MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình
Danh mục các phụ lục
LỜI MỞ ĐẦU
CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG
DOANH NGHIỆP . 1
1.1. Khái quát về kế toán quản trị . 1
1.1.1 Khái niệm kế toán quản trị . 1
1.1.2 Vai trò kế toán quản trị . 1
1.2 Tổng quát về hệ thống kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp . 2
1.2.1 Bản chất của kế toán trách nhiệm . 2
1.2.2 Vai trò kế toán trách nhiệm . 3
1.3 Chức năng và đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm. 3
1.3.1 Chức năng của kế toán trách nhiệm . 3
1.3.2 Đối tượng sử dụng thông tin kế toán trách nhiệm . 4
1.4 Nội dung của kế toán trách nhiệm . 5
1.4.1 Sự phân cấp quản lý và xác định các trung tâm trách nhiệm . 5
1.4.1.1 Sự phân cấp quản lý . 5
1.4.1.2 Xác định các trung tâm trách nhiệm . 6
1.4.2 Xác định các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá trách nhiệm quản trị bộ phận . 8
1.4.2.1 Quan điểm đánh giá trách nhiệm quản lý bộ phận. 8
1.4.2.2 Phương pháp đánh giá trách nhiệm quản trị bộ phận . 8
1.4.3 Xác định các báo cáo trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm . 13
1.4.4 Một số nội dung liên quan đến kế toán trách nhiệm . 16
KẾT LUẬN CHưƠNG 1 . 19
CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÕN HÀ NỘI . 20
2.1 Tình hình tổ chức quản lý kinh doanh và công tác kế toán . 20
2.1.1 Tình hình tổ chức quản lý kinh doanh . 20
2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. 20
2.1.1.2 Quy mô hoạt động kinh doanh . 21
2.1.1.3 Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty . 21
2.1.1.4 Tổ chức bộ máy hoạt động của công ty . 23
2.1.2 Tổ chức công tác kế toán . 27
2.1.2.1 Tổ chức bộ máy kế toán . 27
2.1.2.2 Vận dụng chế độ kế toán . 30
2.2 Thực trạng hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội . 34
2.2.1 Hệ thống các trung tâm trách nhiệm tại công ty . 34
2.2.1.1 Trung tâm chi phí . 34
2.2.1.2 Trung tâm doanh thu . 36
2.2.1.3 Trung tâm lợi nhuận . 36
2.2.1.4 Trung tâm đầu tư . 37
2.2.2 Quá trình thu thập số liệu tại các trung tâm trách nhiệm . 37
2.2.2.1 Các trung tâm chi phí . 38
2.2.2.2 Các trung tâm doanh thu . 47
2.2.2.3 Các Trung tâm lợi nhuận. 51
2.2.2.4 Trung tâm đầu tư . 53
2.2.3 Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ
phần chứng khoán Sài Gòn Hà Nội . 54
2.2.4 Nguyên nhân . 57
KẾT LUẬN CHưƠNG 2 . 59
CHưƠNG 3: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SÀI GÕN HÀ NỘI . 60
3.1 Các quan điểm hoàn thiện công tác kế toán trách nhiệm . 60
3.1.1 Phù hợp với mô hình tổ chức quản lý của công ty . 60
3.1.2 Phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của công ty . 60
3.1.3 Tính phù hợp và hài hòa giữa lợi ích và chi phí . 61
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống hệ thống KTTN tại Công ty CP Chứng
khoán Sài Gòn Hà Nội . 61
3.2.1.Về việc phân cấp quản lý và xác định các trung tâm trách nhiệm . 61
3.2.2. Về việc sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá trách nhiệm quản trị bộ phận . 63
3.2.3 Về việc thực hiện các báo cáo trách nhiệm . 66
3.2.3.1 Yêu cầu thông tin của nhà quản lý . 66
3.2.3.2 Về việc thực hiện các báo cáo trách nhiệm . 66
3.2.4 Về việc thiết kế danh mục tài khoản kế toán gắn với các trung tâm trách nhiệm . 72
3.2.5 Về việc phân bổ doanh thu, chi phí . 73
3.2.5 Một số giải pháp khác . 75
3.2.5.1 Đối với công ty . 75
3.2.5.2 Đối với các Cơ quan chức năng . 77
KẾT LUẬN CHưƠNG 3 . 78
KẾT LUẬN CHUNG . 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
82 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4313 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần chứng khoán Sài Gòn Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồ trên cho thấy, công ty có 9 trung tâm chi phí. Toàn bộ các trung
tâm chi phí này đều thuộc trung tâm chi phí dự toán. Cụ thể:
(1) Ban giám đốc
(2) Phòng kế toán tài chính
(3) Phòng công nghệ thông tin
(4) Phòng kế hoạch và phát triển thị trƣờng
(5) Phòng nhân sự và đào tạo
(6) Phòng hành chính
(7) Phòng phân tích
(8) Phòng kiểm soát nội bộ
(9) Văn phòng hội đồng quản trị
Toàn bộ chín trung tâm trách nhiệm này đều không trực tiếp tạo ra doanh thu.
