Luận văn Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài 01

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 02

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 03

4. Phương pháp nghiên cứu 03

5. Kết cấu của luận văn. 03

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 04

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ

NGHIÊN CỨU, KINH NGHIỆM XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN.

1.1 Hoạt động tín dụng 06

1.1.1 Khái niệ m về tín dụng ngân hàng 06

1.1.2 Bản chất của tín dụng 06

1.1.3 Phân loại tín dụng 07

1.1.4 Tín dụng tiêu dùng 10

1.2 Xếp hạng tín dụng 11

1.2.1 Khái niệ m về xếp hạng tín dụng 11

1.2.2 Đối tượng xếp hạng tín dụng 12

1.2.3 Tầm quan trọng của xếp hạng tín dụng 12

1.2.4 Nguyên tắc xếp hạng tín dụng 13

1.2.5 Mô hình xếp hạng tín dụng 14

1.2.6 Phương pháp xếp hạng tín dụng theo mô hình điể m số 14

1.2.7 Quy trình xếp hạng tín dụng 15

1.3 Một số nghiên cứu và kinh nghiệm xếp hạng tín dụng cá nhân 16

1.3.1 Nghiên cứu của Stefanie Kleimeier về mô hình điểm số tín dụng

cá nhân áp dụng cho các ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam 16

1.3.2 Mô hình điểm số tín dụng cá nhân của FICO 19

1.3.3 Kinh nghiệ m xếp hạng tín dụng cá nhân của một số ngân hàng

Thương mại và tổ chức kiểm toán ở Việt Nam . 21

1.3.3.1 Hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của BIDV 21

1.3.3.2 Hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của Vietinbank 27

1.3.3.3 Hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân cuả E&Y. 30

1.3.4 Bài học kinh nghiệm rút ra từ các mô hình XHTD cá nhân 34

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HỆ

THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ACB.

2.1 Giới thiệu chung về NHTMCP Á Châu 37

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 37

2.1.2 Kết quả hoạt động của ACB 39

2.2 Chính sách tín dụng hiện hành của ACB 42

2.3 Mô hình chấm điểm tín dụng cá nhân của ACB 45

2.3.1 Hướng dẫn chấm điể m hệ thống XHTD cá nhân kinh doanh 45

2.3.2 Hướng dẫn chấm điể m hệ thống XHTD cá nhân tiêu dùng 46

2.3.3 Xếp loại khách hàng 47

2.3.4 Một số trường hợp không áp dụng chấm điểm 48

2.3 Nghiên cứu một số tình huống xếp hạng thử nghiệm 48

thực tế tại ACB

2.3.5 Nghiên cứu trường hợp thứ nhất: Khách hàng A vay tiêu dùng 49

được xếp loại AA và đang có nợ xấu

2.3.6 Nghiên cứu trường hợp thứ hai: Khách hàng B vay kinh doanh 50

được xếp loại A và đang có nợ xấu

2.4 Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của ACB 52

2.4.1 Những kết quả đạt được 53

2.4.2 Những hạn chế tồn tại cần khắc phục 54

2.4.3 Nguyên nhân của những hạn chế 55

Chương III: HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG

CÁ NHÂN CỦA ACB.

3.1. Định hướng phát triển của ACB trong năm 2010 58

3.2. Mục tiêu hoàn thiện hệ thống XHTD cá nhân của ACB 60

3.3. Đề xuất sửa đổi mô hình chấm điểm XHTD cá nhân của ACB 61

3.4. Kiểm chứng mô hình chấm điể m XHTD cá nhân của ACB sau 70

khi điều chỉnh.

