MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG 1
1.Khái niệm chi phí sản xuất và tính giá thành 1
1.1 Khái niệm chi phí sản xuất 1
1.2 Khái niệm giá thành sản phẩm 1
2. vai trò nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 1
2.1 Vai trò kế toán đối với quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 1
2.2. Nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp. 2
3. Phân loại chi phí và tính giá thành sản phẩm. 2
3.1. Phân loại chi phí sản xuất. 2
3.1.1. Phân loại chi phí sản xuất theo nội dung, tính chất kinh tế. 2
3.1.2. Phân loại chi phí sản xuất của doanh nghiệp theo khoản mục, công dụng. 3
3.1.3. Phân loại chi phí sản xuất theo quan hệ với khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. 3
3.1.4. Phân loại chi phí theo mối quan hệ với quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm. 4
3.1.5. Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp sản xuất tập hợp vào các đối tượng chịu chi phí. 4
3.2. Phân loại giá thành sản phẩm 4
4. Đối tượng chi phí sản xuất và tính giá thành. 5
4.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 5
4.2. Đối tượng tính giá thành. 5
4.3. Mối quan hệ giữa đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành. 6
5. Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất 6
5.1 Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất thep phương pháp kê khai thường xuyên 6
5.1.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (NVLTT) 6
5.1.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp(NCTT) 7
5.2. Kế toán các khoản mục chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 7
5.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 7
5.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp. 8
5.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung. 8
6. Tập hợp chi phí sản xuất 8
6.1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên 8
6.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ. 9
7.Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ 9
7.1 Đánh giá sản phẩmdở dang cuối kỳ theo chi phí NVLTT 9
7.2. Đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 10
7.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức. 10
8.các phương pháp tính giá thành sản phẩm. 10
8.1. Phương pháp tính giá thành đơn giản. 10
8.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 11
8.3. Phương pháp tính giá theo phương pháp tỷ lệ 11
8.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức. 11
8.5. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm khác. 12
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CẦU 12 13
I. Khái quát chung về Công ty Cầu 12 13
1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty 13
1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 14
1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty 16
1.3 Tổ chức bộ sổ kế toán 16
2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại Công ty 17
2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 17
2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp 20
2.3 Kế toán chi phí sản xuất chung 24
2.3.1 Chi phí nhân viên quản lý 24
2.3.2 Chi phí công cụ dụng cụ 25
2.3.3 Chi phí dịch vụ mua ngoài 26
2.3.4 Chi phí khác bằng tiền: 27
3. Tổ chức công tác tính giá thành sản phẩm ở công ty cầu 12 28
3.1 Đánh giá sản phẩm dở ở Công ty cầu 12 28
3.2 Phương pháp tính giá thành sản phẩm ở Công ty cầu 12 29
CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CẦU 12 30
1.Những ưu điểm 30
2. Một số thiếu xót và tồn tại 31
3.Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cầu 12: 32
KẾT LUẬN
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1315 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cầu 12, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
làm dở cuối kỳ
8.2. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp tổ chức sản xuất đơn chiếc hoặc hàng loại nhỏ, vừa theo đơn đặt hàng. Đối tượng tập hợp chi phí là từng đơn đặt hàng và đối tượng tính giá thành là các đơn vị đặt hàng đã hoàn thành.
8.3. Phương pháp tính giá theo phương pháp tỷ lệ
Phương pháp này được áp dụng nếu sản phẩm sản xuất ra là nhóm sản phẩm cùng loại nhưng với quy cách, kích cỡ khác nhau. Để tính được giá thành trước hết phải chọn tiêu chuẩn phân bổ giá thành. Tiêu chuẩn phân bổ giá thành có thẻ là giá thành kế hoạch, gía thành định mức sản phẩm từ đó tính ra tỷ lệ của nhóm sản phẩm.
Lấy giá thành kế hoạch (định mức) tính theo sản lượng thực tế từng quy cách sản phẩm nhân với tỷ lệ giá thành ta được giá thành thực tế từng quy cách sản phẩm.
8.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức.
