MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
BẢNG BIỂU 4
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 5
LỜI MỞ ĐẦU 6
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẦN VỀ XUẤT KHẨU, SỰ CẦN THIẾT HOÀN THIỆN VỀ XUẤT KHẨU 8
1.1.Khái niệm và đặc điểm xuất khẩu 8
1.1.1.Khái niệm về xuất khẩu 8
1.1.2.Đặc điểm 8
1.2.Phương thức và các hình thức xuất khẩu 9
1.2.1.Các phương thức xuất khẩu 9
1.2.1.1.Xuất khẩu trực tiếp 9
1.2.1.2.Xuất khẩu gián tiếp 10
1.2.2.Các hình thức xuất khẩu 12
1.2.2.1. Xuất khẩu uỷ thác 12
1.2.2.2. Xuất khẩu tự doanh. 12
1.2.2.3. Xuất khẩu liên doanh. 12
1.2.2.4. Xuất khẩu đổi hàng 13
1.2.2.6. Tạm nhập, tái xuất 13
1.3.Những nội dung chủ yếu về hoạt động xuất khẩu 13
1.3.1. Công tác nghiên cứu thị trường xuất khẩu và lựa chọn mặt hàng. 13
1.3.1.1.Nghiên cứu thị trường xuất khẩu 13
1.3.1.2.Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu 15
1.3.1.3.Nắm vững thị trường ngoài nước 16
1.3.1.4.Lựa chọn khách hàng 16
1.3.2. Lập phương án kinh doanh và tạo nguồn hàng xuất khẩu 16
1.3.2.2.Công tác tạo nguồn hàng xuất khẩu. 17
1.3.3. Giao dịch đàm phán kinh doanh và ký kết hợp đồng xuất khẩu 18
1.3.3.1 Giao dịch đàm phán kinh doanh 18
1.3.3.2. Ký kết hợp đồng: 18
1.3.4. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 20
1.3.4.1.Nhóm bước chuẩn bị giấy phép, LC và hàng hoá để xuất khẩu 20
1.3.4.2.Nhóm bước kiểm tra, mua bảo hiểm hàng hoá và thuê phương tiên vận tải 22
1.3.4.3.Nhóm bước làm thủ tục thông quan và giao hàng cho người vận tải 25
1.3.4.4.Nhóm bước làm thủ tục thanh toán, giải quyết khiếu nại tranh chấp (nếu có) 28
1.3.5. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu 30
1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu 30
1.4.1.Yếu tố kinh tế 30
1.4.2.Môi trường văn hóa xã hội 31
1.4.3.Môi trường chính trị, pháp luật 32
1.4.4.Môi trường cạnh tranh 33
1.4.5. Nội lực doanh nghiệp. 34
1.5.Sự cần thiết phải hoàn thiện hoạt động xuất khẩu 35
1.5.1.Môi trường vĩ mô 35
1.5.1.1.Xuất khẩu thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 36
1.5.1.2. Xuất khẩu tạo ra nguồn vốn, nguồn ngoại tệ lớn góp phần quan trọng vào việc cải thiện cán cân thanh toán. 37
1.5.1.3.Xuất khẩu có tác dụng tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống cho người lao động. 37
1.5.1.4 Hoạt động xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta. 38
1.5.2.Môi trường doanh nghiệp 39
Chương 2 :PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM 40
2.1.Khái quát chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm 40
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển 40
2.1.2.Cơ câu tổ chức của công ty 43
2.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty 46
2.1.3.1.Chức năng 46
2.1.3.2.Nhiệm vụ 47
2.2.Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây 48
2.2.1.Mặt hàng kinh doanh 48
2.2.2.Phương thức kinh doanh chủ yếu 50
2.2.1.Các thị trường chính 51
2.2.4.Tình hình xuất khẩu 52
2.2.4.1.Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm 52
2.2.4.2.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu 53
2.2.4.3.Các hình thức xuất khẩu của Công ty 54
2.2.4.4.Tình hình thực hiện kim ngạch của từng phòng 56
2.3.Một số biện pháp công ty đã thực hiện để hoàn thiện xuất khẩu 57
2.4.Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân 60
2.4.1.Ưu điểm 60
2.4.2.Những vấn đề còn tồn tại 62
2.4.3.Nguyên nhân 63
2.4.3.1.Yếu tố khách quan 63
2.4.3.2.Yếu tố chủ quan 64
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CP XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM TRONG THỜI GIAN TỚI 66
3.1.Mục tiêu chiến lược và định hướng chung 66
3.1.1.Mục tiêu chiến lược 66
3.1.3.Cơ hội và thách thức 68
3.1.3.1.Cơ hội 68
3.1.3.2.Thách thức 70
3.2.Các giải pháp đối với Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm nhằm hoàn thiện hoạt động xuất khẩu 71
3.2.1.Xây dựng chiến lược phát triển 71
3.2.2. Giải pháp nghiên cứu và mở rộng thị trường. 71
3.2.3.Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại. 73
3.2.4.Nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu 75
3.2.5. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính của công ty 76
3.2.6. Đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu. 79
3.2.7. Đa dạng hoá các mặt hàng, ngành hàng, đầu tư cho các sản phẩm tinh chế. 80
3.2.8. Nâng cao hiệu qủa công tác thu mua, tạo nguồn hàng. 81
3.2.9. Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn. 82
3.2.10. Chuẩn bị cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. 84
3.3.Một số kiến nghị đối với nhà nước và cơ quan hữu quan 84
3.3.1.Xây dựng chính sách ngoại thương toàn diện và nhất quán hơn 84
3.3.2.Hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu. 85
3.3.3. Trợ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu. 86
3.3.4.Quỹ bảo hiểm xuất khẩu. 87
KẾT LUẬN 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
91 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu ở Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm - TOCONTAP, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiết phải diễn ra giữa các nước có lợi thế tuyệt đối về một lĩnh vực nào đó, mà theo lý thuyết về lợi thế tương đối thì nó vẫn có thể diễn ra khi một quốc gia có hiệu quả thấp hơn so với các quốc gia khác trong hầu hết các loại sản phẩm.
