MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒBẢNG BIỂU
MỞ ĐẦU . 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀCƠBẢN VỀHOẠT ĐỘNG PHÂN
TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG TẠI NHTM . 3
1.1 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. . 3
1.1.1. Những vấn đềcơbản vềngân hàng thương mại . 3
1.1.2 Hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại: . 6
1.2. Nội dung PTTCKH của ngân hàng thương mại . 11
1.2.1. Khái niệm và vịtrí của PTTCKH trong quy trình tín dụng. . 11
1.2.2.Vai trò của PTTCKH trong hoạt động tín dụng. . 12
1.2.3 Nguyên tắc và phương pháp PTTCKH khách hàng. . 17
1.2.4 Quy trình PTTCKH. . 22
1.2.5. Nội dung PTTCKH. . 28
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động PTTCKH khách hàng . 35
1.3.1. Nhân tốthuộc chủquan. . 35
1.3.2. Nhân tốkhách quan. . 37
2.1 Tổng quan vềSGD NHNTVN . 39
2.1.1 Sơlược vềquá trình hình thành và phát triển của SGD NH TMCP
NTVN. . 39
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh. . 41
2.2. Thực trạng công tác PTTCKH Tại SGD. . 45
2.2.1 Phương pháp áp dụng: . 45
2.2.2 Quy trình PTTCKH. . 45
2.2.3 Nội dung PTTCKH. . 46
2.3 Đánh giá kết quảcông tác PTTCKH tại SGD. . 57
2.3.1 Kết quả đạt được. . 57
2.3.2 Hạn chếvà nguyên nhân. . 59
2.3.2.1 Hạn chế. . 59
2.2.4 Nguyên nhân. . 61
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PTTCKH
KHÁCH HÀNG SGD NHNT VN . 65
3.1 Định hướng phát triển hoạt động tín dụng tại SGD NHNTVN. . 65
3.2 Giải pháp hoàn thiện hoạt động PTTCKHKH TẠI SGD . 67
3.2.1 Giải pháp nguồn nhân lực . 67
3.2.2 Giải pháp hoàn thiện nội dung PTTCKH . 69
3.2.3 Giải pháp vềthông tin PTTCKH . 70
3.2.4 Các giải pháp khác. 77
3.3 Một sốkiến nghị. 77
3.3.1 Kiến nghịvới Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam . 77
3.3.2 Kiến nghịvới ngân hàng nhà nước . 80
3.3.3 Kiến nghịvới Chính phủ, các Bộ, ngành có liên quan . 81
KẾT LUẬN . 84
89 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1630 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính khách hàng tại sở giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
doanh
nghiệp có khả năng trả nợ ngắn hạn, ngược lại tỷ lệ nhỏ hơn 1 tức là giá trị nợ
ngắn hạn vượt quá giá trị TSLĐ, cho biết doanh nghiệp đang khó khăn trong
trả nợ ngắn hạn. Xét trong thời gian dài, sự sụt giảm trong tỷ lệ thanh toán
hiện hành cho thấy nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn giá trị TSLĐ, phản ánh tình
trạng DN đang phải vay thêm ngắn hạn để trả nợ hoặc đầu tư vào TSCĐ. Tỷ
lệ thanh toán hiện hành tăng lên cho thấy quy mô về mặt giá trị của TSLĐ của
DN tăng lên hoặc nợ ngắn hạn giảm.
Các tài sản lưu động – hàng tồn kho
Tỷ lệ thanh toán nhanh= ---------------------------------------------
Các khoản nợ phải trả ngắn hạn
Tỷ lệ này thường được coi là tỷ lệ đánh giá quan trọng khả năng thanh
khoản, khả năng trả nợ của doanh nghiệp, vì tỷ lệ này cho biết khả năng trả nợ
ngắn hạn của doanh nghiệp không phụ thuộc vào việc bán hàng tồn kho (hàng
hoá tồn kho, hàng gửi đi bán, chi phí SXKD dở dang...). Tỷ số này đánh giá
khả năng thanh toán nhanh, được tính giữa giá trị các tài sản có tính lỏng cao
(như tiền mặt, các khoản phải thu có khả năng thu hồi nhanh và chứng khoán
có khả năng bán ngay) với giá trị nợ ngắn hạn. Giá trị của tỷ lệ thanh toán
nhanh này cùng tăng và cùng giảm với khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh
33
nghiệp. Thông thường người cho vay sẽ chấp nhận những tỷ lệ lớn hơn 1. Nếu
tỷ lệ này nhỏ hơn 1 tức là doanh nghiệp cần phải sử dụng một phần hàng tồn
kho để trả nợ ngắn hạn.
