Luận văn Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng Công Ty Sông Đà

MỤC LỤC

Danh mục bảng, biểu, sơ đồ

Tóm tắt luận văn

Lời mở đầu

Chương I: Những vấn đề lý luận chung về báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.1. Bản chất và vai trò của hệ thống báo cáo tài chính

1.1.1. Bản chất của hệ thống báo cáo tài chính

1.1.2. Vai trò của hệ thống báo cáo tài chính

1.1.3. Mục đích của hệ thống báo cáo tài chính

1.2. Hệ thống báo cáo tài chính ở Việt Nam qua các thời kỳ

1.2.1. Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam trước năm 1995

1.2.2. Nội dung của hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam từ năm 1995 đến nay.

1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu của báo cáo tài chính được sử dụng để phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

1.3. Nội dung chuẩn mực kế toán và kinh nghiệm một số nước trong việc lập báo cáo tài chính

1.3.1. Chuẩn mực kế toán quốc tế

1.3.2. Kinh nghiệm của một số nước trong việc lập báo cáo tài chính

1.3.3. Sự khác biệt giữa hệ thống báo cáo tài chính của Việt Nam so với chuẩn mực kế toán quốc tế và một số nước

1.4. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp thông qua hệ thống báo cáo tài chính

1.4.1. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp

1.4.2. Phương pháp và kỹ thuật phân tích tài chính

1.4.3. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp

Chương II: Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà

2.1. Khái quát chung về Tổng Công ty Sông Đà

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng công ty Sông Đà

2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh

2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng công ty Sông Đà

2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng công ty Sông Đà

2.2. Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính tại Tổng công ty Sông Đà

2.2.1. Báo cáo tài chính tại các công ty con

2.2.2. Báo cáo tài chính tại văn phòng Tổng công ty

2.2.3. Báo cáo tài chính hợp nhất toàn Tổng công ty

2.3. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Sông Đà

2.3.1. Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

2.3.2. Phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu kinh doanh

2.3.3. Phân tích hiệu quả sinh lời hoạt động kinh doanh

2.4. Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà

2.4.1. Ưu điểm

2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân chủ yếu

Chương III: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà

3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà

3.2. Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà

3.2.1. Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính tại Tổng công ty Sông Đà

3.2.2. Nguyên tắc hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính tại Tổng công ty Sông Đà

3.3. Nội dung hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà

3.3.1. Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính

3.3.2. Sử dụng báo cáo tài chính trong phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà

3.4. Điều kiện thực hiện nội dung hoàn thiện

3.4.1. Điều kiện vĩ mô

3.4.2. Điều kiện vi mô

 

Kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Phụ lục

 

