Luận văn Hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty điện lực Thành phố Hà Nội

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG 3

1. Khái niệm tiền lương và công tác tiền lương 3

1.1. Khái niệm, bản chất tiền lương 3

1.2. Khái niệm công tác tiền lương 4

2.Vai trò của công tác tiền lương 4

2.1. Chức năng của tiền lương 4

2.1.1. Thước đo giá trị sức lao động 4

2.1.2. Tái sản xuất SLĐ 4

2.1.3. Kích thích sản xuất phát triển 4

2.1.4. Chức năng tích luỹ 5

2.2. Vai trò của công tác tiền lương 5

3. Nội dung của công tác tiền lương 5

3.1. Xây dựng quỹ lương 5

3.1.1. Cơ sở để xây dựng quỹ lương 5

3.1.2. Xây dựng quỹ tiền lương 8

3.2. Phân phối tiền lương 9

3.2.1. Hình thức trả lương theo thời gian 9

3.2.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 10

4. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác tiền lương 13

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC THÀNH PHỐ HÀ NỘI 15

1. Một số đặc điểm của Công ty Điện lực thành phố Hà Nội ảnh hưởng đến công tác tiền lương 15

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 15

1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty và chức năng nhiệm vụ các phòng, ban 17

1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 17

1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng, ban, đơn vị 20

1.3. Đặc điểm lao động 25

1.3.1. Theo độ tuổi và giới tính 25

1.3.2. Theo chức danh công việc 27

1.3.3. Theo trình độ đào tạo 28

1.4. Đặc điểm sản phẩm và công nghệ kỹ thuật 31

1.5. Kết quả sản xuất kinh doanh 32

1.6. Các nhân tố khác ảnh hưởng đến công tác tiền lương của Công ty 33

2. Phân tích thực trạng công tác tiền lương tại Công ty Điện lực thành phố Hà Nội 35

2.1. Bộ máy làm công tác tiền lương. 36

2.2. Căn cứ trả lương cho người lao động ở Công ty 39

2.2.1. Quy chế trả lương tại Công ty. 39

2.2.2. Tiền lương tối thiểu 40

2.2.3. Hệ thống thang bảng lương công ty đang áp dụng 41

2.3. Kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương tại Công ty ĐLTPHN 42

2.3.1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương 42

2.3.2. Xây dựng và thực hiện quỹ tiền lương tại Công ty 43

2.2.3. Đánh giá mức độ thực hiện quỹ tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng 50

2.3. Các hình thức trả lương đang được áp dụng ở Công ty ĐLTPHN 52

2.3.1. Hình thức trả lương theo thời gian 52

2.3.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 62

3. Đánh giá chung về công tác tiền lương tại Công ty 64

3.1. Phân tích hiệu quả của công tác tiền lương ở Công ty ĐLTPHN 64

3.2. Những mặt đạt được 68

3.3. Những tồn tại chủ yếu của công tác tiền lương tại Công ty 69

 

 

 

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY ĐLTPHN 71

1. Định hướng phát triển của Công ty trong thời gian tới 71

2. Định hướng mới cho công tác tiền lương trong thời gian tới ở Công ty ĐLTPHN 73