Có nghĩa là một quốc gia dù trong tình huống bất lợi vẫn có thể tìm ra điểm có lợi để khai thác. Bằng việc khai thác các lợi thế này các quốc gia tập trung vào khai thác và xuất khẩu mặt hàng có lợi thế tương đối và nhập khẩu mặt hàng không có lợi thế tương đối. Xu hướng sản xuất này làm cho mỗi quốc gia khai thác được lợi thế của mình một cách tốt nhất giúp tiết kiệm được các nguồn lực như lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên...trong quá trình sản xuất.
1.5.2.Môi trường doanh nghiệp
Ở góc độ doanh nghiệp thì xuất khẩu đặt ra yêu cầu bắt buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Hoạt động xuất khẩu giúp cho doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để cọ xát và tiếp xúc với nhiều đối thủ cạnh tranh và những đối tác nước ngoài, tạo được những mối quan hệ với họ trong lĩnh vực kinh doanh quốc tế. Đặc biệt là đối với một công ty xuất nhập khẩu thì điều này càng cần thiết hơn vì đây không chỉ là hoàn thiện hoạt động xuất khẩu mà đồng thời nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của công ty với các công ty, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, sự cạnh tranh xuất khẩu giữa các nước nói chung và các doanh nghiệp nói riêng là vô cùng gay gắt. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cải tổ bộ máy quản lí, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thực hiện các thủ tục nhanh gọn, đa dạng hoá các hình thức xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm hoàn thiện và phát triển hoạt động xuất khẩu.
Chương 2 :PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM
2.1.Khái quát chung về công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần XNK tạp phẩm được thành lập vào ngày 1/6/2006 theo quyết định của Bộ Thương mại về việc cổ phầnn hoá doanh nghiệp Nhà nước mà tiền thân của Công ty cổ phần XNK tap phẩm là Công ty XNK tạp phẩm - Bộ Thương mại. Chúng ta hãy cùng ngược dòng lịch sử để tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của Công ty XNK tap phẩm cho đến khi Công ty chuyển sang hình thức Công ty cổ phần. Công ty XNK tạp phẩm được thành lập vào ngày 5/3/1956 với tên gọi “Tổng công ty nhập khẩu tạp phẩm” dưới sự lãnh đạo và quản lý của Bộ Thương nghiệp (nay là Bộ Thương mại) tại quyết định số 62/BTng-NĐ-KD do Thứ trường Đặng Việt Châu kí và tiếp đó vào ngày 6/7/1957 Bộ trưởng Bộ Thương nghiệp Phan Anh kí quyết định số 312/BTng-TCCB đổi tên “Tổng công ty nhập khẩu tạp phẩm” thành “Tổng công ty XNK tạp phẩm”. Tổng công ty là một trong những doanh nghiệp lớn của nhà nước được thành lập sớm nhất trực thuộc Bộ Ngoại thương nay là Bộ Thương mại.
