Luận văn Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

PHẦN MỞ ĐẦU . 1

CHưƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM8

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM

NHẠC. 8

1.1. Khái quát về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc . 8

1.1.1. Khái niệm quyền tác giả. 8

1.1.2. Khái niệm về tác phẩm âm nhạc . 10

1.1.3. Khái niệm về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc . 12

1.1.4. Đặc điểm quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc . 14

1.2. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác

phẩm âm nhạc. 16

1.2.1. Khái niệm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền tác

giả đối với tác phẩm âm nhạc. 16

1.2.2. Phân loại hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền tác giả

đối với tác phẩm âm nhạc . 20

1.2.3. Vai trò của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền tác

giả đối với tác phẩm âm nhạc. 20

1.2.4. Các tiêu chí đánh giá hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ

quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc . 24

1.3. Hệ thống VBQPPL về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc ở

một số quốc gia trên thế giới. 27

TIỂU KẾT CHưƠNG 1 . 29

CHưƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG VĂN BẢN QUY PHẠM

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI TÁC PHẨM ÂM

NHẠC. 30

2.1. Tình hình vi phạm bản quyền tác giả âm nhạc . 30

pdf105 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 441 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả. Với các qui định về quyền tác giả là một tiến bộ mới về hoạt động lập pháp ở nƣớc ta đối với lĩnh vực sở hữu trí 40 tuệ. Sau Bộ luật này ra đời, theo đó hàng loạt các văn bản có liên quan đến quyền tác giả đƣợc ban hành, bao gồm nhƣ là: - Nghị định 76/CP ban hành ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành một số qui định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân Sự. - Thông tƣ 166/1998/TT-BTC,ban hành ngày 19 tháng 12 năm 1998 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn chế độ thu lệ phí đăng ký quyền tác giả. - Thông tƣ liên tịch số 27/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BVHTT, ban hành ngày 5 tháng 12 năm 2001 của Tòa án nhân dân tối cao phối hợp với Viện kiểm soát nhân dân tối cao và Bộ văn hóa thông tin hƣớng dẫn áp dụng một số qui định của Bộ luật Dân Sự năm 1995 [4]. 2.2.2. Một số điều ước quốc tế điều chỉnh về quyền tác giả 2.2.2.1. Công ước Berne 1886 về bảo hộ tác phẩm văn học nghệ thuật Công ƣớc này đã trải qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung vào các năm 1908 tại Berlin, năm 1928 tại rome, năm 1948 tại Brussel, năm 1967 tại Stockholm. Việc sửa đổi, bổ sung công ƣớc xuất phát từ sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, các điều luật đƣợc điều chỉnh chi tiết về việc bảo hộ liên quan đến vấn đề trên. Công ƣớc Berne ra đời đánh dấu sự tiến bộ rất lớn trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật trên thế giới. Sau nhiều lần sửa đổi, công ƣớc Berne đã đƣa ra các qui định đạt mức bảo hộ tối thiểu. Dựa trên nguyên tắc này thì tác phẩm của các quốc gia khác mà là thành viên của công ƣớc này đều đƣợc bảo hộ nhƣ tác phẩm của tác giả bảo hộ nhƣ nhau không phân biệt tác phẩm của một cá nhân đƣợc sáng tác ở đâu. Bên cạnh đó nguyên tắc bảo đảm quyền tối thiểu buộc các quốc gia là thành viên phải qui định trong pháp luật của mỗi quốc gia là thành viên mức bảo hộ không đƣợc bảo hộ thấp hơn mức bảo hộ công ƣớc đã thiết lập. Đó là sự bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích cho các nƣớc thành viên. Công ƣớc Berne là một công ƣớc quốc tế về bản quyền lâu đời nhất, bởi