3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty ĐLTPHN 74

3.1. Cũng cố bộ phận chuyên trách làm công tác lao động tiền lương ở các Đơn vị 74

3.2. Hoàn thiện định mức lao động 75

3.3. Tiến hành phân tích công việc và xây dựng bảng tiêu chuẩn cấp bậc công việc 77

3.4. Xác định các địa bàn phức tạp đối với nhân viên thu tiền điện tư gia 78

4. Một số kiến nghị. 81

4.1. Một số kiến nghị với Công ty ĐLTPHN. 81

4.2. Một số kiến nghị đối với Tổng Công ty Điện lực Việt Nam. 81

KẾT LUẬN 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4845 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác tiền lương tại công ty điện lực Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các đơn vị, Xí nghiệp, Xưởng, Đội, Trung tâm, Ban quản lý dự án. Nhiệm vụ của các cán bộ đó là: Tổ chức chấm công hàng tháng và thanh toán các chế độ tiền lương, tiền ăn giữa ca,…trực tiếp cho CBCNV tại đơn vị mình. Thẩm định khối lượng công việc thực tế phát sinh của đơn vị để làm cơ sở xác định định mức lao động, kế hoạch tiền lương trình Giám đốc Công ty phê duyệt. 2.2. Căn cứ trả lương cho người lao động ở Công ty 2.2.1. Quy chế trả lương tại Công ty. Quy chế trả lương tại Công ty ĐLTPHN được ban hành căn cứ vào thông tư số 07/2005/TT- BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động TBXH hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong các công ty nhà nước. Sau khi thống nhất với công đoàn Công ty, Giám đốc Công ty ĐLTPHN ban hành quy chế trả lương theo kết quả SXKD điện. Đối tượng thực hiện quy chế này là: - Các đơn vị. - Xưởng 110 KV. - Đội thí nghiệm. - Trung tâm điều độ thông tin. - Các phòng chức năng quản lý trực thuộc Giám đốc Công ty. Đối tượng không áp dụng quy chế này là nhân viên thu tiền điện tư gia. Việc tổ chức thực hiện quy chế được phân định trách nhiệm và nhiệm vụ rõ ràng: + Lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Công ty xây dựng quy chế trả lương của đơn vị, sau đó đưa ra thảo luận dân chủ, lấy ý kiến đóng góp của CNV và báo cáo trình Giám đốc Công ty phê duyệt. + Trưởng các phòng ban, đơn vị trực thuộc Công ty hàng tháng chấm điểm qua bảng chấm công (phụ lục 3) đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của CBCNV thuộc quyền quản lý. + Đội trưởng, tổ trưởng sản xuất trực thuộc ở các đơn vị hàng tháng chấm điểm mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công nhân sản xuất thuộc quyền quản lý để đánh giá đúng chất lượng và kết quả lao động của cá nhân. Đồng thời phải chịu trách nhiệm về kết quả chấm điểm của mình, nhằm động viên và đánh giá đúng mức các yếu tố tích cực trong lao động sản xuất. + Phòng Tổ chức lao động phối hợp với phòng Kế toán tài chính nghiên cứu chuyển ngày chi lương hàng tháng và chấm công trả lương theo ngày của tháng trả lương. + Phòng Tổ chức lao động soạn thảo quy định bổ sung về chế độ trả lương làm thêm giờ và các thu nhập khác để hoàn chỉnh quy chế phân phối thu nhập của Công ty. 2.2.2. Tiền lương tối thiểu Từ ngày 01/01/2008 mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định là 540 nghìn/tháng. Đây là căn cứ để: Công ty đóng BHXH, BHYT cho người lao động. Thanh toán tiền lương nghỉ chế độ, bao gồm: nghỉ lễ, tết, nghỉ phép, nghỉ hưởng lương BHXH. Tạm thời thanh toán tiền thưởng vận hành an toàn, thưởng khuyến khích an toàn điện. Thanh toán phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp lưu động, phụ cấp độc hại nguy hiểm. Tuy nhiên dựa vào thực tế sản xuất kinh doanh có lãi trong các năm qua, đồng thời mức tăng TLBQ thấp hơn mức tăng NSLĐ và Công ty luôn nộp ngân sách đầy đủ Công ty ĐLTPHN đã có đủ điều kiện để áp dụng mức tiền lương tối thiểu được quy định ở nghị định 206/NĐ-CP ngày 04/12/2004 