Chi phí nhân công là một khoản mục chi phí quan trọng và chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong tổng giá thành công trình. Tại xí nghiệp xây lắp Điện, khoản mục chi phí này thường chiếm từ 8% đến 12% trong tổng giá thành công trình.
Tổ chức hạch toán tốt chi phí nhân công có ý nghĩa rất quan trọng. Nó giúp cho việc cung cấp các thông tin cho quản lý được nhanh chóng, chính xác, kịp thời đồng thời cũng giúp cho các nhà lãnh đạo có thể đua ra các quyết định hợp lý để khuyến khích lao động và bù đắp được công sức mà người lao động bỏ ra. Từ đó, giúp người lao động nâng cao ý thức góp phần làm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm đồng thời đảm bảo thu nhập cho bản thân.
96 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp với việc tăng cường hiệu quả quản trị chi phí tại xí nghiệp xây lắp Điện Công Ty Điện Lực I, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiến độ thi công phòng vật tư xuất kho các loại vật tư xí nghiệp có, đối với những loại mặt hàng không có trong kho của xí nghiệp, phòng vật tư sẽ tìm nguồn hàng cung cấp cho đội thi công theo đúng chủng loại.
- Phòng tài vụ:
Căn cứ bảng dự toán, bảng phân giao vật tư phòng tài vụ chuẩn bị kinh phí tạm ứng cho đội thi công theo từng khoản mục: Vật liệu (phần đội thi công lo), nhân công, chi phí chung. Mở chi tiêt theo dõi các khoản phát sinh liên quan đến công trình: Sổ chi tiết giá thành (154), Sổ theo dõi công nợ (141, 131, 331).
- Đơn vị thi công:
Giao nhận tuyến chuẩn bị tập kết công nhân, chuẩn bị lán, trại, kho, bãi tập kết vật tư, lập kế hoạch tiến độ thi công, phân công công việc cụ thể từng nhóm, cá nhân. Quán triệt vấn đề kỹ thuật an toàn lao động trong thi công. Nhân viên kinh tế căn cứ dự toán làm giấy tạm ứng chuẩn bị kinh phí cho việc thi công.
Bước 2: Thực hiện
- Đối với đơn vị thi công:
Căn cứ tiến độ thi công đội làm phiếu lĩnh vật tư (nhu cầu vật tư đến đâu viết phiếu lĩnh đến đó). Phiếu lĩnh được viết thành 4 liên, Sau khi lĩnh hàng đơn vị thi công giữ 1 liên, phòng vât tư giữ 3 liên. Hàng ngày kế toán vật liệu xuống phòng vật tư lấy phiếu xuất kho trong ngày về hạch toán. Đơn vị thi công phải thực hiện đúng tiến độ quy trình kỹ thuật cũng như bản vẽ thiết kế trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh phải phản ánh ngay về xí nghiệp. tuỳ theo công việc cụ thể các phòng giải quyết theo chức năng của mình. Trong trường hợp phát sinh về khối lượng, thay đổi về thiết kế, quy cách chủng loại vật tư... Đơn vị phản ánh về xí nghiệp, các phòng kế hoạch, vật tư, kỹ thuật sẽ có trách nhiệm giải quyết những vướng mắc của đơn vị thi công.
Trường hợp có sai phạm về kỷ luật lao động, chế độ chính sách đối với người lao động phải phản ánh với phòng tổ chức lao động tiền lương để kịp thời giải quyết.
Hàng ngày đội phải ghi nhật kí công trình về khối lượng công việc cũng như số lượng vật tư đã sử dụng trong ngày.
Hàng ngày đội trưởng phải báo cáo giám đốc về tình hình thực hiện tiến độ thi công, khối lượng công việc hoàn thành, những đề nghị (nếu cần) hoặc những biện pháp dẩy mạnh tiến độ thi công công trình, những sáng kiến cải tiến kỹ thuật làm giảm mức tiêu hao sức lao động cũng như vật tư mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình.
- Đối với phòng kỹ thuật:
Cử cán bộ giám sát công trình,quản lí tiến độ, chất lượng công trình cán bộ kỹ thuật có quyền tạm dừng thi công đối với những hạng mục kém chất lượng.
