MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 3
I. Vị trí của tài sản cố định hữu hình và nhiệm vụ hạch toán 3
1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của TSCĐ hữu hình. 3
2. Phân loại TSCĐ 4
a. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện. 4
b. Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu. 4
c. Phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật. 5
d. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế. 5
3. Tính giá TSCĐ: 5
4. Yêu cầu và nhiệm vụ hạch toán TSCĐ 7
II. Hạch toán chi tiết TSCĐ HH 8
III. Hạch toán tổng hợp tình hình biến động tăng, giảm TSCĐHH. 9
1.Tài khoản sử dụng: 9
2.Phương pháp hạch toán. 9
a. Kế toán TSCĐ tăng lên: 9
b. Tài sản cố định giảm. 13
IV. Hạch toán khấu hao TSCĐ hữu hình 18
1. Tài khoản sử dụng và phương pháp hạch toán 18
2. Phương pháp hạch toán 18
V. Hạch toán sửa chữa tài sản cố định hữu hình. 19
1. Hạch toán sửa chữa nhỏ, thường xuyên, mang tính bảo dưỡng. 19
2. Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ. 20
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ HẠCH TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC HÀ NỘI 23
I. đặc điểm kinh tế kỹ thuật và tổ chức bộ máy quản lý hoạt động SXKD của công ty thoát nước hà nội 23
1. Quá trình hình thành và phát triển 23
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty thoát nước Hà Nội 24
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thoát nước Hà Nội 26
II. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán tại công ty thoát nước hà nội 29
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. 29
2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán. 31
a. Quy chế về tài chính và sử dụng tài sản của công ty Thoát nước HN. 31
b. Tổ chức vận dụng chứng từ, tài khoản và sổ sách kế toán 32
c. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính của công ty Thoát nước Hà Nội. 33
III. Hạch toán chi tiết TSCĐ tại công ty Thoát nước Hà Nội 33
IV. Hạch toán tổng hợp tình hình biến động TSCĐ HH tại công ty thoát nước hà nội. 39
1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ . 39
2. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐ 49
V. Hạch toán khấu hao TSCĐ HH tại công ty thoát nước hà nội. 52
VI. Hạch toán sửa chữa TSCĐ HH tại công ty thoát nước hà nội. 54
PHẦN III: HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC HÀ NỘI 55
I. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán TSCĐ HH tại công ty thoát nước hà nội. 55
II. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán TSCĐ HH tại công ty thoát nước hà nội. 57
1. Sự cần thiết phải hoàn thiện hạch toán TSCĐ HH tại Công ty thoát nước Hà Nội. 57
2. Giải pháp hoàn thiện hạch toán TSCĐ HH tại Công ty thoát nước Hà Nội. 58
KẾT LUẬN 61
66 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4299 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hạch toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty Thoát nước Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
642 - Nếu TSCĐ cho hoạt động QLDN
Có các TK 334, 338, 152,… - Chi phí sửa chữa
Trường hợp sửa chữa thường xuyên thuê ngoài.
Nợ các tài khoản tập hợp chi phí (627, 641, 642...)
Nợ TK 133 (1331): Thuế GTGT được khấu trừ.
Có TK chi phí (111, 112, 331...) tổng số tiền phải trả hoặc đã trả.
2. Hạch toán sửa chữa lớn TSCĐ.
Sửa chữa lớn là loại sửa chữa có các đặc điểm: mức độ hư hỏng nặng nên kỹ thuật sửa chữa phức tạp, công việc sửa chữa có thể do DN tự thực hiện hoặc phải thuê ngoài, thời gian sửa chữa kéo dài và TSCĐ phải ngưng hoạt động, chi phí sửa chữa phát sinh lớn nên không thể tính hết 1 lần vào chi phí của đối tượng sử dụng mà phải sử dụng phương pháp phân bổ thích ứng.
Chứng từ kế toán để phản ánh công việc sửa chữa lớn hoàn thành là “biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành”. Đây là chứng từ xác nhận việc giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành việc sửa chữa bên Có TSCĐ và bên thực hiện việc sửa chữa.
Tài khoản chuyên dùng: để theo dõi chi phí sửa chữa lớn TSCĐ, kế toán sử dụng TK 2413 “sửa chữa lớn TSCĐ”, kết cấu của tài khoản này như sau:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh.
Bên Có: Kết chuyển chi phí sửa chữa lớn hoàn thành vào các tài khoản có liên quan.
