Luận văn Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các Doanh nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất Gạch trên địa bàn Hà Nội

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 5

1.1. Khái niệm, ý nghĩa của chi phí sản xuất và tính giá thành sản Phẩm trong các Doanh nghiệp 5

1.1.1. Chi phí sản xuất 5

1.1.2. Phân loại chi phí 6

1.1.3. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất 11

1.1.4. Giá thành sản phẩm 12

1.1.5. Phân loại giá thành sản phẩm : 13

1.1.6. Đối tượng tính giá thành 15

1.1.7. Kỳ tính giá thành 15

1.1.8. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 15

1.1.9. Ý nghĩa của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 17

1.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm 18

1.2.1. Một số nguyên tắc kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 18

1.2.2. Hệ thống chứng từ kế toán 20

1.2.3. Tài khoản sử dụng 21

1.2.4. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 21

1.2.5. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 24

1.2.6. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 26

1.2.7. Hình thức kế toán và sổ sách kế toán 28

1.3. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán quản trị 32

1.3.1. Phân loại chi phí 32

1.3.2. Xây dựng hệ thống định mức và lập dự toán chi phí sản xuất 32

1.3.3. Phân tích mối quan hệ chi phí - Khối lượng- Lợi nhuận 35

1.4. Kinh nghiệm ở một số nước trên thế giới trong hạch toán giá thành và sụ vận dụng vào các doanh nghiệp việt nam 36

1.4.1. Kế toán Pháp 36

1.4.2. Kế toán Mỹ, Canada 37

1.4.3. Sự vân dụng kinh nghiệm hạch toán chi phí - giá thành vào các Doanh nghiệp Việt Nam 39

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ TẠO THIẾT BỊ SẢN XUẤT GẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 41

2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất gạch trên địa bàn Hà Nội 41

2.1.1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của các Doanh nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất gạch và sự ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 41

2.1.2. Một số Doanh nghiệp cơ khí chuyên ngành điển hình và giới hạn trọng tâm nghiên cứu 43

2.2. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất gạch trên địa bàn Hà Nội 48

2.2.1. Đặc điểm và cách phân loại chi phí 48

2.2.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 49

2.2.3. Chứng từ kế toán 50

2.2.4. Hệ thống tài khoản hạch toán chi phí sản xuất 50

2.2.5. Hệ thống sổ kế toán và báo cáo chi phí 51

2.2.6. Nội dung hạch toán chi phí. 51

2.2.7. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 56

2.3. Đánh giá thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất gạch trên địa bàn Hà Nội 59

2.3.1. Những thành tựu đạt được 59

2.3.2. Những tồn tại cần giải quyết 60

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHÍ PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ TẠO THIẾT BỊ SẢN XUẤT GẠCH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI 64

3.1. Những yêu cầu đặt ra trong quá trình hoàn thiện công tác Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp cơ khí 64

3.1.1. Xu hướng phát triển của các Doanh nghiệp cơ khí từ nay đến năm 2020 64

3.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí 65

3.1.3. Các nguyên tắc cơ bản khi hoàn thiện hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nhăm tăng cường quản trị chi phí Doanh nghiệp 66

3.1.4. Các yêu cầu cơ bản 66

3.1.5. Phương hướng hoàn thiện 67

3.2. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dưới góc độ kế toán tài chính 68

3.2.1. Hoàn thiện hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 68

3.2.2. Hoàn thiện quản lý nhập, xuất kho nguyên vật liệu 69

3.2.3. Hoàn thiện đánh giá sản phẩm dở dang 69

3.2.4. Hoàn thiện hạch toán với khoản thiệt hại sản phẩm hỏng trong sản xuất. 70

3.2.5. Hoàn thiện hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất 71

3.3. Xây dựng mô hình hạch toán chi phí sản xất và tính giá thành sản phẩm nhằm tăng cường quản trị chi phí trong Doanh nghiệp 72

