Luận văn Hoàn thiện công tác trả lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang

Nội dung Trang

Chương I. Thực trạng công tác trả lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang 2

I. Giới thiệu khái quát Bưu điện tỉnh Hà Giang 2

II. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến công tác trả lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang 6

1. Hình thức pháp lý, loại hình sản xuất kinh doanh 6

2. Đội ngũ lao động 6

3. Cơ cấu tổ chức của Bưu điện tỉnh Hà Giang 8

III. Chế độ tiền lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang 18

1. Chế độ tiền lương cấp bậc 18

2. Chế độ tiền lương chức danh 25

IV. Thực trạng công tác trả lương cho người lao động tại Bưu điện tỉnh Hà Giang 28

1. Các nguyên tắc và các yêu cầu 28

2. Đối tượng trả lương 32

3. Xác định tiền lương chính sách cho người lao động 32

4. Xác định tiền lương khoán cho người lao động 34

5. Đánh giá chung công tác trả lương. 40

V. Tiền thưởng tại Bưu điện tỉnh Hà Giang 42

Chương II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tiền lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang 45

I. Định hướng phát triển Bưu điện tỉnh Hà Giang 45

1. Định hướng chung 45

2. Các mục tiêu chủ yếu 46

II. Một số giải pháp chủ yếu 47

1. Xây dựng các hệ số trả lương thông qua công tác phân tích công việc 47

2. Xây dựng định mức lao động 52

3.Xác định giờ làm việc làm cơ sở thanh toán tiền lương thường trực thêm giờ 54

 