Chi phí phát sinh tại các trung tâm chi phí này là chi phí quản lý. Sản phẩm mà các
trung tâm này tạo ra chủ yếu là sự quản lý, hỗ trợ và kiểm soát hoạt động kinh
doanh tại công ty, các báo cáo định kỳ…
BAN
GIÁM
ĐỐC
PHÒNG
KẾ
TOÁN
TÀI
CHÍNH
PHÒNG
KẾ
HOẠCH
VÀ PHÁT
TRIỂN
THỊ
TRƢỜNG
PHÒNG
CÔNG
NGHỆ
THÔN
G TIN
PHÒNG
NHÂN
SỰ VÀ
ĐÀO
TẠO
PHÒNG
HÀNH
CHÍNH
PHÒNG
PHÂN
TÍCH
PHÒNG
KIỂM
SOÁT
NỘI BỘ
VĂN
PHÒNG
HỘI
ĐỒNG
QUẢN
TRỊ
36
2.2.1.2 Trung tâm doanh thu
Nguồn doanh thu chính của công ty chủ yếu từ các dịch vụ nhƣ Môi giới
chứng khoán, Tƣ vấn tài chính, Tự doanh chứng khoán và các dịch vụ hỗ trợ vốn
cho nhà đầu tƣ, đƣợc gọi là trung tâm doanh thu của công ty. Hiện tại các trung tâm
doanh thu đƣợc phân cấp quản lý theo sơ đồ sau:
Hình 2.2.1.2 Sơ đồ các Trung tâm doanh thu của công ty
Nhƣ vậy, công ty hiện có bốn trung tâm doanh thu gồm:
(1) Phòng Môi giới chứng khoán
(2) Phòng Tƣ vấn tài chính và bảo lãnh phát hành
(3) Phòng Tự doanh
(4) Phòng Nguồn vốn
2.2.1.3 Trung tâm lợi nhuận
Công ty hiện có trụ sở chính tại Hà Nội và hai chi nhánh đặt tại TP.HCM và
Đà Nẵng. Công ty phân cấp thành ba trung tâm lợi nhuận, đƣợc thể hiện theo sơ đồ
sau:
Hình 2.2.1.2 Sơ đồ các Trung tâm lợi nhuận của công ty
TỔNG CÔNG TY
HỘI SỞ CHÍNH
CHI NHÁNH
TP.HCM
CHI NHÁNH
ĐÀ NẴNG
BAN
GIÁM ĐỐC
PHÒNG MÔI
GIỚI CHỨNG
KHOÁN
PHÒNG
TỰ DOANH
PHÒNG
TƢ VẤN
PHÒNG
NGUỒN VỐN
37
Công ty phân cấp thành ba trung tâm lợi nhuận gồm:
(1) Hội sở chính đặt tại Hà Nội
(2) Chi nhánh TP. HCM
(3) Chi nhánh Đà Nẵng
Trong ba trung tâm lợi nhuận trên thì Hội sở chính có cơ cấu tổ chức lớn nhất,
kế đến là Chi nhánh TP. HCM và nhỏ nhất là Chi nhánh Đà Nẵng.
2.2.1.4 Trung tâm đầu tƣ
Bộ máy hoạt động của công ty theo mô hình tổng công ty. Cao nhất là Tổng
giám đốc, vì vậy Ban Tổng giám đốc chính là Trung tâm đầu tƣ của công ty. Công
ty chỉ có một trung tâm đầu tƣ, đây là nơi có quyền lực cao nhất, quyết định toàn bộ
các hoạt động tổ chức kinh doanh của công ty.
2.2.2 Quá trình thu thập số liệu tại các trung tâm trách nhiệm
Hiện tại, bộ phận kế toán quản trị vẫn trực thuộc phòng kế toán toán tài chính.
Nội dung kế toán quản trị cũng do nhân viên kế toán tài chính kiêm nhiệm, cụ thể
do kế toán tổng hợp của công ty thực hiện. Do đó, ngay từ đầu để thuận lợi cho việc
thu thập, xử lý số liệu và thực hiện các báo cáo kế toán quản trị, bộ máy kế toán đã
xây dựng hệ thống tài khoản kế toán chi tiết đến từng trung trách nhiệm.
Thông thƣờng công tác thu thập số liệu và đánh giá hiệu quả hoạt động từng
trung tâm trách nhiệm đƣợc thực hiện định kỳ hàng tháng sau khi phòng kế toán tài
chính đã chốt số liệu của tháng đó.
