MỤC LỤC
Lời nói đầu 1
Chương I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI 2
I. Cơ sở lý luận của tiến thương mại. 2
1. Một số khái niệm về xúc tiến thương mại. 2
2. Vai trò của các tổ chức xúc tiến thương mại. 4
3. Chức năng của các tổ chức xúc tiến thương mại. 6
4. Các hình thức hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại. 7
II. Nội dung hoạt động xúc tiến thương mại đối với các doanh nghiệp.9
1. Tổ chức quảng cáo. 9
2. Tổ chức hoạt động khuyến mãi. 10
3. Tổ chức tham gia hội chợ, triển lãm. 10
4. Tổ chức các hoạt động khuyếch trương khác. 11
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến thương mại và yêu cầu hỗ trợ từ phía Nhà nước và các tổ chức xúc tiến thương mại . 14
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xúc tiến thương mại. 14
1.1. Các nhân tố chủ quan. 14
1.2. Các yếu tố khách quan. 16
2. Yêu cầu từ phía Nhà nước và các tổ chức xúc tiến thương mại . .18
VI. Sự cần thiết hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.19
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 21
I. Khái quát về Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam . 21
1. Lịch sử hình thành và phát triển của Phòng Thương mại và Công nghiệp
Việt Nam. 21
1.1. Thời kỳ 1963-1974. 22
1.2. Thời kỳ từ năm 1975- 1985
1.3. Thời kỳ từ 1986 đến nay.22
2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. 23
2.1. Chức năng của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam 23
2.2. Nhiệm vụ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. 23
2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. 24
3. Kết quả hoạt động của VCCI trong những năm qua 32
III. Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp tại Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam. 36
1. Mở các lớp đào tạo 37
2. Cung cấp thông tin 39
3. Tư vấn 41
4. Công tác chắp mối kinh doanh, tìm bạn hàng. 43
5. Công tác tổ chức hội chợ, triển lãm. 47
6. Hoạt động cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu (C/O) 51
6.1. Phân loại C/O theo mẫu in sẵn. 52
6.2.Tình hình cấp C/O tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua. 52
7. Các công tác thường xuyên khác. 53
VI. Đánh giá chung hoạt động xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 55
1 Những thuận lợi và thành tựu 55
2. Những tồn tại và hạn chế. 57
2.1. Những hạn chế về hoạt động cung cấp thông tin, tư vấn 57
2.2. Hạn chế về công tác chắp mối kinh doanh. 57
2.3. Hạn chế về công tác mở các lớp đào tạo. 58
2.4. Hạn chế từ việc tổ chức hội chợ triển lãm. 58
2.5. Một số hạn chế khác 58
3. Nguyên nhân của những tồn tại và hạn chế. 59
3.1. Đối với các cán bộ của Phòng thương mại. 59
3.2. Ngân sách hoạt động còn hạn hẹp. 59
3.3. Số lượng hội viên tham gia. 60
2.4. Chính sách của Chính phủ. 60
3.5. Một số yếu tố khác. 61
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HÒAN THIỆN HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI PHÒNG THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM 63
I. Phương hướng hoạt động xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đến năm 2010. 63
II. Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại
cho các doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 67
1. Biện pháp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. 67
1.1. Biện pháp cho công tác phát triển hội viên. 67
1.2. Đối với công tác tư vấn, góp ý, xây dựng chính sách tham mưu cho Chính phủ. 69
1.3. Công tác xúc tiến thương mại đầu tư. 70
1.4. Công tác thông tin, tư vấn . 71
1.5. Biện pháp nâng cao đội ngũ cán bộ 72
1.7. Một số biện pháp khác. 74
2. Các biện pháp của Chính phủ. 75
2.1. Hoàn thiện hành lang pháp luật. 75
2.2. Phối hợp đồng bộ với các cơ quan trong việc tạo điều kiện xúc tiến thương mại. 76
2.3. Đối với các doanh nghiệp 78
3. Biện pháp đối với các doanh nghiệp. 80
Kết luận 81
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3070 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hoạt động xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tăng theo năm (%)
1998
1999
2000
2001
22834
30000
36600
46116
22228
29240
35673
44948
606
760
927
1168
25
22
26
Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính hàng năm