Vốn lưu động ròng= TSLĐ – Các khoản nợ ngắn hạn
Vốn lưu động ròng vừa đo lường khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn
hạn từ các tài sản hiện hành của doanh nghiệp. Xét về khả năng tài chính, giá
trị vốn lưu động ròng dương nghĩa là DN có khả năng trả hết nợ ngắn hạn,
một phần TSLĐ có thể được dùng để trả nợ dài hạn. Giá trị âm thì ngược lại,
trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể phải vay thêm những khoản vay
mới để trả nợ ngắn hạn, có thể dẫn đến phá sản. Nếu giá trị vốn lưu động ròng
giảm trong thời gian dài thì nhân viên tín dụng cần phân tích thêm, để tìm
nguyên nhân có phải DN tăng cường vay ngắn hạn hay các khoản phải thu
giảm vì hàng hoá, dịch vụ bán ra không thu hút khách hàng. Như vậy vốn lưu
động ròng giảm trong ngắn hạn thể hiện DN đang gặp khó khăn trả nợ, độ
thanh khoản giảm. Trong trường hợp vốn lưu động ròng tăng, ngân hàng phải
phân tích nguyên nhân để xem có phải DN tăng tỷ trọng vay dài hạn hay bán
một phần TSCĐ.
1.2.5.6. Tình hình biến động về khả năng sinh lời và thu nhập theo thời gian
Chỉ tiêu ROA được tính theo hai cách sau:
Thu nhập trước thuế/ Tổng tài sản
Thu nhập sau thuế/ Tổng tài sản
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ hiệu quả của DN trong việc sử dụng tài
sản để tạo thu nhập, cho biết khả năng sinh lời để trả vốn vay ngân hàng. Nói
cách khác, chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động của DN để đáp ứng
nghĩa vụ tài chính với ngân hàng đầy đủ, đúng hạn.
34
ROE hay tỷ lệ hoàn vốn chủ sở hữu = Thu nhập sau thuế/ VCSH. Chỉ
tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, ROE cao cho thấy
DN sử dụng hiệu quả VCSH để tạo thu nhập. Ngoài tỷ lệ hoàn vốn chủ sở
hữu một số nước còn sử dụng tỷ lệ Thu nhập sau thuế/ Vốn cổ phần thường.
Áp dụng phương pháp phân tích DUPONT, ROE có thể được phân tích
thành : ROE = TNST/VCSH = TNST/TổngTS x Tổng TS/VCSH
= ROA x EM
Trong đó EM là hệ số nhân vốn cho biết mức độ huy động vốn từ bên
ngoài của DN, hệ số nhân vốn càng lớn cho thấy DN huy động nhiều vốn từ
bên ngoài. Phân tích DUPONT cho thấy ROE chịu ảnh hưởng của 2 yếu tố: tỷ
lệ hoàn vốn trên tổng tài sản và hệ số nhân vốn. Tiếp tục phân tích chỉ tiêu
ROA ra các chỉ tiêu thành phần:
ROA= Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản
TNST TNST DT
= ------------ = --------- x --------------
Tổng TS DT Tổng TS
Như vậy có thể thấy ROA phụ thuộc vào doanh lợi tiêu thụ sản phẩm
tức là hiệu quả quản lý chi phí, doanh thu, đồng thời cũng phụ thuộc hiệu suất
sử dụng tổng tài sản. Qua phân tích trên, ROE có thể được phân tích là
ROE = ROA x hệ số nhân vốn
= ROA x Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm x Hiệu suất sử dụng tổng TS
Từ đó có thể thấy ROE chịu ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản là khả
năng tăng doanh thu, quản lý chi phí, quản lý tài sản và huy động vốn từ bên
ngoài. Phương pháp DUPONT lại được tiếp tục sử dụng để phân tích các yếu
tố cơ bản này chi tiết hơn.
35
1.2.5.7. Quy mô nợ đòn bẩy
Nhìn chung các tỷ số này phản ánh nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với
các chủ nợ.
Tỷ số đòn bẩy= Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản
Tỷ số tư bản hoá= nợ dài hạn/ tổng nợ dài hạn và VCSH
Tỷ số nợ trên doanh thu= Tổng nợ phải trả/doanh thu thuần
Quy mô đòn bẩy càng thấp cho thấy DN càng tự chủ về mặt tài chính,
và được ngân hàng tin tưởng sẽ có khả năng trả nợ. Tuy nhiên phần lớn DN
thích kinh doanh chủ yếu dựa vào vốn vay, vì họ vẫn nắm phần lớn quyền sở
hữu DN, đồng thời khi kinh doanh có lãi chủ DN sẽ thu lợi nhuận đáng kể. Tỷ
lệ nợ quá cao dễ khiến DN mất khả năng thanh toán.