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3448 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác trả lương tại Bưu điện tỉnh Hà Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iến thức kinh tế, kiến thức kỹ thuật, văn học quản lý). Xây dựng chế độ tiền lương chức vụ: Xây dựng chức danh của lao động quản lý: Thông thường trong quản lý có ba nhóm chức danh. - Chức danh lãnh đạo quản lý. - Chức danh chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ. - Chức danh thừa hành, phục vụ. Đánh giá sự phức tạp của lao động trong từng chức danh: thường được thực hiện trên cơ sở phân tích nội dung công việc, xác định mức độ phức tạp của từng nội dung qua phương pháp cho điểm. Xác định bội số và số bậc trong một bảng lương: Một bảng lương có thể có nhiều ngạch lương, mỗi ngạch ứng với một chức danh và trong ngạch có nhiều bậc lương. Bội số của ngạch lương được xác định tương tự như khi xây dựng tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật. Số bậc trong ngạch lương, bảng lương xác định dựa vào mức độ phức tạp của lao động và số chức danh nghề được áp dụng. Xác định mức lương bậc một và các mức lương khác trong bảng lương: Xác định mức lương bậc một bằng cách lấy mức lương tối thiểu nhân với hệ số của mức lương bậc một so với mức lương tối thiểu. Hệ số này xác định căn cứ vào mức độ phức tạp của lao động quản lý tại bậc đó, điều kiện lao động, yếu tố trách nhiệm... Các mức lương của các bậc khác xác định bằng cách lấy mức lương bậc một nhân với hệ số của bậc lương tương ứng. Bảng 8 BẢNG LƯƠNG CHỨC VỤ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP BC-VT Hạng doanh nghiệp Chức danh Hệ số, mức lương Đặc biệt I II III IV 1. Giám đốc - Hệ số 6,72- 5,72 4,98- 4,32- 3,66- 7,06 6,03 5,26 4,60 3,94 Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 1411,2- 1201,2- 1045,8- 907,2- 768,6- 1482,6 1266,3 1104,6 966,0 827,4 2. Phó Giám đốc và kế toán trưởng - Hệ số 6,03- 4,98- 4,32- 3,66- 3.04- 6,34 5,26 4,60 3,94 3.28 Mức lương thực hiện từ 01/01/2001 1266,3- 1045,8 907,2- 768,6- 638,4- 1331,4 1104,6 966,0 827,4 688,8 (Nguồn: Các văn bản quy định chế độ tiền lương mới, tập 7, NXB lao động xã hội - năm 2001). Tiền lương cho trưởng phó phòng các phòng ban, giám đốc, phó giám đốc công ty, bưu điện huyện hưởng theo cấp bậc nghiệp vụ kỹ thuật, cộng phụ cấp chức vụ. IV. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH H À GIANG 1. Các nguyên tắc và các yêu cầu Tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của CBCNV Bưu điện. Trả lương đúng cho người lao động chính là thực hiện đầu tư cho phát triển nhân lực, nâng cao ý thức trách nhiệm và hiệu quả công việc của từng người. Quy chế phân phối tiền lương phải gắn giữa giá trị lao động của cá nhân và kết quả thực hiện chỉ tiêu sản xuất kinh doanh của đơn vị, tránh phân phối bình quân làm triệt tiêu động lực phát triển sản xuất, đảm bảo công khai, công bằng trong phân phối. Nguyên tắc xây dựng quy chế phân phối tiền lương, trả lương - Quán triệt nguyên tắc phân phối theo lao động làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng. - Thực hiện hình thức trả lương khán theo việc và kết quả thực hiện công việc theo số lượng và chất lượng hoàn thành. - Gắn chế độ trả lương của cá nhân với kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị, tập thể. - Quy chế phân phối tiền lương phải được tập thể lao động thảo luận, thông qua. Đồng thời phải bảo đảm nguyên tắc tập trung, khi quy chế được ban hành mọi người phải có nghĩa vụ thực hiện. - Chính sách tiền lương phải được gắn với nội dung quản lý nhân sự như: Đào tạo, tuyển chọn, bồi dưỡng, thu hút và định hướng phát triển nhân