MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀHOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
VÀ QUẢN TRỊRỦI RO TÍN DỤNG THÔNG QUA HỆTHỐNG XẾP
HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ
1.1 Các họat động của ngân hàng thương mại .Trang 1
1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại . 1
1.1.2 Các nghiệp vụcủa ngân hàng thương mại . 1
1.1.2.1 Nghiệp vụnguồn vốn . 2
1.1.2.2 Nghiệp vụtín dụng và đầu tư. 3
1.1.2.3 Các hoạt động dịch vụcủa ngân hàng . 6
1.2 Rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng . 7
1.2.1 Định nghĩa và đo lường rủi ro. 7
1.2.2 Các loại rủi ro trong hoạt động ngân hàng. 9
1.2.2.1 Rủi ro thanh khỏan . 9
1.2.2.2 Rủi ro lãi suất . 10
1.2.2.3 Rủi ro tỷgiá. 10
1.2.2.4 Rủi ro tín dụng . 10
1.3 Quản trịrủi ro tín dụng thông qua hệthống xếp hạng tín dụng nội bộ. 12
1.1.1 Tổng quan vềhệthống xếp hạng tín dụng nội bộ. 12
1.1.1.1 Khái quát vềhệthống xếp hạng tín dụng nội bộ. 12
1.1.1.2 Những lợi ích của việc sửdụng hệthống xếp hạng tín dụng nội bộ. 13
1.1.2 Cấu trúc của hệthống xếp hạng tín dụng nội bộ. 14
1.1.2.1 Xếp hạng người vay và xếp hạng khoản vay . 14
1.1.2.2 Đối tượng xếp hạng. 16
1.3.2.3 Sốlượng các thứhạng. 16
1.1.3 Quy trình xếp hạng. 17
1.3.3.2 Xếp hạng và kiểm tra lại kết quảxếp hạng . 17
1.3.3.3 Đánh giá định lượng và định tính. 18
1.3.4 Mô hình xếp hạng. 19
1.3.4.1 Khái quát vềmô hình xếp hạng. 19
1.3.4.2 Kiểm định mô hình xếp hạng . 20
1.3.4.3 Điều chỉnh mô hình xếp hạng . 21
1.3.5 Sửdụng hệthống xếp hạng nội bộ. 21
Chương 2 - THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ HỆTHỐNG XẾP
HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘTẠI BIDV
2.1 Giới thiệu vềNgân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam . 24
2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng của BIDV giai đoạn 2001-2005 . 24
2.2.1 Tình hình kinh tếxã hội giai đọan 2001-2005 . 24
2.2.2 Tình hình họat động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2001-2005. 26
2.3 Thực trạng chất lượng tín dụng của BIDV giai đoạn 2001- 2005 . 30
2.3.1 Thực trạng chất lượng tín dụng của BIDV . 30
2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động tín dụng của BIDV . 33
2.3.3 Những nguyên nhân tồn tại trong hoạt động tín dụng của BIDV. 34
2.4 Thực trạng hệthống xếp hạng nội bộtại BIDV . 35
2.4.1 Thực trạng hệthống xếp loại khách hàng của BIDV . 35
2.4.2 Nhận xét vềhệthống xếp loại khách hàng của BIDV . 41
2.4.2.1 Những kết quả đạt được . 41
2.4.2.2 Những tồn tại của hệthống xếp loại khách hàng . 42
2.4.2.3 Nguyên nhân tồn tại của hệthống xếp loại khách hàng . 45
CHƯƠNG 3 - HOÀN THIỆN HỆTHỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG NỘI BỘ
ĐỂNÂNG CAO HIỆU QUẢQUẢN TRỊRỦI RO TÍN DỤNG TẠI BIDV
3.1.Ảnh hưởng của xu hướng hội nhập kinh tếquốc tế đến hoạt động của các
ngân hàng thương mại Việt Nam . 50
3.1.1.Những cơhội đối với hệthống ngân hàng Việt Nam. 50
3.1.2.Những khó khăn thách thức đối với hệthống ngân hàng Việt Nam . 51
3.2 Định hướng chiến lược phát triển dịch vụngân hàng đến 2006-2010 . 53
Quan điểm có tính nguyên tắc vềphát triển dịch vụngân hàng . 53
Mục tiêu phát triển dịch vụngân hàng . 54
3.3 Định hướng phát triển của BIDV giai đoạn 2006 -2010 . 56
3.3.Phương châm kinh doanh của BIDV . 56
3.3.1.Các chỉtiêu cơbản đến 2010 của BIDV . 57
Các mục tiêu tín dụng cụthểtrong giai đoạn 2006-2010. 57
Định hướng đối với hoạt động quản trịrủi ro. 58
3.4 Các đềxuất nhằm hoàn thiện hệthống xếp hạng tín dụng nội bộ đểnâng
cao hiệu quảquản trịrủi ro tín dụng tại BIDV . 59
