Luận văn Hoàn thiện hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Phần 1: Những vấn đề chung về hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 3

I. Sự cần thiết của hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm thụ trong doanh nghiệp sản xuất 3

1. Vai trò, ý nghĩa của thành phẩm, tiêu thụ thành phẩm 3

1.1. Khái niệm về thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm 3

1.2. Ý nghĩa việc tiêu thụ thành phẩm 4

2. Yêu cầu quản lý thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm 5

3. Nhiệm vụ hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm 6

II. Hạch toán thành phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 7

1. Phương pháp tính giá thành phẩm 7

1.1. Giá thành thành phẩm nhập kho. 7

1.2. Tính giá thành phẩm xuất kho 7

2. Hạch toán chi tiết thành phẩm 9

1.1. Phương pháp thẻ song song 9

1.2. Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 11

1.3. Phương pháp sổ số dư 11

3. Hạch toán tổng hợp thành phẩm 12

III. hạch toán tiêu thụ thành phẩm 14

1. Chuẩn mực kế toán về doanh thu 14

2. Hạch toán doanh thu bán hàng. 15

2.1. Hạch toán chi tiết doanh thu bán hàng 15

2.2. Hạch toán tổng hợp doanh thu bán hàng 16

3. Hạch toán giá vốn 20

3.1. Hạch toán chi tiết giá vốn thành phẩm tiêu thụ 20

3.2. Hạch toán tổng hợp giá vốn thành phẩm tiêu thụ 21

4. Hạch toán chiết khấu thanh toán và các khoản giảm trừ doanh thu 23

4.1. Hạch toán chiết khấu thanh toán 23

4.2. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 23

5. Hạch toán chi phí bán hàng 25

IV. Hệ thống sổ sách kế toán về tiêu thụ thành phẩm theo hình thức Nhật ký chung 27

Phần 2: Thực trạng hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại Xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái 28

I. Đặc điểm chung của xí nghiệp có ảnh hưởng đến kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại xí nghiệp 28

1. Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp 28

2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 29

3. Đặc điểm tổ chức sản xuất tại xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái 32

3.1. Đặc điểm quy trình kỹ thuật công nghệ sản xuất sản phẩm 32

3.2. Đặc điểm tổ chức sản xuất 32

4. Đặc điểm bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái. 33

5. Đặc điểm tổ chức kế toán tại xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái 36

5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp 36

5.2. Hình thức kế toán áp dụng 38

5.3. Hệ thống chứng từ, tài khoản, báo cáo kế toán 40

6. Đặc điểm thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái 41

6.1. Đặc điểm thành phẩm 41

6.2. Tiêu thụ thành phẩm 42

II. Thực trạng hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái 43

1. Hạch toán thành phẩm 43

1.1. Phương pháp tính giá thành phẩm 43

1.2. Hạch toán chi tiết thành phẩm 45

1.3. Hạch toán tổng hợp thành phẩm 50

2. Hạch toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩuViệt Thái 54

2.1. Tài khoản, chứng từ sử dụng 54

2.2. Hạch toán chi tiết 55

2.3. Hạch toán tổng hợp 56

3. Hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 61

3.1. Hạch toán giảm giá hàng bán 61

3.2. Hạch toán hàng bán bị trả lại 63

3.3. Hạch toán chiết khấu thương mại 64

4. Hạch toán giá vốn thành phẩm tiêu thụ 65

5. Hạch toán chi phí bán hàng 67

Phần 3: Hoàn thiện hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái 71

I. Đánh giá khái quát tình hình hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu việt thái 71

1. Ưu điểm 71

2. Tồn tại 74

II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái 76

1. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái 76

2. Phương hướng hoàn thiện 78

3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái 78

3.1. Hoàn thiện hạch toán thành phẩm 78

3.2. Hoàn thiện hạch toán doanh thu 79

3.3. Hoàn thiện hạch toán các khoản giảm trừ doanh thu 79

3.4. Hoàn thiện hạch toán giá vốn hàng bán 81

3.5. Hoàn thiện hạch toán phải thu khách hàng 81

3.6. Hoàn thiện hạch toán chi phí bán hàng 82

3.7. Một số biện pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ thành phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái 84