3.5. Các biện pháp hỗ trợ cần thiết để hệ thống XHTD cá nhân 71

của ACB phát huy hiệu quả

KẾT LUẬN 7

pdf121 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7594 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tả các tiêu chí đánh giá về nhân thân người vay như tuổi tác, nghề nghiệp, thu nhập…Và nhóm khả năng trả nợ/quan hệ ngân hàng thường có tỷ trọng khoảng 60%, mô tả các tiêu chí đánh giá về khả năng tài chính và uy tín trả nợ như tình hình trả nợ gốc và lãi, tỷ trọng mức trả nợ trên tổng thu nhập, các dịch vụ NH đang sử dụng…  Các mức điểm đánh giá thông thường được chia theo năm mức đánh giá đó là 0; 25; 50; 75 và 100 điểm. Trọng số của các chỉ tiêu đánh giá thường 35 được sắp xếp theo tính chất quan trọng của chỉ tiêu đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay cao hay thấp thì chiếm tỷ trọng cao hay thấp tương ứng trong nhóm chỉ tiêu đó.  Trong số các mô hình trên, chỉ có mô hình XHTD cá nhân của BIDV là đánh giá khách hàng thông qua việc kết hợp mức điểm XHTD của người vay với TSĐB cho khoản vay đó, tuy nhiên mức kết hợp đánh giá này quá xem trọng trị giá TSĐB của khoản vay hơn là bản chất khách hàng đó có khả trả nợ tốt hay không, do vậy nên cần có một sự kết hợp đánh giá khách hàng vay thông qua XHTD của khoản vay đó với tình hình trả nợ của khách hàng, có như vậy thì việc đánh giá/chấm điểm khách hàng sẽ hợp lý và chính xác hơn. 36 Kết luận chương I Hoạt động tín dụng là hoạt động trọng yếu của ngân hàng nên rủi ro tín dụng được xem là rủi ro tiêu biểu nhất và luôn có một tác động rất lớn đến tình hình hoạt động của ngân hàng, có thể làm cho ngân hàng bị phá sản. Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng cũng có tính lây lan trong toàn bộ hệ thống ngân hàng, có thể dẫn đến những hậu quả khó lường đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội. Do vậy, quản lý rủi ro tín dụng có ý nghĩa hết sức quan trọng và là công việc thường xuyên trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Một trong những công cụ quản lý rủi ro tín dụng mà các NHTM phải xây dựng đó là hệ thống XHTD nội bộ sao cho đáp ứng được các tiêu chí quản lý rủi ro theo hướng dẫn của NHNN và phù hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chính mỗi NH. Trong chương này đề tài nghiên cứu đã cố gắng trình bày những cơ sở lý luận, các công trình nghiên cứu, các hướng dẫn về XHTD của NHNN. Đồng thời, tác giả cũng đã trình bày một số mô hình xếp hạng tín nhiệm cá nhân của các tổ chức xếp hạng quốc tế, các NHTM và tổ chức kiểm toán trong nước làm cơ sở để so sánh với mô hình XHTD cá nhân đang áp dụng thử nghiệm tại ACB sẽ được trình bày trong chương II của đề tài nghiên cứu này. 37 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ACB 2.1 Giới thiệu chung về NHTMCP Á Châu 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: - NHTMCP Á Châu được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN cấp ngày 24/04/1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TPHCM cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động và được xem là một trong những NHTMCP đầu tiên trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi kinh tế Việt Nam từ nền kinh tế tập trung, bao cấp tiến dần lên nền kinh tế thị trường. - Năm 1996: ACB là NHTMCP đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế ACB-MasterCard. - Năm 1999: ACB triển khai chương trình hiện đại hóa công nghệ thông tin NH, xây dựng hệ thống mạng diện rộng, nhằm trực tuyến hóa và tin học hóa hoạt động giao dịch; Cuối năm 2001, ACB chính thức vận hành hệ thống công nghệ NH lõi là TCBS, cho phép tất cả chi nhánh và phòng giao dịch nối mạng với nhau, giao dịch tức thời, dùng chung cơ sở dữ liệu tập trung. - Năm 2000: ACB thực hiện tái cấu trúc như là một bộ phận của chiến lược phát triển trong nửa đầu thập niên 2000 (2000 – 2004). Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ. Các khối kinh doanh gồm có Khối KHCN, Khối KHDN, và Khối Ngân quỹ. Các đơn vị hỗ trợ gồm có Khối Công nghệ thông tin, Khối Giám sát điều hành, Khối Phát triển kinh doanh, Khối Quản trị nguồn lực và một số phòng ban do Tổng giám đốc trực tiếp chỉ đạo. Hoạt 38 động kinh doanh của Hội sở được chuyển giao cho Sở giao dịch (TPHCM). Việc tái cấu trúc nhằm đảm bảo tính chỉ đạo xuyên suốt trong toàn hệ thống; sản phẩm được quản lý theo định hướng KH và được thiết kế phù hợp với từng phân đoạn KH; quan tâm đúng mức việc phát triển kinh doanh và quản lý rủi ro. - Năm 2003: ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và được công nhận đạt tiêu chuẩn trong các lĩnh vực (i) huy động vốn, (ii) cho vay ngắn hạn và trung dài hạn, (iii) thanh toán quốc tế và (iv) cung ứng nguồn lực tại Hội sở. - Năm 2005: ACB và NH Standard Chartered ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai quá trình hiện đại hoá công nghệ NH, bao gồm các cấu phần (i) nâng cấp máy chủ, (ii) thay thế phần mềm xử lý giao dịch thẻ NH bằng một phần mềm mới có khả năng tích hợp với nền công nghệ lõi hiện nay, và (iii) lắp đặt hệ thống máy ATM. - Ngày 31/10/2006 mã cổ phiếu ACB chính thức được niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội - Năm 2007: ACB mở rộng mạng lưới hoạt động, thành lập mới 31 chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập Công ty Cho thuê tài chính ACB, hợp tác với Microsoft về việc áp dụng công nghệ thông tin vào vận hành và quản lý, hợp tác với NH Standard Chartered về việc phát hành trái phiếu. ACB phát hành 10 triệu cổ phiếu mệnh giá 100 tỷ đồng, với số tiền thu được là hơn 1.800 tỷ đồng. - Năm 2008: ACB thành lập mới 75 chi nhánh và phòng giao dịch, hợp tác với American Express về séc du lịch, triển khai dịch vụ chấp nhận thanh toán thẻ JCB. ACB tăng vốn điều lệ lên 6.356 tỷ đồng. ACB đạt danh hiệu “NH tốt nhất Việt Nam năm 2008" do Tạp chí Euromoney trao tặng tại Hong Kong. 39 - Năm 2009: Tổng số chi nhánh, phòng giao dịch lên đến 237 đơn vị trên toàn quốc. Và cũng trong năm này, ACB là ngân hàng duy nhất và đầu tiên tại Việt Nam được bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” bởi 6 tổ chức quốc tế: Asiamoney, FinanceAsia, Euromoney, Global Finance, The Banker và The Asset. Đồng thời ACB tăng vốn điều lệ lên 7.814 tỷ đồng. 2.1.2 Kết quả hoạt động của ACB Trong 17 năm hoạt động, ACB luôn giữ vững sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định. Hiện nay, ACB được đánh giá là một trong những NH dẫn đầu về dịch vụ KH. Ngoài ra, trong khối NHTMCP, ACB là NH có tổng tài sản và vốn huy động lớn nhất, cơ cấu tài sản an toàn và tốc độ tăng trưởng nhanh. Điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính của ACB qua các năm như sau: Đơn vị: Tỷ đồng Bảng 2.01: Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của ACB Chỉ tiêu/Năm 2007 YoY 2008 YoY 2009 YoY Tổng tài sản 85.392 91,3% 105.306 22,5% 167.881 59.42% Vốn điều lệ 2.630 139,1% 6.356 141,7% 7.814 22.94% Lợi nhuận sau thuế 1.760 248,2% 2.211 25,6% 2.201 -0.45% Huy động từ KH 55.283 64,50% 64.217 16,16% 86.919 35.35% Dư nợ cho vay 31.811 86,96% 34.604 9,50% 61.856 78.75% ROAE 44% -- 32% -- 25% -- ROAA 2,3% -- 2,3% -- 1,6% -- Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB các năm 2007, 2008 và 2009 Cơ cấu tín dụng của ACB có một số nét chính như sau: - Theo loại tiền vay: Nhằm tránh những rủi ro về biến động tỷ giá, loại tiền tệ 40 chủ yếu cho vay của ACB là Việt Nam Đồng, tỷ lệ này luôn chiếm trên 65% trong tổng dư nợ cho vay quy đổi qua các năm. - Theo kỳ hạn vay: Trong giai đoạn 2007 – 2009, các khoản cho vay ngắn hạn có tỷ trọng cao nhất trong danh mục cho vay của ACB. Tuy nhiên, tỷ trọng này giảm dần qua các năm và tỷ trọng các khoản cho vay dài hạn có xu hướng tăng lên, kéo theo những rủi ro trong quá trình cấp các khoản tín dụng này. Đơn vị tính: tỷ đồng Bảng 2.02: Dư nợ tín dụng của ACB giai đoạn 2007 - 2009 Chỉ tiêu/ Năm 2007 Tỷ lệ (%) 2008 Tỷ lệ (%) 2009 Tỷ lệ (%) Theo thời hạn vay 31.811 100 34.833 100 62.358 100 - Ngắn hạn 17.493 55,0 15.944 45,8 35.619 57,12 - Trung hạn 6.763 21,3 7.267 20,8 10.538 16,90 - Dài hạn 7.555 23,7 11.262 33,4 16.202 25,98 Theo loại tiền vay 31.811 100 34.833 100 62.358 100 - VND 21.518 67,6 24.564 70,5 51.553 82,67 - Ngoại tệ & Vàng 10.293 32,4 10.269 29,5 10.805 17,33 Tổng dư nợ tín dụng 31.81 - 34.833 - 62.358 - Tốc độ tăng trưởng (%) 86,96 - 9,50 - 79,02 - Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2007, 2008 và 2009 Chất lượng tín dụng tại ACB trong thời gian qua có một số điểm đáng lưu ý như sau: - ACB luôn kiểm soát tốt nợ quá hạn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng, và luôn duy trì tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản an toàn từ mức 30% đến 38% trong giai đoạn 2007 - 2009. ACB luôn duy trì tỷ lệ nợ quá hạn nằm trong tầm kiểm soát, và không vượt quy định của NHNN. Năm 2009, tình hình chung của các 41 NHTM trong nước, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ACB vẫn kiểm soát tốt tỷ lệ này ở mức 0,99%. Đơn vị tính: Tỷ đồng Bảng 2.03: Tình hình kiểm soát nợ quá hạn tại ACB Chỉ tiêu/ Năm 2007 2008 2009 Tổng tài sản 85.392 105.306 167.881 Dư nợ cho vay 31.811 34.833 62.358 Nợ quá hạn 98 708 619 Tỷ lệ NQH/Dư nợ 0.31% 2.03% 0.99% Cho vay/Tổng tài sản 37.25% 33.08% 37.14% Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2007, 2008 và 2009 - Tình hình nợ quá hạn: Tuy dư nợ cho vay tăng nhiều qua các năm, ACB vẫn kiểm soát tốt tình hình nợ xấu, tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ luôn thấp nhất trong các NHTMCP trong nước, thấp hơn tỷ lệ chung 3,5% của toàn ngành và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ quy định của NHNN. Đơn vị tính: Triệu đồng Bảng 2.04: Tình hình nợ quá hạn tại ACB giai đoạn 2007 - 2009 Theo nhóm nợ 2007 Tỷ lệ (%) 2008 Tỷ lệ (%) 2009 Tỷ lệ (%) Nợ nhóm 1 31.713.333 99,69 34.125.084 97,97 61.739.414 99,01 Nợ nhóm 2 70.959 0,22 398.902 1,15 363.884 0,58 Nợ nhóm 3 9.167 0,03 223.605 0,64 24.776 0,04 Nợ nhóm 4 7.078 0,02 66.982 0,19 88.502 0,14 Nợ nhóm 5 10.320 0,03 18.127 0,05 141.402 0,23 Tổng 31.810.857 100 34.832.700 100 62.357.978 100 Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2007, 2008 và 2009 Kết luận: Tuy dư nợ cho vay tăng nhiều qua các năm, ACB vẫn kiểm soát tốt 42 tình hình nợ xấu, tỷ lệ Nợ quá hạn/Tổng dư nợ luôn thấp nhất trong các NHTMCP trong nước và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ quy định của NHNN. Cùng với sự tăng trưởng nóng về tín dụng trong năm 2007, khủng hoảng kinh tế năm 2009 ảnh hưởng không nhỏ đến đối tượng KH chủ lực của ACB cũng như yếu tố con người chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển được xem như là những nhân tố có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng của ACB. Nhận thức được tầm quan trọng của việc quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng, ACB đặt ra mục tiêu kinh doanh trong năm 2010 là “Quản lý tốt, Lợi