Nhìn vào số liệu trên ta thấy. Hoạt động của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển không ngừng, với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm 23-24%.Cơ cấu ngân sách như sau:
- Thu từ các hoạt động chiếm: 65-70%
- Thu từ hội phí chiếm : 10%
- Thu từ ngân sách và các tổ chức hỗ trợ khác: 20-25%
Như vậy nhìn vào cơ cấu ngân sách chung thì VCCI đã chuyển từ một tổ chức cung cấp dịch vụ sang tổ chức xúc tiến phi lợi nhuận và phù hợp với cơ cấu ngân sách chung của các Phòng Thương mại và Công nghiệp trên thế giới. Tuy nhiên nếu xem xét kỹ từng yếu tố trong cơ cấu ngân sách của Phòng thì cho thấy còn một số bất cập: tổng thu phí chỉ chiếm 10% tổng nhân sách là quá thấp vì số lượng hội viên tăng thấp, mức hội phí phổ thông quá nhỏ 200000đ/năm/hội viên, Việc cân đối thu phí chưa tốt thường chỉ đạt 42-45%. Điều đó làm ảnh hưởng đến hoạt động của Phòng
Tuy nhiên Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cũng đã cố gắng rất nhiều trong việc tạo ra kinh phí để bù đắp chi phí cho các hoạt động của Phòng dưới nhiều hình thức khác nhau như tổ chức hội chợ triển lãm, cấp giấy chứng nhận xuất xứ, khai thuê hải quan, đón tiếp đoàn, tư vấn kinh doanh và các dịch vụ khác. Những hoạt động này đã tạo nguồn thu chủ yếu để bù đắp cho các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại. Vì nó đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự tồn tại của Phòng cho nên hơn ai hết Ban lãnh đạo cũng như các cán bộ của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã cố gắng rất tích cực và điều đó được thể hiện qua các thành tích hoạt động và các số liệu tăng trưởng hàng năm không ngừng tăng trưởng hàng năm với một tốc độ khá cao. Theo số liệu trên cho thấy doanh thu năm 1999 so với năm 1998 tăng 25%. Sở dĩ có sự tăng trưởng cao như vậy là do xu thế hoạt động xuất khẩu ngày càng được mở rộng và được Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp rất tích cực trong việc đẩy nhanh hoạt động xuất khẩu. Nắm được nhu cầu đó Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã thực hiện kinh doanh những dịch vụ trên nhằm đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và tạo được nguồn thu cho Phòng. Đến năm 2000 và 2001 Phòng tăng cường mở các cuộc hội chợ triển lãm, đặc biệt là các cuộc triển lãm nước ngoài, bên cạnh mở các lớp đào tạo tư vấn cho doanh nghiệp ... cùng một số hoạt động kinh doanh khác.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh (1998-2001)
Đơn vị: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu
Chi phí
Lãi (lỗ )
Tỷ lệ tăng theo năm(%)
1998
1999
2000
2001
10520
13676
17095
22223
9871
12846
16058
20979
649
830
1037
1244
27,8
24,9
30
Nguồn: thuyết minh báo cáo tài chính hàng năm
Bảng 3: Kết quả hoạt động xúc tiến (1998-2001)
Đơn vị: 1.000.000 đồng
Chỉ tiêu
Năm
Doanh thu
Chi phí
Lãi (lỗ)
Tỷ lệ tăng theo năm(%)
1998
1999
2000
2001
12344
16324
19505
23893
12880
17738
20424
25069
536
707
919
1176
25
19
20
Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính hàng năm
Từ số liệu trên ta thấy Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tích cực thúc đẩy hoạt động kinh doanh như: Hội chợ triển lãm, cấp giấy chứng nhận xuất xứ, khai thuê hải quan,tư vấn kinh doanh, các dịch vụ khác. Và các hoạt động đã đem lại cho Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam một khoản thu hàng năm khá lớn với tốc độ tăng trưởng khá cao. Bên cạnh đó hoạt động xúc tiến thương mại cũng được Phòng chú trọng và đẩy mạnh như: phục vụ hội viên, trung tâm trọng tài, thông tin báo chí, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động ASEAN, và các hoạt động khác.Và doanh thu của các hoạt động không ngừng tăng trưởng với tốc độ cao nhưng nó cũng chỉ bù đắp được khoản chi phí cho hoạt động xúc tiến thương mại. Đây là một sự cố gắng rất lớn mà Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam làm được trong thời gian qua. Mặc dù vậy thì khoản thu do hoạt động kinh doanh của Phòng và trợ cấp của chính phủ vẫn còn bé nhỏ để Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện tốt nhiệm vụ là đại diện để thúc đẩy bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam trong và ngoài nước. Và đây cũng là một trong những hạn chế lớn mà Phòng phải đối mặt.
