Luận văn Hoàn thiện công tác trả lương tại Cơ quan Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam

 

MỞ ĐẦU 1

2. Mục đích nghiên cứu 2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

5. Kết cấu và nội dung 2

Chương 1. Những lý luận cơ bản về tiền lương và công tác trả lương. 2

Chương 2. Phân tích thực trạng công tác trả lương tại Cơ quan văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam. 2

Chương 3. Biện pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Cơ quan văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam. 2

CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG 3

1.1. Những lý luận cơ bản về tiền lương, tiền công 3

1.1.1. Các khái niệm cơ bản 3

1.1.1.1. Khái niệm về tiền lương, tiền công 3

1.1.1.2. Một số khái niệm khác 4

1.1.2. Bản chất của tiền lương, tiền công 6

1.1.3. Vai trò của tiền lương, tiền công 6

1.1.3.1. Vai trò của tiền lương, tiền công đối với người lao động 7

1.1.3.2. Vai trò của tiền lương, tiền công đối với tổ chức, người sử dụng lao động 8

1.1.3.3. Vai trò của tiền lương, tiền công đối với xã hội 9

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới tiền lương, tiền công 9

1.1.4.1. Yếu tố thuộc về người lao động 9

1.1.4.2. Yếu tố thuộc về tổ chức 10

1.1.4.3. Yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài 10

1.1.4.4. Yếu tố thuộc về công việc 11

1.2. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 11

1.2.1. Yêu cầu của tổ chức tiền lương 11

1.2.2. Nội dung của công tác tổ chức tiền lương 12

1.2.3. Những nguyên tắc cơ bản của tổ chức tiền lương 12

1.3. Các chế độ tiền lương 14

1.3.1. Chế độ tiền lương theo cấp bậc. 14

1.3.2. Chế độ tiền lương theo chức vụ 16

1.4. Các hình thức trả lương 17

1.4.1. Hình thức trả lương theo thời gian 17

1.4.1.1. Khái niệm 17

1.4.1.2. Đối tượng áp dụng 17

1.4.1.3. Ưu và nhược điểm của hình thức trả lương theo thời gian 17

1.4.1.4. Các chế độ của hình thức trả lương theo thời gian 17

1.4.1.4.1. Chế độ trả lương theo thời gian đơn giản 18

1.4.1.4.2. Chế độ trả lương theo thời gian có thưởng 18

1.4.2. Hình thức trả lương theo sản phẩm 19

1.4.2.1. Khái niệm 19

1.4.2.2. Điều kiện áp dụng 19

1.4.2.3. Ưu và nhược điểm của hình thức trả lương này 19

1.4.2.4. Các chế độ 20

1.5. Quỹ lương 20

1.5.1. Khái niệm quỹ lương 20

1.5.2. Phân loại quỹ tiền lương 20

1.5.2.1. Căn cứ vào sự hình thành quỹ tiền lương 20

1.5.2.2. Căn cứ vào đối tượng trả lương 20

1.5.3. Phương pháp lập kế hoạch quỹ tiền lương 21

1.5.3.1. Quỹ tiền lương kế hoạch theo đơn giá tiền lương 21

1.5.3.2. Quỹ tiền lương kế hoạch theo chế độ (không tính trong đơn giá tiền lương) 21

1.5.4. Phân tích mức tiết kiệm (vượt chi) tuyệt đối và tương đối của quỹ tiền lương 22

1.5.4.1. Mức tiết kiệm (vượt chi) tuyệt đối quỹ tiền lương 22

1.5.4.2. Mức tiết kiệm (vượt chi) tương đối quỹ tiền lương 22

1.6. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác trả lương trong doanh nghiệp 23

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TRẢ LƯƠNG TẠI CƠ QUAN TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 24

2.1. Những đặc điểm cơ bản của Tổng công ty Thép Việt Nam có liên quan tới công tác trả lương 24

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Thép Việt Nam 24

2.1.1.1. Giai đoạn trước năm 2000 24

2.1.1.2. Giai đoạn từ năm 2000 đến nay 25

2.1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy 26

2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Thép Việt Nam 26

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức Tổng công ty Thép Việt Nam 27

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức đến năm 2010 theo xu hướng 29

 Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức đến năm 2010 29

Sơ đồ 3: Cơ quan văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam 30

2.1.2.3. Sơ đồ cơ quan văn phòng công ty 31

2.1.2.4. Vai trò và nhiệm vụ của các phòng ban 31

2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam 32

Bảng 1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Thép Việt Nam 32

Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty mẹ năm 2007 35

2.1.4. Đặc điểm lao động và tiền lương 36

2.1.4.1. Đặc điểm về lao động 36

Bảng 3. Tình hình sử dụng lao động của Cơ quan văn phòng TCT Thép Việt Nam (Đơn vị: người) 36

2.1.4.2. Tiền lương và thu nhập của người lao động trong Tổng công ty Thép Việt Nam ( TCT TVN) 37

Bảng 4. Tình hình tiền lương và thu nhập của người lao động trong 38

Tổng công ty Thép Việt Nam từ năm 2000-2007 38

Bảng 5. Phiếu điều tra thu nhập lao động quản lý của Cơ quan văn phòng Tổng công ty năm 2007 40