Cử cán bộ an toàn kỹ thuật kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện an toàn và bảo hộ lao động trên công trình, nhắc nhở những trường hợp sai phạm nhẹ, đình chỉ thi công khi có hiện tượng không an toàn ảnh hưởng đến tính mạng người lao động.
- Đối với phòng vật tư:
Căn cứ dự toán, nhu cầu thiết bị vật tư (phần Xí nghiệp cấp). Phòng vật tư làm giấy đề nghị mua vật tư cho công trình (có giấy báo giá). Đối với các loại vật tư có trong kho, dựa vào bảng phân giao và phiếu lĩnh vật tư của đội thi công cấp phát một cách nhanh, gọn, đúng chủng loại.
- Đối với phòng tài vụ:
Căn cứ giấy xin tạm ứng của đội thi công (tạm ứng theo khối lượng công việc thực hiện), phòng kế toán đối chiếu với dự toán, bảng phân giao vật tư
Bước 3: Kết thúc
- Đối với đơn vị thi công:
Khi công trình hoàn thành đơn vị thi công phải lập hồ sơ nghiệm thu công trình theo quy định, đối chiếu vật tư (theo mẫu). Xác nhận vật tư thu hồi, bản vẽ hoàn công gửi phòng kỹ thuật để kiểm tra trình giám đốc phối hợp với các phòng kỹ thuật, phòng kế hoạch nghiệm thu nội bộ. Nếu không có sai sót, không phải sửa chữa, phòng kế hoạch đăng kí mời bên A nghiệm thu công trình.
Phòng tài vụ nhận đầy đủ hồ sơ quyết toán công trình: đề án thiết kế, dự toán, bản vẽ hoàn công, biên bản nghiệm thu bàn giao công trình, bản đối chiếu vật tư, biên bản giải trình phát sinh khối lượng vật tư nhân công, Căn cứ hồ sơ quyết toán duyệt khối lượng vật tư nhân công cho đơn vị thi công. Việc bảo vệ quyết toán với bên A do xí nghiệp chịu trách nhiệm
Chuẩn bị
Lập dự toán làm lệnh điều động
Lập kế hoạch tiến độ thi công
Chuẩn bị tài liệu thiết kế
Chuẩn bị vật tư
Chuẩn bị lao động
Chuẩn bị tiền
Thực hiện
Cung cấp vật tư tiền vốn
Kiểm tra, đôn đốc giám sát công trình
Thi công theo tiến độ
Kết thúc
Nghiệm thu, quyết toán công trình
Sơ đồ 2.3: Quy trình công việc trong thi công xây lắp của xí nghiệp
2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán và bộ sổ kế toán trong Xí nghiệp
2.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước, Xí nghiệp Xây lắp điện cũng ngày càng phát triển. Việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lí nói chung, bộ máy kế toán nói riêng của Xí nghiệp là một quyết định cần thiết và hoàn toàn đúng đắn, góp phần tạo nên những thành công mà Xí nghiệp đã gặt hái được trong những năm qua.
Trên cơ sở các phần hành, khối lượng công tác kế toán và để phù hợp với qui mô, đặc điểm sản xuất kinh doanh, phù hợp với khả năng và trình độ chuyên môn của nhân viên kế toán đồng thời để xây dựng bộ máy kế toán tinh giản nhưng đầy đủ về số lượng, chất lượng nhằm làm cho bộ máy kế toán là một tổ chức phục vụ tốt mọi nhiệm vụ của công tác kế toán cũng như những nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp, Xí nghiệp Xây lắp điện đã tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu trực tuyến, tức là hoạt động theo phương thức trực tiếp, kế toán trưởng trực tiếp điều hành các nhân viên kế toán.
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp là mô hình kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán trong Xí nghiệp đều được tiến hành tập trung tại phòng kế toán, ở các bộ phận trực thuộcnhư các đội xây lắp, kho, phân xưởng không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên kinh tế làm nhiệm vụ hướng dẫn, kiểm tra hạch toán ban đầu, thu thập chứng từ, tập hợp chi phí của công trình và chuyển về phòng kế toán tập trung.
