MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Phần 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 2
1.1. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 2
1.1.1. Chi phí sản xuất 2
1.1.2. Giá thành sản phẩm 6
1.1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 9
1.2. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 10
1.2.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 10
1.2.2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 11
1.2.3. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 12
1.2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung 14
1.2.5. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất 16
1.3. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm 17
1.3.1. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 17
1.3.2. Tính giá thành sản phẩm 18
1.4. Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở một số nước trên thế giới 22
1.4.1. Tại Pháp 22
1.4.2. Tại Mỹ 25
Phần 2: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty quang điện - điện tử 28
2.1. Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật của Công ty Quang điện - Điện tử ảnh hưởng đến hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 28
2.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Quang điện- Điện tử 30
2.1.3. Đặc điểm tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 32
2.1.4. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty 37
2.1.5. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Công ty 39
2.2. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Quang điện - Điện tử 48
2.2.1. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 48
2.2.2. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty 54
2.2.3. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 88
Phần 3: Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Quang điện - Điện tử 95
3.1. Sự cần thiết và nguyên tắc hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Quang điện - Điện tử 95
3.2. Đánh giá hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Quang điện - Điện tử 98
3.2.1. Những ưu điểm 98
3.2.2. Những tồn tại 100
3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Quang điện - Điện tử 103
Kết luận 112
Danh mục tài liệu tham khảo 113
119 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Quang điện - Điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại V
Doanh thu
511
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
512
Doanh thu nội bộ
515
Doanh thu hoạt động tài chính
521
Chiết khấu thương mại
531
Hàng bán bị trả lại
532
Giảm giá hàng bán
Loại VI
Chi phí sản xuất kinh doanh
621
Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
622
Chi phí nhân công trực tiếp
627
Chi phí sản xuất chung
632
Giá vốn hàng bán
641
Chi phí bán hàng
642
Chi phí quản lý doanh nghiệp
635
Chi phí hoạt động tài chính
Loại VII
Thu nhập khác
711
Thu nhập khác
Loại VIII
Chi phí khác
811
Chi phí khác
Loại IX
Xác định kết quả
911
Xác định kết quả
* Cách chi tiết các tài khoản :
TK152 kế toán phản ánh chi tiết như sau:
TK 1521: Sắt thép, dây điện từ, dây nilon
TK 1522: Dầu mỡ, thiếc hàn, bao bì, băng dính, keo dán, nhựa thông
TK 1523: Bán thành phẩm mua ngoài, vòng bi, công tắc, thân quạt, cánh quạt, lồng quạt, ốc vít.
TK 155 kế toán chi tiết theo từng loại quạt như: Quạt bàn 230, quạt bàn 300, quạt bàn 400, quạt treo tường, quạt rut to, quạt rut nhỏ, quạt đứng đế tròn, chấn lưu…
Công ty sử dụng tài khoản để theo dõi TSCĐ của Công ty như: TK 211, TK 214. Với TSCĐ và hao mòn TSCĐ Công ty chi tiết theo từng loại tài sản : Nhà kho vật tư, nhà kho sản xuất hàn hộp, máy khoan đôi hai cần, máy nén khí Pushing TA100, tủ điện, biến áp 320 KVA
Tài khoản công nợ được chi tiết theo đối tượng công nợ: A,B, C…
TK331- A : Phải trả người bán A
TK 331- B: Phải trả người bán B
TK 131- C: Phải thu khách hàng C…
2.1.5.3. Hệ thống sổ sách kế toán
* Vận dụng chế độ sổ sách kế toán
