Luận văn Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng số 20 – LICOGI

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN MỘT: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 3

I. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xây lắp có ảnh hưởng tới hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 3

I.1. Đặc điểm hoạt động xây lắp 3

I.2. Đặc điểm sản phẩm xây lắp 4

II. Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 5

II.1. Chi phí sản xuất sản phẩm xây lắp 5

II.1.1. Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của chi phí sản xuất xây lắp 5

II.1.2. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp 6

II.2. Giá thành sản phẩm xây lắp 10

II.2.1. Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của giá thành sản phẩm xây lắp 10

II.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm xây lắp 11

II.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp 13

II.4. Vai trò của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp 13

III. Hạch toán chi phí sản xuất trong xây lắp 14

III.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 15

III.1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 15

III.1.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 16

III.2. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất xây lắp 17

III.2.1. Hạch toán khoản mục “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” 17

III.2.2. Hạch toán khoản mục “Chi phí nhân công trực tiếp” 20

III.2.3. Hạch toán khoản mục “Chi phí sử dụng máy thi công” 23

III.2.4. Hạch toán khoản mục “Chi phí sản xuất chung” 28

III.2.5. Hạch toán thiệt hại trong xây lắp 31

III.3. Tổng hợp chi phí sản xuất và kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 32

III.3.1. Tổng hợp chi phí sản xuất 32

III.3.2. Kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang 33

IV. Tính giá thành sản phẩm xây lắp 34

IV.1. Đối tượng tính giá thành 34

IV.2. Phương pháp tính giá thành 34

IV.2.1. Phương pháp trực tiếp 35

IV.2.2. Phương pháp tổng cộng chi phí 35

IV.2.3. Phương pháp tính giá thành theo định mức 36

IV.3. Nội dung hạch toán giá thành 37

V. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương thức khoán gọn 37

V.1. Khái niệm khoán sản phẩm 37

V.2. Phương pháp hạch toán theo phương thức khoán gọn 38

V.2.1. Trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức bộ máy kế toán riêng (Đơn vị báo sổ) 38

V.2.2. Trường hợp đơn vị nhận khoán có tổ chức bộ máy kế toán riêng (hạch toán nội bộ) 40

VI. Tổ chức hệ thống sổ kế toán 42

VI.1. Một số vấn đề về tổ chức sổ kế toán 42

VI.2. Tổ chức sổ theo hình thức Nhật ký chung 42

VII. Phân tích thông tin chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 45

VII.1. ý nghĩa của việc phân tích thông tin chi phí và giá thành trong xây lắp 45

VII.2. Nội dung phân tích 45

VII.2.1. Phân tích giá thành sản phẩm xây lắp theo khoản mục chi phí thực tế và dự toán 45

VII.2.2. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm 47

VII.2.3. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch chi phí trên 1000 đ giá trị sản lượng 47

VII.2.4. Phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành 48

VIII. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại một số nước trên thế giới. 50

PHẦN HAI:THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 20 - LICOGI 52

I. Đặc điểm SXKD và đặc điểm công tác kế toán của Công ty 52

I.1. Đặc điểm SXKD của Công ty 52

I.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 52

I.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 54

I.1.3. Quy trình công nghệ 56

I.2. Đặc điểm công tác kế toán của Công ty 57

I.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán Công ty. 57

I.2.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán của Công ty 59

II. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng số 20 - LICOGI 61

II.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 61

II.2. Phương thức giao nhận chi phí khoán và cấp vốn thi công 64

II.3. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất 67

A. Hạch toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp xây dựng 201 67

II.3.1. Hạch toán khoản mục “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” 67

II.3.2. Hạch toán khoản mục “Chi phí nhân công trực tiếp” 71

II.3.3. Hạch toán khoản mục “Chi phí sử dụng máy thi công” 79

II.3.4. Hạch toán khoản mục “Chi phí sản xuất chung" 82

II.3.5. Tổng hợp chi phí và kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang 89

B. Hạch toán chi phí sản xuất tại phòng kế toán Công ty xây dựng số 20 94

III. Tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 20 - LICOGI 95

III.1. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm tại Công ty 95

III.2. Nội dung hạch toán giá thành 95

IV. Phân tích thông tin chi phí 96

PHẦN BA:PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XÂY DỰNG SỐ 20 - LICOGI 98

I. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 98

II. Đánh giá chung về công tác quản lý và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty 99

III. Những tồn tại trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty và những giải pháp hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất. 102

III.1. Hoàn thiện việc luân chuyển chứng từ 103

III.2. Hoàn thiện chế độ giao khoán. 103

III.3. Hoàn thiện việc phân cấp trong bộ máy kế toán. 104

III.4. Hoàn thiện hạch toán chi phí nguyên vật liệu 105

III.5. Hoàn thiện hạch toán chi phí nhân công 106

III.6. Hoàn thiện hạch toán chi phí máy thi công 107

III.7. Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất chung 108

III.8. Hoàn thiện công tác tính giá sản phẩm dở dang 110

III.9. Hoàn thiện hạch toán chi phí thiệt hại trong xây lắp 110

III.10. Hoàn thiện chứng từ kế toán 111

III.11. Tăng cường công tác quản trị 112

KẾT LUẬN 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

MỤC LỤC 116

 

 

doc125 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc nâng cao hiệu quả quản lý chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng số 20 – LICOGI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hi phí để sản xuất sản phẩm. Chỉ tiêu này càng giảm thì hiệu quả kinh doanh càng cao, lợi nhuận thu được càng lớn. Để đánh giá, cần tính được chỉ tiêu “Chi phí trên 1000 đ giá trị sản lượng” (F) và tính ra chênh lệch giữa kỳ thực tế và kỳ kế hoạch DF = F1 - F0. Trong đó: F1 = S(Q1i x Z1i) x 100 S(Q1i x P1i) F0 = S(Q0i x Z0i) x 100 S(Q0i x P0i) - Q0i, Q1i: sản lượng kỳ kế hoạch, kỳ thực tế - P0i, P1i: giá bán đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch, kỳ thực tế - Z0i, Z1i: giá thành đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch, kỳ thực tế - F0, F1: chi phí trên 1000 đ giá trị sản lượng kỳ kế hoạch, kỳ thực tế Nếu DF < 0: đơn vị đã hoàn thành kế hoạch chi phí trên 1000 đ giá trị sản lượng. Mức chênh lệch dưới 0 càng lớn thì chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra trên 1000 đ giá trị sản lượng càng giảm, lợi nhuận kinh doanh trong kỳ càng cao. VII.2.4. Phân tích các khoản mục chi phí trong giá thành a. Phân tích khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất cùng với việc nâng cao trình độ cơ giới hoá, tự động hoá và hiệp tác hoá sản xuất, năng suất lao động được tăng lên không ngừng dần đến sự thay đổi cơ cấu chi phí trong giá thành sản phẩm: Tỷ trọng hao phí lao động sống giảm thấp và ngược lại tỷ trọng hao phí lao động vật hoá tăng lên. Vì vậy phân tích các nhân tố tác động trực tiếp đến chi phí về vật liệu là điều kiện khai thác khả năng tiềm tàng nhằm giảm bớt chi phí này trong giá thành sản phẩm. Việc phân tích chi phí NVLTT được tiến hành như sau: - So sánh chi phí thực tế với dự toán để xác định số chênh lệch chi phí vật liệu (tiết kiệm hoặc vượt chi). - Sau đó xác định các nhân tố ảnh hưởng là giá cả vật liệu đưa vào sản xuất, tình hình thực hiện định mức hao phí vật liệu, sự thay đổi cơ cấu vật liệu so với kế hoạch ... Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố. Ta có, tổng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành được xác định theo công thức: V = S Mi x Pi Trong đó: - V: Tổng chi phí nguyên vật liệu trong giá thành - Mi: Mức tiêu hao nguyên vật liệu i cho sản phẩm - Pi: Đơn giá nguyên vật liệu i + Nhân tố M phản ánh trình độ sử dụng vật liệu sản xuất tiết kiệm hay lãng phí. ảnh hưởng của nhân tố M được xác định theo công thức: DVm = S (M1i – M0i) x P0i + Nhân tố P gồm hai bộ phận: giá mua nguyên vật liệu và chi phí thu mua. Giá mua là nhân tố khách quan nhưng do ảnh hưởng về cung cầu trên thị trường nên nếu doanh nghiệp biết chớp thời cơ, lựa chọn những nhà cung cấp phù hợp thì có thể tác động làm giảm giá mua nguyên vật liệu. Chi phí thu