Luận văn Hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 8

PHẦN I – LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI 10

I. Lý luận chung về hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 10

1 Vai trò, vị trí của hoạt động nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường 10

 1.1 Khái niệm, vai trò, ý nghĩa của hoạt động nhập khẩu hàng hóa trong nền kinh tế thị trường 10

 1.2 Yêu cầu quản lý đối với hoạt động xuất, nhập khẩu 12

2 Đặc điểm và các thủ tục cần thiết trong hoạt động nhập khẩu 12

 2.1 Đặc điểm của hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu 12

 2.2 Các phương thức nhập khẩu tại Việt Nam 13

 2.2.1. Phương thức nhập khẩu theo Nghị định thư 13

 2.2.2. Phương thức nhập khẩu ngoài Nghị định thư 14

 2.3 Các hình thức nhập khẩu hàng hóa 14

 2.3.1. Nhập khẩu trực tiếp 14

 2.3.2. Nhập khẩu ủy thác 14

 2.4 Các phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động nhập khẩu 15

 2.5 Giá cả, tiền tệ và địa điểm giao hàng theo Luật thương mại quốc tế (International commercial terms – INCOTERMS) 23

 2.6 Các bước thực hiện hợp đồng nhập khẩu 26

II Tổ chức công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu 28 28

1 Ý nghĩa, nhiệm vụ của công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu 28

2 Một số quy định chung về kế toán lưu chuyển hàng nhập khẩu 29

 2.1 Hàng hóa nhập khẩu 29

 2.2 Thời điểm hàng hóa nhập khẩu 30

 2.3 Giá thực tế hàng nhập khẩu 30

 2.4 Giá trị xuất kho của hàng nhập khẩu 31

 2.5 Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT 32

 2.6 Nguyên tắc kế toán các chỉ tiêu kinh doanh có gốc ngoại tệ 33

3 Hệ thống tài khoản sử dụng cho hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu 34

4 Hệ thống chứng từ sử dụng trong hạch toán kế toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu 36

5 Các phương pháp hạch toán hàng nhập khẩu 39

 5.1 Phương pháp kê khai thường xuyên 39

 5.2 Phương pháp kiểm kê định kỳ 40

6 Hạch toán kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hóa 41

 6.1 Nhập khẩu trực tiếp theo hình thức ngoài Nghị định thư 41

 6.1.1. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên 41

 6.1.2. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ 53

 6.2 Nhập khẩu ủy thác 55

 6.2.1. Hạch toán tại đơn vị giao ủy thác nhập khẩu 55

 6.2.2. Hạch toán tại đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu 57

PHẦN II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY FPT 61

I. Đặc điểm chung về tổ chức quản lý, kinh doanh và tổ chức bộ máy kế toán của công ty FPT 61

1 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 61

2 Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của công ty 64

 2.1 Chức năng 64

 2.2 Nhiệm vụ 64

 2.3 Các nguyên tắc hoạt động của công ty 65

 2.4 Đặc điểm về sản phẩm 66

 2.5 Đặc điểm về thị trường và khách hàng 67

3 Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của FPT 68

4 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán 72

 4.1 Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán 72

 Nhiệm vụ của Kế toán trưởng 72

 Nhiệm vụ của cán bộ phân tích tài chính 73

 Nhiệm vụ của Tổ kế toán 73

 Kiểm soát tài chính 74

 4.2 Hình thức kế toán tại công ty phát triển đầu tư công nghệ FPT 75

II. Thực trạng hạch toán lưu chuyển hàng hoá nhập khẩu tại công ty FPT 77

1 Một số vấn đề chung về lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu 77

 1.1 Phương thức nhập khẩu 77

 1.2 Phương thức thanh toán hợp đồng ngoại 77

2 Các nguyên tắc chung trong kế toán nhập khẩu tại công ty FPT 78

 2.1 Thời điểm xác định hàng hóa nhập khẩu 80

 2.2 Phương pháp tính giá mua hàng nhập khẩu 80

 2.3 Phương pháp tính giá bán hàng nhập khẩu 80

 2.4 Lập và hoàn nhập dự phòng 81

 2.5 Phương pháp hạch toán tỷ giá và chênh lệch tỷ giá 81

3 Kế toán quá trình nhập khẩu hàng hóa 81

 3.1 Phương pháp hạch toán 81

 3.2 Hệ thống tài khoản sử dụng cho kế toán nhập khẩu tại công ty 82

 3.3 Hệ thống chứng từ sử dụng cho kế toán nhập khẩu tại công ty 84

 3.4 Sổ sách và các báo cáo sử dụng trong công tác kế toán nhập khẩu 85

4 Kế toán các hình thức nhập khẩu 85

 4.1 Nhập khẩu trực tiếp 85

 4.1.1. Quá trình luân chuyển chứng từ 85

 4.1.2. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng và bán hàng nhập 87

