MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP XÂY LẮP. 2
1. Những vấn đề chung về ngành xây dựng cơ bản, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 2
1.1. Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản ảnh hưởng đến công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 2
1.2. Đặc điểm của chi phí sản xuất trong kinh doanh xây lắp. 3
1.3. Giá thành sản phẩm và phân loại sản phẩm xây lắp. 5
2. Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 7
2.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 7
2.2. Hạch toán chi phí sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp. 9
2.2.1. Hạch toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp ( NVLTT ). 9
2.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ( NCTT ). 10
2.2.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công ( SDMTC ). 11
2.2.4. Hạch toán chi phí sản xuất chung ( SXC ). 14
2.2.5. Hạch toán thiệt hại trong doanh nghiệp xây lắp. 16
3. Hạch toán theo phương thức khoán gọn trong doanh nghiệp xây lắp. 16
3.1. Trường hợp đơn vị nhận khoán không tổ chức bộ máy kế toán riêng. 17
3.2. Trường hợp đơn vị nhận khoán tổ chức hạch toán riêng. 18
4. Tổng hợp CPSX, kiểm kê, đánh giá sản phẩm xây lắp dở dang. 19
4.1. Tổng hợp chi phí sản xuất. 19
4.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang . 20
5.Tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp. 21
5.1. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp 21
5.2. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp. 21
6. Các hình thức ghi sổ kế toán áp dụng trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 24
6.1. Hình thức Nhật ký - Sổ cái. 24
6.2. Hình thức Nhật ký chung 25
6.3. Hình thức Chứng từ ghi sổ. 25
6.4. Hình thức Nhật ký chứng từ. 26
PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THANH HOÁ 27
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THANH HOÁ 27
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá 27
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá 28
3. Tổ chức bộ máy quản lý và các chính sách quản lý tài chính kinh tế được áp dụng tại công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá 28
4. Tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần công trình Giao thông Thanh Hoá 31
4.1. Tổ chức bộ máy kế toán. 31
4.2. Vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá 34
II. THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CỒNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THANH HOÁ 36
1.Đặc điểm về hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần công trình giao thông thanh hóa 36
1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp. 37
1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và thi công công trình. 37
1.3. Đặc điểm các khoản mục chi phí sản xuất. 40
1.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( CP NVLTT ) 40
1.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp. ( CP NCTT ) 41
1.3.3. Chi phí sử dụng máy thi công. 42
1.3.4. Chi phí sản xuất chung. 43
2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 44
4. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 49
5. Hạch toán chi phí máy thi công. 52
6. Hạch toán chi phí sản xuất chung 56
7. Tổng hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm dở dang. 61
7.1. Tổng hợp chi phí 61
7.2. Đánh giá sản phẩm dở dang 65
8. Tính giá thành sản phẩm xây lắp. 66
8.1 Tính giá thành sản xuất 66
8.2. Tính giá thành toàn bộ 67
PHẦN III: PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THANH HOÁ 70
I. Những kết quả đã đạt được trong công tác tổ chức hoạt động kinh doanh nói chung và công tác kế toán nói riêng ở Công ty. 70
II. Nhận xét, đánh giá mặt tồn tại và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá. 72
1. Trong công tác quản lý 73
2. Trong công tác kế toán. 73
3. Ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện chế độ kế toán, chế độ quản lý kinh tế - Tài chính. 83
KẾT LUẬN 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 86
91 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1617 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phàn công trình giao thông Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oán tiếp theo.
Sơ đồ hạch toán theo hình thức kế toán “ Chứng từ chi sổ “
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp sổ chi tiết
Sổ kế toán chi tiết
Bảng kê phát sinh bên Có tài khoản
II. THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CỒNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG THANH HOÁ
1.Đặc điểm về hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần công trình giao thông thanh hóa
Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hóa hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, tạo ra các sản phẩm là các công trình, hạng mục công trình xây dựng, vật kiến trúc…có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm lâu dài… Do đặc điểm này đòi hỏi việc tổ chức quản lý, tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp đóng vai trò quan trọng nhằm hướng tới mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của công ty. Công việc quan trọng đầu tiên là lập dự toán cho công trình và hạng mục công trình theo khoản mục chi phí, trước hết là để lập hồ sơ dự thầu, ký kết hợp đồng xây dựng. Trong quá trình tiến hành thi công công trình, giá thành dự toán được sử dụng để phân tích tiến độ thi công, so sánh với thực tế trong quá trình sản xuất nhằm hạn chế rủi ro và phân tích hiệu quả kinh doanh.