mua là nhân tố chủ quan, phụ thuộc vào nguồn nhập, địa điểm mua, phương tiện vận chuyển ... ảnh hưởng của nhân tố P được xác định theo công thức: DVp = S (P1i – P0i) x M1i + Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố tới tổng chi phí vật liệu: DV = DVm + DVp b. Phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn thứ hai trong tổng chi phí sản xuất của doanh nghiệp. Chi phí này phản ánh bộ phận chủ yếu của hao phí lao động cho quá trình sản xuất sản phẩm. Việc phân tích chi phí nhân công được tiến hành cho toàn bộ khối lượng sản phẩm và cho từng đơn vị sản phẩm (công trình, hạng mục công trình). Việc phân tích chi phí nhân công trực tiếp được tiến hành như sau: - So sánh thực tế và dự toán để tính ra tổng số chênh lệch chi phí nhân công (tiết kiệm hay vượt chi). - Xác định ảnh hưởng của các nhân tố, sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn. Ta có tổng chi phí nhân công trực tiếp được xác định theo công thức sau: L = N x I Trong đó: - L: Tổng chi phí nhân công trực tiếp - N: Số lượng công nhân trực tiếp - I: Mức lương bình quân một người + ảnh hưởng của nhân tố số lượng nhân công được xác định theo công thức: DLn = (N1 – N0) x I0 + ảnh hưởng của nhân tố mức lương bình quân được xác định theo công thức: DLi = (I1 – I0) x N1 + Tổng hợp ảnh hưởng của hai nhân tố tới tổng chi phí nhân công: DL = DLn + DLi c. Phân tích khoản mục chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung Chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều khoản mục do vậy không thể áp dụng các phương pháp tương tự như phân tích chi phí nhân công trực tiếp và chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Cả hai loại chi phí này thường linh động về cách ứng xử: biến phí, định phí, chi phí hỗn hợp. Vì thế các nhà quản lý phải linh hoạt trong việc lập kế hoạch và kiểm soát chi phí. Biến phí, định phí được tính ra từ kế hoạch sản xuất rồi được phân tích thành các khoản mục chi phí chi tiết. Đối với hai khoản mục này thường áp dụng phương pháp so sánh số chênh lệch tuyệt đối giữa thực tế và kế hoạch, trên cơ sơ đó xác định khoản chi phí nào gây lãng phí, khoản nào tiết kiệm để có biện pháp xử lý kịp thời. Từ những đặc điểm về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp trong chế độ kế toán Việt nam, chúng ta có thể tham khảo thêm về đặc điểm kế toán tại một số nước trên thế giới để thấy được những điểm giống và khác nhau, cũng như tìm ra những ưu điểm để học tập. VIII. Đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại một số nước trên thế giới. Trong kế toán Anh, Mỹ sản phẩm xây dựng được quan niệm là sản phẩm đơn chiếc do mỗi dự án thi công đều có thiết kế riêng, vì vậy các công ty thường áp dụng phương pháp hạch toán chi phí theo công việc. Về cơ bản, cơ sở của kế toán chi phí sản xuất là các đơn đặt hàng hay hệ thống các đơn đặt hàng. Do đó hạch toán chi phí sản xuất chú trọng tới kiểm soát chi phí từng đơn đặt hàng thông qua TK “ Kiểm soát sản phẩm dở dang”. Tài khoản này được mở cho từng đơn đặt hàng, được theo dõi trên các sổ tổng hợp và chi tiết sản phẩm dở dang. Trong đó chi phí sản xuất tập hợp vào giá thành gồm ba khoản mục: Nguyên vật liệu trực tiếp, Lao động trực tiếp, Chi phí sản xuất chung. Trong kế toán Pháp, chi phí sản xuất là số tiền bỏ ra để mua các yếu tố cần thiết cho hoạt động sản xuất để tạo ra sản phẩm, không được coi là chi phí những khoản tiền xuất ra dùng vào việc đầu tư sinh lời, làm tăng tài sản. Do vậy giá thành sản phẩm bao gồm cả các khoản chi phí không mang tính chất sản xuất. Như vậy do quan niệm khác nhau về bản chất và chức năng của chỉ tiêu giá thành mà dẫn tới sự khác biệt trong việc tính toán, xác định phạm vi của giá thành. Về trình tự hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, thì cơ bản không có sự khác biệt đáng kể giữa các nước. Ta có thể xem trình tự hạch toán trong kế toán Anh, Mỹ: Lao động trực tiếp TK “Kiểm soát SPDD” TK “Kiểm soát thành phẩm K/c lao động trực tiếp Kiểm soát tồn kho NVL K/c số NVL sử dụng Giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ Chi phí quản lý PX K/c, phân bổ chi phí QLPX Phần hai: Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 20 - LICOGI I. Đặc điểm SXKD và đặc điểm công tác kế toán của Công ty I.1. Đặc điểm SXKD của Công ty I.