lực. Căn cứ để xây dựng quy chế phân phối tiền lương Căn cứ vào Nghị định số: 28/CP ngày 28/3/1997 của Chính phủ; Thông tư số: 13/LĐTBXH-TT ngày 10/4/1997 của Bộ lao động thương binh xã hội về đổi mới quản lý tiền lương, thu nhập trong các doanh nghiệp Nhà nước. Nghị định số: 03/2001/NĐ-CP ngày 11/1/2001 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 28/CP; Thông tư số: 05/2001/TT-LĐTBXH ngày 29/01/2001 hướng dẫn xây dựng đơn giá tiền lương và quản lý tiền lương, thu nhập trong doanh nghiệp Nhà nước. - Căn cứ vào Công văn số: 4320/LĐTBXH ngày 31/12/1998 của Bộ lao động thương binh xã hội. - Căn cứ vào Quy chế mẫu phân phối tiền lương cho tập thể và cá nhân trong tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số: 1196/QĐ-LT ngày 18/5/2000 của Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông Việt Nam và Công đoàn Bưu điện Việt Nam. Phương thức phân phối tiền lương - Tiền lương chính sách theo quy định của Nhà nước và của Ngành. Được quyết toán theo số thực chi. + Tiền lương trả cho lực lượng phát bưu phẩm đến địa chỉ người nhận ở xã được giao cho đơn vị chi trả cho lực lượng này theo quy định của Bưu điện tỉnh. - Bưu điện tỉnh căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, đơn giá tiền lương Tổng Công ty giao và hình thành quỹ tiền lương dự phòng. Xác định quỹ tiền lương khoán cho các đơn vị theo từng tháng, căn cứ vào các yếu tố sau: + Doanh thu cước Bưu chính - Viễn thông (tỷ lệ thực hiện kế hoạch doanh thu cước). + Định biên lao động của đơn vị, hệ số mức độ phức tạp của các chức danh trong đơn vị và lao động bổ sung (nếu có). + Hệ số chất lượng sản phẩm Bưu điện và chất lượng quản lý đơn vị. - Trích lập quỹ tiền lương dự phòng tại Bưu điện tỉnh bằng 10% tổng quỹ tiền lương kế hoạch năm. Đơn vị trực thuộc Bưu điện tỉnh không trích lập quỹ tiền lương dự phòng. Quỹ tiền lương dự phòng dùng để: + Thưởng khuyến khích hàng quý theo năng suất - chất lượng và hiệu quả sản xuất kinh doanh của tập thể, cá nhân. + Trả cho người lao động có trình độ chuyên môn - kỹ thuật cao, tay nghề giỏi. + Dùng để trả lương khoán cho những lao động tham gia các hoạt động chung của Bưu điện tỉnh không trực tiếp sản xuất công tác từ 10 ngày trở lên. + Nếu còn thừa sẽ được phân phối bổ sung cho tập thể, cá nhân trước khi quyết toán năm. - Căn cứ vào mức trích lập Quỹ tiền lương dự phòng, Giám đốc phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn xây dựng quy chế xét thưởng, quy chế khuyến khích lao động có trình độ chuyên môn - kỹ thuật cao, tay nghề giỏi thông qua Đại hội CNVC hoặc tổ chức Công đoàn cùng cấp để ban hành thực hiện. Nguyên tắc phân phối tiền lương cho cá nhân + Thực hiện phân phối theo lao động, trả thưởng theo công việc và kết quả hoàn thành công việc. + Những người thực hiện các công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tay nghề giỏi, đóng góp nhiều vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị thì tiền lương và thu nhập phải được trả thoả đáng. Đối với lao động làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ giản đơn thì mức lương được trả cần cân đối với mức lương của lao động cùng loại trên địa bàn, không tạo ra sự chênh lệch thu nhập quá bất hợp lý, gây mất công bằng xã hội. + Chống phân phối bình quân, chênh lệch về tiền lương và thu nhập giữa lao động phục vụ, giản đơn với lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, giỏi trong nội bộ đơn vị do đơn vị quy định. Hệ số giãn cách tiền lương giữa người có hệ số mức độ phức tạp công việc cao nhất và thấp nhất không quá 9 lần. + Mức lương thấp nhất: Mức lương của nhân viên phục vụ (lao động giản đơn không qua đào tạo) mức lương