Tại Công ty cổ phần in Hàng không việc sản xuất sản phẩm tiến hành theo đơn đặt hàng nên sản phẩm rất đa dạng. Mỗi loại hàng là một đơn hàng nhỏ. Các đơn hàng này có nội dung và khối lượng luôn thay đổi. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình công nghệ phức tạp, kiểu sản xuất liên tục, được bố trí ở nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau. Sản phẩm với tính chất đặc thù của ngành in lại được sản xuất ở nhiều công đoạn và từng công đoạn lại được khép kín ở từng phân xưởng. Song sản phẩm chỉ được coi là thành phẩm khi đã qua công đoạn cuối cùng. Sản phẩm dở dang có không đáng kể, thường là của một loại sản phẩm hoặc của một số đơn hàng. Khi sản phẩm hoàn thành giao cho khách hàng (không nhập kho) cũng là lúc kết thúc hợp đồng.
114 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2190 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần in Hàng không, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phẩm cao cấp phục vụ ngành hàng không bao gồm vé máy bay, các sản phẩm bao bì nhãn mác bằng PP, PE, OPP, màng xốp, các loại giấy hộp, khăn giấy thơm, giấy vệ sinh phục vụ cho ngành dịch vụ hàng không và xã hội. Riêng về mặt hàng khăn giấy thơm, công ty đã được nhận huy chương vàng tại Hội chợ Thương mại toàn quốc năm 1997 và năm 1999. Hiện nay, công ty có hàng trăm bạn hàng thường xuyên ở khắp mọi miền đất nước và đã có sản phẩm in xuất khẩu đi các nước bạn như Lào và Nhật Bản.
Qua gần 20 năm phấn đấu bền bỉ, Công ty cổ phần in Hàng không đã được Nhà nước tặng cờ thi đua, được trao tặng luân lưu của Chính phủ và 2 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Nhiều cán bộ công nhân viên được tặng bằng khen của Cục Hàng không dân dụng Việt Nam, Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam, Công đoàn ngành Hàng không và Huy chương vì sự nghiệp Hàng không, Huy chương vì sự nghiệp công đoàn, Huy chương vì sự nghiệp văn hoá. Công ty đã được ngành Hàng không đề nghị Chính phủ trao tặng Huân chương lao động hạng ba cho tập thể và cá nhân.
2.1.3. Đặc điểm về lao động của công ty
Từ 23 cán bộ công nhân viên ngày đầu thành lập đến nay số cán bộ công nhân viên của công ty đã lên đến 315 người chưa kể số lao động theo hợp đồng thời vụ. Số cán bộ kỹ thuật, quản lý có trình độ đại học và trên đại học được đào tạo chuyên ngành in trong nước và quốc tế chiếm 30% tổng số cán bộ công nhân viên. Số công nhân kỹ thuật chuyên ngành từ bậc 2 đến bậc 7 chiếm 65% tổng số cán bộ công nhân viên. 100% công nhân kỹ thuật có trình độ từ trung học trở lên được đào tạo ngắn hạn và dài hạn chuyên ngành in.
Thu nhập bình quân của người lao động năm 1990 là 400.000 đ/ người/ tháng, đến năm 2006 là 2.100.000 đ/ người/ tháng.
2.1.4. Vị thế, hình ảnh của công ty trên thị trường
Là một doanh nghiệp chuyên ngành in trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam, từ chỗ chuyên sản xuất các sản phẩm phục vụ cho ngành hàng không như: sách báo tạp chí, hộp đựng suất ăn, khăn ăn được sử dụng trên các chuyến bay của Vietnam Airline, công ty đã không ngừng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Các sản phẩm của công ty đều có chất lượng tốt và được khách hàng tín nhiệm, chẳng hạn các loại khăn giấy thơm, khăn giấy hộp, giấy vệ sinh. Riêng mặt hàng khăn giấy thơm của công ty đã được nhận huy chương vàng tại Hội chợ thương mại toàn quốc năm 1997 và 1999. Hiện nay công ty có hàng trăm bạn hàng ở khắp mọi miền trên đất nước và đã có sản phẩm in xuất khẩu đi các nước bạn như Lào và Nhật Bản.