2.2. Thực trạng công tác trả lương áp dụng tại cơ quan Tổng công ty Thép Việt Nam 41

2.2.1. Quy định của nhà nước về công tác trả lương trong doanh nghiệp 41

2.2.2. Thực trạng trả lương trong cơ quan văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam 43

2.2.2.1. Tiền lương tối thiểu của cơ quan văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam 43

2.2.2.2. Tình hình sử dụng quỹ tiền lương trong Cơ quan văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam 44

2.2.2.2.1. Nguồn hình thành quỹ lương 45

2.2.2.2.2. Lập kế hoạch quỹ tiền lương 46

2.2.2.2.3. Kết quả lập kế hoạch quỹ tiền lương năm 2006, năm 2007 47

2.2.2.2.4. Quyết định cụ thể của doanh nghiệp về phân phối tiền lương 49

2.2.2.2.5. Một số quy định trả lương khác 50

2.2.2.3. Các hình thức trả lương tại Cơ quan văn phòng Tổng công ty 52

2.2.2.3.1. Hình thức trả lương tại Cơ quan văn phòng Tổng công ty 52

2.2.2.3.2. Phương pháp tính 52

2.2.2.3.3. Về thời gian chi trả 53

2.2.2.3.4. Quy định về hệ số lương chức danh công việc 53

3. Quy định về việc xếp lương chức danh công việc 54

3.1. Nguyên tắc chung: 54

3.2. Xếp lương chức danh công việc 54

Bảng 6: Hệ số lương của viên chức chuyên môn, nghiệp vụ và thừa hành phục vụ 57

theo quy định của Nhà nước 57

Bảng 7 : Hệ số lương chức danh quản lý công ty và hệ số phụ cấp lãnh đạo 58

theo quy định của Nhà nước 58

Bảng 8: Bảng hệ số lương chức danh công việc theo quy định 59

của Tổng công ty Thép Việt Nam 59

2.2.2.3.5. Tính lương phòng Tổ chức lao động Tổng công ty 60

Bảng 9. Hệ số lương và phụ cấp của phòng Tổ chức lao động Tổng công ty 60

Bảng 10. Bảng lương của CBCNV phòng Tổ chức lao động Tổng công ty 61

2.3. Ưu và nhược điểm của công tác trả lương tại Cơ quan văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam 62

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC TRẢ 65

LƯƠNG TẠI CƠ QUAN VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 65

3.1. Phương hướng phát triển của Tổng công ty trong thời gian tới 65

3.1.1. Mục tiêu tổng quát năm 2008 65

3.1.2. Chỉ tiêu chủ yếu năm 2008 65

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác trả lương tại Cơ quan văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam 66

3.2.1. Hoàn thiện các hình thức trả lương tại Cơ quan văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam 66

3.2.1.1. Trả lương cho CBCNV vừa theo chế độ vừa theo hiệu quả công việc (cách 1) 66

Bảng 11. Bảng lương của CBCNV phòng Tổ chức lao động trả theo cách 1 69

3.2.1.2. Trả lương căn cứ hoàn toàn vào mức độ hoàn thành công việc (cách 2) 70

Bảng 12. Bảng lương của CBCNV phòng Tổ chức lao động trả theo cách 2 71

Bảng 13: Hệ số giãn cách tiền lương qua 3 cách trả lương 71

Sơ đồ 4: So sánh hệ số giãn cách tiền lương 72

3.2.2. Hoàn thiện quy chế trả lương 72

3.2.3. Các giải pháp khác 73

3.2.3.1. Tiến hành phân tích công việc 73

3.2.3.2. Hoàn thiện đánh giá thực hiện công việc 75

3.2.3.2.1. Hoàn thiện việc đánh giá mức độ hoàn thành công việc 76

Bảng 14. Phiếu chấm điểm cá nhân 77

3.2.3.2.2. Hoàn thiện công tác xây dựng chức danh công việc và xác định mức hệ số lương chức danh công việc 78

Bảng 15. Phiếu đánh giá kết quả công việc quý .năm 79

Đơn vị: Phòng . 79

Bảng 16: Phiếu đánh giá kết quả công việc quý .năm 79

Chức danh: Trưởng phòng và tương đương 79

Bảng 17: Phiếu đánh giá kết quả công việc quý .năm 80

Chức danh: Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tổng công ty 80

Bảng 18: Phiếu đánh giá kết quả công việc quý .năm 80

Chức danh: thuộc Cơ quan Công đoàn Tổng công ty 80

3.2.3.3. Đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ làm công tác tiền lương 81

3.2.3.4. Khuyến khích lợi ích vật chất và tinh thần 81

3.2.3.4.1. Khuyến khích tài chính và phi tài chính 81

3.2.3.4.2. Xây dựng chương trình phúc lợi cho người lao động 82

3.2.4. Tổ chức thực hiện 83

KẾT LUẬN 84

PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC TRẢ LUƠNG TẠI CƠ QUAN VĂN PHÒNG TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 87

 

 