Kế toán truởng
Nhân viên kinh tế cácđơn vị trực thuộc
Kế toán tiền lương giá thànhh
Kế toán vật tư
Kế toán công nợ
Kế toán tscđ
Kế toán thanh toán khác
Kế toán thuế GTGT
Kế toán tổng hợp
Kế toán quyết toán công trình
Thủ quĩ
Bộ máy kế toán của xí nghiệp bao gồm 11 người (chưa kể các nhân viên kinh tế tại các đơn vị trực thuộc) tổ chức theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp xây lắp điện
Trong bộ máy kế toán, các nhân viên kế toán có mối liên hệ chặt chẽ, qua lại với nhau, nhờ đó làm tăng tính hiệu quả các hoạt động của guồng máy kế toán. Mỗi nhân viên đều được định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể:
Kế toán trưởng
Là người giúp việc trong lĩnh vực kế toán tài chính cho giám đốc, chịu sự lãnh đạo trực tiếp của giám đốc xí nghiệp và chịu sự chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán trưởng công ty. Kế toán trưởng có chức năng tổ chức, đôn đốc, kiểm tra công tác kế toán đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm trước Giám đốc về toàn bộ công tác tài chính kế toán của xí nghiệp.
Ngoài các chức năng cơ bản trên, kế toán trưởng còn có nhiệm vụ chỉ đạo, hướng dẫn việc thanh quyết toán các công trình.
Kế toán tiền lương và giá thành
- Phần kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội
Vào ngày 15 hàng tháng, kế toán tiền lương lập bảng tạm ứng lương theo danh sách cán bộ công nhân viên làm việc thực tế. Đến cuối tháng, căn cứ vào bảng chấm công đã được phòng tổ chức phê duyệt, kế toán tiền lương lập bảng thanh toán lương, phân bổ và trích bảo hiểm Xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo tỷ lệ qui định của Nhà Nước. Đồng thời kế toán tiền lương còn kết hợp với phòng tổ chức để thanh toán chế độ đau, ốm, thai sản cho người lao động và đối chiếu hàng tháng với bảo hiểm Xã hội về tình hình thu nộp bảo hiểm Xã hội cũng như tình hình thanh quyết toán chế độ bảo hiểm Xã hội cho đơn vị.
- Phần tính giá thành
Do đặc tính sản xuất kinh doanh của đơn vị xây lắp có chu kì dài cho nên công việc chủ yếu của kế toán giá thành là tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và tập hợp chi phí chi tiết theo từng hạng mục công trình.
Kế toán tài sản cố định
Có nhiệm vụ phản ánh đầy đủ, kịp thời số lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng, giảm và hiện trạng tài sản cố định trong toàn Xí nghiệp, đồng thời kế toán phần hành này cũng có nhiệm vụ tính toán và phân bổ khấu hao TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ qui định.
Kế toán công nợ
- Phần tạm ứng
Do dặc thù của Xây lắp, các công trình thường có thời gian thi công dài cho nên toàn bộ chi phí thi công cho công trình được tạm ứng làm nhiều đợt. Vì vậy, kế toán tạm ứng mở sổ theo dõi chi tiết cho từng công trình, từng đội thi công, đôn đốc các đội thi công hoàn trả chứng từ phục vụ cho việc kê khai thuế và quyết toán sau này.
- Phần thanh toán với khách hàng
Do khối lượng khách hàng của xí nghiệp lớn, quan hệ giao dịch nhiều nên kế toán phần hành này có nhiệm vụ theo dõi chi tiết từng khách hàng, các khoản phải thu khách hàng tương ứng với từng loại thời hạn thanh toán.
- Kế toán thanh toán khác ( Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng..)
Căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày, tập hợp và trình kế toán trưởng duyệt, Giám đốc kí chứng từ gốc sau đó viết phiếu thu, chi, Séc đối với từng nghiệp vụ liên quan.
Ngoài ra kế toán phần hành này còn giúp kế toán tổng hợp theo dõi, kiểm tra, phân tích tình hình thanh toán trong Xí nghiệp để từ đó dễ dàng lập các báo cáo theo yêu cầu của kê toán trưởng và giám đốc.
Kế toán vật liệu
Có nhiệm vụ ghi chép , tính toán đầy đủ, trung thực số lượng, chất lượng và đơn giá thực tế của vật tư nhập, xuất kho, kiểm tra tình hình chấp hành các định mức tiêu hao vật liệu, phân bổ hợp lý giá trị sử dụng vào các đối tượng tập hợp chi phí, giá thành, phát hiện kịp thời vật liệu thiếu, thừa, ứ đọng, kém phẩm chất để xí nghiệp có biện pháp xử lý kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại xảy ra.