Với vị thế và uy tín trên thị trường ngày càng tăng, doanh thu và lợi nhuận của công ty cũng không ngừng tăng lên. Điều này được thể hiện qua biểu 2.1 dưới đây:
Biểu 2.1: Doanh thu và lợi nhuận qua một số năm
Đơn vị: triệu đồng
Năm
1990
1999
2002
2005
Doanh thu
850
17000
37000
45000
Lợi nhuận
200
450
650
1000
2.1.5. Quan hệ giữa công ty với các bên liên quan
Công ty cổ phần in Hàng không có quan hệ với hàng trăm nhà cung cấp trên khắp mọi miền đất nước. Đối với các nhà cung cấp mà khối lượng hàng mua ít hoặc không thường xuyên thì công ty tiến hành thanh toán ngay. Còn đối với những nhà cung cấp mà khối lượng hàng mua lớn và nhà cung cấp thường xuyên thì công ty tiến hành thanh toán trong thời hạn chậm nhất là 1 năm.
Trong quan hệ với các khách hàng kể cả khách hàng thường xuyên và không thường xuyên thì công ty luôn đảm bảo về tiến độ thời gian, chất lượng sản phẩm cho khách hàng, do đó việc thanh toán thường được tiến hành dứt điểm, ít nợ nần dây dưa.
Bên cạnh nhà cung cấp và khách hàng thì công ty còn có quan hệ thường xuyên đối với các ngân hàng. Hai ngân hàng chính mà công ty tiến hành giao dịch nhiều nhất là Ngân hàng công thương chi nhánh Chương Dương và Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam. Đối với 2 ngân hàng này công ty luôn tiến hành thanh toán các khoản nợ đúng thời hạn, không có khoản nợ quá hạn.
Công ty luôn thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với nhà nước, tuân thủ mọi quy định của nhà nước trong quá trình hoạt động.
2.1.6. Chiến lược, phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới
Trong "Báo cáo tổng kết năm 2006" của Công ty cổ phần in Hàng không, Ban giám đốc công ty nêu rõ mục tiêu và phương hướng phát triển của công ty trong những năm tiếp theo, điển hình là:
Phấn đấu đưa công ty trở thành doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nhất trong số các doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Tiếp tục mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài.
Phấn đấu để nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên.
Đổi mới công nghệ và đa dạng hóa hơn nữa các sản phẩm của công ty.
Duy trì và không ngừng nâng cao uy tín cũng như hình ảnh của công ty trên thị trường trong và ngoài nước.
2.1.7. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành của công ty gồm có: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc, Ban kiểm soát, các đơn vị trực thuộc (gồm 5 phòng chức năng, 2 chi nhánh, 4 phân xưởng sản xuất). Cơ cấu này được thể hiện qua sơ đồ 2.1 (trang sau).
Từ sơ đồ 2.1 ta thấy bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng. Theo đó, Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty. Tiếp đến là Hội đồng quản trị, cơ quan quyền lực quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Người trực tiếp điều hành mọi hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông và Hội đồng quản trị là Giám đốc công ty. Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó giám đốc và trưởng các đơn vị trực thuộc. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty được tóm tắt qua biểu 2.2.
Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Chi nhánh miền Nam
Chi nhánh miền Trung
Phòng quản lý chất lượng
Phòng kế hoạch SX, thị trường
Phòng kinh doanh
Phòng TC-KT
Phòng tổ chức hành chính
Xưởng giấy
Xưởng sách
Xưởng Plexso
Xưởng Offset
Biểu 2.2: Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận trong công ty
TT
Bộ phận
Chức năng, nhiệm vụ
1
Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty bao gồm các cổ đông có quyền biểu quyết.