 

doc94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2373 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác trả lương tại Cơ quan Văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty. Đặc biệt năm 2006, kinh doanh thép của Tổng công ty lỗ trên 68 tỷ đồng, có 3 đơn vị lãi trên 44 tỷ đồng nhưng lại có 3 đơn vị lỗ trên 112 tỷ đồng cụ thể: giá trị sản xuất công nghiệp đạt 5.328,4 tỷ đồng bằng 97% kế hoạch, tổng doanh thu đạt 11.649,2 tỷ giảm 15,6% so với năm 2005. Ngoài ra còn có một số nhà máy ở thành phố Hồ Chí Minh phải đóng cửa do ô nhiễm môi trường và do di dời theo quy hoạch của địa phương; ở Đà Nẵng cũng có một số nhà máy bị tàn phá bởi gió bão nên phải nghỉ sản xuất một thời gian… Năm 2007 là năm gắn liền với hoạt động chuyển đổi mô hình từ Tổng công ty 91 sang mô hình công ty mẹ - công ty con. Công ty mẹ - Tổng công ty Thép Việt Nam chính thức hoạt động theo mô hình mới kể từ ngày 01/7/2007. Tình hình thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch của năm 2007: Nhìn chung, việc thực hiện kế hoạch năm 2007 của Tổng công ty thuận lợi hơn so với năm trước do Tổng công ty làm tốt công tác dự báo thị trường và một số dự án trọng điểm hoàn thành đi vào hoạt động đã giúp Tổng công ty chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất, tạo điều kiện hạ giá thành, giá bán sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu thị trường. Tuy nhiên cũng gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng thép Trung Quốc giá rẻ thâm nhập và thị trường Việt Nam trong sáu tháng đầu năm, tình hình thị trường có nhiều biến động phức tạp, cạnh tranh ngày càng quyết liệt giữa các nhà sản xuất thép trong nước. Đứng trước tình hình đó Ban lãnh đạo Tổng công ty đã có những chỉ đạo điều hành quyết liệt, kịp thời; tìm mọi giải pháp để tháo gỡ khó khăn, thực hiện tốt trách nhiệm bình ổn giá của Tổng công ty theo sự chỉ đạo của Chính phủ, chương trình tiết kiệm giảm chi phí trong sản xuất kinh doanh; động viên được sự nhiệt tình ý thức trách nhiệm của toàn thể cán bộ nhân viên công nhân của toàn Tổng công ty, nhằm thực hiện các nhiệm vụ, chỉ tiêu kế hoạch của Tổng công ty đã được Nhà nước giao trong sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển và kế hoạch đổi mới doanh nghiệp của Tổng công ty; thực hiện tốt các nghĩa vụ và nhiệm vụ chính trị xã hội mà Nhà nước giao cho Tổng công ty. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2007 thể hiện ở bảng 2: Công ty mẹ - Tổng công ty hoàn thành vượt mức kế hoạch và tăng trưởng khá so với dự báo cuối năm 2006 và không đơn vị nào bị lỗ. Tổng doanh thu năm 2007 = 7.438.662+89.793+26.314=7.554.769 triệu đồng. Tổng chi phí năm 2007 = 7.484.591 triệu đồng. Do đó lợi nhuận trước thuế cả năm 2007 = Tổng doanh thu – Tổng chi phí = 7.554.769-7.484.591 = 70.178 triệu đồng >0. Do vậy mà quỹ tiền lương của Cơ quan văn phòng được tăng lên; thu nhập của người lao động tiếp tục được cải thiện và ổn định. Đời sống tinh thần ngày càng được các cấp chăm lo hơn. Thực hiện tốt và giải quyết kịp thời chế độ, chính sách cho người lao động tại các đơn vị cổ phần hoá. Bảng 2: Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty mẹ năm 2007 ( Đơn vị tính: triệu đồng) STT Đơn vị DT thuần DT hoạt động tài chính Thu nhập khác Tổng chi phí Ướclợi nhuận trước thuế cả năm 2007 1 Công ty mẹ-Tổng công ty Trong đó: 7.438.662 89.793 26.314 7.484.591 70.178 -Trụ sở chính 2.308.646 80.000 20 2.344.411 44.255 -TSPN (6T cuối năm) 3.415.315 8110 26.279 3.416.200 33.504 -TLPM (6T cuối năm) 1.714.701 1683 15 1.723.980 ( 7581) 2 Công ty TLPM ( 6T đầu năm) 1.761.906 1360 52 1.712.744 50.574 3 Công ty TMN ( 6T đầu năm) 3.001.031 5223 20.621 2.973.482 53.393 4 Công ty gang thép TN 5.206.677 10.202 18.232 5.154.701 80.350 5 Viện luyện kim đen 3450 180 0 3620 10 Tổng 17.411.726 106.758 65.219 17.329.198 254.505 (Nguồn từ báo cáo thống kê hàng năm của Tổng công ty) 2.1.4. Đặc điểm lao động và tiền lương 2.1.4.1. Đặc điểm về lao động Lao động trong Tổng công ty bao gồm rất nhiều loại có trình độ khác nhau như: Đại học và trên đại học, Cao đẳng, Trung cấp và Lao động phổ thông, công nhân kỹ thuật, công nhân trực tiếp sản xuất ở tất cả các đơn vị; riêng trong Cơ quan văn phòng Tổng