MỤC LỤC
Lời mở đầu 1
Chương I: Lý luận chung về hoạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 2
I. Những vấn đề chung về chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh 2
1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm và doanh thu bán hàng 2
1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phảm 2
1.2 Doanh thu bán hàng 3
1.3 Giá vốn hàng bán 3
2. Các phương pháp xác định giá vốn của sản phẩm tiêu thụ 3
2.1 Giá thực tế của sản phẩm nhập kho 3
2.2 Giá thực tế của sản phẩm xuất kho 3
3. Tài khoản, chứng từ hoạch toán tiêu thụ sản phẩm 4
3.1 Tài khoản sử dụng 4
3.2 Chứng từ hoạch toán tiêu thụ sản phẩm 5
II. Phương thức tiêu thụ sp và phương pháp hoạch toán 6
1. Phương pháp KKTX 6
1.1 Phương pháp tiêu thụ trực tiếp 6
1.2 Phương thức chuyển hàng 7
1.3 Phương thức bán hàng trả góp 8
1.4 Phương thức đại lý ký gửi 9
1.5 Phương thức hàng đổi hàng 10
2. Phương pháp KKĐK 11
III. Hoạch toán quá trình xác định doanh thu thuần 12
1. Ghi nhận doanh thu bán hàng 12
2. Hoạch toán các khoản giảm doanh thu 13
2.1 Hoạch toán hàng bán bị trả lại 13
2.2 Hoạch toán giảm giá hàng bán 13
2.3 Hoạch toán chiết khấu thương mại 14
2.4 Xác định và kết chuyển doanh thu thuần 14
VI. Hoạch toán chi phí bán hàng, chi phí quản lý và xác định kết quả tiêu thụ 14
1. Hoạch toán chi phí bán hàng 14
2. Hoạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 14
3. Hoạch toán chi phí xác định kết qủa hoạt động SXKD 14
Chương II. Tình hình thực tế về tổ chức công tác hoạch toán . 19
I. Đặc điểm chung của Công ty than Hà Lầm 19
1. Qúa trình hình thành và phát triển 19
2. Tình hình tổ chức quản lý sản xuât và lao động 20
3. Hệ thống các vỉa than 21
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty than Hà Lầm 22
III. Đặc điểm tổ chức công tác hoạch toán kế toán 23
1. Tổ chức bộ máy kế toán 23
2. Hoạch toán kế toán 24
3. Chính sách kế toán áp dụng tại công ty 25
4. Nội dung công tác kế toán 26
VI. Thực trạng công tác kế toán 27
1. Xác định kết quả kinh doanh 27
1.1 Hoạch toán chi phí bán hàng 27
1.2 Hoạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp 29
1.3 Hoạch toán giá vốn hàng bán 30
2. Hoạch toán doanh thu 33
3. Hoạch toán kết quả kinh doanh 34
Chương III. Hoàn thiện tổ chức công tác hoạch toán kế toán tại Công ty 36
I. Đánh giá thực trạng công tác hoạch toán chi phí doanh thu và xác định kqkd 36
1. Ưu điểm 36
2. Nhược điểm 37
II. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức công tác hoạch toán 38
Kết luận 41
51 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1540 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hoạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty than Hà Lầm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hụ.
1. Hoạch toán chi phí bán hàng ( TK 641 - Chi phí bán hàng )
Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí về lao động sống, lao động vật hoá phát sinh trong quá trình lưu thông hàng hoá cung cấp dịch vụ.
( Phương pháp hoạch toán tổng quát chi phí bán hàng : sơ đồ 1 )
2.Hoạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp (TK 642 - Chi phí quản lí doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí biểu hiện bằng tiền của toàn bộ lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra để phục vụ cho công tác quản lý kinh doanh, quản lý hành chính trên phạm vi toàn doanh nghiệp.
( Phương pháp hoạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp : xem sơ đồ 2 )
3. Hoạch toán kết quả hoạt động SXKD
Kết quả hoạt động SXKD là kết quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ, lao vụ và được biểu hiện qua chỉ tiêu lãi hoặc lỗ và tiêu thụ. Kết quả đó được tính như sau:
Lãi (lỗ) về tiêu thụ sản phẩm
=
Doanh thu thuần
-
Giá vốn hàng bán
+
Chi phí
bán hàng
+
Chi phí QLDN
Doanh thu thuần
=
Tổng doanh thu hàng bán
-
Giảm giá hàng bán
+
Doanh thu của hàng bán bị trả lại
+
Thuế tiêu thụ
đặc biệt
Sau mỗi kỳ hoạch toán kế toán tiến hành xác định kết quả của hoạt động kinh doanh. Kế toán sử dụng TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh.