2
Hội đồng quản trị
Đại diện cho các cổ đông; có quyền quyết định cao nhất
3
Ban kiểm soát
Kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và Hội đồng quản trị
4
Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc
Trực tiếp tham gia điều hành sản xuất
5
Hai Phó giám đốc
Giúp việc cho Giám đốc
6
Phòng tổ chức hành chính
Thư ký, quản trị nhân lực, quản trị hành chính, được giao trách nhiệm cụ thể, có trường hợp kiêm nhiệm theo chức trách được Giám đốc duyệt
7
Phòng kế hoạch SX, thị trường
Lên kế hoạch sản xuất, marketing, chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm. Làm các thủ tục hợp đồng in…
8
Phòng tài chính kế toán
Lập kế hoạch tài chính, kế hoạch về vốn, theo dõi thanh toán. Kiểm soát chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Thanh toán lương cho công nhân. Thực hiện hạch toán theo chế độ tài chính và quy chế quản lý của công ty.
9
Phòng vật tư kinh doanh
Cung ứng NVL đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Quản lý kho NVL, bán thành phẩm, thành phẩm.
10
Phòng quản lý chất lượng
Duy trì hệ thống chất lượng sản phẩm, kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm.
11
Phân xưởng Offset
Tổ chức chế bản in, market, bình bản, phơi bản chuẩn bị do khách hàng cung cấp. Tổ chức in đảm bảo thời gian sản xuất, chất lượng sản phẩm theo phiếu sản xuất và mẫu sản phẩm.
12
Phân xưởng Plexso
Tổ chức in ấn đảm bảo thời gian và chất lượng sản phẩm theo phiếu sản xuất và sản phẩm mẫu.
13
Phân xưởng Sách
Xén, kẻ giấy theo kích thước quy định, phục vụ cho việc đóng gói sản phẩm.
14
Phân xưởng sản xuất giấy
Sản xuất và gia công các sản phẩm giấy cung cấp cho ngành Hàng không và thị trường phía Bắc.
15
Chi nhánh miền Trung
In lưới, cung cấp và khai thác nguồn hàng tại thị trường miền Trung.
16
Chi nhánh miền Nam
Sản xuất và gia công các sản phẩm giấy cung cấp cho thị trường phía Nam.
2.1.8. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.8.1. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Loại hình sản xuất sản phẩm của công ty là kiểu chế biến liên tục, sản xuất hàng loạt và theo đơn đặt hàng. Quy mô sản xuất của công ty thuộc loại vừa, sản phẩm có thể tạo ra trên cùng một quy trình công nghệ, theo cùng một phương pháp giữa các loại sản phẩm có các đặc tính khác nhau về kích cỡ, về chủng loại, đáp ứng yêu cầu cả về mặt kỹ thuật và mặt kinh tế. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm được khái quát trong sơ đồ 2.2.
Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Lập Market
Tài liệu gốc
Tách màu điện tử
Bình bản
Chế bản
In
Thành phẩm
Từ sơ đồ 2.2 ta thấy quy trình sản xuất sản phẩm của công ty được thực hiện qua 7 bước, đó là:
Tài liệu gốc: là các đơn đặt hàng của khách hàng. Đây là tài liệu mô tả các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật, kinh tế của sản phẩm.
Lập Market: khi nhận các tài liệu gốc trên cơ sở các nội dung in, bộ phận lập Market sẽ tiến hành bố trí các tranh in như tranh ảnh, dòng cột, kiểu chữ, màu sắc, độ đậm nhạt…
Tách màu điện tử: đối với những bản in nhiều màu sắc (trừ màu đen) như tranh ảnh mỹ thuật, chữ màu phải được đem chụp tách màu điện tử, mỗi màu được chụp ra một bản riêng thành 4 màu chủ yếu: xanh, đỏ, đen, vàng. Việc tách màu điện tử và lập Market được tiến hành đồng thời, sau đó cả hai được chuyển sang bước bình bản.