Phương pháp này thích hợp đối với các doanh nghiệp có quy trình công nghệ ổn định, có hệ thống các định mức chi phí, dự toán chi phí tiên tiến hợp lý. Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức có tác dụng lớn trong việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất. Ngoài ra còn giảm bớt được khối lượng ghi chép và tính toán của kế toán để nâng cao hiệu quả công tác kế toán.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức được tiến hành theo các bước sau:
- Tính giá thành định mức của sản phẩm: đựơc căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật hiện hành để tính.
- Xác định số chênh lệch do thay đổi định mức vì giá thành định mức tính theo các định mức hiện hành do vậy khi có sự thay đổi định mức cần tính toán lại theo định mức số chênh lệch do thay đổi định mức cũ trừ đi định mức mới.
- Xác định số chênh lệch do thoát ly định mức
Chênh lệch do thoát ly định mức
=
Chi phí thực tế (theo từng khoản mục)
-
Chi phí định mức (theo từng khoản mục)
Tính giá thành thực tế của sản phẩm: sau khi tính toán chính xác được giá thành định mức, chênh lệch do thay đổi và thoát ly định mức, giá thành thực tế của sản phẩm được tính theo công thức sau:
Giá thành thực tế
=
Giá thành định mức
+
Chênh lệch do thay đổi định mức
+
Chênh lệch do thoát ly định mức
8.5. Các phương pháp tính giá thành sản phẩm khác.
- Phương pháp tính giá thành phân bước
+ Phương pháp phân bước có tính giá thành nửa thành phẩm.
+ Phương pháp phân bước không tính giá thành nửa thành phẩm
- Phương pháp tính giá thành theo phương pháp hệ số
* Hệ thống sổ kế toán
Tuỳ theo đặc điểm, loại hình và quy mô doanh nghiệp cũng như yêu cầu quản lý đối với các thông tin của kế toán đưa ra mà các doanh nghiệp lựa chọn cho đơn vị mình một hình thức tổ chức sổ kế toán phù hợp.
Trong thực tế có rất nhiều hình thức tổ chức kế toán như nhật ký sổ cái, nhật ký chung, chứng từ ghi sổ, nhật ký chứng từ, ở mỗi hình thức tổ chức sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng nói chung và các nghiệp vụ chi phí sản xuất nói riêng có trình tự ghi chép và phản ánh trên các sổ sách là khác nhau.
chương II
Tình hình thực trạng công tác kế toán kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cầu 12
I. Khái quát chung về Công ty Cầu 12
1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Công ty Cầu 12 là một doanh nghiệp Nhà nước trực Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1-Bộ giao thông vận tải, có đầy đủ tư cách pháp nhân, tự chủ trong sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế độc lập. Công ty được Nhà nước đầu tư với tư cách là chủ sở hữu.
Công ty Cầu 12 tính đến năm 2004 đã hoạt động được 52 năm.
Tiền thân của Công ty Cầu 12 là Đội cầu chủ lực chỉ có 46 người mang tên là đội cầu 2 với cơ sở vật chất nghèo nàn, thành lập ngày 17 tháng 8 năm 1952, là đơn vị xây dựng cầu đầu tiên nước Việt Nam.
Ngày 4 tháng 3 năm 1993, Bộ Giao thông Vận tải có quyết định số 324/TCCB chuyển Xí nghiệp cầu 12 thành Công ty cầu 12:
Tên giao dịch quốc tế là Bridge Construction Company No.12. Viết tắt là CC12.
Trụ sở chính: 463 Nguyễn Văn Linh – Phường Sài Đồng – Quận Long Biên
Trải qua đúng một nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, công ty Cầu 12 đã sửa chữa và xây dựng mới trên 200 lượt chiếc cầu lớn nhỏ với tổng chiều dài hơn 68.850 mét, được áp dụng với tất cả các loại kết cấu và thi công bằng giải pháp đã có ở Việt Nam. Hàng chục cảng biển, cảng sông và sân bay Công ty Cầu 12 cũng đã thi công.
Trong thời kỳ đổi mới Công ty Cầu 12 hợp tác liên doanh, liên kết với gần 20 hãng, công ty, tập đoàn nước ngoài mạnh dạn đầu tư chiều sâu kỹ thuật, đổi mới công nghệ, mua sắm nhiều thiết bị tiên tiến và hiện đại, đã thi công và tham gia thi công nhiều công trình ở trong nước và nước ngoài có qui mô lớn, kỹ thuật cao.