Kết luận 86

Danh mục tài liệu tham khảo

 

doc97 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t kỹ thuật, giác sơ đồ cho tổ cắt. Phòng kiểm tra chất lượng (KCS): kiểm tra chất lượng các thành phẩm, nguyên vật liệu, dụng cụ đồ dùng mua ngoài. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về bảo quản, đóng gói và vận chuyển sản phẩm. Phòng kế toán: giúp ban giám đốc kiểm tra việc thực hiện các chế độ quản lý kinh tế tài chính của các phòng ban. Hướng dẫn chỉ đạo các phòng ban và các bộ phận trực thuộc thực hiện việc ghi chép ban đầu đúng chế độ, phương pháp. Giúp giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế, hạch toán kinh tế, phân tích hoạt động kinh tế và quyết toán với cấp trên. Giúp giám đốc phổ biến, hướng dẫn thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các chế độ, thể lệ quản lý kinh tế tài chính trong phạm vi xí nghiệp. Tổ chức tổng hợp xác minh, cung cấp các số liệu theo quy định để phục vụ công tác kế hoạch hoá, công tác quản lý các phòng ban. Tham gia ý kiến với các phòng ban liên quan trong việc lập kế hoạch về từng mặt và kế hoạch tổng hợp của xí nghiệp. Phòng lao động tiền lương: ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu về số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động: tính lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các khoản phụ cấp, trợ cấp; phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội vào các đối tượng sử dụng lao động, lập báo cáo về lao động tiền lương. Phân tích tình hình quản lý, sử dụng thời gian lao động, quỹ tiền lương, năng suất lao động. Phòng đời sống- y tế: làm công tác xã hội như quản lý các công trình công cộng, môi trường, đời sống cán bộ công nhân viên, bảo đảm về y tế sức khỏe cho mọi người lao động. Ngoài ra tổ bảo vệ, tổ vệ sinh, tổ cơ điện, tổ nhà ăn và các tổ sản xuất đều hoạt động dưới sự chỉ đạo của giám đốc. Tất cả các phòng ban và các tổ sản xuất đều có quan hệ mật thiết với nhau, có nghĩa vụ giúp đỡ giám đốc một cách tích cực trên tất cả các mặt để giám đốc ra được những quyết định kịp thời và có hiệu quả. Ban Giám Đốc P.Tổ chức P. Kỹ thuật Phòng KCS P. KH vật tư P. Kế toán P. lao động P. Y tế Các phân xưởng Sơ đồ 5: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại xí nghiệp may Việt Thái 5. Đặc điểm tổ chức kế toán tại xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái 5.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của xí nghiệp Phòng kế toán được đặt dưới chỉ đạo của ban giám đốc. Bộ máy kế toán xí nghiệp có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra toàn bộ công tác kế toán trong phạm vi xí nghiệp, tổ chức các thông tin kinh tế, hướng dẫn chỉ đạo các bộ phận thực hiện đầy đủ ghi chép ban đầu và chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính. Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất, quản lý của xí nghiệp, bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức tập trung. Theo hình thức này, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán. Các bộ phận hàng ngày hoặc vài ngày chuyển chứng từ về phòng kế toán làm căn cứ tiến hành kiểm tra và ghi sổ. Bộ máy kế toán của xí nghiệp được tổ chức như sau: - Bộ phận kế toán tổng hợp. - Bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. - Bộ phận kế toán xây dựng cơ bản. - Bộ phận kế toán nguyên vật liệu và tài sản cố định. + Bộ phận kế toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm, vận dụng các phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí, tính giá thành phù hợp với đặc điểm sản xuất và quy trình công nghệ của xí nghiệp. Phản ánh, tổng hợp chi phí sản xuất theo từng giai đoạn sản xuất, từng phân xưởng theo các yếu tố chi phí, khoản mục giá thành