 4.2 Nhập khẩu uỷ thác 97

 4.2.1. Quá trình thực hiện thủ tục nhập khẩu uỷ thác 97

 4.2.2. Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác 97

5 Phân tích tình hình hoạt động nhập khẩu của công ty FPT 104

PHẦN III: Phương hướng hoàn thiện kế toán nhập khẩu hàng hóa tại công ty FPT 107

I Những ưu điểm và những tồn tại trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu cũng như trong kế toán nhập khẩu 107

1 Về hoạt động kinh doanh nhập khẩu hàng hoá 107

2 Về tổ chức kế toán và tổ chức hạch toán nghiệp vụ nhập khẩu hàng hoá ở FPT 109

 2.1 Ưu điểm 109

 2.2 Nhược điểm 111

II Cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thiện những tồn tại trong hoạt động nhập khẩu hàng hoá 113

III Đề xuất phương hướng hoàn thiện nhập khẩu hàng hoá của FPT 116

1 Đối với hoạt động nhập khẩu hàng hoá 116

2 Đối với kế toán nhập khẩu hàng hoá 118

 2.1 Về tài khoản sử dụng và cách hạch toán 118

 2.2 Về hệ thống sổ sách 123

 2.3 Về tổ chức bộ máy kế toán 124

KẾT LUẬN 125

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 127

 

 