Ngƣời thực hiện kế toán quản trị sẽ căn cứ vào sổ cái chi tiết tài khoản doanh
thu, chi phí thực tế phát sinh theo tháng đƣợc chi tiết theo từng phòng ban để thu
thập các số liệu liên quan đến từng trung tâm trách nhiệm. Đồng thời kết hợp với
các số liệu nhƣ kế hoạch doanh thu, chi phí theo tháng của từng phòng ban (đã đƣợc
cung cấp từ đầu năm tài chính) để lập các báo cáo đánh giá.
Để thuận tiện cho công tác quản lý cũng nhƣ tổng hợp và kết xuất dữ liệu, mỗi
trung tâm trách nhiệm đều đƣợc gắn liền với một mã số, cụ thể:
+ Đối với các Trung tâm chi phí:
Ban giám đốc: “01”
38
Phòng kế toán tài chính: “08”
Phòng công nghệ thông tin: “06”
Phòng kế hoạch và phát triển thị trƣờng: “04”
Phòng nhân sự và đào tạo: “15”
Phòng hành chính “02”
Phòng phân tích “09”
Phòng kiểm soát nội bộ “13”
Văn phòng Hội đồng quản trị: “12”
+ Đối với các Trung tâm doanh thu:
Phòng môi giới “07”
Phòng tƣ vấn “05”
Phòng nguồn vốn “10”
Phòng tự doanh “03”
Sau đây, luận văn sẽ trình bày cụ thể việc thu thập các số liệu liên quan đến
từng trung tâm chi phí vào tháng 11 năm 2010 tại công ty CP Chứng khoán Sài Gòn
Hà Nội nhƣ sau:
2.2.2.1 Các trung tâm chi phí
Theo nhƣ sơ đồ hệ thống kế toán trách nhiệm của công ty, công ty hiện có 9
trung tâm chi phí. Mỗi trung tâm chi phí đều đƣợc đặt một mã số riêng để thuận tiện
cho việc theo dõi và xử lý số liệu kế toán cũng nhƣ kết xuất dữ liệu để lập các báo
cáo quản trị theo từng trung tâm chi phí.
Trong quá trình hoạt động, chi phí phát sinh tại các trung tâm này đều đƣợc kế
toán hạch toán chi tiết theo từng trung tâm.
Mỗi trung tâm chi phí, ban quản trị đều có những quan điểm đánh giá và
phƣơng pháp đánh giá trách nhiệm quản trị bộ phận khác nhau. Sau đây, luận văn sẽ
trình bày cụ thể về những quan điểm và phƣơng pháp đánh giá trách nhiệm quản trị
của từng tâm chi phí tại Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội nhƣ sau:
a. Tiêu chí đánh giá trách nhiệm quản lý của các trung tâm chi phí
Trách nhiệm quản lý của các trung tâm chi phí tại công ty đƣợc đánh giá cả hai
mặt đó là hiệu quả và hiệu năng. Cụ thể:
39
- Đối với Ban giám đốc
Về mặt hiệu quả: Quan điểm đánh giá chính là trung tâm có thực hiện được
các mục tiêu đề ra như đạt được kế hoạch về lợi nhuận, điều hành công ty hiệu quả
giúp đời sống nhân viên ngày càng được nâng cao, chất lượng dịch vụ của công ty
ngày càng đa dạng và chất lượng,...hay không?
Về mặt hiệu năng: được đánh giá thông qua việc thực hiện dự toán chi phí.
- Đối với Phòng kế toán tài chính
Về mặt hiệu quả: đó là mức độ hoàn thành các nhiệm vụ kể trên một cách
đúng thời hạn, đồng thời phải tuân thủ và thực hiện đúng các chuẩn mực kế toán và
chính sách thuế. Và điều quan trọng là thực hiện các nghiệp vụ thanh toán đúng
theo quy chế tài chính và quy định chi tiêu nội bộ của công ty để không làm thất
thoát tài sản của công ty.
Về mặt hiệu năng: được đánh giá thông qua việc thực hiện dự toán chi phí.
- Đối với Phòng công nghệ thông tin
Về mặt hiệu quả: mức độ hoàn thành tốt được kế hoạch được đặt ra và hạn
chế đến mức tối đa các rủi ro về hệ thống như đường truyền hoạt động ổn định, lưu
trữ dữ liệu, bảo mật thông tin khách hàng, ...
Về mặt hiệu năng: được đánh giá thông qua việc thực hiện dự toán chi phí.
- Đối với Phòng kế hoạch và phát triển thị trƣờng
Về mặt hiệu quả: mức độ hoàn thành tốt kế hoạch của phòng đã đặt ra.
Về mặt hiệu năng: được đánh giá thông qua việc thực hiện dự toán chi phí.
- Đối với Phòng nhân sự và đào tạo
Về mặt hiệu quả: làm thế nào để đào tạo và duy trì được đội ngũ cán bộ nhân
viên ổn định và chuyên nghiệp. Xây dựng môi trường làm việc và văn hóa doanh
nghiệp phù hợp với định hướng phát triển của Công ty.
Về mặt hiệu năng: được đánh giá thông qua việc thực hiện dự toán chi phí.