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Công ty xây dựng số 20 - LICOGI là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên ngành xây dựng, trực thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng Bộ xây dựng, có trụ sở đặt tại 61E Đê La Thành Hà Nội. Có thể tóm tắt về lịch sử của Công ty như sau: Ngày 15/6/1981, căn cứ vào nhu cầu phát triển trong lĩnh vực xây dựng, Bộ xây dựng quyết định thành lập: Trung tâm nghiên cứu kinh tế kỹ thuật thi công cơ giới.Đến ngày 20/7/1992, trung tâm chuyển thành Xí nghiệp xử lý nền móng và thiết kế xây lắp. Đến ngày 20/2/1993, do sự phát triển mạnh của ngành xây dựng, Bộ xây dựng ra quyết định số 061A/ BXD- TCLĐ về việc thành lập lại doanh nghiệp.Thời gian này Doanh nghiệp trực thuộc Liên hiệp các xí nghiệp thi công cơ giới - Bộ xây dựng. Đến ngày 2/1/1996, theo quyết định số 01/ BXD - TCLĐ, doanh nghiệp đổi tên thành Công ty xây dựng số 20 trực thuộc Tổng công ty xây dựng và phát triển hạ tầng - Bộ xây dựng. Đăng ký kinh doanh số 110362 ngày 7/2/1996 do Uỷ ban kế hoạch Hà nội cấp. Chứng chỉ hành nghề xây dựng số 411 - BXD/CSXD ngày 4/10/1997 do Bộ xây dựng cấp. Khi mới thành lập, công ty được cấp số vốn là 515.000.000 đ trong đó: Vốn cố định: 485.000.000 đ, vốn lưu động: 30.000.000 đ. Đến năm 2001, Công ty đã đăng ký lại kinh doanh với số vốn là 9.641.000.000 đ trong đó: Vốn cố định: 6.667.000.000 đ, vốn lưu động: 2.974.000.000 đ ( Theo công văn số 22/TV-CT 20 ngày 10/9/2001 của Công ty được Cục tài chính doanh nghiệp xác nhận ), với ngành nghề kinh doanh đa dạng bao gồm: - Thi công xử lý nền móng tất cả các loại công trình. - Xây lắp hoàn thiện tất cả các loại công trình: dân dụng, công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình điện năng, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị và các khu công nghiệp quy mô vừa và lớn tới cấp một. - Làm các công việc nề, mộc, bê tông, sắt thép xây dựng, trang trí nội thất công trình, sản xuất các cấu kiện bê tông và bê tông thương phẩm. - Thi công khảo sát địa chất công trình, thí nghiệm đất đá, bê tông cốt thép, thử tải các sản phẩm xây dựng, làm các dịch vụ xây dựng khác. - Đào đắp đất đá, nổ mìn phá đá, san tạo mặt bằng. - Sản xuất vật liệu xây dựng. Lực lượng cán bộ công nhân viên của Công ty bao gồm 450 người trong danh sách chính thức và khoảng 300 – 600 lao động thời vụ. Trong đó số cán bộ có trình độ đại học là 116 người. Trong thời gian qua, Công ty đã thi công được nhiều công trình có chất lượng cao, tiêu biểu như: Khách sạn HORISON – 40 Cát Linh, Hà Nội, Trung tâm Hội nghị quốc tế – 35 Hùng Vương, Hà Nội … Để có thể hiểu rõ về trình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, chúng ta có thể xem một số chỉ tiêu qua những năm gần đây: Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 T/ hiện So với năm 98 (%) T/ hiện So với năm 99 (%) Giá trị sản lượng - Thi công xây dựng - Thi công cơ giới 40.000 15.000 25.000 40.700 15.300 25.400 101,75 102 101,6 60.000 40.000 20.000 147,4 261,4 78,7 Giá trị doanh thu 22.000 23.000 104,5 54.000 234,8 Lợi nhuận thực hiện 200 220 110 520 236,4 Nộp ngân sách 937 1090 116,3 2050 188 Thu nhập bình quân 500 570 114 750 131,6 Qua các số liệu trên ta thấy giá trị sản lượng của công ty tăng mạnh đặc biệt là trong năm 2000 và trong lĩnh vực thi công xây dựng. Giá trị doanh thu cũng tăng nhanh và do vậy lợi nhuận của công ty cũng tăng. Nhờ đó thu nhập của người lao động cũng tăng lên đáng kể. Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước tăng qua các năm. Năm 1998-1999 là một năm khó khăn đối với toàn ngành xây dựng nói chung và với Công ty xây dựng số 20 nói riêng, tuy vậy Ban Giám đốc cũng đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm việc làm, duy trì sự phát triển của Công ty. Một điều đáng chú ý là Công ty đã có sự thay đổi nhạy bén với tình hình phát triển hiện nay, tập trung hơn vào lĩnh vực thi công xây dựng. Do đó đến nay, tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty đã có những bước phát triển rõ rệt. Đời sống của cán bộ công nhân viên được cải thiện, việc làm được đảm bảo ổn định. Chính điều đó đã khuyến khích tinh thần làm việc có trách nhiệm của cán bộ công nhân viên trong công ty, tạo điều kiện nâng cao chất lượng công tác, tăng uy tín của công ty với các bạn hàng. Để đạt được sự phát triển đó phải kể đến sự cố gắng của tất cả các thành viên trong công ty, đặc biệt là sự cố gắng của Ban giám đốc và sự kết hợp chặt chẽ trong bộ máy quản lý của công ty. I.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Bộ máy quản lý của Công ty xây dựng số 20 được tổ chức theo mô hình trực tuyến, có thể khái quát theo sơ đồ sau: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty Phòng vật tư Phòng quản lý cơ giới Phòng Kinh tế kế hoạch Giám đốc Hội đồng kinh tế, kỹ thuật Tổ chức Đảng, Công đoàn Phó giám đốc xây dựng Phó giám đốc cơ giới Phòng tiếp thị-khai thác dự án Phòng Kỹ thuật thi công Phòng Tài chính kế toán Phòng Tổ chức hành chính Đội xây dựng Xí nghiệp xây dựng Đội cơ giới Đội sửa chữa Trong bộ máy quản lý của công ty, mỗi bộ phận đảm nhiệm các chức năng và nhiệm vụ khác nhau nhằm thực hiện tốt quá trình sản xuất kinh doanh của đơn vị. Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận được quy định chi tiết trong quy chế quản lý nội bộ của công ty, cụ thể như sau: * Ban giám đốc: Có trách nhiệm tạo hành lanh pháp lý thể hiện bằng các quy chế đồng bộ về các mặt công tác, chịu trách nhiệm chính trong công tác tìm kiếm việc làm. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị cơ sở thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trước công ty và trước pháp luật Nhà nước.Thực hiện chế độ giao ban định kỳ để kiểm tra và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc của các đơn vị. * Phòng Tiếp thị và khai thác dự án: Nghiên cứu tìm hiểu thị trường, tình hình đầu tư xây dựng cơ bản trong cả nước, trong vùng địa phương, trong các ngành ... Thực hiện việc liên lạc thường xuyên với các đầu mối công việc do Ban giám đốc đã khai thác. Tham mưu cho Ban giám đốc đánh giá đúng tình hình thực tế trong quá trình tiếp thị đấu thầu để công tác đấu thầu hoặc chỉ định thầu đạt hiệu quả. * Phòng Kinh tế kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất, giao kế hoạch cho các đội, xí nghiệp trực thuộc và đôn đốc việc thực hiện kế hoạch theo tuần, tháng, quý, năm. Công tác định mức, đơn giá phục vụ công tác đấu thầu công trình, ký kết hợp đồng kinh tế, giao khoán sản phẩm đảm bảo hợp lý tiết kiệm cho công ty. * Phòng Vật tư: Lập kế hoạch cung ứng vật tư theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Tìm kiếm nguồn hàng, mua bán vật tư, phụ tùng đảm bảo tốt rẻ, góp phần hạ giá thành. Xây dựng phương án quản lý, sử dụng và tiết kiệm vật tư đảm bảo hiệu quả. Kiểm tra chất lượng vật tư đưa vào công trình do các đơn vị cơ sở tự mua. * Phòng Quản lý cơ giới: Quản lý hồ sơ lý lịch, tình trạng kỹ thuật từng đầu xe, máy, thiết bị. Lập kế hoạch sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu máy móc thiết bị xây dựng và đầu tư mua sắm đổi mới thiết bị, đáp ứng nhu cầu của sản xuất. * Phòng Kỹ thuật thi công: Quản lý kỹ thuật các công