Quá trình xây dựng và trưởng thành đến nay công ty đã được Nhà Nước tặng thưởng 53 huân, huy chương các loại, 4 cá nhân anh hùng lao động và 2 lần được tuyên dương đơn vị Anh hùng lao động (1985-1997), năm 2004 đơn vị đã được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Quy mô và kết quả kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
STT
Chỉ tiêu
Năm 2001
Năm 2002
Năm 2003
Năm 2004
1
Giá trị tổng sản lượng
125.000
195.000
218.000
245.000
2
Nguồn vốn chủ sở hữu
22.116
24.000
24.000
28.022
3
Doanh thu
114.487
135.420
186.434
266.591
4
Nộp ngân sách NN
4.760
2.113
7.857
17.000
5
Lợi nhuận trước thuế
1.695
2.500
3.500
3.957
Số liệu ở biểu trên cho thấy, Công ty đã hoạt động hiệu quả và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nước. Giá trị sản lượng của Công ty liên tục tăng qua các năm cho thấy việc mở rộng hoạt động của công ty có hiệu quả.
Công ty Cầu 12 có những đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu sau:
Sản phẩm đơn chiếc và đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, địa bàn sản xuất kinh doanh rộng trên khắp cả nước.
Chu kỳ sản xuất sản phẩm dài, thời gian thi công một cây cầu thường kéo dài 1 đến 3 năm.
Quá trình sản xuất kinh doanh đòi hỏi đơn vị phải có trình độ kỹ thuật cao, thiết bị thi công tiên tiến và phải tuân theo một quy trình công nghệ sản xuất nhất định tuỳ thuộc vào từng công trình theo yêu cầu của chủ đầu tư.
1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến gồm có:
- Ban giám đốc: Lãnh đạo, quản lý chung và toàn diện công tác của Công ty. Trực tiếp chỉ đạo các lĩnh vực: chiến lược, đầu tư, đối ngoại, tài chính, tổ chức cán bộ – nhân sự, thi đua, khen thửơng – kỷ luật...
- Hệ thống phòng ban chức năng bao gồm:
* Phòng kỹ thuật thi công: Có chức năng tìm kiếm thị trờng , trực tiếp làm hồ sơ đấu thầu, thiết kế tổ chức thi công, chỉ đạo thi công... Hướng dẫn tập hợp hồ sơ hoàn công các công trình , đo đạc phục vụ thi công , soạn thảo chương trình học tập nâng bậc công nhân.
* Phòng quản lý thiết bị: Tổng kết và đánh giá hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. Lập kế hoạch sử dụng máy thi công theo từng giai đoạn, có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời đáp ứng nhu cầu thiết bị cho các công trình.
* Phòng kinh tế kế hoạch: Xây dựng kế hoạch kinh doanh tháng, quí, năm, lập dự thảo hợp đồng kinh tế với các B phụ, làm thủ tục nghiệm thu thanh toán, chỉnh lý dự toán, quyết toán hợp đồng với Bên A và lập báo cáo thống kê.
* Phòng Vật : Mua sắm vật tư theo kế hoạch SXKD, theo dõi vật tư về mặt hiện vật, xác định mức tiêu hao, lập thống kê báo cáo định kỳ, tổng kết đánh giá hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị.
* Phòng Tổ chức cán bộ: Phụ trách vấn đề liên quan đến tổ chức sắp xếp cán bộ, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng, phụ trách công tác định mức lao động, quản lí quỹ lương giao khoán, phụ trách công tác bảo hiểm, ốm đau, thai sản, nghỉ chế độ.
* Phòng an tàn lao động: Trang bị phòng hộ lao động cho các công trừơng, thường xuyên hướng dẫn các quy chế đảm bảo an toàn cho người lao động.
* Phòng Tài chính kế toán: Tham gia điều chỉnh, sửa đổi kế hoạch SXKD, lập kế hoạch thu chi tài chính, xác định định mức nhu cầu vốn lưu động hàng năm, phối hợp nghiệm thu, bàn giao công trình, hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động tài chính của Công ty.
* Phòng Hành chính quản trị: Quản lý sử dụng con dấu, tiếp nhận công văn, giấy tờ, mua sắm, sửa chữa trang thiết bị văn phòng.
Do đặc thù công việc lưu động, địa bàn hoạt động rộng trên phạm vi cả nước và trong cùng một thời gian công ty phải thường xuyên triển khai thực hiện nhiều hợp đồng xây dựng khác nhau trên các địa bàn khác nhau, để đáp ứng được yêu cầu thi công công ty có các đơn vị trực thuộc:
Chi nhánh công ty tại thành phố Hồ Chí Minh
Chi nhánh tại Miền Trung đặt tại TP Đà Nẵng
Đội thi công cơ giới chịu trách nhiệm theo dõi quản lý máy móc thiết bị của công ty.
Xưởng sửa chữa: Hoạt động như một đơn vị sản xuất phục vụ cho việc sửa chữa xe và các thiết bị thi công của công ty
Xưởng gia công cơ khí: Chuyên gia công, chế sửa vật tư thi công.
Có 16 đội công trình có tên từ đội 1 đến đội 16, có nhiệm vụ trực tiếp thi công các hạng mục công trình theo hợp đồng đã ký kết, theo tiến độ và yêu cầu kỹ thuật mà công ty đưa ra.
Bộ máy quản lý của Công ty Cầu 12 có thể được khái quát theo (Sơ đồ 1 )
1.2 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty
+ Tổ chức bộ máy kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán bao gồm tổ chức mô hình bộ máy và tổ chức lao động kế toán trong bộ máy. Việc tổ chức lao động kế toán là sự lựa chọn, sắp xếp tổ chức con người tạo mối liên hệ dọc ngang trong bộ máy. Đơn vị không chỉ phải tổ chức xây dựng đội ngũ kế toán về số lựơng nhân viên và chất lượng chuyên môn mà còn tổ chức phân công lao động kế toán nhằm thiết lập mối quan hệ lao động trong bộ máy kế toán cũng nh mối quan hệ của phòng Tài vụ với các phòng ban khác trong Công ty.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất cho phù hợp với quy mô và địa bàn kinh doanh cũng nh trình độ quản lý, trình độ cán bộ kế toán, Công ty Cầu 12 áp dụng mô hình tổ chức kế toán tập trung. Đối với hình thức này, đơn vị chỉ tổ chức một bộ sổ kế toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn hạch toán ở mọi phần hành kế toán. Toàn bộ công việc kế toán được tập trung tại phòng Tài vụ của Công ty. Các đội công trình và không tổ chức bộ máy kế toán mà chỉ bố trí nhân viên thống kê nhằm phục vụ cho yêu cầu quản lý, lập các báo cáo nghiệp vụ thu thập chứng từ thuộc phạm vi công trình và chuyển về phòng Tài vụ xử lý. ( Sơ đồ 2 )
1.3 Tổ chức bộ sổ kế toán
Trên cơ sở áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và các Thông tin sửa đổi của Bộ Tài chính, Công ty Cầu 12 đã có rất nhiều cố gắng trong công tác hoàn thiện hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo cho phù hợp với yêu cầu quản lý đổi mới tất yếu hiện nay.
Hệ thống sổ sách mà Công ty đăng ký với Bộ Tài chính là theo hình thức Nhật ký Chung. Hiện nay, Công ty Cầu 12 đang sử dụng bốn máy vi tính tại phòng Tài vụ nhằm phục vụ cho công tác kế toán với phần mềm kế toán ứng dụng: FAST ACCOUNTING. Đây là phần mềm mà danh mục và kết cấu hệ thống chứng từ, sổ tài khoản và báo cáo kế toán được thể hiện trên máy theo từng phần hành, trong đó người làm bằng máy tính có thể xem, sửa, in theo các tiêu chí mà máy có như: mã chứng từ, thời gian phát sinh chứng từ, nhóm chứng từ, loại sổ tổng hợp hay chi tiết, báo cáo tổng hợp hay bộ phận... Đây là những tính năng vựơt trội so với kế toán thủ công.