nhuận hợp lý, Tăng trưởng bền vững”. ACB chủ trương tăng trưởng trong tầm kiểm soát, và chỉ tăng trưởng nếu kiểm soát được rủi ro. 2.2 Chính sách tín dụng hiện hành của ACB Có 11 nhóm tiêu chí được áp dụng để thẩm định, phê duyệt tín dụng cũng như kiểm soát, đánh giá chất lượng tín dụng danh mục cho vay của ACB với các cấp độ khác nhau (nhóm cấp tín dụng bình thường, nhóm hạn chế, nhóm không cấp và nhóm chấm dứt cấp tín dụng) và được chia thành 2 nhóm lớn sau: Nhóm xét duyệt, bao gồm: Đối tượng KH, ngành nghề kinh doanh, tình hình tài chính, nguồn trả nợ, vị trí địa lý, tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo. ♦ Đối tượng KH mục tiêu: KHCN có thu nhập rõ ràng, có tích lũy, nghề nghiệp ổn định, địa vị xã hội rõ ràng và không có khả năng dùng địa vị xã hội tác động trực tiếp lên việc thực hiện quyền của ACB, quan hệ xã hội lành mạnh, lịch sử tín dụng tốt, có năng lực hành vi dân sự, có thái độ hợp tác tốt với ACB. 43 KHDN có ngành nghề hoạt động rõ ràng và tập trung, lịch sử tín dụng tốt, đội ngũ điều hành có kinh nghiệm, cơ cấu sở hữu và cổ đông rõ ràng, có thái độ hợp tác tốt với ACB. ♦ Ngành nghề kinh doanh: Tập trung cho vay các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có khả năng tăng trưởng hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với thời tiết và các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng, chính trị và chính sách, ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế trong thời gian kinh tế đi xuống, năng lực cạnh tranh trên trung bình, có khả năng tạo giá trị gia tăng tốt. Một số ngành ưu tiên như: bán buôn bán lẻ hàng tiêu dùng, hàng công nông lâm nghiệp; chế biến lương thực thực phẩm, đồ uống, thức ăn chăn nuôi, chiến biến thuỷ hải sản; sản xuất đồ gia dụng, thiết bị văn phòng; sản xuất hoá chất cơ bản, hạt nhựa, cao su tổng hợp; sản xuất mỹ phẩm, giày dép, … ♦ Tình hình tài chính: chủ yếu là các chỉ số giúp đánh giá mức độ hợp lý của nguồn trả nợ, khả năng trả nợ, độ ổn định và chủ động về tài chính, khả năng bù đắp rủi ro, độ nhạy tài chính,… của KH ♦ Nguồn trả nợ dựa trên mức độ ổn định, khả năng kiểm chứng và mức độ chắc chắn của dòng tiền, nguồn trả nợ bằng tổng thu trừ đi tổng chi. ♦ Vị trí địa lý: tập trung cho vay các KH có địa điểm sinh sống, kinh doanh gần nơi ACB có trụ sở, có cơ sở hạ tầng phát triển, … để dễ dàng tiếp cận và phục vụ KH một cách trọn gói, thuận tiện cho việc gặp gỡ và thường xuyên kiểm tra tình hình KH vay. ♦ Tài sản đảm bảo: phân loại dựa trên độ thanh khoản, sự ổn định về giá trị, sự dễ dàng hay phức tạp trong quản lý và bảo quản, khả năng dễ dàng đo đếm và yếu tố pháp lý trong sở hữu. 44 ♦ Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo: tùy thuộc vào phân nhóm KH, theo cấp phê duyệt, độ ổn định về giá tài sản, thanh khoản và các rủi ro khác ... sẽ có tỷ lệ cho vay chuẩn khác nhau. Nhóm kiểm soát bao gồm: sản phẩm tín dụng, kỳ hạn cho vay và loại tiền vay, quy mô khoản vay và kênh phân phối. ♦ Sản phẩm tín dụng: dựa vào tính chất sản phẩm như mục đích sử dụng, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, kỳ hạn vay, loại tiền tệ, KH mục tiêu, … và các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN và chính sách quản trị RRTD của ACB tại từng thời kỳ ♦ Kỳ hạn và loại tiền, Quy mô khoản vay, Kênh phân phối tuỳ thuộc vào chính sách tín dụng từng thời kỳ Khi phân tích và thẩm định KH, mỗi KH sẽ được xếp vào một trong bốn nhóm sau: - Nhóm cấp tín dụng bình thường: là các KH thoả các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) đều thuộc nhóm “cấp tín dụng bình thường”, và các tiêu chí còn lại