3.4.1 Các đềxuất nhằm nâng cao năng lực quản trịrủi ro đối với NHTM . 59
3.4.2 Các đềxuất nhằm hoàn thiện hệthống xếp hạng tín dụng nội bộcủa BIDV để
nâng cao hiệu quảquản trịrủi ro tín dụng . 60
3.4.2.1 Xác định mục tiêu xây dựng hệthống xếp hạng trong điều kiện mới. 60
3.4.2.2 Xác định đối tượng và các căn cứ đánh giá xếp hạng . 61
3.4.2.3 Hoàn thiện phương pháp xếp hạng . 62
3.4.2.4 Hoàn thiện hệthống các chỉtiêu đánh giá xếp hạng . 64
3.4.2.5 Hoàn thiện mô hình xếp hạng. 70
3.4.3 Các giải pháp bỗtrợcần thiết đểhệthống xếp hạng tín dụng nội bộphát huy
hiệu quả. 73
3.4.3.1 Ởcấp độvĩmô. 73
3.4.3.2 Ởcấp độvi mô. 74
KẾT LUẬN. 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤLỤC
85 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3083 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uốc doanh trên tổng dư nợ tăng từ 22% vào năm 2001 lên 48% năm
2005. Cơ cấu cho vay theo ngành nghề cũng chuyển dịch theo hướng tích cực, giảm
cho vay trong lãnh vực xây dựng, là lãnh vực chiếm tỷ trọng cao nhất và có mức độ
rủi ro cao, đẩy mạnh cho vay các ngành kinh tế tiềm năng như điện, xi măng, bất
động sản, bưu chính viễn thông, dầu khí, dệt may…
Bảng 6 dưới đây cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu khách hàng của BIDV từ
năm 2003- 2005 theo chiều hướng giảm tỷ trọng dư nợ cho vay đối với các doanh
nghiệp quốc doanh tăng tỷ trọng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh.
36
37
Bảng 2.6: Cơ cấu khách hàng của BIDV các năm 2003-2005
Đơn vị: tỷ đồng
Loại hình doanh nghiệp 2003 Tỷ
trọng
2004 Tỷ
trọng
2005 Tỷ
trọng
Doanh nghiệp quốc doanh 42.608 67% 47.056 65% 44.425 52%
DN ngoài quốc doanh 19.906 31% 23.177 32% 38.445 45%
DN vốn đầu tư nước ngoài 1.243 2% 2.196 3% 2.563 3%
Tổng cộng 63.758 100% 72.430 100% 85.434 100%
Nguồn: Báo cáo thường niên 2001-2005 của BIDV
Bảng 7 dưới đây cho thấy cơ cấu dư nợ theo ngành nghề của BIDV năm
2003-2005 chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng cho vay đối với ngành xây dựng,
tăng tỷ trọng cho vay đối với các ngành khác.
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề của BIDV 2003-2005
Đơn vị: tỷ đồng
Ngành nghề 2003 Tỷ
trọng
2004 Tỷ
trọng
2005 Tỷ
trọng
Xây dựng 27.020 42% 32.858 45% 31.184 37%
Điện, khí đốt và nước 3.176 5% 2.730 4% 7.689 9%
Sản xuất và chế biến 6.826 11% 8.351 12% 11.704 14%
Công nghiệp khai thác 4.622 7% 4.289 6% 4.699 6%
Nông lâm và thủy sản 8.764 14% 10.382 14% 12.388 15%
Giao thông 3.673 6% 3.312 5% 2.990 4%
Thương mại dịch vụ 6.761 11% 10.151 14% 12.815 15%
Khách sạn nhà hàng 733 1% 107 0% 683 1%
Ngành khác 2.180 3% 249 0% 1.282 2%
Tổng Cộng 63.755 100% 72.429 100% 85.434 100%
Nguồn: Báo cáo thường niên 2001-2005 của BIDV
Về chất lượng tín dụng, tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ của BIDV khá cao,
theo phân loại nợ tại thời điểm 31/12/2005 theo QĐ 493/2005/QĐ-NHNN, BIDV
có tỷ lệ nợ xấu lên đến 13,1% tổng dư nợ.
37
38
Bảng 2.8: Phân loại nợ theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN
Đơn vị tính: tỷ đồng
2004 2005
Nhóm nợ Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
Đạt tiêu chuẩn (nhóm I) 45.867 65,9% 55.024 66,0%
Cần theo dõi (nhóm II) 13.581 19,5% 17.908 21,5%
Dưới chuẩn (nhóm III) 2.278 3,3% 2.965 3,6%
Có vấn đề (nhóm IV) 1.203 1,7% 892 1,1%
Không thu hồi được(nhóm V) 6.647 9,6% 6.535 7,8%
Nợ xấu 10.192 14,6% 10.932 13,1%
Tổng cộng 69.576 100% 83.324 100%
Nguồn: Bản cáo bạch của BIDV năm 2005
Nhưng nếu phân loại theo tiêu chuẩn quốc tế tỷ lệ nợ xấu của BIDV năm
2005 còn cao hơn nhiều, lên đến 31,3%.