Dựa vào chế độ sổ sách ban hành theo Quyết định số 1141- TC/ QĐ/ CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cùng với việc lựa chọn ghi sổ theo hình thức “ Nhật ký chứng từ”, Công ty đã sử dụng đầy đủ các nhật ký chứng từ cần thiết phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị mình ( từ NKCT số 1 đến NKCT số 10 không sử dụng NKCT số 3 ), và các bảng kê( từ bảng kê số 1 đến bảng kê số 11 không sử dụng bảng kê số 9), sổ Cái các TK và hệ thống các sổ chi tiết.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “ Nhật ký chứng từ” tại Công ty được khái quát bằng sơ đồ dưới đây:
Bảng
kê
Nhật ký chứng từ
Sổ cái
Báo cáo tài chính
Sổ, thẻ kế
toán chi tiếet
Bảng tổng hợp chi tiết
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Sơ đồ 2.4: Sơ đồ quy trình ghi sổ theo hình thức NKCT
Ghi chú: : Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Đối chiếu
2.1.5.4. Hệ thống báo cáo kế toán
Công ty hiện đang áp dụng chế độ báo cáo ban hành theo Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000 về Chế độ Báo cáo tài chính trong các doanh nghiệp và sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9 tháng 10 năm 2002 về Hướng dẫn kế toán thực hiện 4 chuẩn mực ban hành theo Quyết định số 149/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính
Theo những quy định chung của Bộ Tài chính, Công ty thực hiện lập báo cáo tài chính theo quý. Việc lập báo cáo tài chính tuỳ thuộc vào chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, cụ thể:
+ Lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh do kế toán bán hàng lập
+ Lập bảng cân đối kế toán do kế toán tổng hợp lập. Các bộ phận luôn có mối quan hệ với nhau trong việc cung cấp và lấy số liệu để hình thành nên các báo cáo tài chính.
Hiện nay Công ty lập các loại báo cáo tài chính sau:
- Bảng cân đối kế toán- Mẫu số B01- DN
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh- Mẫu số B02- DN
- Thuyết minh báo cáo tài chính- Mẫu số B09- DN
Cuối kỳ, căn cứ vào Bảng cân đối số phát sinh các TK và các Bảng tổng hợp chi tiết, kế toán tổng hợp lập Bảng cân đối kế toán và kế toán phụ trách tiêu thụ và xác định kết quả lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Vì đặc điểm của Công ty là một đơn vị trực thuộc nên khi nộp báo cáo tài chính thì phải nộp cho đơn vị chủ quản là Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng- Bộ Quốc phòng
Dưới đây là quy trình và phương pháp lập 2 báo cáo tài chính cơ bản này tại Công ty:
Quy trình và phương pháp lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Trách nhiệm lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là của kế toán tiêu thụ, xác định kết quả.
Phần I- Lãi, lỗ
+ Căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh của các TK từ loại 5 đến loại 9, các Bảng tổng hợp chi tiết, kế toán ghi vào cột “ Kỳ này” trong phần I của Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ này.
+ Dựa trên cơ sở số liệu cột “ Kỳ này” trong phần I của Báo cáo kết quả kinh doanh của kỳ trước, kế toán ghi vào cột “ Kỳ trước” trong phần I của Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ này.
+ Từ số liệu của cột “ Kỳ này” và cột “ Kỳ trước” trong phần I của Báo cáo kết quả kinh doanh kỳ này, kế toán ghi vào cột “ Luỹ kế từ đầu năm”.
Quy trình và phương pháp lập Bảng cân đối kế toán:
Cuối kỳ, sau khi các kế toán phần hành hoàn tất việc ghi sổ kế toán tổng hợp và các sổ kế toán chi tiết, lên Bảng cân đối số phát sinh các TK do mình phụ trách và gửi bảng này cùng với các NKCT liên quan cho kế toán tổng hợp. Kế toán tổng hợp sau khi đối chiếu số liệu và lập Bảng cân đối số phát sinh cho các TK. Sau khi kiểm tra lại số liệu ghi trên cột “ Số cuối kỳ” của Bảng cân đối kế toán ngày 31 tháng 12 năm trước thì kế toán tổng hợp ghi số liệu này vào cột số đầu năm của Bảng cân đối kế toán năm nay. Căn cứ vào số dư cuối kỳ của các TK loại 1 đến loại 4, kế toán lập các chỉ tiêu tương ứng cho Bảng cân đối kế toán. Sau khi lập sẽ chuyển cho kế toán trưởng kiểm tra và xác nhận, gửi lên Giám đốc ký duyệt và gửi đến cơ quan theo quy định.
