩm sản xuất tăng 15.1%, doanh thu tăng 2,2%, lợi
nhuận tăng 123,8% so với năm 2012.
Năm 2014, tổng sản phẩm sản xuất tăng 5%, doanh thu tăng 0.2% so với
năm 2013 và lợi nhuận tăng hơn 1.5 lần so với năm 2013. Qua kết quả kinh doanh
của Nhà máy tinh bột sắn Quảng Trị trong 3 năm qua, ta thấy mặc dù nguồn nguyên
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Nhà máy qua 3 năm 2012-2014
STT Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2012
Năm
2013
Năm
2014
So sánh
2013/2012 2014/2013
% %
1 Sản lượng sản xuất Tấn 14.306 16.460 17.290 2.154 15.1 830 5.0
2 Sản lượng tiêu thụ
- Nội địa
- Xuất khẩu
Tấn
Tấn
Tấn
12.840
90
12.750
14.720
130
14.590
16.030
180
15.850
1.880
40
920
14.6
44.4
7.2
1.310
50
650
8.9
38.5
4.8
3 Doanh thu Triệu đồng 140.769 143.896 144.164 3.127 2.2 268 0.2
4 Chi phí Triệu đồng 139.511 141.080 140.100 1.569 1.1 -980 -0.7
5 Lợi nhuận Triệu đồng 1.258 2.816 4.064 1.558 123.8 1.248 44.3
6 Nộp ngân sách Triệu đồng 8.000 10.000 11.000 2.000 25 1000 10.0
7 Thu nhập bq/tháng Triệu đồng 3.500 4.200 5.000 700 20 800 19.0
Nguồn: Nhà máy tinh bột sắn Quảng
TrịĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
liệu chưa đáp ứng công suất hoạt động của Nhà máy nhưng hiệu quả sản xuất kinh
doanh ngày càng phát triển và ổn định.
Sản phẩm tinh bột sắn tiêu thụ của Nhà máy chủ yếu là xuất khẩu, chiếm tỷ
lệ hơn 99%. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhà máy là Trung Quốc và
Singapore. Trong đó, Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn nhất chiếm trên 60%
tổng sản lượng tiêu thụ xuất khẩu. Qua ba năm từ 2012 đến 2014, tiêu thụ tại thị
trường xuất khẩu vẫn ổn định và có xu hướng tăng nhanh.
So với thị trường xuất khẩu, thị trường tiêu thụ trong nước rất nhỏ, khách
hàng chủ yếu là các công ty dược, bánh kẹo và thực phẩm trong khu vực miền
Trung. Qua ba năm liên tiếp, thị trường tiêu thụ trong nước có tăng nhưng sản
lượng không đáng kể so với sản lượng tiêu thụ xuất khẩu.
Nhu cầu thị trường tinh bột sắn rất lớn, sản phẩm sản xuất đến đâu bán đến đó là
cơ hội thuận lợi để Nhà máy tiếp tục phát triển vùng nguyên liệu sắn và tăng cường thu
mua nguyên liệu đáp ứng công suất hoạt động của dây chuyền thiết bị.
2.1.6 Một số đặc điểm môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến công tác
thu mua nguyên liệu sắn của Nhà máy
2.1.6.1. Đặc điểm của môi trường vĩ mô
Môi trường Kinh tế
Thu nhập của nông dân được nâng cao, đầu tư thâm canh tăng vụ ngày càng
được chú trọng. Điều đó làm cho năng suất trồng sắn ngày được nâng lên, giá thu
mua nguyên liệu sắn ổn định theo hướng tăng lên đã đem lại lợi nhuận đáng kể so
với các loại cây trồng khác trên cùng một chân đất. Nguồn tiêu thụ sắn tươi ngày
càng đa dạng, tạo tâm lý ổn định cho các nông hộ trồng sắn về đầu ra của sản phẩm.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức đối với Nhà máy về năng lực cạnh tranh thu
mua nguồn nguyên liệu sắn tươi.