3.3.1. Xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực kế toán quản trị 72

3.3.2. Xây dựng hệ thống thông tin chi phí 73

3.3.3. Xây dựng việc phân loại chi phí phục vụ quản trị Doanh nghiệp 73

3.3.4. Xây dựng các định mức chi phí sản xuất 78

3.3.5. Xây dựng hệ thống dự toán phục vụ sản xuất 84

3.3.6. Xử lý thông tin chi phí - Giá thành cho việc ra quyết định của nhà quản lý 84

3.4. Những điều kiện cơ bản để thực hiện các giải pháp 88

3.4.1. Về phía nhà nước 88

3.4.2. Về phía Doanh nghiệp 88

KẾT LUẬN 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

PHỤ LỤC 93

 

doc96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2986 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại các Doanh nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất Gạch trên địa bàn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oanh nghiệp sản xuất, giá thành sản phẩm hoàn thành sau quá trình sản xuất gồm có ba yếu tố: + Giá thành (giá phí) nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản phẩm đó (material costs) + Giá thành (giá phí) lao động trực tiếp cho sản phẩm đó (direct labor costs) + Chi phí sản xuất chung (overhead costs) các giá phí gắn liền với quá trình quản lý và phục vụ sản xuất. Ba yếu tố này được tổng hợp lại để xác định tổng giá thành sản phẩm hoàn thành. Số giá trị này được phản ánh trong hàng tồn kho cho tới khi sản phẩm được bán ra. Đặc điểm quan trọng trong chế dộ kê toán Mỹ, Pháp là: chức năng phục vụ quản lý điều hành doanh nghiệp của thông tin kế toán rất được quan tâm. Phân hệ kế toán quản trị luôn song song cùng kế toán tài chính. Để phục vụ kịp thời cho quản trị doanh nghiệp, kế toán chi phí quan tâm đến tính linh hoạt, phù hợp, nhạy bén về khả năng dự báo tình huống trong tương lai 1.4.3. Sự vân dụng kinh nghiệm hạch toán chi phí sản xuất - giá thành vào các Doanh nghiệp Việt Nam Qua nghiên cứu các quy định về nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Việt nam qua các thời kỳ, với việc tìm hiều chế độ kế toán tại một số nước nhận thấy: Quy định về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Việt Nam còn có những khác biệt so với chế độ kế toán của các nước có nền kinh tế phát triển như khối cộng đồng Châu Âu, Bắc Mỹ và các nước trong khu vực. Tuy nhiên kể giai đoạn từ năm 1995 đến nay hệ thống kế toán đã có nhiều thay đổi, đổi mới so với các quy định trước đây, chế độ kế toán mới đã thoả mãn và phục vụ tốt yêu cầu hội nhập, mở cửa từng bước với các khu vực và trên thế giới. Các nguyên tắc, thông lệ và chuẩn mực kế toán đã được nghiên cứu, chọn lọc, vận dụng linh hoạt. Đặc biệt trong hạch toán chi phí giá thành chúng ta có thể đánh giá rằng, về trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành thành phẩm về cơ bản giữa các nước không có sự khác biệt đáng kể, chỉ khác về tên gọi và các bước phân chia.Về nội dung thì do quan niệm khác nhau về bản chất và chức năng chỉ tiêu giá thành mà dẫn đến sự khác biệt trong tính toán, xác định phạm vi của giá thành. Song đánh giá một cách tổng quát rằng sự khác biệt vẫn còn khá lớn và chưa thể theo kịp với các nước trên thế giới. Trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Nội dung kế toán ở nước ta hiện nay mới chỉ tập trung giải quyết các vấn đề kế toán tài chính, công việc kế toán chủ yếu là thu thập, xử lý các thông tin kinh tế trong quá khứ, các báo cáo tài chính chủ yếu phục vụ mục đích cung cấp thông tin cho các đối tượng ngoài Doanh nghiệp, việc xác định ranh giới giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị chưa rõ ràng, chưa có những quy định, những định hướng cụ thể, cho việc áp dụng kế toán quản trị và cụ thể là kế toán quản trị chi phí - giá thành trong các Doanh nghiệp. Trong khi đó kế toán quản trị đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong nội dung kế toán của các nước