vì nó đã tạo một nền tảng cho các công ƣớc và hiệp ƣớc khác. Vì vậy, việc 41 tiếp cận với công ƣớc Berne và công ƣớc khác quốc tế về bản quyền để có nhận thức đầy đủ, làm cơ sở cho việc khai thác các lợi ích bản quyền về tác giả trên phạm vi quốc tế. Nhận thức đƣợc lợi ích này nên ngày 26 tháng 10 năm 2004 Việt Nam là thành viên thứ 156 của công ƣớc Berne [11]. Ba nguyên tắc điều chỉnh lợi ích của các quốc gia thành viên: Công ƣớc Berne ra đời đánh dấu sự tiến bộ rất lớn trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật trên thế giới. Công ƣớc đã đƣa ra các quy định đạt mức hài hòa cao giữa các nguyên tắc đặt ra: nguyên tắc đối xử quốc gia, nguyên tắc bảo hộ độc lập và nguyên tắc đƣơng nhiên bảo hộ. Nguyên tắc đối xử quốc gia: Nguyên tắc đối xử quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế nói chung, thƣờng đƣợc thể hiện trong các thông lệ quốc tế, các quy định về quyền sở hữu trí tuệ. Theo công ƣớc Berne thì mỗi nƣớc thành viên của công ƣớc phải bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm của công dân các nƣớc thành viên khác nhƣ bảo hộ quyền tác giả cho chính công dân nƣớc mình, và mỗi nguyên tắc có nội dung quy định cụ thể về quyền tác giả cho công dân của các nƣớc thành viên. Là nguyên tắc đặt ra cho các quốc gia thành viên thực hiện bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ các quốc gia thành viên khác, tƣơng tự nhƣ sự bảo hộ tác phẩm của công dân quốc gia mình. Sự bảo hộ đó không kém thuận lợi, không thấp hơn sự bảo hộ đối với công dân của chính quốc gia đó. Nguyên tắc này đặt ra sự bình đẳng trong đối xử với công dân và pháp nhân của các quốc gia thành viên (khoản 1 Điều 5 Công ƣớc Berne). Nguyên tắc bảo hộ tự động: là sự bảo hộ không lệ thuộc vào bất kỳ thủ tục hình thức nào. Chủ sở hữu quyền tác giả có quyền đăng ký quyền tác giả tại cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền, nhƣng thủ tục này không có ý nghĩa bắt buộc. Sự chứng nhận của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền là một chứng cứ để xác định ai là chủ sở hữu quyền tác giả khi có tranh chấp. Do đó, khi có tranh chấp ngƣời 42 đƣợc cấp Giấy chứng nhận quyền tác giả không có nghĩa vụ phải chứng minh mình là chủ sở hữu quyền tác giả đó. (Khoản 2 Điều 5 Công ƣớc Berne) [11]. Nguyên tắc bảo hộ độc lập: Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu cho các quốc gia thành viên việc bảo hộ để công dân và các pháp nhân đƣợc hƣởng và thực thi các quyền đƣợc cấp theo công ƣớc là độc lập với những gì đƣợc hƣởng tại nƣớc xuất xứ của tác phẩm. Ba nguyên tắc này phải đƣợc thực hiện tại tất cả các quốc gia thành viên nhằm đảm bảo lợi ích chính đáng cho công dân và pháp nhân có tác phẩm đƣợc bảo hộ. Đó cũng là sự bình đẳng về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các nƣớc thành viên Công ƣớc. 2.2.2.2. Công ước Rome 1961 Công ƣớc bảo hộ ngƣời biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng đƣợc kí kết ngày 26-10-1961 tại Rome, vì vậy còn đƣợc gọi là Công ƣớc Rome. Công ƣớc để mở cho tất cả quốc gia thành viên của Công ƣớc Berne hoặc Công ƣớc quyền tác giả toàn cầu (UCC). Văn kiện phê chuẩn, chấp thuận hoặc gia nhập phải đƣợc gửi tới Tổng thƣ ký Liên hợp quốc. Các nƣớc tham gia có thể đƣa ra bảo lƣu về việc áp dụng một số quy định cụ thể tại Công ƣớc. Công ƣớc gồm 34 điều với các quy định bảo đảm sự bảo hộ tại các quốc gia thành viên, đối với các cuộc biểu diễn của ngƣời biểu diễn, các bản ghi âm của các nhà sản xuất bản ghi âm các các chƣơng trình phát sóng của các tổ chức phát sóng. Ngƣời biểu diễn là các diễn viên, ca sĩ, vũ công, nhạc công, và những ngƣời khác biểu diễn các tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật đƣợc bảo