Từ năm 2003 đến năm 2005, UBND tỉnh Quảng Trị đã quy hoạch phát triển
vùng nguyên liệu và hỗ trợ chính sách phát triển vùng nguyên liệu sắn như khai
hoang phục hóa trên toàn tỉnh, làm đường giao thông, hỗ trợ giống sắn ở hai huyện
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
Cam Lộ và Vĩnh Linh. Ngoài ra, Trung tâm khuyến nông - khuyến lâm của tỉnh và
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Trị công bố quy trình kỹ thuật trồng
sắn và hướng dẫn nông hộ sản xuất sắn nắm bắt và áp dụng. Được sự ủng hộ và
quan tâm phát triển vùng nguyên liệu trồng sắn của chính quyền địa phương. Về cơ
bản vùng nguyên liệu trồng sắn ổn định và phát triển trong những năm tiếp theo.
Song song với việc phát triển vùng nguyên liệu trồng sắn, vùng nguyên liệu
trồng keo, tràm, cao su và cà phê đang phát triển mạnh. Hiệu quả kinh tế cao đang
là thách thức đối với vùng nguyên liệu trồng sắn. Môi trường kinh tế luôn biến động
nhanh chóng, điều đó đòi hòi bộ phận Nông vụ của Nhà máy phải tiếp cận và nắm
bắt nhanh để điều chỉnh hoạt động thu mua của mình thích ứng với môi trường.
Môi trường Chính trị - Pháp luật
Trong những năm gần đây, luật pháp quy định về kinh doanh đã có nhiều
thay đổi theo chiều hướng có lợi cho các doanh nghiệp. Điều đó tạo tiền đề cho các
doanh nghiệp yên tâm hơn trong quá trình tổ chức sản xuất và kinh doanh. Đặc biệt
khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới đã mở ra
những cơ hội lớn về thị trường đầu ra cho các sản phẩm trong đó có sản phẩm tinh
bột sắn sang các nước và khu vực có nhu cầu lớn như Úc, Châu Âu, Mỹ
Bên cạnh những thuận lợi, hàng hóa của Việt Nam có điều kiện tiếp cận với
thị trường nước ngoài thì hàng hóa trong nước cũng gặp phải sự cạnh tranh với hàng
hóa các nước trên thế giới.
Môi trường Văn hóa
Trình độ học vấn của người dân ngày càng được nâng cao là điều kiện tốt
giúp Nhà máy có cơ hội tuyển dụng lao động có chất lượng tốt hơn và giữ người tài
làm việc tại Nhà máy khó hơn. Khi người dân dễ dàng tiếp cận với kỹ thuật trồng
sắn cũng như các loại cây khác thì năng suất và hiệu quả sẽ được nâng cao. Hiệu
quả của cây trồng nào cao người dân sẽ chọn lựa để trồng thâm canh, cây trồng nào
có hiệu quả thấp thì bị loại bỏ. Vì vậy, việc thu mua nguyên liệu sắn tươi phải đảm
bảo hiệu quả kinh tế ổn định và bằng hoặc cao hơn hiệu quả kinh tế các loại cây
trồng khác mới có thể duy trì và phát triển được vùng nguyên liệu của Nhà máy.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
Môi trường Khoa học - Công nghệ
Sản xuất tinh bột sắn đòi hỏi công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng điện và
nhiệt. Trong điều kiện hiện tại, khoa học phát triển nhanh tạo cơ hội thuận lợi cho
các doanh nghiệp nhanh chóng cải tiến công nghệ của dây chuyền sản xuất, đặc biệt
là chuyển hệ thống sấy dùng nhiệt đốt từ dầu FO sang dùng nhiệt đốt từ than đá, chi
phí ước tính giảm khoảng 03 lần so với việc sấy dùng nhiệt từ dầu FO.
2.1.6.2. Môi trường vi mô
Khách hàng cung ứng nguyên liệu
Sản lượng nguyên liệu sắn tươi mua tại Nhà máy chủ yếu từ 02 nhóm khách
hàng chính là nông hộ sản xuất sắn và nhóm các nhà cung ứng sắn tươi.
Nguồn thu mua trực tiếp từ nông hộ sản xuất sắn chủ yếu là các nông hộ có
diện tích trồng sắn lớn, sản lượng thu hoạch nhiều và những nông hộ sản xuất sắn
có cự ly vận chuyển gần Nhà máy.