Phương pháp hoạch toán: Xem sơ đồ số 3
Cuối kỳ kết chuyển doanh thu thuần
Nợ TK 511
Có TK 911
Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán
Nợ TK 911
Có TK 632
Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng
Nợ TK 911
Có TK 641
Cuối kỳ kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp
Nợ TK 911
Có TK 642 ( Hoặc 1422 )
+ Xác định lãi
Nếu bên Có TK 911 > Bên Nợ TK 911 : thì lãi
Nợ TK 911
Có TK 421 – Số tiền lãi
+ Xác định lỗ
Nếu bên Có TK 911 < Bên Nợ TK 911: thì lỗ
Nợ TK 421
Có TK 911 – Số tiền lỗ.
Sơ đồ 1: Hoạch toán tổng quát chi phí bán hàng
TK 334, 338 TK 641 TK 111, 112, 138…
Chi phí nhân viên Giá trị thu hồi ghi giảm chi phí
TK 152,153 hoặc 621 TK 911
Chi phí VL, dụng cụ
Kết chuyển chi phí bán hàng
TK 214 TK 1422
Chi phí khấu hao TSCĐ Chờ kết chuyển Kết chuyển
TK 331, 111, 112
Chi phí khác
TK 113
VAT của dịch
vụ mua ngoài
Sơ đồ 2: Hoạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 334, 338 TK 642 TK 111, 138…
Chi phí chờ kết chuyển Các khoản ghi giảm chi phí
TK 152, 153 hoặc 611 TK 911
Chi phí vật liệu, dụng cụ Kết chuyển chi phí vào TK
Xác định kết quả
TK 214
Chi phí khẩu hao TSCĐ
TK 333, 111, 112 TK 1421
Thuế, phí, lệ phí
TK 139, 159
Dự phòng giảm giá
TK 335, 142 Chờ kết chuyển
Chi phí theo dự toán
TK 333, 111, 112
Chi phí khác Kết chuyển
TK 133
VAT của dịch
vụ mua ngoài
Sơ đồ 3: Sơ Đồ hoạch toán xác định kết quả tiêu thụ
TK 632 TK 911 TK 511
K/c giá vốn K/c doanh thu thuần
Hàng bán cuối vụ vào cuối kỳ
TK 64 (TK1422) TK 421
K/c chi phí bán hàng Lỗ về tiêu thụ
vào cuối kỳ
TK642 (TK 1422)
K/c chiphí QLDN vào cuối kỳ
Lãi về tiêu thụ
Chương II
Tình hình thực tế về tổ chức công tác hoạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh ở Công ty Than Hà Lầm.
I. Đặc điểm chung của Công ty Than Hà Lầm.
1. Quá trình hình thành và phát triển.
- Dựa trên cơ sở sản xuất khoáng sản khu vực Hà Lầm, tách ra từ xí nghiệp quốc doanh than Hòn Gai, tiếp quản từ thời Pháp để lại. Công ty than Hà Lầm được thành lập vào tháng 5/ 1960.
- Các văn bản pháp lý thành lập mỏ, văn bản thoả thuận cấp đất và tài nguyên đã được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt :
- Ngày 21/6/1973 quyết định số 59/ ĐT- KTCB phê duyệt thiết kế sơ bộ hạ tầng khu khai thác +50 và +28 thuộc mỏ than Hà Lầm công suất 200.000 tấn/năm.
- Ngày 28/4/1989 quyết định của bộ năng lượng số 246/ XDCB phê duyệt LCKT-KT cải tạo mỏ than Hà Lầm.
- Ngày 8/9/1990 quyết định của bộ năng lượng số 57/XDCB về việc phê duyệt LCKT-KT khai thác khu Hữu Nghị mỏ than Hà Lầm công suất 100.000á150.000 tấn/ năm. Mỏ than Hà Lầm sử dụng hai phương pháp khai thác song song: lộ thiên và hầm lò từ 9/1990.