Hiện nay, tại Công ty Quang điện - Điện tử , việc lập báo cáo quản trị chỉ được tiến hành khi có yêu cầu của cấp trên. Báo cáo quản trị mà Công ty lập có thể là: Báo cáo sản xuất, báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm, báo cáo tài sản hiện có…
2.2. Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Quang điện - Điện tử
2.2.1. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
** Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty
Từ các đặc điểm về quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất đã ảnh hưởng lớn đến việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty.
Vì hoạt động sản xuất của Công ty được chuyên môn hoá theo từng phân xưởng, mỗi phân xưởng phụ trách một khâu trên dây truyền công nghệ sản xuất sản phẩm, trong đó có những sản phẩm sản xuất ra các bán thành phẩm nhập kho sau đó xuất kho phục vụ cho sản xuất. Cho nên để quản lý tốt chi phí sản xuất của toàn Công ty, Công ty phải quản lý được chi phí sản xuất ở từng phân xưởng sản xuất.
** Phân loại chi phí sản xuất tại Công ty
Chi phí sản xuất ở Công ty Quang điện- Điện tử được xác định là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh trong phạm vi các phân xưởng sản xuất có liên quan đến sản xuất, chế tạo sản phẩm.
Chi phí sản xuất được phân loại theo nội dung, tính chất của chi phí và theo mục đích, công dụng của chi phí.
* Phân loại theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí thì toàn bộ chi phí sản xuất của Công ty được chia thành:
+ Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm toàn bộ nguyên vật liệu chính như sắt, thép, nhôm, hạt nhựa… kể cả bán thành phẩm mua ngoài như: cổ quạt, thân quạt, trụ chân, đế quạt,…và vật liệu phụ như ống ghen, hộp giấy, keo gián,…phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ thay thế mà Công ty đưa vào sử dụng trong kỳ.
+ Chi phí nhiên liệu động lực: Là toàn bộ chi phí tiền điện phục vụ quá trình sản xuất.
+ Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp: Bao gồm toàn bộ tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động, nhân viên xưởng, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất và của nhân viên phân xưởng.
+ Chi phí khấu hao TSCĐ: Bao gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất của Công ty.
+ Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm toàn bộ các khoản chi phí khác bằng tiền ngoài các khoản chi phí trên.
* Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí: Chi phí sản xuất của Công ty chia thành
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ các chi phí về nguyên vật liệu chính như: Sắt, thép, nhôm, nhựa.. kể cả các bán thành phẩm mua ngoài như: Cổ quạt, thân quạt, trụ chân, đế quạt,… và các vật liệu phụ như ống ghen, hộp giấy, keo gián,… công cụ dụng cụ nhỏ như mỏ hàn, bàn ren,… phụ tùng thay thế mà Công ty đưa vào sử dụng trong kỳ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm toàn bộ số lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, các khoản phụ cấp có tính chất lương như: Lương nghỉ phép, thưởng,...và các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất.
+ Chi phí sản xuất chung: Là những khoản chi phí có liên quan đến sản xuất tại phân xưởng sản xuất mà không thuộc các khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí sau:
Chi phí nhân viên phân xưởng: Là các chi phí tiền lương phải trả cho nhân viên quản lý ở các phân xưởng( quản đốc, phó quản đốc) và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng.
Chi phí vật liệu, cho sản xuất ở Công ty: Là những chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ cho sửa chữa máy móc thiết bị, cho quản lý sản xuất tại phân xưởng như clê, mỏ hàn, chổi, khay đựng,…
Chi phí khấu hao tài sản cố định: Là toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản cố định đang sử dụng cho sản xuất tại Công ty.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là chi phí về tiền điện phục vụ cho sản xuất của Công ty
Chi phí khác bằng tiền: Là các chi phí phát sinh tại các phân xưởng được chi trả bằng tiền mặt, tiền tạm ứng, tiền gửi ngân hàng ngoài các khoản chi phí nêu trên.