doc128 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1404 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hạch toán lưu chuyển hàng hóa nhập khẩu tại công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng ủy thác nhập khẩu do đơn vị nhận ủy thác giao trả (gồm giá trị hàng nhập khẩu, thuế nhập khẩu, thuế GTGT tính trực tiếp, thuế TTĐB nếu có): Nợ TK 151, 156 (1561), 157 Nợ TK 133 – Thuế GTGT của hàng NK (nếu được khấu trừ) Có TK 331 – Chi tiết đơn vị nhận ủy thác - Số thuế phải nộp NSNN do đơn vị nhận ủy thác tự nộp Nợ TK 331 – Chi tiết đơn vị nhận ủy thác Có TK 111, 112 - Các khoản phí ủy thác, các khoản được chi hộ cho hoạt động ủy thác phải trả cho đơn vị nhận ủy thác: Nợ TK 152, 156, 211… Nợ TK 133 – Thuế GTGT đầu vào (nếu có) Có TK 331 – Chi tiết đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu - Thanh toán số tiền phải trả cho bên nhận ủy thác (số tiền hàng còn thiếu, tiền thuế phải nộp được đơn vị nhận ủy thác nộp hộ, phí ủy thác nhập khẩu, các khoản được chi hộ…): Nợ TK 331 – Chi tiết đơn vị nhận ủy thác Có TK 111, 112 – Số tiền xuất thanh toán - Hoa hồng uỷ thác được tính vào chi phí thu mua: Nợ TK 156 (1562) Nợ TK 133 (1331) – VAT tính trên hoa hồng uỷ thác Có TK 111,112 Nếu doanh nghiệp tính thuế VAT theo phương pháp trực tiếp thì thuế VAT được tính vào trị giá mua thực tế của hàng nhập khẩu. Nếu mọi giao dịch giữa đơn vị giao ủy thác và đơn vị nhận ủy thác nếu thanh toán bằng ngoại tệ thì chênh lệch tỷ giá hối đoái của từng bút toán trên được ghi doanh thu hoạt động tài chính Có TK 515 – nễu lãi hoặc chi phí tài chính Nợ TK 635 – nếu lỗ. TK 111, 112 TK 331 TK 152, 156, 211, 153 TK 133 (2) (4) (1) (3) (5) Sơ đồ 8: Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác tại đơn vị uỷ thác Ứng tiền ủy thác mua hàng nhập khẩu cho đơn vị ủy thác Nhận hàng ủy thác nhập khẩu (gồm cả giá trị hàng nhập khẩu, các loại thuế phải nộp) Đơn vị ủy thác tự nộp thuế cho hàng nhập khẩu ủy thác theo thủ tục kê khai thuế nhận từ đơn vị nhận ủy thác Phí ủy thác phải trả, các khoản được chi hộ phải trả Thanh toán các khoản phải trả cho đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu. 6.2.2. Hạch toán tại đơn vị nhận uỷ thác nhập khẩu Về nguyên tắc, hạch toán hàng nhập khẩu nhận ủy thác phải ghi chép, phản ánh các chỉ tiêu và quan hệ thanh toán tài chính từ phía chủ hàng giao ủy thác (người mua dịch vụ ủy thác) và từ phía nhà cung cấp nước ngoài. - Phản ánh số tiền do đơn vị uỷ thác giao để mở thư tín dụng L/C Nợ TK 111,112...- Ghi theo TGTT Có TK 131 – Ghi theo TGTT Đồng thời ghi tăng số nguyên tệ theo từng loại đã nhận: Nợ TK 007 Khi ký Quỹ mở L/C Nợ TK 144 – Ghi theo TGTT Nợ TK 635/Có TK 515 – Chênh lệch tỷ giá Có TK 112 – Tỷ giá xuất ngoại tệ Đồng thời ghi giảm số nguyên tệ chuyển đi ký quỹ: Có TK 007 Khi hàng về cửa khẩu, nơi giao hàng theo quy định, đơn vị nhận nhập khẩu ủy thác có thể chuyển chủ, không nhập kho hoặc tạm nhập kho số hàng nhập khẩu ủy thác, kế toán ghi: Nợ TK 152, 156: Tạm nhập kho, ghi theo tỷ giá thực tế giao dịch thanh toán với người ủy thác Nợ TK 131 – Chuyển chủ, ghi theo tỷ giá giao nhận thanh toán Có TK 331 – Nhà cung cấp hàng nhập khẩu - Phản ánh số thuế nhập khẩu, thuế TTĐB, thuế GTGT hàng nhập khẩu nộp hộ Nợ TK 152, 1561 – Thuế nhập khẩu, thuế TTĐB nộp hộ Nợ TK 131 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu nộp hộ (nếu doanh nghiệp tính VAT theo phương pháp khấu trừ) Có TK 333 (3332, 3333, 33312) Khi nộp thuế GTGT, thuế nhập khẩu, thuế TTĐB về hàng hóa nhập khẩu: Nợ TK 333 (33312, 3332, 3333) Có TK 112, 111, 144 - Nếu đơn vị ủy thác tự nộp thuế sau khi đơn vị nhận ủy thác nhập khẩu làm thủ tục kê khai thuế, ghi: Nợ TK 333 – Thuế đã nộp Có TK 131 – Chi tiết đơn vị ủy thác - Giao hàng cho đơn vị uỷ thác Nợ TK 131 Có TK 151, 1561 – Giá trị hàng nhập khẩu đã bao gồm các loại thuế - Thanh tóan tiền hàng cho nhà cung cấp nước ngoài thay đơn vị ủy thác: Nợ TK 331 Có TK 112, 144 - Số hoa hồng uỷ thác được hưởng Nợ TK 111,112,131 Có TK 3331 (33311) Có TK 511 Đối với các khoản chi liên quan đến hàng nhập khẩu (chi giám định, bốc xếp, vận chuyển…) nếu trong hợp đồng quy định bên giao hủy thác chịu mà bên nhận ủy thác nhập khẩu đã chi hộ thì kế toán tại bên nhận ủy thác ghi Nợ TK 131 Có TK 111, 112 Trường hợp các khoản chi này hợp đồng quy định do bên nhận ủy thác