không có tiêu chí nào thuộc nhóm “hạn chế cấp tín dụng” hay “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng” - Nhóm hạn chế cấp tín dụng: là các KH có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) thuộc nhóm “hạn chế cấp tín dụng” và các tiêu chí còn lại không có tiêu chí nào thuộc nhóm “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng” - Nhóm không cấp tín dụng: là các KH có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) thuộc nhóm “không cấp tín dụng” hay “chấm dứt cấp tín dụng” 45 - Nhóm chấm dứt cấp tín dụng (đối với KH hiện hữu): là các KH có ít nhất một trong các tiêu chí từ 1 đến 6 (nhóm xét duyệt) thuộc nhóm “chấm dứt cấp tín dụng” Chính sách tín dụng hiện tại của ACB dựa trên nguyên tắc thận trọng, với phương châm “chỉ cho vay khi kiểm soát tốt rủi ro”. ACB đã tiến hành đánh giá lại các khoản cấp tín dụng hiện hữu và tuyển chọn, duy trì những KH tốt, có uy tín trả nợ, đồng thời, thu hẹp các khoản tín dụng được xem là có nguy cơ dẫn đến nợ quá hạn, gây rủi ro cho ACB. 2.3 Mô hình chấm điểm tín dụng cá nhân của ACB. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ khách hàng cá nhân của ACB bao gồm các thành phần sau:  Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân kinh doanh  Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân tiêu dùng 2.3.1 Hướng dẫn chấm điểm hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân kinh doanh - Mục đích chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân kinh doanh là đánh giá và phân loại rủi ro đối với khách hàng vay vốn tại ACB theo định kỳ tối thiểu 3 tháng. - Việc xếp hạng tín dụng nội bộ cho cá nhân kinh doanh sẽ dựa trên việc đánh giá xếp loại rủi ro của cá nhân kinh doanh. Mỗi chỉ tiêu dùng để đánh giá có năm mức điểm là 20, 40, 60, 80 và 100. Bảng thông số chấm điểm cá nhân kinh doanh được thể hiện chi tiết ở Bảng I.01 phụ lục I 46 - Việc xếp loại rủi ro của cơ sở kinh doanh dựa trên 3 nhóm chỉ tiêu:  Nhóm chỉ tiêu thông tin về cá nhân kinh doanh là chủ cơ sở kinh doanh;  Nhóm chỉ tiêu thông tin khác liên quan đến cơ sở kinh doanh; và  Nhóm chỉ tiêu về phương án kinh doanh (cho cá nhân kinh doanh vay vốn cho mục đích bổ sung vốn lưu động); hoặc nhóm chỉ tiêu về phương án đầu tư (cho cá nhân kinh doanh vay vốn cho mục đích đầu tư trung dài hạn). - Xếp loại rủi ro của cá nhân kinh doanh dựa trên 3 nhóm chỉ tiêu có tỷ trọng điểm như sau: STT Các nhóm chỉ tiêu Tỷ trọng 1 Thông tin về cá nhân kinh doanh là chủ cơ sở kinh doanh 10% 2 Thông tin khác liên quan đến cơ sở kinh doanh 55% 3 Phương án kinh doanh/ đầu tư 35% Tổng cộng 100% 2.3.2 Hướng dẫn chấm điểm hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân tiêu dùng - Mục đích chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân vay tiêu dùng là đánh giá và phân loại rủi ro đối với khách hàng vay vốn tại ACB theo định kỳ tối thiểu 3 tháng. - Việc đánh giá sẽ thực hiện theo từng món vay dựa trên đánh giá xếp loại rủi ro khách hàng, mỗi chỉ tiêu dùng để đánh giá sẽ có năm mức điểm là 47 20, 40, 60, 80 và 100. Bảng thông số chấm điểm cá nhân tiêu dùng được thể hiện chi tiết ở Bảng I.02 phụ lục I - Phần xếp loại rủi ro khách hàng xem xét 2 nhóm chỉ tiêu:  Nhóm chỉ tiêu về nhân thân; và  Nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ - Trong đó nhóm chỉ tiêu về nhân thân chiếm tỉ trọng 40% và nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ chiếm tỉ trọng 60% trong tổng điểm xếp loại rủi ro. 2.3.3 Xếp loại khách hàng: Tổng điểm kết hợp của 3 nhóm chỉ tiêu đối với trường hợp chấm điểm cá nhân kinh doanh và 2 nhóm chỉ tiêu đối với trường hợp chấm điểm