III. Thực trạng hoạt động xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp tại Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là một tổ chức hướng dẫn và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh. Trong thời gian qua Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tiến hành một chương trình công tác xúc tiến rộng lớn và toàn diện bao gồm: Đào tạo, cung cấp thông tin, hướng dẫn, tư vấn, chắp mối bạn hàng, tổ chức nghiên cứu khảo sát thị trường, tổ chức hội chợ triển lãm, hội thảo, hội nghị, chuyên đề về các vấn đề kinh tế mà doanh nghiệp quan tâm ;cấp giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng xuất khẩu; giúp doanh nghiệp giải quyết tranh chấp thông qua thương lượng hoà giải hoặc trọng tài, làm đại diện bảo hộ sở hữu công nghiệp cho doanh nghiệp. Và sau đây là tình hình hoạt động của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
1. Mở các lớp đào tạo
Do yêu cầu cấp bách và nâng cao về trình độ quản lý, chuyên môn của các doanh nghiệp trước sức ép hội nhập của nề kinh tế. Hoạt dộng đào tạo của Phòng chú trọng vào việc cung cấp các kiến thức quản lý kinh doanh, các giải pháp nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, đào tạo kỹ năng đàm phán, ký kết hợp đồng. Luật pháp quốc tế và giải quyết tranh chấp hợp đồng ...
Bảng 4: Công tác mở lớp đào tạo cho các doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (1998-2001)
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Số lớp
140
150
380
730
Tốc độ tăng(%)
107,7
253.3
192,1
Lượt người
12000
14000
13000
30000
Tốc độ tăng (%)
116,6
-7,1
230,8
Nguồn: Báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Từ bảng trên ta thấy số lớp đào tạo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ngày càng tăng với số lượng tham gia ngày một đông hơn. Việc mở các khoá đào tạo là một đã đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp trong việc thúc dẩy hoạt dộng kinh doanh của doanh nghiệp. Giúp các doanh nghiệp tham gia quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực mà không bị ngỡ ngàng và lúng túng. Phòng đã tổ chức cuộc thuyết trình thuế quan, cắt giảm AFTA, APEC,....
Năm 1998 mở 140 lớp với 12000 lượt người tham gia, hình thức và nội dung đã được đổi mới nhưng vẫn chưa được nâng cao, ngoài các lớp học theo chương trình và dự án, Phòng còn phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các trường Đại học tổ chức khoá đào tạo với chủ đề: Tìm hiểu về văn bản pháp luật mới, về thủ tục hải quan, quản trị kinh doanh, tìm hiểu các luật thuế mới, chính sách xuất nhập khẩu hiện hành ...Đáng chú ý là Phòng bắt đầu tổ chức các khoá đào tạo có liên quan đến nội dung phát triển kỹ thuật và công nghệ: Tính toán chi phí cạnh tranh, thiết kế may mặc, an toàn thực phẩm...và các khóa đào tạo cao cấp như tự động hoá máy nén khí, máy lạnh, hàn điện, hàn hơi...