Bình bản: trên cơ sở các Market tài liệu và phim màu điện tử, bình bản có nhiệm vụ bố trí tất cả các loại chữ, hình ảnh có cùng một màu vào các tấm can theo từng trang in.
Chế bản khuôn in: trên cơ sở các tấm can do bộ phận bình bản chuyển sang, chế bản có nhiệm vụ chế bản vào khuôn in nhôm kẽm, sau đó đem phơi và sửa bản in.
In: khi nhận được các chế bản khuôn nhôm hoặc kẽm do bộ phận chế bản chuyển sang, lúc này các bộ phận như in Offset, in Lazer tiến hành in hàng loạt theo các chế bản khuôn in đó.
Hoàn thiện thành phẩm: khi nhận được các trang in của bộ phận in chuyển sang, bộ phận thành phẩm sẽ tiến hành xén, đóng quyển, kiểm tra thành phẩm và đóng gói, sau đó vận chuyển giao cho khách hàng.
Công ty đã hoàn toàn chủ động trong việc khai thác NVL (tìm các nhà cung cấp), bố trí lao động theo dây chuyền hợp lý, bộ máy quản lý gọn nhẹ, bao quát, kiểm soát công việc một cách chặt chẽ từ marketing, ký kết hợp đồng, điều hành sản xuất, hoàn thiện sản phẩm đến cung cấp sản phẩm cho khách hàng.
2.1.8.2. Đặc điểm sản phẩm
Mặc dù máy móc thiết bị, quy trình sản xuất của công ty gồm nhiều giai đoạn khác nhau, có thể tiến hành độc lập nhau nhưng sản phẩm chỉ được xác nhận là thành phẩm khi đã qua giai đoạn cuối cùng và được nhân viên của phòng quản lý chất lượng kiểm tra, giám sát chặt chẽ. Quy mô sản xuất của công ty thuộc loại vừa, sản phẩm được tạo ra trên cùng một công nghệ, cùng một phương pháp; song các sản phẩm lại khác nhau về quy cách, thiết kế, màu sắc, kiểu dáng, mẫu mã và yêu cầu kỹ thuật.
2.1.8.3. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Là một doanh nghiệp chuyên ngành in, việc sản xuất của công ty được thực hiện chủ yếu trên những quy định sau:
In Offset: in tranh ảnh, mỹ thuật, sách báo, tạp chí.
In Plexso: in những vật liệu có tính nhẹ, mỏng như nilon.
Với các công việc trên, công ty đã tổ chức các phân xưởng sản xuất như sau:
Phân xưởng in Offset
Phân xưởng sách
Phân xưởng in Plexso
Phân xưởng giấy phía Bắc
Phân xưởng giấy Chi nhánh miền Trung
Phân xưởng giấy Chi nhánh miền Nam
2.1.9. Đặc điểm công tác kế toán tại Công ty cổ phần in Hàng không
2.1.9.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần in Hàng không
Hiện nay phòng Tài chính - Kế toán của Công ty cổ phần in Hàng không có 7 nhân viên kế toán (khái quát trong sơ đồ 2.3) với chức năng, nhiệm vụ cụ thể là:
Sơ đồ 2.3: Tổ chức bộ máy kế toán
Kế toán trưởng
(Trưởng phòng TC-KT)
Kế toán tổng hợp (Phó phòng TC-KT)
Kế toán chi
Kế toán thu
Kế toán tiêu thụ
Kế toán NVL
Thủ quỹ
Một kế toán trưởng kiêm trưởng phòng Tài chính - kế toán: là người bao quát toàn bộ công tác kế toán và quyết định mọi vấn đề tài chính kế toán của công ty, tham mưu giúp việc cho Giám đốc, làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, là người chịu trách nhiệm chính về vấn đề tài chính kế toán của công ty.
Một kế toán tổng hợp kiêm phó trưởng phòng Tài chính - kế toán: có nhiệm vụ tổng hợp thuế, cân đối sổ sách giúp kế toán trưởng, lập các báo cáo tài chính, điều hành công việc theo sự uỷ quyền của kế toán trưởng.