cá nhân tiêu dùng sẽ giúp xếp loại rủi ro theo bảng dưới đây: Bảng 2.05: Bảng xếp loại chấm điểm khách hàng Điểm Xếp loại Phân loại rủi ro 90 – 100 AAA Nợ đủ tiêu chuẩn 80 – 90 AA Nợ đủ tiêu chuẩn 75 – 80 A Nợ đủ tiêu chuẩn 70 – 75 BBB Nợ cần chú ý 65 – 70 BB Nợ cần chú ý 60 – 65 B Nợ dưới tiêu chuấn 56 – 60 CCC Nợ dưới tiêu chuấn 53 – 56 CC Nợ dưới tiêu chuấn 48 45 - 53 C Nợ nghi ngờ 20 – 45 D Nợ có khả năng mất vốn 2.3.4 Một số trường hợp không áp dụng chấm điểm: Một số trường hợp đặc biệt không áp dụng chấm điểm theo quy trình:  Cá nhân kinh doanh chết không mua bảo hiểm quy định cho ACB là người thụ hưởng; cá nhân kinh doanh vay bỏ trốn, bị mất khả năng lao động hoặc cơ sở kinh doanh đóng cửa không hoạt động mà người vay không có nguồn thu nhập nào khác hỗ trợ trả nợ;  Cá nhân vay có nợ quá hạn trên 360 ngày. Các trường hợp nêu trên sẽ được phân loại trực tiếp vào nhóm nợ có mức rủi ro cao nhất – Nhóm nợ có khả năng mất vốn. 2.4 Nghiên cứu một số tình huống xếp hạng thử nghiệm thực tế tại ACB Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm hoàn thiện hệ thống XHTD cá nhân theo hướng tăng cường dự báo nguy cơ dẫn đến rủi ro tín dụng, vì vậy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những hồ sơ tín dụng cá nhân đã được xếp hạng thử nghiệm vào năm 2009, với mức xếp hạng từ A đến AAA, mức xếp hạng được đánh giá là rủi ro thấp, ưu tiên cấp tín dụng nhưng trên thực tế các khoản vay này đã phát sinh nợ xấu trong năm 2010, tiêu chí chọn hồ sơ đưa vào nghiên cứu này là hồ sơ vay tiêu dùng và hồ sơ vay kinh doanh cá thể đang có nợ xấu. Do yêu cầu đảm bảo bí mật thông tin khách hàng và ngân hàng nên đề tài này sẽ không gọi tên cá nhân hoặc tổ chức trong quá trình nghiên cứu và một số thông tin nhạy cảm được bỏ qua. 49 2.4.1 Nghiên cứu trường hợp thứ nhất: Khách hàng A vay tiêu dùng được xếp loại AA và đang có nợ xấu KH A công tác tại công ty liên doanh máy tính nước ngoài, với chức vụ trưởng phòng kinh doanh, nguồn thu nhập trả nợ từ lương và vay tiền mua đất, dưới đây là bảng tóm tắt về KH A và thông tin khoản vay: Bảng 2.06: Tóm tắt sơ lược thông tin cá nhân và khoản vay tiêu dùng của KH A STT Thông tin về cá nhân Chỉ tiêu đánh giá 1 Tuổi 35 tuổi 2 Trình độ học vấn Đại học 3 Tình trạng hôn nhân Ly dị 4 Chổ ở hiện tại Sở hữu riêng 5 Số lượng bất động sản đang sở hũu 3 6 Số người phụ thuộc 2 người 7 Nguồn thu nhập lương 8 Thu nhập ổn định hàng tháng 20 triệu đồng/tháng 9 Chi phí sinh hoạt 5 triệu đồng/tháng Thông tin về khoản vay và quan hệ tín dụng với NH 1 Số tiền vay 500 triệu đồng 2 Thời hạn vay 84 tháng 3 Mục đích vay Mua đất 4 Tỷ lệ vay/tổng vốn đầu tư 70% 5 Tài sản thế chấp Nhà ở 50 6 Số tiền trả nợ hàng tháng ( gốc + lãi) 13 triệu đồng 7 Uy tín quan hệ tín dụng trong 12 tháng qua Đã từng phát sinh nợ nhóm 3 tại NH khác, hiện không còn dư nợ Nguồn: Trích từ dữ liệu tiếp cận của ACB Kết quả chấm điểm xếp hạng thử năm 2009 của khách hàng này được trình bày ở Bảng I.01và Bảng I.02 của phụ lục I với tổng điểm là 83,6 và được xếp hạng là AA, mức xếp hạng đủ tiêu chuẩn, được ưu tiên cấp tín dụng. Thực tế khách hàng này có xu hướng đầu tư bất động sản mang tính cá nhân và đang có dư nợ vào thời điểm Quý I/2010 tại các TCTD khác khoảng 2,3 tỷ đồng với mục đích là mua đất, trong khi đó khả năng trả nợ hàng tháng tại NH ACB và các TCTD khác khoảng 30 triệu đồng/tháng, do vậy khách hàng dự định bán bớt bất động sản để trả nợ nhưng chưa thể bán được và khách hàng phải xin cơ cấu lại khoản vay với thời hạn dài hơn và ân hạn trả nợ gốc 3 tháng để có thời gian bán bớt bất động sản và trả bớt nợ. 2.4.2 Nghiên cứu trường