thấp nhất Bưu điện tỉnh áp dụng là: 525.000đ/tháng. + Tiền lương của Giám đốc, Phó Giám đốc, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch Công đoàn, kế toán trưởng tăng, giảm tương ứng với kết quả sản xuất kinh doanh chung của toàn đơn vị do Hội đồng lương của Bưu điện tỉnh quy định sau khi tham gia ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn Bưu điện tỉnh. + Tiền lương phân phối cho cá nhân gồm 2 phần. *Tiền lương chính sách: Phân phối theo lương cấp bậc và các khoản phụ cấp. *Lương khoán: Phân phối theo mức độ phức tạp của công việc và kết quả - hiệu quả sản xuất kinh doanh. + Quỹ tiền lương được phân phối trực tiếp cho người lao động làm việc trong doanh nghiệp không sử dụng vào mục đích khác. Xác định chỉ tiêu, nhiệm vụ kế hoạch để giao, quyết định Quỹ tiền lương khoán - Chỉ tiêu kế hoạch giao cho đơn vị. + Doanh thu cước dịch vụ Bưu chính - Viễn thông và doanh thu dịch vụ khác (nếu có). + Chỉ tiêu sản phẩm chủ yếu: phát triển thuê bao viễn thông, sản lượng điện thoại, điện báo, bưu phẩm, bưu kiện, báo chí và khối lượng vận chuyển. - Chỉ tiêu chất lượng thông tin, chất lượng quản lý. - Hàng tháng Bưu điện tỉnh xác định mức độ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh và phân loại chất lượng thông tin của đơn vị. Đơn vị đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch, chất lượng của tập thể và cá nhân thuộc đơn vị. - Tiền lương của CBCNV hàng tháng gồm 2 phần: Tiền lương chính sách và tiền lương khoán theo công thức. LTL = LCS + LK Trong đó: + LTL: Tiền lương của cán bộ công nhân viên hàng tháng. + LCS: Lương chính sách theo chế độ và ngày công. + LK: Lương khoán theo mức độ phức tạp, hiệu quả công việc và ngày công thực tế. Ví dụ: Tổng thu nhập tiền lương tháng 1/04 của cô Phạm Thị Thảo. TTL = 742.400 (lương CS) + 525.000 (lương khoán) = 1.267.400đ. 2. Đối tượng trả lương - Quy chế phân phối tiền lương này áp dụng cho các đối tượng lao động đã ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 năm trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn được xếp vào các thang bảng lương theo Nghị định 26/CP ngày 23/5/1993. - Tiền lương phát xã tính theo quy định tại Công văn số: 108/TCCB-LĐ ngày 17/5/2000 của Bưu điện tỉnh. - Lao động ký hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định tiền lương trả theo sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. 3. Xác định tiền lương chính sách cho người lao động Lương trong bảng lương - Tiền lương trả cho cán bộ công nhân viên hàng tháng gồm tiền lương cấp bậc, phụ cấp lương tính theo ngày công thực tế công tác và các ngày nghỉ được hưởng lương theo quy định của Bộ luật lao động. Tiền lương của ngày làm việc tính theo công thức: LNC = LN x NTT Trong đó: LNC: Tiền lương theo ngày công làm việc thực tế. LN: Mức lương ngày. Mức lương ngày tính theo công thức sau: TLmin x (Hcb + Hpc) LN = ---------------------------- Ngày công chế độ/tháng + TLmin: Tiền lương tối thiểu chung do nhà nước công bố + Hcb: Hệ số lương cấp bậc theo Nghị định 26/CP + Hpc: Hệ số phụ cấp bao gồm các loại phụ cấp lương theo Nghị định 26/CP và phụ cấp thâm niên ngành theo quy định tại Thông tư số: 07/TT ngày 16/11/1994 của Tổng cục Bưu điện. Ntt: Số ngày công được trả lương trong tháng bao gồm: Ngày công tác thực tế, ngày hội họp, học tập được hưởng lương theo quy định của thoả ước lao động, ngày đi học bổ túc, bồi dưỡng ngắn hạn trong nước. Dựa vào công thức ta tính lương chính sách cho cô Phạm Thị Thảo. Lương tối thiểu: 290.00đ. Hệ số lương cấp bậc: 2,06 Hệ số lương phụ cấp: 0,5 NGày công T1/2004: 21 (đủ công) Lương tháng của cô Thảo là: 290.000đ x 2,06 x 0,5 = 742.400đ Tiền lương ngày nghỉ phép theo quy định tại điều 73, 74, 75 của Bộ luật lao động được trả lương căn cứ vào Điều 12, 14 Nghị định 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ. LNF = số ngày nghỉ phép x L ngày Hình thức trả lương cho CBCNV nghỉ phép theo quy định tại điểm 2 điều 15 còn được áp dụng để trả lương cho CBCNV đi nghỉ điều dưỡng sức khoẻ, thăm quan du lịch trong nước; nước ngoài và CBCNV nghỉ việc riêng có hưởng lương theo quy định tại Điều 78 Bộ luật lao động. Lương ngoài bảng lương - Tiền lương ngày ngừng việc theo quy định tại điều 62 Bộ luật lao động. + Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả lương theo mức quy định tại điều 14 Nghị định 197/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ. Lnv = số ngày nghỉ ngừng việc x L ngày + Nếu do lỗi của người lao động, thì việc trả lương theo mức do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận. - Thời gian nghỉ điều trị nạn lao động CBCNV được trả lương theo quy định tại điều 16 Nghị định số: 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ với mức quy định tại mục 1, phần III Thông tư số: 06/LĐTBXH ngày 4/4/1995 của Bộ lao động thương binh xã hội. Tiền lương căn cứ đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ TNLĐ Số ngày LTNLĐ = ---------------------------------------- x nghỉ tai nạn Ngày công chế độ/tháng lao động 4. Xác định tiền lương khoán cho người lao động Căn cứ vào hệ số mức độ phức tạp công việc ứng với kết quả và hiệu quả công tác của người lao động, tiền lương khoán thực lĩnh của cá nhân được tính theo công thức sau: Vkth Lki = -------------------- x Hpq x Nti n å (Hpqi x Nti) i = 1 Lki: Tiền lương khoán của cá nhân i Vkth: Quỹ tiền lương khoán thực hiện của tập thể (đơn vị, tổ, bưu cục, trạm, phòng...) Hpqi: Hệ số phức tạp công việc ứng với kết quả và hiệu quả công tác của cá nhân i. Nti: Ngày công được trả lương khoán của cá nhân i (Bao gồm những ngày công trực tiếp tham gia sản xuất - công tác, hội họp, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, đi học tại chức). Bảng 9 XÁC ĐỊNH HỆ SỐ MỨC ĐỘ PHỨC TẠP CỦA CÔNG VIỆC ĐỂ PHÂN PHỐI TIỀN LƯƠNG KHOÁN Bảng hệ số mức độ phức tạp công việc ứng với kết quả và hiệu quả công tác của người lao động, ký hiệu là Hpq Số TT Chuyên môn nghiệp vụ Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Mức 5 Nhân viên phục vụ 1,30 1,33 1,40 1,45 1,50 Bảo vệ cơ quan 1,50 1,57 1,65 1,71 1,77 Nhân viên đánh máy 1,65 1,71 1,80 1,86 1,93 Văn thư 1,65 1,71 1,80 1,86 1,93 Thủ quỹ, thủ kho 1,65 1,71 1,80 1,86 1,93 CN vận chuyển bưu chính 1,85 1,95 2,05 2,12 2,20 CN GDBĐ, CNKT máy tính, thu ngân 2,05 2,31 2,43 2,52 2,60 Khai thác Bưu chính - PHBC 2,05 2,31 2,43 2,52 2,60 Khai thác phi thoại, điện thoại, 108 2,05 2,31 2,43 2,52 2,60 CN vận hành bảo dưỡng thiết bị viễn thông 2,05 2,31 2,43 2,52 2,60 Lái xe 2,43 2,57 2,70 2,80 2,89 CNVH bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị VT 2,43 2,57 2,70 2,80 2,89 Y sỹ cơ quan 2,57 2,74 2,88 2,98 3,08 Kế toán viên, cán sự công đoàn, KTVXD xã 2,57 2,74 2,88 2,98 3,08 KSV d.thác C3, khai thác BC 2,57 2,74 2,88 2,98 3,08 KSV d.thác C2 và KSV KTPT C2 2,88 3,04 3,20 3,32 3,43 Cán sự phòng ban 3,00 3,14 3,30 3,42 3,53 KTV kỹ thuật viễn thông 3,30 3,47 3,65 3,78 3,91 PT phòng HCQT 3,30 3,47 3,65 3,78 3,91 Phó bưu điện huyện, KTT huyện 3,30 3,47 3,65 3,78 3,91 Chuyên viên phòng ban 3,65 3,85 4,05 4,20 4,34 Trưởng phòng HCQT, T.Tr tổng hợp 3,65 3,85 4,05 4,20 4,34 Kế toán trưởng Công ty 3,65 3,85 4,05 4,20 4,34 Phó Giám đốc Công ty 3,65 3,85 4,05 4,20 4,34 P.Tr phòng TCCB, KHXDCB, BCVTTH, KTTKTC 4,05 4,18 4,40 4,56 4,71 Trưởng bưu điện huyện 4,05 4,18 4,40 