Kế toán thuế GTGT
Có nhiệm vụ theo dõi số thuế GTGT phát sinh, lập và gửi cho cơ quan thuế tờ khai tính thuế GTGT từng tháng kèm theo bảng kê hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra theo mẫu quy định (Mẫu số 01/GTGT, mẫu số 02/GTGT, mẫu số 03/GTGT). Thời gian gửi tờ khai của táng cho cơ quan thuế chậm nhất là mười ngày đầu của tháng tiếp theo.
Kế toán tổng hợp
Nhiệm vụ cơ bản của kế toán tổng hợp là thực hiện công tác kế toán cuối kỳ. Cuối mỗi kỳ kế toán kế toán tổng hợp phải lập và gửi sổ cái tổng hợp cho tất cả các phần hành, lập các báo cáo cho xí nghiệp theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất.
Thủ quĩ
Có nhiệm vụ quản lí tiền mặt, thực hiện các nghiệp vụ thu chi bằng tiền trên cơ sở các chứng từ hợp lệ đã được kế toán trưởng và Giám đốc kí duyệt.
Cuối ngày, thủ quỹ căn cứ vào các chứng từ thu, chi để ghi vào sổ quỹ và lập báo cáo quỹ kèm theo các chứng từ thu, chi chuyển cho kế toán tiền mặt ghi sổ. Đồng thời, hàng ngày thủ quỹ cũng kiểm kê số tiền tồn quỹ thực tế, tiến hành đối chiếu số liệu của sổ quỹ với sổ kế toán.
Kế toán thanh quyết toán các công trình
Có nhiệm vụ thanh quyết toán các công trình khi công trình đã hoàn thành dựa trên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ đã được tập hợp ở phần giá thành.
Các nhân viên kinh tế ở các đơn vị trực thuộc
Có nhiệm vụ theo dõi sát sao vấn đề tài chính của các công trình do đội thi công đó phụ trách. Đồng thời, phải trực tiếp tập hợp tất cả các hoá đơn chứng từ liên quan đến từng công trình do đội phụ trách và gửi lên phòng kế toán để kế toán giá thành làm chi phí cho từng công trình phát sinh và có thể theo dõi được tiến độ thi công công trình.
2.2.2 Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Tổ chức vận dụng chứng từ kế toán
Để tạo cơ sở pháp lý và hạch toán đầy đủ, Xí nghiệp sử dụng một hệ thống chứng từ tương đối nhiều và luân chuyển chặt chẽ, nhanh chóng.
- Phần lao động tiền lương có các chứng từ : Bảng chấm công, Bảng thanh toán tiền lương, Bảo hiểm xã hội, Hợp đồng thuê ngoài nhân công...
- Phần hàng tồn kho có các chứng từ: Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, Thẻ kho, Biên bản kiểm kê vật tư...
- Phần mua hàng thanh toán có các chứng từ: Hoá đơn bán hàng, Hoá đơn giá trị giá tăng, Hoá đơn cước vận chuyển...
- Phần tiền tệ có các chứng từ: Phiếu thu, Phiếu chi, Giấy đề nghị tạm ứng, Giấy thanh toán tạm ứng...
- Phần tài sản cố định có các chứng từ: Biên bản giao nhận tài sản cố định, Thẻ tài sản cố định, Biên bản thanh lý tài sản cố định...
Do việc chuyên môn hoá trong công tác kế toán cũng như dặc điểm sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp đã vận dụng hình thức sổ Nhật kí - chứng từ.
Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của xí nghiệp bao gồm:
- Nhật kí chứng từ Số 1, Số 2, Số 4, Số 5, Số 7, Số 8, Số 9, Số 10.
- Bảng kê (BK): BK1, BK2, BK3, BK4, BK6, BK11.
- Sổ chi tiết (SCT): SCT1, SCT 2, SCT 3, SCT 4, SCT 5, SCT 6.
- Các bảng phân bổ (BPB): BPB 1, BPB 2, BPB 3.
- Sổ Cái các tài khoản xí nghiệp sử dụng.