Năm 1999 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức 150 khoá đào tạo với 14000 lượt người, hình thức và nội dung cũng không có gì thay đổi so với năm 1998. Đây là thời kỳ khắc phục khủng hoảng tiền tệ Châu á nên đạt được tăng trưởng 7.1% là một sự cố gắng không nhỏ của VCCI
Năm 2000: kinh tế Châu á đang trên đà khôi phục hồi, hoạt động kinh doanh đang đi vào ổn định số lượng các lớp huấn luyện tăng lên đáng kể 153,3% so với năm 1999 trong khi đó số lượt người tham gia giảm xuống chỉ còn 13000 người. Do Phòng tăng cường đào tạo các giảng viên để nhân rộng phạm vi đào tạo cho doanh nghiệp, đào tạo qua thông tin đại chúng. Ngoài những nội dung cũ thì Phòng còn tổ chức các lớp đào tạo như; quản lý tài chính, quản lý nhân lực, phát triển kỹ năng tiếp cận thị trường như đàm phán và ký kết hợp đồng
Năm 2001: Phòng đã tổ chức 730 khoá đào tạo với sự tham gia của 29681 lượt người. Hoạt động đào tạo tiếp tục được mở rộng và nâng cao cả về hình thức và nội dung. Đào tạo giảng viên, các nhà tư vấn, các hiệp hội kinh doanh, các tổ chức doanh nghiệp vừa và nhỏ nhân rộng mô hình đào tạo; đào tạo doanh nghiệp và các cán bộ quốc phòng phục vụ kinh tế. Nội dung đào tạo cũng được đổi mới nhằm cải thiện chất lượng doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã triển
khai hàng loạt chương trình hỗ trợ doanh nghiệp như chương trình đào tạo qua sóng phát thanh truyền hình ''Economic On The air". Hoàn thành việc xây dựng các hồ sơ thị trường trọng điểm, cập nhật danh sách các nhà xuất khẩu - nhập khẩu của một số thị trường quan trọng như: Châu Âu, Mỹ, Canada, triển khai các dự án liên kết doanh nghiệp giày da, dự án tăng cường năng lực giảng dạy. Chương trình đào tạo, khởi sự doanh nghiệp tiếp tục là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp phát triển kinh tế nông thôn, kinh tế vùng sâu, vùng xa. Thông qua việc đào tạo giảng viên về khởi sự và phát triển doanh nghiệp cho các cán bộ địa phương, bộ đội biên phòng...
Như vậy cho đến bây giờ việc tổ chức các khoá đào tạo là một hoạt động tất yếu để giúp các doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu dễ dàng hơn và xác định cho mình một hướng đi đúng đắn.
2. Cung cấp thông tin
Đây được coi là một hoạt động trọng tâm của phòng. Hiện tại doanh nghiệp tiếp xúc với một lượng thông tin rất lớn nhưng vẫn thiếu các thông tin cần thiết, yêu cầu đặt ra với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là sàng lọc và cung cấp cho doanh nghiệp những thông tin cho hoạt động như các thông tin về các vấn đề pháp luật, kinh doanh, thương mại quốc tế, các thông tin về thị trường các nước bằng nhiều hình thức khác nhau như tư vấn trực tiếp, xuất bản các tài liệu, giới thiệu thị trường, cập nhật và phổ biến thông tin qua mạng, đĩa CD ROM.
Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các nhà kinh doanh luôn phải năng động trong mọi lĩnh vực. Để làm tốt công việc kinh doanh của mình thì họ phải có nhưng thông tin cập nhật chính xác. Trong xúc tiến thương mại cũng vậy. Có thông tin các nhà kinh doanh sẽ biết được nơi nào cần hàng gì, bao nhiêu, số lượng bao nhiêu để từ đó có những chiến lược cụ thể cho hoạt động của mình. Nếu các doanh nghiệp được cung cấp thông tin không đầy đủ, sai lệch thì tổn thất xảy ra rất to lớn và nặng nề. Thông tin giúp các doanh nghiệp nắm bắt diễn biến thị trường nhanh nhạy hơn, giúp các doanh nghiệp nhanh chóng thâm nhập thị trường nước ngoài, góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu
Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm thông tin qua các loại sách báo, thông tư, nghị định của chính phủ hoặc qua tivi, đài phát thanh. Nhưng đa số các tin này thường không còn mới và cập nhật. Việc tìm kiếm mất thời gian và chưa được sàng lọc kỹ càng. Hiện nay nhờ sử dụng Internet các doanh nghiệp có thể biết thêm được nhiều thông tin về giá, về nguồn cung cấp nguyên vật liệu, có thể dễ dàng giới thiệu sản phẩm, mở rộng các mối quan hệ với bạn hàng. Nhưng ở Việt Nam việc sử dụng Internet chưa phổ biến, số lượng người nối mạng còn thấp chỉ khoảng 30000 máy tính. Do đó phương thức quảng cáo qua Internet tuy chi phí thấp nhưng chưa thông dụng ở Việt Nam , dẫn đến các doanh nghiệp khó giới thiệu sản phẩm của mình đến khách hàng. Bên cạnh đó thông tin trên mạng của ta còn ít , gía cả để lấy các tin đó cao và cũng chưa được sàng lọc kỹ càng.
