Luận văn Hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại cảng hàng không Quốc tế nội bài

Cảng hàng không quốc tế là những tổ hợp kinh tế chính vì vậy việc phân công lao động trong doanh nghiệp không chỉ là sự phân chia quá trình sản xuất ra các thành phần phù hợp với trình độ lành nghề và khả năng nghề nghiệp của những người lao động từ đó bố trí công nhân cho phù hợp mà còn ở mức độ cao hơn có nghĩa là cảng đã áp dụng linh hoạt các hình thức phân công lao động sao cho phù hợp với từng đơn vị đó là :

+ Phân công lao động theo chức năng của những người tham gia lao động sản xuất, nghĩa là phân chia công việc phụ thuộc vào đặc điểm và chức năng của những người công nhân khác nhau.

+ Phân theo tính chất cùng loại về mặt kỹ thuật dựa vào đặc tính công nghệ của công việc được phân công tỷ mỷ hơn cho phép xác định chính xá nhu cầu của công nhân, theo mỗi chuyên môn khác nhau.

+ Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc hay trình độ lành nghề của lao động.

 

doc90 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2251 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác tổ chức lao động tại cảng hàng không Quốc tế nội bài, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng doanh thu 814.383,00 874.033,99 107,32 15,10 - Doanh thu cung cấp dịch vụ và bán hàng 798.383,00 850.593,35 106,54 15,52 - Doanh thu hoạt động tài chính 16.000,00 23.440,64 146,50 1,47 2. Tổng chi phí 628.559,00 700.248,75 111,41 15,32 - Chi phí cung cấp dịch vụ và bán hàng 603.659,00 677.614,13 112,25 16,48 - Chi phí hoạt động tài chính 24.900,00 22.634,62 90,90 -11,14 3. Chênh lệch 185.824 173.785,24 4,09 0,22 4. Nộp ngân sáh nhà nước 83,387,00 88.007,22 105,54 4,62 * Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch năm 2007. Nhìn chung, kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của cảng là rất khả quan : Các chỉ tiêu kế hoạch sản lượng chính đều vượt mức kế hoạch năm và có mức tăng trưởng cao ( Hành khách qua cảng ước tăng 21,93%, số lần cất hạ cánh ước tăng 15,00%, hàng hoá và bưu kiện tăng 13,59% so với năm 2006) . Các chỉ tiêu doanh thu và nộp NSNN cũng vượt mức kế hoạch năm, doanh thu ước tăng 15,10% và nộp NSNN tăng 4,62% so với năm 2006. b- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng qua một số năm. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng được phản ánh cụ thể qua các bảng thống kê sau : Bảng 2.7 : Kết quả thực hiện sản lượng từ 2004- 2007 STT Nội dung 2004 2005 2006 2007 1 Hành khách 3.851.093 4.548.039 5.417.658 6.605.751 2 Hàng hoá 80.749,08 96.008,10 111.694,9 126.874,26 3 Cất hạ cánh 33.564 36.422 40.617 46.710 Bảng 2.8 : Báo cáo quyết toán thu chi tài chính từ 2004- 2007 Đơn vị : 1.000.000 STT Nội dung 2004 2005 2006 2007 1 Tổng thu 543.120 612.047 759.369,24 874.033,99 2 Tổng chi 443.359 489.630 607.222,3 700.248,75 3 Chênh lệch 99.761 122.417 152.146,94 173.785,24 Nhìn lại kết quả sản xuất kinh doanh của cảng qua các năm ta có thể thấy được cảng đang có một sự chuyển mình mạnh mẽ cả về sản lượng hành khách, hàng hoá cũng như doanh thu lợi nhuận. đây chính là kết quả tất yếu của một cảng hàng không quốc tế do được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cũng như lãnh đạo ngành xứng đáng là cảng hàng không của thủ đô Hà Nội, thủ đô của cả nước. 