Báo cáo tài chính
Xí nghiệp lập các báo cáo (các báo cáo được lập hàng quý) theo qui định bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Nơi gửi là Công ty Điện lực I, Cục thuế, cơ quan Kiểm toán, Ngân hàng. Xí nghiệp không lập các báo cáo phục vụ quản trị nội bộ.
2.3 Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tạI xí nghiệp xây lắp đIện
2.3.1. Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB, xí nghiệp xây lắp Điện có những căn cứ riêng để xác địng đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất.
Đối tượng sản xuất là những công trình xây lắp mới, những hạng mục sửa chữa lớn.
Đặc điểm tổ chức sản xuất: Sản xuất theo đơn đặt hàng và khoán cho các đội.
Yêu cầu quản lý: Báo cáo định kỳ chi phí sản xuất và giá thành của từng công trình, hạng mục công trình cho Công ty.
Xí nghiệp xác định đối tượng tập hợp chi phí là những công trình riêng biệt, đồng thời tập hợp chi phí theo từng đội. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất cũng theo từng đội thi công và theo từng công trình. Các chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng nào thì tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó.
Với hàng tồn kho Xí nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán, kết hợp với kiểm kê định kì để kiểm tra tình hình nhập, xuất, tồn vật tư. Cách kết hợp như vậy cho phép theo dõi thường xuyên tình hình nhập xuất tồn các loại nguyên vật liệu, xác định ngay phần mất mát, thiếu hụt để truy tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời, đồng thời xác định nhanh chóng giá trị vật tư xuất dùng trong kỳ và đánh giá được công tác quản lí tại kho. Phương pháp này phù hợp với đặc điểm, quy mô của xí nghiệp và đảm bảo quản lí chặt chẽ vật tư. Mặt khác, nó chi phối toàn bộ công tác hạch toán kế toán của Xí nghiệp, đặc biệt là công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm.
2.3.2 Kế toán chi phí sản xuất tại Xí nghiệp xây lắp Điện
1.2.2.1. Tài khoản sử dụng
Tại xí nghiệp xây lắp Điện, để hạch toán chi phí sản xuất kế toán không sử dụng các tài khoản 621, 622, 623 mà tập hợp thẳng toàn bộ chi phí phát sinh vào TK 154. TK 154 được sử dụng để tập hợp chi phí riêng cho từng công trình, từng đội.
Bên cạnh đó kế toán còn sử dụng một số tài khoản có liên quan: TK 111, 112, 141, 152, 331.
1.2.2.2. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Trong ngành xây dựng cơ bản, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp đóng vai trò quan trọng, nó là yếu tố chính để tạo ra sản phẩm vì vậy khoản mục chi phí này thường chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ chi phí và ảnh hưởng lớn tới giá thành. Tại xí nghiệp xây lắp khoản mục chi phí này thường chiếm từ 60% - 80% trong tổng giá thành công trình. Ví dụ trong quý IV năm 2002 tổng chi phí vật liệu của xí nghiệp là 1.869.001.906 đồng, chiếm 67,5% trong tổng giá thành là 3.130.578.193 đồng. ở xí nghiệp, nguyên vật liệu được sử dụng đa dạng về chủng loại và nguồn cung cấp.
Các nguồn cung cấp vật liệu của xí nghiệp bao gồm:
+ Vật liệu mua ngoài
Đây là nguồn cung cấp chủ yếu của Xí nghiệp. Do đặc thù của ngành xây lắp điện là thi công ở địa bàn rộng khắp các tỉnh nên để tạo thuận lợi và đáp ứng kịp thời việc cung ứng vật liệu ngoài những vật tư chính do xí nghiệp mua đưa tới chân công trình còn lại xí nghiệp giao cho đội tự tìm các nguồn vật liệu bên ngoài trên cơ sở định mức đã đặt ra.
Theo tiến độ thực tế của công việc vật tư sẽ được mua về, sau đó thủ kho và nhân viên cung ứng cùng kiểm tra về số lượng vật tư để làm thủ tục nhập kho.