Đứng trước những khó khăn đó cuă doanh nghiệp Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã kịp thời cung cấp cho các doanh nghiệp những thông tin cần thiết và giúp họ nắm rõ những thông tin đó. Phòng cùng với hội kinh tế Việt Nam tăng cường mạng thông tin VITRANET phục vụ doanh nghiệp. Đồng thời xúc tiến thành lập thông tin nội bộ của phòng (VCCI- NET). Trên cơ sở liên kết, phối hợp các dữ liệu về doanh nghiệp, thị trường, hệ thống thông tin về pháp luật, cơ chế chính sách trong nước và quốc tế. Thiết lập và phát triển trang Web quảng cáo đưa thông tin về các doanh nghiệp Việt Nam. Và đến năm 2002 Phòng đã triển khai xong hệ thống mạng nội bộ LAN, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tiết kiệm chi phí hành chính và đổi mới phương thức tổ chức công việc của phòng. Đào tạo và nâng cao kỹ năng sử dụng các phương tiện thông tin hiện đại cho các cán bộ của phòng. Các ban, trung tâm, chi nhánh, văn phòng đại diện , các công ty, đơn vị trực thuộc thường xuyên trao đổi khai thác thông tin và tận dụng thế mạnh của nhau để nâng cao hiệu quả hoạt động và hỗ trợ cho các doanh nghiệp.
Phòng tập trung cung cấp các thông tin mang dự báo, định hướng cho doanh nghiệp, các thông tin về xúc tiến thương mại và đầu tư. Phòng tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các đại sứ quán, tổng lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài để cung cấp và khai thác thông tin, tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ doanh nghiệp. để đáp ứng nhu cầu thông tin và xúc tiến thương mại ở nước ngoài , góp phần đẩy mạnh đầu tư và xuất khẩu, Phòng đã phối hợp với bộ ngoại giao tổ chức các cuộc gặp giữa các đại sứ, tổng lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài với đại diện của cộng đồng doanh nghiệp. Thông qua các cuộc gặp này các yêu cầu cụ thể về thông tin thị trường, đối tác, các cơ hội kinh doanh và xuất khẩu trên thị trường ngoài nước đã được đặt ra đối với các đại sứ của ta ở nước ngoài, đẩy mạnh một bước công tác ngoại giao kinh tế theo chủ trương của Chính phủ.
Các ấn phẩm thông tin của phòng tiếp tục được cải tiến và nâng cao chất lượng. Để kịp thời cung cấp thông tin cần thiết cho các doanh nghiệp về các thị trường mới và lộ trình hội nhập, bên cạnh các ấn phẩm truyền thống như danh bạ về doanh nghiệp Việt Nam, incoterm 2000. Phòng đã xuất bản các tài liệu hướng dẫn kinh doanh với những thị trường trọng điểm như: Mỹ ,Nhật Bản ,Italia, EU...tài liệu hướng dẫn lộ trình gia nhập AFTA năm 2006. CD ROM hướng dẫn về pháp luật thương mại. Báo diễn đàn tiếp tục đổi mới về nội dung để cung cấp thông tin nhiều hơn cho doanh nghiệp, phản ánh những vấn đề bức xúc của doanh nghiệp Việt Nam , báo thực sự là người bạn đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp. Số liệu phát hành được tăng lên từ một 1kỳ/ tuần lên 2kỳ / tuần, mở thêm các trang chuyên đề, tăng cường hoạt động của trung tâm xuất bản doanh nghiệp. Bên cạnh các thông tin về xúc tiến thương mại đầu tư để chắp mối kinh doanh cho doanh nghiệp, báo diễn đàn cũng là nơi thúc đẩy sự phát triển văn hoá kinh doanh, nâng cao hình ảnh doanh nghiệp trên thị trường, góp phần cùng với các đơn vị của phòng bảo vệ quyền lợi chính đáng của các doanh nghiệp khi gặp khó vướng mắc hay oan sai và đã được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá cao
Bảng 5: Tình hình cung cấp thông tin của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (1998-2001)
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Báo diễn đàn doanh nghiệp ( số / tháng)
4
8
8
8
Bản tin xúc tiến thương mại và đầu tư (số / tháng)
16
16
20
20
Số lượng tin về thị trường nước ngoài (bản)
165
210
245
275
Nguồn: Báo cáo hàng năm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
3. Tư vấn
Việt Nam mới chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường do đó các doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp còn rất nhiều bỡ ngỡ, còn phải làm quen vơi những công việc mới, phải luôn luôn vận động, sáng tạo để thích nghi với điều kiện mới. Để làm được điều đó thật không dễ dàng. Bởi cơ chế cũ đã ăn sâu và tiềm thức, cung cách làm việc và nếp sống của họ. Khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài còn kém. Đứng trước sự bỡ ngõ đó họ cần phải có các chuyên gia tư vấn, tư vấn cho họ về cách thức quản lý, phương thức làm việc, định vị chiến lược của doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tiếp cận với kinh tế thị trường nhanh hơn.