chịu, kế toán ghi: Nợ TK 641 Nợ TK 133 (1331) Có TK 111, 112, 331 Sơ đồ 9: Kế toán nghiệp vụ nhập khẩu uỷ thác tại đơn vị nhận uỷ thác TK 1561,152 TK 111, 112 TK 131 TK 331 Giao hàng cho bên uỷ thác (ở kho) Giao hàng cho bên uỷ thác (giao thẳng) Tạm nhập kho Trị giá hàng nhập NK của bên uỷ thác Nhận tiền hàng và thuế Hoa hồng uỷ thác được hưởng VAT tính trên hoa hồng uỷ thác TK 111,113,131 TK 511 TK 3331 PHẦN II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY FPT Đặc điểm chung về tổ chức quản lý, kinh doanh và tổ chức bộ máy kế toán của công ty FPT Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Tên gọi: Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT Tên quốc tế: The corporation for financing and promoting technology Địa chỉ trụ sở chính: Số 89 Láng Hạ - Đống Đa – Hà Nội Công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT – The corporation for Financing and Promoting Technology được thành lập ngày 13/9/1988, ĐKKD số 0103001041 dưới hình thức doanh nghiệp nhà nước do Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường thành lập với số lượng thành viên ban đầu gồm 13 nhà khoa học, đặt trụ sở chính tại địa chỉ 30 A phố Hoàng Diệu, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Năm 2002, công ty tiến hành cổ phần hóa trở thành công ty cổ phần phát triển đầu tư công nghệ FPT theo quyết định số 178/QĐ – TTG ngày 28/02/2002 của thủ tướng chính phủ. Trải qua 16 năm hoạt động, chặng đường phát triển của công ty có thể chia thành 2 giai đoạn chính: Giai đoạn hình thành 1988 – 1989 Năm 1988 - 1989, trong bối cảnh cả đất nước nghèo đói và đóng cửa, nghị quyết đại hội Đảng khoá VI đã đặt mục tiêu hàng đầu phát triển nông nghiệp, định hướng giải quyết những nhu cầu của cuộc sống hàng ngày. Thành lập bởi Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, cùng với định hướng của ĐH Đảng khóa VI, trong những ngày tháng gây dựng đầu tiên, công ty FPT xác định chức năng chính là cung cấp công nghệ chế biến thức ăn - Food Processing Technology. Năm 1989, công ty lập văn phòng đại diện tại thành phố Moscow, bước đầu ký kết và thực hiện hợp đồng máy tính có giá trị đầu tiên với Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (cũ). Những hoạt động công nghệ này sau đó đã trở thành điều kiện manh nha tạo định hướng và mở ra thị trường mới cho hoạt động trong lĩnh vực phần mềm và công nghệ thông tin của công ty. Giai đoạn 1990 - nay Năm 1990, bước đầu nền kinh tế nước ta chuyển sang giai đoạn quản lý mới, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, công ty FPT nhanh chóng thay đổi định hướng phù hợp. Chính giai đoạn này đã tạo bước ngoặt đầu tiên cho sự phát triển lâu dài của công ty. Mất thị trường tại Đông Âu và Liên Xô, công ty xác lập thị trường trong nước, mở thêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh với hoạt động chính là sản xuất phần mềm và cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin, một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ và theo đúng xu hướng phát triển trên thế giới. Đây cũng chính là một phần lý do vì sao công ty FPT đã trở thành công ty đi đầu về công nghệ tại Việt Nam. Tiếp cận thị trường bằng cách công bố giải pháp tin học hóa nghiệp vụ Ngân hàng năm 1991, phần mềm kế toán đầu tiên tại Việt Nam năm 1992; công ty FPT đã nhanh chóng chiếm được uy tín trên thị trường nhờ hoạt động đi đầu tích cực và năng nổ của mình. Bên cạnh các khách hàng trong nước, công ty trở thành nhà phân phối độc quyền sản phẩm tin học của một số hãng máy tính hàng đầu thế giới như Olivetti, Compaq, IBM và tiến tới xuất khẩu phần mềm lần đầu tiên vào năm 1995. Năm 1996, công ty FPT trở thành công ty tin học số 1 tại Việt Nam, chuyển trụ sở chính về địa chỉ 89 Láng Hạ, đánh dấu một cột mốc mới trong sự thành công và từ đây công ty nhanh chóng lột xác trong sự phát triển ở giai đoạn tiếp theo của mình. Đặc điểm của giai đoạn phát triên này là sự tìm tòi, khám phá những hướng đi mới, đa dạng hoá hoạt động và loại hình kinh doanh, cung cấp dịch vụ; cùng với đó là sự thay đổi về quy mô và mô hình tổ chức hoạt động của toàn công ty. Từ năm 2002, với sự phát triên nhanh chóng của mình, công ty đã thay đổi mô hình tổ chức và trở thành công ty cổ phần nhà nước theo hình thức tập đoàn với nhiều chi nhánh: Tháng 4/2003, FPT thành lập 3 công ty chi nhánh: công ty Hệ thống