Một kế toán thanh toán: có nhiệm vụ theo dõi thanh toán các chi phí phát sinh, xây dựng cơ bản, thanh toán các khoản tiền lương, thưởng, các khoản tạm ứng...
Một kế toán thu: có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu và thanh toán tiền mặt, các khoản thu khác, chi phí trả trước cho các đối tượng.
Một kế toán tiêu thụ, xuất nhập khẩu: có nhiệm vụ xuất hoá đơn bán hàng, theo dõi phần xuất nhập khẩu, theo dõi các khoản tiền chuyển qua tài khoản của công ty và các phần việc phát sinh khâu ngân hàng tài chính.
Một kế toán kho nguyên vật liệu: theo dõi và hạch toán NVL, công cụ dụng cụ đồng thời tính giá thành sản phẩm.
Một thủ quỹ: theo dõi việc thu chi tiền mặt tại quỹ, thực hiện quan hệ với ngân hàng trong việc rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt.
Theo sơ đồ 2.3 ta thấy công ty tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung, phù hợp với mô hình sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng. Bộ máy kế toán được sắp xếp từ trên xuống dưới có tính chuyên môn hoá cao. Các phần hành kế toán được phân công rõ ràng cho từng kế toán viên. Bên cạnh đó, các nhân viên kế toán đều là những người có trình độ đại học, có những nhân viên lâu năm trong nghề. Chính điều này đã giúp bộ máy kế toán phát huy được tính nhanh nhạy, chủ động và kịp thời nhằm cung cấp chính xác, đầy đủ các thông tin tài chính kế toán cho công tác quản trị doanh nghiệp.
2.1.9.2. Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại Công ty cổ phần in Hàng không
Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ kế toán ban hành theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính. Trên nền chế độ kế toán đó, công ty đã vận dụng một cách linh hoạt và sáng tạo hệ thống chứng từ, hệ thống sổ sách phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của đơn vị mình.
Về hệ thống chứng từ kế toán
Công ty luôn tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các quy định về lập, luân chuyển và bảo quản chứng từ. Hệ thống chứng từ đảm bảo phản ánh chính xác, đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ được kiểm soát chặt chẽ nhằm tránh xảy ra các hiện tượng gian lận như khai khống hay khai thiếu. Hệ thống chứng từ đảm bảo hợp lý, hợp lệ để làm căn cứ ghi chép sổ sách kế toán. Công tác bảo quản chứng từ luôn được kiểm tra thường xuyên để tránh hiện tượng hư hỏng, mất mát chứng từ. Bởi lẽ, hệ thống chứng từ là các bằng chứng xác thực nhất phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Việc vận dụng hệ thống chứng từ của công ty rất linh hoạt. Chẳng hạn: do đặc thù sản xuất là các chi phí về vật liệu chính như giấy, bản kẽm chiếm một tỷ trọng lớn trong CF NVL TT, đồng thời các chi phí đó cũng được dùng để phân bổ chi phí cho các vật liệu khác nên công ty đã mở “Bảng tính CF NVL” cho những vật liệu này để dễ dàng hơn trong việc tập hợp và phân bổ chi phí. Bên cạnh đó, công ty nhận thấy rằng số lượng TSCĐ dùng cho sản xuất của công ty là rất lớn, rất đa dạng. Trong khi đó, công nghệ in trên thế giới hiện nay không ngừng thay đổi với tốc độ nhanh chóng làm cho giá trị vô hình của tài sản hao mòn rất nhanh. Chính vì vậy, phòng kế toán đã lập "Sổ chi tiết TSCĐ theo nơi sử dụng" để quản lý TSCĐ về nguyên giá, giá trị hao mòn một cách thường xuyên, chi tiết tới từng bộ phận sử dụng nhằm thông tin kịp thời tình hình TSCĐ trong công ty.