- Ngày 30/6 năm 1993 theo quyết định số 402 NL/TCCB LĐ của bộ năng lượng về việc thành lập mỏ Hà Lầm trực thuộc Công ty than Hòn Gai và chính thức đăng ký kinh doanh số 303931 ngày18/3/1994 với các ngành nghề:
+ Khai thác, chế biến, tiêu thụ than
+ Thi công công trình XDCB
+ Sửa chữa thiết kế mỏ
+ Quản lý kinh doanh cảng
- Ngày 29/12/1997 theo sự phát triển chung và đòi hỏi của nền kinh tế thị trường, bộ trưởng bộ công nghiệp ra quyết định số 25/1997 QĐ-BCN về việc chuyển mỏ than Hà Lầm trực thuộc Công ty than Hòn Gai thành doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty than Việt Nam.
- Ngày 1/10/2001 căn cứ vào quyết định số 405/QĐ- HĐQT của hội đồng quản trị Tổng Công ty than Việt Nam về việc tên mỏ Hà Lầm thành Công ty than Hà Lầm, doanh nghiệp thành viên hạch toán độc lập của Tổng Công ty than VN
2. Tình hình tổ chức quản lý sản xuất và lao động.
Bảng : Kết cấu lao động năm 2002 của Công ty than Hà lầm
Công nhân viên sản xuất công nghiệp
Cán bộ quản lý
Nhân viên kỹ thuật nghiệp vụ
Công nhân sản xuất than
Trình độ đại học và cao đăng
Trung học chuyên nghiệp
Kỹ thuật
Kinh tế
Chuyên môn khác
Kỹ thuật
Kinh tế
Chuyên môn khác
2840
154
129
2714
33
21
23
45
27
26
Qua bảng kết cấu lao động năm 2002 của Công ty than Hà lầm cho thấy: Công nhân viên sản xuất công nghiệp của Công ty có 2840 người, chiếm 90.4% trong tổng số lao động của toàn Công ty. Trong đó số công nhân sản xuất than là 2714 người, chiếm 86.4% tổng số lao động của Công ty. Với tổng số lao động của Công ty than Hà lầm năm 2002 là 3142 người có thể đáp ứng được nhu cầu về lao động cho sản xuất.
3. Hệ thống các vỉa than
Hệ thống các vỉa than thuộc mỏ than Hà Lầm được xếp vào loại vỉa than dày và trung bình. Độ dốc của vỉa than nhỏ thường là dốc thoải hơi nghiêng. Độ dốc và chiều dày vỉa than khu vực mỏ thay đổi phức tạp.
Hệ thống các vỉa than của Công ty than Hà Lầm được thống kê vào bảng sau:
Hệ thống các vỉa than của Công ty than Hà Lầm
Stt
Tên vỉa
Chiều dày vỉa, m
Loại than
Độ kiên cố của than, f
Tỷ trọng, T/m3
Khu vực phân bổ
Góc dốc của vỉa, độ
1
2
3
4
5
10
11
13
14A
14B
0,58á2,41
0,48á19,2
0,24á6,67
0,9á46,7
nhỏ
Atraxit
Antraxit
Antraxit
Antraxit
Antraxit
1á5
1á5
1á5
1á5
1á5
1,41
1,40
1,42
1,40
1,42
Lò đông
Lò đông
Lò đông
Lò đông
Lò đông
12á35
20á35
15á30
12á40
12á40
4. Công nghệ sản xuất
Công ty than Hà Lầm có đặc thù riêng là khai thác hầm lò kết hợp với khai thác lộ thiên. Chính vì vậy công nghệ sản xuất của mỏ được mô tả như sau:
Sơ đồ hệ thống khai thác lộ thiên
Xúc than
Nhà sàng
V/c Than
Khoan nổ mìn
Xúc đất đá
Bãi thải
V/c đất đá
II. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty than Hà Lầm.
Trong thực tế sản xuất với các hình thức tổ chức phức tạp đòi hỏi trình độ quản lý vừa sâu vừa rộng của giám đốc. Giám đốc Công ty thực hiện chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thông qua các mệnh lệnh sản xuất. Các phòng ban theo chức năng được phân công nhiệm vụ điều hành, giám sát các quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty đến từng phân xưởng, công trường, đồng thời làm tham mưu cho giám đốc để giám đốc có những quyết định đúng đắn kịp thời về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Giám đốc do hội đồng quản trị Tổng công ty bổ nhiệm, giám đốc là người đại diện pháp nhân của Công ty, chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
- Các phó giám đốc là người giúp giám đốc quản lý điều hành 1 hoặc 1 số lĩnh vực theo sự phân công hoặc uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công và uỷ quyền thực hiện
- Kế toán trưởng giúp giám đốc quản lý, chỉ đạo và thực hiện công tác kế toán thống kê tài chính
- Các phòng ban kỹ thuật nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp việc giám đốc, các phó giám đốc quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty
- Các trưởng phòng trong Công ty được giám đốc bổ nhiệm có nhân viên tham mưu, chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công việc mà mình được quản lý
Sơ đồ bộ máy quản lý Công Ty Than Hà Lầm( xem sơ đồ số 4)
III. Đặc điểm tổ chức công tác hoạch toán kế toán tại công ty than hà lầm.
1.Tổ chức bộ máy kế toán.