theo sản phẩm và công việc. Xác định giá trị sản phẩm dở dang, tính giá thành thực tế sản xuất của sản phẩm, công việc hoàn thành. Tổng hợp kết quả hạch toán kinh tế của các phân xưởng, thực hiện dự toán chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành sản phẩm, lập báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. + Bộ phận kế toán xây dựng cơ bản: Phản ánh, tổng hợp số liệu về tình hình vay, cấp phát, sử dụng, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tính toán chi phí xây dựng, mua sắm TSCĐ, lập báo cáo về đầu tư xây dựng cơ bản. + Bộ phận kế toán vật liệu và TSCĐ: Tổng hợp số liệu về tình hình thu mua, vận chuyển, nhập xuất tồn kho nguyên vật liệu, tính giá thực tế của vật liệu thu mua, kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu về số lượng, chất lượng, mặt hàng. Phản ánh tổng hợp số liệu về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ hiện có, tình hình tăng, giảm và di chuyển TSCĐ, kiểm tra việc bảo quản, bảo dưỡng và sử dụng TSCĐ. Tính toán, phân bổ khấu hao TSCĐ hàng tháng vào chi phí hoạt động. Lập dự toán sửa chữa TSCĐ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn và dự toán chi phí sửa chữa lớn, phản ánh tình hình thanh lý, nhượng bán TSCĐ. + Bộ phận kế toán tổng hợp: Ghi chép, phản ánh tổng hợp số liệu về nhập xuất, tiêu thụ thành phẩm, về các loại vốn, các loại quỹ xí nghiệp, xác định kết quả lãi lỗ, các khoản thanh toán với ngân sách nhà nước, với ngân hàng, với khách hàng và với nội bộ xí nghiệp. Ghi chép sổ Cái, lập Bảng cân đối tài sản và báo cáo thuộc phần việc do mình phụ trách và một số báo cáo chung không thuộc nhiệm vụ của các bộ phận trên, kiểm tra tính trung thực của các báo cáo của xí nghiệp trước khi giám đốc duyệt. Báo cáo, phân tích hoạt động kinh tế của xí nghiệp. + Thủ quỹ: Là người chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của xí nghiệp. Hàng ngày, căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi... hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu chi. Trưởng phòng kế toán Bộ phận kế toán nguyên vật liệu và TSCĐ Bộ phận kế toán xây dựng cơ bản Bộ phận kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành Bộ phận kế toán tổng hợp Sơ đồ 6: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại xí nghiệp may XK Việt Thái 5.2. Hình thức kế toán áp dụng Để đáp ứng nhu cầu của công tác quản lý, đồng thời căn cứ vào quy mô, đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế toán cũng như điều kiện trang bị kỹ thuật tính toán xử lý thông tin, phòng Kế toán áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung”. Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc được ghi vào sổ Nhật ký chung, sau đó từ Nhật ký chung kế toán ghi vào sổ Cái theo từng tài khoản. Đồng thời từ chứng từ gốc kế toán ghi vào sổ chi tiết liên quan. Cuối tháng, cuối quý kế toán cộng sổ chi tiết, lập bảng tổng hợp chi tiết, cộng sổ Cái, đối chiếu giữa sổ Cái và bảng tổng hợp chi tiết để đảm bảo tính khớp đúng của việc ghi sổ tổng hợp chi tiết. Sau đó lấy số liệu tổng cộng ở sổ Cái lập bảng cân đối số phát sinh. Từ bảng này và bảng tổng hợp chi tiết kế toán lập báo cáo tài chính. Công tác kế toán của xí nghiệp đã thực hiện đầy đủ các giai đoạn của quá trình hạch toán, từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán đến lập hệ thống báo cáo kế toán. Hiện nay xí nghiệp có sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting nhưng chỉ đối với một số phần hành, công việc kế toán không hoàn toàn trên máy mà đó chỉ là một phần trợ giúp, xí nghiệp đang từng bước hoàn thiện công tác kế toán máy. Hệ thống sổ kế toán Xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái áp dụng: - Sổ tổng hợp: Sổ Nhật ký chung