Trải qua 50 năm phát triển, công ty CP xuất nhập khẩu tạp phẩm thăng trầm cùng sự biến động của nền kinh tế. Trước kia, trong nền kinh tế tập trung với qui mô tổng công ty, là một doanh nghiệp ngoại thương Nhà nước, nhưng từng bước tổ chức của công ty có nhiều thay đổi tách dần một số bộ phận để thành lập các công ty khác. Cụ thể:
-Năm 1964: tách thành lập Artexport
-Năm 1971: tách thành lập Barotex
-Năm 1972: tách các cơ sở sản xuất của công ty ra giao cho Bộ Công nghiệp nhẹ quản lý;
-Năm 1978: tách thành lập Textimex
-Năm 1985: tách thành lập Mecannimex
-Năm 1987: tách thành lập Leaprodexim
-Năm 1990: tách công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm phía Nam thành công ty trực thuộc Bộ Thương Mại
-Đến năm 1993, để đáp ứng điều kiện kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, theo đề nghị của Vụ trường Vụ tổ chức và của giám đốc công ty xuất nhập khẩu tạp phẩm, Bộ trương Mại ra quyết định Nhà nước số 333TM/TCCB thành lập doanh nghiệp: Công ty XNK tạp phẩm
Tên tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL SUNDRIES IMPORT AND EXPORT CORPORATION
Tên viết tắt: TOCONTAP HANOI
Trụ sở chính: Số 36 phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Vốn kinh doanh: 45.648.700.499 đồng
+Vốn pháp định: 18.604.677.230 đồng
+Vốn tự bổ sung: 27.044.023.269 đồng
-Năm 2006, theo chủ trương của Nhà nước là từng bước cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Công ty XNK tạp phẩm đã tiến hành cổ phần hoá trên cơ sở doanh nghiệp nhà nước là Công ty XNK tạp phẩm - Bộ Thương mại và trở thành công ty cổ phần XNK tạp phẩm:
Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL SUNDRIES IMPORT AND EXPORT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: TOCONTAP HANOI
Lô gô:
Trụ sở chính của Công ty:
Địa chỉ: Số 36, phố Bà Triệu, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 04.8254191 – 04.8254975
Fax: 04.8255917
E-mail: Tocontap@fpt.vn
Website: http:/www.tocontap-hanoi.vnn.vn
Vốn điều lệ: 34.000.000.000 đồng, với tỷ lệ:
+Vốn nhà nước: 10.013.000.000 đồng
+Vốn của cán bộ công nhân viên trong công ty và các cổ đông khác: 23.987.000.000 đồng
Công ty cổ phần XNK tạp phẩm đã chính thức hoạt động từ 1/6/2006 với sự kế thừa toàn bộ cơ sở vật chất, con người, thị trường… và vốn trong suốt 50 năm hoạt động của Công ty XNK tạp phẩm. Do vậy chúng ta có thể khẳng định, Công ty trong điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều biến động đã liên tục phấn đấu, từng bước trưởng thành, đến nay đã là một trong những Công ty có bề dày lịch sử về kinh XNK lâu năm nhất nước ta. Từ những năm 90 trở lại đây trong thời kỳ liên tục đổi mới Công ty đã gặp không ít những khó khăn và thách thức. Qua nhiều lần tách nhỏ và với cơ chế quản lý mới của Nhà nước cho phép mọi thành phần kinh tế được trực tiếp XNK đã làm mất đi thế mạnh của công ty là một trong những Công ty độc quyền trong kinh doanh XNK. Trước sức ép cạnh tranh trong nền kinh tế mới, Công ty đã tự đổi mới mình, đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh, phương thức kinh doanh, từng bước nâng cao dần hiệu quả kinh doanh XNK, giữ vững vị thế và uy tín của Công ty.
Là một công ty chuyên doanh xuất nhập khẩu, công ty đã mở rộng buôn bán với trên 70 nước trên toàn cầu. Hiện nay công ty có đội ngũ cán bộ kinh doanh và quản lý trên 100 người với 95% tốt nghiệp Đại học, 1 xí nghiệp sản xuất với trên 200 công nhân, 1 khách sạn và một số cửa hàng bán lẻ, 2 chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng.
2.1.2.Cơ câu tổ chức của công ty
HỘI ĐỒNG
QUẢN TRỊ
Bảng 2: Sơ đơ cơ cấu tổ chức công ty
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ
PHÓ CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH
HỘI ĐỒNGQUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC
Phòng h/ chính quản trị
Phòng Tổng hợp
Phòng tổ chức lao động
Phòng tài chính kế toán
Phòng kinh doanh XNK
2
Phòng kinh doanh XNK
1
Chi nhánh HP, TP. HCM
Phòng kinh doanh XNK
8
Phòng kinh doanh XNK
7
Phòng kinh doanh XNK
6
Phòng kinh doanh XNK
4
Phòng kho vận
Phòng kinh doanh XNK
3
-Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, họp ít nhất một năm một lần và được tổ chức trong vòng 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính
-Hội đồng quản trị (HĐQT) là cơ quan quản trị cao nhất của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của ĐHĐCĐ. HĐQT gồm 5 thành viên, do ĐHĐCĐ bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm với đa số phiếu biểu quyết chấp nhận thuận theo thể thức bỏ phiếu kín.