Kế toán trưởng
KT Tổng hợp
KT Nguyên vật liệu
KT Lao động và tiền lương
KT bán hàng và thanh toán với người mua,thủ quỹ
KT Mua hàng và thanh toán với người bán
KT TSCĐ
KT Thanh toán và theo dõi tạm ứng
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán như sau:
- Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng kế toán: Là người phụ trách chung, tổ chức chỉ đạo toàn diện công tác kế toán của Công ty.
- Kế toán tổng hợp: Đảm nhận công tác kế toán tổng hợp, phụ trách sổ tổng hợp, lập báo cáo kế toán, ngoài ra còn thực hiện kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
- Kế toán tiền lương: Căn cứ vào các chứng từ tiền lươngvà các khoản trích theo lương, kế toán hoạch toán vào các sổ kế toán liên quan và thực hiện chi trả lương theo đúng quy định.
- Kế toán tiền gửi ngân hàng: Theo dõi chặt chẽ các khoản phải thu phải trả bằng chuyển khoản.
- Báo cáo bán hàng và thanh toán với người mua:Theo dõi tình hình tiêu thụ sản phẩm và các dịch vụ khác của công ty, đồng thời theo dõi khả năng thanh toán của khách hàng trong cũng như ngoài công ty.
- Kế toán mua hành và thanh toán với người bán: Theo dõi tình hình mua hàng hoá và các khoản nợ phải trả người bán.
- Kế toán TSCĐ: Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ của công ty.
- Kế toán tiền mặt và tạm ứng: Thực hiện các nghiệp vụ thu chi phát sinh trong ngày và theo dõi tình hình chi, thanh toán tạm ứng.
2. Hình thức kế toán.
- Để phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh, để thuận lợi cho quá trình thực hiện kế toán trên máy vi tính Công ty than Hà Lầm vận dụng hình thức Nhật kí chứng từ.
- Hệ thống sổ sách kế toán tại Công ty bao gồm:
+ Nhật kí chứng từ số 1,2,4,5,6,8,9,10
+Bảng kê số 3,4,5
+Bảng phân bổ số 2,3
+Sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp
- Trình tự và phương pháp ghi chép kế toán theo hình thức Nhật kí chứng từ đựơc thể hiện qua sơ đồ Số 5
Sơ đồ số 5
Trình tự kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ
Chứng từ gốc và các bảng phân bổ
Bảng kê
Nhật ký chứng từ
Thẻ, sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
:Đối chiếu kiểm tra
: Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
3. Chính sách kế toán áp dụng ở Công ty than Hà Lầm.
- Niên độ kế toán : Bắt đầu từ ngày 01.01 kết thúc 31.12.
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép kế toán :VNĐ
- Phương pháp kế toán TSCĐ: Theo nguyên giá
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh gía: Theo giá trị thực tế của từng loại vật tư.
+Phương pháp xác định hàng tồn kho cuối kì: Theo giá trị thực tế của từng loại vật tư.
+Phương pháp hoạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
4. Nội dung công tác kế toán của Công ty Than Hà Lầm.
Trừ NKCT số 3, 6 ,7 kế toán Công ty Than Hà Lầm không áp dụng, còn lại kế toán doanh nghiệp áp dụng đầy đủ các NKCT như trong chế độ kế toán đã quy định. Ngoài ra kế toán doanh nghiệp bố trí thêm các cột phản ánh số phát sinh nợ, số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của tài khoản để tiện theo dõi và kiểm tra, do đó chỉ sử dụng các bảng kê số 3, 4, 5.
NKCT mở từng tháng 1, hết mỗi tháng khoá sổ NKCT cũ và mở NKCT mới cho tháng sau và thực hiện chuyển toàn bộ số dư từ NKCT cũ sang NKCT mới tuỳ theo yêu cầu cụ thể của từng tài khoản.
Việc ghi sổ NKCT được thực hiện hàng tuần, cuối tháng khoá sổ NKCT cộng số phát sinh để lấy số tổng cộng ghi vào sổ cái tài khoản.
- NKCT số 1 phản ánh số phát sinh TK 111.