2.2. Phân tích công tác tổ chức lao động ở cảng. 2.2.1. Phân tích tình hình số lượng chất lượng lao động của cảng. a- Phân tích tình hình số lượng và kết cấu của cảng. Mục đích của việc phân tích số lượng và kết cấu lao động của cảng hàng không quốc tế Nội Bài là đánh giá sự phù hợp của nó với tình hình, đặc điểm và điều kiện kinh doanh thực tế của doanh nghiệp. Bảng 2.9 : So sánh số lao động của cảng năm 2007 giữa kế hoạch và thực hiện : Khối Đơn vị Số lao động kế hoạch Số lao động thực tế Chênh lệch Khối cơ quan - Phòng cảng vụ 52 50 2 chức năng - Văn phòng cụm cảng 124 124 0 - Phòng tổ chức - cán bộ - lao động 31 29 2 - Phòng kế hoạch 48 45 3 - Phòng tài chính kế toán 26 24 2 - Phòng kỹ thuật công nghệ 42 39 3 Khối điều hành khai thác - Trung tâm khai thác ga 445 439 6 - Trung tâm khai thác khu bay 335 325 10 - Trung tâm an ninh 509 493 16 - Trung tâm dịch vụ hàng không 367 347 20 - Trung tâm dịch vụ kỹ thuật hàng không 382 378 4 Tổng 2.361 2.293 68 - Ta xác định được số lao động điều chỉnh sau : Nđc = NKH x IQ = N KH x Qtt /QKH Trong đó : Nđc : Số lao động điều chỉnh NKH : Số lao động kế hoạch IQ : Tỷ lệ tăng sản lượng thực tế so với kế hoạch Qtt : Khối lượng hành khách vận chuyển thực tế QKH : Khối lượng hành khách vận chuyển theo kế hoạch Như vậy tổng số lao động điều chỉnh : Nđc = 2.361 x = 2.614 (người) Cụ thể đối với các lao động điều chỉnh có kết cấu : Ncqcn = 347 x =384 (Số lao động khối cơ quan chức năng) NKđhkt = 2.014 x = 2.230 (Số lao động khối điều hành khai thác) Từ kết quả tính toán được ta có: Bảng 2.10 : So sánh số lao động giữa kế hoạch, điều chỉnh và thực hiện : Nội dung Số lượng lao động So sánh chênh lệch Số lao động kế hoạch Số lao động thực tế Số lao động điều chỉnh Độ lệch tuyệt đối (Ntt - NKH) Độ lệch tương đối (Ntt - Nđc) Độ lệch cho phép (NKH - Nđc) Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Tổng số LĐ 2.361 100 2.293 100 2.614 100 - 68 - 321 -253 Ncqcn 347 14,7 334 14,6 384 14,7 - 13 - 50 -37 NKthKT 2.014 85,3 1.959 85,4 2.230 85,3 - 55 - 271 -216 Nhận xét : - Độ lệch tuyệt đối = Ntt - NKH phản ánh chất lượng lập kế hoạch, ở đây số lượng lao động thực tế bé hơn số lao động kế hoạch (68) người. Rõ ràng ở đây có một số nguyên nhân : + Cảng lập kế hoạch chưa sát với thực tế + Cảng đã áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại từ sản xuất dẫn đến năng suất lao động cao không cần đến nhiều lao động như kế hoạch. - Độ lệch tương đối = Ntt - Nđc : Nó phản ánh chính xác hơn và đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ta thấy độ lệch tương đối ở đây là âm điều đó thể hiện việc sử dụng hợp lý lao động được tăng lên dẫn đến nhu cầu sử dụng số lượng lao động cần phải đào tạo thêm so với dự kiến. Do đó cần bổ xung thêm nguồn lao động để đáp ứng được công suất khai thác tại cảng để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao. - Căn cứ vào độ lệch tương đối, độ lệch tuyệt đối ta có thể nhận xét kết cấu lao động của cảng đã sử dụng hết nguồn nhân lực cần bổ xung thêm nguồn lao động để đáp ứng được nhu cầu tại cảng. b- Phân tích sự biến động của lao động. Để sản xuất không ngừng tiến bộ, cảng luôn luôn phải đối diện với thực tế là đổi mới, đào thải những cái cũ, lạc hậu, tiếp thu những cái mới tiên tiến trong đó có một nhân tố không thể không kể đến là con người. Do đó có sự biến động của lao động ở cảng . Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự biến động lao động trong doanh nghiệp, chúng ta có thể phân ra những nguyên nhân sau : - Cán bộ công nhân viên chuyển đi do nhu cầu cá nhân. - Cán bộ công nhân viên chuyển đi do không đáp ứng được nhu cầu của cảng. - Gửi đi đào tạo. - Chuyển đến thay thế. - Tuyển nhân viên mới. Bảng 2.11 : Thống kê lao động qua 3 năm ( 2005- 2007 ) Năm 2005 2006 2007 Số lao động của cảng 2.018 2.241 2.293 Số lao động làm việc trên 5 năm 1.345 1.398 1.473 Khi phân tích sự biến động lao động người ta thường quan tâm đến các chỉ tiêu sau : - Sự biến động tuyệt đối : Nbđ Nbđ = Nc.đi + Nc.đến Trong đó Nc.đi : Số lao động chuyển đi Nc.đến : Số lao động chuyển đến - Cường độ biến động lao động : Kbđ Kbđ = Trong đó å Nbđ : Tổng số lao động biến đổi Nlđ : Tổng số lao động tại cảng - Hệ số biến động lao động chuyển đi : Kcđi Kcđi = Ncđi /Nlđ - Hệ số biến động lao động chuyển đến : Kcđến Kcđến = Ncđến /Nlđ - Hệ số ổn định lao động : Kổnđịnh Kôđịnh = Nlđ trên 5 năm /Nlđ Bảng 2.12 : Kết quả phân tích sự biến động lao động qua 3 năm (2005- 2007 ) Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Số lao động của cảng 2.018 2.241 2.293 Số lao động chuyển đi 116 97 15 Số lao động chuyển đến 215 130 110 Tổng số lao động biến đổi 331 227 125 Số lao động làm việc trên 5 năm 1.345 1.398 1.473 Cường độ biến động lao động 0,164 0,101 0,055 Hệ số biến động lao động chuyển đi 0,057 0,043 0,006 Hệ số biến động lao động chuyển đến 0,107 0,058 0,048 Hệ số ổn định lao động 0,667 0,624 0,642 Nhận xét : Sự biến động lao động qua một số năm là tương đối thấp nguyên nhân có thể do nhiệm vụ sản xuất kinh doanh yêu cầu số lượng lao động bình thường nên chưa cần thiết phải có sự thay đổi lao động qua lao động phục vụ nhu cầu sản xuất hoặc cũng có thể lao động của xí nghiệp đã đáp ứng đủ theo yêu cầu của cảng. Tuy nhiên nhìn vào hệ số ổn định lao động có sự giảm từ (2006-2007) chứng tỏ lượng lao động trẻ được chuyển cũng tương đối lớn. Đội ngũ lao động trẻ có ưu điểm là lòng nhiệt huyết, hăng say lao động, song còn thiếu kinh nghiệm bị chi phối bởi tuổi đời nên dễ gặp khó khăn trong những tình huống đột xuất xảy ra.Đến năm 2007 hệ số ổn định đã có chiều hướng tăng chứng tỏ đội ngũ lao động đã có đầy đủ kinh nghiệm và được đào tạo đáp ứng nhu cầu tại cảng tuy hệ số ổn định có tăng nhưng không đáng kể Chính vì vậy đề ra cho cảng phải có nhiệm vụ là phải đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ lao động trẻ này. c- Phân tích chất lượng lao động. Chất lượng lao động ở cảng được thể hiện thông qua tuổi đời, trình độ, năng suất lao động, ở đây ta xét hai vấn đề chủ yếu sau : * Phân tích trình độ lao động ở cảng : Một trong những yếu tố hết sức quan trọng dể đánh giá chất lượng lao độngcủa doanh nghiệp nói chung và cảng hàng không quốc tế nội bài nói riêng là trình độ lao động tại cảng. một doanh nghiêp có lực lượng lao động như cảng thưc hiện việc cung ứng dịch vụ hàng không đảm bảo điều hoà hiêu quả với các trang thiết bị kỹ thuật đồng bộ, tiên tiến và hiện đại nhất thì yêu câu về trình độ đối với người lao động là vấn đề quan tâm hàng đầu. Trình độ đó phải xứng tầm với thực trạng hiện có của cảng nhằm làm chủ tư liệu sản xuất. ở đây chúng ta xem xét