công ty thì lao động chủ yếu là lao động quản lý. Trong giai đoạn từ năm 2001-2005 Tổng công ty Thép Việt Nam thực hiện quán triệt Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ IX về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Tổng công ty đã hoàn thành mục tiêu kế hoạch đề ra, đặc biệt là kế hoạch đổi mới doanh nghiệp do vậy có ảnh hưởng đến tình hình lao động và thu nhập của Tổng công ty. Ta có thể thấy tình hình sử dụng lao động của Cơ quan văn phòng TCT Thép Việt Nam ở bảng 3. Bảng 3. Tình hình sử dụng lao động của Cơ quan văn phòng TCT Thép Việt Nam (Đơn vị: người) Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % Tổng số lao động 125 100 117 100 120 100 135 100 Tăng ( giảm) so với năm trước liền kề +4 +3,3 -12 -9,6 +3 +2,56 +15 +12,5 Đại học và trên đại học 95 75,72 90 76,55 91 75,7 105 77,42 Cao đẳng 0 0 3 2,22 3 2,26 5 3,83 Trung cấp 16 12,72 12 11,11 12 10,17 17 12,26 Lao động phổ thông 14 11,56 12 11,11 14 11,86 8 6,45 (Nguồn từ báo cáo thống kê hàng năm của Tổng công ty) Qua bảng 3 ta thấy: Nhìn chung số lượng lao động trong Cơ quan văn phòng Tổng công ty tương đối ổn định, biến động không nhiều và tăng dần lên qua các năm (năm 2001 là 125 người, năm 2002 là 117 người, năm 2003 là 120 người và năm 2004 là 135 người); riêng năm 2002 giảm 12 người. Nguyên nhân của tình trạng này là do mặc dù các kế hoạch, nhiệm vụ ngày càng nhiều, số lượng công việc cũng không tăng lên đáng kể và trình độ của cán bộ quản lý ngày càng cao nên số lượng lao động quản lý tăng lên không nhiều. Về chất lượng lao động của cơ quan văn phòng Tổng công ty thì có cơ cấu lao động khá ổn định, tỷ lệ người có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ lớn xấp xỉ 80% ( năm 2001 là 75,72%, năm 2002 là 76,55%, năm 2003 là 75,7% và năm 2004 là 77,42%); tiếp đến là trung cấp và lao động phổ thông và cuối cùng là cao đẳng. Điều này là hợp lý bởi tính chất công việc của lao động quản lý yêu cầu có trình độ và chuyên môn nghiệp vụ cao nên số lao động có trình độ đại học và trên đại học cần nhiều hơn các lao động khác. 2.1.4.2. Tiền lương và thu nhập của người lao động trong Tổng công ty Thép Việt Nam ( TCT TVN) Tình hình tiền lương và thu nhập của người lao động trong TCT TVN từ năm 2000-2007 được thể hiện ở bảng 4. Trong giai đoạn 2001-2005, Tổng công ty đã hoàn thành kế hoạch đề ra; đặc biệt là mục tiêu tăng trưởng và sắp xếp đổi mới lại doanh nghiệp. Do vậy tiền lương bình quân có xu hướng tăng trong giai đoạn này góp phần làm cải thiện đời sống của các cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty. Bảng 4. Tình hình tiền lương và thu nhập của người lao động trong Tổng công ty Thép Việt Nam từ năm 2000-2007 (Đơn vị: 1000đ/người/tháng) Năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng số lao động Cơ quan văn phòng TCTY - 125 117 120 138 140 138 Tổng công ty - 17.827 17.467 17.631 17.058 16.588 Thu nhập bình quân tháng Cơ quan văn phòng TCTY 1.565 1.997 2.658 3.468 4.665 4.454 3.732 4.407 Tổng công ty 1.241 1.483 1.825 2.472 2.786 2.321 Tiền lương bình quân tháng Cơ quan văn phòng TCTY 1.263 1.527 2.050 2.869 4.007 4.050 Tổng công ty 1.184 1.007 1.699 2.306 2.060 2.256 (Nguồn: Phòng Tổ chức lao động Cơ quan Tổng công ty) Qua bảng 4 ta thấy: Tiền lương bình quân liên tục tăng qua các năm; tiền lương của khu vực Cơ quan văn phòng Tổng công ty cao hơn và tăng nhanh hơn ở Tổng công ty là hợp lý bởi lao động trong Cơ quan văn phòng Tổng công ty chủ yếu là lao động quản lý; họ là những người đưa ra những chính sách, quyết định, kế hoạch, quy định…giúp cho lao động trong Tổng công ty hoàn thành tốt công việc được giao, là những người có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của Tổng công ty. Thu nhập bình quân của lao động trong Tổng công ty Thép qua các năm ngày càng tăng, riêng đối với năm 2005 giảm (đối với Cơ quan văn phòng giảm 211.000 đ/người/tháng ; đối với Tổng công ty giảm 465.000 đ/người/tháng so với năm 2004) là do năm 2005 Tổng công ty gặp không ít khó khăn do tình hình thị trường thép trong nước và thế giới có nhiều biến động phức tạp nhưng với những cố gắng trong chỉ đạo, điều hành và thực hiện…Tổng công ty đã phẫn đấu không để thua lỗ và đảm bảo mức thu nhập hợp lý cho người