- NKCT số 2 phản ánh số phát sinh TK 112.
- NKCT số 4 phản ánh số phát sinh , số dư TK 311, 341, 342.
- NKCT số 5 phản ánh số phát sinh , số dư TK 331.
- NKCT số 8 phản ánh số phát sinh , số dư TK 155, 131, 511, 632, 641. 642, 711, 721, 811, 911.
- NKCT số 9 phản ánh số phát sinh TK , sốdư TK 211 , 213.
- NKCT số 10 phản ánh số phát sinh , Số dư TK 136, 138, 141, 221, 228, 333, 336, 411, 414, 415, 416, 421, 431.
- Bảng kê số 3 và bảng phân bổ số 2 công ty áp dụng hoạch toán theo giá thực tế .
- Bảng kê số 4 được sử dụng để ghi số phát sinh của các TK 621, 622, 627 cả phần bên Có và bên Nợ, được tập hợp theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất và chi tiết cho từng sản phẩm dịch vụ.
- Bảng kê số 5 được sử dụng để hoạch toán số phát sinh bên Nợ TK 641, 642 đối ứng với các TK 11, 131, 138, 152.
IV. Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Than Hà Lầm.
1.Xác định kết quả kinh doanh ở Công Ty Than Hà Lầm.
1.1 Hoạch toán chi phí bán hàng (Biểu số 1)
- Chứng từ sử dụng :
Chi phí bán hàng của Công ty bao gồm rất nhiều loại, liên quan đến nhiều chỉ tiêu do đó cần có nhiều loại chứng từ khác nhau. Các loại chứng từ được sử dụng trong chi phí bán hàng gồm:
+ Thuộc chỉ tiêu lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán lương...
+ Thuộc chỉ tiêu về hàng hoá, dịch vụ mua ngoài: Hoá đơn dịch vụ, hoá đơn vận chuyển.
+ Thuộc chỉ tiêu về nguyên vật liệu: Căn cứ vào các phiếu xuất kho...
+ Thuộc chỉ tiêu về khấu hao: Căn cứ vào bảng tính khấu hao.
+ Thuộc chỉ tiêu khác: Căn cứ vào các hoá đơn dịch vụ...
- Tài khoản sử dụng:
Để theo dõi và tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, kế toán sử dụng TK 641” Chi phí bán hàng”
Để tập hợp chi phí heo từng yếu tố kế toán sử dụng 7 TK cấp 2 của TK 641.
+ TK 6411” Chi phí nhân viên”- Phản ánh các khoản tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên bán hàng.
+ TK 6412” Chi phí vật liêu bao bì”- Gồm các khoản về chi phí vật liệu bao bì
+ TK 6413” Chi phí nhiên liệu”
+ TK 6414” Chi phí động lực”- Gồm các khoản chi phí về điện
+ TK 6415” Chi phí khấu hao”- Phản ánh hao mòn TSCĐ
+ TK 6416” Chi phí dịch vụ mua ngoài”
+ TK 6417” Chi phí bằng tiền khác”- Phản ánh toàn bộ chi phí khác như tiếp khách...
- Trình tự hoạch toán
+ Cuối tháng khi tính ra số tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 641 (6411) – Chi phí bán hàng
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
+Trích kinh KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 641 (6412)
Có TK 338 (3382, 3383, 3384)
+Trong kì khi xuất nguyên nhiên vật liệu để phục vụ cho công tác bán hàng kế toán
Nợ TK 641(6412,6413)
Có TK 152,153
VD: Ngày 25/10/2003 xuất kho cho phân xưởng cảng 20.090.000 đồng, kế toán ghi:
Nợ TK 6413: 20.090.000
Có TK 152: 20.090.000
- Hàng ngày, khi phát sinh các khoản chi phí vận chuyển , bốc xếp trong quá trình bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 641(6416)
Có TK 111, 112, 331
VD: HĐ số 0025719 ngày 29/11/2003 của Công Ty xây lắp điện QN ở 461 Đường Cao Xanh T.P Hạ Long MS: 5700392270 số tiền là: 10.260.000( bao gồm cả VAT5%)
Nợ TK 6416: 10.773.000
Nợ TK 133: 513.00
Có TK 111: 10.260.000
- Các khoản chi phí khác bằng tiền bao gồm: quảng cáo, tiếp thị, tiếp khách
Nợ TK 641(6417)
Có TK 111, 141, 331
VD: Phiếu chi số 7900 của nhà khách Công Ty Than Hà Lầm ngày 20/12/2003 là: 20.000.000
Nợ TK 6417: 20.000.000
Có TK 111: 20.000.000
- Cuối tháng kết chuyển chi phí bán hàng, kế toán ghi:
Nợ TK 911
Có TK 641
1.2 Hoạch toán chi phí quản lí doanh nghiệp.
Chứng từ sử dụng: Giống như chi phí bán hàng.
Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng TK 642” Chi phí quản lí doanh nghiệp”
Để tập hợp chi phí theo từnh yếu tố kế toán sử dụng 7 TK cấp 2:
+TK 6421- Chi phí nhân viên.
+TK 6422- Chi phí vật liệu bao bì.
+TK 6423- Chi phí nhiên liệu.
+TK 6424- Chi phí động lực.
+TK 6425- Chi phí khấu hao.
+TK 6426- Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+TK 6427- Chi phí bằng tiền khác.
*Trình tự hoạch toán.
- Cuối tháng khi tính ra số tiền lương phải trả cho nhân viên bán hàng ghi:
Nợ TK 642(6421) – Chi phí bán hàng
Có TK 334 – Phải trả công nhân viên
- Trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo tỉ lệ quy định trên tổng số tiền lương trong kì ghi:
Nợ TK 642(6421)
Có TK 338(3382, 3383, 3384)
- Trong kì xuất nguyên nhiên vật liệu phục vụ công tác bán hàng, ghi:
Nợ TK 642(6422, 6423)
Có TK 1522, 153.
VD: Phiếu xuất kho số 70 ngày 1/10/2003 xuất kho nguyên vật liệu cho văn phòng 300.000.000 đồng, kế toán ghi:
Nợ TK 6423: 300.000.000
Có TK 152: 300.000.000
- Hàng tháng kế toán tính ra khấu hao TSCĐdùng cho bộ phận bán hàng, ghi:
Nợ TK 642 (6424)
Có TK 214
VD: Tháng 11 kế toán tính số khấu hao TSCĐ cho chi phí quản lý doanh nghiệp là 200.000.000 đồng kế toán ghi:
Nợ TK 6424: 200.000.000
Có TK 214: 200.000.000
- Hàng ngày, khi phát sinh các khoản chi phí thuê ngoài sửa chữa, kế toán ghi:
Nợ TK 642 (6426)
Có TK111, 112, 331
VD: Hoá đơn số 75 ngày 25/10 sửa chữ máy phô tô số tiền là: 3.750.000( gồm cả VAT 5%) kế toán ghi:
Nợ TK 6424: 3562500
Nợ TK 133: 187500
Có TK 111: 3.750.000
- Với các khoản làm giảm giá chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 141
Có TK 642
VD: Tháng 11/2003 chi phí quản lý doanh nghiệp kết chuyển sang TK 911 là:3.900.000.000 đồng, kế toán ghi:
Nợ TK 911: 3.900.000.000
Có TK 642: 3.900.000.000
1.3 Hoạch toán giá vốn hàng bán ( Biểu số 2)
*Chứng từ sử dụng: Hệ thống ban đầu của Công ty được thực hiện theo quy định của Bộ tài chính. Để hoạch toán giá vốn hàng bán kế toán căn cứ vào phiếu xuất kho, biên bản nghiệm thu chất lượng, khối lượng đã đượckiểm định qua KCS
*Tài khoản sử dụng: Để theo dõi và tập hợp giá vốn hàng bán trong kỳ kế toán sử dụng TK 632 – Giá vốn hàng bán:
Giá thành sản xuất than từng loại tồn kho cuối kỳ
=
Giá thành sản xuất than từng loại tồn kho đầu kỳ
+
Giá thành sản xuất than từng loại nhập kho trong kỳ
Sản lượng than từng loại tồn kho đầu kỳ
+
Sản lượng than từng loại nhập kho trong kỳ
x
Sản lượng than từng loại tồn kho cuối kỳ
Giá thành sản xuất than từng loại xuất kho
=
Giá thành sản xuất than từng loại tồn kho đầu kỳ
+
Giá thành sản xuất than từng loại nhập kho trong kỳ
-
Giá thành sản xuất than từng loại tồn kho cuối kỳ
VD: Xác định đơn giá tồn kho của than cục 5(31/12/2003)
Giá trị sản phẩm = Sản lượng sx lũy kế x Giá bán
= 10 882,70 x 754 220
= 8 207 949 994
Z sản xuất than cục 5 = Số tiền x Hệ số
= 8 720 949 994 x 0.737332738
= 6 051 990 244
Đơn giá tồn kho
=
Giá trị tồn đầu năm + Z sx
Sản lượng tồn đầu năm + Sản lượng sx lũy kế
1 407 369 79 + 6 051 990 244
3 655,50 + 10 882,70
= 516 605
=
Giá trị tồn cuối kỳ = Đơn giá tồn kho x SL tồn cuối kỳ
= 511 605 x 1 645
= 849 818 897
Trình tự hoạch toán.