-Ban kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra với chức năng giám sát mọi hoạt động của Công ty.
-Chủ tịch Hội đồng quản trị (CTHĐQT) do các thành viên HĐQT bầu, miễn nhiệm, bãi nhiễm trong số các thành viên HĐQT. CTHĐQT là người đại diện theo pháp luật của Công ty, quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty. Ở Công ty cổ phần XNK tạp phẩm CTHĐQT kiêm Tổng giám đốc điều hành Công ty, quản lý và điều hành mọi hoạt động của Công ty.
-Phó Tổng giám đốc: là người giúp việc cho Tổng giám đốc, thực hiện các nhiệm vụ và công việc do Tổng giám đốc của công ty.
-Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ hướng dẫn các bộ phận kinh doanh sổ sách theo dõi hoạt động mua bán, thanh toán, hạch toán nội bộ theo đúng quy định của Công ty, chế độ chính sách của Nhà nước; Kiểm tra các chứng từ đầu vào hợp pháp, hợp lý, đúng nội dung công việc, đúng mục đích; Thẩm định các phương án kinh doanh và dự thảo hợp đồng do phòng Tổng hợp chuyển tới; Lập sổ sách theo dõi, kiểm tra, các phương án kinh doanh đã được phê duyệt; Thống kê phân bổ chi phí cho các bộ phận kinh doanh; Thường xuyên cập nhật báo cáo Tổng Giám đốc tình hình cân đối tài chính của Công ty…
-Phòng tổ chức lao động: có nhiệm vụ tổ chức và quản lý lao động trong Công ty; lập quy hoạch đào tạo, tuyển dụng lao đọng, nghiên cứu đề xuất việc bổ nhiệm, bãi nhiệm các chức danh quản lý trong Công ty; giải quyết các vấn đề về lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội cho người lao động trong Công ty.
-Phòng tổng hợp: có nhiệm vụ tổng hợp các số liệu và các vấn đề về đối nội, đối ngoại, sản xuất kinh doanh; luôn nắm bắt kịp thời và phân tích về các số liệu, chính sách, thông tin mới nhất ở trong và ngoài nước liên quan đến Công ty; Tìm kiếm và tìm hiểu các đối tác hợp tác kinh doanh cho Công ty; Xây dựng kế hoạch kinh doanh của cả Công ty và kế hoạch giao cho từng bộ phận; Lập báo cáo định kì để báo cáo cho các cơ quan hữu quan; Kiểm tra phương án kinh doanh và dự thảo họp đồng trước khi chuyển cho phòng Tài chính kế toán kiểm tra.
-Phòng hành chính quản trị: có nhiệm vụ chính là phục vụ sản xuất kinh doanh của Công ty, quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ tài liệu, hồ sơ chung. Quản lý và sử dụng các con dấu của Công ty theo đúng quy định của pháp luật. Điều động xe theo nhu cầu của các cán bộ trong Công ty, điều động các phương tiện thiết bị đã mua sắm để phục vụ cho hoạt động của Công ty. Đề xuất mua sắm các phương tiện làm việc, các nhu cầu sinh hoạt của Công ty. Đảm bảo điều kiện làm việc trong Công ty được thuận lợi.
-Công ty có 7 phòng XNK, có nhiệm vụ trực tiếp kinh doanh XNK, ngoài ra còn có phòng kho vận và 2 chi nhánh vừa làm công tác quản lý vừa tham gia vào hoạt động XNK. Các phòng XNK trên hoạt động theo qui chế của Công ty và thực hiện theo cơ chế khoán.
2.1.3.Chức năng và nhiệm vụ của công ty
2.1.3.1.Chức năng
Mục đích kinh doanh của công ty là thông qua các hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất, liên doanh, hợp tác đầu tư sản xuất để khai thác có hiệu quả nguồn vật tư nguyên liệu và nhân lực của đất nước, đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ cho đất nước.
Nội dung hoạt động:
-Xuất nhập khẩu các mặt hàng tạp phẩm và vật tư, nguyên liệu để phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dung trong nước do công ty khai thác từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước và do công ty tự sản xuất hoặc liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài.
-Nhận xuất nhập khẩu ủy thác, làm đại lí môi giới mua bán các mặt hàng cho các tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài theo qui định của Nhà nước và Bộ Thương mại.
-Tổ chức sản xuất, gia công hàng xuất nhập khẩu, liên doanh liên kết hợp tác đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với các tổ chức trong và ngoài nước.