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động PTTCKH khách hàng
1.3.1. Nhân tố thuộc chủ quan.
- Thái độ, sự quan tâm của ngân hàng cũng như của cán bộ quản lý
ngân hàng ảnh hưởng lớn đến hoạt động PTTCKH khách hàng. Khi vị trí,
mục tiêu, vai trò, nguyên tắc của PTTCKH được quy định rõ ràng trong chính
sách tín dụng chung của ngân hàng thì mới thể hiện sự quan tâm của ngân
hàng với hoạt động này.
Nhận thức về tầm quan trọng của PTTCKH ảnh hưởng đến chất lượng
PTTCKH. Nếu ngân hàng chỉ coi PTTCKH là một bộ phận trong phân tích tín
dụng thì chưa đủ để PTTCKH đạt hiệu quả cao. Vì mục tiêu chủ yếu của
PTTCKH là đánh giá điểm mạnh, điểm yếu trong tình hình tài chính của DN
để đưa ra dự đoán tương lai, nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của
PTTCKH giúp ngân hàng hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay.
36
- Sự không thống nhất: Do chính sách, quan điểm riêng của từng ngân
hàng ở nước ta hiện nay nên trong toàn ngành ngân hàng tồn tại nhiều hệ
thống các chỉ tiêu PTTCKH khác nhau.
Hệ thống ngân hàng Công thương không tính các chỉ tiêu chi phí.
Hệ thống ngân hàng Đầu tư và phát triển tính các chỉ tiêu chi phí sau:
Tổng giá trị gia tăng
Hiệu suất lao động =
Số lao động bình quân đầu kỳ và cuối kỳ
Trong đó: Tổng giá trị gia tăng = lợi nhuận từ hoạt động + chi phí
nhân sự và lao động + chi phí thuê + thuế và các chi phí xã hội + các khoản
chi phí + chi phí khấu hao.
Tài sản cố định hữu hình trên số nhân công (Mức độ tập trung vốn)
Giá trị bình quân đầu kỳ và cuối kỳ cho
(Tài sản cố định hữu hình - giá trị xây dựng dở dang)
=----------------------------------------------------------------- (đồng)
Số lao động bình quân đầu kỳ và cuối kỳ
- Tổ chức nguồn nhân lực thực hiện PTTCKH: Cũng theo quan điểm
của ngân hàng nên hiện nay nhân viên tín dụng đảm nhận cả nhiệm vụ
PTTCKH, khiến cho tính chuyên nghiệp trong PTTCKH chưa cao, chất lượng
phân tích thấp.
- Bên cạnh đó, năng lực nhân viên PTTCKH có vai trò quyết định đến
chất lượng hoạt động PTTCKH khách hàng. Không nắm vững những kiến
37
thức cơ bản về tài chính, kế toán (như các báo cáo tài chính, các chỉ số tài
chính, ...) sẽ ảnh hưởng đến khả năng sử dụng các chỉ tiêu để PTTCKH khách
hàng. Đồng thời khi đó việc tính toán các chỉ tiêu tài chính chỉ mang tính máy
móc, hình thức không phản ánh được ý nghĩa của việc tính toán cũng như
mục tiêu phân tích. Vì một số chỉ tiêu tài chính có thể được giải thích theo
nhiều cách khác nhau. Khi nắm vững các chỉ tiêu này và ý nghĩa của chúng
cũng khó có thể phân tích hiệu quả vì hoạt động PTTCKH còn đòi hỏi việc áp
dụng kết hợp nhiều phương pháp phân tích.
Hiểu biết và ứng dụng các phương pháp trong PTTCKH mới đảm bảo
kết quả phân tích phản ánh được tình hình tài chính của doanh nghiệp, xu
hướng biến động của chúng. Nhất là ứng dụng phương pháp DUPONT dể
thấy được nguyên nhân biến động của các chỉ số, thông qua sự liên kết các chỉ
tiêu để giải thích những thay đổi trong giá trị các chỉ số tổng hợp. Tiếp theo là
áp dụng phương pháp so sánh để nhận xét về các chỉ tiêu tài chính có cơ sở
khoa học, logic (so sánh với chỉ tiêu chung của ngành, so sánh với các doanh
nghiệp trong ngành, so sánh hiện tại và quá khứ).