- Trường hợp bán hàng theo phương thức bên mua đến nhận hàng ngay tại kho của bên bán, kế toán ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155 – Thành phẩm
- Trường hợp hàng bán đãc gửi đi bán nay mới xác định là tiêu thụ, ghi:
Nợ TK 632
Có TK 157 – Hàng gửi bán
- Trường hợp hàng đã coi là tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại, ghi:
Nợ TK 155, 157
Có TK 632
Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán đã xác định là tiêu thụ, ghi:
Nợ TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh
Có TK 632
Sơ đồ hoạch toán.
Trình tự hoạch toán trị giá vốn hàng xuất kho ở doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thể hiện theo sơ đồ:
Sơ đồ tổng hợp giá vốn hàng bán
TK 157
TK 632
TK 155, 157
Trị giá mua của hàng
Trị giá mua của hàng đã
bán theo p/t gửi hàng
tiêu thụ bị trả lại trong kỳ
TK 155
TK 911
Trị giá mua hàng bán
Trực tiếp
Cuối kỳ kết chuyển trị giá
vốn hàng tiêu thụ trong kỳ
2. Hoạch toán doanh thu ( Biểu số 3)
* Chứng từ sử dụng.
Do đặc thù của nghành than cho nên công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm là lượng than xuất xuống phương tiện của khách hàng. Khi khách hàng đã nộp tiền mua than, phòng tiêu thụ căn cứ vào phiếu thu tiền để làm lệnh xuất than cho khách hàng, khối lượng ứng với số tiền đã nộp.
* TK sử dụng.
Để theo dõi và tập hợp doanh thu của hàng tiêu thụ trong kì, kế toán sử dụng TK 511, tài khoản điều chỉnh doanh thu TK 531, TK532.
* Trình tự hoạch toán:
- Khi xác định được hàng bán đã tiêu thụ kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,131- Tổng giá thanh toán
Có TK511- Doanh thu bán hàng (chưa thuế GTGT)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp.
VD: HĐ số 0025729 ngày 30/10/2003 bán cho XNKD Than Hòn Gai Công Ty Chế Biến Và Kinh Doanh Than QN. Thuộc phường Hồng Hải – T.P Hạ Long: STK:431.101.030.080. Than Cám 5KA Số tiền là: 298.032.000 (Chưa VAT) kế toán ghi:
Nợ TK 131: 312.224.000
Có TK 511: 298.032.000
Có TK 333: 14.192.000
- Trường hợp giảm giá hoặc hàng bán bị trả lại, kế toán ghi:
Nợ TK 531, 532
Nợ TK 3331
Có TK 111,112,131
- Cuối kỳ kết chuyển doanh thu của hàng bán bị trả lại, khoản giảm giá hàng bán trừ vào doanh thu thực tế trong kỳ để xác định doanh thu thuần, kế toán ghi:
Nợ TK 511
Có TK 531
Có TK 532
- Cuối kỳ kế toán kết chuyển doanh thu thuần sang TK 911, kế toán ghi:
Nợ TK 511
Có TK 911
VD: Tháng 12/ 2003 kết chuyển doanh thu thuần của Công Ty Than Hà Lầm là: 186.043.207.790 kế toán ghi:
Nợ TK 511: 186.043.207.790
Nợ TK 911: 186.043.207.790
3. Hoạch toán kết quả kinh doanh (Biểu số 4)
* Tài khoản sử dụng:
Để xác định kết quả kinh doanh trong kì kế toán sử dụng TK 911.
* Trình tự hoạch toán
- Cuối kì thực hiện việc kết chuyển doanh thu bán hàng thuần vào TK 911.
Nợ TK 511: 69.337.956.689
Có TK911 : 69.337.956.689
- Kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm đã tiêu thụ trong kì, ghi.