Dư Nợ: Chi phí sửa chữa lớn dở dang
Nội dung và phương pháp phản ánh:
Khi doanh nghiệp tự sửa chữa lớn TSCĐ thì kế toán căn cứ vào chi phí sửa chữa thực tế phát sinh để ghi:
Nợ TK 2413
Có các TK 334,338,152…
Nếu công việc sửa chữa phải thuê ngoài thực hiện, kế toán phải căn cứ vào số tiền thanh toán và thuế GTGT để phản ánh:
Nợ TK 2413 – Giá chưa có thuế
Nợ TK 133 – Thuế GTGT
Có TK 111, 112, 331 – Số tiền thanh toán
Nếu doanh nghiệp không thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ kế toán sẽ ghi:
Nợ TK 2413 số tiền thanh toán
Có TK 111, 112, 331
Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành, tuỳ theo phương phắp phân bổ chi phí được doanh nghiệp áp dụng, mà kế toán hành kết chuyển chi phí sửa chữa lớn.
- Tuỳ theo tính chất sửa chữa, sau khi công việc sửa chữa hoàn thành kế toán sẽ kết chuyển toàn bộ chi phí sửa chữa vào các tài khoản thích hợp.
Nợ TK 335: Giá thành sửa chữa trong kế hoạch.
Nợ TK 242: Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch nếu lớn hoặc
Nợ TK liên quan (627, 641, 642): Giá thành sửa chữa ngoài kế hoạch (nếu nhỏ chỉ liên quan đến 1 năm tài chính).
Có TK 241(2413): Giá thành thực tế công tác sửa chữa.
Sơ đồ số 03: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TỔNG QUÁT
SỬA CHỮA TSCĐ HỮU HÌNH
TK 331
TK627,641,642
Tổng giá thanh toán thuê ngoài về sửa chữa TSCĐ cả thuế GTGT
Chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ hữu
hình thuê ngoài (Theo giá không thuế GTGT)
TK133
TK334,338,152,111...
TK335
Thuế GTGT
đầ vào
TK133
Các chi phí sửa
chữa khác do doanh nghiệp bỏ ra có liên quan đến từng công trình
Tập hợp
chi
phí
sửa chữa lớn
sửa chữa nâng cấp theo từng công trình
Kết chuyển giá thành sửa chữa thực
tế theo từng công trình khi
bàn giao
Tính trực tiếp vào
CPKD nếu CP sửa chữa phát sinh nhỏ
CP phải trả
theo kế hoạch
Trích trước
theo kế hoạch
TK242
Tính vào CP
trả trước dài hạn nếu CPSC phát sinh lớn cần phân bổ nhiều năm
Phân bổ
dần CPSC vào CPKD
TK211
Ghi tăng nguyên giá
TSCĐ nếu sửa chữa, nâng cấp kéo dài tuổi thọ
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VỀ HẠCH TOÁN TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC HÀ NỘI
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SX KD CỦA CÔNG TY THOÁT NƯỚC HÀ NỘI
1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty thoát nước Hà Nội là một doanh ngiệp nhà nước chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Giao Thông Công Chính Hà Nội. Được thành lập theo quyết định số 189/QĐ-TCCQ ngày 22/12/1973 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và được chuyển đổi từ Xí nghiệp thoát nước Hà Nội thành Công ty thoát nước Hà Nội theo quy định số 980/QĐ-TCCQ ngày 30/5/1991 của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội .
Những ngày đầu thành lập, trang thiết bị kỹ thuật còn nghèo nàn, lạc hậu, trong khi đó trụ sở làm việc lại thường xuyên bị thay đổi nhiều lần ( Tầng 4 khu liên cơ Vân Hồ, Hàng Khoai, Đê La Thành...) khiến cho CBCNV phải làm việc rất vất vả. Cho đến ngày 5/1/1974 Cục quản lý Công trình Đô Thị mới quyết định số 95 Vân Hồ 3 làm trụ sở làm việc của Công ty.
Hiện nay công ty đã mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong thi công xây lắp, trong nạo vét và vận chuyển bùn.
Cùng với việc đổi mới cơ chế quản lý, công ty đã đầu tư mua thêm thiết bị chuyên ngành hiện đại từng bước cơ giới hoá thay thế các công việc thủ công trước đây. Công ty không những cải tạo trụ sở làm việc khang trang hơn, mà công ty còn tiếp tục tu bổ những nhà kho, nhà xưởng đã có và đầu tư xây dựng 7 trụ sở cho 7 Xí nghiệp trục thuộc, nhằm tạo điều kiện cho các Xí nghiệp có địa điểm làm việc ổn định ngay từ những ngày đầu.