Về hệ thống tài khoản kế toán
Công ty đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán theo quy định hiện hành của Bộ tài chính. Công ty cũng thường xuyên cập nhập và thực hiện những thay đổi trong hệ thống tài khoản theo các thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính.
Việc chi tiết các tài khoản như NVL, doanh thu theo yêu cầu quản lý cũng đang được công ty thực hiện nhằm thông tin cụ thể hơn về quá trình sản xuất kinh doanh của công ty.
Về hệ thống sổ sách kế toán
Hệ thống sổ sách kế toán của công ty được thiết kế đồng bộ, thống nhất giữa các phần hành kế toán, đảm bảo các số liệu trên sổ sách luôn ăn khớp với nhau, phản ánh đúng thực tế về nội dung, giá trị của các nghiệp vụ phát sinh.
Hệ thống sổ sách kế toán được thiết kế gọn nhẹ, phù hợp với hình thức ghi sổ kế toán là Nhật ký chung có sự hỗ trợ của phần mềm kế toán máy Misa - SME. Hình thức ghi sổ này được minh hoạ bằng sơ đồ 2.4. Quy trình ghi chép được thực hiện theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành. Các nghiệp vụ phát sinh chỉ được phản ánh vào sổ sách khi có đủ các chứng từ hợp lý, hợp lệ chứng minh. Trách nhiệm ghi chép và quản lý sổ sách được phân công cho các kế toán viên một cách rõ ràng, cụ thể.
Công ty đã và đang sử dụng một hệ thống sổ sách khá linh hoạt. Nhận thấy rõ quá trình sản xuất của đơn vị mình là sản xuất theo đơn đặt hàng, đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn hàng nên kế toán tiến hành chi tiết chi phí sản xuất theo từng đơn hàng trên các sổ chi tiết tài khoản 621, 622, 627, 154 song song với việc mở bảng tính giá thành cho từng đơn hàng.
Về hệ thống báo cáo tài chính
Công ty tuân thủ các quy định trong Quyết định 15/2006/QĐ-BTC về việc lập, trình bày các báo cáo tài chính. Trước ngày 3/10/2005, Công ty cổ phần in Hàng không hiện nay là một doanh nghiệp nhà nước đặt dưới sự quản lý của Tổng công ty Hàng không Việt Nam nên hàng năm khi kết thúc niên độ tài chính, công ty phải gửi các báo cáo tài chính của mình tới Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Từ ngày 3/10/2005 đến nay, công ty trở thành công ty cổ phần nên các báo cáo tài chính của công ty được công bố tới toàn thể các cổ đông và cán bộ công nhân viên trong công ty khi niên độ tài chính kết thúc.
Hệ thống báo cáo tài chính của công ty gồm các báo cáo sau:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính
Sơ đồ 2.4: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ, thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối số phát sinh
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối kỳ
Quan hệ đối chiếu
2.2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần in Hàng không
2.2.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Tại Công ty cổ phần in Hàng không việc sản xuất sản phẩm tiến hành theo đơn đặt hàng nên sản phẩm rất đa dạng. Mỗi loại hàng là một đơn hàng nhỏ. Các đơn hàng này có nội dung và khối lượng luôn thay đổi. Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty là quy trình công nghệ phức tạp, kiểu sản xuất liên tục, được bố trí ở nhiều giai đoạn công nghệ khác nhau. Sản phẩm với tính chất đặc thù của ngành in lại được sản xuất ở nhiều công đoạn và từng công đoạn lại được khép kín ở từng phân xưởng. Song sản phẩm chỉ được coi là thành phẩm khi đã qua công đoạn cuối cùng. Sản phẩm dở dang có không đáng kể, thường là của một loại sản phẩm hoặc của một số đơn hàng. Khi sản phẩm hoàn thành giao cho khách hàng (không nhập kho) cũng là lúc kết thúc hợp đồng.