Nợ TK 911: 49.398.362.415
Có TK 632: 49.398.362.415
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển thu nhập hoạt động, các khoản thu nhập bất thường kế toán ghi:
Nợ TK 515: 171.723.079
Nợ TK 711: 591.006.103
Có TK 911:762.729.182
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 911: 10.379.631.435
Có TK 641: 10.379.631.435
- Tính kết chuyển lỗ, lãi hoạt động sản xuất kinh doanh, kế toán ghi:
Nợ TK 911: 5.963.223.141
Có TK 421: 5.963.223.141
Chương III. Hoàn thiện tổ chức công tác hoạch toán kế toán tại Công ty than hà lầm
I. Đánh giá thực trạng công tác hoạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh.
Ưu điểm:
Sau 45 năm thành lập và phát triển với bao thăng trầm, Công Ty Than Hà Lầm đã từng bước khẳng định mình đặc biệt là trong thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế như hiện nay. Để có thể hòa nhập vào nền kinh tế năng động này bắt buộc công ty phải luôn luôn cải tiến, luôn luôn đổi mới và không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Cùng với những tiến bộ trong sản xuất việc quản lý tài chính và hoạch toán kế toán tại Công ty cũng dần hoàn thiện, đáp ứng được nhu cầu quản lý và hoạch toán kinh doanh. Trong đó việc quản lý và hoạnh toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh đặc biệt được chú trọng.
- Công ty áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – Chứng từ, đây là hình thức kế toán phức tạp nhất trong hệ thống kế toán nhưng công ty lại áp dụng và bố trí sổ sách một cách đơn giản dễ hiểu tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ trong việc quản lý.
- Công ty hiện đang áp dụng phương pháp NT- XT sự thể hiện của giá trên thẻ kho, để tính nguyên vật liệu xuất kho. Phương pháp này rất phù hợp với đặc điểm của công ty là cố nhiều loại vật liệu giá khác nhau và nhập nhiều lần trong các kỳ.
- Việc xác định đối tượng hoạch toán chi phí sản xuất cho từng phân xưởng giúp cho công ty quản lý tốt chi phí sản xuât theo từng địa điểm phát sinh và có biên pháp chỉ đạo kịp thời, dễ dàng cho việc hoạch toán chi phí và doanh thu.
- Trong kế toán tiền lương, công ty áp dụng hình thức trả lương theo sản phẩm cho công nhân vào ngày 24 hàng tháng. Công ty thực hiện chính sách gắn thu nhập với kết quả lao động. Đây chính là cách để nâng cao ý thức lao động, hiệu quả sản xuất và giảm tối thiểu lượng sản phẩm hỏng. Đối với bộ phận lao động gián tiếp việc trả lương theo năng lực và trình độ đã nâng cao ý thức và tinh thần trách nhiệm đối với việc quản lý và chỉ đạo sản xuất. Công ty luôn khuyến khích việc gia tăng sản xuất bằng nhiều khoản đãi ngộ, phụ cấp và cả hình thức tăng lương.
- Công tác tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất tại Công ty được tiến hành theo một trình tự rất khoa học, hợp lý và kịp thời. Việc thực hiện cả hai phương pháp phân bổ trực tiếp và gián tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập hợp chi phí , doanh thu và xác định kết quả kinh doanh nhanh chóng và chính xác.
- Để đáp ứng yêu cầu quản lý về công tác hoạch toán chi phí, doanh thu và xác định kết quả kinh doanh luôn được linh hoạt. Công ty đã áp dụng song song công tác lập dự toán chi phí sản xuất, doanh thu với công tác quản lý kinh tế chung ở công ty.
Nhược điểm:
- Thứ nhất: Việc hoạch toán công cụ dụng cụ lao động nhỏ vào TK 6272 chi tiết cho các phân xưởng công ty hoạch tóan hết vào chi phí theo nội dung của đối tượng chịu chi phí . Công ty cũng không sử dụng TK 142 nên không đúng với quy định của bộ tài chính.
- Thứ hai: Về hình thức trình bày cột ghi có TK 338 trong bảng phân bổ tiền lương theo phương pháp hoạch toán các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ. Như thế đúng và hợp lý nhưng chưa chi tíêt cụ thể vì nội dung TK 338 trong bảng bao gồm các khoản trích theo lương tính vào chi phí nhưng lại được ghi vào nội dung thanh toán BHXH.
- Thứ ba: Về việc đánh giá sản phẩm dở dang. Đối với loại than bán thành phẩm đó là loại than nguyên khai đã qua sơ chế sàng tuyển nhưng chưa sạch và đang nằm tại nơi sàng tuyển nhưng chưa nhập kho than sạch. Có loại than đã được sàng tuyển và chế biến
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 33938.doc