Hơn 20 năm trưởng thành và hoạt động Công ty thoát nước Hà Nội đã đạt được nhiều thành tích đáng kể:
- Huân chương lao động hạng 3 : 1978, 1983
- Huân chưong lao động hạng 2 : 1992
- Nhiều bằng khen của Bộ xây dựng và Uỷ ban Nhân Dân thành phố Hà Nội : 1977-1992
- Công đoàn cơ sở vững mạnh : 1977-1984, 1987-1997
Trong những năm qua Công ty thoát nước Hà Nội đã và đang không ngừng lớn mạnh,với số vốn kinh doanh lên tới hơn 30 tỷ công ty đã tự khẳng định là một đơn vị kinh tế đóng vai trò quan trọng không thể thiếu được trong ngành dịch vụ đô thị. Bên cạnh đó cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty cũng không ngừng đổi mới và hiện đại hoá.
Nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển ta nhận thấy Công ty thoát nước
Hà Nội có những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Tổ chức quản lý duy tu nạo vét các công trình thuộc hệ thống thoát nước, xử lý các điểm úng ngập, đảm bảo việc thoát nước theo đề án được duyệt từng giai đoạn phát triẻn thành phố
- Tổ chức các ứng dụng tiến bộ KHKT về thoát nước và nước bẩn, xây dựng và đề xuất các biện pháp quản lý công tác thoát nước có hiệu quả thiêt thực.
- Tổ chức liên doanh liên kết với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định về luật đầu tư của nhà nước và quy định của Uỷ ban Nhân Dân thành phố Hà Nội nhằm khai thác thêm khả năng đầu tư và phát triển hệ thống thoát nước, được phép nhận thầu xây dựng, cải tạo công trình thoát nước, các trạm xử lý nước thải . . . theo hợp đồng với các đối tượng có nhu cầu.
- Sản phẩm chính của ngành thoát nước là các công trình thoát nước, khối lượng bùn cống, mương, sông, hồ, ao nạo vét và số lượng bùn chuyên chở từ công trình đến bãi đổ quy định. Sản phẩm của ngành trực tiếp phục vụ
đời sống sinh hoạt của nhân dân nói riêng và của toàn xã hội nói chung, góp phần làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển.
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình tài chính của Công ty thoát nước Hà Nội
Trong việc đáp ứng các nhu cầu xã hội, ngành Thoát nước cũng đã góp phần không nhỏ, điều đó đã được thể hiện rõ nét trong một số đặc điểm cụ thể sau:
- Ngành thoát nước là một ngành dịch vụ đô thị- đó là một loại hàng hoá
đặc biệt, tuy nhiên nó có vai trò không thể thiếu được trong đời sống hiện đại. Với vai trò duy tu nạo vét các công trình Thoát nước, xử lý các điểm úng ngập, giúp cho dòng chảy được liên tục và thông thoát trả lại cảnh quan môi trường và vệ sinh cho thành phố. Đây là một trong những ngành có vai trò hết sức quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến các ngành khác như môi trường, giao thông...Việc thông thoát nước một mặt đảm bảo vệ sinh môi trường trong sạch, mặt khác giúp cho giao thông đi lại được thuận tiện, giảm bớt được những thiệt hại do thiên nhiên gây ra.
- Ngành Thoát nước là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt.Tuy là một trong những ngành thuộc ngành xây dụng cơ bản nhưng sản phẩm tạo ra lại mang tính chất phục vụ.
Do nhiệm vụ và đặc điểm riêng là một ngành dịch vụ mang tính chất phục vụ nên sản phẩm của đơn vị được quy về hai loại sản phẩm sau:
+ Các sản phẩm chính như: Các công trình thoát nước (ễ 400 - ễ1200, rãnh thoát nước ...), khối lượng bùn cống, mương, hồ, sông, nạo vét và khối lượng bùn chuyên chở từ công trình đến bãi đổ quy định.
+ Các sản phẩm của sản xuất phụ : Bộ xây dựng nắp ga gang, các loại tấm đan phục vụ sửa chữa ga cống, công cụ lao động nhỏ như xe cải tiến, xe ba gác, xô tôn, muỗng, xẻng, choạc cống, tời quay tay, thùng đựng bùn, các máy móc chuyên ngành tự sản xuất hoặc sản xuất mọt phần có số công cụ lao động đặc thù khác của ngành Thoát nước.