của Chính phủ. Công ty đã lấy hệ số điều chỉnh tăng thêm Kđc=0.4 để tính mức tiền lương tối thiểu. TlminDN = (1+Kđc) Tlmin = ( 1+0.7) x 54.000 = 920.000VNĐ/tháng Trong đó : TlminDN : Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp Kđc : Hệ số điều chỉnh Tlmin: Tiền lương tối thiểu do Nhà nước qui định Mức TlminDN này Công ty dùng để thanh toán: Tiền lương hàng tháng. Thanh toán phụ cấp chức vụ, tiền lương cán bộ quản lý. Tiền lương hoàn thành nhiệm vụ quí. Tiền lương làm thêm giờ, ca 3, giữa ca, nghỉ việc riêng có hưởng lương. Thanh toán tiền lương nghỉ chế độ chờ hưu. Mức lương tối thiểu 920.000 đồng/tháng làm cơ sở xác định kế hoạch tiền lương hàng quí, cả năm cho các Đơn vị thuộc khối sản xuất kinh doanh điện, xây dựng đơn giá tiền lương cho các bộ phận hưởng lương theo sản phẩm thuộc dây chuyền SXKD điện của Công ty. 2.2.3. Hệ thống thang bảng lương công ty đang áp dụng Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập nhưng Công ty ĐLTPHN vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Tổng công ty Điện lực Việt Nam thông qua các quy chế, quy định, hướng dẫn về tiền lương. Căn cứ để Công ty trả lương cho người lao động hiện nay đó là: Nghị định 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính Phủ qui định quản lý tiền lương và thu nhập trong các công ty nhà nước. Thông tư số 01/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội về việc điều chỉnh lương cũ sang lương mới. Nghị định 167/2007/NĐ-CP ngày 16/11/2007 của Chính Phủ qui định về mức lương tối thiểu của các công ty, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội. Kết quả, hiệu quả hoạt động sản xuất thực tế của Công ty ĐLTPHN. Theo đó Công ty ĐLTPHN đã sử dụng hệ thống thang bảng lương, đó là: + Bảng lương áp dụng đối với các chức danh quản lý. + Bảng phụ cấp chức vụ đối với trưởng phòng, phó phòng và tương đương. + Bảng lương viên chức, chuyên môn nghiệp vụ, nhân viên thừa hành. + Bảng lương viên chức, công chức trực tiếp SXKD. Dựa vào các tiêu chuẩn này Công ty tổ chức thi nâng bậc lương cho người lao động và lấy kết quả đó làm cơ sở để trả lương và các chế độ khác. Công ty không tiến hành phân tích công việc và đánh giá công việc mà dựa vào bảng chấm điểm hoàn thành công việc trên cơ sở nhiệm vụ chung của cả đơn vị đó. Đây là một trong những điều không hợp lý trong công tác quản trị nhân lực. 2.3. Kế hoạch và thực hiện quỹ tiền lương tại Công ty ĐLTPHN 2.3.1. Nguồn hình thành quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của Công ty ĐLTPHN được hình thành từ các nguồn sau: - Quỹ tiền lương theo kế hoạch. - Quỹ tiền lương bổ sung. Ngoài quỹ tiền lương kế hoạch khi quyết toán quỹ tiền lương hàng năm, Công ty sẽ quyết toán thêm những khoản tiền lương ngoài đơn giá theo chế độ Nhà nước, Tổng công ty và Công ty gồm: + Tiền lương bổ sung chung: Tiền lương tính cho những ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ phép, hội họp, nghỉ việc riêng, tiền ca 3, giữa ca,…theo qui định của Nhà nước. + Quỹ tiền lương làm thêm giờ trả ngoài đơn giá tiền lương, chi theo thực tế cho các công việc: khắc phục thiên tai, phục vụ điện đảm bảo các lễ hội, Đại hội (không thường xuyên) theo yêu cầu của Nhà nước, thành phố, trực tăng cường đảm bảo điện các ngày lễ, tết (theo lệnh của Công ty). + Tiền lương năng suất V2 điều chỉnh theo kết quả SXKD: Căn cứ vào kết quả tiền lương năng suất V2 của các đơn vị đã được hội đồng xét thưởng vận hành an toàn Công ty xét duyệt hàng quí, Công ty sẽ quyết toán phần tiền lương V2 tăng thêm hoặc giảm đi so với kế hoạch. Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang. Quỹ lương dự phòng lớn thứ hai sau quỹ lương kế hoạch nhằm hạn chế rủi ro, đảm bảo thu nhập cho người lao động trong trường hợp Công ty kinh doanh kém hiệu quả. 2.3.2. Xây dựng và thực hiện quỹ tiền lương tại Công ty Xây dựng quỹ tiền lương là một quá trình phức tạp. Quá trình đó được thực hiện bởi các cán bộ lao động tiền lương. Thực tế hoạt động xây dựng quỹ tiền lương ở Công ty ĐLTPHN được tiến hành qua các bước: Quỹ tiền lương kế hoạch của các đơn vị: Bước 1: Xác định lao động định mức: Lao động định mức là số lượng lao động kế hoạch tính từ định mức được ban hành kèm theo Quyết định số 856/ĐLHN-TCLĐ ngày 12/03/2006 của Công ty. Lđm = Tổng số công theo định mức 280 công/người/năm Trong đó: Tổng số công theo định mức định mức được tổng hợp tại biểu 01 (phụ lục 4) do Tổng Công ty ban hành. Bước 2: Xác định kế hoạch lao động tiền lương: Công ty giao 85% quỹ tiền lương tính cả năm cho đơn vị, căn cứ tình hình và đặc điểm của sản xuất, các Điện lực chủ động đăng ký kế hoạch quỹ tiền lương hàng tháng với Công ty, Công ty sẽ quyết toán theo tháng trên cơ sở số điểm hoàn thành nhiêm vụ. Vkh = (V1 + V2) X 85% = Lđm X LminDN X (Hcb + Hpc) X 85% X 12tháng Trong đó: Vkh : Quỹ tiền lương Công ty giao cho các đơn vị V1 : Quỹ tiền lương chế độ theo mức lương tối thiểu hiện hành của Nhà nước (540.000đ/tháng), là cơ sở để tính các mức lương và phụ cấp (nếu có) của cá nhân theo các thang, bảng lương quy định tại Nghị định 26/CP của Chính phủ, nộp các khoản BHXH, BHYT. V2 : Tiền lương năng suất hình thành từ nguồn tiền lương tối thiểu tăng thêm so với mức lương tối thiểu Nhà nước quy định là 380.000đ. Công ty giao một phần quỹ tiền lương năng suất này để các Đơn vị chi tạm ứng tiền lương năng suất trên bảng lương hàng tháng. LminDN : Mức lương tối thiểu Công ty lựa chọn. Hcb : Hệ số mức lương cấp bậc. Hpc : Hệ số phụ cấp bình quân, bao gồm: - Phụ cấp trách nhiệm trưởng, phó đơn vị trực thuộc Công ty. - Phụ cấp trách nhiệm trưởng, phó đơn vị trực thuộc đơn vị. - Phụ cấp tổ trưởng. - Phụ cấp lưu động và phụ cấp thủ quỹ. - Phụ cấp làm đêm. * Đối với các đơn vị thuộc khối tập trung tại Công ty, bao gồm: Xưởng 110 KV, Đội thí nghiệm điện, Trung tâm điều độ thông tin, Các phòng chức năng quản lý trực thuộc Giám đốc Công ty. Công ty trực tiếp chi lương 2 kỳ trong tháng. Tổng quỹ tiền lương một tháng theo chế độ (V1) và tạm ứng quỹ tiền lương năng suất (V2) của một đơn vị thuộc khối tập trung Công ty được tính theo công thức sau: + Quỹ tiền lương theo mức lương tối thiểu hiện hành của Nhà nước (V1): = 540.000đ X (Hcpi + Hpci) X ntti 22 Trong đó: V1 : Tiền lương theo chế độ tính trên lương tối thiểu hiện hành của Nhà nước. Hcpi + Hpci: Tổng số các hệ số lương và hệ số phụ cấp của CNV thứ i trong đơn vị ntti : Ngày công làm việc thực tế của người lao động thứ i, bao gồm: - Ngày thực tế có đi làm việc. - Ngày được cử đi tham quan, học tập ngắn hạn. - Ngày được cử đi điều dưỡng theo tiêu chuẩn của Công ty. - Ngày nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương. + Quỹ tiền lương năng suất tạm ứng: = 230.000đ X Hcbi X ntti 22 Trong đó: V2 : Tiền lương tạm ứng năng suất theo mức lương tối thiểu tăng thêm là 230.000đ/tháng. Bảng 6: Bảng quỹ lương kế hoạch các năm TT Tên đơn vị Đơn vị tính Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 1 Điện lực Sóc Sơn Triệu đồng 418.12 457.31 556.03 2 Điện lực Đông Anh Triệu đồng 421.58 457.24 590.08 3 Điện lực Tây Hồ Triệu đồng 411.37 446.28 549.16 4 Điện lực Thanh Trì Triệu đồng 428.16 468.35 533.21 5 Điện lực Thanh Xuân Triệu đồng 424.87 462.15 545.71 6 Điện lực Từ Liêm Triệu đồng 432.18 458.51 567.09 7 Điện lực Hoàng Mai Triệu đồng 441.03 476.15 583.18 8 Điện lực Hai Bà Trưng Triệu đồng 424.12 459.17 567.24 9 Điện lực Hoàn Kiếm Triệu đồng 432.28 481.24 572.41 10 