** Đối tượng tính giá thành
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức , quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là sản xuất nhiều loại sản phẩm trên cùng một dây chuyền công nghệ, có sự tách biệt về mặt thời gian, các bán thành phẩm sản xuất ra không bán mà chỉ phục vụ cho sản xuất. Chính vì vậy, Công ty đã xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm, đơn vị tính giá thành là cái.
Kỳ tính giá thành ở Công ty được xác định là một tháng, cuối mỗi tháng sau khi đã tập hợp được chi phí cho các đối tượng tính giá thành và xác định giá trị làm dở cuối kỳ, kế toán tiến hành tính giá thành cho các đối tượng xác định.
Tại Công ty Quang điện - Điện tử hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên nên chi phí sản xuất ở Công ty cũng được thực hiện theo phương pháp kê khai thường xuyên.
Do Công ty thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên các chứng từ, tài khoản được sử dụng trong công tác tập hợp chi phí sản xuất bao gồm:
+ Chứng từ phản ánh chi phí vật tư: Bảng phân bổ vật liệu, công cụ- dụng cụ, các phiếu xuất kho vật liệu- công cụ dụng cụ, các hoá đơn mua vật liệu- công cụ dụng cụ.
+ Chứng từ phản ánh chi phí lao động: Các bảng thanh toán lương, bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội…
+ Chứng từ phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định.
+ Chứng từ phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài: Hoá đơn mua hàng, chứng từ chi tiền mặt.
+ Chứng từ phản ánh các khoản chi phí bằng tiền khác.
* Hệ thống sổ sách kế toán
Để phục vụ cho việc tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty sử dụng hai loại sổ là sổ tổng hợp và sổ chi tiết.
Trong chuyên đề này em xin giới thiệu các loại sổ kế toán mà kế toán phần hành chi phí sử dụng là:
- Sổ cái các TK 621, TK622, TK 627, TK 154
- Bảng phân bổ số 1: “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”
- Bảng phân bổ số 2: “ Bảng phân bổ NVL, CCDC”
- Bảng phân bổ số 3 : “ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ”
- Bảng kê 4: “ Tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng”
- Nhật kí chứng từ số 7: “ Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh”
- Sổ cái các tài khoản và các nhật ký chứng từ liên quan
Để tổng hợp chi phí sản xuất toàn Công ty kế toán sử dụng TK154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Trình tự tập hợp chi phí sản xuất trong tháng cho các phân xưởng được tiến hành như sau:
Căn cứ vào bảng phân bổ số 1, bảng phân bổ số 2, bảng phân bổ số 3 và các nhật ký chứng từ liên quan kế toán tập hợp chi phí sản xuất theo phân xưởng bằng bảng kê số 4
Căn cứ vào bảng kê 4 cho các TK621, TK622, TK627, các nhật ký chứng từ liên quan, kế toán tập hợp kết chuyển về TK154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Căn cứ vào bảng kê, bảng phân bổ và các nhật ký chứng từ có liên quan, kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành, tiến hành lập nhật ký chứng từ số 7, nhật ký chứng từ sử dụng ở Công ty có 2 phần:
- Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp, phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến chi phí sản xuất kinh doanh.
- Phần II: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố
* Hình thức vận dụng sổ sách kế toán
Để tăng cường công tác kiểm tra, khả năng quản lý, sử dụng tài sản và với đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Công ty đã chọn và áp dụng hình thức ghi sổ kế toán theo hình thức : “Nhật ký chứng từ”.