Ngay cả kinh nghiệm của nhân viên phân tích cũng ảnh hưởng đến
chất lượng PTTCKH. Mặc dù việc tính toán các chỉ tiêu chỉ dựa trên báo cáo
tài chính, giai đoạn phân tích biến động của các chỉ tiêu này cũng như dự
đoán xu hướng biến động của chúng trong tương lai là công việc khó khăn,
đòi hỏi nhân viên phân tích có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc
lâu năm.
1.3.2. Nhân tố khách quan.
Môi trường cạnh tranh trong hệ thống NH là một yếu tố có thể ảnh
hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến chất lượng PTTCKH. Thật vậy, do cạnh
tranh trong thu hút khách hàng nên nhiều lúc ngân hàng phải rút ngắn thời
38
gian phân tích khách hàng, dẫn đến thời gian PTTCKH cũng bị rút ngắn, ảnh
hưởng đến chất lượng của PTTCKH. Tuy nhiên cạnh tranh cũng khiến nhiều
ngân hàng cố gắng nâng cao chất lượng hoạt động của mình bằng cách tăng
hiệu quả của PTTCKH, bằng cách không ngừng đào tạo, hoàn thiện chuyên
môn PTTCKH cho nhân viên.
Ngoài ra, yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng PTTCKH xuất phát từ phía
các cơ quan quản lý cấp trên, chính quyền địa phương, chính phủ. Ngân hàng
thuộc sở hữu nhà nước thường phải cho vay theo chỉ định của những cơ quan
trên, trong đó các PTTCKH có thể được thực hiện nhưng chỉ để tham khảo.
Vì thế PTTCKH thường chỉ được thực hiện một cách sơ sài, hình thức có thể
không chính xác.
39
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PTTCKH SỞ GIAO DỊCH
NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về SGD NHNTVN
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của SGD NH TMCP
NTVN.
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo
Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10
năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng
Nhà nước. Sau khi thành lập, NHNT đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh
đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó, hoạt động trong lĩnh vực
kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh
tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại
hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, thực hiện các
quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ
nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các
chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và
về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số
286/QĐ-NH về việc thành lập lại NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91
được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của
Thủ tướng Chính phủ và NHNT đã chính thức chuyển đổi sang mô hình ngân
hàng thương mại quốc doanh với lĩnh vực hoạt động đa dạng, mở rộng ra
ngoài phạm vi tài trợ thương mại và ngoại hối truyền thống, phát triển xây
dựng mảng ngân hàng bán lẻ và doanh nghiệp.
40
Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, VCB đã phát triển
và lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với quy mô và phạm vi hoạt
động cả trong nước và nước ngoài, cụ thể bao gồm : 1 Hội sở chính, 1 Sở
Giao dịch, 60 Chi nhánh, 1 Trung tâm đào tạo, 3 Công ty 100% vốn VCB
(2 Công ty trong nước, 1 Công ty tài chính ở Hồng Kông), 1 Văn phòng
đại diện, 209 phòng giao dịch và 6 Công ty liên doanh với đội ngũ cán bộ
8. 960 người. Bên cạnh lĩnh vực tài chính ngân hàng, VCB còn tham gia
góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong
nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như lĩnh vực tài chính - ngân hàng,
kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của VCB
tại 31/12/2008 lên tới 221,9 nghìn tỷ VND (tương đương 13,07 tỷ USD),
tổng dư nợ đạt hơn 112,7 nghìn tỷ VND (6,6 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt
khoảng 13,79 nghìn tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn (CAR) tối thiểu
8% theo chuẩn quốc tế.
Thực hiện chủ trương đổi mới sắp xếp lại hệ thống DNNN, năm 2007,
NHNT đã thực hiện thành công cổ phần hoá theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính Phủ tại Quyết định số 230/2005/QĐ-TTg ngày 21/09/2005 về việc thí
điểm cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Sự kiện IPO của Ngân
hàng Ngoại thương Việt Nam ngày 26/12/2007 được đánh giá là sự kiện IPO
lớn nhất và được mong đợi nhất tại Việt Nam tính đến thời điểm đó. Đây
cũng là đợt IPO thu hút số lượng nhà đầu tư tham gia lớn nhất trong lịch sử
IPO tại Việt nam với hơn 9.400 nhà đầu tư đã tham gia đấu giá. Kết quả là
8.792 nhà đầu tư đã trúng đấu giá, trong đó có 146 tổ chức trong nước, 37 tổ
chức nước ngoài, 8.411 cá nhân trong nước và 198 cá nhân nước ngoài. Tổng
số tiền thu được từ đợt IPO là 10.179.981.080.500 đồng.
Ngày 02 tháng 06 năm 2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã
chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với tên gọi
41
Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam theo Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh số 0103024468 do Sở Kế hoạch đầu tư TP Hà
Nội cấp.
Sở Giao dịch NHTM CP Ngoại thương VN tách ra từ Hội sở chính
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và hoạt động như một chi nhánh từ tháng
12/2005. Bên cạnh những thuận lợi về thuơng hiệu và ưu thế sẵn có, Sở Giao
dịch cũng gặp rất nhiều khó khăn do xáo trộn về tổ chức, nhiều nghiệp vụ mới
được đưa vào thực hiện, một số khách hàng lớn chuyển được chuyển cho hội
sở chính quản lý khiến cho xuất phát điểm của Sở Giao dịch tính đến thời
điểm cuối năm 2005 là thấp.
Tuy nhiên, xác định được những khó khăn trước mắt cũng như trong
tương lai, nhằm hội nhập với bên ngoài, Sở Giao dịch đã xây dựng chiến lược
phát triển với những định hướng lớn và toàn diện bảo đảm cho ngân hàng
phát triển lành mạnh mang lại hiệu quả thiết thực cho khách hàng, bạn hàng
cũng như cho ngân hàng. Sở Giao dịch luôn khẳng định vị trí là một trong
những chi nhánh ngân hàng đứng đầu trong hệ thống VCB, đem lại lợi nhuận
lớn cho toàn hệ thống.
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh.
2.1.2.1 Công tác huy động vốn
Tổng huy động vốn từ khách hàng quy VNĐ của SGD tăng đều qua các
năm. Đến 31/12/2008 con số này đạt 39.916,64 tỷ đồng, tăng 6.464,66 tỷ
VND (19,33%) so với cùng kỳ năm 2007 trong đó, vốn huy động bằng VND
đạt 25.553,22 tỷ đồng, tăng 9.413,25 tỷ đồng (58,32%) do tiền gửi có kỳ hạn
của các tổ chức kinh tế tăng mạnh là 10.833,58 tỷ VND (138,36%) và vốn
huy động bằng ngoại tệ quy USD đạt 846,05 tr.USD, giảm 228,29 tr. USD
(21,25%) so với cuối năm 2007.
42
Biểu đồ 2.1: Hoạt động huy động vốn từ nền kinh tế của SGD qua các
năm 2006-2008
§¬n vÞ: Tû ®ång
0
5000
10000
15000
20000
25000
30000
35000
40000
45000
2006 2007 2008
Huy động VND Huy động ngoại tệ (qui VND) Tổng nguồn vốn huy động
(Nguån: B¸o c¸o Ho¹t ®éng kinh doanh cña SGD c¸c n¨m tõ 2006 - 2008)
2.1.2.2 Công tác tín dụng.
Với xuất phát điểm thấp do mới tách ra từ Hội sở chính, SGD đã không
ngừng cố gắng phát triển hoạt động kinh doanh. Kết quả đạt được là tổng dư nợ
tăng đều qua các năm. Tổng dư nợ quy VNĐ đến 31/12/2008 của SGD đạt
4.709,3 tỷ đồng, tăng 1.126,62 tỷ VND (31,45%) so với 31/12/2007, trong đó dư
nợ VNĐ và ngoại tệ quy USD đạt 1.574,3 tỷ đồng và 184,66 tr.USD đều tăng
tương ứng là 363,95 tỷ VND (30,07%) và 37,44 tr. USD (25,43%).
43
Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay nền kinh tế của SGD qua các năm 2006-2008
§¬n vÞ: Tû ®ång
0
1000
2000
3000
4000
5000
2006 2008 2008
Cho vay ngắn hạn Cho vay trung dài hạn
(Nguån: B¸o c¸o Ho¹t ®éng kinh doanh cña SGD c¸c n¨m tõ 2006 - 2008)
2.1.2.3. Các hoạt động khác
- Thanh to¸n xuÊt nhËp khÈu
Bên cạnh hoạt động huy động và sử dụng vốn, các hoạt động kinh
doanh khác của SGD vẫn phát triển ổn định và dần hoàn thiện. SGD vẫn giữ
thế mạnh truyền thống trong các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu và duy
trì vị trí chủ lực trên thị trường tiền tệ. Doanh số thanh toán L/C và nhờ thu
xuất khẩu tại SGD trong năm 2008 đạt khoảng 350,35 triệu USD, tăng 91,48
triệu USD (35,34%) so với năm 2007. Năm 2008 tổng kim ngạch thanh toán
nhập khẩu của cả 3 phương thức tại SGD đạt 3.002,97 triệu USD, tăng 440,19
triệu USD (17,18%) so với năm 2007.