Phần mềm này có thể tiến hành tự động hóa từng phần hành cũng như kết xuất báo cáo theo bất kỳ hình thức tổ chức sổ nào, vào thời điểm bất kỳ. Tuy nhiên, để phù hợp với hình thức “Nhật ký chung” mà Công ty đã đăng ký với Bộ Tài chính, phần mềm đã được thiết kế phục vụ chủ yếu cho hình thức này và phù hợp với quy trình chung của cách tổ chức sổ theo hình thức: "Nhật ký chung". Sổ sách và báo cáo được thiết kế và hoàn thiện tự động trên máy, sau đó in ra giấy
Trình tự kế toán máy tại Công ty Cầu 12:( sơ đồ 3)
2. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính gía thành sản phẩm tại Công ty
* Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Căn cứ vào đặc điểm ngành, điều kiện cụ thể và yêu cầu quản lý, ở Công ty cầu 12 đối tượng kế toán chi phí được xác định là từng công trình, hạng mục công trình.
Để minh hoạ đối tượng hạch toán chi phí, tính giá thành và quá trình hạch toán chi phí, chuyên đề thực tập đề cập toàn bộ tư liệu hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm cho công trình cầu Cẩm Lệ quý 1/2004. Công trình khởi công từ ngày 02/01/2003 và hoàn thành bàn giao chính thức ngày 29/04/2004.
2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở công ty cầu 12:
CFNVLTT ở Công ty Cầu 12 bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính như: thép, xi măng,.... Chi phí vật liệu phụ như que hàn, phụ gia, .... Chi phí vật tư kết cấu như vành tôn nối cốt thép, neo cầu, khe co giãn ,...
Chứng từ kế toán sử dụng:
Các chứng từ kế toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu là: Hoá đơn mua hàng, hoá đơn vận chuyển, biên nhận trong trường hợp mua hàng của nông dân trực tiếp sản xuất, phiếu xuất kho, và các giấy tờ có liên quan khác.
Tài khoản kế toán và sổ kế toán sử dụng
Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, tại công ty sử dụng TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và các tài khoản liên quan nh TK 1362, TK 154,...
Tương ứng kế toán sử dụng các sổ cái và sổ chi tiết TK 621, TK 136, ... sổ Nhật ký chung.
Phương pháp tính giá vật liệu xuất dùng
Công ty áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với phần vật tư công ty cấp, giá trị vật tư xuất dùng trong kỳ hạch toán đựơc tính theo giá bình quân gia quyền. Đối với phần vật tư công trường tự mua, giá xuất kho là giá thực tế đích danh.
Giá trị NVLTT của công trình, HMCT trong kỳ
=
Giá trị NVL xuất dùng trong kỳ
-
Giá trị NVL xuất cho các mục đích khác ngoài thi công CT
-
Giá trị phế liệu thu hồi trong kỳ
Phương pháp kế toán tập hợp và hạch toán chi phí NVL trực tiếp
ở Công ty Cầu 12, do đặc thù quản lý có giao khoán tới các đội, công trường nên Công ty chỉ cung cấp một số vật tư chính và vật tư đặc chủng, còn lại các vật tư nhỏ lẻ thì các công trường được phép tự mua trong kinh phí đã được giao khoán.
Hàng tháng, quí, căn cứ vào bản giao khoán và kế hoạch sản xuất quí, khi có nhu cầu, công ty sẽ xuất một số vật tư đặc chủng đã hợp đồng trong bản giao khoán để công trường tiến hành thi công xây dựng. Việc này do phòng vật tư đảm nhiệm từ khâu lên kế hoạch, tìm nhà cung cấp, ký kết hợp đồng mua vật tư, kiểm tra và nhận vật tư đến khâu viết phiếu xuất kho giao cho các công trường thi công.
Định kỳ hàng tháng, nhân viên phòng vật tư kết hợp cùng với kế toán vật tư đối chiếu, giao nhận các tài liệu liên quan đến nhập xuất vật tư như hoá đơn, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận vật tư. Sau khi đã kiểm tra đầy đủ tính hợp lý của chứng từ, kế toán vật tư nhận và nhập vào máy để máy tính xử lý đa ra các bảng biểu, sổ chi tiết và bảng đơn giá các loại vật tư xuất kho trong quý.