Bảng kê số 4
Các chứng từ gốc phản ánh chi phí sản xuất
Bảng phân bổ số 1, 2, 3
Sổ chi tiết TK621, TK622, TK627, TK154
NKCT số 7
Bảng tổng hợp chi tiết chi phí sản xuất
Sổ cái các TK621,TK622,TK627, TK154
Báo cáo kế toán
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức “Nhật ký chứng từ” tại Công ty trong việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được khái quát bằng sơ đồ dưới đây:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra
Ghi chú:
Sơ đồ 2.5: Sơ đồ quy trình ghi sổ kế toán chi phí SX theo hình thức NKCT
Sau đây em xin trình bày nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đối với sản phẩm “Quạt bàn 400” tại Công ty trong Tháng 1/ 2005.
2.2.2. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty
Việc tập hợp chi phí ở Công ty Quang điện- Điện tử được tiến hành theo phương pháp trực tiếp và phân bổ gián tiếp. Do kế toán Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là ở từng phân xưởng theo từng loại sản phẩm nên đối với các chi phí liên quan trực tiếp đến sản xuất loại sản phẩm nào thì được tập hợp trực tiếp cho sản phẩm loại đó ( Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất sản phẩm). Tuy nhiên, trong trường hợp có những chi phí liên quan đến việc sản xuất nhiều loại sản phẩm thì kế toán sẽ tiến hành phân bổ cho từng loại sản phẩm theo tiêu thức thích hợp.
2.2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu của Công ty bao gồm:
Nguyên vật liệu chính, đây là đối tượng lao động chủ yếu, là cơ sở vật chất chủ yếu hình thành nên sản phẩm, và nó chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm. Tại Công ty nguyên vật liệu chính bao gồm: Kim loại đen( sắt, thép, gang), kim loại màu( các loại đồng, nhôm), các hạt nhựa( nhựa PP, PA, APS…).
Nguyên vật liệu phụ của Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại là những vật liệu không thể thiếu đựơc và làm tăng giá trị sản phẩm bao gồm: các phụ gia, phụ liệu như dầu, mỡ, vật liệu cách điện, các loại sơn… chúng tham gia vào quá trình sản xuất kết hợp với nguyên vật liệu chính và các yếu tố khác tạo nên các sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, có nhiều tính năng ưu việt.
Chi phí nguyên vật liệu chính là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc hạch toán đúng và đủ chi phí này không những là một điều kiện quan trọng để đảm bảo tính toán giá thành được chính xác mà còn là biện pháp tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. ở Công ty, nguyên vật liệu trực tiếp ở mỗi giai đoạn công nghệ ( phân xưởng sản xuất) là khác nhau. Do đó, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp trực tiếp cho từng sản phẩm ở từng phân xưởng.
Việc xuất dùng vật liệu cho sản xuất sản phẩm ở Công ty là theo định mức tiêu hao cho từng chủng loại sản phẩm, chi tiết sản phẩm ( bán thành phẩm). Định mức này do phòng kỹ thuật lập.
Hàng tháng, căn cứ vào kế hoạch sản xuất để lập kế hoạch mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Khi có lệnh sản xuất, bộ phận sử dụng vật liệu lên phòng kinh doanh xin lĩnh vật tư. Phòng kế hoạch kinh doanh sẽ viết phiếu xuất kho vật liệu căn cứ váo định mức cho mỗi loại sản phẩm và số lượng sản phẩm sẽ sản xuất theo kế hoạch. Phiếu xuất kho được lập thành ba liên (viết 1 lần) và chuyển xuống cho thủ kho. Khi xuất kho vật liệu, thủ kho và người nhận vật tư cùng phải ký xác nhận số lượng thực nhận trên từng liên của phiếu xuất kho, trong 3 liên của phiếu xuất kho một liên được chuyển lên phòng kế hoạch kinh doanh, một liên giao cho người nhận vật tư, liên còn lại thủ kho giữ làm căn cứ ghi thẻ kho, định kỳ một tuần một lần thủ kho chuyển lên cho phòng kế toán làm cơ sở để ghi sổ kế toán. Phiếu xuất kho ( Biểu số 2.1).