Nắm bắt được điều đó Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam là đơn vị đầu tiên đã tiến hành thực hiện cung cấp tư vấn dịch cho cộng đồng doanh nghiệp. Các thông tin được cung cấp một cách khách quan, độc lập với triết lý cơ bản là luôn hướng tới doanh nghiệp, Phòng đã thực hiện các hoạt động tư vấn với việc soạn thảo sơ bộ, sau đó nghiên cứu chi tiết giúp đỡ thực hiện hỗ trợ khắc phục những thiếu sót, hạn chế và các vấn đề ở các cấp có liên qua đến doanh nghiệp, các cơ qua Chính phủ.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tiến hành nhiều hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại thông qua các văn Phòng tư vấn như:
-Trung tâm tư vấn và dịch vụ khai hải quan.
- Trung tâm tư vấn pháp luật kinh doanh.
- Văn phòng tư vấn sở hữu công nghiệp và chuyển giao công nghệ.
- Văn phòng tư vấn về quan hệ công nghiệp.
Những trung tâm và văn phòng tư vấn này đã thực hiện được các hoạt động tư vấn sau
Bảng 6:tình hình hoạt động tư vấn cho các doanh nghiệp của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (1998-2001)
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Số lượng hoạt động tư vấn
95
120
125
140
Tốc độ tăng theo năm (%)
126,3
104
112
Nguồn: Báo cáo hàng năm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức nhiều hình thức tư vấn cho các doanh nghiệp về các vấn đề pháp lý, kinh doanh, quản lý tài chính, cung cấp thông tin về các thị trường cơ chế chính sách kinh nghiệm quản lý, tổ chức kinh tế, tư vấn về ISO 9000... thông qua các cuộc triển lãm , hội nghị, hội thảo, toạ đàm, bàn tròn doanh nghiệp, tổ chức tuần lễ doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phươngv.v...
Hiện nay tại tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện của phòng đã lập các trung tâm thông tin và tư vấn để phục vụ doanh nghiệp. Và các hoạt động tư vấn tại các chi nhánh, văn phòng này càng được nâng cao cả về chất lượng và uy tín của nó ngày càng tăng. Theo số liệu trên cho thấy số lượng hoạt động tư vấn của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho các doanh nghiệp hàng năm tăng chưa cao nhưng cũng thể hiện được sự phấn đấu nỗ lực của các cán bộ cũng như ban lãnh đạo Phòng.
Năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính của các nước trong khu vực, tuy Việt Nam là nước ít bị thiệt hại nhất nhưng đầu tư trong nước vẫn giảm sút, một số văn phòng đại diện ở nước ngoài tạm thời đóng cửa hoặc xin huỷ bỏ, do đó việc tư vấn chỉ dừng lại với con số 95. Sang năm 1999 và năm 2000, kinh tế phục hồi đồng thời công tác tư vấn của phòng mở rộng sang hướng tư vấn miễn phí cho các doanh nghiệp về những vấn đề về pháp luật , quản lý nguồn vốn , các kiến thức chuyên sâu về chuyên môn , hội nhập . Hoạt động tư vấn đã tăng lên đáng kể và ngày càng được các doanh nghiệp tin tưởng. Cùng với đà phát triển như vậy năm 2001 Phòng đã mở thêm các lớp tư vấn, các buổi toạ đàm với doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp dệt may, giày da, về SA 8000. Thực hiện các dự án xuất khẩu nông sản, dự án tăng năng lực cạnh tranh...