- Đối với Phòng hành chính
Về mặt hiệu quả: mức độ hoàn thành tốt công việc được giao.
Về mặt hiệu năng: được đánh giá thông qua việc thực hiện dự toán chi phí.
40
- Đối với Phòng phân tích: đƣợc chia thành hai mảng
Về mặt hiệu quả: đó là mức độ chính xác của các Báo cáo, các buổi hội thảo
và lời khuyến nghị đầu tư đối với diễn biến của thị trường chứng khoán. Việc phân
tích càng chính xác đối với diễn biến của thị trường sẽ thu hút sự chú ý của Nhà
đầu tư đồng thời cũng hỗ trợ cho hoạt động tự doanh của công ty.
Về mặt hiệu năng: : được đánh giá thông qua việc thực hiện dự toán chi phí.
- Đối với Phòng kiểm soát nội bộ
Về mặt hiệu quả: đó là mức độ hoàn thành trách nhiệm trong việc giám sát
các hoạt động của các phòng ban nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro xảy
ra, đặc biệt là việc thất thoát tài sản và việc vi phạm các quy định của các cơ quan
Nhà nước.
Về mặt hiệu năng: : được đánh giá thông qua việc thực hiện dự toán chi phí.
- Đối với Văn phòng Hội đồng quản trị
Về mặt hiệu quả: đó là mức độ hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Về mặt hiệu năng: : được đánh giá thông qua việc thực hiện dự toán chi phí.
b. Phƣơng pháp đánh giá trách nhiệm quản trị của các trung tâm chi phí
Toàn bộ 9 trung tâm chi phí tại công ty CP Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội hầu
hết là trung tâm chi phí quản lý, chỉ có Phòng phân tích là trung tâm chi phí phục vụ
trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, những trung tâm chi phí này
đều đƣợc xem là trung tâm chi phí dự toán.
Để đánh giá trách nhiệm quản trị của các cấp quản lý cũng nhƣ việc đo lƣờng
thành quả hoạt động của các trung tâm chi phí, công ty đã sử dụng các phƣơng pháp
định tính, định lƣợng để đo lƣờng cả hai mặt hiệu quả và hiệu năng của các trung
tâm chi phí này.
Do đặc thù công việc của các trung tâm này là trung tâm chi phí quản lý, nên
sản phẩm đầu ra của các trung tâm này không thể lƣợng hoá đƣợc về mặt giá trị đó
chỉ là những báo cáo, những sản phẩm vô hình. Do đó, khi đánh giá trách nhiệm
quản trị cũng nhƣ đo lƣờng kết quả hoạt động của từng trung tâm chi phí này, công
41
ty áp dụng đánh giá hiệu quả quản lý dựa trên hai chỉ tiêu cơ bản sau:
- Các trung tâm này có hoàn thành đƣợc các nhiệm vụ đƣợc giao không? Để
đánh giá về mặt hiệu quả.
- Chi phí thực tế phát sinh có vƣợt quá chi phí dự toán hay không? Để đánh
giá về mặt hiệu năng.
Sau đây, luận văn sẽ trình bày một cách cụ thể hơn việc đánh giá trách nhiệm
quản trị cũng nhƣ việc đo lƣờng kết quả hoạt động của từng trung tâm chi phí từ
việc thu thập dữ liệu, tổng hợp và áp dụng các phƣơng pháp đánh giá trách nhiệm
quản trị của từng trung tâm chi phí nhƣ sau:
- Ban giám đốc: Chi phí phát sinh của Ban giám đốc gồm:
Các khoản chi phí từ tiền lƣơng tiền công nhƣ tiền lƣơng và chi phí BHXH,
BHYT, BHTN, KPCĐ, tiền ăn giữa ca,...
Chi phí vật tƣ, đồ dùng: chi phí công cụ dụng cụ chờ phân bổ, văn phòng phẩm
và các khoản chi về vật liệu khác để phục vụ cho công tác quản lý,...
Chi về tài sản là các chi phí liên quan đến việc khấu hao tài sản cố định hữu
hình, tài sản cố định vô hình,...
Chi phí dịch vụ mua ngoài đó là các khoản chi phi chung đƣợc phân bổ theo
các phòng ban nhƣ điện nƣớc, điện thoại,...
Chi phí bằng tiền khác gồm chi phí công tác, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại,
hoa hồng, hội nghị, tiếp khách,...
Những chi phí trên, hàng năm đều đã đƣợc lên kế hoạch chi phí và chi tiết theo
từng tháng để phục vụ cho công tác theo dõi và đánh giá biến động chi phí của từng
phòng ban.
Kết thúc một kỳ kế toán (tháng, quý, năm) kế toán quản trị sẽ thu thập các số
liệu thực tế phát sinh trong một kỳ kế toán thông qua các tài khoản chi phí chi tiết
theo từng khoản mục chi phí và lọc theo Ban giám đốc để tiến hành lên bảng đánh
giá việc Thực hiện kế hoạch trong một kỳ kế toán.