Bảng 2.9: Phân loại các khoản vay theo tiêu chuẩn kế toán quốc tế
Đơn vị: tỷ đồng
2004 2005
Nhóm nợ Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
Đạt tiêu chuẩn 12.284 19,6% 17.330 22,8%
Cần theo dõi đặc biệt 26.373 42,1% 34.999 45,9%
Dưới chuẩn 16.089 25,7% 15.992 21,0%
Có vấn đề 4.919 7,9% 4.045 5,3%
Không thu hồi được 2.990 4,8% 3.806 5,0%
Nợ xấu 23.998 38,3% 23.843 31,3%
Tổng cộng 62.658 100% 76.173 100%
Nguồn: Báo cáo thường niên 2001-2005 của BIDV
Nguyên nhân của sự khác biệt này là do việc phân loại nợ của BIDV thực
hiện theo điều 6 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, tức là phân loại nợ căn cứ vào
thời hạn gia hạn và quá hạn, mà chưa thực hiện phân loại dựa vào xếp hạng tín dụng
nội bộ theo điều 7 Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN.
38
39
2.3.2 Những tồn tại trong hoạt động tín dụng của BIDV
Mặc dù có những bước tiến quan trọng về qui mô và trình độ phát triển, song
hoạt động tín dụng của BIDV còn nhiều hạn chế:
) Sản phẩm tín dụng còn đơn điệu, chủng loại nghèo nàn và chất lượng chưa
cao, chủ yếu cấp tín dụng dưới hình thức cho vay.
) Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của BIDV, dư nợ cho vay và ứng
trước khách hàng chiếm 68% tổng tài sản và thu nhập từ hoạt động tín dụng
chiếm gần 70% tổng thu nhập, nhưng tiềm ẩn rủi ro lớn, hiệu quả đạt được
chưa tương xứng với mức độ rủi ro thực tế, nợ xấu chiếm đến 13%/tổng dư nợ,
nếu phân loại theo Quyết định 493/2006/QĐ-NHNN.
) Rủi ro tín dụng có xu hướng gia tăng đặc biệt đối với các khách hàng xây lắp
do doanh nghiệp đấu thầu dưới giá thành, quản trị doanh nghiệp yếu kém, thi
công các công trình không có nguồn vốn thanh tóan hoặc chậm thanh toán.
) Một số Chi nhánh những năm trước được ghi nhận có chất lượng tín dụng khá
nhưng trong năm sau nợ xấu đã tăng đột biến, thể hiện sự đánh giá chất lượng
tín dụng chưa sát với thực tế, có hiện tượng che dấu nợ xấu.
) Cơ cấu tín dụng đã có những chuyển biến tích cực nhưng danh mục cho vay
vẫn chưa đầy đủ, chưa ổn định và đảm bảo định hướng lâu dài. Tỷ trọng cho
vay trung dài hạn cao trong khi nguồn vốn huy động chủ yếu là vốn ngắn hạn.
Dư nợ cho vay DNNN chiếm tỷ trọng lớn (52% tổng dư nợ), trong khi rất
nhiều các doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Nhưng cơ cấu dư
nợ theo ngành vẫn còn tập trung vào xây dựng (36% tổng dư nợ), có thể nói
hiện nay lãnh vực này có mức độ rủi ro rất cao, nợ đọng trong xây dựng cơ bản
là vấn đề rất nan giải hiện nay.
) Công tác quản trị rủi ro tín dụng chưa tốt, rủi ro tín dụng chưa được xác định,
đo lường, đánh giá và kiểm soát một cách chặt chẽ, chưa phù hợp với thông lệ
quốc tế và yêu cầu hội nhập.
) Việc đánh giá, phân loại khách hàng còn nhiều bất cập, chưa hỗ trợ hiệu quả
cho việc ra quyết định cho vay và thu hồi nợ. Khi thực hiện chính sách khách
39
40
hàng dựa vào kết quả xếp loại doanh nghiệp, thì nhiều doanh nghiệp là khách
hàng có tiềm lực về tài chính và năng lực sản xuất kinh doanh lớn nhưng
không đáp ứng được các điều kiện mà chính sách khách hàng đã đưa ra nên
các Chi nhánh phải trình lên BIDV trung ương để áp dụng cơ chế đặc thù.
2.3.3 Nguyên nhân tồn tại trong họat động tín dụng của BIDV
¾ Những nguyên nhân ở tầm vĩ mô
Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng tín dụng chưa cao nói trên
xuất phát từ những hạn chế về nhận thức về quản trị rủi ro, về chính chính sách tín
dụng và mô hình quản trị rủi ro tín dụng của BIDV. Có thể kể:
- Về nhận thức: Nhận thức quản trị rủi ro tín dụng chưa đồng đều ở các cấp
lãnh đạo của Chi nhánh, trong nhiều trường hợp một số lãnh đạo hiểu quản lý rủi ro
tín dụng đồng nghĩa với hạn chế không cho vay từ đó chưa tích cực trong cơ cấu lại
danh mục tín dụng, sàng lọc và mở rộng khách hàng để xây dựng mục tiêu tăng
trưởng tín dụng ở một số Chi nhánh.