1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp.
Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công trình, hạng mục công trình. Do đặc điểm sản phẩm của nghành xây dựng cơ bản mang tính đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá cũng trùng với đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, tức là đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là công trình, hạng mục công trình hay là khối lượng công việc hoàn thành bàn giao.
Kỳ tính giá thành
Đáp ứng yêu cầu quản lý, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, hiện tại, Công ty xác định kỳ tính giá thành là quý và thời gian công trình hoàn thành.
1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và thi công công trình.
* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình. Các chi phí trực tiếp liên quan đến đối tượng nào thì sẽ được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Còn với chi phí không thể tập hợp trực tiếp cho đối tượng liên quan thì Công ty sẽ tiến hành phân bổ theo tiêu thức thích hợp.
* Công ty áp dụng hình thức khoán gọn các công trình, hạng mục công trình cho các xí nghiệp trực thuộc công ty đáp ứng cho đặc điểm địa bàn kinh doanh rộng và để phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong thi công và linh hoạt trong việc xử lý các tình huống phát sinh. Theo hình thức này trước khi tổ chức thi công, Công ty lập hợp đồng giao khoán với các xí nghiệp trực thuộc trong đó ghi rõ giá trị giao khoán cho các xí nghiệp ( giá trị giao khoán khoảng 80% đến 90 % giá trị thầu ), nội dung công việc, thời hạn thi công cũng như trách nhiệm, quyền lợi của mỗi bên. Hợp đồng giao khoán là cơ sở pháp lý để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, đồng thời là căn cứ để Công ty cho xí nghiệp vay vốn hay thanh quyết toán nội bộ khi công trình hoàn thành.
Trong quá trình thi công, tương ứng với đối tượng tập hợp chi phí đã xác định, kế toán tại các xí nghiệp hạch toán chi phí sản xuất trên các TK 621, 622, 627 chi tiết cho từng công trình. Khi phát sinh nghiệp vụ, kế toán kiểm tra chứng từ và ghi sổ chi tiết các tài khoản. Cuối quý lập các bảng phân bổ chi phí sản xuất cho từng công trình. Đồng thời, căn cứ vào kết quả kiểm kê khối lượng dở dang, kế toán tính và ghi nhận giá trị dở dang cuối quý và chuyển sang kỳ sau theo dõi tiếp.
Định kỳ vào cuối quý, kế toán tại các xí nghiệp chuyển báo cáo hoạt động của xí nghiệp cũng như toàn bộ chứng từ gốc, sổ chi tiết chi phí sản xuất, bảng tính giá thành và các tài liệu khác lên phòng kế toán công ty. Dựa vào các tài liệu đó, sau khi kiểm tra đối chiếu, kế toán công ty tiến hành vào chứng từ ghi sổ, vào sổ cái. Cuối quý, cộng sổ, lên bảng cân đối số phát sinh sau đó khoá sổ và lên báo cáo tài chính.
Tại phòng kế toán Công ty việc hạch toán được thực hiện thông qua TK 136, cuối quý, từ tài khoản này chi phí được tập hợp và phân bổ vào các khoản mục chi phí. Kế toán Công ty chỉ thực hiện tổng hợp và tính giá thành sản phẩm cuối cùng của toàn bộ các công trình.
Khi Công ty cấp vốn kinh doanh dưới dưới dạng cho vay, kế toán công ty ghi:
Nợ TK 136 :
TK 111, 112 : số tiền vay
Do đặc trưng như vậy nên tại kế toán công ty hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như sau :
Hạch toán chi phí công trình khoán gọn tại Công ty
TK 136
TK 621
TK 154
TK 622
TK 627
TK 334
Cho vay theo hợp đồng khoán
TK 111,112
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tiền lương nhân công TT
Chi phí nhân công TT
Chi phí máy thi công
Chi phí sản xuất chung
Kết chuyển cuối kỳ
Kết chuyển cuối kỳ
Kết chuyển cuối kỳ
Kết chuyển cuối kỳ
Đối với kế toán tại các xí nghiệp, việc hạch toán thông qua tài khoản 336 để theo dõi tình hình nhận vốn và bàn giao khối lượng công việc hoàn thành với Công ty.