Đặc điểm của vùng nguyên liệu sắn ở tỉnh Quảng Trị là có quy mô nhỏ và
nằm rải rác. Diện tích bình quân mỗi nông hộ trồng sắn ở vùng đồng bằng khoảng 2
sào (0.1ha), diện tích bình quân ở vùng gò đồi khoảng 5 sào. Mỗi nông hộ trồng sắn
khi thu hoạch, sản lượng không đủ thuê xe vận chuyển đến bán tại Nhà máy. Vì
vậy, đội ngũ nhà cung ứng là những người đứng ra thu gom sắn từ nhiều nông hộ.
Sản lượng thu mua từ Nhà cung ứng chiếm 70% tổng sản lượng thu mua trong vụ.
Đối thủ cạnh tranh trên thị trường thu mua nguyên liệu
Cùng với Nhà máy thu mua nguyên liệu sắn tươi, còn có các lò bột lọc thủ
công tại các huyện, trong đó chủ yếu là ở Gio Linh và Cam Lộ; các Đại lý thu gom
sắn khô tại Hải Lăng và Triệu Phong; các Nhà máy tinh bột sắn lân cận và nhu cầu
dùng làm thức ăn chăn nuôi của nông hộ.
Qua khảo sát thực tế từ huyện Gio Linh đến huyện Cam Lộ, tổng cộng có
khoảng 25 lò sản xuất bột lọc, tổng công suất sử dụng nguyên liệu sắn bình quân
mỗi ngày khoảng 15 tấn, thời gian cao điểm có khi sử dụng tới 40 tấn/ngày và lúc ít
nhất cũng tới 10 tấn/ngày. Tất cả các lò hoạt động cao điểm sử dụng nhiều nhất vào
các tháng trước Tết nguyên đán (tháng 12 và tháng 01 dương lịch). Như vậy, mỗi
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
48
năm nguồn thu mua các lò bột lọc tại hai huyện này khoảng 4.500 tấn sắn tươi. Qua
kết quả khảo sát 62 Nhà cung ứng có 30% Nhà cung ứng vừa cung cấp nguyên liệu
sắn tươi cho Nhà máy vừa bán cho các chủ lò bột lọc. Hình thức thu mua của các lò
bột cũng rất đa dạng, cáp sản lượng từng ruộng sắn để mua hoặc mua lại của các
Nhà cung ứng sắn tươi hoặc mua cân tại ruộng của hộ. Điểm yếu của các lò bột lọc
là mua với sản lượng ít, một xe hàng có thể chia nhỏ cho nhiều lò cùng dùng.
Đối với các đại lý sắn khô, thời gian thu gom sắn khô của các đại lý này chủ
yếu tập trung vào các tháng thời tiết có nắng từ tháng 8 đến tháng 10 hàng năm. Với
tỷ lệ 2kg sắn tươi sau khi phơi một ngày nắng tạo ra 1kg sắn khô. Giá mỗi kg sắn khô
bình quân dao động từ 3.500 đồng/kg đến 4.000 đồng/kg, tương đương với giá sắn
tươi thu mua từ 1.750 đến 2.000 đồng/kg. Lợi thế của sắn khô là tận dụng được công
lao động nhàn rỗi của các nông hộ từ trẻ con đến người già đều tham gia cắt sắn khô
được, thứ hai sản lượng thu hoạch sắn tươi ít, có thể tận dụng sáng đi làm thu hoạch
vài gốc, chiều đi làm về cắt lát đến sáng ngày mai phơi khô, nhân lực thu hoạch
không cần nhiều. Ba là có thể cất trữ từ ngày này sang ngày khác, có thể bán tại nhà
hoặc vận chuyển đi bán bằng xe máy hoặc xe đạp. Điểm yếu của sắn khô là phải có
thời tiết nắng nóng, nếu phơi khô gặp mưa là hỏng, giá mua chỉ còn một nữa.
Qua khảo sát các điểm thu gom sắn khô lớn ở Triệu Phong và Hải Lăng: tại
huyện Triệu Phong có 3 đại lý lớn và vùng Hải Lăng có 2 đầu mối thu mua sắn khô
lớn, mỗi đại lý đầu mối thu gom này có trên 10 đại lý nhỏ rải trên địa bàn vùng
nguyên liệu đến tận nhà nông hộ để thu mua.