- Ho¹t ®éng kinh doanh thÎ
Vietcombank tiếp tục giữ vững vị trí hàng đầu trong việc phát triển
dịch vụ thẻ, cung cấp cho khách hàng những tiện ích mới, tiên tiến và an toàn.
44
Năm 2007, thị phần thanh toán thẻ quốc tế của VCB chiếm khoảng 60%, thị
phần phát hành thẻ nội địa chiếm khoảng 30%.
SGD là chi nhánh đứng đầu trong hệ thống NHTMCP NT VN về phát
triển dịch vụ thẻ. Trong năm 2008, số lượng thẻ ATM phát hành đạt 39.276
thẻ, tuy có giảm 10.359 thẻ (20,87%) so với năm 2007 nhưng doanh số hoạt
động của thẻ ATM tăng mạnh so với năm trước là 1.564,49 tỷ VND
(19,21%). Số lượng thẻ ghi nợ quốc tế phát hành mới đạt 13.672 thẻ tăng
mạnh so với năm trước là 5.936 thẻ (76,73%). Hoạt động cho vay thanh toán
thẻ tín dụng luôn đảm bảo an toàn và không phát sinh nợ khó đòi với doanh
số cho vay đạt 455,13 tỷ VND tăng 63,36 tỷ VND (16,17%) so với năm 2007.
- Hoạt động kinh doanh ngoại tệ.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Vietcombank SGD trong những
năm qua tiếp tục phát triển và ổn định. Trong năm 2008, trạng thỏi ngoại tệ
của SGD luụn được duy trỡ cõn bằng. Tổng doanh số ngoại tệ mua vào của
SGD năm 2008 đạt trên 3 tỷ USD, tăng gần 0,7 tỷ USD so với năm 2007.
Tổng số ngoại tệ bán ra đạt 3 tỷ USD, chủ yếu là bán cho các tổ chức kinh tế
và cá nhân.
- Kết quả kinh doanh:
Năm 2008 là một năm đặc biệt khó khăn của các NHTM VN nói chung
và Sở Giao dịch Ngân hàng TMCP Ngoại thương VN nói riêng. Tỷ giá, lãi
suất liên tục biến động phức tạp và khó dự báo. Chính sách thắt chặt tín dụng
của NHNN nhằm kiềm chế lạm phát vào khoảng giữa năm 2008 đã hạn chế
việc tăng dư nợ tại SGD, tuy cuối năm có được nới lỏng nhưng SGD lại rất
khó giải ngân được vốn vay do lãi suất cho vay còn cao hơn mức thông
thường, các doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh
doanh và chưa thể mở rộng đối tượng khách hàng một cách nhanh chóng sau
45
một thời gian dài hạn chế tín dụng. Tuy nhiên, SGD đã đạt được những thành
tựu nhất định trong hoạt động. Tổng doanh thu năm 2008 của SGD đạt 3.900
tỷ đồng, tăng 1.200 tỷ đồng so với năm 2007, lợi nhuận trước thuế đạt 320 tỷ
VND, giảm 40% so với năm 2007.
2.2. Thực trạng công tác PTTCKH Tại SGD.
2.2.1 Phương pháp áp dụng:
SGD đã sử dụng công cụ quan trọng để PTTCKH đó là phương pháp
chấm điểm tín dụng. Kết quả của quá trình đưa Hệ thống tính điểm tín dụng
và xếp loại doanh nghiệp vào hoạt động đã nâng cao chất lượng và hiệu quả
của tín dụng.
SGD áp dụng phương pháp tỷ số : tính toán được các chỉ tiêu tài chính
quan trọng phản ánh tính ổn định, khả năng sinh lợi, hiệu quả hoạt động của
khách hàng, bao gồm 14 chỉ tiêu cơ bản đối với phần lớn doanh nghiệp (hơn
16 chỉ tiêu đối với công ty cổ phần). Do đó phản ánh khá đầy đủ tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
Phương pháp so sánh cũng được áp dụng: so sánh với chỉ tiêu chung của
ngành, so sánh với chỉ tiêu của công ty đại diện trong ngành từ đó phần nào phản
ánh được vị trí của doanh nghiệp trong ngành. Các chỉ tiêu của doanh nghiệp
cũng được so sánh theo thời gian, trước khi cho vay, trong khi cho vay để đưa ra
một số nhận xét về tình hình hoạt động, tài chính của doanh nghiệp.