hộ, chống lại các hành vi cụ thể không đƣợc sự đồng ý của họ. Các hành vi này gồm: phát sóng và truyền đạt tới công chúng cuộc biểu diễn trực tiếp của họ; định hình các cuộc biểu diễn trực tiếp của họ; sao chép các bản định hình, hoặc nếu việc sao chép này đƣợc thực hiện nhằm các mục đích khác với các mục đích mà họ đã đồng ý. 43 Nhà sản xuất bản ghi âm đƣợc hƣởng quyền cho phép hoặc ngăn cấm việc sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm của họ. Theo Công ƣớc Rome bản ghi âm là bất kì sự định hình các âm thanh của cuộc biểu diễn hoặc các âm thanh khác dành riêng cho cơ quan thính giác. Khi các bản ghi âm đƣợc công bố nhằm mục đích thƣơng mại thì việc sử dụng (nhƣ là phát sóng hoặc truyền đạt tới công chúng bằng bất kì hình thức nào, tại nhà hàng, khách sạn, v.v), phải trả thù lao tƣơng xứng cho những ngƣời biểu diễn, hoặc cho những nhà sản xuất bản ghi âm. Tổ chức phát sóng đƣợc hƣởng quyền cho phép hoặc ngăn cấm việc tái phát sóng chƣơng trình phát sóng của họ; định hình chƣơng trình phát sóng và sao chép các bản định hình này; truyền đạt đến công chúng các buổi phát sóng truyền hình nếu việc truyền đạt này đƣợc thực hiện tại nơi để mở cho công chúng tham dự bằng việc thanh toán phí vào cửa. Công ƣớc Rome cho phép những ngoại lệ trong luật pháp quốc gia đối với các quyền nêu trên nhƣ là sử dụng cá nhân, sử dụng các trích đoạn ngắn trong việc đƣa tin thời sự, định hình tạm thời bằng phƣơng tiện của các tổ chức phát sóng và phục vụ cho việc phát sóng của chính tổ chức phát sóng, sử dụng chỉ nhằm mục đích giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học [56]. Thời hạn bảo hộ phải kéo dài ít nhất cho đến khi kết thúc thời hạn 20 năm, tính từ khi kết thúc năm bản ghi âm, cuộc biểu diễn đƣợc định hình (trƣờng hợp cuộc biểu diễn không đƣợc định hình thì tính từ khi nó đƣợc tiến hành), chƣơng trình phát sóng đƣợc thực hiện. Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO), Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO) và Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) là các tổ chức đồng quản lí Công ƣớc. Các tổ chức đồng quản lí chỉ định Ban thƣ ký. Một ủy ban liên Chính phủ đƣợc thành lập gồm đại diện của 12 quốc gia kí kết, có nhiệm vụ xem xét và giải quyết các vấn đề liên quan đến Công ƣớc. 44 Công ƣớc Rome không quy định về việc tạo ra một Liên hiệp và tài chính riêng. Đến ngày 15-7-2009 Công ƣớc Rome có 88 quốc gia thành viên. Công ƣớc Rome có hiệu lực tại Việt Nam ngày 1-3-2007. 2.2.2.3. Công ước Geneva bảo hộ nhà sản xuất bản ghi ấm chống lại việc sao chép trái phép bản ghi của họ Công ƣớc này bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm, chống lại việc sao chép không đƣợc phép các bản ghi âm vi phạm, công ƣớc này đƣợc làm tại Geneva và kí kết vào ngày 29 tháng 1 năm 1971 nên gọi là công ƣớc Geneva. Công ƣớc bảo hộ cho tất cả các quốc gia là thành viên của công ƣớc hoặc là thành viên của liên hiệp quốc, thành viên của bất kì tổchức nào thuộc hệ thống của tổ chức liên hiệp quốc. Công ƣớc có 14 điều qui định nghĩa vụ của các quốc gia thành viên về việc bảo hộ của các nhà sản xuất bản ghi âm mang quốc tịch của các quốc gia thành viên khác, chống lại việc làm bản sao và việc nhập khẩu các bản sao nhằm mục đích phân phối công cộng, việc phân phối các bản sao tới công chúng không đƣợc sự đồng ý của nhà sản xuất. Việc bảo hộ có thể đƣợc qui định thành đối tƣợng điều chỉnh luật quyền tác giả, thời hạn bảo hộ cũng giống nhƣ của công Rome kéo dài ít nhất 20 năm, kể từ khi định hình hoặc công bố lần đầu tiên bản ghi âm. Văn phòng quốc tế WIPO đƣợc giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thƣ ký của công ƣớc. Ngày 15 tháng 7 năm 2009 công ƣớc này có tới 77 quốc gia thành viên của ƣớc và công ƣớc Geneva bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam ngày 6 tháng 7 năm 2005 [14]. 