Biểu số 2.1:
Phiếu xuất kho
Ngày 5 tháng1 năm 2005
Đơn vị: XN91
Mẫu số 02 - VT
Ban hành theo QĐ số 1141- TC/ QĐ/ CĐKT
Ngày 1 tháng 11 năm 1995 của BTC
Số: 03
Họ, tên người nhận hàng: PX A1
Địa chỉ ( bộ phận) : XN91
Lý do xuất kho: Sản xuất ĐC QB400
Xuất tại kho: Chị Nga
TT
Tên nhãn hiệu, quy cách vật tư
Mã
số
ĐVT
SL
ĐG
TT
Y/c
T. Xuất
A
B
C
D
1
2
3
4
1
Thiếc hàn
Kg
1,5
1,5
2
Vải lau
m
6
6
Cộng
Xuất ngày 5 tháng 1 năm 2005
Phụ trách bộ phận sử dụng
Phụ trách cung tiêu
Người nhận
Thủ kho
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên)
( Ký, họ tên)
( Ký, họ tên)
( Ký, họ tên)
( Ký, họ tên)
Biểu số 2.1: Phiếu xuất kho
Tại Công ty, phương pháp hạch toán chi tiết hàng tồn kho là phương pháp thẻ song song, do vậy cuối mỗi tháng thủ kho tiến hành đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán chi tiết với thẻ kho để đảm bảo tính chính xác của việc ghi chép.
Khi nhận được phiếu xuất kho vật liệu, kế toán vật liệu tiến hành phân loại chứng từ và ghi vào sổ chi tiết vật tư theo cả chỉ tiêu số lượng và giá trị. Sổ chi tiết xuất vật tư được sử dụng để tổng hợp các loại nguyên liệu, vật liệu xuất dùng cho sản xuất từng loại sản phẩm ở từng phân xưởng.Mẫu sổ chi tiết xuất vật tư như sau( Biểu số 2.2).
Biểu số 2.2:
Sổ chi tiết xuất vật tư
Tháng 1/2005
Sản phẩm quạt bàn 400 - PX A1 (XN91)
Đơn vị tính: Đồng
Chứng từ
Tên, nhãn hiệu quy cách, vật tư
Mã số
ĐVT
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
Số
Ngày
03
5/1/05
Thiếc hàn
Kg
1,5
62.000
93.000
03
5/1/05
Vải lau
M
6
7.150
42.900
04
11/1/05
Dây nguồn
M
1.500
2.320
3.480.000
06
12/1/05
Tụ
Cái
2.345
13.750
32.243.750
10
18/1/05
Bộ linh kiện
Bộ
2.500
13.545
33.862.500
……………
Tổng cộng
234.338.200
Biểu số 2.2: Sổ chi tiết xuất vật tư
Trị giá thực tế NVL xuất kho
+
Số lượng NVL tồn đầu kỳ
Trị giá NVL tồn đầu kỳ
Trị giá NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL nhập trongkỳ
+
*
Số lượng NVL xuất trong kỳ
=
Cuối tháng căn cứ vào sổ chi tiết vật tư, kế toán nguyên vật liệu tiến hành tính giá nguyên vật liệu xuất kho trong tháng bằng phương pháp bình quân gia quyền:
Kế toán sẽ tổng hợp trị giá nguyên vật liệu xuất kho dùng trực tiếp vào sản xuất từng loại sản phẩm để ghi các sổ kế toán như sổ chi tiết xuất vật tư, sổ chi tiết TK621, bảng kê số 3, bảng phân bổ NVL. Đối với nguyên vật liệu mua ngoài không nhập kho đưa trực tiếp vào sản xuất sẽ được theo dõi trên Nhật ký chứng từ số 1,2. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được theo dõi trên sổ chi tiết TK621 ( Biểu số 2.3).