hợp thứ hai: Khách hàng B vay kinh doanh được xếp loại A và đang có nợ xấu KH B là chủ cơ sở may gia công hàng xuất khẩu, có thâm niên trong nghề trên 5 năm và có nhu cầu vay bổ sung vốn kinh doanh may mặc, thông tin về Cơ sở may gia công và thông tin khoản vay được trình bày tóm lược trong bảng sau: 51 Bảng 2.07: Tóm tắt sơ lược thông tin cá nhân và khoản vay kinh doanh của KH B STT Thông tin về cá nhân và cơ sở kinh doanh Chỉ tiêu đánh giá 1 Tuổi 45 tuổi 2 Trình độ học vấn PTTH 3 Thâm niên hoạt động kinh doanh 5 năm 4 Đăng ký kinh doanh Có 5 Ngành nghề SXKD May mặc 6 Quyền sở hữu đối với địa điểm kinh doanh Của người vay 7 Số năm làm việc bình quân người lao động 3 năm 8 Tổng vốn kinh doanh (vốn tự có) 1.000 triệu đ 9 Tổng vốn đầu tư ( vốn tự có + vốn vay) 1.500 triệu đ Kết quả hoạt động của cơ sở kinh doanh năm 2009 1 Doanh thu 9.000 triệu đ 2 Giá vốn hàng bán (80%) 7.200 triệu đ 3 Lãi gộp 1.800 triệu đ 4 Chi phí bán hàng và quản lý 516 triệu đ 5 EBIT 1.284 triệu đ 6 Lợi nhuận sau thuế 1.440 triệu đ 7 Khoản phải thu 2.250 triệu đ Thông tin về khoản vay và quan hệ tín dụng với NH 1 Số tiền vay 1.500 triệu đồng 2 Thời hạn vay 84 tháng 3 Mục đích vay Bổ sung vốn kinh 52 doanh 4 Tỷ lệ vay/tổng vốn đầu tư 70% 5 Tài sản thế chấp Nhà ở 6 Số tiền trả nợ hàng tháng ( gốc + lãi) 13 triệu đồng 7 Uy tín quan hệ tín dụng trong 12 tháng qua Đã từng phạt sinh nợ nhóm 2 tại NH khác, hiện không còn dư nợ Nguồn: Trích từ dữ liệu tiếp cận của ACB Kết quả chấm điểm xếp hạng thử năm 2009 của khách hàng này được trình bày ở Bảng I.03 và Bảng I.04 của phụ lục I với tổng điểm là 75,48 và được xếp hạng là A, mức xếp hạng nợ đủ tiêu chuẩn và ưu tiên cấp tín dụng. Trong khi thực tế khách hàng này trả nợ hàng tháng luôn trễ, và tính đến Quý II/2010 khách hàng này đã chậm thanh toán nợ vay trên 60 ngày, dư nợ còn lại còn khoản 820 triệu đồng được chuyển sang nợ quá hạn, do khách hàng chưa thu được tiền từ người mua để trả nợ cho NH. 2.5 Đánh giá hệ thống xếp hạng tín dụng cá nhân của ACB. Sau khi xây dựng hệ thống XHTD dành cho khách hàng doanh nghiệp và áp dụng thực tế vào công việc đánh giá, xét cấp tín dụng thì ACB cũng đã triển khai xây dựng hệ thống XHTD dành cho khách hàng cá nhân, tuy nhiên qua việc nghiên cứu, so sánh với các mô hình XHTD ở các tổ chức khác cũng như tính thực tiễn thì hệ thống XHTD cá nhân này còn nhiều yếu tố cần phải khắc phục trước khi chính thức được áp dụng. 53 2.5.1 Những kết quả đạt được. Mô hình xếp hạng tín dụng cá nhân là công cụ quản lý rủi ro trong quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay. Mô hình này tương đối phù hợp với tiêu chuẩn đang sử dụng của nhiều tổ chức tín nhiệm trên thế giới, tuân theo trình tự, tiêu chí rất nghiêm ngặt và chặt chẽ, bao gồm:  Hệ thống các tiêu chí đánh giá và điểm trọng số; cách xác định giá trị của từng chỉ tiêu đánh giá; cách quy đổi giá trị sang điểm của tiêu chí đánh giá; cách XHTD khách hàng và quan điểm cấp tín dụng theo từng mức xếp hạng.  Nhìn chung thì mô hình chấm điểm khách hàng cá nhân trong hệ thống XHTD của ACB vẫn bám sát khung hướng dẫn của NHNN nhưng có sự điều chỉnh theo kinh nghiệm xếp hạng của các tổ chức tín nhiệm trên thế giới.  Mô hình chấm điểm đã phân rõ đối tượng khách hàng cá nhân thành cá nhân kinh doanh và cá nhân tiêu dùng với các nhóm chỉ tiêu về nhân thân, khả năng trả nợ và phương án kinh doanh, cũng như đưa vào các chỉ tiêu dự báo ảnh hưởng của thay đổi chính sách Nhà nước và dự báo tác động cạ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_he_thong_xhtd_khach_hang_ca_nhan_tai_ngan_hang_tmcp_a_chau.pdf
Tài liệu liên quan