Từ đặc điểm hoạt động kinh doanh và đặc điểm công nghệ sản xuất sản phẩm nói trên, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công ty là từng đơn đặt hàng của khách hàng.
Ví dụ: Trong số các đơn đặt hàng của tháng 3 năm 2007, công ty có hai đơn hàng như sau:
Đơn hàng hộp đựng suất ăn trên máy bay thuộc hợp đồng số EN 02IHK01/07N. Hợp đồng này có phiếu sản xuất là số C25/3 (Biểu 2.3).
Đơn hàng in quyển menu giải trí trên máy bay thuộc hợp đồng số PP 02IHK01/21N. Hợp đồng này có phiếu sản xuất là số A9/3 (Biểu 2.4).
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng đơn hàng nêu trên.
Biểu 2.3: Phiếu sản xuất
Công ty CP in Hàng không
PHIẾU SẢN XUẤT
Số: C25/3
Hợp đồng số EN 02IHK01/07N
Tên khách hàng: Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Địa chỉ: 200 Nguyễn Sơn - Hà Nội
Tên sản phẩm
Khuôn khổ (cm x cm)
Đơn vị tính
Số lượng
Hộp đựng suất ăn
-
hộp
59.000
Người lập Trưởng phòng kinh doanh Thủ trưởng đơn vị
Biểu 2.4: Phiếu sản xuất
Công ty CP in Hàng không
PHIẾU SẢN XUẤT
Số: A9/3
Hợp đồng số PP 02IHK01/21N
Tên khách hàng: Tổng công ty Hàng không Việt Nam
Địa chỉ: 200 Nguyễn Sơn - Hà Nội
Tên sản phẩm
Khuôn khổ (cm x cm)
Đơn vị tính
Số lượng
Quyển menu giải trí
21,5 x 28,5
quyển
4.800
Người lập Trưởng phòng kinh doanh Thủ trưởng đơn vị
Để phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất sản phẩm và phù hợp yêu cầu quản lý của lãnh đạo công ty, kế toán công ty đã phân loại chi phí sản xuất sản phẩm thành ba khoản mục:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Do đặc điểm quy trình công nghệ in là quy trình công nghệ phức tạp, kiểu liên tục, sản phẩm sản xuất ra có nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau tuỳ theo đơn đặt hàng và chỉ có sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng mới được coi là thành phẩm. Vì vậy, bộ phận kế toán công ty xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng.
2.2.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
2.2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nội dung kế toán
Nguyên vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm bao gồm vật liệu chính và vật liệu phụ. Trong đó vật liệu chính gồm có:
Giấy: công ty sử dụng trên 50 loại giấy với nhiều kích cỡ khác nhau như giấy Tân Mai 70g/m khổ 84cmx123cm, giấy cacbon, giấy Couche, giấy đề can…
Các loại màng PE, OPP…
Mực in: có nhiều loại, nhiều màu khác nhau như mực Mỹ, mực in Plexso, mực nhũ, mực xanh, mực đỏ, mực vàng…
Bản kẽm: có nhiều loại, khổ, cỡ khác nhau như kẽm tái sinh (52x40), bản kẽm Nhật (61x72), bản kẽm Trung Quốc, bản kẽm Kodax…
Vật liệu phụ gồm: gôm, băng dính 2 mặt, bột hồ, dây kim tuyến, dầu hoả, giẻ lau máy, chỉ khâu…
Tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng tài khoản 621 (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên công ty không chi tiết tài khoản này theo từng loại NVL như: vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,…mà chỉ tiến hành theo dõi theo từng đơn đặt hàng. Điều này được thể hiện trên "Sổ chi tiết tài khoản 621".