Biểu số 2.3:
Sổ chi tiết tài khoản
Tháng 1 / 2005
Đối tượng: 621
Đơn vị tính: Đồng
Ngày tháng năm
Chứng từ
Diễn giải
TK đối ứng
Số phát sinh
Số dư
Ghi chú
Số
Ngày
Nợ
Có
Nợ
Có
9
24/1
Dung: Chi tiền vật tư PX
111
37.172.100
36
26/1
Chính:thanh toán túi nilon
111
48.444.827
39
31/1
XN 23: Xuất vật tư sản xuất
152
187.965.154
40
31/1
XN 91: Xuất vật tư sản xuất
152
1.184.352.049
Kết chuyển vào CPSX
154
1.457.934.130
Cộng
1.457.934.130
1.457.934.130
Biểu 2.3: Sổ chi tiết TK ( Đối tượng 621)
Sau khi hoàn thiện sổ chi tiết xuất vật tư và sổ chi tiết tài khoản kế toán tiến hành lập Bảng tổng hợp vật tư xuất dùng cho sản xuất của từng loại sản phẩm ( Biểu số 2.4) và Bảng phân bổ số 2 “Bảng phân bổ NVL, CCDC”( Biểu số 2.5).
Biểu số 2.4:
Bảng kê tổng hợp vật tư xuất dùng cho sản xuất
Tháng 1/ 2005
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Diễn giải
Ký hiệu
Thành tiền
Ghi chú
1
Quạt trần
QTrần
315.578.926
2
Chấn lưu
CLưu
78.503.400
3
Vật tư khác
Khác
715.757.300
4
Bảo hành
B hành
3.638.100
…….
Tổng cộng
1.372.317.203
Biểu số 2.4: Bảng kê tổng hợp vật tư xuất dùng cho sản xuất
Biểu số 2.5:
Bảng phân bổ số 2
Bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ.
Tháng 1/2005
TT
Ghi có các TK
Đốitượng sd(Ghi nợ
các TK)
TK152
TK 153
Xí nghiệp 23
Xí nghiệp 91
Cộng
Xí nghiệp 23
Xí nghiệp 91
Cộng
1
TK 621
187.965.154
1.184.352.049
1.372.317.203
2
TK627
6.802.197
2.767.500
9.569.697
2.166.739
5.203.500
7.370.239
3
TK642
1.614.094
1.614.094
4
TK161
3.049.200
3.049.200
5
TK 641
2.455.875
2.455.875
Cộng
200.272.426
1.188.733.643
1.389.006.069
2.166.739
5.203.500
7.370.239
Biểu số 2.5: Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, CCDC
Số liệu trên bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu, công cụ dụng cụ được ghi vào bảng kê số 4 ( Phần ghi Nợ TK 621 tương ứng ghi Có TK khác) ( Biểu số 2.6)
Biểu số 2.6: Bảng kê số 4( Trích TK 621)
Tháng 1/2005
TK ghiCó
TK
Ghi Nợ
TK152
……
TK phản ánh ở các NKCT
Cộng chi phí thực tế trong tháng
NKCT1
NKCT5
NKCT khác
( TK141)
…….
…….
…….
…..
…….
…….
…….
TK 621
1.372.317.203
85.616.927
1.457.934.130
Cộng
1.381.886.900
……
155.916.642
65.000.000
5.254.196.292
Biểu 2.6: Bảng kê số 4 ( Trích TK 621)
Căn cứ vào Bảng kê số 4 đã lập, kế toán tổng hợp lập NKCT số 7 đồng thời vào sổ Cái TK 621 ( Phần ghi Nợ TK 621 tương ứng ghi Có TK 152, 111…)
Biểu số 2.7: Sổ cái TK 621
Năm 2005
Đơn vị tính: VNĐ
Số dư đầu năm
Nợ
Có
Ghi có các tài khoản đối ứng với Nợ tài khoản này
Tháng 1
Tháng 2
………
Tháng 12
TK 152
1.372.317.203
…….
TK 111
85.616.927
…….