docx148 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2922 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng Công Ty Sông Đà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ty Xây dựng Thủy điện Sông Đà. Ngày 15 tháng 11 năm 1995, theo Quyết định số 966/BXD-TCLD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Tổng công ty được thành lập lại theo mô hình Tổng công ty 90 với tên gọi là Tổng công ty Xây dựng Sông Đà. Và ngày 11 tháng 03 năm 2002, theo Quyết định số 285/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Tổng công ty Xây dựng Sông Đà đã được đổi tên thành Tổng công ty Sông Đà. Có thể nói, lịch sử phát triển của Tổng công ty Sông Đà luôn gắn liền với các công trình thủy điện, công nghiệp và giao thông trọng điểm của đất nước mà Tổng công ty đã và đang thi công. Đó là các nhà máy thủy điện Thác Bà (110MW), Hòa Bình (1.920MW), Trị An (400MW), Vĩnh Sơn (66MW), Sông Hinh (66MW), Yaly (720MW), Sê San 3 (273MW)…; Đường dây 500KV Bắc – Nam; Nhà máy Giấy Bãi Bằng, Nhà máy Dệt Minh Phương, Nhà máy xi măng Bút Sơn; Đường cao tốc Láng Hòa Lạc, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10, đường Hồ Chí Minh, Hầm đường bộ qua đèo Hải Vân… Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, Tổng công ty Sông Đà đã trở thành một Tổng công ty xây dựng hàng đầu của Việt Nam. Từ một đơn vị nhỏ bé chuyên về xây dựng thủy điện, đến nay Tổng công ty Sông Đà đã phát triển với hàng chục đơn vị thành viên hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước và trong rất nhiều lĩnh vực SXKD khác nhau. Đến năm 2006 Tổng công ty Sông Đà chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Mẹ – công ty con theo Quyết định số 2435/QĐ-BXD/TCCB ngày 30/12/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Cũng trong năm 2006, Tổng công ty đã chính thức trình Đề án hình thành và phát triển Tập đoàn Sông Đà với cơ cấu tỷ trọng các ngành nghề gồm: xây lắp 40%, sản xuất công nghiệp 40% và dịch vụ 20%. Theo đó phần vốn điều lệ đăng ký của toàn bộ công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết đến cuối năm 2006 dự kiến là 4.320 tỷ đồng và tăng lên thành 7.000 tỷ đồng vào cuối năm 2010. Một số ngành nghề kinh doanh mới sẽ được bổ sung khi hình thành tập đoàn này như: lắp đặt thiết bị công nghiệp (nhiệt điện); cơ khí chế tạo (các thiết bị cho nhà máy nhiệt điện, xi măng); thương mại (đầu tư khu kinh tế mở, khu công nghiệp). Ngày nay Tổng công ty có một đội ngũ hơn 30.000 cán bộ và công nhân kỹ thuật lành nghề, trong đó có hơn 4.000 cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ đại học và trên đại học. 2.1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Tổng Công Ty Sông Đà là một trong những Tổng công ty lớn mạnh của Bộ Xây dựng có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng cho đất nước, đồng thời góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với những thành tích và đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng đất nước, Tổng Công Ty Sông Đà đã hai lần được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, cùng nhiều huy chương khác, nhiều tập thể và cá nhân đã được tặng danh hiệu anh hùng lao động, chiến sỹ thi đua toàn quốc và nhiều danh hiệu cao quý khác. Hoạt động kinh doanh chính của Tổng Công ty như sau : Thực hiện sản xuất – kinh doanh trong các lĩnh vực: + Xây lắp: xây dựng và tổng thầu xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, giao thông ( cầu đường bộ, sân bay, bến cảng…), các công trình ngầm, công trình công nghiệp, dân dụng; xây lắp đồng bộ các hệ thống đường dây và trạm cao, trung, hạ thế, các hệ thống điện công nghiệp và dân dụng; lắp đặt các hệ thống thiết bị công nghệ của công trình công nghiêp, thủy điện; + Sản xuất