lao động. Năm 2006 giảm xuống do Tổng công ty kinh doanh thua lỗ, biểu hiện: thu nhập bình quân là 3.732.000 đồng/tháng, giảm 16,21 % so với năm 2005 và năm 2007 thu nhập bình quân lao động Cơ quan Tổng công ty là 4.407.000 đồng/tháng, tăng 18,2 % so với năm 2006. Tổng thu nhập của Cơ quan văn phòng Tổng công ty trong 2 năm 2005 và 2006 giảm đi so với năm 2004, đặc biệt năm 2006 tổng thu nhập của cán bộ công nhân viên là thấp nhất 6.180.337.000 đồng. Sang đến năm 2007 rút kinh nghiệm từ những hoạt động năm 2006 Tổng công ty đã duy trì những mặt tích cực và khắc phục những mặt tiêu cực làm cho kết quả sản xuất kinh doanh hoàn thành vượt mức, lợi nhuận trước thuế cả năm của Công ty mẹ là 254.505 triệu đồng (số liệu lấy từ bảng 2) đã làm cho trong khi vẫn tiết kiệm được quỹ tiền lương mà tiền lương trả cho lao động tăng lên. Mức thu nhập bình quân tương đối cao so với các doanh nghiệp nhà nước khác nhưng vẫn kém hơn rất nhiều so với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là trong tình trạng lạm phát hiện nay. Cơ cấu của tiền lương trong thu nhập của người lao động là hợp lý, chiếm khoảng từ 80 % đến 85 % thu nhập; như vậy các chính sách về tiền lương sẽ phát huy được vai trò tạo động lực cho người lao động, có tác dụng khuyến khích người lao động tích cực làm việc. Hơn nữa, tiền lương của cán bộ công nhân viên công ty chiếm khoảng 90% tổng thu nhập của họ nên phù hợp với ý nghĩa của tiền lương trong kinh tế và xã hội. Năm 2007, thu nhập bình quân của lao động quản lý trong Cơ quan văn phòng là chưa cao so với các công ty có vốn liên doanh nước ngoài và so với trên thị trường do có tình trạng lạm phát cao. Mặt khác kết quả của quá trình thu thập ý kiến về cách phân phối tiền lương tại Cơ quan văn phòng Tổng công ty được thể hiện qua các phiếu điều tra, số phiếu phát ra là 50 và thu về là 50 phiếu hợp lệ, thu được: Bảng 5. Phiếu điều tra thu nhập lao động quản lý của Cơ quan văn phòng Tổng công ty năm 2007 STT Chỉ tiêu Tỷ lệ % 1 Có tích lũy 18,85 2 Đủ nuôi sống bản thân và gia đình 50,75 3 Đủ nuôi sống bản thân 15,6 4 Không đủ sống 14,8 5 Tổng 100 (Nguồn do sinh viên tự tổng hợp) Như vậy qua bảng 5 ta thấy: tỷ lệ đủ nuôi sống bản thân và gia đình là cao nhất 50,75%, tiếp đến là tỷ lệ có tích luỹ 18,85% . Đó là một dấu hiệu đáng mừng phản ánh công tác tiền lương trong năm qua cũng có tiến triển tốt. Bên cạnh đó vẫn còn có một số bộ phận chỉ đủ nuôi sống bản thân 15,6% và không đủ nuôi sống bản thân 14,8%, mặc dù tỷ lệ này không cao nhưng cũng là vấn đề đáng quan tâm của cán bộ phòng Tổ chức lao động Tổng công ty, Lãnh đạo để có thể nâng cao mức sống cho lao động trong Cơ quan. Ngoài ra khi được hỏi về mức độ hài lòng với tiền lương thì có khoảng 65,85% cảm thấy bình thường với mức lương của mình; 20,15% cảm thấy không hài lòng bởi họ biết việc đánh giá thực hiện công việc chủ yếu dựa vào số ngày công làm việc thực tế, như vậy là không hợp lý. 2.2. Thực trạng công tác trả lương áp dụng tại cơ quan Tổng công ty Thép Việt Nam 2.2.1. Quy định của nhà nước về công tác trả lương trong doanh nghiệp Tiền lương- tiền công là một phạm trù kinh tế- xã hội quan trọng, chính sách về tiền lương là một bộ phận quan trọng trong hệ thống chính sách kinh tế- xã hội của đất nước, có liên quan trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu người lao động, đến động lực phát triển và tăng trưởng kinh tế, đến sự ổn định chính trị- xã hội và nâng cao hiệu quả- hiệu lực quản lý nhà nước. Cùng với tiến trình cải cách kinh tế thì vấn đề cải cách về tiền lương cũng đã không ngừng được hoàn thiện. Trong quá trình thực hiện, có rất nhiều văn bản được ban hành, bổ sung và sửa đổi như: Nghị định số 26/CP ngày 23/05/1993 của Chính phủ quy định chế độ tiền lương của công nhân viên chức trong doanh nghiệp. Nghị định số 05/CP ngày 26/01/1994 của chính phủ thực hiện tính đủ mức lương tối thiểu 120.000đồng/ tháng từ 01/12/1993. Nghị định số 06/CP ngày 21/01/1997 của Chính phủ quy định nâng mức lương tối thiểu từ 120.000 đồng/ tháng lên 144.000 đồng/tháng. Nghị định số 28/CP ngày 28/03/1997 của Chính phủ quy định về đổi mới và quản lý tiền lương và thu nhập trong các doanh nghiệp nhà nước. Nghị định số 110/1997/CP ngày 18/11/1997 của