Cộng phát sinh Nợ
1.457.934.130
Cộng phát sinh Có
1.457.934.130
Số dư cuối tháng
Biểu số 2.7: Sổ cái TK 621
2.2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
* Các chứng từ sử dụng:
Chứng từ hạch toán số lượng và cơ cấu lao động: Sổ báo lương các xí nghiệp, các quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, bãi miễn, sa thải, chuyển công tác, quyết định nghỉ hưu, quyết định tăng mức lương…
Chứng từ hạch toán thời gian lao động: Bảng chấm công, bảng kê khai công tính lương, bảng đề nghị thanh toán thêm giờ…
Chứng từ hạch toán kết quả lao động: Báo cáo năng suất lao động, báo cáo tỷ lệ hoàn thành kế hoạch, báo cáo sản phẩm nhập kho về chất lượng và số lượng, bảng đề nghị thưởng chi tiết…
Chứng từ tiền lương, các khoản trích theo lương và các khoản phải trả khác: Giấy ốm , thai sản, bảng phân phối thu nhập, báo cáo bình quân thu nhập toàn Công ty, các chứng từ tiền thanh toán cho người lao động…
* Các loại sổ sách kế toán sử dụng:
Sổ kế toán chi tiết mở cho các TK 334, 338
Sổ kế toán tổng hợp:
+ Bảng phân bổ tiền lương
+ Các bảng kê 4,5,6
+ Các NKCT 1,7,10
+ Sổ cái các TK 334, 338
Chi phí nhân công trực tiếp là bộ phận chủ yếu trong toàn bộ chi phí nhân công nói chung của Công ty. Chi phí này bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp, các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
Là một khoản chi phí trực tiếp, do đó việc tính toán, phân bổ hợp lý tiền lương sẽ phản ánh chính xác hao phí lao động sống trong giá trị sản phẩm, là cơ sở để phân tích kết cấu tỷ trọng chi phí nhân công trực tiếp trong giá thành sản phẩm, giúp các nhà doanh nghiệp có những giải pháp đúng đắn, kịp thời nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Hình thức tính lương được áp dụng cho công nhân trực tiếp sản xuất là tiền lương theo sản phẩm. Cách tính lương này đã khuyến khích người lao động hăng say làm việc vì lợi ích của mình cũng như của Công ty. Để tiến hành tập hợp chi phí nhân công trực tiếp, kế toán sử dụng bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành, bảng chấm công ( dùng để tính các khoản phụ cấp làm thêm giờ, thêm ca…). Những chứng từ này còn làm cơ sở để tính và thanh toán BHXH, ốm đau, thai sản cho công nhân trực tiếp sản xuất trong tháng. Hàng tháng, các sản phẩm hoàn thành được viết phiếu nhập kho, sau đó căn cứ vào phiếu nhập kho, thống kê phân xưởng lên bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành. Hình thức trả lương này có hai cách cụ thể như sau:
* Cách 1:
Mức lương sản phẩm của một công nhân = Sản lượng hoàn thành * Đơn giá
Để tính lương chính xác cho từng công nhân, việc theo dõi sản lượng hoàn thành của từng công nhân do tổ trưởng của mỗi tổ trong phân xưởng đảm nhiệm ghi vào sổ nhật ký sản xuất hàng ngày. Trong tháng các sản phẩm hoàn thành viết phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành. Sau đó, căn cứ vào phiếu nhập kho thống kê phân xưởng lên bảng kê khối lượng hoàn thành trong tháng. Cuối tháng các phân xưởng sẽ đưa bảng kê, bảng chấm công, bảng thanh toán lương, phiếu nhập kho sản phẩm hoàn thành lên phòng tổ chức lao động, phòng tổ chức lao động sẽ tính toán, xác định tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trong tháng.
Trong quá trình sản xuất nhất là các tháng mùa vụ để đảm bảo kịp thời xuất hàng cho bên đặt mua Công ty đã khuyến khích công nhân làm thêm, trong thời gian làm thêm thì đơn giá tính cho các sản phẩm sẽ gấp rưỡi so với đơn giá hàng ngày.
Do đặc điểm sản xuất quạt bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau và tiến hành sản xuất rất nhiều chủng loại quạt nê
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36243.doc