Căn cứ vào bảng phân giao vật tư, đội thi công làm giấy tạm ứng tiền. Trong đó có các khoản mục vật tư (phần đội tự lo), nhân công và chi phí khác. Đội tiến hành mua vật liệu và tập hợp chứng từ về phòng kế toán làm căn cứ kê khai thuế và thanh toán khi công trình hoàn thành. Do xí nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ nên hoá đơn mua vật tư là Hoá đơn giá trị gia tăng, tức là phần thuế GTGT được tách riêng khỏi chi phí vật tư của công trình và phần thuế này sẽ được hạch toán vào TK133- Thuế GTGT được khấu trừ.
Khi đội thi công làm giấy tạm ứng tiền mặt, kế toán ghi:
Nợ TK 141 (Chi tiết cho từng công trình)
Có TK 111(Chi tiết cho từng công trình)
Khi đội thanh toán tạm ứng, kế toán lập bảng kê thanh toán tạm ứng:
Nợ TK 154 (Chi tiết từng công trình, khoản mục vật tư)
Nợ TK 133 (Nếu có)
Có TK 141 (Chi tiết từng công trình)
Ví dụ: Căn cứ hoá đơn mua vật tư
Hoá đơn (GTGT) Mã số: 01/GTKT-3LL
Ngày 9 tháng 12 năm 2002
Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH Hoàng Sơn
Địa chỉ: 155-Trung Liệt-Đống Đa-Hà Nội Mã số thuế: 0100367481
Tên người mua hàng: Anh Dũng
Đơn vị: Xí nghiệp xây lắp Điện - Công ty Điện Lực I
Địa chỉ: Số 3 An Dương-Tây Hồ - Hà Nội
Hình thức thanh toán: Tiền Mặt Mã số Thuế: 01001004170331
Tên hàng hoá, dịch vụ ĐV tính Số lượng Đơn giá Thành tiền
Chống sét van Bộ 10 940.000 9.400.000
Cộng tiền hàng: 9.400.000
Thuế suất: 5% Tiền thuế GTGT 470.000
Tổng cộng tiền thanh toán: 9.870.000
Kế toán lập bảng kê thanh toán tạm ứng:
Nợ TK 154: 9.400.000 (Vật tư)Đội 10
Nợ TK 133: 470.000
Có TK 141: 9.870.00
Khi vật tư mua về chưa có nhu cầu sử dụng ngay sẽ được làm thủ tục nhập kho của xí nghiệp. Phiếu nhập kho được lập theo mẫu như sau:
Phiếu nhập kho
Ngày 14 tháng 12 năm 2002
Tên người giao hàng: Công ty TNHH Hoàng Sơn
Theo số: 00619 ngày 09 tháng 12 năm 2002 của Anh Dũng
Nhập tại kho: Xí nghiệp
Số TT
Tên nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất
Đơn vị tính
Số lượng
Theo Thực
Chứng từ nhập
Đơn giá
Thành tiền
1
Chống sét van
Bộ
10 10
940.000
9.400.000
Cộng
9.400.000
Ngày 14 tháng 12 năm 2002
Phụ trách cung tiêu Người giao hàng Thủ kho
Biểu số 2.1: Phiếu nhập kho
Phiếu nhập kho được lập thành 2 liên, một liên lưu tại quyển, một liên thủ kho giữ để ghi sổ sau đó chuyển lên phòng kế toán cùng hoá đơn mua hàng để làm căn cứ hạch toán và ghi sổ.
Sau đó căn cứ vào nhu cầu sử dụng, phòng vật tư sẽ lập “Phiếu xuất kho” vật tư hoặc “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ” sử dụng cho việc thi công công trình. “Phiếu xuất kho” được lập theo mẫu sau:
Phiếu xuất kho
Ngày 19 tháng 12 năm 2002
Tên người nhận hàng: Đội Điện 10
Lý do xuất kho: SCL Quý I/2002 Điện Lực Bắc Ninh
Xuất tại kho: Xí nghiệp
Số TT
Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất
Đơn vị tính
Số lượng
Yêu cầu Thực xuất
Đơn giá
Thành tiền
DâyAC-185
mét
200 200
102.025,8
20.405.160
Cộng
20.405.160
Ngày 19 tháng 12 năm 2002
Kế toán trưởng Phòng vật tư Người nhận Thủ kho
Biểu số 2.2: Phiếu xuất kho
Phiếu xuất kho được lập thành 4 liên. Khi xuất kho, Thủ kho ghi rõ số thực tế xuất lên phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho phải có đầy đủ chữ kí của các đối tượng liên quan. Đơn giá trên phiếu xuất kho chính là giá mua (không bao gồm chi phí thu mua và thuế GTGT).