trên thế giới. Người ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của nó trong quá trình quản trị Doanh nghiệp. Bởi do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỳ thuật trong thế kỷ XX, các phương pháp sản xuất, cách thức quản lý truyền thống của các nhà sản xuất đã bị thay đổi, trong đó có các phương thức thu nhập, xử lý thông tin cho việc lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh. Mặt khác theo xu hướng khu vực hoá và quốc tế hoá đã tạo ra những hướng vừa hợp tác vừa cạnh tranh giữa những Doanh nghiệp. Từ đó làm tăng thêm nhu cầu cung cấp và xử lý thông tin kinh tế do kế toán cung cấp. Trong đó kế toán quản trị cung cấp và xử lý thông tin chi tiết cụ thể từ việc lập kế hoạch hoạt động, kiểm soát các hoạt động và kết quả của nó giúp các nhà quản trị Doanh nghiệp đưa ra các quết định phù hợp. Chương 2 Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành Sản phẩm tại các Doanh nghiệp chế tạo thiết Bị sản xuất gạch trên địa Bàn Hà Nội 2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất gạch trên địa bàn hà nội 2.1.1. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của các Doanh nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất gạch và sự ảnh hưởng tới chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm - Sản phẩm cơ khí hiện nay được các doanh nghiệp chủ yếu tập chung chế tạo để sản xuất các loại gạch đỏ đốt bằng lò nung tuynel với các công suất từ 7triệu viên/ năm đến 40triệu viên/năm, chế tạo khung nhà tiền chế, kết cấu thép ngoài ra các Doanh nghiệp này còn triển khai chế tạo các sản phẩm mới trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng mà trước kia nước ta phải nhập khẩu từ Nga, Đức, Italia như thiết bị dây chuyền men, bàn lật gạch, lò nung thanh lăn... tiến dần sang công nghệ chế tạo thiết bị sản xuất sản phẩm mỏng, sản phẩm cao cấp như gạch men, gạch nem tách, ngói...Vì vậy mà việc tập hợp chi phí và tính giá thành đối với các sản phẩm thiết bị mới là cần được quan tâm lên hàng đầu, đặc biệt công tác thiết kế, xây dựng định mức kỹ thuật, dự toán chi phí sản xuất. Với đặc điểm này sẽ ảnh hưởng tới phân loại, tập hợp chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, lựa chọn các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành, các phương pháp kỹ thuật sử dụng để tính giá thành và việc vận dụng hệ thống sổ sách kế toán tổng hợp, chi tiết để phản ánh, theo dõi thông tin chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. - Sản phẩm có đặc thù quy trình sản xuất sản phẩm theo chu trình liên tục, khép kín. Sản phẩm hoản thành phải trải qua nhiều giai đoạn sản xuất. Giữa các giai đoạn công nghệ có sự phối hợp, kết hợp, sản phẩm sau mỗi công đoạn là các bán thành phẩm. Các bán thành phẩm này lađược tiếp tục đưa vào sản xuất ở giai đoạn công nghệ tiếp theo cho đến khi hoàn thành. Mỗi giai đoạn công nghệ đều được bộ phận kiểm tra chất lượng sản phẩm kiểm tra chặt chẽ theo nguyên tắc ngừời làm ra sản phẩm kiểm tra. Khâu sau kiểm tra khâu trước, cán bộ KCS kiểm tra nghiệm thu. - Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu tại các Doanh nghiệp này thì thấy rằng hình thức sản xuất sản phảm chủ yếu theo hai loại hình gồm sản xuất theo đơn đặt hàng và sản xuất theo kế hoạch các sản phẩm truyền thống. + Sản xuất sản phẩm theo đơn đặt hàng Khi ký được hợp đồng với khách hàng thì bộ phận ký hợp đồng chuyển toàn bộ các yêu cầu của khách hàng về bộ phận kế hoạch sản xuất và lập kế hoạch tư vấn, thiết kế, tổ chức sản xuất tại các đơn vị phân xưởng sản xuất, phòng thiết kế kỹ thuật, phòng kế toán tài chính. Phòng kế hoạch có trách nhiệm theo dõi, tính toán các định mức về hao phí nguyên vật liệu, tiền lương công nhân sản xuất, đôn đốc tiến độ thiết kế, tiến độ sản xuất của các bộ phận có liên quan, giải quyết những vướng mắc trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện hợp đồng nhanh gọn, giao hàng đúng tiến độ, phòng kế toán có trách nhiệm hạch toán chi phí tính giá thành các sản phẩm theo hợp đồng. + Sản xuất theo kế hoạch các sản phẩm truyền thống Căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm, nhu cầu của thị trường, khả năng về vốn, bộ phận kế hoạch kinh doanh tiến hành lập kế hoạch sản xuất theo hàng tháng việc sản xuất theo kế hoạch các sản truyền thống chủ yếu được thực hiện đối và các sản phẩm thay thế như rột gà, sơ mi, dao nhaò, trục các loại… bộ phận nhanh bị mài mòn trong quá trình sản xuất gạch - Các doanh nghiệp này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chuyên ngành nên có quy mô vừa và nhỏ, bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất còn giản đơn. các phân xưởng sản xuất được bố trí tập trung, chuyên môn hoá theo sản phẩm hoặc quy trình công đoạn sản xuất - Các doanh nghiệp cơ khí chế tạo thiết bị sản xuất gạch trên địa bàn Hà Nội là các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau chiụ sự quản lý của Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội, Sở xây dựng Hà Nội và Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng Viglacera. Tuy nhiên các doanh nghiệp này hiện nay đã cổ phẩn hoá với mức độ cổ phần khác nhau, có doanh nghiệp không có vốn cổ phần của nhà nước, có doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ lệ cổ phần là 51% còn lại là cổ phần do các cán bộ, công nhân viên trong công ty góp vốn. Vì vậy dẫn đến yêu cầu tổ chức, quản lý và hạch toán kế toán giữa các doanh nghiệp có sự khác nhau. Các doanh nghiệp này nhìn chung về năng lực tổ chức quản lý, điều hành sản xuất chưa thực sự vững mạnh vì thiếu vốn kinh doanh, chưa có nhiều kinh nghiệm trong tổ chức quản lý điều hành doanh nghiêp khi chuyển đổi sang hình thức sở hữu mới Trong ba doanh nghiệpâmf đề tài chọn làm khách thể nghiên cứu. Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera và Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và sản xuất vật liệu Cầu Đuống là công ty cổ phần với 51% cổ phần của nhà nứơc. Công ty cổ phần cơ khí xây dựng và vật liệu Hà Nội có vốn cổ phân do tư nhân đóng góp. Sơ đồ: 2.1. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý của các doanh nghiêp Ban giám đốc Các phân xưởng, đội lắp đặt Phòng kế toán tC Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng tổ chức lao động 2.1.2. Một số Doanh nghiệp cơ khí chuyên ngành điển hình và giới hạn trọng tâm nghiên cứu Các Doanh nghiệp cơ khí chuyên ngành trên địa bàn Hà Nội, như đã phân tích có những đặc thù: Một là hình thức sở hữu vốn ở dạng cổ phần; Hai là hầu hết các doanh nghiệp đều sản xuất dưới hành thức sản xuất theo đơn đặt hàng và sản xuất những sản phẩm truyền thống theo kế hoạch. Qua khảo sát, nghiên cứu tại các doanh nghiệp cơ khí chuyên ngành trên địa bàn Hà Nội tác giả nhận thấy quy trình sản xuất của các doanh nghiệp này không có sự khác biệt đáng kể. Với sự hạn chế về thời gian và điều kiện nghiên cứu đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát tại một số doanh nghiệp điển hình, cụ thể là về quy trình, cách thức kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành một loại sản phẩm nào đó 2.1.2.1. Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng Viglacera Theo quyết định số 724/BXD ngày 12/06/2002 của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng v/v sáp nhập Công ty cơ khí và lắp đặt thiết bị chuyên ngành vào Công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp vật liệu và đổi tên Công ty xây dựng dân dụng và công nghiệp vật liệu thành Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng Viglacera theo quyết định số 1754/QĐ ngày 10/11/2004 của Bộ trưởng Bộ xây dựng. Hiện nay Công ty cổ phần Cơ khí và Xây dựng Viglacera Công ty Cơ khí và Xây dựngViglacera là Doanh nghiệp cổ phần trong đó vốn nhà nước chiếm tỉ trọng 51/% có quy mô sản xuất vừa, trụ sở đặt tại xã Đại Mỗ - Từ Liêm - Hà Nội, Công ty Cổ phần Cơ khí và Xây dựng Viglacera thuộc Tổng Công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan theo quy định của pháp luật. Nhiệm vụ chính: Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, công trình đường dây và trạm biến thế điện, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và khu công nghiệp, cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới các loại lò sấy, lò nung công nghiệp Gia công chế tạo, lắp đặt kết cấu thép, phụ kiện phi tiêu chuẩn chuyên ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Tư vấn đầ tư xây dựng cơ bản bao gồm: Lập và thẩm định các dự án đầu tư, thiết kế quy hoạch, thiết kế công trình, tư vấn quản lý dự án, tư vấn mua sắm vật tư, thiết bị, công nghệ Sản xuất kinh doanh các loại phụ tùng, phụ kiện, thiết bị dùng trong xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng và chuyển giao công nghệ sản xuất gạch ngói, đất sét nung. Bộ máy tổ chức của công ty được bố trí theo hai bộ phận chính là các phân xưởng, nhà máy sản xuất và các phòng chức năng. Hai bộ phận này đặt dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc gồm Giám đốc và hai Phó giám đốc. Từ năm 2003, Đại hội cổ đông đã bầu ra Hội đồng quản trị gồm 5 người. Chủ tịch hội đồng quản trị thuộc Tổng công ty thuỷ tinh và gốm xây dựng, Giám đốc được Hội đồng quản trị bầu có nhiệm vụ điều hành và phối hợp mọi hoạt động trong đơn vị, chiụ trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Sơ đồ: 2.2. Bộ máy tổ chức Công ty cổ phần Cơ khí và xây dựng Viglacera Phó giám đốc kinh doanh Phòng kế toán tC Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng tổ chức lao động Phó giám đốc kỹ thuật Giám đốc Xí nghiệp cơ khí Xí nghiệp lắp máy Xí nghiệp cơ khí miền nam Xí nghiệp xây dựng 2.1.2.2. Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng và Vật liệu Hà Nội Công ty cổ phần Cơ khí xây dựng và Vật liệu Hà Nội trụ sở chính tại số 77/99 Đức Giang - Long Biên - Hà Nội, được thành lập theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103003926 do Sở kế hoạch và đầu tư Hà Nội cấp ngày 26/03/04 có tổng số 120 CBCNV bao gồm một nhà máy chế tạo thiết bị với nhiệm vụ: Tư vấn đầu tư xây dựng bao gồm lập và thẩm định các dự án đầu tư, thiết kế quy hoạch, thiết kế công trình, tư vấn quản lý dự án, tư vấn mua sắm vật tư thiết kế quy hoạch Thực hiện nhiệm vụ sản xuất thiết bị, phụ tùng thay thế cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng. Sản xuất và lắp đặt từng phần hoặc đồng bộ dây chuyền sản xuất gạch Tuynel hệ 7 triệu viên gạch/năm đến 40 triệu viên gạch/năm; dây chuyền sản xuất gạch Ceramic; sản xuất gạch Granit và các loại gạch nung Tuynel, lò nung thanh lăn Sản xuất khung nhà tiền chế mọi khẩu độ, gia công chế tạo kết cấu thép Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được xây dựng gọn nhẹ và tập trung gồm Giám đốc, bốn phòng ban, và phân xưởng, đội lắp đặt. Trong đó Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Sơ đồ: 2.3. Bộ máy tổ chức Công ty cổ phần cơ khí xây dựng và vật liệu Hà Nội Giám đốc phân xưởng, các đội lắp đặt Phòng kế toán tC Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng kinh doanh Phòng nhân sự 2.1.2.3. Công ty đầu tư xây dựng và sản xuất vật liệu Cầu Đuống Là Doanh nghiệp thuộc Sở xây dựng Hà Nội được thành lập vào những năm 60 có quy mô sản xuất lớn với nhiều nhà máy, phân xưởng đặt tại các tỉnh và tại thành phố Hà Nội. Trụ sở chính tại Cầu Đuống - Hà Nội Với nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh cỏc loại vật liệu xõy dựng nung, khụng nung và cấu kiện bờ tụng xõy dựng. Sản xuất, lắp đặt mỏy múc, thiết bị để phục vụ sản xuất vật liệu xõy dựng và kết cấu thộp trong xõy dựng cụng trỡnh dõn dụng và cụng nghiệp. Tư