trình: lập biện pháp thi công, theo dõi khối lượng thực hiện và chất lượng công trình. Lập biện pháp xử lý sự cố công trình và biện pháp đảm bảo an toàn lao động. Kiểm tra, ký xác nhận khối lượng theo giai đoạn, giúp công ty ứng vốn cho các đơn vị thi công kịp thời, chính xác. * Phòng tài chính kế toán: Lập và quản lý kế hoạch tài chính kế toán theo kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm của công ty. Phản ánh chính xác kịp thời kết quả sản xuất kinh doanh hàng quý để giúp Giám đốc nắm được tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, chỉ ra những mặt còn yếu kém trong công tác quản lý, tham mưu cho Giám đốc có biện pháp điều hành trong công tác quản lý, nâng cao hiệu quả kinh tế cho công ty. * Phòng Tổ chức hành chính: Công tác tổ chức, quản lý nhân sự, đào tạo, lao động tiền lương, nâng lương, nâng bậc, thi đua khen thưởng, giải quyết chế độ chính sách đối với người lao động. * Các XN, đội sản xuất Các đơn vị kinh tế trực thuộc (XN, đội) có trách nhiệm bảo toàn vốn được giao, hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, quý, năm do công ty giao, đặc biệt là kế hoạch về giá trị doanh thu. Mặc dù mỗi phòng ban trong công ty đảm nhận một lĩnh vực riêng nhưng trong quá trình làm việc giữa các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau. Điều đó được thể hiện trong phương thức hoạt động của công ty khi tham gia thi công các công trình xây dựng. I.1.3. Quy trình công nghệ Sau khi công ty ký kết được những hợp đồng với bên A, bên A sẽ mời cán bộ xuống thực địa khảo sát, phân tích địa chất, lập báo cáo địa chất và xây dựng mô hình kiến trúc. Sau đó chuyển hồ sơ đến cho cán bộ thiết kế để thiết kế công trình và lập dự toán thiết kế. Khi đã có bản thiết kế công trình theo yêu cầu của bên A, công ty chuyển bản thiết kế này đến phòng kỹ thuật. Các cán bộ phòng kỹ thuật sẽ tiến hành tách bóc bản vẽ, tính toán ra các yêu cầu về thời gian hoàn thành, vật liệu, nhân công. Sau khi xem xét lại, nếu có sự trùng hợp với bên A, các số liệu này sẽ được chuyển đến phòng kinh tế kế hoạch. Tại đây, các cán bộ của phòng sẽ thực hiện việc sắp đặt đơn giá các loại để lập ra bản dự toán về giá trị công trình, sau đó trình lên Giám đốc xem xét. Nếu được sự đồng ý của Giám đốc, công trình này sẽ được bàn giao cho các đội dựa vào năng lực của từng đội và tính chất của công trình. Trước khi các đội tiến hành thi công, công ty sẽ lập hợp đồng giao khoán cùng với sự tham gia của các phòng ban có liên quan. Hợp đồng này quy định trách nhiệm của các bên về vật tư, nhân công, tiến độ thi công, máy móc thiết bị ... Hàng tháng các đội phải báo cáo tình hình cho các phòng ban liên quan. Công ty sẽ tạm ứng vốn cho các đội thi công theo tiến độ thi công công trình, vì vậy các đội được phép chủ động trong việc mua vật tư, thuê lao động ... sao cho có lợi nhất. Ta có thể khái quát quy trình thi công một công trình xây dựng theo sơ đồ sau: Sơ đồ: Quy trình thi công Thi công Phần móng Phần thân Phần hoàn thiện - Chuẩn bị mặt bằng xây dựng - Tập kết nguyên vật liệu - Xử lý phần móng và thi công móng + Đào móng + Đóng cọc - Gia công cốt thép - Ghép cốt pha - Xây tường - Hệ thống điện nước phụ trợ, quét vôi, sơn - Tiến hành nghiệm thu, kiểm tra bằng thiết bị đo lường Như vậy có thể thấy, quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty luôn gắn với từng công trình, hạng mục công trình cụ thể. Chính đặc điểm này đã quyết định tới việc lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Do việc lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch thi công, kế hoạch vốn ... đều lập cho từng công trình, hạng mục công trình riêng rẽ, do đó để kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch và các định mức kinh tế - kỹ thuật đã đặt ra, Công ty nhất thiết phải tính được chi phí sản xuất và giá thành thực tế của từng công trình, hạng mục công trình. Vì thế Công ty đã lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là từng công trình, hạng mục công trình. I.2. Đặc điểm công tác kế toán của Công ty I.