2.2.2.4. Hiệp định TRIPS về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ Quan hệ kinh tế quốc tế ngày càng đƣợc thắt chặt giữa các quốc gia thì các xuất hiện nhiều vấn đề liên quan đến hàng giả và vi phạm bản quyền liên quan đến sở hữu trí tuệ. Đó trở thành một vấn đề rất quan trọng trong giao dịch thƣơng mại trên cơ sở sản phẩm đƣợc thƣơng mại hóa trên thị trƣờng. Vì vậy, Hiệp định TRIPS về các khía cạnh thƣơng mại của quyền sở hữu trí tuệ 45 là kết quả của việc kí kết các thỏa thuận theo Vòng đàm phán Uruguay, trong khuôn khổ Thỏa thuận chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) ngày 15-12- 1993. TRIPS là một hiệp định đa phƣơng, nằm trong hệ thống các hiệp định của Tổ chức Thƣơng mại Thế giới. Hiệp định TRIPS, ngoài phần mở đầu, gồm 7 phần với 73 điều, là một hiệp định tổng thể nhất về sở hữu trí tuệ, bao hàm các chế độ đặc biệt về sở hữu trí tuệ mà một phần nội dung của nó dựa vào các quy định thực chất của các công ƣớc do WIPO quản lí, chủ yếu là Công ƣớc Berne, Công ƣớc Paris, Công ƣớc Rome và Hiệp ƣớc Washington về thiết kế bố trí mạng tích hợp. Việc gia nhập WTO đồng nghĩa với việc bị ràng buộc bởi nghĩa vụ thi hành TRIPS. Theo Hiệp định, các quốc gia thành viên có thể, nhƣng không bị bắt buộc, áp dụng trong pháp luật quốc gia mức bảo hộ cao hơn so với các yêu cầu của Hiệp định, miễn là việc bảo hộ đó không trái với các điều khoản của Hiệp định. Hiệp định bao gồm các vấn đề chính: các tiêu chuẩn về nội dung các quyền; các nguyên tắc cơ bản; thực thi; ngăn ngừa và giải quyết tranh chấp; các thỏa thuận chuyển tiếp; các thỏa thuận thể chế. Đối tƣợng điều chỉnh của Hiệp định này gồm: quyền tác giả và quyền liên quan, sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lí, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bảo hộ thông tin bí mật và kiểm soát các hoạt động chống cạnh tranh không lành mạnh. Sự bảo hộ này dành cho công dân của các quốc gia thành viên khác. Nguyên tắc cơ bản của Hiệp định là đãi ngộ tối huệ quốc và đãi ngộ quốc gia. TRIPS cũng đề ra các chuẩn mực tối thiểu về mức độ, phạm vi và việc sử dụng quyền tác giả, nhãn hiệu, xuất xứ địa lý Ngoài ra TRIPS cũng nêu cụ thể những hạn chế và ngoại lệ có thể chấp nhận nhằm hài hòa lợi ích sở hữu trí tuệ với lợi ích trong lĩnh vực khác, chẳng hạn nhƣ sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế [59, tr.72-73]. 46 Hiệp định còn đƣa ra yêu cầu về các biện pháp tại biên giới, dành cho các cơ quan hải quan quyền đình chỉ thông quan hàng hóa hoặc vi phạm quyền tác giả quyền liên quan ở quy mô thƣơng mại. Hiệp định quy định việc giải quyết tranh chấp đƣợc áp dụng theo các quy định chung của GATT về giải quyết tranh chấp trong bản thỏa thuận về quy tắc và thủ tục điều chỉnh giải quyết tranh chấp năm 1994. Cơ quan giải quyết tranh chấp (gọi là DSB), đƣợc lập ra theo Hiệp định thành lập Tổ chức Thƣơng mại Thế giới là cơ quan có thẩm quyền áp dụng bản thỏa thuận này để giải quyết tranh chấp. Về các thỏa thuận chuyển tiếp, Hiệp định cho phép các thành viên có một khoảng thời gian chuyển đổi thích hợp, nhằm đảm bảo việc thực thi đầy đủ các nghĩa vụ. Theo đó, thời hạn đối với các nƣớc phát triển là 1 năm, các nƣớc đang phát triển là 5 năm và các nƣớc kém phát triển là 11 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực (01-01-1995). 2.3. Thực trạng hệ thống VBQPPL về bảo hộ quyền tác giả các tác phẩm âm nhạc từ 2005 đến nay 2.3.1. Hệ thống VBQPPL đã được ban hành 2.3.1.1. Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 và đƣợc chỉnh sửa bổ sung năm 2009 với công ƣớc quốc tế về sở hữu trí tuệ và quyền tác giả: Năm 1987 Bộ Văn hóa thông tin đã cho ra đời “Hãng bảo hộ quyền tác giả Việt Nam” tiền thân của Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hiện nay. Năm 1994 tiếp tục có Pháp lệnh bảo hộ quyền tác giả do Hội đồng Nhà nƣớc ban hành, năm 1995 Bộ Luật Dân sự của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đƣợc Chủ tịch Trần Đức Lƣơng ký lệnh ban bố, trong đó có một chƣơng sắc nét và nổi bật những quy định cơ bản của quyền tác giả. Năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ ra đời và năm 2009 chỉnh sửa bổ sung để phù hợp với Công ƣớc Berne, công ƣớc quốc tế về Sở hữu trí tuệ và Quyền tác giả, và Việt Nam là một thành viên vào năm 2004. Điều 33 Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) 2005, 47 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định việc tổ chức, cá nhân sử dụng bản ghi âm, ghi hình đã đƣợc công bố nhằm mục đích thƣơng mại đều phải có nghĩa vụ trả tác quyền cho các nhạc sĩ có tác phẩm trong bản ghi, ngƣời biểu diễn trong bản ghi và nhà sản xuất bản ghi đó. Nhƣ vậy không chỉ riêng việc kinh doanh trên Internet mà các nhà hàng, khách sạn, siêu thị, dịch vụ bƣu chính, viễn thông, môi trƣờng kỹ thuật số, hoạt động du lịch, hàng không, giao thông công cộng... khi sử dụng bản ghi đều phải có nghĩa vụ trả tác quyền cho ba nhóm đối tƣợng nêu trên (điều 35 Nghị định 100/2006). Việc thu phí bản quyền do Trung tâm bảo vệ quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (VCPMC), Hội bảo vệ quyền của nghệ sỹ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA) và Hiệp hội công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) đại diện theo ủy quyền của nhạc sĩ, ngƣời biểu diễn, và hãng sản xuất băng đĩa đảm trách. 2.3.1.2. Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Di sản Văn hoá, Luật Điện ảnh Luật Báo chí, Luật Xuất bản, Luật Di sản Văn hoá, Luật Điện ảnh và Pháp lệnh Quảng cáo cũng có một số điều khoản quy định về quyền tác giả, nhằm tăng cƣờng quản lí ở các lĩnh vực đặc biệt quan trọng này. Luật Hải quan đã có quy định các biện pháp bảo hộ tại biên giới đối với hàng hóa xuất nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ. + Tại Bộ luật Hình sự sửa đổi tháng 6 năm 2009 (điều 170a) có quy định mức phạt tối đa là 200 triệu đồng và 3 năm tù giam, đối với các hành vi thuộc tội phạm quyền tác giả; Luật Hải quan 2005, Luật xử lý phạt vi phạm hành chính 2012; Luật Điện ảnh 2006, Luật công nghệ thông tin 2006; Luật chuyển giao công nghệ 2006; Luật Đầu tƣ 2005 + Thông tƣ số 27/2001/TT-BVHTT về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự do Bộ Văn hóa-Thông ban hành, để hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 76/CP ngày 29/11/1996, Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật Dân sự. 48 +Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 17 tháng 10 năm 2006; + Quyết định của Thủ tƣớng chính phủ: Cùng với các văn bản và hoạt động đó, năm 2008 Thủ tƣớng Chính phủ đã ra chỉ thị về việc tăng cƣờng công tác bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan, có thể nói chỉ thị này là một bằng chứng rõ nét nhất về quyết tâm mạnh mẽ của Chính phủ trong chính sách về quyền tác giả và quyền liên quan. + Nghị định 47/2009/NĐ-CP và Nghị định số 131/2013/NĐ-CP đã đƣợc chính phủ ký ban hành ngày 16/10/2013. Nghị định gồm 4 chƣơng, 43 điều sửa đổi, bổ sung một số hành vi vi phạm; điều chỉnh mức phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả để phù hợp với thực tiễn và các quy định mới của Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012. Mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả đƣợc quy định tại Nghị định đủ sức giáo dục và răn đe. Điều quan trọng tiếp theo là việc thực thi với tinh thần trách nhiệm cao và nghiêm minh của các cơ quan có + Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 11 năm 2011; + Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 02 năm 2012 thẩm quyền từ trung ƣơng tới địa phƣơng. 