công nghiệp: sản xuất kinh doanh điện thương phẩm; vật liệu xây dựng, xi măng, sắt thép, may mặc và các sản phẩm công nghiệp, dân dụng khác; chế tạo, lắp đặt thiết bị thủy điện, thủy lợi và các kết cấu cơ khí xây dựng. + Tư vấn đầu tư và xây dựng: tư vấn đầu tư các dự án; khảo sát địa hình, địa chất, thủy văn các dự án đầu tư; thiết kế các công trình thủy điện, thủy lợi, công nghiệp, dân dụng; thiết kế trạm biến áp và đường dây điện; thẩm định thiết kế kỹ thuật các công trình công nghiệp, dân dụng; lập quy hoạch dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, kỹ thuật hạ tầng đô thị; tư vấn, giám sát các công trình thủy điện, công nghiệp, dân dụng, giao thông; thí nghiệm chuyên ngành các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của Tổng công ty; quản lý dự án các công trình thủy điện, thủy lợi và các công trình công nghiệp, dân dụng; + Đầu tư phát triển, kinh doanh khu đô thị, khu công nghiệp và cơ sở hạ tầng. + Xuất nhập khẩu vật tư thiết bị, máy móc; xuất khẩu sản phẩm công nghiệp; xuất khẩu lao động; + Vận tải đường thủy, đường bộ bao gồm: các thiết bị siêu trường, siêu trọng và các sản phẩm hàng hóa khác; + Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; + Tổ chức đào tạo, cung ứng nhân lực và kinh doanh các dịch vụ đào tạo; + Các ngành nghề kinh doanh khác theo quy định của pháp luật. - Đầu tư tài chính vào các Công ty con, công ty liên kết. Trong những năm gần đây nhờ sự nỗ lực trên mọi mặt kinh doanh của Tổng Công ty ngày càng được mở rộng, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đảm bảo việc thực hiện tốt các nghĩa vụ với Ngân Sách Nhà Nước và chăm lo chu đáo đến đời sống cán bộ công nhân viên. Để đánh giá tình hình hoạt động của Tổng Công ty ta xem xét một số chỉ tiêu cơ bản qua bảng sau: BẢNG 01: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 KH Năm 2008 Giá trị sản lượng Tỷ 3.800 4.360 7.390 10.500 12.500 Doanh thu Tỷ 3.364 3.709 6.816 9.040 10.950 Thu nhập trước thuế Tỷ 72,7 80 422 457 500 Lao động bình quân Người 27.000 29.500 30.000 32.000 Thu nhập bình quân đầu người/ tháng Ngàn đồng 1.185 1.650 1.750 2.100 2.450 ( Nguồn số liệu : Phòng Kế toán Tổng Công Ty Sông Đà) 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng Công Ty Sông Đà Là doanh nghiệp đứng đầu trong nghành xây dựng, Tổng Công Ty Sông Đà có chức năng nhiệm vụ vô cùng to lớn nên để có một cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh có hiệu quả và phù hợp với nghành nghề kinh doanh thực tế của Tổng Công ty. Tổng công ty là tổ chức kinh tế lớn với 19 đơn vị trực thuộc công ty mẹ (trong đó có 3 đại diện công ty mẹ, 11 ban điều hành dự án, 3 ban quản lý dự án, 1 đơn vị hạch toán phụ thuộc và 1 đơn vị sự nghiệp); 30 công ty con ( trong đó có 3 công ty con do công ty mẹ đầu tư 100% vốn điều lệ, 27 công ty do công ty mẹ nắm giữ cổ phần chi phối) và 18 công ty liên kết. Tổng công ty có cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành gồm: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát Tổng giám đốc, các Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng Bộ máy giúp việc Hoạt động của Tổng Công ty được quản lý bởi Hội đồng quản trị và sự điều hành của Tổng Giám đốc. Giúp việc cho Hội Đồng quản trị và Tổng Giám đốc là các phòng ban của Tổng Công ty. Các công ty con có tư cách pháp nhân đầy đủ, có quyền tự chủ về sản xuất kinh doanh, tài chính và chịu trách nhiệm trước nhà nước về việc chấp hành đầy đủ các chế độ chính sách thể lệ về kinh tế tài chính, thu nộp thuế và các khoản khác nhưng vẫn chịu sự ràng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với Tổng Công ty. Các Công ty trực thuộc có tư cách pháp nhân hạn chế, có quyền tự chủ về sản xuất kinh doanh theo sự phân cấp của Tổng Công ty và chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ và quyền lợi với Tổng Công ty. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng Công Ty Sông Đà Xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh nghành xây dựng là quy mô lớn, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, địa bàn rộng, có nhiều đơn vị trực thuộc và được phân cấp quản lý khác nhau nên tổ chức kế toán của Tổng Công ty bao gồm phòng kế toán trung tâm và các phòng kế toán của các đơn vị trực thuộc. Phòng kế toán Tổng Công ty đặt tại trụ sở của Tổng Công ty có các chức năng sau: Tổ chức quản lý tài chính và thực hiện hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại văn phòng Tổng Công ty như một doanh nghiệp độc lập. Tổng hợp số liệu từ phòng kế toán các đơn vị trực thuộc, các công ty con chuyển lên, lập báo cáo chung của Tổng Công ty . Chỉ đạo về mặt nghiệp vụ tài chính- kế toán trong Tổng Công ty. Về hình thức kế toán vận dụng: Tổng Công Ty Sông Đà là một trong những doanh nghiệp áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chung theo chế độ kế toán mới do Bộ Tài chính ban hành và được thực hiện trên máy vi tính thông qua một sản phẩm phần mềm do Tổng Công ty tự xây dựng. Đặc điểm của hình thức kế toán Nhật ký chung là sử dụng Sổ Nhật ký chung ghi chép tất cả hoạt động kinh tế tài chính theo thứ tự thời gian, đồng thời ghi Sổ Cái, sổ chi tiết tài khoản có liên quan. Hệ thống sổ kế toán sử dụng tại Tổng Công ty bao gồm: Sổ Nhật ký chuyên dùng: sổ nhật ký thu tiền, sổ nhật ký chi tiền, sổ nhật ký mua hàng…. Sổ Nhật ký chung Sổ Cái các tài khoản Sổ kế toán chi tiết: sổ chi tiết phải thu khách hàng, sổ chi tiết phải thu nội bộ…. 2.2. Thực trạng hệ thống báo cáo tài chính tại Tổng công ty Sông Đà Tổng Công ty áp dụng và tuân theo những quy định về chế độ tài chính kế toán của Nhà Nước và có những thay đổi cho phù hợp với những thay đổi của Nhà Nước. Hiện nay, Tổng công ty áp dụng Chế độ kế toán Doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Theo đó, báo cáo tài chính được lập bao gồm 04 mẫu biểu bắt buộc theo quy định của Nhà Nước, gồm: Bảng cân đối kế toán; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính. Cuối niên độ kế toán và giữa niên độ kế toán Tổng công ty lập Báo cáo tài chính riêng của Tổng công ty tại Văn phòng trụ sở chính cùng với báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên gửi lên Tổng công ty sẽ lập nên Báo cáo tài chính hợp nhất cho toàn Tổng công ty. Cụ thể hệ thống báo cáo tài chính tại công ty con và Tổng công ty như sau: Báo cáo tài chính tại các công ty con: Công ty con là những công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ do đó, công ty con sẽ tự lập báo cáo tài chính tại đơn vị mình trên cơ sở toàn bộ số liệu phát sinh tại đơn vị. Những công ty con này nếu có công ty con khác nữa thì sẽ lập báo cáo tài chính hợp nhất trên cơ sở báo cáo tài chính tại đơn vị mình và báo cáo tài chính của công ty con(cấp thấp hơn). Báo cáo tài chính tại các công ty con bao gồm: báo cáo tài chính giữa niên độ và báo cáo tài chính cuối niên độ; định kỳ gửi báo cáo cho Tổng công ty theo thời gian mà Tổng công ty quy định. Theo quy định của Tổng công ty, đối với báo cáo tài chính giữa niên độ ( báo cáo tài chính quý) thời gian chậm nhất phải gửi báo cáo là ngày 15 tháng đầu tiên của quý sau; đối với báo cáo tài chính năm thời gian chậm nhất là ngày 25 tháng 01 của năm sau. Tuy nhiên thực tế việc gửi báo cáo của các công ty con đều bị chậm trễ. Bảng cân đối kế toán: Sau khi kiểm tra, đối chiếu số liệu của tất cả các tài khoản, công ty sẽ chốt số liệu và lập Bảng cân đối phát sinh các tài khoản Bảng cân đối kế toán được lập căn cứ vào Bảng cân đối kế toán