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán Công ty. Do những đặc thù của ngành xây dựng và quy chế quản lý nội bộ của Công ty nên bộ máy kế toán Công ty xây dựng 20 được tổ chức thành 3 cấp, bao gồm: Phòng kế toán Công ty, phòng kế toán xí nghiệp và bộ phận kế toán tại các đội. a. Phòng kế toán công ty. Phòng kế toán công ty có chức năng tham mưu cho Giám đốc công ty để tổ chức triển khai thực hiện toàn bộ công tác tài chính, thông tin kinh tế và hạch toán kinh tế theo điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, đồng thời kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế tài chính của công ty theo đúng pháp luật. Phòng kế toán công ty bao gồm 6 người: - Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng): chỉ đạo công tác của toàn phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty và các phòng liên quan về tất cả số liệu, báo cáo kế toán tài chính của công ty. Kiểm tra hoạt động của các nhân viên kế toán, kịp thời trấn chỉnh những sai sót nếu có. Tham mưu cho Giám đốc trong việc sử dụng có hiệu quả đồng vốn. Định kỳ kế toán trưởng chỉ đạo các bộ phận tiến hành kiểm kê vật tư trong kho, TSCĐ, vốn hiện có, tình hình công nợ, khối lượng thi công dở dang. - Kế toán tổng hợp (kiêm phó phòng): Chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc nhập số liệu từ các chứng từ vào máy tính. Theo dõi trên sổ tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng tài khoản. Hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí phát sinh và tính giá thành cho từng công trình. Thực hiện phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức lưu trữ tài liệu kế toán và lập các báo cáo tài chính kế toán. Đồng thời phụ trách việc thanh toán với bên A và vay vốn Ngân hàng. Ngoài ra còn thay mặt kế toán trưởng trong phạm vi cho phép. - Kế toán vật tư kiêm tài sản cố định: Theo dõi sự biến động, tình hình nhập, xuất, tồn của các loại vật tư. Đề ra các biện pháp tiết kiệm vật tư dùng vào thi công, khắc phục hạn chế các trường hợp hao hụt, mất mát. Đồng thời theo dõi tình hình biến động của tài sản cố định, tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định cho các đối tượng sử dụng theo tỷ lệ quy định. - Kế toán tiền lương: Kiểm tra việc tính lương của các đội và xí nghiệp trực thuộc theo đúng phương pháp và thời gian làm việc thực tế. Theo dõi việc trả lương cho người lao động tại các đơn vị cơ sở. Tính và trả lương cho bộ phận lao động gián tiếp tại công ty. Đồng thời theo dõi các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ Nhà nước, cũng như việc thanh toán các khoản trợ cấp, bảo hiểm xã hội cho người lao động. - Kế toán thanh toán: Theo dõi việc tạm ứng và hoàn ứng của các đội, xí nghiệp trực thuộc. Theo dõi việc thanh toán các khoản công nợ cũng như theo dõi việc sử dụng các nguồn vốn lưu nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Rà soát các dự trù chi tiêu đảm bảo đúng mục đích, đúng yêu cầu. - Kế toán ngân hàng kiêm thủ quỹ: Phụ trách việc thanh toán và giao dịch với ngân hàng. Đồng thời theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn quỹ của Công ty. b. Phòng kế toán xí nghiệp Phòng kế toán xí nghiệp do Giám đốc xí ghiệp trực tiếp chỉ đạo đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của phòng tài chính kế toán công ty, có nhiệm vụ hạch toán kế toán phần chi phí được giao khoán cho từng công trình và của toàn xí nghiệp. Phòng kế toán xí nghiệp bao gồm 3 người: - Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng): chịu trách nhiệm xử lý toàn bộ chứng từ liên quan đến các mặt hoạt động của xí nghiệp như: thanh