4,56 4,71 Giám đốc Công ty 4,40 4,75 5,00 5,18 5,36 T.phòng TCCB, KHXDCB, BCVTTH 4,40 4,75 5,00 5,18 5,36 Kế toán trưởng BĐT 6,50 6,75 7,05 7,30 7,55 Chủ tịch CĐ BĐT 6,50 6,75 7,05 7,30 7,55 Phó Giám đốc Bưu điện tỉnh 6,50 6,75 7,05 7,30 7,55 Giám đốc Bưu điện tỉnh 8,50 8,90 9,20 9,50 9,80 Quy định kết quả và hiệu quả lao động đối với: Thủ trưởng đơn vị thành viên (Giám đốc, phó Giám đốc; kế toán trưởng, chủ tịch Công đoàn Bưu điện tỉnh), thủ trưởng đơn vị trực thuộc và một số phòng, tổ quản lý Bưu điện tỉnh. Căn cứ vào mức độ hoàn thành kế hoạch doanh thu cước và tỷ lệ các đơn vị trực thuộc hoặc bộ phận trực thuộc vi phạm chất lượng, Mức 1 + Doanh thu cước đạt đến 7,5% so với kế hoạch doanh thu cước năm. + Có đến 30% đơn vị trực thuộc hoặc bộ phận trực thuộc (Bưu điện các huyện, Công ty, tổ sản xuất, bưu cục...) vi phạm chất lượng từ loại 2 trở lên. + Đơn vị chất lượng loại 3. Mức 2 + Doanh thu cước đạt từ 7,6% đến 8,2% so với kế hoạch doanh thu cước năm. + Đơn vị chất lượng loại 2. + Đến 20% đơn vị, bộ phận trực thuộc vi phạm chất lượng loại 2 trở lên. Mức 3 + Doanh thu cước đạt từ 8,3% đến 8,7% so với kế hoạch doanh thu cước năm. + Đến 10% đơn vị, bộ phận trực thuộc vi phạm chất lượng. Mức 4 + Doanh thu cước đạt từ 8,8% đến 9,1 so với kế hoạch doanh thu cước năm. + Các đơn vị, bộ phận trực thuộc đạt 100% chất lượng loại 1. Mức 5 Doanh thu cước đạt từ 9,2% trở lên so với kế hoạch doanh thu cước năm và các đơn vị trực thuộc hoặc bộ phận trực thuộc chất lượng loại 1. Công nhân vận hành khai thác và bảo dưỡng vi ba số Căn cứ vào nội dung công việc VHKT và bảo dưỡng thiết bị viba (ban hành kèm theo quyết định số 150/QĐ-ĐMLĐ/HĐQT ngày 30/6/1998). * VH thiết bị gồm 16 việc thực hiện trong ngày và 02 việc thực hiện trong tuần. * Bảo dưỡng thiết bị gồm 41 việc làm trong tuần, nếu trạm có pin mặt trời thêm 7 việc (48 việc trong tuần). * Xử lý sự cố có tính chất đột xuất. Mức 1: Hoàn thành 90% nội dung công việc của ngày và tuần hoặc không xử lý được sự cố thông thường, giản đơn. Mức 2: Hoàn thành từ 91-95% công việc hàng ngày, hàng tuần hoặc không xử lý được sự cố thông thường, giản đơn. Mức 3: Hoàn thành từ 96-100% công việc hàng ngày, hàng tuần hoặc không xử lý được sự cố thông thường, giản đơn. Mức 4: Áp dụng đối với trường hợp trạm thiếu người (3 người) phải kiêm nhiệm thêm và hoàn thành công việc hàng ngày, hàng tuần. Mức 4: Áp dụng đối với những công nhân có giải pháp, sáng kiến trong lao động và hoàn thành những nội dung công việc hàng ngày, hàng tuần. Đối với công nhân giao dịch Bưu điện - Căn cứ vào mức độ hoàn thành kế hoạch doanh thu để xác định cho từng cá nhân và xếp vào các mức quy định. Đối với công nhân lái xe - Căn cứ vào số km đi trong tháng và những ngày làm việc để xác định Hpq của từng tháng. Đồng thời quy định chế độ công tác phí, ngày làm việc, ngày chờ việc trên cơ sở các quy định hiện hành của Nhà nước, của Ngành. Đối với các chức danh khác - Căn cứ nội dung công việc, chức trách, nhiệm vụ của từng chức danh thủ trưởng đơn vị phối hợp với tổ chức Công đoàn và tập thể người lao động xây dựng quy định để làm căn cứ bình xét vào các mức ứng với kết quả và hiệu quả lao động trong từng tháng. Đối với khối văn phòng Bưu điện tỉnh giao cho các phòng xem xét đánh giá mức độ hoàn thành trên cơ sở từng nội dung, chức trách nhiệm vụ của chức danh và tình hình thực hiện chương trình công tác trong tháng. Ví dụ: Tiền lương khoán tháng1/04 của cô Phạm Thị Thảo công nhân giao dịch. Hoàn thành nhiệm vụ trong tháng loại 1. Chỉ tiêu chất lượng không vi phạm loại 1 Xét hệ số mức độ phức tạp công việc mức 3 là: 2,43. Ngày công: 22 loại 1 Hệ số phân phối