Chính phủ bổ sung hệ số mức lương chức vụ quản lý và phụ cấp chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước. Nghị định số 10/2000/CP ngày 27/02/2000 của Chính phủ quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 144.000 đồng/tháng lên 180.000 đồng/ tháng từ 01/01/2000 trong các doanh nghiệp. Nghị định số 77/2000/CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 180.000 đồng/tháng lên 210.000 đồng/tháng từ ngày 01/01/2004 trong các doanh nghiệp. Nghị định số 118/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 của Chính phủ quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 210.000 đồng/tháng lên 350.000 đồng/tháng. Nghị định số 94/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 350.000 đồng/tháng lên 450.000 đồng/tháng từ ngày 01/10/2006 trong các doanh nghiệp. Nghị định số 166/2007/NĐ-CP ngày 16/01/2007 của Chính phủ quy định điều chỉnh mức lương tối thiểu từ 450.000 đồng/tháng lên 540.000 đồng/tháng từ ngày 01/01/2008 trong các doanh nghiệp. Kèm theo các Nghị định này là các Thông tư hướng dẫn của Nhà nước. * Tiền lương tối thiểu trong doanh nghiệp. Hiện nay từ 01/01/2008 Nhà nước quy định mức tiền lương tối thiểu là 540.000 đồng/ tháng, tuy nhiên do đặc điểm khác nhau của từng vùng- ngành nên cần phải có mức điều chỉnh cho phù hợp. Trong nghị định số 206/2004/NĐ-CP quy định: “Hệ số điều chỉnh tăng thêm không quá 2 lần so với mức lương tối thiểu chung làm cơ sở tính đơn giá tiền lương, công ty lựa chọn hệ số điều chỉnh cụ thể nhưng phải thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau: Một là, nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của các luật thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện. Hai là, mức tăng (theo tỷ lệ phần trăm) của tiền lương bình quân phải nhỏ hơn mức tăng (theo tỷ lệ phần trăm) của năng suất lao động bình quân. Ba là, phải có lợi nhuận, lợi nhuận kế hoạch không thấp hơn so với lợi nhuận của năm trước liền kề, trừ trường hợp đặc biệt (Nhà nước có quyết định can thiệp để bình ổn thị trường, tăng khấu hao để thu hồi vốn nhanh, đổi mới công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư mới).” Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp: TLMIN CÔNG TY =TLMIN * (1+KĐC) KĐC = K1+ K2 Trong đó: √ TLMIN CÔNG TY : Mức lương tối thiểu công ty lựa chọn. √ TLMIN : Mức tiền lương tối thiểu chung. √ K ĐC : Hệ số điều chỉnh √ K1 : Hệ số điều chỉnh theo vùng √ K2 : Hệ số điều chỉnh theo ngành. Tùy từng công ty, từng ngành mà các công ty lựa chọn hệ số K1 và K2 khác nhau nên sẽ có mức lương tối thiểu khác nhau. Doanh nghiệp nào mà có tình hình phát triển tốt thì thường có xu hướng trả lương cao hơn cho người công nhân, khi đó mức lương tối thiểu trong công ty cũng sẽ cao hơn. 2.2.2. Thực trạng trả lương trong cơ quan văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam 2.2.2.1. Tiền lương tối thiểu của cơ quan văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam Căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh và những quy định của Nhà nước về tiền lương tối thiểu, Cơ quan văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam đã áp dụng mức lương tối thiểu trong doanh nghiệp từng thời điểm khác nhau thì cũng khác nhau như sau: Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp là TLMIN CÔNG TY = TLMIN *(1+KĐC) (1) * Từ tháng 10/2005 đến tháng 09/2006: theo Nghị định 118/2005/NĐ/CP quy định TLMIN = 350.000 đồng/ người/ tháng và KĐC MAX= 2. Thay vào công thức (1) ta có: TLMIN CÔNG TY MAX = 350.000*(1+2) =1.050.000 đồng/ người/ tháng. Công ty phải lựa chọn mức lương tối thiểu nằm trong khoảng (350.000 ; 1.050.000). Khi đó công ty lựa chọn TLMIN CÔNG TY = 575.000 đồng/ người/ tháng. * Từ tháng 10/2006 đến tháng 12/2007: theo Nghị định 94/2007/NĐ/CP quy định TLMIN = 450.000 đồng/ người/ tháng và KĐC MAX= 2. Thay vào công thức (1) có: TLMIN CÔNG TY MAX = 450.000*(1+2) =1.350.000 đồng/ người/ tháng. Công ty lựa chọn mức lương tối thiểu nằm trong khoảng ( 450.000 ; 1.350.000). Khi đó công ty lựa chọn TLMIN CÔNG TY = 1.350.000 đồng/ người/ tháng. * Từ 01/01/2008 đến nay: theo Nghị định số 166/2007/NĐ/CP quy định TLMIN=540.000 đồng/ người/ tháng và KĐC MAX= 2. Thay vào (1) ta có: TLMIN CÔNG TY MAX = 