Cuối tháng, căn cứ phiếu xuất kho kế toán vật liệu tập hợp và lên bảng phân bổ nguyên vật liệu (NVL), công cụ dụng cụ (CCDC) lao động. Bảng phân bổ NVL, CCDC được lập theo mẫu sau:
Bảng phân bổ NVL, CCDC
Tháng 12 năm 2002
Đơn vị :Đồng
Số TT
Ghi Có các TK
Đối tượng sử dụng
(Ghi Nợ các TK)
Tài khoản 152
Tài khoản 153
Số phiếu
I
154: Sản xuất kinh doanh
Đội 1
CQT Thị trấn Quốc Oai-Hà Tây
2.989.203
Đội 2
TBA Tổng cục Hậu Cần
19.496.704
Đường áp E8 Hoàng Diệu
41.541.819
Đội 3
Công ty phân đạm Bắc Giang
14.449.605
Đội 4
Mở rộng TBA 110KV Núi một Thanh Hoá
82.827.727
Đội 5
Đường dây 35KV 2*3200KVA-35/10KV Hải Thịnh- Hải Hởu
93.048.492
Đội 6
Đưa điện về trung tâm huyện Vũ Quỳnh- Hà Tĩnh
54.616.800
Đội 7
Khu điều dưỡng thị xã Sơn La
1.285.800
Đội 8
ĐZ 35 KV tuyến Mục sơn- T. Hoá
7.346.807
Đội 10
Cải tạo lưới Điện khu Vệ A5
3.894.546
SCL Quý I/2002 ĐL Bắc Ninh
20.405.160
Đội 11
ĐZ 0.4 TBA Ngân Sơn
35.545.626
…
….
…
II
142: BHLĐ + dụng cụ lao động
III
642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Cộng
697.289.871
Kế toán trưởng Người lập
Bảng số 2.3: Bảng phân bổ NVL, CCDC tại xí nghiệp xây lắp điện
+ Vật liệu mua ngoài xuất thẳng đến công trình
Trường hợp vật tư mua ngoài không nhập kho xuất thẳng đến công trình
Có một số vật liệu như: cột đIện, máy biến áp khi mua được chuyển đến công trình không qua kho xí nghiệp. Kế toán vật tư căn cứ hoá đơn lập bảng kê xuất thẳng nguyên vật liệu chi tiết cho từng công trình.
Bảng kê xuất thẳng nguyên vật liệu
Tháng 12 năm 2002
Đơn vị: Đồng
Đơn vị
Tên công trình
Số phiếu
Số tiền
Đội 1
TBA Xí nghiệp gỗ Hải Dương
3
15.327.274
Đội 2
CSL ĐZ 0,4 KV TBA Gia Sàng 3 CNĐ Thành phố Thái Nguyên
1
22.518.727
Đội 4
ĐZ 35 KV lộ 375 trạm 110 KV Núi I-T Hoá
10
193.329.309
TBA 35/10 KV Hợp bình Hoa Lư- N. Bình
3
36.800.000
Đội 7
CQT Khu Chiềng Sinh Sơn La
3
74.529.523
Đội 10
CQT Khu Trần Phú 7 Hà Đông Hà Tây
1
8.100.000
SCL Quý I/2002 ĐL Bắc Ninh
1
26.156.240
…
….