Sơ đồ hạch toán tại xí nghiệp trong hình thức khoán gọn.
TK 621
TK 622
TK 627
TK 1541
TK 336
TK 111,112
K/C CPSXC
K/C CPSDMTC
K/C CPNCTT
K/C CPNVLTT
Nhân tạm
TK 512
Thanh toán với Công ty
TK 133
VAT
TK 632
K/C giá vốn công trình hoàn thành
ứng khoán nội bộ
TK 627
1.3. Đặc điểm các khoản mục chi phí sản xuất.
1.3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ( CP NVLTT )
Đối với ngành xây dựng nói chung và công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá nói riêng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là khoản mục chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất ( 65 - 70% ) trên tổng giá thành sản phẩm xây lắp. Vì vậy, việc quản lý tốt khoản mục chi phí này là yếu tố cơ bản để công ty làm hạ giá thành, đạt mục tiêu về tối đa hóa lợi nhuận.
Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc, thực hiện thi công tại nhiều địa điểm khác nhau. Mặt khác, công ty áp dụng phương pháp khoán gọn công trình, hạng mục công trình cho các xí nghiệp, nên toàn bộ vật tư dùng cho xây lắp đều được mua và nhập kho tại nơi thi công. Vì vậy giảm bớt được chi phí vận chuyển từ kho Công ty đến các công trình, đồng thời nâng cao tính chủ động trong việc điều hành quản lý sản xuất, đảm bảo thi công đúng tiến độ. Do đó chi phí vận chuyển lưu kho chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chi phí NVLTT được tính bằng giá thực tế khi mua hàng ( không bao gồm thuế giá trị gia tăng ( GTGT )). Để đảm bảo sử dụng vật tư theo định mức, tiết kiệm, đảm bảo cho vật tư được cung cấp đầy đủ, kịp thời, hàng tháng XN có kế hoạch thu mua dựa trên dự toán khối lượng xây lắp và định mức tiêu hao vật tư. Trường hợp vật tư đặc biệt thì bên chủ đầu tư sx đảm nhiệm cung cấp cho bên thi công để đảm bảo chất lượng thi công công trình.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho thi công bao gồm:
NVL chính bao gồm : xi măng, cát, thép, nhựa đường…
NVL phụ : đinh ốc, phụ gia bê tông, cốp pha, ván khuôn, giàn giáo…
Nguyên vật liệu được xuất theo dự toán lập cho từng công trình, do đó được tính trực tiếp vào chi phí của công trình sử dụng.
1.3.2. Chi phí nhân công trực tiếp. ( CP NCTT )
Tại công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hóa, CP NCTT bao gồm chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp phải trả cho công nhân trực tiếp tham gia xây lắp ( kể cả lao động thuê ngoài ) và các khoản trích theo lương. CP NCTT của Công ty chiếm tỷ lệ từ 9% đến 10% tổng giá thành công trình. Quản lý chặt chẽ lao động và tiền lương là việc làm cần thiết không chỉ để tiết kiệm chi phí, hạ giá thành công trình mà còn đảm bảo không thất thoát tiền vốn của Công ty cũng như tạo ra động lực và bảo vệ lợi ích người lao động trong Công ty và thuê ngoài. Do đặc điểm của ngành là mang tính thời vụ và địa điểm thi công không cố định nên lao động trực tiếp của Công ty chủ yếu là lao đông thuê ngoài ( bộ phận lao động trực tiếp có trong danh sách lao động của công ty chiếm tỷ lệ nhỏ ) còn lại là bộ phận kỹ thuật và quản lý tại Công ty.
Áp dụng hình thức khoán gọn cho các xí nghiệp trực thuộc nên hiện tại việc tính trả lương cho lao động trực tiếp được thực hiện tại các xí nghiệp. Trong kỳ, giám đốc xí nghiệp có trách nhiệm quản lý nhân sự thuộc xí nghiệp mình và hàng tháng tính ra số lương phải trả. Giám đốc xí nghiệp căn cứ vào tiến độ thi công làm thủ tục vay tiền của Công ty và sử dụng số tiền để chi trả lương và các khoản khác liên quan đến thi công công trình.
Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương : trả lương theo sản phẩm và trả lương theo thời gian.
+ Hình thức trả lương theo sản phẩm cho đội ngũ công nhân trực tiếp tham gia thi công và đối với những công việc có thể định mức được hao phí nhân công. Trong các hợp đồng làm khoán ghi rõ đơn giá khoán, khối lượng công việc được giao và yêu cầu kỹ thuật. Theo hình thức này, bảng chấm công, các hợp đồng làm khoán, bảng nghiệm thu khối lượng hoàn thành và bảng thanh lý hợp đồng là chứng từ ban đầu để tính lương và trả lương theo sản phẩm. ông thức tính như sau :
Tiền lương theo sản phẩm
Đơn giá khoán
Khối lượng thi công thực tế
x
=
Trong đó: Đơn giá khoán được xác định dựa theo trình độ tay nghề của công nhân và theo giá thị trường .
Ví dụ theo cách xác định của Công ty thì đơn giá tiền công cho một thợ chính giao động từ 30 đến 35 nghìn đồng, thợ phụ từ 23 đến 27 nghìn một ngày công.
+ Hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho cán bộ công nhân viên ( CBCNV ) ở các bộ phận phòng ban của Công ty, công nhân điều khiển máy thi công và nhân viên quản lý đội. Việc tính lương cho CBCNV dựa vào bảng chấm công, mức lương cơ bản và các khoản khác. Công ty còn căn cứ vào kết quả hoạt động của các đội xây dựng công trình trực thuộc Công ty. Công thức tính lương tính theo thời gian như sau :
Tiền lương tính theo thời gian
Lưong tối thiểu x Hệ số lương
x
=
Số công thực tế đi làm
26
1.3.3. Chi phí sử dụng máy thi công.
Trong ngành xây dựng cơ bản, máy móc thiết bị là yếu tố rất quan trọng góp phần làm tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao chất lượng công trình, đặc biệt là những công trình có yêu cầu kỹ thuật phức tạp. Do vậy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất xây dựng là chiến lược phát triển của các doanh nghiệp. Hiện tại tỷ lệ chi phí máy thi công trong Công ty chiếm khoảng 18 đến 20% tổng chi phí sản xuất.
Chi phí sử dụng máy thi công là loại chi phí riêng có trong các doanh nghiệp xây lắp. Hiện nay, công ty Cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá xây lắp các công trình theo phương thức hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy. Tuy nhiên trên thực tế ở Công ty số lượng máy móc thi công rất ít và cũ với hệ số hao mòn khá cao. Máy thi công của công ty chủ yếu là những máy có giá trị cao như máy ủi, máy xúc, máy cẩu... và được giao cho ban cơ giới thuộc phòng thị trường quản lý, sử dụng. Nhiệm vụ của ban cơ giới là bảo quản, theo dõi việc sử dụng máy phục vụ cho tiến độ thi công toàn công ty. Các xí nghiệp trực thuộc công ty có nhu cầu sử dụng máy thi công phải ký hợp đồng thuê máy với ban cơ giới và phải thanh toán với Công ty về dịch vụ sử dụng máy mà ban cơ giới đã cung cấp. Các khoản này sẽ được thanh toán thông qua TK 336 - "Phải trả nội bộ" và TK 136 - "phải thu nội bộ". Đối với những công trình thi công đòi hỏi phải có xe máy thi công mà Công ty không thể tổ chức được bộ phận xe máy của mình thì các đội, xí nghiệp tự tiến hành thuê ngoài. Trong hợp đồng thuê ghi rõ khối lượng công việc phải làm, thời gian hoàn thành và số tiền thanh toán.
Trên thực tế, các đội xí nghiệp thi công chủ yếu dựa vào thủ công với sự hỗ trợ của một số máy có giá trị nhỏ chuyên dùng như máy trộn, máy đầm, máy đóng cọc.... Đối với những loại máy này các xí nghiệp tự mua để sử dụng và coi như đó là công cụ dụng cụ. Vì thế hàng tháng tiến hành phân bổ vào chi phí sản xuất. Các xí nghiệp chỉ sử dụng máy thi công trong trường hợp công việc đòi hỏi phải có máy. Ví dụ như san mặt bằng, xúc đất, thi công.