Để hạch toán giá trị vật tư đã xuất cho đội công trình, kế toán công ty căn cứ vào phiếu xuất kho của kho công ty, các biên bản giao nhận vật tư giữa nhân viên vật tư công ty và công trường,... và các tài liệu khác
Nợ TK 1362
Có TK 152,153
Đến cuối quý, kế toán công trường sẽ nhận được bảng tổng hợp hàng xuất các loại vật tư công trường đã nhận của công ty từ phòng kế toán công ty gửi vào. Kế toán công trường căn cứ vào tài liệu này để đối chiếu số lượng các loại vật tư nhận của công ty trong quý và nhập giá trị vào bảng kê nhập xuất tồn vật tư của quý đó.
Cụ thể, giá trị vật tư công ty cấp cho công trường cầu Cẩm Lệ quí 1 năm 2004 đợc hạch toán ghi nợ TK 1362-Phải thu nội bộ (cầu Cẩm Lệ) và ghi có TK 152- Nguyên liệu vật liệu với giá trị là 146.097.252 (xem biểu số 1&2)
Tại phòng kế toán công ty, sau khi đối chiếu kiểm tra tất cả các chứng từ gốc liên quan nh phiếu nhập, phiếu xuất, biên bản giao nhận vật tư, hợp đồng kinh tế, hoá đơn mua hàng, ... với số liệu thể hiện trên báo cáo quyết toán của đội, công trường, kế toán tập hợp chi phí sẽ lập chứng từ ghi sổ số liệu kế toán trong quý của công trường.
Đối với phần giá trị nguyên vật liệu xuất dùng trong quý của đội, công trường thì căn cứ để kế toán ghi sổ là bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn kho thể hiện trên báo cáo quyết toán của đội thi công công trình đó.
Để minh hoạ, báo cáo chi tiết thực tập đưa ra bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho vật tư quí 1 năm 2004 của Công trường cầu Cẩm Lệ (Biểu số 2)
Căn cứ vào số liệu được thể hiện trên bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho vật tư quí 1 năm 2004 của Công trường cầu Cẩm Lệ, kế toán hạch toán ghi sổ như sau:
+ Phần chi phí nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho thi công công trình được hạch toán ghi sổ với bút toán :
Nợ TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 694.777.206
Có TK 1362- Phải thu nội bộ 694.777.206
+ Phần chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng trực tiếp cho thi công công trình được hạch toán ghi sổ với bút toán :
Nợ TK 6273- Chi phí công cụ dụng cụ 156.523.100
Có TK 1362- Phải thu nội bộ 156.523.100
+ Phần giá trị nguyên vật liệu xuất cho Cầu Tuần kế toán hạch toán:
Nợ TK 1362- Phải thu nội bộ 72.741.546
(Chi tiết CT cầu Tuần)
Có TK 1362- Phải thu nội bộ 72.741.546
(Chi tiết cầu Cẩm Lệ)
+Phần vật tư thu hồi nhập kho công trường, kế toán ghi giảm giá thành với bút toán:
Nợ TK 1362- Phải thu nội bộ 52.157.560
(Chi tiết cầu Cẩm Lệ)
Có TK 621- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 52.157.560
( Xem biểu số 3 ,4 ,5 ,6 ,7 ,8 )
Đối với các đội công trình được giao khoán thi công nhiều công trình nhỏ lẻ thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sẽ được theo dõi và tập hợp riêng cho từng công trình của đội thi công. Riêng đối với chi phí nguyên vật liệu của đội thi công cơ giới sẽ được hạch toán vào TK 6232- Chi phí nhiên vật liệu máy như là một khoản chi phí phục vụ máy thi công và sẽ được phân bổ cho các công trình trong phần phân bổ chi phí máy thi công. Chi phí nhiên vật liệu của Xưởng sửa chữa sẽ được tập hợp vào TK 335- Chi phí phải trả. Chi phí nguyên vật liệu của Xưởng gia công cơ khí sẽ được tập hợp và theo dõi chi tiết cho từng sản phẩm gia công hoàn thành trong kỳ và được hạch toán vào TK 2412- XD cơ bản dở dang. Phần chi phí vật liệu chung (nếu có) sẽ được phân bổ cho từng sản phẩm gia công trong kỳ theo tiêu thức thích hợp (theo CF nguyên vật liệu dùng cho gia công trong kỳ)
2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp
Nội dung và tài khoản kế toán sử dụng:
ở Công ty Cầu 12, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp bao gồm tiền lương chính, tiền lương phụ, phụ cấp của công nhân trực tiếp hạch toán trên tài khoản 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.