trình độ lao động trong tỷ trọng lao đông tại cảng. Bảng 2.13 : Thống kê số lượng lao động và tỷ trọng theo trình độ trong 3 năm Năm . Số lượng Trình độ 2005 2006 2007 Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Số lượng Tỷ lệ(%) Trên đại học 19 0,9 24 1,07 26 1,13 Đại học và cao đẳng 731 34,7 760 33,9 772 33,67 Trung cấp 361 17,13 372 16,6 341 14,87 Sơ cấp- lao động phổ thông 831 39,4 905 40,38 1.000 43,6 Công nhân kỹ thuật 166 7,9 180 8,03 154 6,72 Tổng 2.108 100 2.241 100 2.293 100 Nhận xét : - Xuất phát từ bảng trên ta thấy lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động của cảng thể hiện sự hợp lý tương đối của một doanh nghiệp sản xuất dịch vụ và cơ bản lao động trực tiếp là trung cấp, sơ cấp và khoảng 55% đại học, cao đẳng. - Tuy nhiên lao động phổ thông nằm ở giới hạn từ 19,3% đến 20,1% thể hiện lực lượng lao động phổ thông tại cảng chiếm khá lớn cần có sự đầu tư đào tạo nâng cao trình độ và từ đó phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh tại cảng. - Số lượng lao động năm 2007 : Có một đội ngũ lao động có trỡnh độ và năng lực, tuổi trung bỡnh là 35 tuổi, cú tỷ lệ trỡnh độ chuyên môn như sau: Lao động có trỡnh độ trên Đại học là 26 người (chiếm tỷ lệ 1%), lao động có trỡnh độ Đại học là 652 người (chiếm tỷ lệ 28%), lao động chưa qua đào tạo và có trỡnh độ sơ cấp cũn chiếm tỷ lệ khoảng 44%. - Lao động có trỡnh độ chuyên môn chiếm tỷ trọng lớn, lực lượng lao động luôn được tham gia các khóa bồi dưỡng, bổ sung kiến thức, đào tạo lại. Tuy vậy, trỡnh độ ngoại ngữ của người lao động cũn hạn chế, chưa đáp ứng được với đũi hỏi của cụng việc.Chưa xây dựng được đội ngũ kỹ thuật làm chuyên gia đầu ngành để đáp ứng được với đũi hỏi về cụng tỏc kỹ thuật trong thời gian tới * Phân tích năng suất lao động ở cảng : Cảng hàng không quốc tế nội bài là một doanh nghiệp nhà nườc hoạt đông công ích thực hiên nhiệm vụ vận hành khai thác cảng hàng không và cung ứng các dịch vụ hàng không, phi hàng không. Chính vì vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh của cảng thông không chỉ được đánh giá thông qua lượng hành khách, hàng hoá, số lần cất hạ cánh mà còn đánh giá cụ thể ở doanh thu lợi nhuận cảng đạt được Cụ thể là phân tích năng suất lao động tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài được đánh giá qua một số chỉ tiêu cụ thể như : Năng suất lao động (theo chỉ tiêu hiện vật). Wlđ = (HK,HH,CHC/người) Để phân tích đánh giá được chỉ tiêu ngày ta có bảng thống kê sau : Bảng 2.14 : Thống kê năng suất lao động (theo chỉ tiêu hiện vật ) STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Đơn vị 1 Hàng hoá 96.008,10 111.694,9 126.874,26 HH 2 Hành khách 4.548.039 5.417.658 6.605.751 HK 3 Số lần cất hạ cánh 36.422 40.617 46.710 CHC 4 Số lao động 2.018 2.241 2.293 Lao động 5 NSLĐ theo hàng hoá 47.575,87 49.841,54 55.331,12 HH/LĐ 6 NSLĐ theo hành khách 2.253,736 2.417,518 2.880,833 HK/LĐ 7 NSLĐ theo số lần CHC 18,05 18,12 20,37 CHC/LĐ Từ bảng thống kê trên rõ ràng các chỉ tiêu này có sự thay đổi qua các năm tuy nhiên không có sự biến động lớn. Điều mà chúng ta thấy rõ rệt nhất đó là có sự giảm của chỉ tiêu năng suất lao động theo hành khách. Để so sánh chính xác hơn sự tăng giảm năng suất lao động ta cần tính nhịp độ tăng năng suất lao động bằng công thức : IX/Y = x 100% Trong