2.1.3.2.Nhiệm vụ
-Dưới sự lãnh đạo của Bộ, công ty phải xây dựng được những kế hoạch kinh dài hàng năm và các kế hoạch liên quan đến tài chính tiền tệ, vật tư, vận tải giao nhận… Dựa vào nhu cầu quốc tế và khả năng khai thác, sử dụng các phương thức mua bán thích hợp với các công ty nước ngoài và các cơ sở sản xuất trong nước để lập kết hoạch bổ sung ngoài chỉ tiêu pháp lện của Nhà nước nhằm tăng nguồn hàng xuất khẩu.
-Chủ động giao dịch với các cơ quan trong và ngoài nước để kí các hợp đồng kinh tế, dịch vụ với các đơn vị vận tải, bảo hiểm về hàng hóa xuất nhập khẩu trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch của Nhà nước và của Bộ trong danh mục hàng hoác xuất nhập khẩu theo các chế độ, thể lệ của Nhà nước và pháp luật quốc tế.
-Kết hợp chặt chẽ với các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước để tìm hiểu nghiên cứu thị trường và sắp xếp, xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi; tổ chức việc tiếp nhận, vận chuyển hàng hóa an toàn, giảm tối đa tỉ lệ hao hụt sản phẩm.
-Nghiên cứu tình hình sản phẩm và giá cả của thị trường thế giới, tình hình lưu thông các mặt hàng thuộc phạm vi kinh doanh để có các biện pháp tranh thủ về giá cả buôn bán có lợi nhất; xuất khẩu những mặt hàng có lợi thế và nhập khẩu những hàng tiêu dùng, vật tư thiết bị, phụ tùng cần thiết cho sinh hoạt, sản xuất, đảm bảo công tác xuất khẩu đạt hiệu quả kinh tế cao.
-Tham dự các cuộc đàm phán, kí kết hợp đồng kinh tế Nhà nước, các nước có quan hệ buôn bán trong lĩnh vực nghiệp vụ có liên quan.
-Thực hiện các cam kết trong hoạt động mua bán ngoại thương và các hoạt động có liên quan đến công tác xuất nhập khẩu của công ty.
-Tuân thủ các chính sách, chế độ quản lí, kinh tế, quản lí xuất nhập khẩu và chính sách đối ngoại, đề cập với cấp trên những vấn đề liên quan tiêu chuẩn chất lượng hay kĩ thuật.
Chức năng và nhiệm vụ của công ty là hoàn thành kế hoạch các chỉ tiêu của Nhà nước đặt ra, kinh doanh đúng pháp luật, đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Phát huy ưu thế, uy tín hàng nội địa trên thương trường quốc tế, mở rộng, củng cố và phát triển mối quan hệ làm ăn với bạn bè quốc tế.
2.2.Thực trạng hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm gần đây
2.2.1.Mặt hàng kinh doanh
Do đặc điểm của công ty là chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu tạp phẩm nên các mặt hàng của công ty rất phong phú và đa dạng.
Hiện nay TOCONTAP kinh doanh một số mặt hàng như sau:
-Sản phẩm của ngành dệt kim, dệt thoi bằng mọi loại nguyên vật liệu phục vụ mọi đối tượng.
-Da và các sản phẩm da từ mọi nguồn nguyên vật liệu tự nhiên và nhân tạo
-Giầy dép thành phẩm và bán thành phẩm các loại từ mọi nguồn nguyên liệu
-Quần áo và dụng cụ thể dục thể thao
-Các thiết bị điện dân dụng và công nghiệp
-Các thiết bị dùng cho học sinh và trường học
-Các trang thiết bị dùng cho điện ảnh, nhiếp ảnh
-Các loại máy thu thanh, thu hình, cassette, ghi âm, ghi hình, điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, nồi đun nước nóng, máy giặt...
-Các loại băng hình , băng ghi âm, phim kỹ thuật dùng cho X-quang, khí tượng...
-Dụng cụ đồ chơi trẻ em
-Giấy,bột giấy
-Dây và cáp các loại dùng cho thông tin liên lạc và phục vụ cho ngành điện lực, chiếu sáng...
-Hàng bảo hộ lao động dùng cho mọi đối tượng lao động
-Các loại gốm sứ cách điện và dân dụng mỹ nghệ
-Thiết bị y tế
-Các loại sản phẩm thuỷ tinh
-Đồ dùng trang trí nội thất trong gia đình, nhà ăn, khách sạn,
-Hàng nông, lâm, thuỷ hải sản, thủ công mỹ nghệ...