- Về chính sách tín dụng: Các chính sách tín dụng còn nhiều hạn chế về mặt
chất lượng. Nội dung, phạm vi của chính sách này chưa bao quát được đầy đủ các
trường hợp, chưa đề cập hết các đối tượng, các trường hợp đặc thù về khách hàng,
các khoản vay, môi trường luật pháp, môi trường kinh tế…
- Về mô hình tổ chức: Mô hình tổ chức hoạt động tín dụng được vận dụng trong
giai đọan này cũng bộc lộ rõ nét khiếm khuyết, chưa thực hiện rõ quy trình 3 chức
năng trong thẩm định và quyết định tín dụng, xác định trách nhiệm trong phân cấp
ủy quyền còn hạn chế và việc thực hiện đánh giá thẩm định và phê duyệt tín dụng
theo nhiều cấp mang nặng tính hành chính nhưng hiệu quả lại không cao.
¾ Từ những nguyên nhân ở tầm vi mô
Ngoài những nguyên nhân có tầm vĩ mô như trên, những nguyên nhân cụ thể
hơn như các yếu kém trong công tác quản trị rủi ro tín dụng của BIDV cũng là
nguyên nhân gây ra những hạn chế đáng kể, chẳng hạn:
40
41
- Nguồn lực cán bộ tín dụng bất cập so với yêu cầu, chất lượng cán bộ làm công
tác tín dụng còn hạn chế do ít kinh nghiệm hoặc cách làm truyền thống đã ăn sâu,
chưa thay đổi kịp theo cơ chế thị trường dẫn đến nhận thức về trách nhiệm, quyền
hạn trong hoạt động tín dụng chưa đầy đủ; tâm lý đùn đẩy, né tránh trong xử lý tín
dụng khá nặng nề.
- Chưa có một hệ thống công cụ đánh giá kiểm soát rủi ro đủ mạnh được sử
dụng nhằm đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng một cách vững chắc. Do vậy,
việc xác định giới hạn tổng thể với từng khách hàng về mức cho vay, bảo lãnh và
mở tín dụng thư chưa đủ điều kiện và khả năng thực hiện được.
- Chưa thiết kế được hệ thống thông tin tương xứng để có thể kiểm soát một
cách đầy đủ, có hiệu quả các thông tin khách hàng và danh mục tín dụng đảm bảo
việc đánh giá đúng tình trạng và khả năng chi trả của khách hàng để ra các quyết
định tín dụng chính xác, đồng thời thực hiện việc kiểm soát tăng trưởng & chuyển
dịch cơ cấu tín dụng phù hợp với chiến lược phát triển đã đề ra của BIDV.
- Hệ thống đánh giá, phân loại khách hàng mặc dù đã xây dựng và áp dụng thử
nghiệm, nhưng cũng chưa được hoàn thiện. Việc đánh giá khách hàng chủ yếu chỉ
bằng “cảm tính” dẫn đến việc sàng lọc và xây dựng mục tiêu mở rộng khách hàng
thiếu hẳn cơ sở đúng đắn.
Tóm lại: Một trong những nguyên nhân chính của những tồn tại trong hoạt
động tín dụng là việc quản trị rủi ro tín dụng chưa tốt, do thiếu công cụ để nhận
diện, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, mà cụ thể là thiếu hệ thống xếp hạng tín
dụng nội bộ hoàn thiện để hỗ trợ cho việc quản trị rủi ro.
2.4 Thực trạng hệ thống xếp hạng nội bộ tại BIDV
2.4.1 Thực trạng hệ thống xếp loại khách hàng của BIDV
Trước năm 2002, Hệ thống tiêu chuẩn xếp loại doanh nghiệp đã bắt đầu được
lưu tâm. Một số văn bản hướng dẫn của cơ quan chức năng được ban hành. Đồng
thời các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng tự phát nghiên cứu & hình thành Hệ
thống tiêu chuẩn xếp loại doanh nghiệp. Trong bối cảnh như vậy, Chi nhánh Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển TP.Hồ Chí Minh cũng đã xây dựng tiêu chuẩn xếp loại
41
42
doanh nghiệp theo phương pháp chấm điểm, theo văn bản 493/NHĐT ngày 20
tháng 6 năm 1999. Tuy nhiên, Hệ thống xếp hạng tín dung trong thời kỳ này mang
tính chất tự phát, riêng lẻ, chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ. Chỉ đến khi Ngân hàng
Nhà nước Việt nam ra Quyết định số 57/2001/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 1 năm
2002 v/v triển khai thí điểm đề án phân tích xếp loại doanh nghiệp thì các ngân
hàng thương mại mới có căn cứ pháp lý để một xây dựng hệ thống chấm điểm và
xếp loại doanh nghiệp.