Đây là một loại sản phẩm đặc biệt không thể cân, đo, đong, đếm được (tức là không có đơn vị tính)
Thực hiện cơ chế quản lý mới, Công ty thoát nước Hà Nội thường xuyên sắp xếp và tổ chức lại bộ máy quản lý với yêu cầu, nhiệm vụ của từng thời kỳ: Chuyển đổi Xí nghiệp thoát nước Hà Nội thành Công ty thoát nước Hà Nội . Đồng thời chia nhỏ địa bàn quản lý từ hai đội cống thoát nước quản lý bốn quận nội thành bốn đội cống, mỗi đội quản lý theo từng địa bàn riêng. Từ ba đội mương thành sáu đội mương quản lý theo tứng lĩnh vực thoát nước, mỗi quận có hai đội (trừ quận Hoàn Kiếm không có mương), một đội xây lắp, một đội xe máy, một trạm bơm và một xưởng cơ khí. Tổng số có mười bốn đội sản xuât với sáu phòng ban chức năng. Đến đầu năm 1994, để phát triển thêm một bước vững chắc, phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế mới công ty đã thành lập sáu xí nghiệp trực thuộc có tư cách pháp nhân đầy đủ, được mở tài khoản tại ngân hàng. Sang đến những năm 2000, do yêu cầu mới nên từ sáu xí nghiệp trực thuộc trực thuộc đã được tách thành bảy xí nghiệp. Tuy mới hoạt động được gần hai chục năm nhưng các xí nghiệp đã nhanh chóng ổn định tổ chức, giữ vững nhịp độ sản xuất, củng cố cơ sở làm việc, tạo đà cho việc phát huy tác dụng thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong thời gian tới.
3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thoát nước Hà Nội
Là một Doanh nghiệp Nhà nước Công ty thoát nước Hà nội, tổ chức bộ máy quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh theo quy mô vừa tập trung vừa phân tán, có nhiều đơn vị trực thuộc cụ thể: XN số 1, XN số 2, XN số 3, XN số 4, XN cơ giới xây lắp, XN bơm Yên sở và XN khảo sát thiết kế.
Hiện tại Công ty thoát nước Hà Nội sử dụng hình thức quản lý theo hai cấp đó là : Cấp công ty và cấp Xí nghiệp .
* Cấp quản lý công ty : Bao gồm ban Giám đốc và các phòng ban chức năng khác
Bộ máy quản lý của Công ty bao gồm:
- Một giám đốc
- Hai phó giám đốc
- Bốn phòng ban chức năng
- Tám Xí nghiệp trực thuộc
* Cấp quản lý xí nghiệp : Bao gồm Giám đốc, phó giám đốc Xí nghiệp, các phòng chức năng, các tổ sản xuất .
Sơ đồ số 04: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY
Xí nghiệp 4
xí nghiệp khảo sát thiết kế
Xí nghiệp 5
Xí nghiệp cơ giới
Phòng kỹ thuật
Phòng Kế hoạch
Các tổ sản xuất
trực thuộc xí nghiệp
Xí nghiệp bơm
yên sở
Xí nghiệp 2
Xí nghiệp 3
Xí nghiệp 1
Phòng tổ chức
hành chính
Các tổ sản xuất
trực thuộc xí nghiệp
Phòng tài vụ
Trưởng Phòng tài vụ
Phó giám đốc
phụ trách sản xuất
Phó giám đốc
nội chính
Giám đốc
* Giám đốc công ty- Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh xây dựng của đơn vị
* Giúp việc cho giám đốc trong công tác quản lý có:
- Một phó giám đốc phụ trách về kỹ thuật
- Một phó giám đốc phụ trách về sản xuất
- Kế toán trưởng
Chức năng của các phòng ban
* Phòng Kế hoạch vật tư : Đây là phòng chuyên môn nghiệp vụ giúp việc
cho giám đốc, căn cứ vào nhiệm vụ chính trị của công ty để xây dựng kế
hoạch sản xuất lao động tiền lương. Đảm bảo vật tư nguyên vật liệu dụng cụ,
trang thiết bị theo yêu cầu sản xuất của Công ty .