Ngoài ra, chỉ trong phạm vi bán kính 200km tính từ Nhà máy tinh bột sắn
Quảng Trị có tới 5 nhà máy tinh bột sắn có khả năng cạnh tranh thu mua nguồn
nguyên liệu sắn tươi tại vùng nguyên liệu Quảng Trị.
Gần nhất là Nhà máy Tinh bột sắn Thừa Thiên Huế với cự ly khoảng 35km,
công suất tiêu thụ 350 tấn sắn tươi/ngày, vùng nguyên liệu khoảng 4.000ha, chủ yếu
phát triển ở vùng gò đồi, đội ngũ cán bộ nông vụ 10 người, thu mua nguồn nguyên
liệu chủ yếu tại vùng nguyên liệu Quảng Trị và Quảng Bình. Giá thu mua tương
đồng với giá Nhà máy tinh bột sắn Quảng Trị.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
Hai là Nhà máy tinh bột sắn SêPôn Hướng Hóa, cách Nhà máy tinh bột sắn
Quảng Trị khoảng 100km, công suất 150 tấn sắn tươi/ngày, vùng nguyên liệu tập
trung ở hai huyện là Đakrông và Hướng Hóa, diện tích khoảng 3.500 ha chủ yếu ở
vùng gò đồi thuận lợi trong rãi vụ thu hoạch. Tuy giá thu mua nguyên liệu thấp hơn
các Nhà máy khác khoảng 25% song công tác tiếp nhận và thanh toán tiền hàng linh
động. Nguồn nguyên liệu dồi dào, nên chưa vươn ra thu mua các vùng khác.
Ba là Nhà máy tinh bột sắn Sông Dinh – huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình,
có công suất 250 tấn sắn tươi/ngày, sản lượng thành phẩm sản xuất hàng năm
khoảng 9.000 đến 13.000 tấn. Vùng nguyên liệu tập trung ở huyện Bố Trạch với
diện tích khoảng 3.500ha, đội ngũ cán bộ nguyên liệu 5 người. Hàng năm, sản
lượng thu mua từ 36.000 đến 50.000 tấn. Vùng nguyên liệu của nhà máy này hàng
năm thất thoát ra các nhà máy khác khoảng 15.000 tấn. Giá thu mua tại nhà máy
này thấp hơn các Nhà máy khác từ 10% đến 20%.
Kế đến là Nhà máy tinh bột sắn Quảng Nam thuộc Công ty Cổ phần tinh bột
sắn FOCOCEV Quảng Nam. Có công suất 600 tấn sắn tươi/ngày, sản lượng sản
xuất bình quân từ 22.000 tấn đến 30.000 tấn thành phẩm chất lượng thành phẩm
được đánh giá là trung bình, phù hợp với thị trường Trung Quốc. Giá thu mua cao,
nguồn thu mua chủ yếu là tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum và Gia lai.
Nguồn nguyên liệu tại tỉnh Quảng Nam chỉ đáp ứng khoảng 70% công suất của Nhà
máy và thời gian hoạt động chính từ tháng 10 đến 06 hàng năm. Đội ngũ nông vụ có
kinh nghiệm và nông hộ trồng sắn đã chuyển dần sang hình thức thâm canh, chất
lượng nguyên liệu tốt với độ bột bình quân từ 25% đến 30%.
Năm là một số nhà máy tinh bột sắn khác như Nhà máy tinh bột sắn Sơn
Tịnh tỉnh Quảng Ngãi, Nhà máy tinh bột sắn Thanh Chương tỉnh Nghệ An, Nhà
máy tinh bột sắn Như Xuân tỉnh Thanh Hóa ở cự ly xa hơn, cước vận chuyển cao,
điều kiện bảo quản chất lượng sắn không quá 3 ngày, nên khả năng thu mua tại
vùng nguyên liệu Quảng Trị là rất ít.