Dựa vào Quyết định 57/2002/QĐ-NHNN ngày 24 tháng 01 năm 2002 và
hướng dẫn về phương pháp phân tích, xếp loại doanh nghiệp theo Quyết định này,
“Hệ thống tiêu chuẩn xếp lọai tín dụng doanh nghiệp” đã được Chi nhánh Ngân
hàng Đầu tư và Phát triển TP.Hồ Chí Minh ban hành dưới hình thức Thông báo số
1538/TB-BGD. Nhưng các tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp ban đầu này cũng chỉ
mang tính chất thử nghiệm, kết quả xếp hạng chỉ được sử dụng có tính chất bổ sung
cho việc phân tích tín dụng theo phương pháp truyền thống.
Hệ thống xếp loại khách hàng của BIDV chỉ chính thức được áp dụng cho
toàn hệ thống sau khi Sổ tay tín dụng của BIDV được ban hành vào tháng 09 năm
2004 và được áp dụng cho đến nay với nội dung quy định có thể mô tả tóm tắt như
sau:
Về Mục đích:
Hệ thống xếp loại khách hàng được xây dựng nhằm mục đích xây dựng các
chính sách phù hợp với từng nhóm khách hàng và duy trì cơ cấu khách hàng bền
vững cho BIDV.
Về cơ sở xây dựng
Hệ thống xếp loại khách hàng được thực hiện căn cứ vào Quyết định
57/2002/QĐ-NHNN ngày 24/01/2002 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về việc
triển khai thí điểm đề án phân tích, xếp loại tín dụng doanh nghiệp và dựa trên định
hướng chính sách tín dụng của BIDV.
Về đối tượng xếp loại.
42
43
Đối tượng áp dụng hệ thống xếp loại này là các doanh nghiệp hoạt động theo
luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã và các Luật có liên
quan, đang quan hệ tín dụng với BIDV.
Về tiêu chí đánh giá xếp loại
Hệ thống xếp hạng khách hàng sử dụng các chỉ tiêu về tài chính và chỉ tiêu
phi tài chính để đánh giá xếp hạng (Phụ lục 1 - Các tiêu chí xếp loại)
Nhóm các chỉ tiêu tài chính thể hiện tình trạng lành mạnh của hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm:
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh tóan như: Khả năng thanh toán ngắn
hạn, khả năng thanh toán nhanh
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động, như: Vòng quay hàng tồn kho,
Vòng quay vốn lưu động, Hiệu quả sử dụng tài sản…của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu phản ánh khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp như: Hệ số tự
tài trợ.
Và cuối cùng, các chỉ tiêu về khả năng sinh lời như: Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Ngoài ra, việc chấp hành gởi các báo cáo tài chính theo định kỳ quý, năm
một cách đầy đủ, chính xác theo yêu cầu cũng trở thành một tiêu chí để đánh giá
xếp loại doanh nghiệp được áp dụng ở BIDV.
Bổ sung thêm vào nhóm tài chính nêu trên, các chỉ tiêu phi tài chính cũng
được BIDV sử dụng nhằm đo lường mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp đối với
Ngân hàng, gồm có:
Nhóm chỉ tiêu thể hiện uy tín trong quan hệ tín dụng như: Nợ quá hạn, Tỷ lệ
nợ gia hạn, Tỷ lệ lãi quá hạn, Sử dụng vốn vay đúng mục đích
Nhóm chỉ tiêu phản ảnh mức độ bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp,
như: Tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm, Tỷ lệ giá trị tài sản đảm bảo
Nhóm chỉ tiêu thể hiện mức độ quan hệ với BIDV như: Mức độ quan hệ tín
dụng với BIDV, Tỷ lệ chuyển doanh thu qua BIDV, Số dư tiền gởi bình quân tại
BIDV, Lợi nhuận khách hàng mang lại cho BIDV.
43
44
Về Phương pháp xếp hạng:
Việc xếp lọai được BIDV thực hiện bằng cách chấm điểm các chỉ tiêu tài
chính và phi tài chính theo thang điểm và tiêu chuẩn đánh giá đã định sẳn (Phụ lục 1
- Phương pháp xếp loại). Điểm số cho mỗi chỉ tiêu được chia làm 6 mức, từ 0 điểm
đến 5 điểm.
Sau khi chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo các tiêu chuẩn,
và thang điểm nêu trên, điểm xếp loại của doanh nghiệp còn có thể được điều chỉnh
tăng hay giảm dưới hình thức điểm thưởng, phạt dựa vào một số lợi thế của doanh
nghiệp như hệ số tự tài trợ cao, tỷ lệ dư nợ tín dụng có TSĐB…
Ví dụ quy định về điểm thưởng, phạt đang áp dụng tại BIDV như sau:
- Hệ số tự tài trợ > 50%: thưởng 5điểm
- 100% dư nợ tín dụng có TSBD: thưởng 5 điểm
- Điểm thưởng cho các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính khác (lợi thế thương
mại, mức độ uy tín trên thương trường) và các thông tin liên quan khác để chủ động
cho điểm thưởng, phạt đối với khách hàng không quá 5 điểm.