và sổ Cái: + Sổ Nhật ký chung: Là sổ quyển dùng cho cả năm để ghi các nghiệp vụ theo trình tự thời gian. Sổ này do kế toán tổng hợp ghi. + Sổ Cái: là sổ tổng hợp để ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng tài khoản. Mỗi tài khoản được mở trên một hay một số trang liên tiếp đủ để ghi cho toàn niên độ kế toán. Căn cứ để ghi sổ Cái là thông tin trên Nhật ký chung. Đầu kỳ phải đưa số dư vào từng tài khoản, cuối kỳ phải khóa sổ cho từng tài khoản, tính số dư cuối kỳ. Số phát sinh và số dư được dùng làm căn cứ để lập bảng cân đối số phát sinh. - Sổ kế toán chi tiết được mở tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý bao gồm: sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán, sổ chi tiết chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.. Chứng từ gốc Nhật ký chung Sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Bảng cân đối số PS Báo cáo tài chính Sơ đồ 7: Sơ đồ hạch toán trên sổ tại xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái Ghi hàng ngày Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Đối chiếu Một số đặc điểm về chế độ kế toán xí nghiệp áp dụng: Chế độ kế toán tại xí nghiệp là chế độ kế toán ban hành theo quyết định số 1141/ TCQĐ- CĐKT ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Bộ tài chính. Do xí nghiệp là một doanh nghiệp nhà nước nên việc vận dụng chế độ kế toán này là hoàn toàn phù hợp, theo đúng quy định chung. - Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 31 tháng 12 hàng năm. - Kỳ kế toán được quy định là một quý. - Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam. - Phương pháp tính khấu hao: phương pháp tính bình quân (theo tỷ lệ do Bộ tài chính quy định), không có trường hợp khấu hao đặc biệt. - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: theo phương pháp kê khai thường xuyên. - Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ (từ ngày 1/1/1999). - Không lập các khoản dự phòng. 5.3. Hệ thống chứng từ, tài khoản, báo cáo kế toán * Hệ thống chứng từ: Xí nghiệp đã đăng ký sử dụng hầu hết các chứng từ trong hệ thống chứng từ kế toán thống nhất do Bộ tài chính ban hành. Các loại chứng từ được sử dụng tại xí nghiệp may Việt Thái bao gồm: - Hoá đơn GTGT mẫu số 01 GTKT- 3LL. - Hoá đơn GTGT mẫu số 01 GTKT- 2LN. - Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho mẫu số 02- BH. - Phiếu nhập kho. - Hoá đơn cước vận chuyển mẫu số 03- BH. - Phiếu thu (01- TT), phiếu chi (02- TT), giấy đề nghị tạm ứng. - Uỷ nhiệm thu, uỷ nhịêm chi, séc... - Bảng chấm công. - Bảng thanh toán tiền lương. - Các chứng từ gốc khác (Biên bản kiểm nhận, biên bản kiểm kê, cước phí vận chuyển, bốc dỡ...) * Hệ thống tài khoản: Hệ thống tài khoản sử dụng tại xí nghiệp được xây dựng dựa theo chế độ kế toán 1141 TC/ CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ trưởng Bộ tài chính bao gồm hệ thống tài khoản ghi đơn và ghi kép. Việc chi tiết tài khoản theo các cấp căn cứ vào đặc điểm đối tượng hạch toán. Tuy nhiên xí nghiệp không sử dụng một số tài khoản như TK 151, các tài khoản lập dự phòng. * Hệ thống báo cáo: Xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái tổ chức lập báo cáo tài chính theo đúng quy định của nhà nước về nội dung, phương pháp và thời gian lập gửi theo Quyết định số 167/2000/QĐ- BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng tài chính bao gồm: - Báo cáo quản trị gồm: + Báo cáo chi tiết kết quả kinh doanh. + Báo cáo chi phí bán hàng, chi phí quản lý. + Báo cáo chi tiết thanh toán. - Báo cáo tài chính gồm: + Bảng cân đối kế toán mẫu số B 01- DN. + Báo cáo kết quả kinh doanh mẫu số B 02- DN. + Thuyết minh báo cáo tài chính. Bên cạnh việc lập báo cáo kế toán, kế toán viên còn phải tiến hành phân tích