đó : IX/Y : Nhịp độ tăng năng suất lao động của năm sau (năm X) so với năm trước (năm Y). WX : Năng suất lao động năm sau. WY : Năng suất lao động năm trước. Ta có bảng sau : Bảng 2.15 : Nhịp độ tăng năng suất lao động (theo chỉ tiêu hiện vật ) Chỉ tiêu I2005/2006 I2006/2007 Hàng hoá 4,76 11,01 Hành khách 7,27 19,16 Cất hạ cánh 0,39 12,42 Tổng 12,42 42,59 Rõ ràng với bảng thống kê nhịp độ tăng năng suất lao động này chúng ta đã nhìn thấy rõ đã có sự tăng năng suất lao động qua năm 2006 – 2007 để đáp ứng yêu cầu đặt ra của cảng vì vậy cần tăng năng suất lao động có trình độ chuyên môn áp dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến ngày càng hiện đại vào trong sản xuất Phân tích năng suất lao động ở cảng theo chỉ tiêu giá trị (doanh thu lợi nhuận). Trong cơ chế thị trường hiện nay thì vấn đề quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh là kết quả và hiệu quả của nó. Đối với ngành vận tải, dịch vụ thì vấn đề đó cũng không nằm ngoài sự quan tâm của doanh nghiệp vì sản phẩm vận tải, dịch vụ khó có thể xác định, quy đổi chính vì vậy xác định năng suất lao động theo chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận là chiếm nhiều ưu thế nhất. Công thức xác định : Wlđ = (đồng/người) Trong đó Wlđ : Năng suất lao động Dt (LN) : Doanh thu, lợi nhuận (đơn vị 1000đồng) Bảng 2.16 : Thể hiện năng suất lao động tại cảng STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 1 Doanh thu 612.047.000 759.369.240 874.033.990 2 Lợi nhuận 122.417.000 152.146.940 173.785.240 3 Số lao động 2.018 2.241 2.293 4 Wlđ (Dt) 303.293,86 338.852,85 381.174,88 5 Wlđ (LN) 60.662,54 67.892,43 75.789,46 Dựa vào bảng trên mà ta có thể thấy năng suất lao động của doanh nghiệp có sự phát triển qua các năm nhưng để có cái nhìn toàn diện chính xác chúng ta cần đánh giá qua chỉ tiêu nhịp độ tăng năng suất lao động. Bảng 2.17 : Nhịp độ tăng năng suất lao động Chỉ tiêu I2005/2006 I2006/2007 Dt 11,72 12,5 LN 11,92 11,63 Tổng 23,64 24,13 Như vậy trong giai đoạn 2005 - 2006. Nhịp độ tăng trưởng doanh thu và nhịp độ tăng trưởng của lợi nhuận đều tăng. Đây chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả và phản ánh hiệu quả của doanh nghiệp chính xác hiệu quả nhất là lợi nhuận. Tuy nhiên đến giai đoạn 2006 - 2007 thì trong cả hai chỉ tiêu trên đều tăng tổng cũng tăng chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động ngày càng đạt hiệu quả và có những chính sách, biện pháp đi đúng hướng và cần phát huy trong những năm tới. Phân công nguồn lao động một cách hợp lý cho từng bộ phận khai thác và củng cố nguồn lao động có trinh độ cao vào trong sản xuất, nắm bắt và đưa vào sử dụng công nghệ kỹ thuật mới để tăng năng suất lao động. 2.2.2- Phân tích hình thức tổ chức lao động của cảng. a- Phân công và hiệp tác lao động. Để có một kết quả sâu sát, hiệu quả trong phân tích phân công lao động và hiệp tác lao động chúng ta cần phải nắm rõ quan điểm của cảng đối với vấn đề này. - Phân công lao động tại cảng nhằm bố trí lao động làm việc ở các vị trí, các công việc, các thời khác nhau đảm bảo tối đa năng suất lao động. - Hiệp tác lao động tại cảng và phân công lao động thường phải phát triển song song với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, biểu hiện ở mức độ phân công lao động trong doanh nghiệp. - Căn cứ vào các văn bản pháp lý làm cơ sở cho việc tổ chức (điều lệ tổ chức hoạt động của cảng, các nghị định, chỉ thị, thông tư...) và xét duyệt đến cơ cấu tổ chức, nhân viên, cách thức quản trị, lề lối làm việc để có sự đánh giá một cách toàn diện. - Tuy nhiên do các phòng bam ở đây có sự phân chia theo chức năng nên có một số vấn đề nảy sinh như : + Có thể gây mâu thuẫn do những ưu tiên giữa các phòng. + Giảm thấp sự truyền thống giao tiếp giữa các phòng. + Nếu chỉ chú trọng đến vấn đề của phòng có thể trái với quyền lợi của cả hệ thống. + Mọi chức năng được làm thường ngày dễ nhàm chán. - Đối với bộ phận vận hành khai thác được chia thành các tổ, đội theo kết quả dịch vụ sẽ có thể gặp một số khó khăn. + Khó có thể sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực và kỹ năng của các thành viên. + Không tạo thuận lợi cho việc điều phối hoạt động qua các tuyến sản xuất hay dịch vụ. + Gây ra sự cạnh tranh trong việc phân phối nguồn lực cho các bộ phận khác nhau của tổ chức. + Hạn chế sự sáng tạo trong giải quyết vấn đề đối với các dịch vụ đơn lẻ. + Hạn chế năng lực di chuyển nghề nghiệp của các nhân viên ra khổi khuôn khổ dịch vụ. Ngoài ra ở mỗi tổ đội còn phân chia theo khu vực địa lý hoạt động, gây khó khăn cho công việc quản lý giám sát. b- Phân tích hình thức tổ chức lao động ở cảng. Cảng hàng không quốc tế là những tổ hợp kinh tế chính vì vậy việc phân công lao động trong doanh nghiệp không chỉ là sự phân chia quá trình sản xuất ra các thành phần phù hợp với trình độ lành nghề và khả năng nghề nghiệp của những người lao động từ đó bố trí công nhân cho phù hợp mà còn ở mức độ cao hơn có nghĩa là cảng đã áp dụng linh hoạt các hình thức phân công lao động sao cho phù hợp với từng đơn vị đó là : + Phân công lao động theo chức năng của những người tham gia lao động sản xuất, nghĩa là phân chia công việc phụ thuộc vào đặc điểm và chức năng của những người công nhân khác nhau. + Phân theo tính chất cùng loại về mặt kỹ thuật dựa vào đặc tính công nghệ của công việc được phân công tỷ mỷ hơn cho phép xác định chính xá nhu cầu của công nhân, theo mỗi chuyên môn khác nhau. + Phân công lao động theo mức độ phức tạp của công việc hay trình độ lành nghề của lao động. - Các công việc được phân chia : mức độ phức tạp của công nghệ; mức độ chính xác, mức độ quan trọng của mỗi công việc. Nhận xét: Đây là cái nhìn tiến bộ của cảng trong việc phân công lao động với các hình thức phân công hợp lý, linh hoạt tuy nhiên cần có sự tăng cường gắn bó mối quan hệ giữa các phòng, tổ đội tạo sự thống nhất đồng bộ vì quyền lợi chung của cảng. 2.2.3- Phân tích công tác định mức lao động hiện nay của cảng. * Nguyên tắc xây dựng định mức lao động của cảng là : - Đối với các bộ phận áp dụng phương pháp định mức lao động tổng hợp cho đơn vị sản phẩm và sản phẩm. + Nếu sản phẩm được thực hiện qua nhiều quy trình công nghệ máy móc khác nhau thì phải chia quá trình sản xuất, phục vụ làm các công đoạn khác nhau để xác định mức thời gian học phí hợp lý, chính xác cho từng công đoạn tổng hợp cho sản phẩm cuối cùng. + Nếu sản phẩm được thực hiện toàn bộ trên quy trình công nghệ máy móc thiết bị thì căn cứ vào kế hoạch sản lượng cung ứng hàng năm và công suất của máy móc thiết bị để tính mức thời gian hao phí. - Đối với các bộ phận áp dụng phương pháp