2.2.2 Quy trình PTTCKH.
SGD thực hiện đầy đủ 7 bước trong quy trình chấm điểm và xếp hạng
doanh nghiệp, gồm:
Bước 1: Thu thập thông tin.
Bước 2: Xác định lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Bước 3: Chấm điểm qui mô doanh nghiệp.
Bước 4: Chấm điểm các chỉ số tài chính.
46
Bước 5: Chấm điểm các tiêu chí phi tài chính.
Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng.
Bước 7: Trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng của khách hàng.
2.2.3 Nội dung PTTCKH.
Xếp hạng doanh nghiệp được tiến hành qua 4 bước: xác định ngành
nghề lĩnh vực, chấm điểm quy mô, chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và các chỉ
tiêu phi tài chính, tổng hợp điểm và phân loại. Chấm điểm tài chính dựa theo:
bảng 2.1, bảng 2.2, bảng 2.3, bảng 2.4, bảng 2.5.
Kết hợp với điểm các chỉ tiêu phi tài chính, SGD tiến hành tổng hợp
điểm theo bảng 2.6; cuối cùng phân loại và xếp hạng doanh nghiệp theo bảng
2.7(Nguồn: Sổ tay tín dụng tháng 1//2004 – NHNT).
47
Bảng2.1 Bảng chí số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành nông, lâm, ngư nghiệp
Chỉ tiêu
Trọng
số
Phân loại các chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp
Qui mô lớn Qui mô vừa Qui mô nhỏ
100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20
A.Chỉ tiêu thanh
khoản
1.Khả năng thanh toán
ngắn hạn
8% 2.1 1.5 1.0 0.7 <0.7 2.3 1.6 1.2 0.9 <0.9 2.5 2.0 1.5 1.0 <1.0
2.Khả năng thanh toán
nhanh
8% 1.1 0.8 0.6 0.2 <0.2 1.3 1.0 0.7 0.4 <0.4 1.5 1.2 1.0 0.7 <0.7
B.Chỉ tiêu hoạt động
3.Vòng quay hàng tồn
kho
10% 4.0 3.5 3.0 2.0 <2.0 4.5 4.0 3.5 3.0 <3.0 4.0 3.0 2.5 2.0 <2.0
4.Kỳ thu tiền bình
quân
10% 40 50 60 70 >70 39 45 55 60 >60 34 38 44 55 >55
5.Hiệu quả sử dụng tài
sản
10% 3.5 2.9 2.3 1.7 <1.7 4.5 3.9 3.3 2.7 <2.7 5.5 4.9 4.3 3.7 <3.7
C.Chỉ tiêu cân nợ(%)
6.Nợ phải trả/ Tổng tài
sản
10% 39 48 59 70 >70 30 40 50 60 >60 30 35 45 55 >55
48
7.Nợ phải trả/ Nguồn
vốn CSH
10% 64 92 143 233 >233 42 66 108 185 >185 42 53 81 122 >122
8.Nợ quá hạn/ Tổng
dư nợ NH
10% 0 1 2 3 >3 0 1 2 3 >3 0 1 2 3 >3
D. Chỉ tiêu thu nhập
(%)
9.Tổng TNTT/ Doanh
thu
8% 3.0 2.5 2.0 1.5 <1.5 4.0 3.5 3.0 2.5 <2.5 5.0 4.5 4.0 3.5 <3.5
10.Tổng TNTT/ Tổng
tài sản
8% 4.5 4.0 3.5 3.0 <3.0 5.0 4.5 4.0 3.5 <3.5 6.0 5.5 5.0 4.5 <4.5
11.Tổng TNTT/
Nguồn vốn CSH
8% 10 8.5 7.6 7.5 <7.5 10 8.0 7.5 7.0 <7.0 10 9.0 8.3 7.4 <7.4
49
Bảng 2.2 Bảng chí số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành thương mại dịch vụ
Chỉ tiêu
Trọng
số
Phân loại các chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp
Qui mô lớn Qui mô vừa Qui mô nhỏ
Điểm tín dụng 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20
A.Chỉ tiêu thanh khoản