của đơn vị: 326.007 2,43 x 1 x 1 x 1 x 320.007 = 777.617đ 5. Đánh giá chung công tác trả lương 5.1. Đ ánh giá tiền lương chính sách Ưu điểm Chế độ tiền lương, hình thức trả lương là khá chi tiết, phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện Hà giang. Do đó đã gắn trách nhiệm của mỗi người với công việc chung. - Cách thức trả lương này tiền lương còn phụ thuộc vào ngày đi làm thực tế nên đã khuyến khích mọi người đi làm đầy đủ hơn, đảm bảo đủ số ngày công trong tháng. Nhược điểm Tiền lương còn phụ thuộc vào lương bình quân chung của Bưu điện Hà giang cho nên không nêu cao được tinh thần trách nhiệm với công việc của mình vì tiền lương phụ thuộc vào kết quả cuối cùng của cả một tập thể trong quá trình sản xuất chứ không phụ thuộc trực tiếp vào kết quả của công việc mà mình đảm nhiệm. Do đó đã tạo cho họ thói quen làm việc không tốt: Cán bộ giao việc gì thì làm việc đó không có việc thì không phải làm, làm việc không tự giác, tích cực, không tận tâm với công việc, không phát huy tính sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, nêu cao hiệu quả làm việc thường không cao Công ty chưa khai thác hết khả năng làm việc của họ. Ngoài ra tiền lương còn phụ thuộc vào số ngày làm việc thực tế, mà việc hạch toán ngày công chỉ dựa vào việc đi làm đúng giờ, thời gian có mặt đủ 8 giờ chưa tính đến thời gian sử dụng còn lãng phí do chưa làm các công việc theo chức năng, nhiệm vụ, cho nên đã dẫn đến tình trạng sử dụng lãng phí thời gian làm việc người lao động chỉ đến góp mặt ngồi chơi hoặc cố tình kéo dài thời gian làm việc... miễn sao cho đủ số ngày công. 5.2. Đánh giá tiền lương khoán Ưu điểm Chế độ trả lương này đã gắn chặt tiền lương của mỗi người với thành tích làm việc của cả đơn vị, mà hiệu quả sản xuất của cả đơn vị lại phụ thuộc vào hiệu quả làm việc của từng người. Cho nên đã có tác dụng nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với công việc của mình. Với việc quy định hệ số phức tạp công việc đã phản ánh được mức độ phức tạp của công việc, quyền và nghĩa vụ trách nhiệm của mọi người với kết quả sản xuất chung, công việc càng phức tạp thì tiền lương hưởng càng cao do đó đòi hỏi quyền và trách nhiệm càng cao hơn. Tiền lương phục thuộc vào ngày đi làm thực tế nên chế độ trả lương này đã khuyến khích người lao động đi làm đầy đủ, đảm bảo ngày công. Nhược điểm - Tiền lương không ổn định, lúc cao lúc thấp, phụ thuộc vào doanh thu cho nên có tổ sản xuất chỉ quan tâm chú trọng vào việc tăng doanh thu đã để xẩy ra hiện tượng khách hàng phàn nàn về chỉ tiêu chất lượng. - Ngoài ra tiền lương này phụ thuộc vào ngày làm việc thực tế cho nên đối với một số người sẽ có tư tưởng đến góp mặt hoặc kéo dài ngày công, không cố gắng làm việc, hoặc khi có việc thì làm qua loa làm ẩu mà vẫn được hưởng lương theo quy định. - Mặc dù trả lương theo hình thức này sẽ nâng cao trách nhiệm của mỗi người lao động, tuy nhiên cũng sẽ có những trường hợp người lao động làm việc nhiệt tình, hăng hái, nhưng có những yếu tố khách quan tác động xấu đến quá trình sản xuất, làm giảm năng suất lao động, hiệu quả sản xuất của cả đơn vị, nếu dùng cách này thì tiền lương người lao động nhận được không chính xácm không phản ánh hết giá trị lao động đã công hiến. V - TIỀN THƯỞNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG 1. Các hình thức thưởng Danh hiệu thi đua đối với cá nhân. Hàng năm, CBCNVC ở các đơn vị trong Bưu điện tỉnh tuỳ theo thành tích công tác được khen thưởng và công nhận một trong các danh hiệu thi đua. - Lao động giỏi - Chiến sĩ thi đua cơ sở - Lao động hoàn thành nhiệm vụ - Danh hiệu thi đua đối với tập thể. Các tập thể lao động có thành