49 2.3.2. Những nội dung điều chỉnh chính của hệ thống VBQPPL về bảo hộ quyền tác giả các tác phẩm âm nhạc 2.3.2.1. Những nội dung điều chỉnh hệ thống VBQPPL Luật Sở hữu trí tuệ xác lập một hệ thống quy định đủ hoàn chỉnh, rõ ràng về quyền tác giả, nhằm mục đích bảo hộ, khai thác sử dụng, quản lý nhà nƣớc, thực thi quyền tác giả. Đó là quy định chung (Phần thứ nhất); quy định về điều kiện và đối tƣợng bảo hộ (Điều 13, 14, 15); nội dung, giới hạn, thời hạn bảo hộ (Điều 18-27); hành vi xâm phạm quyền tác giả (Điều 28); chủ sở hữu quyền tác giả (Điều 36-42); chuyển nhƣợng quyền tác giả (Điều 45, 46); chuyển quyền sử dụng quyền tác giả (Điều 47, 48); đăng ký quyền tác giả (Điều 50-55); tổ chức đại diện tập thể, tƣ vấn, dịch vụ quyền tác giả (Điều 56); bảo vệ (hoặc thực thi) quyền tác giả (Phần thứ năm). Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, quyền tác giả đối với tác phẩm của mình đƣợc bảo hộ tự động; do đó, ca khúc của quý khách sẽ đƣợc bảo hộ ngay từ khi quý khách sáng tác ra nó, căn cứ tại Khoản 1 Điều 6 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013: “Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ: 1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm đƣợc sáng tạo và đƣợc thể hiện dƣới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lƣợng, hình thức, phƣơng tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chƣa công bố, đã đăng ký hay chƣa đăng ký.” Bên cạnh đó, vì quý khách vừa trực tiếp sáng tác vừa sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sáng tạo ra ca khúc X nên quý khách là tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm này, căn cứ theo quy định tại Điều 37 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013. Theo đó, quý khách sẽ có các quyền nhân thân và tài sản theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 Văn bản hợp nhất số 19/VBHN-VPQH năm 2013. Cụ thể: 50 “Điều 19. Quyền nhân thân Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây: 1. Đặt tên cho tác phẩm. 2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; đƣợc nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm đƣợc công bố, sử dụng. 3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép ngƣời khác công bố tác phẩm. 4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho ngƣời khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dƣới bất kỳ hình thức nào gây phƣơng hại đến danh dự và uy tín của tác giả”. “Điều 20. Quyền tài sản 1. Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây: a) Làm tác phẩm phái sinh; b) Biểu diễn tác phẩm trƣớc công chúng; c) Sao chép tác phẩm; d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phƣơng tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phƣơng tiện kỹ thuật nào khác; e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chƣơng trình máy tính. 2. Các quyền quy định tại khoản 1 Điều này do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép ngƣời khác thực hiện theo quy định của Luật này. 3. Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 1 Điều này và khoản 3 Điều 19 của Luật này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả”. 2.3.2.2. Hành vi xâm phạm quyền tác giả Theo quy định tại Khoản 5 và Khoản 8 Điều 28 Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH năm 2013, hành vi ca sĩ Nguyễn Ngọc Thành sử dụng ca 51 khúc này, đồng thời còn tự ý sửa tên bài hát và thay đổi một số ca từ trong bài hát đƣợc xem là hành vi sử dụng tác phẩm mà không đƣợc phép của chủ sở hữu quyền tác giả và sửa chữa tác phẩm gây phƣơng hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Cụ thể: “Điều 28. Hành vi xâm phạm quyền tác giả 5. Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dƣới bất kỳ hình thức nào gây phƣơng hại đến danh dự và uy tín của tác giả. 6. Sử dụng tác phẩm mà không đƣợc phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều 25 của Luật này.” 2.3.2.3. Xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm Với hành vi trên, quý khách có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng cùng với biện pháp khắc phục hậu quả căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Cụ thể: “Điều 10. Hành vi xâm phạm quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm: 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phƣơng hại đến danh dự và uy tín của tác giả. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi xuyên tạc tác phẩm gây phƣơng hại đến danh dự và uy tín của tác giả. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc cải chính công khai trên phƣơng tiện thông tin đại chúng thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này; b) Buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dƣới hình thức điện tử, trên môi trƣờng Internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này”. 52 2.3.2.4. Giới hạn bảo hộ về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc Luật quốc gia về bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc và Công ƣớc Berne có một số giới hạn sau: - Không bảo hộ đối với các tin tức thời sự thuần túy đƣa tin, các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, tƣ pháp và bản dịch chính thức chúng. Nó còn bao gồm các khái niệm, nguyên lí, số liệu, quy trình, hệ thống phƣơng pháp hoạt động. Việc định hình tác phẩm là điều kiện bắt buộc của việc bảo hộ đƣợc luật của hầu hết các quốc gia và Công ƣớc Berne quy định. Theo luật Việt Nam, bài phát biểu, bài nói khác cũng phải đƣợc định hình mới đƣợc bảo hộ. - Liên quan đến giới hạn quyền, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới đã đề xuất “nguyên tắc phép thử ba bƣớc” để các quốc gia xây dựng luật pháp phù hợp. Giới hạn quyền chỉ là những trƣờng hợp đặc biệt phải ghi rõ tại luật; nó không thể làm ảnh hƣởng đến việc khai thác bình thƣờng; không gây phƣơng hại đến quyền của chủ sở hữu. Việc khai thác, sử dụng tác phẩm đƣợc luật các quốc gia quy định giới hạn trong các trƣờng hợp sử dụng nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục hoặc chính sách xã hội, nhân đạo. Thông thƣờng đƣợc phân thành 2 loại: + Loại thứ nhất là việc sử dụng tự do, tức việc khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền, nhƣ việc sao chép không quá một bản, nhập khẩu không quá một bản cho mục đích nghiên cứu cá nhân, giáo dục; chuyển sang chữ nổi cho ngƣời khiếm thị; trích dẫn hợp lí phục vụ cho một phóng sự báo chí, luận văn, công trình nghiên cứu khoa học... Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng ở loại này không áp dụng đối với tác phẩm điện ảnh, tác phẩm nghệ thuật tạo hình, chƣơng trình máy tính. Mọi trƣờng hợp sử dụng đều phải dẫn chiếu nguồn gốc xuất xứ, bao gồm tên tác phẩm, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản đối với tác phẩm đƣợc sử dụng để trích dẫn. Tất cả các trƣờng hợp trích dẫn đều phải đặt trong ngoặc kép ( “... ”). 53 + Loại thứ hai “cấp phép bắt buộc” là việc khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, nhƣng phải trả tiền. Trƣờng hợp này luật Việt Nam cho phép các tổ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_van_hoan_thien_he_thong_van_ban_quy_pham_phap_luat_ve_b.pdf
Tài liệu liên quan