định mức lao động tổng hợp theo định biên phải căn cứ vào mô hình tổ chức, quy trình phục vụ, mạng lưới kinh doanh, số lượng nơi làm việc hiện có và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hàng năm để xác định. - Không tính định mức đối với các hoạt động không thuộc dây chuyền sản xuất chính. * Sản phẩm xác định định mức lao động ở cảng: + Lượng hành khách + Lượng hàng hoá + Số lần cất hạ cánh * Căn cứ xác định định mức lao động ở cảng. - Đối với bộ phận xây dựng định mức lao động theo phương pháp định biên căn cứ để xác định dựa vào chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức hiện tại của từng bộ phận đã được phê duyệt. + Lao động quản lý (Lgl) : được xác định từ cấp đội trở lên căn cứ vào mô hình tổ chức hiện tại và chức danh lao động quản lý đã được xác định. + Lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh : căn cứ vào sản lượng doanh thu của từng vị trí, chỗ làm việc cụ thể để định biên lao động (Lyc). + Lao động dịch vụ và phụ trợ (Lpv): căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng chức danh công việc để định biên lao động. + Lao động bổ sung (Lbs) : căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh cụ thể của từng đơn vị để xác định lao động bổ sung. - Đối với bộ phận xây dựng định mức theo sản phẩm. Mức lao động của lao động công nghệ, lao động phụ trợ và phục vụ và lao động quản lý được tính theo đơn vị sản phẩm căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của từng công việc để định biên. * Phương pháp xác định định mức lao động ở cảng. Được áp dụng tương tự như đối với định mức lao động ở cảng hàng không đã được giới thiệu ở phần 2 chương 1. Nhận xét : Từ tình hình thực tế công tác định mức ở cảng HKQTNB và theo các số liệu thì ta có thể nhận xét : - Tỷ lệ số công việc đã có mức đạt tới 100% (theo số liệu thống kê) tuy nhiên trên thực tế ta thấy công việc này còn phần nhiều mang tính ước lượng do cảng sử dụng mức biên chế không có căn cứ khoa học. - Tỷ lệ lao động làm việc có mức trên tổng số lao động đạt 100% chỉ mang tính ước lượng. 2.2.4. Phân tích công tác đào tạo - huấn luyện lao động cho cảng. a- Phân tích kế hoạch đào tạo - huấn luyện lao động cho cảng. * Các bước xây dựng kế hoạch đào tạo - huấn luyện về các vấn đề như : trình độ đào tạo, số lượng, địa điểm đào tạo, chứng chỉ, chất lượng đầu ra. - Xác định nội dung, chương trình đào tạo cho các loại đối tượng cần đào tạo. - Chuẩn bị các điều kiện cho kế hoạch đào tạo huấn luyện như đội ngũ giáo viên, trường lớp, trang thiết bị, kinh phí cho đào tạo huấn luyện. - Phân công triển khai công tác đào tạo huấn luyện. - Kiểm tra đánh giá kết quả đào tạo (có cấp chứng chỉ sau đào tạo) và đề xuất hướng sử dụng lao động sau đào tạo cho hợp lý và vận dụng được khả năng của người lao động. * Xác định nhu cầu nhiệm vụ đào tạo - huấn luyện lao động. - Xuất phát từ nhiệm vụ của cảng hàng không quốc tế Nội Bài mà nhiệm vụ quan trọng là quản lý khai thác nhà ga T1. - Xuất phát từ yêu cầu của từng loại công việc trong cảng cần loại kiến thức nào ? kỹ năng nào ? - Xuất phát từ việc đánh giá khả năng, trình độ thực tế của cán bộ, công nhân viên hoặc thí sinh mới tuyển để lập nên chương trình đào tạo huấn luyện cho phù hợp. * Yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn của từng loại lao động