Bảng đánh giá việc Thực hiện kế hoạch trong kỳ kế toán của Ban giám đốc thể
hiện Chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh và chi phí dự toán ban đầu. Ban giám
42
đốc sẽ có trách nhiệm giải trình về những khoản chênh lệch do chi phí thực tế phát
sinh cao hơn so với kế hoạch đặt ra.
(Phụ lục 1: Bảng đánh giá thực hiện kế hoạch của BGĐ)
- Phòng kế toán tài chính: các khoản chi phí phát sinh gồm
Chi phí nhân viên quản lý nhƣ tiền lƣơng tiền công, BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ, tiền ăn giữa ca,..
Chi phí vật tƣ, đồ dùng nhƣ vật liệu, văn phòng phẩm, chi phí công cụ dụng
cụ,...
Chi về tài sản gồm các khoản khấu hao TSCĐ, bảo hiểm,...
Chi dịch vụ mua ngoài nhƣ điện nƣớc, điện thoại, ...
Chi phí bằng tiền khác ( công tác, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng,
hội nghị, tiếp khách)
Sau khi kết thúc một kỳ kế toán, kế toán quản trị thực hiện thu thập các khoản
chi phí thực tế phát sinh liên quan đến phòng kế toán tài chính thông qua các tài
khoản chi tiết theo từng phòng ban. Từ đó, kế toán quản trị tiến hành cập nhật các
số liệu vào Bảng đánh giá thực hiện kế hoạch để so sánh chênh lệch giữa chi phí
thực tế phát sinh và chi phí dự toán trong kỳ.
(Phụ lục 2: Bảng đánh giá thực hiện kế hoạch của Phòng kế toán tài chính)
- Phòng công nghệ thông tin: các chi phí phát sinh tại phòng công nghệ thông
tin gồm:
Chi phí nhân viên quản lý nhƣ tiền lƣơng tiền công, BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ, tiền ăn giữa ca,..
Chi phí vật tƣ, đồ dùng nhƣ vật liệu, văn phòng phẩm, chi phí công cụ dụng
cụ,...
Chi về tài sản gồm các khoản khấu hao TSCĐ, bảo hiểm,...
Chi dịch vụ mua ngoài nhƣ điện nƣớc, điện thoại, ...
Chi phí bằng tiền khác ( công tác, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng,
hội nghị, tiếp khách)
Kết thúc một kỳ kế toán (tháng, quý, năm) kế toán quản trị sẽ thu thập các số
43
liệu thực tế phát sinh trong một kỳ kế toán thông qua các tài khoản chi phí chi tiết
theo từng khoản mục chi phí và lọc theo từng phòng ban mà cụ thể là Phòng công
nghệ thông tin để tiến hành lên bảng đánh giá việc Thực hiện kế hoạch trong một kỳ
kế toán.
Bảng đánh giá việc Thực hiện kế hoạch trong kỳ kế toán của Phòng công nghệ
thông tin thể hiện Chênh lệch giữa chi phí thực tế phát sinh và chi phí dự toán ban
đầu. Phòng công nghệ thông tin sẽ có trách nhiệm giải trình về những khoản chênh
lệch do Chi phí thực tế phát sinh cao hơn so với kế hoạch đặt ra. .
(Phụ lục3: Bảng đánh giá thực hiện kế hoạch của Phòng công nghệ thông tin)
- Phòng kế hoạch và phát triển thị trƣờng: chi phí phát sinh tại Phòng kế
hoạch và phát triển thị trƣờng ngoài các khoản chi phí quản lý nhƣ các phòng khác,
còn có một khoản chi phí tƣơng đối quan trọng đó chi phí phát sinh liên quan đến
hoạt động quảng cáo, phát triển thị trƣờng, cụ thể các chi phí phát sinh thƣờng
xuyên gồm:
Chi phí nhân viên quản lý nhƣ tiền lƣơng tiền công, BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ, tiền ăn giữa ca,..
Chi phí vật tƣ, đồ dùng nhƣ vật liệu, văn phòng phẩm, chi phí công cụ dụng
cụ,...
Chi về tài sản gồm các khoản khấu hao TSCĐ, bảo hiểm,...
Chi dịch vụ mua ngoài nhƣ điện nƣớc, điện thoại, ...
Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại,...
Khi kết thúc một kỳ kế toán, kế toán quản trị thực hiện thu thập các số liệu chi
phí thực tế phát sinh liên quan đến phòng Kế hoạch và phát triển thị trƣờng để cập
nhật số liệu chi phí thực tế phát sinh và so sánh với chi phí dự toán của phòng ban
này, đồng thời từ đó có thể đánh giá đƣợc tình hình kiểm soát chi phí trong quá
trình hoạt động của phòng ban này.