thông tin FPT – FIS, công ty Truyền thông FPT – FOX, công ty Phân phối FPT – FDC Tháng 10/2003, FPT quyết định cho ra đời thêm 3 công ty chi nhánh, đó là: công ty Phần mềm FPT – Fsoft, công ty Giải pháp Phần mềm FPT – FSS, công ty Công nghệ Di động FPT – FMB. Hiện nay, công ty FPT đuợc đánh giá là: Đứng thứ nhất Top 5 Công ty CNTT hàng đầu. Công ty dịch vụ phần mềm hàng đầu (Công ty phần mềm FPT) Công ty xuất khẩu phần mềm hàng đầu (Công ty phần mềm FPT) Nhà cung cấp dịch vụ đào tạo CNTT hàng đầu (FPT - Aptech) (theo Hội tin học thành phố Hồ Chí Minh) Sau 16 năm hoạt động, với bí quyết là tinh thần FPT và trọng dụng nhân tài, FPT đã liên tục phát triển, trở thành công ty tin học lớn nhất Việt Nam, với trên 3000 nhân viên, mở rộng quy mô hoạt động tới Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, tạo nền tảng chắc cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Tính tới năm 2004, trong suốt 16 năm qua doanh số của FPT liên tục phát triển với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 40%. Năm 2003 doanh số toàn công ty đạt 3172 tỷ đồng (tương đương khoảng 204 triệu đô), tăng khoảng 110% so với năm 2002 (1515 tỷ đồng), trong đó doanh số phần mềm và dịch vụ là 244,8 tỷ đồng (tăng 68% so với năm 2002). Nộp ngân sách Nhà nước 300 tỷ đồng. Về nhân sự, FPT là công ty tập trung được đông đảo cán bộ làm tin học nhất Việt Nam. Với 2045 nhân viên (tính đến hết năm 2003), FPT tham gia tích cực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và các dự án lớn của nhà nước có liên quan đến công nghệ thông tin. Với phương châm hoạt động “Giải pháp tổng thể - Dịch vụ hoàn hảo”, với mục tiêu chất lượng “FPT nỗ lực làm khách hàng hài lòng trên cơ sở hiểu biết sâu sắc và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của họ với lòng tận tụy và năng lực không ngừng được nâng cao” FPT đã được đông đảo khách hàng đánh giá không chỉ năng lực cung cấp thiết bị mà còn các giải pháp, năng lực công nghệ và thái độ tận tụy phục vụ khách hàng. 2. Chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm hoạt động của công ty Chức năng Công ty FPT với đặc trưng là hoạt động công nghệ thông tin nên các sản phẩm, mặt hàng kinh doanh của công ty thường có hàm lượng công nghệ cao, thường thay đổi theo sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ và thị trường. Do vậy, công ty thường tổ chức nghiên cứu thị trường , nâng cao chất lượng kinh doanh để đáp ứng yêu cầu của thị trường. Nhiệm vụ Công ty cổ phần FPT là một doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhà nước, vì vậy, các nhiệm vụ chính của công ty là: Tổ chức và hoàn thiện bộ máy của công ty. Bảo toàn và phát triển và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, bao gồm cả vốn của Nhà nước giao. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với xã hội. Kinh doanh theo đúng mặt hàng đã đăng ký kinh doanh, chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các nguyên tắc hoạt động của công ty Thực hiện hạch toán kinh tế và tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh, giải quyết hài hoà lợi ích của cá nhân người lao động, của đơn vị và Nhà nước theo kết quả kinh doanh đạt được trong khuôn khổ pháp luật quy định. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ thủ trưởng quản lý, điều hành trong kinh doanh trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ tập thể, cán bộ công nhân viên trong đơn vị không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh theo đúng định hướng phát triển kinh tế xã hội. Triết lý hoạt động của công ty bao gồm những tư tưởng, mô hình và nguyên tắc cơ bản mà công ty tuân thủ, là cơ sở cho các hoạt động của công ty. Công ty xác định đúng đắn lợi ích dài hạn của việc duy trì và đảm bảo các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của mình, như: trọng dụng hiền tài, fractal, hài hòa các lợi ích,...Những nguyên tắc cơ bản này đã đi sâu vào hoạt động của từng phòng ban, trở thành phương châm hoạt động và tổ chức. Mục tiêu của công ty là thiết lập cơ cấu tổ chức, phù hợp với đặc điểm tình hình kinh doanh, bao gồm cả cơ chế trao đổi thông tin nội bộ, rõ ràng và phân công các cán bộ với quyền hạn và trách nhiệm xác định để duy trì, xem xét và cải tiến liên tục hệ thống quản trị của công ty nhằm triển khai có hiệu lực các chính sách của công ty và đạt được các mục tiêu đề