vấn thiết kế lũ tuynel, giỏm sỏt thi cụng, nghiệm thu, chuyển giao cụng nghệ vận hành lũ tuynel và sản xuất gạch ngúi nung; Đào tạo cụng nhõn kỹ thuật sản xuất gạch ngúi nung; Đầu tư xõy dựng lũ nung, sấy tuynel. Kinh doanh xuất nhập khẩu vật liệu xõy dựng, trang thiết bị nội ngoại thất phục vụ chuyờn ngành xõy dựng. Kinh doanh và làm đại lý vật liệu xõy dựng, tư liệu sản xuất và tư liệu tiờu dựng. Chủ đầu tư cỏc dự ỏn phỏt triển nhà, hạ tầng đụ thị, khu đụ thị mới, khu cụng nghiệp vừa và nhỏ. Xõy dựng cỏc cụng trỡnh kỹ thuật hạ tầng, dõn dụng, cụng nghiệp Tư vấn đầu tư cho cỏc chủ đầu tư về cỏc lĩnh vực: Lập, quản lý và tổ chức thực hiện cỏc dự ỏn đầu tư xõy dựng cụng trỡnh dõn dụng, cụng nghiệp, đầu tư phỏt triển nhà, thiết kế, giỏm sỏt, quản lý quỏ trỡnh thi cụng xõy lắp, chi phớ xõy dựng, nghiệm thu cụng trỡnh và soạn thảo hồ sơ đấu thầu. Liờn doanh liờn kết với cỏc tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để đầu tư phỏt triển sản xuất kinh doanh. Mọi hoạt động của công ty được chỉ đạo bởi Giám đốc, bộ máy giúp việc cho giám đốc gồm hai phó giám đốc, Phòng tổ chức hành chính, Phòng kế toán tài chính, phòng kỹ thuật, phòng kinh tế, phòng KCS, 04 phân xưởng và 01 nhà máy sản xuất 2.2. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các Doanh nghiệp chế tạo thiết bị sản xuất gạch trên địa bàn hà nội 2.2.1. Đặc điểm và cách phân loại chi phí Đặc điểm sản xuất với hai loại hình sản xuất chủ yếu là sản xuất theo đơn đặt hàng và sản xuất các sản phẩm truyền thống. Qua khảo sát nghiên cứu tại các Doanh nghiệp cơ khí hoạt động trong lĩnh vực chế tạo thiết bị sản xuất gạch thì chi phí sản xuất chủ yếu được phân loại theo các khoản mục sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ. Nguyên liệu chính là thép các loại, phôi gang, vòng bi, động cơ, máy nén khí, xy lanh, băng cao su…Nguyên vật liệu phụ gồm xăng dầu, gioăng phớt, bu lông, đầu nối, amiăng… trong đó chi phí nguyên vật liệu chiếm 80% giá trị cấu thành sản phẩm và chi phí nguyên vật liệu chính chiếm 70% - Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất trực tiếp tính theo định mức, tiền công làm thêm giờ, tiền lương phụ cấp tổ trưởng, tổ phó, lương khoán gọn cho công nhân theo phiếu giao việc. Tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp sản xuất chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất. - Chi phí sản xuất chung: Bao gồm toàn bộ chi phí sản xuất phát triển sinh trong phạm vi phân xưởng nhằm phụ vụ cho quá trình sản xuất tại phân xưởng. Đó là các khoản chi phí như sau: Chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ cho phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác như chi phí điện nước - Việc phân loại chi phí sản xuất như trên tạo điều kiện thuận lợi cho công tác hạch toán chi phí sản xuất giúp cho kế toán có thể tính toán nhanh và chính xác giá thành sản phẩm . Tuy nhiên từ thực tế cho thấy việc phân loại chi phí sản xuất tại Doanh nghiệp này hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc phục vụ cho công tác hạch toán và lập báo cáo tài chính mà chưa quan tâm đến việc phân loại chi phí phụ vụ cho mục đích quản trị Doanh nghiệp. Chưa có Doanh nghiệp nào thực hiện phân loại chi phí theo cách ứng xử chi phí bao gồm chí phí khả biến và chi phí bất biến, chi phí hỗn hợp hay phân loại chi phí cho việc lựa chọn phương án sản xuất gồm chi phí cơ hội, chi phí chìm. Do đó mà chất lượng của thông tin chi phí phụ vụ cho quản trị Doanh nghiệp còn bị hạn chế. 2.2.