Xếp hạng khách hàng
Căn cứ vào điểm số cuối cùng, tổng số điểm tối đa đối với 1 khách hàng là 100
điểm (chưa kể điểm thưởng), khách hàng sẽ được xếp loại thành 7 nhóm (thứ hạng), theo
mức độ rủi ro từ thấp đến cao như sau:
Bảng 2.10: Thang điểm xếp hạng và đặc điểm chung của nhóm khách hàng
Thứ hạng Đặc điểm chung của nhóm khách hàng
Nhóm A*
Có điểm
từ 100
điểm trở
lên
- Tình hình tài chính lành mạnh, kết quả hoạt động kinh doanh khả
quan, có khả năng mở rộng và phát triển. Doanh nghiệp có vị thế
mạnh trong một ngành kinh tế ổn định, bền vững; Doanh nghiệp
đựơc độc quyền kinh doanh một hoặc một số sản phẩm. Các sản
phẩm của doanh nghiệp có tính cạnh tranh cao
- Những thông tin phi tài chính liên quan khác rất tốt, có triển vọng
phát triển ổn định bền vững, lâu dài.
44
45
- Đây là nhóm khách hàng được xem là đáng tin cây nhất, có mức
tín nhiệm cao trong quan hệ với ngân hàng
Nhóm A
Có điểm
từ 70 - 89
điểm
- Tình hình tài chính, kết quả kinh doanh tốt, sản phẩm có tính cạnh
tranh cao.
- Những thông tin phi tài chính liên quan khác tốt, đảm bảo cho phát
triển ổn định
- Có tín nhiệm trong quan hệ với ngân hàng
Nhóm B
Có điểm
từ 50 - 69
điểm
- Tình hình tài chính, kết quả kinh doanh hiện tại của khách hàng là
bình thường tuy nhiên có một số chỉ tiêu chưa đạt mức độ tốt như
khách hàng nhóm A
- Các khoản cho vay hiện nay chưa xuất hiện rủi ro nhưng đã bắt
đầu có những dấu hiệu không tốt cần có biện pháp khắc phục kịp
thời
Nhóm C
Có điểm
từ 40 - 49
điểm
- Tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh không tốt
- Các khoản cho vay có rủi ro tín dụng hoặc xuất hiện những yếu tố
bất lợi dẫn đến nguy cơ không trả được nợ đúng hạn, phải gia hạn
nợ, khoản vay không được bảo đảm đầy đủ.
Nhóm D
Có điểm
từ 25 - 39
điểm
- Tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh xấu đến mức
báo động.
- Đã phát sinh nợ quá hạn hoặc đã phải gia hạn nợ nhiều lần, xuất
hiện những yếu tố bất lợi dẫn đến nguy cơ không hoàn trả được nợ,
khoản vay không được bảo đảm đầy đủ.
Nhóm E
Có điểm
từ 10- 24
điểm
- Tình hình tài chính đã có vấn đề nghiêm trọng, kết quả kinh doanh
liên tục thua lỗ, nợ vay chủ yếu là không có bảo đảm bằng tài sản.
- Khách hàng có phát sinh những khoản nợ quá hạn khó thu hồi, có
khả năng xẩy ra tình trạng mất vốn đối với ngân hàng.
Nhóm F
Có điểm
Dưới 10
- Tình hình tài chính có vấn đề rất nghiêm trọng, kết quả kinh doanh
liên tục thua lỗ trong thời gian dài; doanh nghiệp có nguy cơ hoặc
đang trong quá trình giải thể, phá sản; tài sản bảo đảm không có
45
46
điểm hoặc có không đáng kể, khả năng xử lý khó
- Khách hàng có phát sinh những khoản nợ khó đòi, ngân hàng
không có khả năng thu hồi vốn đối với những khoản đã cho vay
Nguồn: Sổ tay tín dụng BIDV, Chương VII Chính sách khách hàng
Về thay đổi mức xếp hạng
Ngoài ra, để đảm bảo tính chính xác cao hơn, thứ hạng đã xếp cho khách
hàng dựa vào cách cho điểm nêu trên vẫn có thể phải điều chỉnh trong những trường
hợp đặc biệt. ví dụ:
- Đánh tụt 1 hạng nếu khách hàng có kết qủa kinh doanh lỗ 2 năm liên tiếp
hoặc khách hàng có phát sinh nợ quá hạng trên 361ngày
- Đánh tụt 2 hạng nếu có quyết định khởi tố đối với thành viên ban lãnh đạo
hoặc kế toán trưởng.
Về quy trình xếp hạng.
Để có thể thực hiện việc phân loại doanh nghiệp vào các nhóm một cách
chính xác, việc đánh giá xếp lọai phải dựa vào các thông tin tài chính cũng như
phi tài chính. Đồng thời phải tuân thủ theo trình tự các bước theo quy định bằng
những phương pháp nhất định.