Ngoài ra, còn có nguồn tiêu dùng là các hộ sử dụng sắn tươi làm thức ăn gia
súc (chủ yếu tại vùng Hải Thọ, huyện Hải Lăng và vùng Triệu Trung, huyện Triệu
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
Phong). Diện tích trồng sắn khoảng 300ha, năng suất thấp (7-10 tấn/ha), giống chủ
yếu là sắn địa phương. Điều kiện vùng đất thấp trũng, thu hoạch sớm, chất lượng
sắn kém với độ bột từ 16-22%. Thời điểm thu hoạch từ tháng 7-8 hàng năm. Nguồn
tiêu thụ sắn tươi này ít ảnh hưởng đến công tác thu mua của Nhà máy.
2.2 Thực trạng vùng nguyên liệu sắn của Nhà máy
2.2.1. Giống sắn
Hiện nay, một số giống sắn chủ lực đang được trồng làm nguyên liệu cho các
Nhà máy tinh bột sắn ở nước ta gồm:
Giống sắn Km60: có tên gốc là Rayong – 60, được nhập từ Thái Lan. Giống
sắn này có thân màu xanh, tán gọn, phân nhánh hẹp. Thời gian thu hoạch ở các tỉnh
phía Nam là từ 6 đến 9 tháng và năng suất bình quân là 27,5 tấn/ha, ở các tỉnh phía
Bắc là từ 9 đến 10 tháng và năng suất bình quân khoảng 25 tấn/ha.
Giống sắn Km94: tên gốc là MKUC 28-77-4, được nhập từ Trung tâm cây
có củ của Thái Lan. Thân cây màu xanh, hơi cong, không phân nhánh, ngọn có
màu tím. Năng suất bình quân củ ở các tỉnh phía Nam là 40.6 tấn/ha, phía Bắc
khoảng 25 đến 43 tấn/ha. Hàm lượng chất khô là 38,6%, hàm lượng tinh bột khá
cao khoảng 27,4%.
Giống sắn Km95: tên gốc là OMR 33-17-15 tấn, giống có thân cây thẳng,
màu xám vàng, phân nhánh đến cấp 3, năng suất củ tươi 40 tấn/ha. Tỷ lệ chất khô là
36,3%, hàm lượng tinh bột 25,5%, thời gian thu hoạch từ 5 đến 7 tháng.
Giống sắn SM937-26: được nhập từ Thái Lan, có thân cây màu đỏ, thẳng,
gọn, không phân nhánh, năng suất củ tươi đạt 40,5 tấn/ha, hàm lượng tinh bột là
27,1%, thời gian thu hoạch từ 6 đến 10 tháng.
Giống HL-23: được tạo từ Trung tâm nghiên cứu nông nghiệp Hưng Lộc
(Đồng Nai), có thân cây cao 2,0 đến 2,4m, không phân nhánh, tán gọn, thân có màu
xanh vàng, già có màu trắng mốc. Củ thuôn, màu vỏ ngoài nâu nhạt, thịt củ trắng,
thời gian thu hoạch từ 7 đến 9 tháng, năng suất khoảng 18-20 tấn/ha.
Giống Km95-3: tên gốc là SM-1157-3, do Trung tâm cây có củ Viện khoa
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
học nông nghiệp Việt Nam chọn lọc, có thời gian trồng đến thu hoạch là 8-10 tháng,
cây cao vừa phải, khỏe, không phân cành, là loại sắn ngọt, hàm lượng tinh bột 22%,
năng suất từ 25 đến 43 tấn/ha.
Nhà máy tinh bột sắn Quảng Trị thu mua nguồn nguyên liệu sắn tươi chủ yếu
tại vùng nguyên liệu sắn tại tỉnh Quảng Trị. Giống sắn chủ yếu đang trồng tại
Quảng Trị là giống Km94 (chiếm 80% diện tích trên toàn tỉnh). Các giống sắn khác
như KM140-2, KM98-1, KM60 chỉ chiếm khoảng 10% trồng chủ yếu tại xã Cam
Chính, xã Cam Nghĩa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_cong_tac_thu_mua_nguyen_lieu_san_tai_chi_nhanh_cong_ty_tnhh_mtv_thuc_pham_va_dau_tu_fococ.pdf