Với danh mục các mặt hàng kinh doanh như vậy TOCONTAP có khả năng tham gia cạnh tranh trên những lĩnh vực rộng lớn. Hiện nay công ty đang kinh doanh xuất khẩu những mặt hàng chủ yếu sau:
Bảng 3: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu
Xuất khẩu
1.Chổi quét sơn
5.Thủ công mỹ nghệ
2.Văn phòng phẩm
6.Quần áo
3.Bóng đèn
7.Thực phẩm
4.Quạt điện
Nguồn: Phòng tổng hợp – Cty CP xuất nhập khẩu tạp phẩm
Hàng thủ công mĩ nghệ bao gồm các mặt hàng chủ yếu là gốm sứ, gốm sơn mài, mây tre đan, thảm cói, thảm bẹ ngô. Hàng nông sản thực phẩm gồm có gạo, dầu cọ, bột mì, hạt tiêu, mì ăn liền…
Ngoài ra Công ty còn thực hiện các dịch vụ quá cảnh, gia công sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu, tạm nhập và tái xuất hàng.
Công ty còn liên doanh với Canada để sản xuất và tiêu thụ mặt hàng chổi quét sơn, con lăn tường; xây dựng nhà máy bia Kiến An để sản xuất và tiêu thu bia, nước ngọt, đầu tư sản xuất nhà máy mì ăn liền tại Lào; kinh doanh bất động sản và nhà cho thuê; liên kết với công ty may Hải Hưng để sản xuất hàng XK…
2.2.2.Phương thức kinh doanh chủ yếu
Từ khi mới thành lập công ty đã áp dụng hầu hết các phương thức kinh doanh trong hoạt động ngoại thương như viện trợ, hàng mậu dịch, đổi hàng, ủy thác, hợp tác gia công để đảm bảo sự phát triển của mình. Hiện nay công ty chủ yếu áp dụng 4 phương thức kinh doanh là mậu dịch, gia công, tự doanh và ủy thác.
Công ty còn nhận các hoạt động xuất nhập khẩu uỷ thác làm đại lý môi giới giữa các tổ chức cá nhân trong nước và các công ty nước ngoài.Công ty tổ chức sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, thực hiện liên doanh, liên kết với các tổ chức trong nước và ngoài nước. Trong quá trình phát triển công ty đã tạo cho mình những thị trường ổn định, các bạn hàng thường xuyên, điều đó chứng tỏ sự thành công của công ty và hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ trong tương lai. Ngoài ra, công ty còn nhận các hoạt động dịch vụ như quá cảnh, gia công sản xuất, tái xuất hàng, chế biến hàng xuất khẩu và giao nhận hàng xuất khẩu tại các cảng biển Việt Nam.
Càng ngày, các phương thức kinh doanh của Công ty càng đa dạng và phong phú, đáp ứng được những đòi hỏi gắt gao của nền kinh tế thị trường, đổi mới để phát triển. Phương thức kinh doanh của công ty có bán buôn, bán lẻ, làm đại lý, sản xuất theo đơn đặt hàng nước ngoài, nhận uỷ thác xuất nhập khẩu, liên doanh làm hàng xuất khẩu... nhằm cố gắng đạt những mục tiêu của chiến lược kinh tế đã vạch ra và đáp ứng kịp thời các nhu cầu đòi hỏi khác nhau trên thị trường.
2.2.1.Các thị trường chính
Công ty hoạt động kinh doanh trên phạm vi địa bàn cả trong và ngoài nước. Các bạn hàng trong nước chủ yếu của công ty là các xí nghiệp, công ty, đơn vị sản xuất… không được phép xuất nhập khẩu trực tiếp hay không thể tìm kiếm được thị trường. Công ty với thâm niên hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, có thể nhận làm trung gian, thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu ủy thác, gia công ủy thác… cho các đơn vị trên.
Trước đây khi hoạt động xuất nhập khẩu còn mang tính trả nợ, công ty có quan hệ làm ăn nhiều nhất với Liên Xô. Nhưng từ ngày chuyển sang cơ chế mới, công ty đã mở rộng thị trường xuất nhập khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Về xuất khẩu đáng kể nhất là thị trường châu Á, cụ thể là các nước như Irắc, Lào, Đài Loan… Kim ngạch xuất khẩu trên thị trường này ổn định và luôn chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp đến là thị trường châu Mĩ.