ra. Để đạt được mục tiêu này, công ty xây dựng nên một hệ thống các nguyên tắc cơ bản của Hệ thống tổ chức là: - Trách nhiệm cá nhân trong việc ra quyết định và dân chủ trong việc đóng góp ý kiến. - Phân cấp theo quy mô, loại hình hoạt động và tầm quan trọng của công việc. - Quản lý ngành dọc nhất quán. Đặc điểm về sản phẩm Trong quá trình phát triển, công ty FPT luôn tìm kiếm những hướng đi mới, đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, loại hình dịch vụ. Hiện nay, lĩnh vực kinh doanh chính của công ty chủ yếu là những sản phẩm, dịch vụ công nghệ thông tin, Internet và truyền thông. Hoạt động phần mềm và cung cấp các giải pháp công nghệ thông tin Đạt được nhiều thành công vang đội, FPT liên tiếp đạt được danh hiệu công ty tin học uy tín nhất Việt Nam do nhiều đơn vị bình chọn, mạng lưới khách hàng được mở rộng, thị trường không bó hẹp trong nước mà mở rộng tới Bắc Mỹ, Nhật Bản. Hiện nay, hoạt động này bao gồm các sản phẩm, dịch vụ sau: Tích hợp hệ thống Sản xuất phầm mềm (đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu) Phân phối các sản phẩm CNTT Dịch vụ ERP Chuyển giao công nghệ Cung cấp các giải pháp, các dịch vụ viễn thông và Internet Năm 1996, FPT triển khai thành công Hệ thống mạng Internet quốc gia giai đoạn I. Năm 1997, FPT trở thành nhà cung cấp Dịch vụ Internet (ISP) và thông tin Internet (ICP) đầu tiên ở Việt Nam. Năm 2001, FPT ra mắt tờ báo trực tuyến VnExpress. Năm 2001, FPT nhận giấy phép cung cấp dịch vụ kết nối Internet (IXP). Lĩnh vực Internet hiện là một trong những lĩnh vực hoạt động thành công và hiệu quả nhất của công ty. Dịch vụ đào tạo Năm 1999, FPT xâm lấn thêm vào lĩnh vực hoạt động mới – hoạt động đào tạo bằng việc thành lập 2 trung tâm Đào tạo Lập trình viên Quốc tế, FPT-Aptech, ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2004, FPT thành lập hai Trung tâm đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện FPT – Arena Phân phối các sản phẩm viễn thông và tin học Hiện nay, FPT là nhà phân phối chính thức hoặc độc quyền cho một loạt các sản phẩm tin học, công nghệ với thương hiệu hàng đầu thế giới bao gồm: sản phẩm của IBM, Compag, Toshiba, Olivetti, Oracle, Microsoft. Các sản phẩm viễn thông bắt đầu được công ty chú ý tới từ năm 2003 với các sản phẩm điện thoại di động Samsung, Nokia … Sản xuất và lắp ráp máy tính Năm 2003, FPT Khai trương và hoàn thành dây chuyền sản xuất máy tính thương hiệu Việt Nam Elead và nhanh chóng đạt được danh hiệu TOP 5 Máy tính thương hiệu Việt Nam năm 2004. Đặc điểm về thị trường và khách hàng Năm 1990, công ty mở chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh, bước đầu gồm 2 bộ phận, phòng Phần mềm và trung tâm Đào tạo Tin học. Năm 1999, thành lập chi nhánh tại Bangalore Ấn Độ. Năm 2000, công ty mở văn phòng ở Mỹ Năm 2004, khai trương chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng. Như vậy, hiện nay công ty FPT đã trở thành 6 công ty chi nhánh với hoạt động kinh doanh trải rộng trên cả nước với đội ngũ nhân viên trên 3000 người. Là một trong những công ty tin học và công nghệ hàng đầu của Việt Nam, kinh doanh nhiều mặt hàng sản phẩm và dịch vụ đa dạng, FPT có mạng lưới khách hàng đồ sộ, sâu rộng trong nhiều lĩnh vực bao gồm: - Các bộ: Bộ Công an (C27, A27, C17…), Bộ Quốc phòng (Cục tác chiến, Học viện kỹ thuật Quân sự, Học viện Quốc phòng), Bộ Tài chính (Tổng cục thuế, Kho bạc Nhà nước, Cục quản lý ứng dụng tin học, Tổng cục doanh nghiệp …), Bộ giáo dục và đào tạo… - Tổng cục: Tổng cục Hải quan, Tổng cục thống kê, cục hàng không, Tổng cục thuế. - Các ngân hàng: Ngân hàng quốc doanh (Nhà nước, công thương, Đầu tư), Ngân hàng cổ phần (Hàng hải, Á châu…), Ngân hàng nước ngoài (May bank, Chinfond Bank, Public Bank, VID – Public Bank…) - Các công ty sản xuất và dịch vu trong nước, Các công ty liên doanh và nước ngoài và người tiêu dùng cá nhân. Đặc điểm tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của FPT Sơ đồ 10: Sơ đồ tổ chức bộ máy hoạt động sản xuất kinh doanh của FPT ►Hội đồng quản trị: quyết định chiến lược phát triển, quyết định tổ chức, phê duyệt chính sách và các mục tiêu, phê duyệt kế hoạch kinh doanh của công ty; trình Đại hội cổ đông báo cáo quyết toán, quyết định chào bán cổ phần, cổ tức được trả và quyết định giải pháp đầu tư, phát triển thị trường, tiếp thị, công nghệ,... khi trị giá