Căn cứ để đánh giá xếp loại khách hàng là:
• Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong 2 hoặc 3 năm gần nhất.
• Các chỉ tiêu về quan hệ với BIDV và các TCTD khác.
Các bước thực hiện xếp loại: Việc xếp loại Doanh nghiệp được tiến hành
theo 3 bước như sau:
Bước 1: Dựa vào các thông tin trên, việc phân tích, đánh giá, xếp lọai đối với
doanh nghiệp được tiến hành theo các tiêu thức và thang điểm đã định sẵn.
Bước 2: Tùy theo mức điểm số cao hay thấp, doanh nghiệp sẽ được xếp vào
các nhóm A*, B,C,D,E,F
Bước 3: Trình lãnh đạo Chi nhánh phê duyệt kết quả xếp loại và các chính
sách về lãi suất, sản phẩm tín dụng, sản phẩm dịch vụ, biện pháp đảm bảo tiền vay
và các biện pháp xử lý (nếu cần) phù hợp đối với từng nhóm khách hàng.
46
47
2.4.2 Nhận xét về hệ thống xếp loại khách hàng của BIDV
2.4.2.1 Những kết quả đạt được:
Mặc dù vẫn còn nhiều hạn chế nhưng hệ thống xếp hạng khách hàng trong
quá trình áp dụng tại BIDV đã cho thấy đây là một công cụ hỗ trợ cho việc ra quyết
định tín dụng, thực hiện chính sách khách hàng và quản lý rủi ro tín dụng, thể hiện:
- Việc phân loại khách hàng đã giúp cho ban lãnh đạo có cái nhìn tổng thể về
danh mục tín dụng của BIDV từ đó có chính sách tín dụng phù hợp. Để phù hợp với
thực tế tình hình tín dụng và đặc thù của BIDV sau khi ban hành chính sách khách
hàng dựa trên kết quả phân loại, BIDV đã kịp thời thay đổi chính sách khách hàng.
Căn cứ vào kết quả xếp loại khách hàng đang quan hệ tín dụng, BIDV điều chỉnh
danh mục khách hàng, mạnh dạn mở rộng đối tượng phục vụ khách hàng theo
hướng phát triển đến lĩnh vực sản xuất, thương mại, xuất khẩu hoặc ngoài lãnh vực
xây lắp truyền thống.
- Kết quả xếp loại được sử dụng như là một căn cứ để xác định lãi suất cho
vay. Lãi suất vay và phí bảo lãnh áp dụng cho mỗi khách hàng sẽ khác nhau tương
ứng với kết quả xếp hạng. Doanh nghiệp được xếp hạng có mức độ rủi ro thấp thì sẽ
được hưởng lãi suất thấp và ngược lại. Điều đó cho phép NH thực hiện hoạt động
tín dụng theo hướng tích cực, đầu tư hay cho vay đúng đối tượng và hạn chế được
rủi ro tốt hơn.
- Kết quả xếp loại cũng là một trong những căn cứ để BIDV ra quyết định
cấp tín dụng và các điều kiện cấp tín dụng kèm theo. (Ví dụ : BIDV chỉ phát triển
những khách hàng mới được xếp hạng A* ,A, hoặc B và đối vay doanh nghiệp loại
B, thì điều kiện hạn mức tín dụng là doanh nghiệp có tài sản bảo đảm với tỷ lệ tối
thiểu là 50%dư nợ.
- Căn cứ vào kết quả xếp hạng tín dụng của từng khách hàng, BIDV đã có
chính quản lý, giám sát một cách phù hợp. Ví dụ, Những khách hàng xếp hạng từ
thứ hạng C trở xuống sẽ được giám sát đặc biệt như: chỉ cho vay ra số tiền tương
ứng với số tiền doanh nghiệp trả nợ và kiểm soát chặt chẽ đối tượng vay.
47
48
2.4.2.2 Những tồn tại của hệ thống xếp loại khách hàng tại BIDV
Hệ thống xếp hạng khách hàng của BIDV tuy đã góp phần tích cực hỗ trợ
cho việc thực hiện chính sách khách hàng nhưng vẫn còn nhiều hạn chế về đối
tượng xếp hạng, các chỉ tiêu xếp hạng, quy trình xếp hạng và mục tiêu ứng dụng.
Về đối tượng xếp hạng
Hiện tại BIDV chỉ mới thực hiện việc xếp hạng cho các khách hàng là doanh
nghiệp, chưa xếp hạng các khách hàng là tổ chức tín dụng và khách hàng là cá nhân.
Trong điều kiện hiện tại, hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV chỉ tập trung vào
xếp hạng khách hàng doanh nghiệp là phù hợp. Vì khách hàng của BIDV chủ yếu là
doanh nghiệp (với khoảng 350.000 doanh nghiệp) và hầu hết dư nợ của BIDV là dư
nợ vay của khách hàng doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ trên 90%tổng dự nợ. Tuy nhiên
để hệ thống hoàn thiện hơn cần phải thực hiện xếp hạng đối với khách hàng là
TCTD và khách hàng là cá nhân.