Bảng 4: Tình hình xuất khẩu của TOCONTAP 2006 -2007 (theo thị trường)
Đơn vị tính: nghìn USD
STT
Tên nước
Giá trị hàng xuất khẩu
Năm 2006
Giá trị hàng xuất khẩu
Năm 2007
1
Đài Loan
41,568
9,560
2
Đức
3,998
51,297
3
Canada
1.232,47
2.669,272
4
Iraxq
1.522,698
3.112,181
5
Mỹ
6
Hungary
11,998
7
Italia
8
Chile
11,596
25,564
9
Úc
339,741
895,159
STT
Tên nước
Giá trị hàng xuất khẩu
Năm 2006
Giá trị hàng xuất khẩu
Năm 2007
10
Tiệp
22,560
19,556
11
Anh
49,110
211,472
12
Singapore
22,894
13
Achentia
21,873
14
Angola
593,116
111,451
15
Hàn Quốc
16,889
16
Nam Phi
10,569
17
Lào
188,965
245,889
18
Campuchia
4,560
9,229
19
Pháp
19,56
20
Brazil
17.754
26,558
21
Ả Rập
14,663
29,005
22
Ai Cập
15,321
32,023
23
Malaisia
Tổng cộng
4.135
7.721
Nguồn: Phòng tổng hợp – Cty CP xuất nhập khẩu tạp phẩm
Về nhập khẩu thị trường lớn nhất của công ty là châu Á, kim ngạch nhập khẩu ở thị trường này luôn chiếm từ 60% đến 80% tổng kim ngạch nhập khẩu. Các đối tác chính của công ty ở thị trường này là Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan. Tiếp đến là thị trường châu Âu, cụ thể là Đức, Ucraina, Pháp, Thụy Sĩ. Kim ngạch xuất khẩu ở thị trường này chiếm từ 10% đến 20% có năm lên tới hơn 30% tổng kim ngạch nhập khẩu. Tại châu Mĩ công ty hầu như chỉ có quan hệ kinh doanh với Canada do nhập khẩu nguyên liệu chổi quét sơn. Ngoài ra công ty cũng nhập khẩu từ một số nước thuộc châu Úc như Austraia, Newzeland, nhưng kim ngạch có rất nhỏ, không đáng kể, chỉ khoảng 0,5%.
2.2.4.Tình hình xuất khẩu
2.2.4.1.Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm
Bảng 5: Kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm của
Cty cổ phần XNK tạp phẩm
Đơn vị tính: nghìn USD
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Tổng kim ngạch
2002
5.854
19.029
24.883
2003
5.751
19.141
25.892
2004
17.228
29.540
46.768
2005
4.198
36.679
40.877
2006
4.135
35.241
39.376
2007
7.721
54.632
62.353
Nguồn: Báo cáo xuất khẩu các năm 2002-2006 - Cty CP xuất nhập khẩu tạp phẩm
Qua bảng số liêu trên ta thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty đã giảm trong 2 năm gần đây. Năm 2002 – 2004, tổng kim ngạch tăng mạnh, đặc biệt là năm 2004 tăng gấp 2 lần năm 2003. Tuy vậy từ năm 2005-2006 tổng kim ngạch giảm dần qua 2 năm do kim ngạch xuất khẩu của 2 năm này giảm mạnh (thấp hơn cả năm 2002-2003), trong khi kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng đều qua các năm. Đây là một tín hiệu buồn đối với công ty và cần tiến hành cải tổ trong nhưng năm tiếp theo.
2.2.4.2.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Bảng 6: Cơ cấu hàng xuất khẩu chính
Đơn vị tính: USD
STT
Mặt hàng, nhóm mặt hàng
2005
2006
2007
1
Chổi quét sơn
3.067.742
3.313.850
3.578.613
2
Hàng may mặc
-
309.797
249.806
3
Hàng nông sản
470.597
-
499.235
4
Hạt điều chế biến
-
568.121
678.142
5
Gạo
683.487
301.664
491.823
Nguồn: Phòng tổng hợp – Cty CP xuất nhập khẩu tạp phẩm
Trong những năm qua mặt hàng chổi quét sơn luôn chiếm một tỉ trọng cao và có thị trường xuất khẩu ổn định nhưng vẫn chỉ là hàng gia công. Các mặt hàng truyền thống của công ty như gốm sứ, thủ công mỹ nghệ đều giảm sút bởi môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt ở cả thị trường trong và ngoài nước. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty tập trung chủ yếu vào hàng xuất khẩu sang Iraq nhưng do ảnh hưởng tình hình chính trị của Iraq nên việc xuất khẩu sang thị trường này gặp nhiều khó khăn và rủi ro, từ năm 2005 không xuất khẩu được. Nhưng so với năm 2006 thì kinh ngạch xuất khẩu đã tăng cao và bằng 186,74%.