Chứng từ, sổ sách sử dụng và quy trình kế toán
Tại công ty cổ phần in Hàng không, trị giá thực tế vật liệu xuất dùng được tính vào cuối tháng theo phương pháp bình quân gia quyền bằng công thức dưới đây:
Giá thực tế
vật liệu xuất dùng
=
Số lượng vật tư xuất dùng
x
Đơn giá bình quân gia quyền
Trong đó, số lượng vật tư xuất dùng được căn cứ từ "Phiếu xuất vật tư". Còn đơn giá bình quân gia quyền được tính theo công thức:
Đơn giá bình quân gia quyền
=
Trị giá NVL tồn đầu kỳ + Trị giá NVL nhập trong kỳ
Số lượng NVL tồn đầu kỳ + Số lượng NVL nhập trong kỳ
Trị giá và số lượng NVL tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ được lấy từ “Bảng tổng hợp nhập xuất tồn NVL” (Biểu 2.5).
Biểu 2.5: Bảng tổng hợp nhập xuất tồn nguyên vật liệu
Với 2 đơn hàng của tháng 3/2007 (phiếu sản xuất số C25/3 và A9/3) thì trình tự tập hợp chi phí NVL trực tiếp như sau:
Đối với chi phí NVL không cần phân bổ
Những chi phí về vật liệu liên quan trực tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí đã xác định thì kế toán căn cứ vào chứng từ gốc để phân loại, tập hợp trực tiếp những chi phí đó cho đối tượng liên quan.
Căn cứ vào "Phiếu sản xuất" (Biểu 2.3 và 2.4), cán bộ điều hành thuộc phòng kế hoạch sản xuất tính ra số giấy và số bản kẽm cần để sản xuất sản phẩm của 2 đơn hàng nêu trên, sau đó lập "Phiếu xuất vật tư" như biểu 2.6 và 2.7.
Biểu 2.6: Phiếu xuất vật tư
Công ty CP in Hàng không
PHIẾU XUẤT VẬT TƯ
Ngày 16/3/2007 Số: 45/3 Mẫu số: 4VT
Bộ phận sử dụng: Phân xưởng sách (máy xén)
Mục đích sử dụng: In hộp đựng suất ăn (EN 02IHK01/07N)
In menu giải trí (PP 02IHK01/21N)
Phiếu sản xuất số: C5/3, A9/3
TT
Tên, nhãn hiệu, chủng loại vật tư
ĐVT
Khuôn khổ
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
Yêu cầu
Thực xuất
01
Duplex 300g/m2
Tờ
79x109
10.200
10.200
C25/3
02
Couche 230g/m2
Tờ
65x86
1.260
1.260
A9/3
03
Couche 120g/m2
Tờ
65x86
6.340
6.340
A9/3
Thủ trưởng đơn vị Người nhận Thủ kho Người viết phiếu
Biểu 2.7: Phiếu xuất vật tư
Công ty CP in Hàng không
PHIẾU XUẤT VẬT TƯ
Ngày 16/3/2007 Số: 46/3 Mẫu số: 4VT
Bộ phận sử dụng: Phân xưởng chế bản
Mục đích sử dụng:
In hộp đựng suất ăn (EN 02IHK01/07N)
In menu giải trí (PP 02IHK01/21N)
Phiếu sản xuất số: C5/3, A9/3
TT
Tên, nhãn hiệu, chủng loại vật tư
Đơn vị tính
Khuôn khổ
Số lượng
Đơn giá
Thành tiền
Ghi chú
Yêu cầu
Thực xuất
01
Bản Ý
Tấm
56x67
08
08
C25/3
02
Bản Kodak
Tấm
61x72
24
24
A9/3
Thủ trưởng đơn vị Người nhận Thủ kho Người viết phiếu
Căn cứ vào "Phiếu xuất vật tư", thủ kho xuất vật liệu cho phân xưởng sản xuất. Cuối tháng 3/2007, thông qua "Phiếu xuất vật tư" và "Bảng tổng hợp nhập xuất tồn", kế toán tính chi phí NVL giấy và bản kẽm của 2 đơn hàng rồi lập "Bảng tính chi phí NVL" (Biểu 2.8).
Theo "Bảng tính chi phí NVL" thì:
Đơn hàng số EN 01IHK01/07N c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 349.doc