Chứng từ sử dụng:
Bảng chấm công, bảng thanh toán lương, phiếu báo ca, bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương.
Sổ kế toán sử dụng:
Sổ chi tiết và sổ cái TK 334, TK 622, TK 1362, các tài khoản khác và sổ nhật ký chung.
Hình thức trả lương:
Hiện nay Công ty Cầu 12 áp dụng hai hình thức tiền lương:
+ Lương khoán (Lương sản phẩm)
áp dụng đối với các bộ phận trực tiếp thi công xây dựng công trình theo khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá nhân công khoán.
+ Lương thời gian: áp dụng cho bộ máy quản lý doanh nghiệp.
Phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp ở Công ty Cầu 12:
Do đặc trưng của doanh nghiệp xây dựng cơ bản, mọi chi phí đều phải theo dự toán và giá Bill thầu nên đơn giá lương của từng công việc cụ thể cũng như quỹ lương được hưởng của công trình thi công cụ thể đã được xác định ngay khi bắt đầu thi công công trình. ở dưới đội, công trường, các tổ trưởng sản xuất theo dõi tình hình lao động của công nhân trong tổ, ghi vào bảng chấm công. Sau đó, cuối tháng căn cứ vào bảng chấm công và bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành trong tháng của đội, kế toán tính ra tổng sản lượng lương khoán mà cả tổ, cả đội được hưởng.
Cách tính như sau:
Lương khoán của hạng mục công việc (i) hoàn thành
=
Khối lượng công việc (i) hoàn thành theo khoán
*
Đơn giá nhân công của công việc (i) hoàn thành theo khoán
Đơn giá nhân công khoán được xây dựng trên cơ sở đơn giá qui định của Nhà nước và những điều kiện thi công cụ thể của từng công trình, hạng mục công trình.
Cách tính lương ở các đội, công trường như sau:
Trước hết thực hiện tính lương theo cấp bậc của từng công nhân:
Mức lương tối thiểu theo qui định
*
Cấp bậc lương của CN i
Số ngày công theo chế độ quy định
Sau đó thực hiện tính hệ số năng suất theo khoán:
Tổng lương khoán được hưởng trong tháng của tổ, đội
Tổng số lương cấp bậc của tổ, đội
Lương khoán của CN i
=
Lương cấp bậc của CN i
*
Hệ số năng suất theo khoán
Ngoài luơng khoán, các khoản phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp độc hại, công tác phí, phép năm, ... cũng được tính và trả vào lương. Riêng tiền ăn ca hai, ca ba được chấm theo phiếu báo ca thực tế và được trả riêng ngoài lương. Nhân viên kế toán đội cũng thực hiện tính các khoản giảm trừ như BHXH, KPCĐ, BHYT trích trên tiền lương của công nhân sản xuất theo tỷ lệ 6% do người lao động chịu như chế độ quy định.
Ví dụ: lương của ông Nguyễn Đức Thuỷ được tính như sau:
Lương cơ bản thực tế = Hệ số lương * Lương tối thiểu* ngày công LĐ thực tế
= 3.05*320.000*29 = 976.000đ
15.179.560
7.486.419
Phép năm = 3.05*320.000/26*1 công =37.538đ
BHXH, BHYT, KPCĐ = 6%*3.05*320.000= 58.560đ
Phụ cấp trách nhiệm cho tổ trởng là 80.000đ/ tháng theo quy định của công ty.
Tổng thu nhập của ông Thuỷ = 1.978.950 + 37.538 + 80.000
= 2.096.488đ
Sau khi tổng hợp được lương theo sản lượng thực hiện trong tháng của đội, công trình, nhân viên kế toán đội công trình phải trình duyệt bảng lương qua phòng Kinh tế kế hoạch và phòng Tổ chức cán bộ lao động. Tại phòng Kinh tế kế hoạch sẽ thực hiện kiểm tra sản lượng thực hiện và đơn giá nhân công khoán của từng công việc hoàn thành trong tháng. Số lương đă hưởng của từng người và cả đội trong tháng sẽ được kiểm tra và vào sổ theo dõi lương tại phòng Tổ chức cán bộ lao động. Đối với các công trường ở xa và hai chi nhánh không về duyệt lương trực tiếp thì có thể gửi fax ra công ty để duyệt lương.