Tổng
541.650.825
Bảng số 4: Bảng kê xuất thẳng nguyên vật liệu
Căn cứ bảng kê nguyên vật liệu xuất thẳng, kế toán giá thành ghi chi tiết cho từng công trình như sau:
Nợ TK 154
Nợ TK 133
Có TK 141,331
Trường hợp vật liệu sử dụng không hết, nhập trả kho, kế toán căn cứ bảng kê nhập trả kho để ghi giảm giá thành cho công trình
Bảng kê nvl nhập lại kho
Tháng 12 năm 2002
Đơn vị: Đồng
Đơn vị
Tên công trình
Số phiếu
Số tiền
Đội 2
CQT Trung Môn T.Quang
3
22.989.000
Đội 4
Đường dây 171 Ninh Bình- Thanh Hoá
3
9.792.965
Đội 10
SCL Quý I/2002 ĐL Bắc Ninh
1
4.325.160
Tổng
37.107.125
Bảng số 5: Bảng kê nvl nhập lại kho
+ Vật liệu tự sản xuất
Ngoài hai nguồn cung cấp vật liệu trên, Xí nghiệp còn có một nguồn vật liệu tự sản xuất. Nguồn vật liệu này do đội phụ trợ sản xuất thực hiện, và bao gồm: hộp công tơ, xà đỡ phục vụ cho thi công. Khi xuất vật liệu gia công cơ khí cho các công trình, căn cứ vào phiếu xuất kế toán ghi chi cho đối tượng chịu chi phí như sau:
Nợ TK 154 (1541-SXKD chính chi tiết cho từng công trình)
Có TK 154 CK (1542- SXKD phụ ghi cho phân xưởng cơ khí)
Do các nghiệp vụ phát sinh ít đối với từng công trình nên hàng tháng kế toán giá thành mới tiến hành vào sổ. Căn cứ để ghi sổ chi tiết chi phí là bảng phân bổ NVL, bảng kê xuất thẳng NVL và bảng vật liệu nhập lại kho. Sổ chi tiết giá thành là căn cứ để kế toán lập bảng kê số 4. Sổ chi tiết chi phí và bảng kê số 4 có mẫu như sau:
Sau khi lập bảng kê số 4, kế toán sẽ vào sổ chi phí sản xuất kinh doanh.
Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
Tài khoản 154 – CPSXKD chính
Tháng 12 năm 2002
Đơn vị tính: Đồng
STT
Diễn Giải
TKĐƯ
Tổng số
Đội …
Đội 10
Đội…
Số dư đầu tháng
17.440.087.484
770.562.477
Nhật ký chứng từ số 1
111
129.849.084
-
….
…….
Vật liệu xuất thẳng
141
541.650.825
54.296.450
Vật liệu xuất kho
152
697.289.871
36.048.821
Ca xe phục vụ
154VT
23.857.250
4.960.795
…..
……
Cộng PS Nợ
1.958.596.955
148.916.334
Cộng PS Có
1.161.219.390
175.919.443
Số dư cuối tháng
18.237.465.049
743.559.368
Kế toán trưởng Người lập
Bảng số 2.8: Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh
Căn cứ vào bảng kê số 4, sổ chi phí sản xuất kinh doanh, hàng tháng kế toán tổng hợp sẽ vào Nhật ký chứng từ số 7.
Nhật ký chứng từ số 7
Tháng 12 năm 2002 (Trích)
Đơn vị: Đồng
Ghi CóTK
Ghi Nợ TK
111
141
152
154
…
Cộng
154
129.849.084
541.650.825
697.289.871
…….
1.958.596.955
642
112.146.948
152
37.107.125
37.107.125
911
715.684.765
715.684.765
….
……
……
Cộng
129.849.084
541.650.825
697.289.871
1.161.219.390
3.824.529.973
Kế toán trưởng Người lập
Bảng số 9: Nhật ký chững từ số 7
Trên cơ sở Nhật ký chứng từ số 7, kế toán sẽ vào sổ cái TK 154.
Sổ Cái
Tài Khoản: 154- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Trích)
Năm 2002
Số dư đầu năm
Nợ Có
45.820.520.848
Ghi Nợ TK 154 Ghi Có các TK
Tháng
1
…
Tháng
12
Cộng
TK 111
123.233.475
129.849.084
1.793.686.436
TK 141
2.920.645.580
541.650.825
20.355.452.757
TK 152
1.489.111.085
697.289.871
12.054.690.047
…….
………
….
……
……..
Cộng PS Nợ
48.608.329.457
1.958.596.955
164.677.873.884
Cộng PS Có
42.896.208.245
1.161.219.390
158.770.570.114
Dư cuối tháng
51.532.642.060
18.237.465.049
18.237.465.049
Kế toán truởng Người lập
Bảng số 10: Sổ Cái TK 154
Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu được thể hiện qua sơ đồ sau:
TK 152 TK 154 TK 152
Xuất kho nguyên vật liệu Vật tư thừa nhập lại kho
TK 1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 20367.DOC