1.3.4. Chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là những chi phí sản xuất gián tiếp phát sinh gắn liền với hoạt động sản xuất. Các khoản chi phí sản xuất chung phát sinh thường xuyên và thường có giá trị nhỏ. Tuy nhiên khoản mục này đóng vai trò không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và là một bộ phận chi phí hợp thành giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc theo dõi và phản ánh các chi phí phát sinh cần phải chính xác, hợp lý, có căn cứ rõ ràng.
Khoản mục chi phí này bao gồm các yếu tố sau:
Chi phí nhân viên quản lý: lương và các khoản trích theo lương, tiền ăn ca, phụ cấp lương của nhân viên quản lý đội xí nghiệp ( gồm đội trưởng, giám đốc xí nghiệp, kế toán, cán bộ kỹ thuật,.. )
Chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ phục vụ cho quản lý đội như nhiên liệu chạy máy, giấy mực in, bảo hộ lao động…
Chi phí lãi vay : Chi phí lãi suất vốn vay phục vụ thi công được vốn hoá vào giá thành công trình hoàn thành.
Chi phí mua ngoài khác : các khoản chi phí lặt vặt phát sinh trong quá trình thi công tại các xí nghiệp.
Trong năm hoạt động, công ty tiến hành thi công nhiều công trình có quy mô và đặc tính kỹ thuật khác nhau song quy trính sản xuất, phưong pháp hạch toán và tính giá thành được áp dụng nhất quán giống nhau cho tất cả các công trình. Đặc điểm đó giúp phòng kế toán công ty thuận tiện trong việc kiểm tra lại công việc kế toán tại các xí nghiệp. Do đó để tìm hiểu rõ hơn về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hóa, trong chuyên đề em xin được lấy số liệu của công trình : 5Km Đường Luận Thành đi ngã ba Bù Đồn, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa, bao gồm 3 hạng mục: xây cống, đắp đất nền đường, rải nhựa đường do xí nghiệp xây lắp số 5 thi công. Trước khi thi công, Công ty ký hợp đồng với xí nghiệp 5 ghi rõ giá khoán là 85% giá trị công trình, thời gian bắt đầu thi công là ngày 21 tháng 11 năm 2007, thời gian hoàn thành là tháng 2 năm 2008… Căn cứ vào hợp đồng Công ty sẽ cấp vốn vay cho xí nghiệp thi công và theo dõi bằng TK 136 chi tiết theo công trình.
2. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
* Tài khoản sử dụng : TK 621- chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tài khoản này được mở chi tiết cho từng công trình, hạng mục công trình.
VD : TK 621 – ĐL: là CP NVLTT cho thi công công trình nâng cấp tuyến đường Đông Lĩnh, Đông Sơn, Thanh Hóa.
* Chứng từ sử dụng :
- Hóa đơn mua vật tư ( hóa đơn giá trị gia tăng ).
- Phiếu xuất kho.
- Bảng tổng hợp phiếu xuất kho.
- Biên bản nghiệm thu vật tư nhập kho.
- Giấy đề nghi tạm ứng.
* Tính giá NVL
Giá nhập : được tính theo công thức:
Giá nhập thực tế
Giá mua trên hóa đơn
( chưa có thuế )
Chi phí thu mua NVL
Các khoản giảm trừ
=
+
-
Trong đó :- chi phí thu mua NVL bao gồm : chi phí bốc dỡ, chi phí vận chuyển, chi phí lưu kho, lưu bãi…
- các khoản giảm trừ : là các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng mua …
Giá xuất : Công ty áp dụng phương pháp giá thực tế đích danh.
Căn cứ vào hóa đơn bán hàng do người bán cung cấp và khối lượng thực nhập, thủ kho lập phiếu nhập kho. Giá vật tư ghi trên phiếu nhập kho là giá chưa có thuế GTGT theo hóa đơn mua hàng.
Khi có nhu cầu sử dụng vật tư cho thi công công trình, kế toán tại các xí nghiệp lập Phiếu xuất kho ( ghi theo số lượng yêu cầu ), thủ kho xuất hàng ( ghi rõ số lượng hàng xuất thực tế ). Phiếu xuất kho phải có đủ chữ ký của người nhận vật tư, thủ kho, kế toán lập phiếu, giám đốc xí nghiệp. Phiếu xuất kho được lập thành 3 liên, liên 1 lưu ở cuống phiếu, liên 2 thủ kho giữ để ghi sổ kho và chuyển cho kế toán, liên 3 giao cho người nhận hàng.