(Phụ lục 4: Bảng đánh giá thực hiện kế hoạch của Phòng Kế hoạch và phát triển thị trường)
- Phòng nhân sự và đào tạo: cũng tƣơng tự nhƣ các trung tâm chi phí quản lý
trên, chi phí phát sinh tại Phòng nhân sự và đào tạo chủ yếu gồm:
44
Chi phí nhân viên quản lý nhƣ tiền lƣơng tiền công, BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ, tiền ăn giữa ca,..
Chi phí vật tƣ, đồ dùng nhƣ vật liệu, văn phòng phẩm, chi phí công cụ dụng
cụ,...
Chi về tài sản gồm các khoản khấu hao TSCĐ, bảo hiểm,...
Chi dịch vụ mua ngoài nhƣ điện nƣớc, điện thoại, ...
Chi phí bằng tiền khác nhƣ công tác, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa
hồng, hội nghị, tiếp khách.
Khi kết thúc kỳ kế toán, kế toán quản trị cũng tiến hành lọc dữ liệu liên quan
các khoản chi phí phát sinh trong kỳ thông qua các sổ chi tiết của từng khoản mục
chi phí của Phòng nhân sự và đào tạo. Từ đó, cập nhật thông tin chi phí thực tế phát
sinh của phòng này và so sánh chi phí dự toán thông qua Bảng đánh giá kế hoạch
thực hiện trong kỳ. Qua bảng đánh giá này, sẽ cho thấy tình hình kiểm soát chi phí
của phòng nhân sự và đào tạo.
(Phụ lục 5: Bảng đánh giá thực hiện kế hoạch của Phòng Nhân sự và đào tạo)
- Phòng hành chính: cũng tƣơng tự nhƣ phòng nhân sự và đào tạo, chi phí
phát sinh tại Phòng hành chính gồm:
Chi phí nhân viên quản lý nhƣ tiền lƣơng tiền công, BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ, tiền ăn giữa ca,..
Chi phí vật tƣ, đồ dùng nhƣ vật liệu, văn phòng phẩm, chi phí công cụ dụng
cụ,...
Chi về tài sản gồm các khoản khấu hao TSCĐ, bảo hiểm,...
Chi dịch vụ mua ngoài nhƣ điện nƣớc, điện thoại, ...
Chi phí bằng tiền khác nhƣ công tác, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa
hồng, hội nghị, tiếp khách.
Khi kết thúc kỳ kế toán, kế toán quản trị cũng tiến hành lọc dữ liệu liên quan
các khoản chi phí phát sinh trong kỳ thông qua các sổ chi tiết của từng khoản mục
chi phí của Phòng hành chính. Từ đó, cập nhật thông tin chi phí thực tế phát sinh
của phòng này và so sánh với chi phí dự toán thông qua Bảng đánh giá kế hoạch
45
thực hiện trong kỳ.
(Phụ lục 6: Bảng đánh giá thực hiện kế hoạch của Phòng Hành chính)
- Phòng phân tích : chi phí phát sinh của Phòng phân tích chủ yếu gồm:
Chi phí nhân viên quản lý nhƣ tiền lƣơng tiền công, BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ, tiền ăn giữa ca,..
Chi phí vật tƣ, đồ dùng nhƣ vật liệu, văn phòng phẩm, chi phí công cụ dụng
cụ,...
Chi về tài sản gồm các khoản khấu hao TSCĐ, bảo hiểm,...
Chi dịch vụ mua ngoài nhƣ điện nƣớc, điện thoại, ...
Chi phí bằng tiền khác nhƣ chi phí công tác, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại,
hoa hồng, hội nghị, tiếp khách.
Sau khi kết thúc một kỳ kế toán, kế toán quản trị thực hiện thu thập các khoản
chi phí thực tế phát sinh liên quan đến phòng kế phân tích thông qua các tài khoản
chi tiết theo từng phòng ban. Từ đó, kế toán quản trị tiến hành cập nhật các số liệu
chi phí thực tế và so sánh với chi phí dự toán của Phòng phân tích thông qua Bảng
đánh giá thực hiện kế hoạch.
(Phụ lục 7: Bảng đánh giá thực hiện kế hoạch của Phòng Phân tích)
- Phòng kiểm soát nội bộ: cũng tƣơng tự nhƣ các trung tâm chi phí quản lý
trên, chi phí phát sinh tại Phòng nhân sự và đạo tạo chủ yếu gồm:
Chi phí nhân viên quản lý nhƣ tiền lƣơng tiền công, BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ, tiền ăn giữa ca,..
Chi phí vật tƣ, đồ dùng nhƣ vật liệu, văn phòng phẩm, chi phí công cụ dụng
cụ,...
Chi về tài sản gồm các khoản khấu hao TSCĐ, bảo hiểm,...
Chi dịch vụ mua ngoài nhƣ điện nƣớc, điện thoại, ...
Chi phí bằng tiền khác nhƣ công tác, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa
hồng, hội nghị, tiếp khách.