1.Khả năng thanh toán
ngắn hạn
8% 2.1 1.6 1.1 0.8 <0.8 2.3 1.7 1.2 1.0 <1.0 2.9 2.3 1.7 1.4 <1.4
2.Khả năng thanh toán nhanh 8% 1.4 0.9 0.6 0.4 <0.4 1.7 1.1 0.7 0.6 <0.6 2.2 1.8 1.2 0.9 <0.9
B.Chỉ tiêu hoạt động
3.Vòng quay hàng tồn kho 10% 5.0 4.5 4.0 3.5 <3.5 6.0 5.5 5.0 4.5 <4.5 7.0 6.5 6.0 5.5 <5.5
4.Kỳ thu tiền bình quân 10% 39 45 55 60 >60 34 38 44 55 >55 32 37 43 50 .>50
5.Hiệu quả sử dụng tài sản 10% 3.0 2.5 2.0 1.5 <1.5 3.5 3.0 2.5 2.0 <2.0 4.0 3.5 3.0 2.5 <2.5
C.Chỉ tiêu cân nợ(%)
6.Nợ phải trả/ Tổng tài sản 10% 35 35 55 65 >65 30 40 50 60 >60 24 35 45 55 >55
7.Nợ phải trả/ Nguồn vốn
CSH
10% 53 69 122 185 >185 42 66 100 150 >150 33 54 81 122 >122
8.Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ NH 10% 0 1 1.5 2.0 >2.0 0 1.6 1.8 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2
D. Chỉ tiêu thu nhập (%)
9.Tổng TNTT/ Doanh thu 8% 7.0 6.5 6.0 5.5 <5.5 7.5 7.0 6.5 6.0 <6.0 8.0 7.5 7.0 6.5 <6.5
10.Tổng TNTT/ Tổng tài sản 8% 6.5 6.0 5.5 5.0 <5.0 7.0 6.5 6.0 5.5 5.0 7.5 7.0 6.5 6.0 <5.0
11.Tổng TNTT/ Nguồn
vốn CSH
8% 14.2 12.2 10.6 9.8 <9.8 13.7 12 10.8 9.8 <9.8 13.3 11.8 10.9 10 <10
50
Bảng 2.3. Bảng chí số tài chính áp dụng cho chấm điểm các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng
Chỉ tiêu
Trọng
số
Phân loại các chỉ tiêu tài chính đối với doanh nghiệp
Qui mô lớn Qui mô vừa Qui mô nhỏ
100 80 60 40 20 100 80 60 40 20 100 80 60 40 20
A.Chỉ tiêu thanh khoản
1.Khả năng thanh toán ngắn hạn 8% 1.9 1.0 0.8 0.5 <0.5 2.1 1.1 0.9 0.6 <0.6 2.3 1.2 1.0 0.9 <0.9
2.Khả năng thanh toán nhanh 8% 0.9 0.7 0.4 0.1 <0.1 1 0.7 0.5 0.3 <0.3 1.2 1 0.8 0.4 <0.4
B.Chỉ tiêu hoạt động
3.Vòng quay hàng tồn kho 10% 3.5 3 2.5 2 <2 4 3.5 3 2.5 <2 3.5 3 2 1 <1
4.Kỳ thu tiền bình quân 10% 60 90 120 150 >150 45 55 60 65 >65 40 50 55 50 >60
5.Hiệu quả sử dụng tài sản 10% 2.5 2.3 2 1.7 <1.7 4 3,5 2.8 2.2 <2.2 5 4.2 3.5 2.5 <2.5
C.Chỉ tiêu cân nợ(%)
6.Nợ phải trả/ Tổng tài sản 10% 55 60 65 70 >70 50 55 60 65 >65 40 50 55 60 <60
7.Nợ phải trả/ Nguồn vốn CSH 10% 69 100 150 233 >233 69 100 122 150 >150 66 69 100 122 >122
8.Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ NH 10% 0 1 1.5 2 >2 0 1.6 1.8 2 >2 0 1 1.5 2 >2
D. Chỉ tiêu thu nhập (%)
9.Tổng TNTT/ Doanh thu 8% 8 7 6 5 <5 9 8 7 6 <6 10 9 8 7 <7
10.Tổng TNTT/ Tổng tài sản 8% 6 4.5 3.5 2.5 <2.5 6.5 5.5 4.5 3.5 <3.5 7.5 6.5 5.5 4.5 <4.5
11.Tổng TNTT/ Nguồn vốn
CSH
8% 9.2 9 8.7 8.3 <8.3 12 11 10 8.7 <8.7 11 11 10 9.5 <9.5
51
Bảng 2.4. Bảng chí số tài ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện hoạt động phân tích tài chính khách hàng tại sở giao dịch ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.pdf