tích toàn diện trong năm được công nhận một trong các danh hiệu sau: - Tập thể lao động giỏi - Tập thể lao động xuất sắc Các hình thức khen thưởng danh hiệu thi đua đối với tập thể, cá nhân. - Biểu dương - Thưởng vật chất - Giấy khen Để nghị cấp trên tặng bằng khen, cờ, huy chương, huân chương. Hình thức khen thưởng có thành tích đột xuất, chuyên đề, từng mặt qua các phong trào thi đua, hội thi, kỳ thi... CBCNV thi tốt nghiệp các trường chuyên môn, nghiệp vụ của ngành đạt loại giỏi, khá. - Biểu dương. - Trao giải thưởng giành cho các hội thi, kỳ thi - Giấy khen - Tặng tiền thưởng (có quyết định) vật phẩm lưu niệm cho cá nhân, tập thể. 2. Các nguồn hình thành quỹ tiền thưởng Quỹ khen thưởng thi đua tập trung của Bưu điện tỉnh. - Việc trích lập quỹ khen thưởng tập trung ở Bưu điện tỉnh thực hiện quy chế tài chính của tổng Công ty. - Sử dụng quỹ khen thưởng thực hiện theo Nghị quyết của Đại hội đại biểu công nhân viên chức Bưu điện tỉnh. - Bưu điện tỉnh được sử dụng quỹ khen thưởng của đơn vị để thưởng cho các hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua. Hàng năm, sau khi có ý kiến tham gia của Công đoàn cung cấp, Bưu điện tỉnh quyết định kế hoạch sử dụng quỹ khen thưởng và duyệt quyết toán chi thưởng trong năm. 3. Đánh giá chung về công tác tiền thưởng Ưu điểm - Tiền thưởng là khoản tiền bổ sung cho tiền lương, vì vậy nó gắn với thành tích của người lao động. - Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc. - Thông qua chế độ thưởng, Bưu điện Hà giang đã nâng cao năng suất lao động, cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Nhược điểm - Mặc dù vậy công tác tiền thưởng của Bưu điện Hà giang vẫn còn hạn chế như việc trả thưởng còn chậm, chưa phát huy hết các hình thức thưởng cho người lao động. CHƯƠNG II MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TIỀN LƯƠNG TẠI BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG _____________ I - ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN BƯU ĐIỆN TỈNH HÀ GIANG 1. Định hướng chung Tổng Công ty Bưu chính - Viễn thông tính chi phí tiền lương "đầu vào" của Bưu điện tỉnh Hà Giang, trên cơ sở đó, giao quyền cho Bưu điện tỉnh Hà Giang quyết định chi phí tiền lương, tiền thưởng cho người lao động phù hợp với năng suất, chất lượng công tác của từng người. Bưu điện tỉnh Hà Giang xây dựng kế hoạch lao động, định mức lao động, quỹ lương kế hoạch và xác định đơn giá tiền lương trên cơ sở phải bảo đảm nguyên tắc: tốc độ tăng tiền lương bình quân thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động bình quân và theo quan hệ tối đa: 0,8/1 và lợi nhuận bình quân đầu người không thấp hơn năm trước liền kề. Nếu lợi nhuận thực hiện vượt lợi nhuận kế hoạch được giao thì doanh nghiệp được trích một phần lợi nhuận tăng thêm, tối đa không quá 3 tháng lương thực hiện bình quân của Bưu điện tỉnh Hà Giang để phân phối trực tiếp cho người lao động và dự phòng quỹ tiền lương cho năm sau. Trường hợp lợi nhuận giảm thì quỹ tiền lương cũng phải giảm. Bưu điện tỉnh Hà Giang chủ động ký kết hợp đồng lao động, định mức lao động, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ, đơn giá tiền lương, quy chế trả lương, nâng bậc lương, thực hiện chế độ tiền thưởng đối với người lao động. Giám đốc Bưu điện tỉnh Hà Giang có trách nhiệm giải quyết mọi chế độ đối với người lao động không có việc làm do tuyển dụng vượt quá yêu cầu hoặc do thay đổi sản xuất, kinh doanh từ nguồn kinh phí của doanh nghiệp. Chế độ tiền lương, tiền thưởng và trách nhiệm vật chất của Giám đốc doanh nghiệp theo nguyên tắc tiền lương, tiền t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1755.doc
Tài liệu liên quan