của năm trước và số dư các tài khoản từ loại 1 đến loại 4 trên bảng cân đối phát sinh các tài khoản của công ty. Các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán nhìn chung được lập đúng mẫu biểu theo QĐ 15, có phân loại tài sản thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Tuy nhiên, việc phân loại này chỉ mang tính tương đối và chưa chính xác. Ví dụ: trên sổ sách của công ty Sông Đà 3, khoản phải thu khách hàng từ công trình thủy điện Sêsan đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng từ năm 2004 và đã nhận được thanh toán 95% giá trị công trình, còn 5% sẽ thu vào năm 2009 sau khi hết hạn bảo hành công trình thì đơn vị lại để số tiền này vào chỉ tiêu “ Phải thu khách hàng ngắn hạn” thay vì chỉ tiêu “Phải thu khách hàng dài hạn”; hoặc việc sắp xếp số dư của một số tài khoản vào các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán còn chưa chính xác, ví dụ: số dư tài khoản 141 – Tạm ứng - phải được đưa vào chỉ tiêu “ Các khoản phải thu khác” thay vì chỉ tiêu “ Tài sản ngắn hạn khác”. Ngoài ra, việc theo dõi công nợ phải thu nội bộ và phải trả nội bộ chưa được các công ty lưu ý để khi lập báo cáo tài chính phải loại trừ các khoản phải thu và phải trả nội bộ tương ứng. Việc này dẫn đến số liệu trên Tổng tài sản và Tổng nguồn vốn lớn hơn so với thực tế. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được lập dựa trên tổng số phát sinh trên các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 trên Bảng cân đối phát sinh các tài khoản. Nội dung của các khoản mục cấu thành báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: bao gồm doanh thu từ hoạt động xây lắp, từ dịch vụ tư vấn đầu tư – xây dựng, xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp … Các khoản giảm trừ doanh thu: bao gồm các khoản như: giá trị vật liệu không đủ chất lượng trong sản xuất công nghiệp phải giảm giá cho khách hàng… Giá vốn hàng bán: được xác định là toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh trực tiếp của tất cả các loại hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sau khi loại trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm toàn bộ các chi phí liên quan đến quá trình hoạt dộng kinh doanh của công ty như chi phí nguyên vật liệu, tiền lương, phụ cấp lương, tiền ăn ca, trợ cấp mất việc làm theo luật định, các khoản trích nộp theo lương, khấu hao TSCĐ, các dịch vụ thuê ngoài, các khoản dự phòng, các khoản chi thưởng, nghiên cứu khoa học… Doanh thu hoạt động tài chính: bao gồm các khoản thu từ hoạt động đầu tư (liên doanh, liên kết), thu từ hoạt động mua bán chứng khoán, thu từ hoạt động cho thuê tài sản, thu lãi tiền gửi ngân hàng, thu nhập về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ theo quy định. Chi phí tài chính bao gồm: chi phí cho các hoạt động mua bán chứng khoán, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ, chi phí lãi vay cho số vốn huy động trong kỳ. Thu nhập khác: là các khoản thu từ việc bán vật tư, hàng hóa, công cụ dụng cụ đã phân bổ hết hoặc hư hỏng; thu từ việc thanh lý, nhượng bán TSCĐ đã khấu hao hết; thu từ các khoản nợ phải thu đã thanh lý nay thu hồi được, những khoản thuế phải nộp đã được Nhà Nước giảm. Chi phí khác: là các khoản chi phí liên quan đên nhượng bán, thanh lý tài sản, giá trị tổn thất tài sản sau khi đã trừ đi các khoản bồi thường theo quy định, chi phí thu hồi cho các khoản nợ đã xóa và các chi phí khác. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành: là khoản tiền thuế thu nhập doanh nghiệp công ty phải nộp phát sinh trong kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hầu hết các công ty đều lập theo phương pháp trực tiếp, một số công ty sử dụng phương pháp gián tiếp. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập trên cơ sở số liệu của Bảng cân đối kế toán, sổ sách của tài khoản 111 – Tiền mặt và tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng. Ngoài ra còn căn cứ vào một số biểu mẫu chi tiết như : Bảng tổng hợp khấu hao TSCĐ, Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ… Khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các công ty con thường lấy số liệu của từng tài khoản đối ứng trên sổ sách của tài khoản 111 – Tiền mặt và tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng. Việc này dẫn đến một số chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ không phản ánh đúng tình hình luân chuyển tiền cho từng loại hoạt động. Ví dụ: trong kỳ công ty Sông đà 2 mua TSCĐ là 01 dây chuyền sản xuất xi măng. Khi thanh toán tiền cho người bán công ty đã hạch toán qua tài khoản 331 – Phải trả người bán - nên khi lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, khoản này công ty cho vào chỉ tiêu “ Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ” ở phần “Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh” mà đáng ra khoản này phải ở chỉ tiêu “ Tiền chi mua sắm, xây dựng TSCĐ và các tài sản dài hạn khác” ở phần “ Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư” Thuyết minh báo cáo tài chính: Thuyết minh báo cáo tài chính được các công ty trình bày đầy đủ, ngoài các thông tin chi tiết về đặc điểm kinh doanh, chế độ kế toán áp dụng cũng như các chính sách khác, các công ty còn thuyết minh rõ ràng cho các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính. Tuy nhiên công ty lại không hề có sự thuyết minh nào đối với các chỉ tiêu trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Báo cáo tài chính tại Tổng công ty: Các đơn vị trực thuộc có tư cách pháp nhân hạn chế nên không lập báo cáo tài chính mà gửi số liệu về văn phòng tổng công ty. Trên cơ sở số liệu phát sinh của văn phòng và các đơn vị trực thuộc gửi về, Tổng công ty lập báo cáo tài chính chung cho văn phòng và các đơn vị trực thuộc. Sau khi có được báo cáo tài chính chung tại văn phòng và các đơn vị trực thuộc cùng báo cáo tài chính của các công ty con gửi về, Tổng công ty sẽ lập hệ thống báo cáo tài chính hợp nhất cho toàn Tổng công ty. Báo cáo tài chính hợp nhất được lập bằng cách cộng theo dòng và cột tương ứng trên báo cáo của Tổng công ty và các đơn vị thành viên, cụ thể: - Đối với BCTC của các đơn vị trực thuộc và văn phòng Tổng công ty: Về cơ bản các chỉ tiêu trên Báo cáo tài chính và phương pháp lập tương tự như các công ty con. Chỉ khác ở chỗ, số liệu bao gồm cả văn phòng của Tổng công ty và các đơn vị trực thuộc. Cụ thể căn cứ để lập của từng mẫu biểu như sau: Bảng cân đối kế toán: Trên cơ sở bảng cân đối phát sinh các tài khoản của các đơn vị trực thuộc gửi về cùng số liệu của văn phòng Tổng công ty, bộ phận kế toán tổng hợp sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu và nhập dữ liệu vào chương trình phần mềm để có được bảng cân đối phát sinh tổng hợp. Căn cứ vào bảng cân đối phát sinh tổng hợp này, kế toán tiến hành lập Bảng cân đối kế toán dựa trên số dư của từng tài khoản, từ tài khoản loại 1 đến tài khoản loại 4. Có thể khái quát quá trình lập bảng cân đối kế toán của Văn phòng Tổng công ty và các đơn vị phụ thuộc theo sơ đồ sau: Sơ đồ 01 : Quá trình lập bảng cân đối kế toán của Văn phòng Tổng công ty và các đơn vị phụ thuộc Kế toán tổng hợp kiểm tra, đối chiếu số liệu và nhập vào phần mềm Bảng cân đối phát sinh tổng hợp Thu thập số liệu để ghi vào các chỉ tiêu bên “Tài sản” và bên “Nguồn vốn”, các chỉ tiêu ngoài BKĐKT Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: được lập trên cơ sở số liệu của Bảng cân đối phát sinh tổng hợp nhưng căn cứ vào tổng số phát sinh