2.2.4.3.Các hình thức xuất khẩu của Công ty
Để thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận, hiện nay Công ty cũng đang áp dụng một cách đa dạng các loại hình xuất khẩu nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Những mặt hàng của Công ty tham gia vào các hình thức xuất khẩu này đã đem lại hiệu quả về doanh thu rất lớn. Hiện nay Công ty đang sử dụng các loại hình xuất khẩu sau:
Bảng 7: Hình thức xuất khẩu của Công ty TOCONTAP năm 2006-2007
(theo trị giá hàng xuất khẩu)
Đơn vị tính: nghìn USD
Trị giá hàng XK
Trị giá năm 2006
Trị giá năm 2007
- Gia công :
573
1.024
- Tự doanh :
3.105
6.284
- Uỷ thác :
457
413
Tổng trị giá
4.135
7.721
Nguồn: Phòng tổng hợp – Cty CP xuất nhập khẩu tạp phẩm
Xuất khẩu tự doanh: giá trị xuất khẩu của hình thức chiếm trung bình lên tới 70-80% giá trị xuất khẩu của Công ty. Hình thức xuất khẩu tự doanh sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn cho Công ty vì không phải chia sẻ với các doanh nghiệp uỷ thác và các tổ chức tiêu thụ. Chính vì vậy mà hình thức xuất khẩu trực tiếp ngày càng chiếm tỷ trong cao hơn so với hai hình thức xuất khẩu gia công và uỷ thác.
Đối với hình thức xuất khẩu gia công và xuất khẩu uỷ thác thì vài năm trước đây là những hình thức đã đem lại cho Công ty 1 khoản lợi nhuận khá lớn. Tuy nhiên đây là hình thức kinh doanh thụ động vì nó phụ thuộc vào đơn vị có hàng, các bạn hàng đặt hàng, nếu các đơn vị này không có nhu cầu xuất khẩu hay khối lượng hàng xuất khẩu không ổn định thì cũng giảm doanh số xuất khẩu của Công ty. Nếu như trước đây hai hình thức xuất khẩu này chiếm tới 30-40% giá trị xuất khẩu thì trong vòng 3 năm trở lại đây hình thức này có xu hướng giảm và giảm mạnh. Đây là điều phù hợp với xu thế phát triển kinh tế hiện nay, hơn nữa hình thức này chủ phù hợp với các doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế cạnh tranh gay gắt.
Chúng ta nhận thấy rõ điều này ở bảng trên. Năm 2006, xuất khẩu tự doanh chiếm 75,09%, xuất khẩu gia công chiếm 13,85% xuất khẩu uỷ thác chiếm 11,06% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2007, xuất khẩu tự doanh tăng lên 81,39%, xuất khẩu gia công chiếm 13,26% xuất khẩu uỷ thác chiếm 5,35% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
2.2.4.4.Tình hình thực hiện kim ngạch của từng phòng
Bảng 8: Tình hình thực hiện kim ngạch từng phòng
Phòng kinh doanh
Thực hiện
năm 2005
Thực hiện
năm 2006
Thực hiện
năm 2007
XNK 1
Xuất khẩu
(thứ 7)
2.845.089
=101% KH
3.504.102
4.481.351
=106%KH
XNK 2
Xuất khẩu
KDND
(thứ 4)
3.954.462
=141%KH
3.002.828
143.207
60.569
7.133.772
=169,8%KH
XNK 3
Xuất khẩu
(thứ 2)
7.413.765
=264% KH
7.790.903
66.434
9.812.591
=188%KH
XNK 5
Xuất khẩu
KDND
(thứ 8)
3.414.061
=155% KH
5.766.039
359.555
3.817.151
=79%KH
XNK 6
Xuất khẩu
KDND
(thứ 11)
1.094.239
=49% KH
1.196.791
309.797
137.497
794.768
=19,87%
XNK 7
Xuất khẩu
KDND
(thứ 10)
3.896.014
=145% KH
2.248.063
556.471
2.422.319
=60%KH
XNK 8
Xuất khẩu
KDND
(thứ 1)
5.153.684
=151% KH
5.117.826
13.068.550
=217%KH
TOCAN
Xuất khẩu
(Thứ 3)
5.101.949
=102 % KH
5.521.407
3.313.850
5.100.695
=102%KH
CN HP
Xuất khẩu
KDND
(Thứ 8)
5.386.559
=158,4 % KH
2.263.588
2.524.623
=63%KH
CN HCM
Xuất khẩu
KDND
(Thứ 3)
399.555
49.9 % KH
7.943.106
=99%KH
Kho vận
Xuất khẩu
(Thứ 5)
2.328.186
=116 % KH
2.964.336
5.254.096
=175%KH
Công ty
Xuất khẩu
Nguồn: Phòng tổng hợp – Cty CP xuất nhập khẩu tạp phẩm
Trong số 11 bộ phận kinh doanh thì có 6 bộ phận thực hiện kim ngạch vượt so với năm 2006 là phòng XNK 8, phòng XNK 3, phòng XNK 2, phòng kho vận, phòng XNK 1 và XN TOCAN, 5 bộ phận còn lại thực hiện thấp hơn năm ngoái. CN thành phố HCM đã có rất nhiều cố gắng, mặc dù chỉ tiêu kinh ngạch giao cao nhất
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện hoạt động xuất khẩu ở Công ty CP XNK tạp phẩm - TOCONTAP.DOC