* Phòng Kỹ thuật : Giúp Giám đốc quản lý kỹ thuật các công trình thoát nước, thiết kế xây dựng mới, cải tạo các công trình thoát nước, xây dựng và tổ chức thực hiện các quy trình quy phạm, duy tu bảo dưỡng và an toàn lao động, nâng cao chất lượng công trìnhvà năng suất lao động, đảm bảo cho
việc hoàn thành nhiệm vụ sản xuất của Công ty
* Phòng Tài vụ ( bao gồm Kế toán, thóng kê, tài chính ) : Xây dựng dự toán kinh phí của Công ty, quản lý và phan phối kinh phí theo kế hoạch được duyệt một cách kịp thời, chính xác, đảm bảo cho mọi hoạt động của Công ty
* Phòng tổ chức hành chính,y tế : Giúp Giám đốc xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống tổ chức trước mắt và lâu dài về nhân sự, đào tạo tổ chức sản xuất của Công ty, giải quyết các công việc hành hính quản trị, đáp ứng cho nhu cầu sản xuất và các hoạt động khác của Công ty, quản lý theo dõi, khám chữa bệnh bảo vệ sức khoẻ cho CBCNV, phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cưú các bệnh nghề nghiệp cho toàn ngành
II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ BỘ SỔ KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC HÀ NỘI
1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán.
Công ty thoát nước Hà Nội là một đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình vừa tập trung vừa phân tán và tương đối gọn nhẹ. Công tác hạch toán phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh do kế toán thực hiện trên cơ sở chứng từ chi tiêu tại các xí nghiệp trực thuộc do nhân viên thống kê kế toán tổng hợp gửi về và các chứng từ chi tiêu tại phòng Tài vụ công ty.
Sơ đồ số 05: SƠ ĐỒ BỘ MÁY KẾ TOÁN
Kế toán trưởng
(Trưởng phòng tài vụ)
Kế toán tổng hợp
(Phó phòng tài vụ)
Kế toán tiền lương
(Phó phòng tài vụ)
Kế toán TSCĐ
Kế toán NLVL và CCDC
Kế toán ngân hàng
Kế toán thanh quyết toán
Kế toán chi phí về giá thành
Kế toán phụ trách xí nghiệp 1, 2, 3
Kế toán phụ trách xí nghiệp 4, xây lắp và bơm yên sở
Thủ quỹ
Nhân viên kế toán hạch toán tại các xí nghiệp
Phòng Tài vụ ( phòng kế toán của Công ty thoát nước Hà Nội ) Gồm 10 cán bộ kế toán:
- Kế toán trưởng – Trưởng phòng tài vụ : Giúp việc, tham mưu cho giám đốc các vấn đề hạch toán kinh doanh bảo toàn và phát triển vốn cho Công ty. Thực hiện các pháp lệnh kế toán, thống kê và điều lệ tổ chức kế toán nhà nước trong sản xuất kinh doanh của Công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hạch toán sản xuất kinh doanh toàn Công ty, điều hành chuyên môn nghiệp vụ các kế toán tổng hợp của các Xí nghiệp trực thuộc,tạo điều kiện và giúp đỡ các Xí nghiệp hạch toán báo sổ, tạo nguồn vốn, sản xuất kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn của Công ty giao
Phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc về mọi hoạt đông kinh tế của Công ty.
- Phó phòng tài vụ : Giúp trưởng phòng hoàn thành công việc của phòng. Phụ trách nhóm Kế toán lương, theo dõi toàn bộ tiền lương trong
Công ty, theo dõi tăng giảm lao động. Lập kế hoạch báo cáo về lao động tiền lương.ký duyệt thanh toán các chế độ ngoài lương cho CBCNV.
- Kế toán TSCĐ: Thực hiện các bước hạch toán nhập, xuất, tăng giảm TSCĐ, trích khấu hao và báo nợ cho các đơn vị trực thuộc.
- Kế toán Ngân hàng: thực hiện chức năng kế toán vốn bằng tiền và các khoản thanh toán qua Ngân hàng.
- Kế toán tiền lương: thực hiện việc thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, đồng thời thực hiện các công việc trích
BHXH, BHYT, và các khác trích theo lương.
- Kế toán các xí nghiệp: Thực hiện công việc về hạch toán vật tư, tiền
lương, BHXH, khấu hao TSCĐ, tập hợp chi phí sản xuất. Nhân viên kế toán ở các xí nghiệp trực thuộc làm việc tương tự và hạch toán như công ty nhưng mang tính chất nội bộ ( chỉ tập hợp chi phí và tính giá thành), không hạch toán quỹ
Các xí nghiệp trực thuộc làm công tác tổ chức hạch toán ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các bảng biểu như bảng phân bổ tiền lương, kết chuyển chi phí … để báo gửi về phòng Tài vụ Công ty để tập hợp số liệu theo mẫu thống nhất
2. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán.