chúng để có những kiến nghị, đề xuất cho lãnh đạo xí nghiệp ra được những quyết định, giải pháp hữu hiệu thích hợp cho việc điều hành quản lý và hướng phát triển của xí nghiệp trong tương lai. 6. Đặc điểm thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái 6.1. Đặc điểm thành phẩm Xí nghiệp may Xuất khẩu Việt Thái là một doanh nghiệp sản xuất với quy mô lớn, sản phẩm đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng. Sản phẩm của xí nghiệp gồm chủ yếu là sản phẩm gia công theo đơn đặt hàng của khách và sản phẩm của xí nghiệp. Sự đa dạng, phong phú của sản phẩm tạo điều kiện thuận lợi cho khâu tiêu thụ sản phẩm song cũng gây không ít khó khăn cho xí nghiệp trong việc quản lý và hạch toán thành phẩm. Trong điều kiện hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường tràn ngập các loại quần áo do hàng loạt các nhà máy, xí nghiệp sản xuất ra với đầy đủ các mẫu mã thì khâu tiêu thụ của xí nghiệp cần có biện pháp tổ chức bán hàng sao cho thuận tiện nhất cho khách hàng và đẩy nhanh quá trình lưu thông sản phẩm. 6.2. Tiêu thụ thành phẩm Sản phẩm của xí nghiệp được tiêu thụ theo phương thức bán trực tiếp với hai hình thức thanh toán: - Bán hàng trả tiền ngay: khi mua hàng, khách hàng sẽ thanh toán ngay bằng tiền mặt, chuyển khoản, séc hoặc ngân phiếu. - Bán hàng trả chậm: Là trường hợp khách hàng nhận hàng và viết phiếu chậm thanh toán trong một khoảng thời gian nhất định. Hiện nay xí nghiệp đang khuyến khích, mở rộng bán hàng theo phương thức trả tiền ngay hoặc mua với khối lượng lớn sẽ có chính sách ưu đãi có lợi cho khách hàng, phần ưu đãi này có thể trả bằng tiền. Mặt khác, xí nghiệp đã áp dụng một số biện pháp thanh toán rất linh hoạt vừa phù hợp với khách hàng, vừa không ảnh hưởng tới lợi ích của xí nghiệp. Công tác quản lý tình hình bán hàng ở xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái: Mục đích của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng là sản xuất ra sản phẩm đạt chất lượng cao, số lượng lớn, đảm bảo tiêu thụ một cách nhanh nhất, tạo điều kiện thuận lợi để thu hồi vốn nhanh, quay vòng vốn một cách có hiệu quả và thu được lợi nhuận. Do vậy, trong công tác bán hàng, xí nghiệp luôn chú trọng đúng mức vào một số điểm sau: - Về quy cách, phẩm chất của sản phẩm: Trước khi đi vào sản xuất chính thức, bộ phận kỹ thuật sản xuất thử tiến hành sản xuất lấy mẫu, sau khi được bộ phận KCS kiểm tra và ký xác nhận mẫu bảo đảm các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định thì bộ phận sản xuất mới tiến hành sản xuất hàng loạt. Khi sản phẩm sản xuất xong, bộ phận KCS lại kiểm tra về quy cách, chất lượng một lần nữa, loại ra những sản phẩm không đủ quy cách, số còn lại cho nhập kho. Thủ kho phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bảo quản thành phẩm trong kho, tránh trường hợp thành phẩm bị hư hỏng, đảm bảo đến tay khách hàng theo đúng chất lượng mà họ yêu cầu. - Về khối lượng thành phẩm: Việc sản xuất sản phẩm của xí nghiệp hiện nay đều dựa trên cơ sở đã nghiên cứu thị trường đầu ra đã được các đối tác nước ngoài đảm nhận nên hầu như khối lượng sản phẩm sản xuất ra đều được tiêu thụ thậm chí có khi không đáp ứng đủ cho khách hàng. Hiện nay xí nghiệp đang cố gắng đẩy nhanh khối lượng thành phẩm để đáp ứng nhu cầu khách hàng. - Về giá cả: Việc xác định giá bán là một trong những yếu tố quan trọng. Việc xác định giá bán ở xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái được giám đốc giao cho phòng Kế hoạch vật tư bàn bạc thoả thuận thống nhất với khách hàng nước ngoài đưa ra giá gia công thích hợp nhất. Giá bán được xác nhận vừa trên cơ sở giá thành, vừa phải bám sát thị trường, đảm bảo giá bán hợp lý được thị trường chấp nhận, đồng thời bù