cho cảng. Xác định yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với từng chức danh người lao động rất cần biết và đó là vấn đề cốt lõi cho công tác đào tạo huấn luyện. Việc xác định này dựa trên cơ sở số liệu thống kê về định mức lao động kỹ thuật đối với từng loại máy móc thiết bị và được thể hiện cụ thể trong bảng yêu cầu nghiệp vụ chuyên môn đối với lao động của cảng (phần phụ lục) b- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đào tạo - huấn luyện lao động. - Phòng tổ chức cán bộ lao động là nơi chủ trì công tác tuyển sinh đào tạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo huấn luyện, tuyển sinh. Cần thiết phải thành lập hội đồng tuyển sinh, xây dựng các chức danh, nguyên tắc tuyển chọn để đảm bảo chất lượng mới tuyển. Phải tổ chức kiểm tra phân loại số lao động hiện có về trình độ đào tạo, trình độ quản lý, trình độ ngoại ngữ tin học và báo cáo kết quả cho Tổng giám đốc cảng vụ. - Xây dựng quy chế đào tạo và bộ giáo trình chuẩn của cảng vụ sân bay cho từng loại đối tượng với các khối kiến thức phải cung cấp cho từng học viên đồng thời phải chọn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên kiêm chức theo từng chuyên ngành. - Và cuối cùng trên cơ sở kết quả đào tạo tổ chức thi cấp chứng chỉ đào tạo cho các loại công nhân kỹ thuật hoạt động trong các nhà ga theo hướng tiếp cận yêu cầu của trình độ quốc tế. Các kết quả đào tạo là một phần cơ sở để bố trí lực lượng và quy hoạch hợp lý các bộ phận. Sau đây là bảng phản ánh kết quả đào tạo nhân lực cho cảng: Bảng 2.18 : Thể hiện mức đầu tư nhân lực của cảng. Đơn vị tính: tỷ đồng STT Nội dung 2005 2006 2007 1 Đào tạo trong nước 2,86 2.66 2,22 2 Đào tạo nước ngoài 2,24 2,04 2,16 3 Tổng 5,1 4,7 4,37 Bảng 2.19 : Thể hiện số lượng cán bộ công nhân viên được đào tạo. Đơn vị tính: Người STT Nội dung 2005 2006 2007 1 Trong nước 3.230 2.433 1.769 2 Nước ngoài 68 80 40 3 Tổng 3.298 2.513 1.809 c- Các hình thức đào tạo. Hiện nay các hình thức đào tạo tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài có sự chuyển biến theo mối quan hệ quốc tế với hai hình thức chủ yếu. Cụ thể : * Đào tạo trong nước : - Đào tạo tại chỗ làm việc : hình thức này thường được áp dụng để đào tạo cho nhận viên, công nhân kỹ thuật khi tiếp thu một công việc mới hoặc khai thác một thiết bị mới, giáo viên trong trường hợp này thường là giáo viên kiêm chức, cán bộ quản lý trực tiếp (ca trưởng, kíp trưởng, đội trưởng...). Nhận xét : Ưu điểm : + Đào tạo được nhiều lao động cùng một lúc, thời gian đào tạo ngắn, tái sản xuất được sức lao động nhanh. + Không đòi hỏi trường sở, giáo viên ngoài, bộ máy quản lý thiết bị thực tập do đó tiết kiệm được chi phí đào tạo. + Vừa học tập vừa trực tiếp làm việc, người lao động dễ nắm vững kỹ năng. Nhược điểm : + Kiến thức lý luận không đi từ thấp đến cao, không có hệ thống. + Kết quả học tập bị hạn chế, phụ thuộc trực tiếp vào trình độ, khả năng truyền đạt của người giảng dạy. - Đào tạo tại ngay cảng HKQTNB. Hình thức này thường được tổ chức chung cho cán bộ của cảng hàng không theo chương trình dự định sẵn, giáo viên có thể là do cán bộ cảng hàng không đảm nhiệm hoặc mời giáo viên ngoài vào. - Các đối tượng học viên thường là các chuyên viên, cán bộ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1894.doc
Tài liệu liên quan