4. Công tác chắp mối kinh doanh, tìm bạn hàng.
Ngoài những hoạt động trên Phòng còn tổ chức tìm kiếm đối tác cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp có nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Các doanh nghiệp Việt Nam tuy đã Nhà nước cho phép tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu thông qua các nguồn luật ngày càng được cải thiện thông thoáng hơn. Nhất là nghị định 57 CP đã cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được phép kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tìm kiếm đối tác, thu hút đầu tư nước ngoài, giúp doanh nghiệp mở rộng kinh doanh. Và đó cũng là nhân tố phát triển kinh tế đất nước.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường nước ngoài ,nhất là đối với các thị trường còn mới như: EU, Mỹ, ASEAN, Đức,... còn rất nhiều bỡ ngỡ và khó khăn, trong khi đó những nước này lại có nền kinh tế vô cùng phát triển, thị trường rất khó tính. hoặc hàng hoá tương tự nhau nêm rất khó cạnh tranh (thị trường các nước ASEAN). Đòi hỏi phải được sự hướng dẫn và giúp đỡ của các tổ chức xúc tiến thương mại
Trước nhu cầu đó Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tiến hành giúp đỡ các doanh nghiệp chắp mối kinh doanh thông qua các cuộc tổ chức cho đoàn doanh nghiệp nước ngoài vào và các đoàn Việt Nam ra nước ngoài dưới hai dạng: Những đoàn này có thể theo đoàn của các nguyên thủ quốc gia hoặc theo sự tổ chức của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam với Phòng thương mại các. Khi tới Việt Nam, đoàn doanh nghiệp nghiệp các nước đều có sự hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Thông thường các doanh nghiệp sẽ yêu cầu về tham quan gặp gỡ những doanh nghiệp thuộc lĩnh vực mà họ quan tâm hoặc có yêu cầu với cơ quan lý Nhà nước như: tiếp xúc với Bộ Thương mại, Hiệp hội các ngành hàng. Còn Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam sẽ thông báo với các doanh nghiệp Việt Nam các lĩnh vực mà phía bạn quan tâm, tổ chức về địa điểm và thời gian cho cuộc gặp giữa hai bên, thúc đẩy sự hợp tác giữa doanh nghiệp cả nước. (Ví dụ: Tổng công ty Dệt May Việt Nam đã có cuộc họp và cùng thống nhất rằng nếu sắp tới họ nhận được đơn đặt hàng của Mỹ thì tất cả các công ty, xí nghiệp dệt may sẽ giúp đỡ nhau hoàn thành đơn hàng đó theo đúng yêu cầu của đối tác. Vì đơn đặt hàng của Mỹ thường có số lượng lớn). Bên cạnh đó Phòng phối hợp với bộ ngành, Cơ quan hưu quan của Việt Nam tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp Việt Nam sang nghiên cứu, tìm hiểu thị trường nước ngoài.
Bảng 7: Các đoàn doanh nghiệp vào Việt Nam và ra nước ngoài khảo sát và nghiên cứu thị trường (1998-2001)
Năm
Chỉ tiêu
1998
1999
2000
2001
Số đoàn vào (đoàn)
637
800
700
600
Lượt doanh nghiệp vào (DN)
1321
2000
4000
3000
Số đoàn ra (đoàn)
48
50
23
20
Lượt doanh nghiệp ra (DN)
520
600
470
400
Tỷ lệ số đoàn ra/đoàn vào
7,5
6.26
3.2
3,3
Tỷ lệ doanh nghiệp ra/ vào
39,37
30
11.7
13.3
Nguồn: Báo cáo hàng năm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
Qua số liệu phân tích ở trên cho thấy. Số lượng các đoàn vào Việt Nam qua các năm không đồng đều, và có sự giảm sút theo từng năm. Số lượng đoàn Việt Nam ra nước ngoài cũng vậy. Năm 1998 có 637 đoàn vào Việt Nam với 1321 lượt doanh nghiệp. Đáng chú ý là các đoàn: Đoàn Tổng thống Hung-ga-ri, đoàn Tổng thống Peru, đoàn Tổng thống Philippines, đoàn Chủ tịch Phòng Thương mại Mỹ, Phòng Thương mại Lào, đoàn Chủ tịch hội đồng US – ASEAN, đoàn chủ nhiệm Uỷ ban phát triển kinh tế Đài Loan, đoàn thị trường thành phố San Francisco (Mỹ), đoàn doanh nghiệp argentina, đoàn Hiệp hội các nhà xuất khẩu Đức...