đắp được chi phí bỏ ra và có lãi. - Về phương thức giao hàng: Những mặt hàng gia công cho đối tác nước ngoài, xí nghiệp vận chuyển sản phẩm đến tận nơi khách hàng yêu cầu như : cảng Hải Phòng, sân bay Nội Bài. II. Thực trạng hạch toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái 1. Hạch toán thành phẩm 1.1. Phương pháp tính giá thành phẩm - Giá thành thực tế thành phẩm nhập kho: Bộ phận kế toán chi phí và giá thành sẽ căn cứ vào các khoản chi phí sản xuất bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ, tiến hành tập hợp và tính ra giá thành sản xuất thực tế của từng loại thành phẩm hoàn thành. Đối với thành phẩm sản xuất: giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho là giá thành sản xuất thực tế. Đối với thành phẩm nhận gia công: giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho chính là giá thành thực tế của toàn bộ các chi phí gia công. Đối với thành phẩm đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại thì giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho là giá thành thực tế đã dùng để ghi giá vốn hàng bán. - Giá thành thực tế thành phẩm xuất kho: Thành phẩm xuất kho tại xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái được đánh giá theo giá bình quân cả kỳ dự trữ với công thức xác định như sau: Giá trị thực tế thành phẩm tồn kho đầu kỳ + Giá trị thực tế thành phẩm nhập kho trong kỳ Đơn giá bình quân = Số lượng thành phẩm thực tế tồn đầu kỳ + Số lượng thành phẩm thực tế nhập trong kỳ Giá thực tế của thành phẩm xuất kho = Số lượng thành phẩm xuất kho x Đơn giá thực tế bình quân xuất kho Ví dụ: Căn cứ báo cáo tồn kho hàng thành phẩm Quý IV/2003, kế toán tính đơn giá bình quân của mã hàng CAFE RACER tháng 10/2003 như sau: Đơn giá bình quân = 533.636 + 1.475.733 = 36.534 (đồng) 15 + 40 Giá thành thực tế của thành phẩm xuất kho = 45 x 36.534 = 1.644.030(đồng) Việc tính số lượng thành phẩm tồn kho cuối quý được tính dựa trên bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn kho thành phẩm (Biểu số 6- trang 48). 1.2. Hạch toán chi tiết thành phẩm Việc hạch toán chi tiết thành phẩm ở xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái được thực hiện theo phương pháp thẻ song song. Tại kho chỉ theo dõi về mặt số lượng, còn phòng kế toán theo dõi cả về số lượng và giá trị. - Tại kho: Thủ kho sử dụng thẻ kho để theo dõi hàng ngày tình hình nhập xuất tồn hàng thành phẩm theo chỉ tiêu số lượng, mỗi mã hàng được theo dõi trên 1 thẻ kho để tiện cho việc sử dụng kiểm tra đối chiếu số liệu. Hàng ngày, khi có các nghiệp vụ nhập, xuất kho thành phẩm, thủ kho kiểm tra số lượng thực nhập, thực xuất với số lượng ghi trên phiếu nhập, phiếu xuất và xác nhận số lượng thực nhập, thực xuất lên phiếu nhập, phiếu xuất kho. Thủ kho cho phép nhập kho, xuất kho khi đã kiểm tra phiếu nhập, phiếu xuất kho có đầy đủ chữ ký cũng như tính hợp lệ của các chứng từ này. Căn cứ vào các chứng từ này, thủ kho ghi vào thẻ kho của các thành phẩm có liên quan; cuối ngày tính ra số tồn và ghi vào thẻ kho. Hàng ngày hoặc định kỳ (2- 3 ngày) thủ kho chuyển toàn bộ phiếu nhập, phiếu xuất kho lên phòng kế toán. Cuối quý thủ kho cộng tổng nhập, tổng xuất và số tồn cuối quý của từng loại thành phẩm; đối chiếu với sổ kế toán chi tiết thành phẩm về chỉ tiêu số lượng. Khi có sự chênh lệch cần phải nhanh chóng kiểm tra, tìm ra nguyên nhân, xử lý ngay. Ví dụ: Trong tháng 10/ 2003 có các phiếu nhập, xuất kho sau: Biểu số 3 Công ty xnk thái bình Xí nghiệp may xk việt tHáI Phiếu nhập kho Số: 2722 Ngày 03/ 10/2003 Họ tên người giao hàng: Nguyễn Thị Thu- PX I Nhập tại kho: Thành phẩm Đvt: đồng Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, sản phẩm hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ Thực nhập 1 SNS 2 JKT Chiếc 105 60.324 6.334.020 2 FREETIME HEBO Chiếc 100 44.900,9 4.490.090 Cộng 10.824.110 Ngày nhập 03/ 10/ 2003 Thủ kho Người giao Phụ trách cung tiêu Biểu số 4 Công ty XNK thái bình Xí nghiệp may xk việt thái Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ Ngày 10 tháng 10 năm 2003. Quyển số: 2 Số: 2709 - Căn cứ lệnh điều động số: .......... của............................................................ về việc......................................................... - Họ tên người vận chuyển: Vũ Ngọc Lộ Hợp đồng số: 30/HĐ/01 - Xuất tại kho: Thành phẩm. - Nhập tại kho: Cảng Hải Phòng. Số TT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư sản phẩm, hàng hoá Đơn vị tính Số lượng Đơn giá (1000đ) Thành tiền (1000đ) Thực xuất Thực nhập 1 AJKJA399- 203 Chiếc 140 130 18.200 2 AJKJA21201-362 Chiếc 230 170 39.100 3 áo nỉ KTD- 125 Chiếc 315 65 20.475 4 áo bông AJ- 14 Chiếc 420 105 44.100 5 SNS 2 JKT Chiếc 150 70 10.500 6 FREETIME HEBO Chiếc 95 85 8.075 7 MX - 2075 Chiếc 285 120 34.200 Cộng 174.650 Xuất, ngày 10 tháng 10 năm 2003 Nhập, ngày... tháng... năm... Người lập phiếu Thủ kho xuất Người vận chuyển Thủ kho nhập Căn cứ vào phiếu nhập kho số 2722 (biểu số 1), phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ số 2709 (biểu số 2)..., thủ kho lập thẻ kho thành phẩm như sau: Biểu số 5 Công ty XNK Thái bình Xí nghiệp may XK việt thái Thẻ kho Kho: thành phẩm Quý IV/ 2003 - Tên, nhãn hiệu, quy cách sản phẩm : áo FREETIME HEBO - Đơn vị tính : Chiếc SốTT Chứng từ Diễn giải Ngày N- X Số lượng Ký XN SH NT Nhập Xuất Tồn 1 Tồn đầu kỳ 58 2 2722 03/10 Nhập từ PX I 03/10 100 158 3 2703 04/10 Xuất làm quà tặng 04/ 10 20 138 4 2726 09/10 Nhập từ PX II 09/ 10 70 208 5 2709 10/10 Xuất bán 10/ 10 95 143 ... ... ..... ... ... ... Cộng 405 370 93 - Tại phòng kế toán: Căn cứ vào các chứng từ nhập – xuất thành phẩm mà thủ kho gửi lên, kế toán tiến hành tập hợp số liệu vào sổ chi tiết thành phẩm. Cuối quý, kế toán tiến hành đối chiếu số liệu trên sổ chi tiết thành phẩm với thẻ kho tương ứng do thủ kho chuyển đến, đồng thời từ sổ chi tiết thành phẩm, kế toán lấy số liệu để ghi vào “Bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn kho thành phẩm”. Bảng tổng hợp này dùng để đối chiếu với sổ Cái TK 155. Ví dụ: Từ các phiếu nhập, xuất kho thành phẩm do thủ kho chuyển lên, kế toán đã ghi vào sổ chi tiết thành phẩm cho mã hàng FREETIME HEBO (Biểu số 6- trang 48). Đồng thời từ sổ chi tiết thành phẩm, kế toán tiến hành lập bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn kho thành phẩm (Biểu số 7- trang 49). Hạch toán chi tiết thành phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái theo phương pháp thẻ song song, có thể khái quát theo sơ đồ sau: Phiếu nhập kho Thẻ kho Sổ chi tiết thành phẩm Bảng tổng hợp N- X- T Phiếu xuất kho Sổ Cái TK 155 Sơ đồ 8: Sơ đồ hạch toán chi tiết thành phẩm tại xí nghiệp 1.3. Hạch toán tổng hợp thành phẩm Tuy số lượng thành phẩm sản xuất tại xí nghiệp trong kỳ tương đối lớn, đa dạng về chủng loại, biến động thường xuyên nhưng xí nghiệp đã lựa chọn cho mình phương pháp hạch toán kê khai thường xuyên. Xí nghiệp có đội ngũ kế toán vững vàng về chuyên môn cộng thêm kết hợp sử dụng máy tính trong công tác kế toán nên việc lựa chọn này thích hợp với điều kiện hiện tại của xí nghiệp. 