toán với các đội, tính lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên, theo dõi tài sản cố định ... Tổ chức lưu giữ sổ sách chứng từ, đồng thời kiểm tra, kiểm soát mọi hoạt động kinh tế của xí nghiệp theo đúng pháp luật và quy định của công ty. - Kế toán máy kiêm kế toán tiền mặt: chịu trách nhiệm nhập số liệu từ chứng từ vào máy tính, đồng thời theo dõi việc thu, chi tiền mặt và vay vốn với Công ty. - Thủ quỹ: theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn quỹ của xí nghiệp. c. Bộ phận kế toán tại các đội Các đội trực thuộc công ty hoặc trực thuộc xí nghiệp có nhiệm vụ hạch toán báo sổ phụ thuộc về cho công ty hoặc xí nghiệp phần chi phí được giao khoán của đội. Kế toán đội phải theo dõi tình hình nhận tạm ứng và chi tiêu tạm ứng theo đúng mục đích, tính lương và các khoản trích theo lương cho người lao động, tổ chức tập hợp chứng từ chi phí phát sinh để hoàn ứng với công ty và xí nghiệp, đồng thời theo dõi các khoản chi phí phát sinh đảm bảo khớp với phần chi phí được giao khoán. Nếu không có kế toán, đội trưởng trực tiếp thực hiện phần việc này. I.2.2. Tổ chức hệ thống sổ kế toán của Công ty Hiện nay Công ty đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký chung. Mô hình ghi sổ áp dụng cho phần hành hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau: Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung Sổ thẻ kế toán chi tiết TK 621, 622, 623, 627 Sổ cái TK 621, 622, 623, 627 Bảng tổng hợp chi tiết chi phí công trình Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sơ đồ ghi sổ theo hình thức Nhật ký chung Ghi hàng ngày Ghi cuối kỳ Quan hệ đối chiếu Tóm lại ta có thể thấy, Công ty xây dựng số 20 - LICOGI là một doanh nghiệp chuyên ngành xây dựng, bởi vậy nó mang đầy đủ những nét đặc thù của một doanh nghiệp xây lắp. Bên cạnh đó Công ty cũng có những đặc điểm riêng biệt, do những quy định về tổ chức bộ máy quản lý, về quy trình công nghệ, về quy chế hoạt động nội bộ ... tạo nên. Tất cả những đặc điểm này đã có ảnh hưởng trực tiếp tới công tác kế toán nói chung và công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng. Sau đây, em xin được trình bày cụ thể về thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty xây dựng số 20 - LICOGI. II. Hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty xây dựng số 20 - LICOGI II.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất Do tính chất sản xuất phức tạp, quy trình công nghệ liên tục, loại hình sản xuất đơn chiếc, sản xuất theo đơn đặt hàng nên Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là từng công trình, hạng mục công trình. Theo đó Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí cho từng đối tượng, những chi phí không thể tập hợp trực tiếp được thì tập hợp chung cho các đối tượng, rồi tiến hành phân bổ cho từng đối tượng. Đồng thời do áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp xây lắp ban hành theo quyết định số 1864 - 1998/QĐ- CĐKT /BTC, nên Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Theo đó các tài khoản được sử dụng để hạch toán chi phí sản xuất bao gồm: TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 622- chi phí nhân công trực tiếp, TK 623- chi phí sử dụng máy thi công, TK 627- chi phí sản xuất chung, TK 154- chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Một công trình từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành bàn giao đều được mở riêng từng tờ kê chi tiết chi phí để tập hợp chi phí sản xuất phát sinh cho công trình, hạng mục công trình đó. Các tờ kê chi tiết theo dõi các công trình, hạng mục công trình về các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung. Hàng năm, Công ty xây dựng số 20 - LICOGI thực hiện thi công rất nhiều công trình. Trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34270.doc
Tài liệu liên quan