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất - Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất Xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất và đặc điểm tổ chức sản xuất của các danh nghiệp, đối tượng tập hợp chi phí được các Doanh nghiệp đều xác định là các Phân xưởng và các đội lắp đặt thiết bị tại công trình, các thiết bị sản phẩm - Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất Kế toán sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất theo phương pháp giản đơn và theo phương pháp đơn đặt hàng. Theo phương pháp này, định kỳ hàng tháng những chi phí sản xuất trực tiếp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp phát sinh cho sản phẩm, đơn đặt hàng nào thì được tập hợp trực tiếp cho sản phẩm, đơn đặt hàng đó. Chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp cho toàn xưởng và được phân bổ cho từng sản phẩm, đơn hàng theo các tiêu thức phân bổ thích hợp. Chi phí của từng sản phẩm, đơn đặt hàng sẽ được theo dõi trong từng tháng. 2.2.3. Chứng từ kế toán - Hệ thống chứng từ kế toán chi phí: Được các Doanh nghiệp sử dụng bao gồm. + Chứng từ liên quan đến nguyên vật liệu: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Biên bản kiểm kiểm nghiệm vật tư, Bảng phân bổ nguyên vật liệu, Định mức vật tư + Chứng từ liên quan đến nhân công: Bảng chấm công, Bảng thanh toán làm thêm giờ, Bảng thanh toán lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Bảng phân bổ tiền lương và BHXH + Chứng từ liên quan khác: Biên bản giao nhân TSCĐ, Biên bản thanh lý TSCĐ, Biên bản đánh giá lại TSCĐ, Biên bản kiểm kê TSCĐ, Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị thanh toán, Giấy đề nghị tạm ứng, Hoá đơn mua hàng. 2.2.4. Hệ thống tài khoản hạch toán chi phí sản xuất Qua nghiên cứu thấy toàn bộ các Doanh nghiệp cơ khí hoạt động trong lĩnh vực chế tạo thiết bị sản xuất vật liệu xây dựng đều hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên và sử dụng các tài khoản theo như chuẩn mực kế toán đã ban hành: TK 621- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp TK 627 - Chi phí sản xất chung TK 154 - Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang Các tài khoản khác: TK152, TK153, TK334, TK338, TK214, TK111, TK112… Các tài khoản, TK 621, TK 622, TK 627, TK 154 được mở chi tiết cho từng đối tượng chịu chi phí Ví dụ: Tại Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera 154C115 CP SXKD- Quạt ly tâm số 8 (QLT - N8) 154C117 CP SXKD- Quạt ly tâm số 10 (QLT - N10) 154C118 CP SXKD- Quạt ly tâm số 12 (QLT - N12) 2.2.5. Hệ thống sổ kế toán và báo cáo chi phí Tại các Doanh nghiệp này hình thích tổ chức kế koán theo hình thức Nhật ký chung và Nhật ký chứng từ. Nên hệ thống sổ sách phục vụ cho việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm bao gồm: + Sổ chi tiết: Gồm các Sổ chi tiết nguyên vật liệu, Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, Sổ chi tiết tiền vay, Sổ chi tiết bán hàng, Bảng theo dõi chi phí phát triển sinh cho từng đối tượng tập hợp chi phí, Bảng phân bổ các khoản mục chi phí. + Sổ tổng hợp: Theo hình thức Nhật ký chung, chi phí sản xuất được tập hợp và phản ánh trên các bảng kê, Sổ nhật ký chung, Sổ nhật ký đặc biệt, Sổ cái tài khoản TK621, TK622, TK627, TK154, TK155 và được áp dụng tại Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera tại đơn vị sử dụng phần mềm kế toán Fast. Theo hình thức Nhật ký chứng từ thì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm thường được phẩn ánh trên Bảng kê số 04, Nhật ký chứng tứ số 07, Sổ cái các tài khoản TK621, TK622, TK627, TK154, TK155, và Sổ cái các tài khoản khác liên quan. Hình thức này được áp dụng đối với các Doanh nghiệp với điều kiện kế toán thủ công chưa có phần mềm kế toán máy. Cụ thể Công ty cổ phân cơ khí xây dựng và vật liệu Hà Nội, Công ty đầu tư xây dựng và sản xuất vật liệu Cầu Đuống 2.2.6. Nội dung hạch toán chi phí. 2.2.6.