Các chỉ tiêu để đánh giá xếp hạng
Việc xếp hạng tín dụng được thực hiện trên cơ sở đánh giá, chấm điểm các
chỉ tiêu tài chính và phi tài chính. Qua phân tích có thể thấy hệ thống chỉ tiêu đánh
giá xếp hạng hiện tại của BIDV là chưa hợp lý, thể hiện qua một số điểm cơ bản
dưới đây:
) Các chỉ tiêu phi tài chính trong hệ thống xếp hạng hiện tại chỉ chú trọng đến
các chỉ tiêu quan hệ tín dụng và tài sản đảm bảo
Các chỉ tiêu phi tài chính hiện áp dụng tại BIDV gồm 10 chỉ tiêu, chia làm
03 nhóm là: uy tín trong quan hệ tín dụng, mức độ quan hệ tín dụng và tài sản đảm
bảo. Tuy vậy, hệ thống chỉ tiêu phi tài chính này chủ yếu là các phản ánh mối quan
hệ với ngân hàng.
Chỉ tiêu về tài sản đảm bảo vừa được sử dụng để chấm điểm phần phi tài
chính lại vừa được sử dụng để cho điểm thưởng cho thấy sự chú trọng quá mức vào
tài sản đảm bảo khi xếp hạng dẫn đến kết quả xếp hạng thiếu chính xác.
Mặt khác, sử dụng chỉ tiêu về tài sản đảm bảo để đánh giá xếp hạng doanh
nghiệp cho thấy hệ thống xếp hạng này chưa phân định rõ ràng giữa xếp hạng khoản
48
49
vay và xếp hạng người vay. Xếp hạng người vay đánh giá khả năng người vay mất
khả năng thanh toán, do đó tài sản bảo đảm không phải là tiêu chí xếp hạng người
vay. Còn xếp hạng khoản vay thì đánh giá mức độ tổn thất đối với khoản vay khi
người vay mất khả năng thanh toán nên mới sử dụng tiêu chí về tài sản đảm bảo, kỳ
hạn cho vay…Do vậy, chỉ tiêu tài sản bảo đảm nợ vay chỉ nên sử dụng trong xếp
hạng khoản vay.
) Hệ thống xếp hạng khách hàng hiện hành thiếu hẳn các chỉ tiêu đánh giá về
rủi ro ngành, về quản trị điều hành, lưu chuyển tiền tệ.
- Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro ngành là rất quan trong vì một doanh nghiệp
chủ yếu hoạt động chuyên về một ngành, lãnh vực nào đó. Do vậy khi ngành đó gặp
khó khăn, rơi vào giai đoạn khủng hoảng, suy thoái thì doanh nghiệp cũng sẽ gánh
chịu rủi ro. Ví dụ ở Việt nam khi ngành gia giày bị kiện chống phá giá thì các doanh
nghiệp gia giày đều gặp khó khăn.
- Các chỉ tiêu đánh giá về vị trí của doanh nghiệp trong ngành cũng rất cần
thiết để đánh giá xếp hạng tín dụng vì trong điều kiện cạnh tranh gay gắt doanh
nghiệp phải có được vị thế nhất định trong ngành mình hoạt động thì mới có thể tồn
tại được. Vị thế của DN trong ngành càng cao thì DN càng có điều kiện tốt để chi
phối thị trường của ngành đó. Ngược lại, doanh nghiệp có vị thế yếu phải chịu sự
chi phối của các DN mạnh, khó có thể trụ vững trên thị trường khi ngành mà DN
đang hoạt động lâm vào khủng hoảng.
- Chỉ tiêu đánh giá năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp cũng quan
trọng để đánh giá rủi ro tín dụng. Vì suy cho cùng mọi rủi ro tín dụng có nguyên
nhân chủ quan từ phía doanh nghiệp chủ yếu là do năng lực quản lý điều hành yếu
kém.
- Còn các chỉ tiêu về dòng tiền cũng không thể thiếu khi đánh giá xếp hạng,vì
một doanh nghiệp có năng lực tài chính mạnh, và đang hoạt động có hiệu quả
nhưng cũng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng do
dòng ngân lưu của doanh nghiệp vào thời điểm nợ đến hạn bị âm. Doanh nghiệp
không thể dễ dàng chuyển hóa tài sản của mình để có thể trả đến hạn. Để thanh toán
49
50
được khoản nợ đến hạn doanh nghiệp có thể phải chấp nhận một khoản chi phí lớn
hơn để chuyển hóa tài sản thành tiền. Và điều này sẽ làm suy giảm năng lực tài
chính của doanh nghiệp.
Như phân tích ở trên, có thể thấy các chỉ tiêu về rủi ro ngành, về vị trí củ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại bidv.pdf