Hiện nay Công ty áp dụng phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên và sử dụng hình thức kế toán Nhật ký-Chứng từ, kết hợp giữa việc ghi chép theo thứ thự thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống, giữa kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết, giữa việc ghi chép hàng ngày với việc tổng hợp số liệu báo cáo cuối tháng.
Sơ đồ số 06: SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
Chứng từ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ
NKCT
1,2,3,4,5,10
NKCT
9
BK 4,5,6
(214)
Thẻ TSCĐ
Sổ Cái TK 211,212,213,214
NKCT
7 (214)
Sổ chi tiết TSCĐ
Bảng tổng hợp chi tiết tăng, giảm TSCĐ
Báo cáo tài chính
a. Quy chế về tài chính và sử dụng tài sản của công ty Thoát nước Hà Nội.
1. Nội dung công khai về tài chính:
- Báo cáo tài chính các chỉ tiêu tài sản chính sau theo định kỳ năm: Tại Đại hội CBCNV.
- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tài chính định kỳ quý (Tại cuộc họp cán bộ chủ chốt)
2. Nội dung công khai về sử dụng tài sản công:
Hàng năm có báo cáo công khai diện tích trụ sở làm việc của văn phòng Công ty, các xí nghiệp trực thuộc Công ty.
- Hàng năm có báo cáo công khai về việc sử dụng các dụng cụ làm việc, văn phòng phẩm, điện thoại, fax, ô tô... (Hiện nay trong Công ty mới có quy định về sử dụng điện thoại).
- Quy định trách nhiệm vật chất đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm: Đơn vị cá nhân trong doanh nghiệp nếu thiếu trách nhiệm làm hư hỏng, sai mục đích.... thì phải bồi thường theo quy định.
- Đưa ra các danh mục tài sản thanhlý, hoặc chuyển giao về giá trị còn lại theo sổ sách. Việc này được công khai sau khi có đánh giá tài sản, khi thanh lý, chuyển giao phải thành lập hội đồng thanh lý, chuyển giao tài sản và thực hiện đầy đủ các quy định, thủ tục thanh lý, chuyển giao tài sản theo quy định của Nhà nước.
3. Thời gian công khai.
- Công khai về tài chính thực hiện theo quý và năm.
- Báo cáo tại Hội đồng CNVC hàng năm
- Báo cáo định kỳ từng quý tại cuộc họp cán bộ chủ chống trong Công ty.
- Công khai một số chỉ tiêu về tài chính
b. Tổ chức vận dụng chứng từ, tài khoản và sổ sách kế toán
* Chứng từ tăng giảm TSCĐ: 4 chứng từ
+ Hợp đồng mua bán TSCĐ hữu hình
+ Biên bản đánh giá lại TSCĐ hữu hình
+ Biên bản giao nhận TSCĐ hữu hình
+ Biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ hữu hình.
Hàng ngày khi có các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐ, nhân viên phòng kế toán có nhiệm vụ thu thập các tài liệu, chứng từ do nhân viên của các bộ phận khác đại diện cho việc giao nhận TSCĐ đem đến để ghi vào quyển sổ theo dõi tăng, giảm TSCĐ.
* Tài khoản sử dụng: TK 211: TSCĐ hữu hình
+ TK 2111: Nhà cửa vật kiến trúc
TK 2112: Máy móc thiết bị
TK 2113: Phương tiện vận tải truyền dẫn
TK 2114: thiết bị, dụng cụ quản lý
TK 2115: Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm
TK 2118: TSCĐ khác.
Ngoài TK 211 - TSCĐ hữu hình, kế toán còn sử dụng
TK 411: nguồn vốn kinh doanh, tài khoản này dùng để phản ánh nguồn vốn hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn kinh doanh của Công ty.
+ TK 214: Hao mòn TSCĐ
+ TK 241: Xây dựng cơ bản dở dang.
Và một số tài khoản khác như tàikhoản 111, 112, 331, 642, 721, 821...
* Sổ sách kế toán:
- Kế toán Công ty dùng hệ thống sổ kế toán sau để kế toán tổng hợp TSCĐ:
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái TK211
+ Sổ tổng hợp khấu hao TSCĐ
+ Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ
+ Sổ, thẻ hạch toán chi tiết.
c. Tổ chức hệ thống báo cáo tài chính của công ty Thoát nước Hà Nội.