bằng hoặc nhỏ hơn 50% giá trị tài sản. ►Ban Tổng Giám đốc công ty: lập chính sách và xác định các mục tiêu, xác định cơ cấu tổ chức, quá trình và tài liệu của hệ thống quản trị, cung cấp các nguồn lực cần thiết để xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến hệ thống quản trị, xây dựng chiến lược và lập kế hoạch kinh doanh, phê duyệt các kế hoạch hoạt động của công ty, các kế hoạch kinh doanh của các CN, các văn phòng đại diện và các bộ phận công ty; tổ chức triển khai, kiểm soát và theo dõi các quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực và chỉ đạo mọi hoạt động quản lý nguồn nhân lực của công ty và báo cáo về hoạt động kinh doanh công ty cho HĐQT. Tóm lại, Ban Giám đốc chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động hàng ngày của 6 công ty chi nhánh và 4 trung tâm, học viện. ►Các công ty chi nhánh gồm: Công ty Hệ thống Thông tin FPT là công ty tích hợp hệ thống, nhà cung cấp giải pháp tiên phong trong các lĩnh vực: Công nghệ mạng, hệ thống máy chủ lớn, bảo mật hệ thống, giải pháp Hệ thống trung tâm dữ liệu, trung tâm dự phòng và phục hồi sau thảm hoạ, giải pháp toà nhà thông minh, các giải pháp ứng dụng trong các ngành Tài chính, Ngân hàng, giải pháp phần mềm ứng dụng, giải pháp kế hoạch nguồn lực – ERP... và cung cấp dịch vụ bảo hành, bảo trì và hỗ trợ kỹ thuật chuyên nghiệp cho các thiết bị công nghệ cao trên phạm vi toàn quốc. Công ty Truyền thông FPT đã trở lên quen thuộc với các sản phẩm dịch vụ Internet. Công ty Truyền thông FPT là một trong những nhà cung cấp dịch vụ kết nối cổng Internet ở Việt Nam. Công ty Phân phối FPT có hệ thống đối tác gồm 58 nhà sản xuất sản phẩm CNTT hàng đầu thế giới như: IBM, HP, Microsoft, Toshiba, Cisco, Oracle, Nokia…Với hệ thống đối tác này Công ty Phân phối FPT cung cấp các sản phẩm và dịch vụ trong lĩnh vực CNTT phục vụ khách hàng tại Việt Nam. Sản phẩm và dịch vụ của Công ty Phân phối FPT trải dài từ hệ thống các máy chủ, máy tính để bàn, máy tính xách tay hiện đại cho đến các phần mềm hệ thống, ứng dụng, tiện ích tiên tiến; Từ các thiết bị vi mạch độc lập cho đến các thiết bị mạng liên kết. Công ty Công nghệ Di động FPT: hướng tới thị trường sản phẩm công nghệ cao và tập trung phân phối sản phẩm điện thoại di động, máy ảnh, Camcorder kỹ thuật số. Công ty Phần mềm FPT tập trung vào việc gia công, xây dựng các sản phẩm phần mềm theo đơn đặt hàng của các đối tác, khách hàng bên ngoài Việt Nam. Công ty Phần mềm FPT là công ty xuất khẩu phần mềm. Công ty Giải pháp Phần mềm FPT hướng trọng tâm vào việc cung cấp các giải pháp, những dự án, hợp đồng phát triển phần mềm cho các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước với các dự án lớn như: Hệ thống Quản lý thông tin đối tượng nộp thuế, quản lý thuế, quản lý ấn chỉ cho Tổng cục thuế, 66 cục thuế và trên 300 chi cục thuế; Hệ thống thanh toán tập trung cho Hội sở và 100 chi nhánh Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam; Hệ thống tính cước và quản lý khách hàng cho công ty thông tin di động VMS và Công ty Viễn thông Quân đội Viettel… ►Các trung tâm và học vin gồm: Học viện Quốc tế FPT - FAT: là nơi cung cấp nguồn nhân lực cho ngành công nghệ thông tin Việt Nam. Học viện cung cấp dịch vụ đào tạo lập trình viên (FPT – Aptech) và chuyên viên thiết kế mỹ thuật đa phương tiện (FPT – Arena) Trung tâm máy tính FPT Elead – FPC: có chức năng sản xuất máy tính trên công nghệ và linh kiện của các nhà cung cấp và phân phối, hiện nay đang tiến hành cung cấp cho thị trường những dòng sản phẩm sau: máy tính cá nhân Elead – PCs, máy chủ Elead – Server, Elead – Notebook, bộ lưu điện Elead – UPS. Trung tâm dịch vụ ERP - FES: nhà cung cấp các giải pháp và sản phẩm ERP hoàn chỉnh phù hợp với quy mô và lĩnh vực của mọi loại hình doanh nghiệp, bao gồm các phân hệ chính: tài chính kế toán; mua hàng, vật tư, quản lý kho; bán hàng; sản xuất, tính giá thành; nhân sự, tiền lương; tài sản cố định; quản lý dịch vụ Quản trị quan hệ khách hàng (CRM). Ngoài ra, trung tâm còn cung cấp các dịch vụ tư vấn giải pháp, tư vấn triển khai, hỗ trợ và bảo hành. Trung tâm phát triển công nghệ - FTD: có nhiệm vụ phát triển công nghệ, ứng dụng, cung cấp đầu vào cho chính các công ty chi nhánh FPT và những đơn đặt hàng bên ngoài. Ngoài ra để bảo đảm hoạt động, công ty còn tổ chức ra các phòng ban sau: Văn phòng công