1.3.1. Tài khoản sử dụng Tài khoản sử dụng: TK 155 “Thành phẩm” Tài khoản này dùng để ghi chép giá trị thành phẩm hiện tại của xí nghiệp và tình hình biến động tăng, giảm thành phẩm theo thực tế. Kết cấu tài khoản này như sau: Bên Nợ: Giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho trong kỳ. Bên Có: Giá thành thực tế của thành phẩm xuất kho trong kỳ. Dư Nợ: Giá thành thực tế của thành phảm tồn kho. 1.3.2. Phương pháp hạch toán * Đối với thành phẩm nhập kho: - Nhập kho thành phẩm từ các bộ phận sản xuất kinh doanh: Nợ TK 155: Giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho. Có TK 154: Giá thành thực tế của thành phẩm. - Trường hợp hàng đã tiêu thụ bị trả lại, đem nhập kho: Nợ TK 155 Có TK 632 - Trường hợp phát hiện thừa khi kiểm kê: Nợ TK 155: Giá trị thành phẩm thừa. Có TK 642: Giá trị thừa trong định mức. Có TK 338 (3381): Giá trị thừa chưa rõ nguyên nhân. * Đối với thành phẩm xuất kho: Nợ TK 632: Giá vốn hàng bán. Nợ TK 641, 642: Hàng mẫu, quà tặng Có TK 155: Giá thành thực tế của thành phẩm. - Trường hợp phát hiện thiếu khi kiểm kê kho thành phẩm: Nợ TL 642: Thiếu trong định mức. Nợ TK 138: Thiếu chưa rõ nguyên nhân. Có TK 155: Giá trị sản phẩm thiếu Có thể khái quát sơ đồ hạch toán tổng hợp thành phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩuViệt Thái như sau: TK 154 TK 155 TK 632 Sản phẩm hoàn thành nhập kho Xuất bán TK 632 TK 641, 642, 138 Sản phẩm đã bán bị trả lại Sản phẩm thiếu khi kiểm kê, Sp biếu tặng, hàng mẫu TK 642, 338 Sản phẩm thừa khi kiểm kê Sơ đồ 9: Sơ đồ hạch toán thành phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩuViệt Thái Căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất thành phẩm, kế toán ghi vào sổ Nhật ký chung, sau đó từ Nhật ký chung kế toán ghi vào sổ Cái TK 155. Cuối kỳ kế toán cộng sổ Cái, đối chiếu với bảng tổng hợp nhập- xuất- tồn kho thành phẩm để đảm bảo tính khớp đúng. Ví dụ: Tháng 10/ 2003, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho số 2722 (Biểu số 3- trang 45)... để ghi vào sổ Nhật ký chung như sau: Biểu số 8 Sổ Nhật ký chung Năm 2003 (trích) Đvt: đồng Chứng từ Diễn giải Đã ghi sổ Cái SH TK Số phát sinh SH NT Nợ Có Số trang trước chuyển sang ... ... .... 2722 03/10 Nhập kho thành phẩm từ PXI 155 154 10.824.110 10.824.110 ... ... ... Cộng chuyển sang trang sau Từ sổ Nhật ký chung, kế toán lấy số liệu ghi vào sổ Cái TK 155 (trang sau): Biếu số 9 Sổ Cái Tài khoản 155 Năm 2003 (trích quý IV/ 2003) Chứng từ Diễn giải Trang SNK TK ĐƯ Số phát sinh SH NT Nợ Có Số dư đầu kỳ 1.047.367.072 2722 03/10 Nhập kho thành phẩm từ PX I 154 10.824.110 ... ... ... ... ... ... 3041 31/12 Giá vốn thành phẩm xuất bán 632 2.743.380.974 Cộng phát sinh 1.937.713.530 2.199.458.780 Số dư cuối kỳ 785.621.822 Trình tự ghi sổ kế toán các nghiệp vụ về thành phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩu Việt Thái có thể khái quát theo sơ đồ sau: Chứng từ gốc về N – X thành phẩm Nhật ký chung Sổ chi tiết TK 155 Sổ Cái TK 155 Bảng tổng hợp N- X- T Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sơ đồ 10: Trình tự ghi sổ kế toán thành phẩm theo hình thức Nhật ký chung 2. Hạch toán doanh thu tiêu thụ sản phẩm tại xí nghiệp may xuất khẩuViệt Thái 2.1. Tài khoản, chứng từ sử dụng 2.1.1. Tài khoản sử dụng Để phản ánh và giám sát tình hình tiêu thụ một cách có hiệu quả, tại xí nghiệp sử dụng một số tài khoản sau để hạch toán quá trình tiêu thụ: Tài khoản 155 “Thành phẩm”. Tài khoản 511 “Doanh thu bán hàng”. Tài khoản 531 “Hàng bán bị trả lại”. Tài khoản 532 “Giảm giá hàng bán”. Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”. Tài khoản 911” Xác định kết quả kinh doanh”. Ngoài ra, để theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng và để hạch toán đầy đủ các nghiệp vụ, kế toán còn sử dụng các tài khoản sau: TK 131, 111, 112, 3331... 2.1.2. Chứng từ sử dụng: Trong công tác tiêu thụ thành phẩm, chứng từ ban đầu sử dụng là "Hoá đơn GTGT" mẫu số: 01 GTKT- 3LL và mẫu số: 01 GTKT- 2LN do Bộ tài chính phát hành. Trên ho

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36170.doc
Tài liệu liên quan