Công ty báo cáo theo quý (Một kỳ kế toán là một quý) một năm báo cáo 4 kỳ vào ngày cuối tháng của một quý. Báo cáo này được gửi cho : Cục Thống kê, Cơ quan thuế, Sở vật giá tài chính, Chi cục quản lý doanh nghiệp, ngoài ra còn phải gửi cho Sở Giao thông công chính là đơn vị chủ quản của Công ty. Hệ thống báo cáo gồm các mẫu biểu sau: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính.
III. HẠCH TOÁN CHI TIẾT TSCĐ TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC HÀ NỘI
- Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, tài sản cố định của Công ty thường xuyên biến động. Để quản lý tốt TSCĐ, kế toán TSCĐ theo dõi chặt chẽ, phản ánh kịp thời mọi trường hợp.
- Kế toán chi tiết TSCĐ được thực hiện cho từng TSCĐ, từng nhóm (hoặc loại) TSCĐ theo theo nơi sử dụng TSCĐ.
* Để theo dõi, quản lý từng TSCĐ kế toán sử dụng thẻ TSCĐ. Thẻ TSCĐ được lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ.
Thẻ TSCĐ bao gồm 4 phần chính:
+ Phần phản ánh các chỉ tiêu chung về TSCĐ như tên, ký hiệu, quy cách, số liệu, nước sản xuất, năm sản xuất...
+ Phần phản ánh chỉ tiêu về nguyên giá khi đưa TSCĐ vào sử dụng, nguyên giá sau khi đánh giá lại,... và giá trị hao mòn luỹ kế qua các năm.
+ Phần phản ánh số phụ tùng, dụng cụ đồ nghề kèm theo TSCĐ.
+ Phần ghi giảm TSCĐ.
Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập và được kế toán trưởng ký xác nhận. Thẻ được lưu ở phòng kế toán trong một quá trình sử dụng tài sản.
Căn cứ để lập thẻ TSCĐ là biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ, bảng trích khấu hao TSCĐ và các tài liệu kỹ thuật liên quan.
* Để theo dõi chi tiết các loại, nhóm TSCĐ theo kết cấu, kế toán sử dụng các tài khoản cấp 2 theo quy định của nhà nước và mở thêm các chi tiết của các tài khoản cấp 2 này.
* Để theo dõi chi tiết TSCĐ theo nơi sử dụng, kế toán sử dụng sổ TSCĐ. Sổ TSCĐ mở cho toàn Công ty và mở cho từng bộ phận quản lý, sử dụng TSCĐ. Căn cứ để ghi vào sổ TSCĐ là các thẻ TSCĐ.
Ví dụ: Theo dõi chi tiết TSCĐ hữu hình theo loại, nhóm:
Nhóm I: TSCĐ thuộc Quỹ Đầu tư phát triển.
Loại A: Máy móc thiết bị.
Số hiệu 537JA: Máy bơm điện 160m3/h - 33kw.
Công ty Thoát nước Hà Nội
Địa chỉ: 95 Vân Hồ 3
Mẫu số: 04-TSCĐ
Ban hành theo QĐ số: 1141/TC/QĐ- CĐKT
ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính
BIÊN BẢN GIAO NHẬN TSCĐ
Ngày 15 tháng 02 năm 2003
Số: 450
- Căn cứ quyết định số: 950 ngày1/2/2003 của Công ty Thoát nước Hà Nội về việc mua sắm TSCĐ.
Bên giao nhận TSCĐ gồm:
Ông : Nguyễn Lê Chức vụ: Phó Giám đốc, đại diện bên nhận
Bà : Trịnh Thị Lan Chức vụ: Cửa hàng Trưởng, đại diện bên giao
Địa điểm giao nhận TSCĐ: Công ty Thoát nước Hà Nội - 95 Vân Hồ 3.