Điện lực Cầu Giấy Triệu đồng 421.18 477.13 558.35 11 Điện lực Ba Đình Triệu đồng 432.38 469.65 584.34 12 Điện lực Đống Đa Triệu đồng 411.18 461.72 571.86 13 Điện lực Long Biên Triệu đồng 438.84 462.81 567.78 14 Điện lực Gia Lâm Triệu đồng 411.82 450.88 565.27 15 Cơ quan Công ty Triệu đồng 410.34 446.17 541.32 16 Xưởng 110 KV Triệu đồng 419.12 459.34 568.17 17 Đội thí nghiệm điện Triệu đồng 391.84 432.32 558.74 18 Trung tâm điều độ thông tin Triệu đồng 400.05 490.13 570.32 Tổng 7570.46 8286.55 10150.36 Nguồn: Phòng Tổ chức lao động Nhìn vào bảng quỹ lương ta thấy, phân phối quỹ lương cho các đơn vị, xí nghiệp, xưởng, đội không giống nhau do tình hình kinh doanh, cấp bậc công việc, trình độ của người lao động, số điểm người lao động đạt được khác nhau. Quỹ lương cuả các đơn vị khá cao và được tăng dần qua các năm điều này chứng tỏ Công ty đã quan tâm hơn đến đời sống của người lao động. Do đó sẽ khuyến khích người lao động làm việc, cống hiến và gắn bó với Công ty. Chính điều này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới CTTL của Công ty. Quỹ lương cao giúp cho việc chi trả lương kịp thời đối với người lao động và CTTL sẽ diễn ra thuận lợi. Sau mỗi tháng, căn cứ vào số điểm thành tích trong sản xuất và công tác của các đơn vị, Giám đốc xét duyệt và thanh toán quỹ tiền lương năng suất cho các đơn vị theo quy định về số điểm như sau: „ Đối với các đơn vị: Tiêu chuẩn 1: Đảm bảo cung ứng điện, Điện lực nội thành điểm tối đa 40 điểm, Điện lực ngoại thành điểm tối đa 37 điểm. Tiêu chuẩn 2: Kinh doanh điện, Điện lực nội thành điểm tối đa 35 điểm, Điện lực ngoại thành điểm tối đa 38 điểm. Tiêu chuẩn 3: An toàn lao động, điểm tối đa 10 điểm. Tiêu chuẩn 4: Thực hiện các quy định quản lý doanh nghiệp, điểm tối đa 10 điểm. Tiêu chuẩn 5: Kỷ luật lao động, điểm tối đa 5 điểm. „ Đối với xưởng 110 KV Tiêu chuẩn 1: Quản lý đường dây và trạm, tối đa 45 điểm. - Tiêu chuẩn 2: Sự cố chủ quan và chất lượng sửa chữa, tối đa 25 điểm. - Tiêu chuẩn 3: An toàn lao động, điểm tối đa 10 điểm. - Tiêu chuẩn 4: Thực hiện các quy định phục vụ quản lý doanh nghiệp, điểm tối đa 10 điểm. - Tiêu chuẩn 5: Thực hiện kỷ luật lao động và quan hệ giao tiếp, tối đa 10 điểm. „ Đối với đội thí nghiệm điện - Tiêu chuẩn 1: Đảm bảo chất lượng công tác thí nghiệm, điểm tối đa 70 điểm. - Tiêu chuẩn 2: Thực hiện an toàn lao động, điểm tối đa 10 điểm. - Tiêu chuẩn 3: Thực hiện các quy định phục vụ quản lý doanh nghiệp, điểm tối đa 10 điểm. - Tiêu chuẩn 4: Thực hiện kỷ luật lao động và quan hệ giao tiếp, điểm tối đa 10 điểm. „ Đối với trung tâm điều độ thông tin - Tiêu chuẩn 1: Phương thức vận hành, điểm tối đa 55 điểm. - Tiêu chuẩn 2: Xử lý sự cố, tối đa 20 điểm. - Tiêu chuẩn 3: Thực hiện an toàn lao động, tối đa 10 điểm. - Tiêu chuẩn 4: Thực hiện các quy định quản lý doanh nghiệp, tối đa 5 điểm. - Tiêu chuẩn 5: Thực hiện kỷ luật lao động và quan hệ giao tiếp, tối đa 10 điểm. Căn cứ vào nội dung của quy định này, Giám đốc các đơn vị, Xí nghiệp Quản lý lưới điện 110KV chấn chỉnh công tác quản lý lao động, tiền lương, tổ chức nghiên cứu và chỉ đạo các bộ phận triển khai thực hiện, xây dựng và đăng ký định mức lao động , xây dựng kế hoạch tiền lương của đơn vị báo cáo về Công ty trước ngày 15/3 hàng năm. Giao nhiệm vụ cho các phòng kế hoạch, phòng tổ chức lao động, Kỹ thuật, Kinh doanh chịu trách nhiệm thẩm định khối lượng công việc thực tế phát sinh (khối lượng đường dây, trạm biến áp, khách hàng, công tơ…) của các Đơn vị để làm cơ sở xác định định mức lao động, kế hoạch tiền lương trình Giám đốc Công ty xét duyệt. Giao nhiệm vụ cho phòng Tổ chức lao động, chịu trách nhiệm tổng hợp xây dựng kế hoạch tiền lương, hướng dẫn các đơn vị thực