Khi kết thúc kỳ kế toán, kế toán quản trị cũng tiến hành lọc dữ liệu liên quan
các khoản chi phí phát sinh trong kỳ thông qua các sổ chi tiết của từng khoản mục
46
chi phí của Phòng kiểm soát nội bộ. Từ đó, cập nhật thông tin chi phí thực tế phát
sinh của phòng này và so sánh chi phí dự toán thông qua Bảng đánh giá kế hoạch
thực hiện trong kỳ. Qua bảng đánh giá này, sẽ cho thấy tình hình kiểm soát chi phí
của phòng kiểm soát nội bộ.
(Phụ lục 8: Bảng đánh giá thực hiện kế hoạch của Phòng Kiểm soát nội bộ)
- Văn phòng Hội đồng quản trị: cũng tƣơng tự nhƣ các trung tâm chi phí
quản lý trên, chi phí phát sinh tại Văn phòng HĐQT chủ yếu gồm:
Chi phí nhân viên quản lý nhƣ tiền lƣơng tiền công, BHXH, BHYT, BHTN,
KPCĐ, tiền ăn giữa ca,..
Chi phí vật tƣ, đồ dùng nhƣ vật liệu, văn phòng phẩm, chi phí công cụ dụng
cụ,...
Chi về tài sản gồm các khoản khấu hao TSCĐ, bảo hiểm,...
Chi dịch vụ mua ngoài nhƣ điện nƣớc, điện thoại, ...
Chi phí bằng tiền khác nhƣ công tác, quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa
hồng, hội nghị, tiếp khách.
Khi kết thúc kỳ kế toán, kế toán quản trị cũng tiến hành lọc dữ liệu liên quan
các khoản chi phí phát sinh trong kỳ thông qua các sổ chi tiết của từng khoản mục
chi phí của Văn phòng HĐQT. Từ đó, cập nhật thông tin chi phí thực tế phát sinh
của phòng này và so sánh với chi phí dự toán thông qua Bảng đánh giá kế hoạch
thực hiện trong kỳ. Qua bảng đánh giá này, sẽ cho thấy đƣợc khả năng kiểm soát
chi phí của Văn phòng HĐQT.
(Phụ lục 9: Bảng đánh giá thực hiện kế hoạch của Văn phòng HĐQT)
Nhƣ vậy, qua phần trình bày cách thu thập dữ liệu, xử lý và đánh giá việc
Thực hiện kế hoạch của 9 trung tâm chi phí trên nhằm trả lời cho câu hỏi “Chi phí
thực tế phát sinh có vƣợt quá chi phí dự toán hay không?” . Đây chính là việc đánh
giá về mặt hiệu năng hoạt động của các Trung tâm chi phí.
Bên cạnh thực hiện đánh giá trách nhiệm quản lý của các trung tâm chi phí
thông qua tiêu thức định lƣợng, công ty còn thực hiện đánh giá hiệu quả hoạt động
của các phòng ban thông qua bản đánh giá xếp loại từng phòng ban.
47
(Phụ lục 10: Đánh giá xếp loại phòng ban)
Thông qua bảng đánh giá này câu hỏi “Các trung tâm này có hoàn thành đƣợc
các nhiệm vụ đƣợc giao không?” sẽ đƣợc trả lời nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động
của các trung tâm chi phí của công ty. Đây chính là việc đánh giá về mặt hiệu quả
hoạt động của các Trung tâm chi phí.
2.2.2.2 Các trung tâm doanh thu
Hoạt động chính của công ty là môi giới chứng khoán, tƣ vấn bảo lãnh phát
hành, hỗ trợ các dịch vụ tài chính cho nhà đầu tƣ và tự doanh chứng khoán. Căn cứ
vào chức năng kinh doanh trên, công ty hiện tại có bốn trung tâm doanh thu gồm:
phòng Môi giới chứng khoán, phòng Tƣ vấn, phòng Nguồn vốn và cuối cùng là
phòng Tự doanh.
a. Tiêu chí đánh giá trách nhiệm quản lý của các trung tâm doanh thu
- Phòng môi giới:
Có thể nói, phòng Môi giới là bộ phận mang lại nguồn thu chính cho hoạt
động kinh doanh của công ty. Nguồn thu đó có đƣợc thông qua phí giao dịch chứng
khoán của nhà đầu tƣ. Do đó, để đánh giá trách nhiệm quản lý của phòng môi giới
nhà quản trị đánh giá trên cả hai mặt:
Về mặt hiệu quả: được đánh giá thông qua số lượng tài khoản chứng khoán
của nhà đầu tư mở và phí giao dịch chứng khoán thu được từ nhà đầu tư thực tế đạt
được so với kế hoạch đặt ra, chất lượng dịch vụ mà phòng này phục vụ cho khách
hàng như thế nào?..
Về mặt hiệu năng: được đánh giá thông qua việc so sánh giữa chi phí thực tế
phát sinh với chi phí dự toán.