540.000*(1+2) =1.620.000 đồng/người/tháng. Công ty lựa chọn mức lương tối thiểu nằm trong khoảng ( 540.000 ; 1.620.000). Như vậy mức lương tối thiểu mà Tổng công ty lựa chọn thỏa mãn yêu cầu của Nhà nước (mức lương tối thiểu của Tổng công ty lớn nhất gấp 3 lần mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định; tốc độ tăng năng suất và tốc độ tăng tiền lương phù hợp với yêu cầu của Nhà nước). Mức lương tối thiểu của Tổng công ty so với các doanh nghiệp Nhà nước khác là tương đối cao nhưng so với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì vẫn còn thấp. 2.2.2.2. Tình hình sử dụng quỹ tiền lương trong Cơ quan văn phòng Tổng công ty Thép Việt Nam Căn cứ vào Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 23/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Công ty mẹ- Tổng công ty Thép Việt Nam. Căn cứ vào quyết định số 91/2007/QĐ-TTg ngày 21/06/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn Điều lệ Tổ chức hoạt động của Công ty mẹ- Tổng công ty Thép Việt Nam. Căn cứ vào Quyết định số 357/QĐ-TCLĐ ngày 19/07/2007 của Phòng Tổ chức lao động Tổng công ty Thép Việt Nam quy định về việc ban hành quy chế tạm thời về tiền lương của Công ty mẹ- Tổng công ty Thép Việt Nam. Căn cứ vào Thông tư hướng dẫn số 07/LĐTBXH-TL; số 08/LĐTBXH-TL ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội hướng dẫn xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương trong công ty Nhà nước và xây dựng tiền lương kế hoạch của Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc công ty Nhà nước. Căn cứ vào quyết định số 854/ QĐ-VNS của Tổng công ty Thép Việt Nam quyết định về việc giao đơn giá tiền lương năm 2007 đối với khối Công ty mẹ- Tổng công ty Thép Việt Nam và căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh của Tổng công ty. Căn cứ vào các văn bản trên quy định: 2.2.2.2.1. Nguồn hình thành quỹ lương Nguồn hình thành quỹ tiền lương gồm: ØQuỹ tiền lương theo đơn giá tiền lương được giao. ØQuỹ tiền lương bổ sung theo chế độ quy định của Nhà nước. ØQuỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác ngoài đơn giá tiền lương được giao. ØQuỹ tiền lương dự phòng từ năm khác chuyển sang. Quỹ lương cho cán bộ viên chức trong phòng được cung cấp bởi quỹ tiền lương của cơ quan công ty mẹ - Tổng công ty thép Việt Nam trên cơ sở năng suất lao động và hiệu quả công việc (gọi tắt là quỹ tiền lương được dùng để phân phối đối với người lao động có mặt trong danh sách và làm việc thường xuyên tại Cơ quan Tổng công ty) Quỹ tiền lương hàng năm được trích trong giá thành sản phẩm của các đơn vị phụ thuộc, căn cứ vào quyết định giao đơn giá tiền lương hàng năm của Hội đồng quản trị Tổng công ty trên cơ sở nhiệm vụ sản xuất kinh doanh kế hoạch và kết quả thực hiện năm trước liền kề của Tổng công ty, đảm bảo theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước. Quỹ tiền lương của Cơ quan văn phòng Tổng công ty được giao như sau: quỹ lương chia làm 2 phần: quỹ lương giao cho khối lãnh đạo, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty và quỹ lương giao cho Cơ quan Tổng công ty. 2.2.2.2.2. Lập kế hoạch quỹ tiền lương * Quỹ lương giao cho khối lãnh đạo, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty: Phương pháp: dựa vào số lao động định biên, hệ số lương cấp bậc bình quân và tiền lương tối thiểu của công ty. Công thức: QLLĐKH = LĐB * HSLCV *LMIN CTY *12 tháng QLLĐKHĐC = QLLĐKH *( 1+KĐC ) Trong đó : PQLLĐKH : Quỹ lương lãnh đạo kế hoạch. PQLLĐKHĐC : Quỹ lương lãnh đạo kế hoạch điều chỉnh P LĐB : Lao động định biên. P HSLCV : Hệ số lương cấp bậc công việc bình quân. P LMIN CTY : Lương tối thiểu của công ty. *Quỹ lương giao cho Cơ quan Tổng công ty: Phương pháp: dựa vào số lao động định biên, hệ số lương bình quân, hệ số phụ cấp bình quân và tiền lương tối thiểu của Cơ quan Tổng công ty. Công thức tính: QLKH = LĐB*(HSLBQ+HPC) * LMIN CTY *12 tháng TLBQKH = LMIN ĐC *(HSLBQ+HPC) Trong đó : P QLKH : Quỹ lương kế hoạch P HSLBQ : Hệ số lương bình quân P HPC : Hệ số phụ cấp bình quân P TLBQKH : Tiền lương bình quân kế hoạch 2.2.2.2.3. Kết quả lập kế hoạch quỹ tiền lương năm 2006, năm 2007 * Năm 2006: Quỹ lương giao cho khối lãnh đạo, thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty: LĐB : 8 Người HSLCV : 7,32 LMIN CTY : 575.000 đồng KĐC = 1,382 ( Tối đa KĐC =2) Khi đó quỹ lương lãnh đạo kế hoạch là: QLLĐKH 2006 = 8*7,32*575.000*12= 404.064.000 đồng Quỹ lương lãnh đạo kế hoạch điều chỉnh là: QLLĐKHĐC 2006 = 404.064.000*(1+1,382)= 962.480.448 đồng Quỹ lương giao cho Cơ quan Tổng công ty: LĐB = 135 người HSLBQ = 3,86 HPC = 0,16 LMIN ĐC = 1.050.000 đồng (mức tối đa theo quy định) Theo thông tư số 08/2005/TT-BLĐTBXH quy định: “Đối với những công ty có nhiều mức lương tối thiểu thì lấy mức lương tối đa để tính quỹ lương kế hoạch”. Quỹ lương kế hoạch giao cho Cơ quan là: QLKH2006=135*(3,86+0,16)*1.050.000*12=6.838.020.000đồng Tiền lương bình quân kế hoạch là TLBQKH 2006 =1.050.000* (3,86+0,16) = 4.221.000 đồng Trong khi đó quỹ lương thực hiện năm 2006 là: QLTH 2006 = 7.425.492.000đồng à Mức tiết kiệm (vượt chi) tuyệt đối của quỹ tiền lương là rTĐ2006 =QLTH 2006 - QLKH 2006 = 7.425.492.000 - 6.838.020.000 =587.472.000 > 0 à Năm 2006 quỹ tiền lương của Cơ quan Tổng công ty vượt chi gần 600 triệu đồng; mức vượt chi này là do năm 2006 kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty lỗ trên 68 tỷ đồng. * Năm 2007 Tổng quỹ tiền lương chung của Cơ quan Công ty mẹ dự kiến giao cả năm là QLKH 2007 =16.946.223.190 đồng, trong đó: Quỹ lương của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty là 687.397.240 đồng. Quỹ lương của cơ quan Công ty mẹ: 16.258.828.950 đồng được tính cả năm bao gồm cả quỹ tiền lương của cơ quan công ty Thép Miền Nam 6 tháng đầu năm, cụ thể: Quỹ tiền lương đã chi 6 tháng đầu năm: Cơ quan Tổng công ty: 1.834.513.000 đồng. Cơ quan công ty Thép Miền Nam: 6.633.934.637 đồng. Cộng : 8.468.448.237 đồng. Quỹ tiền lương đã chi từ 01/7/2007 đến hết 10/7/2007 Trụ sở phía Bắc: 2.151.952.600 đồng. Trụ sở phía Nam: 1.500.000.000 đồng. Cộng : 3.651.952.600 đồng. Quỹ tiền lương Cơ quan Công ty mẹ còn chi đến hết năm 2007 là 4.138.428.113 đồng. Dự kiến thực hiện như sau: Chi lương tháng 11, 12-2007 tại 2 trụ sở: 1,8 tỷ đồng. Trích ủng hộ quỹ hỗ trợ lao động của Tổng công ty: 1 tỷ đồng. Phần còn lại khoảng 1,318 tỷ đồng đề nghị bổ sung cho cán bộ công nhân viên cơ quan Công ty mẹ tại trụ sở chính do tạm ứng lương trong tháng 6 ở mức quá thấp. Trong khi đó quỹ lương thực hiện năm 2007: QLTH 2007 =12.746.000.000 đồng à Mức tiết kiệm (vượt chi) tuyệt đối: rTĐ 2007 = QLTH 2007 – QLKH 2007 = 12.746.000.000 - 16.946.223.190 = - 4.200.223.190 <0 Cơ quan Tổng công ty tiết kiệm được hơn 4 tỷ đồng. Số còn lại Cơ quan bổ sung vào quỹ tiền lương dự phòng và phân bổ tiếp cho các đơn vị trên cở sở kết quả sản xuất kinh doanh. 2.2.2.2.4. Quyết định cụ thể của doanh nghiệp về phân phối tiền lương Căn cứ vào điều 8 của Quyêt định 357/QĐ-TCLĐ quy định: Quỹ tiền lương hàng năm dùng để trả cho người lao động trong những trường hợp sau: Một là, chi tiền lương hàng tháng cho cán bộ công nhân viên, bao gồm: thanh toán lương hàng tháng theo quy định; chi tiền làm thêm giờ, tiền lương ca đêm; chi phụ cấp lái xe chuyên trách Lãnh đạo Tổng công ty. Hai là, trích một phần từ quỹ lương để Tổng giám đốc khen thưởng và khuyến khích cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi, có năng suất chất lượng cao và thành tích công tác tốt (tối đa không quá 12% quỹ tiền lương hàng năm). Ba là, chi hỗ trợ vào những dịp lễ tết nếu nguồn tiền thưởng và phúc lợi không có. Bốn là, trích một phần dự phòng sang năm theo quy định của Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội. Mức trích cụ thể do Tổng giám đốc quyết định. Qua quá trình nghiên cứu tình hình sử dụng quỹ tiền lương ta thấy: Cơ quan có quỹ tiền lương được Tổng giám đốc phân phối, mặc dù Cơ quan Tổng công ty không phải là đơn vị trực tiếp sản xuất nhưng hoạt động của khối quản lý ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng công ty nên không thể tách rời quỹ tiền lương của khối Cơ quan khỏi kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Quỹ tiền lương của Cơ quan phụ thuộc vào quỹ tiền lương kế hoạch, hệ số lương của Tổng công ty và hệ số lương khối Cơ quan. Ngoài ra việc phân phối quỹ lương cũng phụ thuộc vào cấp bậc công việc và thâm niên công tác của cán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc10643.doc
Tài liệu liên quan