hiện và quyết toán kế hoạch tiền lương hàng năm. Định mức lao động do Tổng Công ty Điện lực Việt Nam quy định, tuy nhiên hàng năm căn cứ vào báo cáo kỹ thuật, báo cáo kinh doanh tổng quát, kế hoạch phát triển lưới điện và khách hàng từ các đơn vị gửi lên Công ty xây dựng xác định khối lượng công việc trong năm kế hoạch từ đó xác định được LĐđm. Độ chính xác của LĐđm phụ thuộc số liệu do các đơn vị cung cấp. Số liệu này lại phụ thuộc kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, trách nhiệm của chuyên viên phụ trách công việc này. Việc thanh tra, kiểm tra độ chính xác của LĐđm là khó khăn bởi khối lượng thiết bị điện, số km đường dây trung, hạ thế,…rất khó kiểm soát. Khi các đơn vị báo cáo lên Công ty không sát với thực tế thì LĐđm sẽ không phản ánh đúng ngày công định mức từ đó tạo nên sự sai lệch quỹ tiền lương và làm giảm sự công bằng trong việc trả lương. Khi hỏi các cán bộ phụ trách CTTL trong Công ty tại sao lại có sự khác nhau trong xây dựng quỹ lương giữa các đơn vị, xí nghiệp, xưởng, đội và các phòng ban thì được giải thích rằng giữa các bộ phận đó có sự khác nhau về sản phẩm làm ra: - Đơn vị là nơi trực tiếp tạo ra sản phẩm đó là Điện thương phẩm. - Xí nghiệp, Xưởng, Đội là nơi phụ trợ cho các đơn vị sản xuất Điện thương phẩm. - Các phòng ban có chức năng tham mưu cho các quá trình sản xuất của Công ty. Do có sự khác nhau này nên quỹ lương phải xây dựng khác nhau sao cho phù hợp với đặc điểm của từng bộ phận để từ đó có cách trả lương hợp lý đối với người lao động. 2.2.3. Đánh giá mức độ thực hiện quỹ tiền lương và các nhân tố ảnh hưởng Việc đánh giá tình hình thực hiện quỹ lương được Công ty tiến hành hàng năm. Các chỉ tiêu dùng để dánh giá bao gồm: *Mức tiết kiệm (vượt chi) tuyệt đối quỹ tiền lương: Ttđ = QLTH – QLKH Trong đó : Ttđ: mức tiết kiệm (vượt chi) tuyệt đối quỹ tiền lương QLKH: Quỹ lương kế hoạch QLTH: Quỹ lương thực hiện * Mức tiết kiệm (vượt chi) tương đối quỹ tiền lương: Ttgđ = QLTH – QLKH x k (17) Trong đó: Ttgđ : Mức tiết kiệm (vượt chi) tương đối quỹ tiền lương k : Hệ số điều chỉnh quỹ tiền lương kế hoạch. Hệ số này được tính căn cứ vào mức độ hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu khác. Theo quyết định của công ty cứ 1% hoàn thành vượt mức doanh thu, tiền lương sẽ được tăng 0.2%. Cứ 1% hoàn thành vượt mức kế hoạch NSLĐ bình quân, tiền lương sẽ được tăng 0.3%. Bảng7: Bảng tình hình kế hoạch, thực hiện quỹ tiền lương. TT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 KH TH KH TH KH TH 1 Quỹ tiền lương triệu 7216.24 7570.46 8064.17 8286.55 10045.68 10150.36 2 Doanh thu tỷ 3340 3235 3527 3610 4279 4180 3 NSLĐ BQ kWh/người/năm 960.27 930.12 998.53 1004.86 1318.35 1217.02 Nguồn:Phòng kế hoạch Từ bảng số liêu trên ta có thể tính được mức tiết kiệm (vượt chi) tuyệt đối quỹ tiền lương. Bảng8: Bảng kết quả so sánh quỹ lương kế hoạch và thực hiện TT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 TH-KH % TH-KH % TH-KH % 1 Quỹ tiền lương triệu +354.22 +4.9 +222.38 +2.7 +104.71 +1.1 2 Doanh thu tỷ -105 -3.1 +83 +2.4 -99 -7.7 3 NSLĐ BQ kWh/người/năm -30.15 -3.1 +663 +0.6 -101.33 -2.3 Như vậy năm 2005 quỹ lương công ty đã vượt chi 354.22 triệu đồng. Đến năm 2006 quỹ lương đã vượt chi 222.38 triệu đồng và năm 2007 quỹ lương vượt chi là 104.71 triệu đồng. Khi được hỏi nguyên nhân của sự vượt chi qua các năm là vì sao, các cán bộ phòng Tổ chức lao động giải thích rằng: “Nguyên nhân của sự vượt chi là do trong năm 2006 Công ty đã mở rộng sản xuất kinh doanh viễn thông nên cần bổ sung lao động. Số lao động tăng thêm làm cho quỹ lương thực hiện phải tăng thêm. Hơn nữa do tiền lương bình quân năm 2006 và năm 2007 đều tăng. Mức tiền lương bình quân này tăng