ty – FAD Ban truyền thông FCC Ban tổ chức cán bộ FHR Ban công nghệ thông tin FIM Ban kế hoạch tài chính FPF Ban đảm bảo chất lượng FQA Như vậy, với quy mô hoạt động như vậy, việc thành lập ra các công ty chi nhánh và thiết lập các phòng ban chức năng là thực sự cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển của công ty theo hướng chuyên môn hóa, tổ chức vừa linh hoạt, vừa thống nhất. ĐVT: đồng Bảng 1: Quy mô của công ty những năm gần đây Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Nguồn vốn chủ sở hữu 55,291,425,287 175,467,016,556 Doanh thu 3,172,567,895,688 5,099,271,582,445 Lợi nhuận sau thuế 62,721,451,434 100,909,612,895 Số lao động (người) 1905 2883 Thu nhập bình quân/tháng 2.354.893 2.543.567 Như vậy, tính tới năm 2004, trong suốt 16 năm qua doanh số của FPT liên tục phát triển với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 40%. Năm 2003 doanh số toàn công ty đạt 3172 tỷ đồng (tương đương khoảng 204 triệu đô), tăng khoảng 110% so với năm 2002 (1515 tỷ đồng), trong đó doanh số phần mềm và dịch vụ là 244,8 tỷ đồng (tăng 68% so với năm 2002). Nộp ngân sách Nhà nước 300 tỷ đồng. Sau 16 năm hoạt động, với bí quyết là tinh thần FPT và trọng dụng nhân tài, FPT đã liên tục phát triển, trở thành công ty tin học lớn nhất Việt Nam, với trên 3000 nhân viên, mở rộng quy mô hoạt động tới Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, tạo nền tảng chắc cho các giai đoạn phát triển tiếp theo. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán Sơ đồ 11: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán Trưởng ban/phòng Tài chính kế toán kiêm Kế toán trưởng Tài chính kế toán Cán bộ chất lượng Kế toán Phân tích Tài chính Kiểm soát Tài chính Quản lý vật tư Tổ Kế toán Ngân hàng Tổ Kế toán tiền mặt Tổ Kế toán công nợ Tổ Kế toán tổng hợp Tổ Thủ kho Tổ Test Tổ Kế toán hàng hoá 4.1. Chức năng và nhiệm vụ của bộ máy kế toán Nhiệm vụ của Kế toán trưởng Xem xét, đánh giá và kiểm tra hoạt động tài chính kế toán của các bộ phận, các hợp đồng, dự án; tư vấn Ban lãnh đạo công ty/CN (chi nhánh) trong các hoạt động tài chính kế toán; xác định và duy trì hệ thống thông tin tài chính; xác định nhu cầu vay tiền, kiểm tra các báo cáo tài chính kế toán định kỳ theo quy định của Nhà nước, Công ty/CN, và đột xuất khi cần thiết theo yêu cầu của Ban lãnh đạo công ty/CN; thiết lập và duy trì hệ thống thông tin hàng hoá; đảm bảo sự phù hợp của các hoạt động tài chính kế toán với các qui định của Nhà nước và công ty/CN. Nhiệm vụ của cán bộ phân tích tài chính Lập kế hoạch ngân sách chi phí cho toàn Công ty/CN; lập các dự báo và báo cáo tài chính kinh doanh ngắn hạn và dài hạn; phân tích kế hoạch kinh doanh của Công ty/CN; phân tích hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của toàn công ty/CN và các bộ phận; giúp Trưởng phòng/ban Tài chính kế toán trong việc tư vấn cho Ban lãnh đạo Công ty/CN trong các hoạt động Tài chính kế toán; giúp Trưởng phòng/ban Tài chính kế toán trong việc xây dựng và duy trì hệ thống thông tin tài chính để đảm bảo sự phù hợp của Hệ thống tài chính và yêu cầu phát triển kinh doanh; kiểm tra, phân tích các báo cáo tuần, tháng, quý năm Nhiệm vụ của Tổ kế toán ► Kế toán hàng hóa: Lập, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp và chính xác của tất cả các chứng từ hàng hoá trong toàn Công ty/CN; theo dõi hàng gửi bảo hành; kiiểm kê kho hàng hoá và hàng gửi bảo hành; tổng hợp và kiểm tra số liệu hàng hoá; sắp xếp và lưu trữ chứng từ hàng hoá ► Kế toán ngân hàng: kiểm tra tính đúng đắn các nội dung ghi trên séc và viết phiếu thu séc với những séc hợp lệ; lập bảng kê nộp séc, trình ký, đóng dấu để nộp ra ngân hàng; lập hồ sơ bảo lãnh, hồ sơ vay vốn ngân hàng, hồ sơ mở L/C; theo dõi tình hình nhận nợ và trả nợ vay ngân hàng theo qui định của ngân hàng và mục đích của từng lần vay; kiểm tra chứng từ báo nợ, báo có, báo vay, báo trả vay của các ngân hàng; định khoản, vào máy các chứng từ tiền gửi, ký cược, ký quỹ, tiền vay ngân hàng và sau khi hồ sơ được kiểm tra, đóng file lưu trữ. ► Kế toán tiền mặt kiêm thủ quỹ: Căn cứ vào bảng kê nộp tiền, đề nghị chi tiền hợp lệ đã được ký duyệt, lập định khoản và in phiếu thu chi tiền theo đúng nội dung thu chi, thực hiện thu chi tiền theo phiếu thu chi đ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28688.doc
Tài liệu liên quan