Xác nhận việc giao nhận TSCĐ như sau:
TT
Tên, quy cách, mã hiệu,
số hiệu TSCĐ
Số hiệu TSCĐ
Nước sản xuất
Công suất
Tổng giá
thanh toán
Nguyên giá
Thuế GTGT
1
Máy bơm điện - 33kw
537JA
Nhật Bản
160m3/h
17.151.114
1.715.111
Cộng
Đại diện bên nhận
(Ký, họ tên)
Đại diện bên giao
(Ký, họ tên)
Mẫu số: 01GTKT - 3LL
PY/99-B
N0 006285
HOÁ ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2 (Giao khách hàng)
Ngày 15 tháng 02 năm 2003
Đơn vị bán hàng: Cửa hàng Điện máy Số TK: 043211002121
Địa chỉ: 58 Trần Hưng Đạo - Hà Nội MS: 0013500210
Điện thoại: (04) 5652335
Tên người mua hàng:
Đơn vị: Công ty Thoát nước Hà Nội Số TK: 014055690119
Địa chỉ: 95 Vân Hồ 3 - Hà Nội MS: 0002560021
Hình thức thanh toán: TM/CK
TT
Tên hàng hoá, dịch vụ
Đơn vị
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
A
B
C
1
2
3 = 1 x 2
1
Máy bơm điện
Cái
01
17.151.114
17.151.114
Cộng tiền hàng
17.151.114
Thuế GTGT 10%
Tiền thuế
1.715.111
Tổng cộng tiền thanh toán
18.866.225
Số tiền bằng chữ: Mười tám triệu tám trăm sáu sáu ngàn hai trăm hai lăm đồng
Người mua hàng
(Kí ghi rõ họ tên)
Kế toán trưởng
(Kí ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Kí ghi rõ họ tên)
Sở Giao thông Công chính
Công ty Thoát nước Hà Nội
Mẫu số: 02-TSCĐ
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Ngày 16 tháng 03 năm 2003
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số 450 ngày 15/2/2003
Tên, kí hiệu, mã quy cách TSCĐ: Máy bơm điện - 33kw.
Số hiệu TSCĐ : 537JA.
Nước sản xuất : Nhật Bản - Năm sản xuất 2000.
Bộ phận quản lý sử dụng : Phòng Kỹ thuật.
Năm đưa vào sử dụng : 2/2003
Công suất thiết kế : 160m3/h.
Số chứng từ
Nguyên giá TSCĐ
Giá trị hao mòn
Ngày tháng
Diễn giải
Nguyên giá
Năm
GT hao mòn
Cộng dồn
A
B
C
1
2
3
4
450
15/2/2003
Mua máy bơm điện - 33kw
17.151.114
5
3.430.222,8
17.151.114
Cộng
Ngày tháng năm 2003
Sở Giao thông Công chính
Công ty Thoát nước Hà Nội
SỔ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Loại tài sản: Loại A
Số TT
Ghi tăng TSCĐ
Khấu hao TSCĐ
Ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Tên đặc điểm, ký
hiệu TSCĐ
Nước sản xuất
Tháng năm đưa vào sử dụng
Số hiệu TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ
Khấu hao
Khấu hao đã tính đến khi ghi giảm TSCĐ
Chứng từ
Lý do giảm TSCĐ
Số hiệu
Ngày tháng
Tỷ lệ (%) khấu hao
Mức khấu hao
Số hiệu
Ngày, tháng, năm
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Cộng
Người ghi sổ
(Ký, họ tên)
Kế toán trưởng
(Ký, họ tên)
Căn cứ vào các chứng từ liên quan kế toán phản ánh vào tài khoản
Nợ TK 211: 17.515.114
Nợ TK 1332: 1.715.111
Có TK 111: 18.866.225
Đồng thời: Nợ TK 414: 18.866.225
Có TK 411: 18.866.225
IV. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TSCĐ HH TẠI CÔNG TY THOÁT NƯỚC HÀ NỘI.
Để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ tại Công ty thoát nước Hà Nội, ké toán sử dụng các tài khoản chủ yếu sau:
TK 211- TSCĐ hữu hình
TK 214- Hao mòn TSCĐ
TK 241- XDCBDD
Và một số tài khoản khác như TK 111, 112, 331, 642, 721, 821 …
Kế toán Công ty dùng hệ thống sổ kế toán sau để kế toán tổng hợp TSCĐ
Sổ Nhật ký chung
Sổ Cái các tài khoản
Sổ tổng hợp khấu hao
Bảng tổng hợp chi tiết TSCĐ
Sổ thẻ hạch toán chi tiết….
1. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐ .
TSCĐ hữu hình của Công ty tăng do rất nhiều nguyên nhân như tăng do mua sắm, xây dựng, cấp phát... kế toán căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để ghi sổ cho phù hợp.
Trước khi đưa vào sử dụng Công ty phải lập Hội đồng bàn giao TSCĐ gồm đại diện bên mua và đại diện bên bán. Hội đồng bàn giao TSCĐ có nhiệm vụ nghiệm thu và lập biên bản giao nhận TSCĐ. Biên bản giao nhận được lập cho từng TSCĐ (Nếu giao nhận nhiều TSCĐ cùng một lúc có thể lập chung vào một biên bản giao nhận TSCĐ). Biên bản giao nhận TSCĐ được lập làm hai bản, bên giao TSCĐ giữ một bản và bên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 105.DOC