là do Công ty đã không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới máy móc trang thiết bị ngày càng hiện đại cùng với sự quản lý tài tình của các cấp lãnh đạo nên hiệu quả sản xuất kinh cao và do đó quỹ tiền lương lớn nên tiền lương bình quân của người lao động ngày càng tăng”. Để kìm hãm tốc độ vượt chi nhiều người cho rằng: “cần phải tiết kiệm trong chi tiêu và có biện pháp quản lý chặt chẽ quỹ tiền lương, có như vậy doanh nghiệp mới hoạt động thực sự có hiệu quả”. *Mức tiết kiệm (vượt chi) tương đối quỹ tiền lương. Qua tính toán ở trên ta có: k 2005 = 100 + (-3.1x0.2 - 3.1x0.3) = 98.45% k 2006 = 100 + (2.4x0.2 + 0.6x0.3) = 100.66% k 2007 = 100 + (-2.3x0.2 - 7.7x0.3) = 97.23% Từ đó ta có quỹ tiền lương: Ttgđ 2005 = 7570.46 - 7216.24x98.45% = 466.07 Ttgđ 2006 = 8286.55 – 8064.17x100.66% = 169.16 Ttgđ2007 = 10150.36 – 10045.68x97.23% = 382.94 Như vậy, năm 2005 công ty cho phép mức vượt chi là 466.07 triệu đồng và thực tế là Công ty đã vượt chi 354.22 triệu đồng, với mức này vẫn trong quy định cho phép. Năm 2006 được phép vượt chi là 169.16 triệu đồng và mức vượt chi của công ty lên tới 222.38 triệu đồng, do đó đã vượt kế hoạch đề ra. Năm 2007 mức vượt chi là 382.94 triệu đồng và công ty vượt chi 104.71 triệu đồng vẫn trong qui định của Công ty. Như vậy, qua đánh giá hai chỉ tiêu ta thấy trong 3 năm Công ty đều vượt chi và nguyên nhân là do tăng số lao động và tăng tiền lương bình quân. Tuy nhiên mức vượt chi năm sau thấp hơn năm trước đây là một kết quả đáng mừng cho thấy việc chi tiêu quỹ lương của Công ty đã được kiểm soát và Công ty đã quan tâm hơn đến việc điều chỉnh quỹ tiền lương. Theo đánh giá của các cán bộ thực hiện CTTL khi được hỏi về sự hợp lý trong việc xây dựng quỹ lương, thì quỹ lương hiện nay được xây dựng chỉ mang tính chất tương đối chính xác, bởi vì lao động định mức của Công ty rất khó xác định vì khối lượng công việc đưa vào định mức do các đơn vị gửi lên thiếu chính xác mặc dù đã có sự kiểm tra chặt chẽ ở các phòng ban trên Công ty. Đồng thời các cán bộ làm công tác này còn yếu về chuyên môn nên Công ty xây dựng lao động chưa chính xác làm ảnh hưởng đến cách xây dựng quỹ tiền lương. 2.3. Các hình thức trả lương đang được áp dụng ở Công ty ĐLTPHN 2.3.1. Hình thức trả lương theo thời gian Điện thương phẩm là sản phẩm chính của Công ty ĐLTPHN, đây là dạng sản phẩm không có hình dạng rõ ràng và không nhìn thấy được. Để sản xuất ra được Điện cần có sự phối hợp của rất nhiều người ở nhiều giai đoạn khác nhau. Do đó sự tách biệt về định mức lao động cho các loại lao động là rất khó khăn. Hiện nay Công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian cho tất cả CBCNV, trừ nhân viên thu tiền điện. Hàng tháng Công ty trả lương cho người lao động. Tiền lương họ nhận được phụ thuộc vào các yếu tố: Mức độ hoàn thành công việc, hệ số lương, ngày công làm việc. „Trả lương định kỳ hàng tháng: Tiền lương Công ty trả hàng tháng cho người lao động và được phân ra làm 2 kỳ: * Tiền lương kỳ 1 (trả vào ngày 22 hàng tháng): Thanh toán tiền lương theo mức lương tối thiểu Công ty (Lmin DN) Vikỳ 1= 540.000 X (Hcbi + Hpci) X ntti 22 Trong đó: Vikỳ 1 : Tiền lương kỳ 1 của người lao động thứ i nhận được trong kỳ 1 * Tiền lương kỳ 2 (trả vào ngày 07 tháng sau liền kề): Tiền lương kỳ 2 được thanh toán theo mức tăng thêm (LminTT) ngoài mức lương tối thiểu Công ty, sau khi trừ phần đã thanh toán vào kỳ 1: Vikỳ 2 = 380.000 X (Hcbbq + Hpcbq) X LĐ X N/22 = {ntti X Hcbi+Hpci) X di Trong đó: Vikỳ 2 : Tiền lương năng suất của người lao động thứ i nhận được trong kỳ 2 Hcbbq : Hệ số cấp bậc bình quân của đơn vị Hpcbq : Hệ số phụ cấp bình quân của đơn vị N : Ngày công làm việc thực tế của đơn vị LĐ : Số lao động thực tế của đơn vị di : Điểm người thứ i đạt được Vậy tiền lương hàng tháng người lao động người lao động thứ i nhận được là: Vtháng = Vikỳ 1 + Vikỳ 2 * Đối tượng được hưởng phụ cấp là các cán bộ kiêm nhiệm bí thư đảng uỷ, các cán bộ quản lý trong nội bộ Công ty ĐLTPHN, các chức danh được hưởng phụ cấp là: - Giám đốc, phó giám đốc Công ty. - Giám đốc, phó giám đốc các đơn vị. - Trưởng, phó các phân xưởng ở Công ty, ở các đơn vị. - Đội trưởng, đội phó đội quản lý vận hành, đội trèo tháo công tơ, đội kiểm tra, đội quản lý khách hàng, đội đại tu xây lắp điện và viễn thông, đội kiểm tra điện và phúc tra công tơ. * Căn cứ vào chất lượng và khối lượng công việc đảm nhận của từng CBCNV hàng tháng các Đơn vị chấm điểm một lần, số điểm này từ 0 đến 100. Ví dụ biểu chấm điểm đánh giá kết quả SXKD của phòng Tổ chức lao động: TIÊU CHUẨN TÍNH ĐIỂM Điểm chuẩn 1 1.1 1.1.1 1.1.2 1.2 1.3 1.3.1 1.3.2 1.3.3 1.3.4 1.4 1.4.1 1.4.2 1.5 1.5.1 1.5.2 2 2.1 2.2 2.3 2.4 2.5 Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn Công tác tổ chức quản lý sản xuất - Thường xuyên đề xuất tham mưu các phương án về tổ chức, mô hình SXKD, sắp xếp nguồn lực về lao động, năng lực, trình độ quản lý, chuyên môn phù hợp với yêu cầu SXKD thực tế của Công ty - Có kế hoạch lập qui hoạch về cán bộ thuộc diện Công ty quản lý, hướng dẫn các đơn vị lập kế hoạch, tuyển chọn đội ngũ quản lý kế cận. Công tác khen thưởng và kỷ luật - Tổ chức, triển khai và thực hiện tốt các đợt thi đua đột xuất hoặc thường xuyên, thực hiện khen thưởng, kỷ luật kịp thời trong CBCNV góp phần thúc đẩy lao động sản xuất Công tác tiền lương, tiền thưởng: - Thường xuyên tham mưu đề xuất, tổ chức thực hiện về chế độ, hình thức trả lương, trả thưởng - Hoàn thành và đáp ứng kịp thời yêu cầu của Tổng Công ty về việc lập và duyệt kế hoạch lao động tiền lương - Thực hiện kịp thời công việc giao và quyết toán kế hoạch lao động tiền lương hàng quý và cả năm cho các đơn vị trực thuộc Công ty. Thường xuyên thực hiện chế độ kiển tra phân phối thu nhập, các chế độ tiền lương, tiền thưởng ở các đơn vị. - Thực hiện kịp thời chế độ báo cáo số liệu thống kê về cán bộ, lao động tiền lương, đào tạo, y tế, thu nhập trong toàn Công ty theo quy địng của Tổng Công ty và Thành phố Công tác chế độ chính sách - Nghiên cứu, áp dụng và thực hiện đúng các chế độ chính sách: Hợp đồng lao động, BHXH, BHYT, bảo hộ lao động…theo Luật Lao động và thỏa ước lao động tập thể của Công ty đối với CBCNV. - Quản lý và cập nhật đầy đủ hồ sơ CBCNV, cấp mới và đổi thẻ công vụ cho CBCNV kịp thời. Công tác đào tạo - Có kế hoạch và triển khai thực hiện theo kế hoạch về: Bồi huấn nâng bậc lương công nhân, nâng lương cho viên chức (gián tiếp) tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và CBCNV theo yêu cầu SXKD của Công ty. - Hướng dẫn và làm thủ tục cho các đoàn đi thực tập, học tập công tác trong nước và nước ngoài đạt yêu cầu chất lượng và thời gian. Thực hiện kỹ luật lao động và quan hệ giao tiếp - Chấp hành tốt nội quy lao động và kỹ luật lao động - Thực hiện tốt mối quan hệ với các phòng chức năng và các đơn vị trong Công ty - Chủ động sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ - Thường xuyên cập nhật thông tin trên trang WEB của Công ty - Chấp hành chế độ báo cáo và các yêu cầu của các đơn vị cấp trên, của Công ty và các phòng chức năng liên quan đạt chất lượng và thời gian yêu cầu. 90 15 10 05 08 34 10 10 10 04 18 12 06 15 10 05 10 02 02 02 02 02 - Mỗi sai phạm trong từng nội dung tiêu chuẩn đánh giá bị trừ 1 đến 10 điểm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện công tác tiền lương tại Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội.DOC
Tài liệu liên quan