Căn cứ vào số liệu tổng hợp lương của đội, công trường thể hiện trên báo cáo quyết toán quí, kế toán công ty kiểm tra bảng lương tổng hợp và các chứng từ chi lương như phiếu chi, bảng lương chi tiết, đối chiếu với số liệu trên báo cáo quyết toán sau đó hạch toán ghi sổ kế toán
Số liệu chi lương trong quí 1/2004 của công trình cầu Cẩm Lệ được thể hiện trên sổ chi tiết tài khoản 334- Phải trả công nhân viên và TK 1362- PTNB (chi tiết cầu Cẩm Lệ) với bút toán hạch toán như sau:
Nợ TK 334- Phải trả CNV 128.405.600
Có TK 1362- Phải thu nội bộ 128.405.600
(Chi tiết cầu Cẩm Lệ)
(Xem sổ chi tiết và sổ tổng hợp TK 334- Phải trả CNV, TK 1362-Phải thu nội bộ (cầu Cẩm Lệ)- (Biểu số 3)
Sau khi đã tập hợp đầy đủ lương và sản lượng thực hiện của các đội, công trường trong toàn công ty, kế toán thực hiện phân bổ lương và các khoản trích theo lương của từng đội, công trình theo sản lượng thực hiện. Các khoản trích theo lương nhu ư15% BHXH, 2%KPCĐ, 2% BHYT được phân bổ theo lương, có đối chiếu với số phải nộp thực tế cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Việc phân bổ lương được thực hiện và được hạch toán theo từng tháng.
Cụ thể cách thức phân bổ lương và trích các khoản trích theo lương tại Công ty cầu 12 như sau:
Căn cứ trên sản lượng thực hiện thực tế từng tháng của đội, kế toán lương tính ra được lương được hưởng trong tháng của đội. Thực tế hàng năm, Tổng công ty đều căn cứ vào Nghị quyết của Hội đồng quản trị để ra quyết định về mức lương được hưởng của từng đơn vị thành viên. Đối với Công ty cầu 12, Tổng công ty cho phép cứ 1000 đồng sản lượng thì được hưởng 125 đồng tiền lương.
Sau khi đã tính được lương được hưởng trong tháng của đội, kế toán thực hiện tính lương trực tiếp và lương gián tiếp cho các đội, trong đó lương trực tiếp tính bằng 95% lương được hưởng trong tháng của đội, còn lại 5% là lương gián tiếp.
Tiếp theo kế toán thực hiện trích các khoản trích theo lương. Đối với kinh phí công đoàn, kế toán trích bằng 2% lương tháng của đội. Bảo hiểm y tế được trích bằng 2% bảo hiểm xã hội. Riêng tổng số tiền bảo hiểm xã hội phân bổ cho các đội là số liệu bảo hiểm xã hội thực tế phải nộp trong tháng cho cơ quan bảo hiểm. Căn cứ vào số liệu này, kế toán phân bổ BHXH phải nộp cho các đội công trình với công thức như sau:
Lương được hưởng trong tháng theo sản lượng thực hiện của đội công trình
Tổng quỹ lương thực hiện cả tháng của toàn công ty
Để minh hoạ cách thức phân bổ lương tại công ty, chuyên đề thực tập đa ra bảng phân bổ lương và trích các quỹ của tháng 1 năm 2004 .Căn cứ vào bảng phân bổ lương, kế toán công ty hạch toán ghi sổ phần chi phí nhân công của các đội công trường với bút toán ghi nợ TK 622, TK 6231, TK 335, TK 2412 và ghi có các TK 3383,3382,3384,TK 334. ( Xem biểu số 9 ,10, 11, 12)
Số liệu phân bổ lương cho công trình cầu Cẩm Lệ quí 1 năm 2004 được thể hiện trên các sổ TK 334
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 34151.doc