của các tài khoản từ loại 5 đến loại 9 Sơ đồ 02: Quy trình lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Văn phòng Tổng công ty và các đơn vị phụ thuộc Căn cứ vào Bảng cân đối phát sinh tổng hợp Kiểm tra đối chiếu số liệu của BCKQKD năm trước Lấy số liệu của các chỉ tiêu tương ứng vào cột “Năm trước” Thu thập số liệu từ tài khoản loại 5 đến loại 9 để ghi vào cột “Năm nay” Báo cáo kết quả kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: được lập căn cứ vào sổ tổng hợp chữ T của tài khoản 111 – Tiền mặt và tài khoản 112 – Tiền gửi ngân hàng đối ứng với từng tài khoản liên quan đến tiền của văn phòng Tổng công ty và của từng đơn vị trực thuộc gửi về. Dựa vào từng tài khoản đối ứng của tài khoản tiền mặt và tiền gửi ngân hàng để phân loại các chỉ tiêu tương ứng trên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo 03 loại hoạt động. Sơ đồ 03: Quy trình lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của Văn phòng Tổng công ty và các đơn vị phụ thuộc Tổng hợp, kiểm tra đối chiếu số liệu của các đơn vị thành viên (sổ kế toán chi tiết, sổ quỹ tiền mặt, sổ tiền gửi ngân hàng) Thu thập và tính toán số liệu để ghi vào phần I – LCTT từ hoạt động kinh doanh Thu thập và tính toán số liệu để ghi vào phần II – LCTT từ hoạt động đầu tư Thu thập và tính toán số liệu để ghi vào phần III – LCTT từ hoạt động tài chính - Đối với BCTC hợp nhất của toàn Tổng công ty: Bảng cân đối kế toán hợp nhất: Trên cơ sở báo cáo tài chính của các công ty con gửi về, từng kế toán phần hành thuộc phòng Kế toán tài chính tiến hành kiểm tra, đối chiếu số liệu ở từng khoản mục, so sánh số liệu theo dõi trên Tổng công ty và số liệu báo cáo của các công ty về các khoản mục, nếu có chênh lệch thì yêu cầu chỉnh sửa sau đó kế toán tổng hợp tiến hành cộng theo cột và dòng trên Bảng cân đối kế toán của từng khoản mục của tất cả các công ty con và của Tổng công ty để đưa ra số liệu tổng cộng và đưa ra số liệu tổng hợp trên Bảng cân đối kế toán chung của toàn Tổng công ty. Riêng đối với các khoản phải thu, phải trả nội bộ sau khi ra số liệu tổng cộng của tất cả các đơn vị được tiến hành hợp nhất như sau: + Công ty tiên hành đối chiếu các khoản phải thu nội bộ của Tổng công ty với từng đơn vị so với các khoản mực số phải nộp lên Tổng công ty trên báo cáo của công ty con. Hai số liệu này ở trên Tổng công ty và dưới công ty này khớp nhau và được khử trùng, triệt tiêu ra khỏi số liệu tổng hợp trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất toàn Tổng công ty ( trừ bớt cả bên dư Nợ phải thu nội bộ và dư Có phải trả nội bộ) Ví dụ: Trên báo cáo của Công ty Sông đà 2: các khoản phải nộp Tổng công ty về tiền thu hộ khách hàng: 1.732.554.998 đồng Trên báo cáo của Tổng công ty: khoản phải thu nội bộ của Công ty Sông đà 2 về khoản tiền thu hộ khách hàng: 1.732.554.998 đồng. Số tiền 1.732.554.998 đồng sẽ được loại trừ ra khỏi các khoản phải thu, phải trả nội bộ trên số tổng cộng của Tài sản và Nguồn vốn. + Tương tự với các khoản Tổng công ty cấp cho các công ty con theo dõi trên các khoản phải trả và của công ty con theo dõi trên các khoản phải thu. Các khoản này bao gồm: đầu tư vốn kinh doanh, điều chuyển tài sản cố định… Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất: Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất được lập trên cơ sở tổng cộng theo cột và dòng các chỉ tiêu tương ứng trên báo cáo của tất cả các công ty con và của Tổng công ty. Các khoản doanh thu nội bộ và chi phí nội bộ như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giá vốn hàng bán, doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính không được loại trừ trong quá trình hợp nhất. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và Thuyết minh báo cáo tài chính được lập bằng cách cộng theo cột và dòng các chỉ tiêu tương ứng. Sơ đồ 04: Quy trình lập báo cáo tàI chính hợp nhất tại Tổng công ty Hợp nhất số liệu trên cơ sở loại trừ các chỉ tiêu nội bộ Số liệu từ các đơn vị trực thuộc Công ty con BCTC tại TCT và các đơn vị trực thuộc BCTC Hợp nhất BCTC các công ty con Số liệu phát sinh tại văn phòng TCT Công ty con Nhìn chung, 04 mẫu biểu quy định của Báo cáo tài chính được Tổng công ty lập đầy đủ và theo đúng mẫu quy định chung. Các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính nhìn chung được tính toán đầy đủ và chính xác. 2.3. Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Tổng công ty Sông Đà Trên báo cáo tài chính, ở phần thuyết minh Tổng công ty đã tính toán một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Tổng công ty dựa trên số liệu của Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Cụ thể đã tính toán được một số chỉ tiêu sau: tình hình công nợ và khả năng thanh toán; tình hình đầu tư và cơ cấu kinh doanh; hiệu quả sinh lời của hoạt động kinh doanh. 2.3.1.Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán: *Khả năng thanh toán hiện hành: Khả năng thanh toán Tổng tài sản = Hiện hành Tổng nợ phải trả 13.777.144.359.611 = = 1,24 11.111.516.008.773 * Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn: Khả năng thanh toán Tài sản ngắn hạn = Nợ ngắn hạn Nợ ngắn hạn 6.359.923.335.187 = = 1,18 5.409.660.568.451 * Khả năng thanh toán nhanh: Khả năng thanh Tiền = Toán nhanh Nợ ngắn hạn 865.431.867.551 = = 0,16 5.409.660.568.451 2.3.2. Nhóm chỉ tiêu phân tích tình hình đầu tư và cơ cấu kinh doanh: * Hệ số nợ: Hệ số Tổng số nợ = Nợ Tổng nguồn vốn 11.111.516.008.773 = = 0,8 13.777.144.359.611 * Hệ số tự tài trợ: Hệ số Tổng nguồn vốn chủ sở hữu = Tự tài trợ Tổng nguồn vốn 2.665.628.350.842 = = 0,2 13.777.144.359.611 * Hệ số đầu tư: Hệ số Giá trị TSCĐ + Đầu tư tài chính dài hạn = đầu tư Tổng tài sản 6.401.057.778.124 + 546.472.117.490 = = 0,5 13.777.144.359.611 2.3.3. Nhóm chỉ tiêu phân tích hiệu quả sinh lời hoạt động kinh doanh: * Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu: Tỷ suất lợi 443.055.801.736 = = 7% nhuận/doanh thu 6.294.186.508.835 * Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản: Tỷ suất lợi 443.055.801.736 = = 3,2% nhuận/tổng tài sản 13.777.144.359.611 * Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Tỷ suất lợi 443.055.801.736 = = 16,6% nhuận/vốn CSH 2.665.628.350.842 Các chỉ tiêu trên được trình bày ở tiểu mục b. Một số chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mục 37 – Những thông tin khác - mà không kèm theo sự phân tích nào. Vì thế, những đối tượng quan tâm đến thông tin về tình hình tài chính của Tổng công ty sẽ tự tiến hành phân tích căn cứ vào báo cáo tài chính trên. Trên đây là toàn bộ thực trạng về hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty Sông Đà. Qua thực trạng trên, công tác kế toán này có những ưu, nhược điểm sau: 2.4. Đánh giá thực trạng hệ thống báo cáo tài chính và việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng công ty thông qua hệ thống báo cáo tài chính 2.4.1. Ưu điểm: Cùng với sự phát triển của Tổng công ty, công tác kế toán cũng dần dần được hoàn thiện. Bộ máy kế toán của Tổng công ty được tổ chức phù hợp với yêu cầu công việc, phù hợp với trình độ và khả năng chuyên môn của từng người, đa số nhân viên trong phòng kế toán có trình độ đại học và sau đại học. Các nhân viên kế toán liên tục được bồi dưỡng nâng cao chuyên môn cho phù hợp với những

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxHoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính với việc phân tích tình hình tài chính tại Tổng Công Ty Sông Đà.docx
Tài liệu liên quan