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Căn cứ vào kế hoạch sản xuất, tình hình tồn kho, kế toán nguyên vật liệu lập phiếu xuất kho theo phiếu đề nghị xuất vật tư đã được phòng kế hoạch xem và trình giám đốc duyệt. Phiếu xuất kho được gửi cho thủ kho để xuất vật tư cho phân xưởng tiến hành sản xuất. Cuối tháng sau khi thủ kho vào sổ, thẻ kho thì phiếu xuất kho được gửi lên cho bộ phận kế toán xem để thực xuất lại và tính giá nguyên vật liệu đã xuất dùng Theo phương pháp Nhật ký chung kế toán phản ánh chi phí vào báo cáo phát sinh tài khoản TK152 như Sổ nhật ký chung, Sổ tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu, Sổ chi tiết, Sổ cái (phụ lục số:2.12. Công ty cổ phần cơ khí và xây dựng Viglacera), đối ứng tài khoản TK621 chi tiết cho từng đối tượng sản phẩm, đơn hàng. Theo phương pháp Nhật ký chứng từ thì cuối tháng trên cơ sở các bảng kê xuất dùng nguyên vật liệu, kế toán tập hợp và lập bảng phân bổ số 02- phân bổ nguyên vật liệu, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được phản ánh vào Bảng kê số 04, Nhật ký chứng từ số 07, Sổ cái TK621. Kế toán chi phí giá thành tổng hợp lên Bảng phân bổ vật liệu - công cụ, dụng cụ theo đối tượng chi phí. 2.2.6.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp Bao gồm lương và các khoản trích theo lương của công nhân sản xuất trực tiếp tính theo định mức, tiền công làm thêm giờ, tiền lương phụ cấp tổ trưởng, tổ phó, lương khoán gọn cho công nhân theo phiếu giao việc. Hiện nay các Doanh nghiệp đang áp dụng việc trả lương theo sản phẩm trong đó đơn giá tiền lương do công ty quy định chung. Định mức lao động đựơc phòng kế hoạch kỹ thuật lập dựa trên định mức của ngành và trên cơ sở tính toán kỹ thuật, thực nghiệm. Một số trường hợp không thể tính lương theo sản phẩm cho công nhân thì công ty trả lương theo thời gian và được tính như sau Tiền lương thời gian = Định mức thời gian một ngày công x Hệ số cấp bậc thợ x Số ngày công thực tế được hưởng Đối với các khoản trích theo lương như BHXH, BHYT, KPCĐ được các Doanh nghiệp trích nộp theo đúng quy định hiện hành Trích BHXH bằng 15% tổng lương cơ bản của Doanh nghiệp Trích BHYT bằng 2% tổng lương cơ bản của Doanh nghiệp Trích KPCĐ bằng 2% tổng lương cơ bản của Doanh nghiệp Cuối mỗi tháng kế toán căn cứ vào các chứng từ tiền lương như Bảng chấm công, Phiếu giao việc, Phiếu nhập kho, Báo cáo sản lượng, Bảng bình xét hệ số lương… để tính lương cho từng đơn vị phòng ban, phân xưởng từ đó lập Bảng tổng hợp tiền lương, Bảng thanh toán tiền lương, Sổ lương Doanh nghiệp. Đồng thời căn cứ vào bảng thanh toán kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương, tập hợp số liệu để phản ánh khoản mục chi phí cụ thể đối với từng đối tượng, phản ánh vào sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK334, TK338, TK622 đối với Doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung còn đối với Doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chứng từ chi phí nhân công trực tiếp được kế toán ghi vào các Bảng kê số 04, NKCT số 07, Sổ cái TK622 2.2.6.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung là tất cả các chi phí liên quan đến việc phục vụ, quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng, các đội lắp đặt trong Doanh nghiệp. Bao gồm các chi phí tiền lương, nhân viên phân xưởng, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ phục vụ quản lý tại phân xưởng, chi phí khấu hao TSCĐ trong phạm vi phân xưởng, chi phí tiền điện, tiền nước phục vụ quản lý, các chi phí bằng tiền khác. Qua khảo sát thực tế tại các Doanh nghiệp cho thấy chi phí sản xất chung được theo dõi trên tài khoản TK627 được mở chi tíêt theo dõi theo từng đối tượng. Căn cứ để hạch toán chi phí sản xuất chung là các bảng phân bổ VL, CCDC toàn công ty, bảng phân bổ tiền lương, BHXH toàn công ty, bảng phân bổ khấu hao TSCĐ, các chứng từ, bảng kê phản ánh các khoản mục chi phí bằng tiền khác. Cuối tháng kế toán tổng hợp tập hợp chi phí và tiến hành phân bổ tổng hợp chi phí sản xuất chung. Căn cứ vào bảng tổng hợp chi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60.doc
Tài liệu liên quan