Phiếu xuất kho có mẫu như sau :
Bảng số 1:
CÔNG TY CPCT GT THANH HOÁ
XN XÂY LẮP 5
PHIẾU XUẤT KHO
số 22
Ngày 10 tháng 12 năm 2007
Nợ TK 621
Có TK 152
Họ tên người nhận hàng: Trần mạnh Hùng Địa chỉ:
Lý do xuất : Thi công đắp cống công trình đường Luận Thành
Xuất tại kho : Xí nghiệp XL5
STT
Tên, nhãn hiệu qui cách vật tư
Mã số
Đơn vị tính
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Yêu cầu
Thực xuất
1
Cát xây
M3
150
150
44. 000
6.600.000
2
Xi măng
Kg
5.000
5.000
730
3.650.000
3
Thép phi 6
Kg
1.000
1.000
8.000
8.000.000
4
Thép phi 18
Thanh
50
50
170.000
8.500.000
5
Đá Răm
M3
150
150
40.000
6.000.000
6
Cộng
32.750.000
Tổng số tiền viết bằng chữ là: Ba mươi hai triệu, bảy trăm năm mươi ngàn đồng chẵn.
Ngày 08 tháng 12 năm 2008
Phụ trách bộ phận sử dụng Phụ trách cung tiêu Người nhận Thủ kho
( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên ) ( Ký, họ tên )
Định kỳ một tuần kế toán nhận lại chứng từ xuất kho để theo dõi tình hình xuất vật tư trong kỳ. Căn cứ vào nội dung ghi trên phiếu xuất, kế toán xí nghiệp theo dõi tình hình xuất vật tư trên bảng tổng hợp xuất vật tư sử dụng cho công trình. Bảng tổng hợp xuất vật tư cho công trình đường Luận Thành như sau:
Bảng số 2: Bảng tổng hợp phiếu xuất vật tư
Bảng tổng hợp phiếu xuất vật tư
Công trình: Đường Luận Thành
Tháng 12 năm 2007
Số chứng từ
Chứng từ
Ngày tháng
Diễn giải
TK đối ứng
Số tiền (đồng)
TK Nợ
TK Có
22
10/12
Vật liệu xây cống (xi măng, thép..)
621
152
32.750.000
24
12/12
Đá hộc
621
152
17.000.000
29
17/12
Chi phí san mặt bằng(đất, đá, vận,chuyển)
621
152
81.000.000
45
25/12
Thép các loại ( phi 12, phi 16 )
621
152
405.000.000
Cộng
535.750.000
Từ số liệu trên bảng tổng hợp vật tư, kế toán vào sổ chi tiết tài khoản 621. Số liệu trên sổ chi tiết TK 621 là cơ sở để kế toán lập bảng tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành công trình cuối mỗi quý (cột chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) và để đối chiếu với sổ kế toán tổng hợp.
Bảng số 3: Sổ chi tiết tài khoản 621
SỔ CHI TIẾT TK 621
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Công trình: Thi công đường Luận Thành
Tháng 12 Năm 2007
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
22
10/12
Xuất vật liệu xây cống
152
32.750.000
24
12/12
Xuất đá hộc
152
17.000.000
29
17/12
Chi phí san mặt bằng
152
81.000.000
45
25/12
Xuất thép các loại
152
405.000.000
31/12
Kết chuyển chi phí
154
535.750.000
Tông cộng phát sinh
535.750.000
535.750.000
Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán ghi sổ tổng hợp, vào chứng từ ghi sổ như sau :
Bảng số 4: Chứng từ ghi sổ
CHỨNG TỪ GHI SỔ số 86
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Công trình: Đường Luận Thành
STT
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
1
22
10/12
Xuất vật liệu xây cống
621
152
32.750.000
2
24
12/12
Xuất đá hộc
621
152
17.000.000
3
29
17/12
Chi phí san mặt bằng
621
152
81.000.000
4
45
25/12
Xuất thép các loại
621
152
405.000.000
Cộng
535.750.000
Từ đó kế toán vào bảng kê phát sinh bên Có TK 152. Cuối quý, từ số liệu tổng cộng cột ghi nợ TK 621 trên bảng kê và chứng từ ghi sổ, kế toán vào sổ cái TK 621 cuối quý như sau :
Bảng số 5 : SỔ CÁI
QUÝ IV
Tên TK : Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Số hiệu : 621
Ngày, tháng ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
SH TKĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
31/12
86
31/12
Chi phí NVLTT cho CT đường Luận Thành
152
535.750.000
31/12
92
31/12
Chi phí NVLTT cho CT sân vận động
152
297.261.000
31/12
110
31/12
Chi phí NVLTT cho CT Trường Đông Sơn I
152
303.361.000
31/12
116
31/12
K/C Chi phí NVLTT
154
1.136.372.000
Cộng
1.136.372.000
1.136.372.000
Cuối quý, kế toán xí nghiệp kết chuyển số phát sinh CPNVLTT sang TK 154 và khoá sổ kế toán. Đồng thời căn cứ vào số tổng cộng phát sinh Nợ và Có trên sổ cái TK 621 lập bảng cân đối tài khoản và chuyển toàn bộ chứng từ sổ sách lên phòng kế toán công ty.
4. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
*Tài khoản sử dụng : TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp, bao gồm tiền lương, phụ cấp phải trả lao động trong danh sách và tiền lương phải trả lao động thuê ngoài.
* Chứng từ sử dụng :
- Hợp đồng lao động .
- Bảng chấm công.
- Biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành.
- Biên bản thanh lý hợp đồng.
- Bảng thanh toán tiền lương.
* Cách thức hạch toán.
Khi tiến hành thi công các hạng mục công trình, tuỳ theo tiến độ thi công các xí nghiệp sẽ phân chia công việc cho các tổ thi công thông qua hợp đồng giao khoán đối với tổ trưởng thi công. Trên hợp đồng phải ghi rõ trách nhiệm mỗi bên, khối lượng công việc cần hoàn thành, giá khoán và thời gian hoàn thành…yêu cầu phải có đầy đủ chữ ký của giám đốc xí nghiệp, kế toán, tổ trưởng thi công và phụ trách kỹ thuật. Khi thi công xong khối lượng công việc trong hợp đồng, cán bộ kỹ thuật sẽ tiến hành nghiệm thi khối lượng công việc hoàn thành và lập biên bản nghiêm thu ghi rõ chất lượng công việc và đồng ý cho thanh toán. Khi tiến hành xong các thủ tục trên, hai bên tiến hành lập biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán.
Tại các tổ thi công, hàng ngày tổ trưởng thi công sẽ có nhiệm vụ theo dõi tình hình lao động thực tế trong tổ và tiến hành chấm công cho từng người dựa trên khối lượng công việc làm trong ngày. Bảng chấm công tổ lao động thi công đường Luận Thành do anh Nguyễn Văn Bưởi làm tổ trưởng :
Bảng số 6: Bảng chấm công
BẢNG CHẤM CÔNG
Công trình: Đường Luận Thành
Tổ lao động: Nguyễn Văn Bưởi
Tháng 12 năm 2007
TT
Họ tên
Ngày trong tháng
Tổng cộng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
...
30
31
1
Nguyễn Văn Bưởi
X
X
X
X
X
X
ü
X
X
X
ü
X
22
2
Nguyễn Tồn
X
X
ü
X
X
X
X
X
X
ü
X
X
21
3
Nguyễn Văn Huy
X
X
X
X
ü
X
X
ü
X
X
ü
X
19
........
..
..
..
..
..
..
..
..
..
..
...
Cuối tháng, dựa vào các chứng từ gốc như hợp đồng khoán, bảng nghiệm thu khối lượng hoàn thành, bảng chấm công, phiếu báo nghỉ… kế toán tại các xí nghiệp lập Bảng thanh toán lương theo mẫu sau :
Bảng số 7 : Bảng thanh toán lương
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Số: 01
Tháng 12/2007
Tên công trình: Đường Luận Thành
Tổ lao động: Nguyễn Văn Bưởi
STT
Họ và tên
Số công
Đơn giá (đồng)
Tiền lương
Phụ cấp trách nhiệm
Thực lĩnh
1
Nguyễn Văn Bưởi
22
35 000
770.000
29.000
799.000
2
Nguyễn Tồn
21
30 000
630.000
X
630.000
3
Nguyễn Văn Huy
19
27 000
513.000
X
513.000
...
.....
....
....
.....
.....
.....
Tổng cộng
470
16.000.000
1.200.000
17.200.000
Từ Bảng thanh toán lương cuối tháng kế toán vào sổ chi tiết TK 622 mở cho từng công trình theo mẫu sau :
Bảng số 8: Sổ chi tết TK 622
SỔ CHI TIẾT TK 622
Chi phí nhân công trực tiếp
Công trình: Đường Luận Thành
Tháng 12 Năm 2007
Chứng từ
Diễn giải
TK ĐƯ
Số phát sinh
SH
NT
Nợ
Có
TTL01
31/12
Thanh toán lương (Ô. Bưởi)
334
17.200.000
TTL02
31/12
Thanh toán lương (Ô. S ơn)
334
26.000.000
TTL03
31/12
Thanh toán lương (Ô. Can )
334
21.000.000
.............................
..........
.......
KC
31/12
Kết chuyển CP VL TT
154
96.000.000
Cộng
96.000.000
96.000.000
Số liệu trên sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp được sử dụng để lập bảng tập hợp chi phí và tính giá thành cuối mỗi quý ( cột chi phí nhân công trực tiếp).
Khi hạch toán tổng hợp, kế toán lấy số liệu tổng cộng trên bảng thanh toán lương là căn cứ để kế toán ghi chứng từ ghi sổ, như sau :
Bảng số 9:
CHỨNG TỪ GHI SỔ số 04
Ngày 31 tháng 12 năm 2007
Công trình: Đường Luận Thành
STT
Chứng từ
Diễn giải
Số hiệu TK ĐƯ
Số tiền
SH
NT
Nợ
Có
1
01
31/12
Thanh toán tiền lương ( ô.Bưởi)
622
334
17.200.000
2
02
31/12
Thanh toán lương (Ô. S ơn)
622
334
26.000.000
3
03
31/12
Thanh toán lương (Ô. Can )
622
334
21.000.000
……
…..
…….
………………………….
……
…..
…………
Cộng
96.000.000
Từ số liệu trên chứng từ ghi sổ, kế toán vào bảng kê phát sinh bên Có TK 334. Cuối quý, căn cứ vào chứng từ ghi sổ và cột cộng Nợ TK 622 trên bảng kê Có TK 334 kế toán ghi vào sổ cái TK 622. Hàng tháng, số liệu trên sổ chi tiết TK 622 được đối chiếu với số tổng cộng trên bảng kê phát sinh bên có TK 334 và sổ cái TK 622 để đảm bảo tính chính xác của việc ghi chép, cộng sổ, chuyển sổ.
Bảng số 10: SỔ CÁI
QUÝ IV
Tên TK : Chi phí nhân công trực tiếp
Số hiệu : 622
Ngày, tháng ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Diễn giải
SH TK ĐƯ
số tiền
SH
NT
Nợ
Có
31/12
04
31/12
Chi phí NCTT cho CT đường Luận Thành
334
96.000.000
31/12
10
31/12
Chi phí NCTT cho CT sân vận động
334
34.565.000
31/12
17
31/12
Chi phí NCTT cho CT Trường Đông Sơn I
334
39.972.000
31/12
21
31/12
K/C Chi phí NCTT
154
170.537.000
Cộng
170.537.000
170.537.000
Cuối quý, kế toán tính ra số luỹ kế phát sinh Nợ trên sổ chi tiết đối chiếu với sổ cái TK 622, kết chuyển sang bên Nợ TK 154 để tập hợp chi phí, tính ra giá trị dở dang cuối kỳ và giá thành công trình hoàn thành. Từ sổ cái TK 622, kế toán xí nghiệp lấy số liệu lập bảng cân đối số phát sinh và chuyển toàn bộ chứng từ sổ sách lên phòng kế toán công ty.
5. Hạch toán chi phí máy thi công.
* Tài khoản sử dụng: TK 627 “ Chi phí sản xuất chung “ để hạch toán các khoản phát sinh liên quan tới chi phí sử dụng xe, máy thi công bao gồm: chi phí máy thi công của Công ty, chi phí mua thi công thuê ngoài.
* Chứng từ sử dụng :
- Bảng theo dõi hoạt động của máy thi công.
- Bảng kê chi phí t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34891.doc