Phòng cũng đã tổ chức 48 đoàn và 520 lượt doanh nghiệp Việt Nam đi tham dự các hội nghị, hội thảo và khảo sát thị trường nước ngoài; trong đó đáng chú ý là các đoàn doanh nghiệp tháp tùng Chủ tịch nước đi thăm và làm việc tại các nước Malaysia, Singapore, Nga, Belarus, Nam Phi, Thái Lan, đoàn doanh nghiệp 6 tỉnh phía Bắc đi khảo sát thị trường Trung Quốc, đoàn doanh nghiệp hiệp hội đồng doanh nghiệp Việt Nam – Thuỵ Điển sang Thuỵ Điển, đoàn FFA Việt Nam sang Canada... Tổ chức 30 cuộc hội thảo, thuyết trình, tiếp xúc doanh nghiệp giới thiệu về kinh tế, kinh doanh, các khu vực thị trường trọng điểm, các ngành hàng cụ thể như giới thiệu chương trình hỗ trợ của EU đối với doanh nghiệp Việt Nam, giới thiệu thị trường Pháp và EU, giới thiệu chuyên đề về APEC, chuyên đề về ASEAN, thuyết trình về xúc tiến xuất khẩu sang thị trường Đức, hội thảo về bảo hiểm...Ký thêm 6 bản thoả thuận hợp tác với Phòng Thương mại Mỹ, Bungari, Belarus, Nam Phi, Phòng Thương mại tỉnh Cam Túc và Châu Hồng Hà (Trung Quốc)
Để tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, Phòng đã tiến hành triển khai thực hiện 5 chương trình, dự án quy mô lớn, bao gồm chương trình phát triển thương mại, đầu tư, chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp trong quản lý tài chính, kế toán và dự án VIE98/M02/SID” Khởi sự và tăng cường khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam”. Đây là tiền đề quan trọng để phòng có thể hỗ trợ doanh nghiệp ở quy mô lớn hơn.
Năm 1999 và năm 2000 Phòng đã tổ chức thêm nhiều cuộc hội thảo, hội nghị, toạ đàm, thuyết trình, tiếp xúc cho các doanh nghiệp Việt Nam và nước ngoài nhằm giới thiệu kinh doanh, đầu tư, khu vực thị trường. Trong đó đáng chú là một số cuộc gặp giữa Việt Nam với Trung Quốc, gặp mặt doanh nghiệp Việt Nam tại các nước Đông â, Việt nam và Nhật Bản, tổ chức các cuộc thuyết trình về thị trường Anh, Italia, astralia, Nhật bản, New Zealand, Hàn Quốc, thuyết trình về europartenariat, Francophone, Giới thiệu chương trình hỗ trợ doanh nghiệp của EU...Như vậy trong hai năm này số lượng các đoàn doanh nghiệp cũng như các lượt người tham gia ra và vào Việt Nam có tăng lên nhưng không đáng kể, vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu đầu tư.
Nhưng đến năm 2001 chỉ có 600 đoàn nước ngoài vào nghiên cứu, khảo sát thị trường Việt Nam, và số lượt doanh nghiệp theo đoàn vào Việt Nam cũng thấp hơn so với năm 2000. Điều đó chứng tỏ đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt Nam đang có xu hướng giảm dần, bên cạnh đó việc tổ chức cho các đoàn Việt Nam ra nước ngoài cũng giảm nhanh chóng; năm 1998 Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã tổ chức cho 48 đoàn doanh nghiệp Việt Nam ra nước với 520 doanh nghiệp thì năm 2001 con số này chưa đạt tới một nửa của năm 1998 (20 đoàn với 400 doanh nghiệp). Sỡ dĩ xảy ra tình trạng trên không chỉ do một phần hạn chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam mà còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan. Như chúng ta đã biết thời kỳ 1998-2001 là thời kỳ mà
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 15561.DOC