- Phòng tƣ vấn:
Phòng tƣ vấn là phòng ban thứ hai mang lại nguồn doanh thu cho công ty.
Nguồn doanh thu có đƣợc từ các hợp đồng tƣ vấn cổ phần hoá, tƣ vấn phát hành
thêm,... Thông qua các hợp động tƣ vấn này có thể hỗ trợ cho phòng môi giới mở
thêm các tài khoản chứng khoán, ký các hợp đồng quản lý số cổ đông.
Cũng tƣơng tự nhƣ phòng Môi giới, hàng năm khi gần kết thúc năm tài chính
48
Phòng Tƣ vấn sẽ lập kế hoạch kinh doanh của năm tiếp theo để trình lãnh đạo phê
duyệt. Trong bảng kế hoạch này đề cập đến nhiều vấn đề nhƣ: số hợp đồng tƣ vấn
ký kết mới, doanh thu tƣ vấn trong năm sẽ đạt đƣợc và doanh thu này đƣợc chi tiết
theo từng mảng tƣ vấn,...
Để đánh giá trách nhiệm quản lý của Phòng tƣ vấn, ban quản trị đánh giá trên
cả hai mặt:
Về mặt hiệu quả: Khi đánh giá hiệu quả hoạt động của phòng tư vấn nhà quản
trị sẽ căn cứ vào số lượng hợp đồng tư vấn ký được, phí tư vấn thu được trong kỳ và
sự hỗ trợ đối với phòng môi giới trong việc ký các hợp đồng quản lý sổ cổ đông và
mở tài khoản giao dịch chứng khoán..
Về mặt hiệu năng: được thực hiện thông qua việc so sánh giữa chi phí thực tế
phát sinh với chi phí dự toán ban đầu.
- Phòng nguồn vốn:
Về mặt hiệu quả: để đánh giá hiệu quả hoạt động của phòng nguồn vốn nhà
quản trị sẽ căn cứ vào cách điều tiết nguồn vốn của phòng này. Nguồn vốn của
công ty càng ổn định không bị mất cân đối trong quá trình hoạt động kinh doanh thì
hiệu quản lý của phòng này càng cao. Đồng thời, nguồn thu có được từ Phòng
nguồn vốn thông qua các hoạt động hỗ trợ khách hàng càng cao thì phòng ban này
càng được đánh giá cao.
Về mặt hiệu năng: được thực hiện thông qua việc so sánh giữa chi phí thực tế
phát sinh với chi phí dự toán ban đầu.
- Phòng tự doanh:
Về mặt hiệu quả: để đánh giá hiệu quả hoạt động của phòng tự doanh, nhà
quản trị sẽ dựa vào khoản lợi nhuận thực tế thu được từ việc đầu tư của Phòng tự
doanh so với kế hoạch đặt ra ban đầu.
Về mặt hiệu năng: được thực hiện thông qua việc so sánh giữa chi phí thực tế
phát sinh với chi phí dự toán ban đầu.
b. Phƣơng pháp đánh giá trách nhiệm quản trị của các trung tâm doanh thu
49
- Đối với phòng môi giới: đây là trung tâm doanh thu có chức năng cung cấp
dịch vụ nên để đánh giá trách nhiệm quản trị của trung tâm doanh thu này ngoài
việc sử dụng thƣớc đo định lƣợng bằng cách so sánh giữa doanh thu thực tế đạt
đƣợc so với doanh thu kế hoạch ra trong kỳ, ban quản trị còn sử dụng các bảng
thăm dò ý kiến để đánh giá chất lƣợng dịch vụ cung cấp cho khách hàng. Cụ thể:
Đối với thƣớc đo định lƣợng: doanh thu phát sinh trong kỳ của phòng môi giới
gồm:
Doanh thu hoạt động môi giới chứng khoán.
Doanh thu bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán.
Doanh thu lƣu ký chứng khoán và quản lý sổ cổ đông.
Doanh thu repo+ dịch vụ hỗ trợ nhà đầu tƣ.
Mỗi khoản doanh thu trên, kế toán đều mở một tài khoản chi tiết để theo dõi để
thuận tiện cho thực hiện các báo cáo. Cuối kỳ kế toán, kế toán quản trị tiến hành thu
thập các số liệu doanh thu thực tế phát sinh của phòng Môi giới và cập nhật các số
liệu kế hoạch doanh thu vào Bảng đánh giá thực hiện kế hoạch của phòng Môi giới
nhằm so sánh giữa doanh thu thực hiện với doanh thu kế hoạch trong kỳ.
(Phụ lục 11: Bảng đánh giá thực hiện kế hoạch của Phòng Môi giới)
Sau khi cập nhật và tính toán đƣợc tỷ lệ %
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_he_thong_ke_toan_trach_nhiem_tai_cong_ty_cp_chung_khoan_sai_gon_ha_noi.pdf