MỤC LỤC
Trang
Lời mở đầu 1
Chương 1: Lý luận chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp sản xuất 2
1. Sự cần thiết phải tổ chức công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 2
1.1 Vai trò của CPSX và tính giá thành sản phẩm 2
1.2. Yêu cầu quản lý CPSX, tính giá thành sản phẩm 2
1.3. Nhiệm vụ kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm 3
2. Lý luận chung về CPSX và giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp sản xuất 3
2.1. CPSX và phân loại CPSX 3
2.1.1. CPSX trong doanh nghiệp 3
2.1.2. Phân loại CPSX 4
2.2. Giá thành sản phẩm và phân loại giá thành sản phẩm 5
2.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm 5
2.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 5
2.3. Đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành 6
2.3.1 Đối tượng tập hợp CPSX 6
2.3.2 Đối tượng tính giá thành 6
2.4. Mối quan hệ giữa CPSX và tính giá thành sản phẩm 7
3. Kế toán tập hợp CPSX 7
3.1. Tổ chức chứng từ và tài khoản sử dụng 7
3.2 Trình tự kế toán tập hợp CPSX 8
3.2.1 Kế toán tập hợp chi phí vật liệu trực tiếp 8
3.2.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 9
3.2.3 Kế toán tập hợp và phân bổ CPSXC 10
3.2.4 Kế toán tổng hợp chi phí toàn doanh nghiệp 11
4. Kiểm kê đánh giá sản phẩm làm dở cuối kỳ 11
4.1. Đánh giá SPLD theo CPNVL trực tiếp hoặc CPNVL chính 11
4.2. Đánh gía SPLD theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương 12
4.3. Đánh giá SPLD theo chi phí sản xuất định mức 12
5. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 12
5.1. Phương pháp tính giá thành thành giản đơn: 12
5.2. Phương pháp tính giá thành phân bước 12
5.3. Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 13
5.4. Phương pháp tính giá thành theo định mức 13
5.5. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ tính gía thành 13
5.6. Phương pháp tính giá thành loại trừ chi phí sản xuất sản phẩm phụ 13
5.7. Phương pháp tính giá thành theo hệ số 13
6. Các hình thức ghi sổ kế toán áp dụng trong hạch toán CPSX 13
Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm ở XN chiến thắng - công ty may 19/5 - bộ công an 14
1. Khái quát chung về xí nghiệp Chiến Thắng - công ty may19/5 14
1.1. Quá trình hình thành và phát triển XN Chiến Thắng: 14
1.2. Chức năng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của XN Chiến Thắng: 14
1.3. Đặc điểm quản lý, tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của XN. 15
1.3.1 Đặc điểm tổ chức quản lý của XN Chiến Thắng: 15
1.3.2 Đặc điểm sản xuất của XN Chiến Thắng: 15
1.3.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm 16
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của XN Chiến Thắng 16
2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành ở XN Chiến Thắng 17
2.1. Đặc điểm CPSX và quản lý ở XN Chiến Thắng 17
2.1.1 Đặc điển tập hợp CPSX 17
2.1.2 Phân loại CPSX 18
2.1.3 Đối tượng kế toán tập hợp CPSX, đối tượng tính giá thành ở XN 18
2.2. Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại XN 18
2.2.1 Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng 18
2.2.2 Trình tự kế toán tập hợp CPSX 19
2.2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp: 19
2.2.2.2. Kế toán nhân công trực tiếp: 20
2.2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung: 22
2.2.2.4. Tập hợp chi phí toàn XN: 25
2.3. Đánh giá sản phẩm làm dở ở XN Chiến Thắng 25
2.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 25
Chương 3: Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại XN Chiến Thắng 27
1. Nhận xét đánh giá về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại XN 27
1.1. Nhận xét chung 27
1.2. Nhận xét cụ thể về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại XN 27
2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại XN Chiến Thắng 29
Kết luận 33
Danh mục tài liệu tham khảo
93 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp Chiến Thắng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thêm mỗi năm, được biểu hiện qua: Doanh thu của XN năm 2005 tăng 1,3% so với năm 2004. Lợi nhuận năm 2005 tăng 1,3% so với năm 2004. XN luôn tìm những hướng đi mới trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và nâng cao thu nhập cho người lao động, giúp cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Cụ thể thu nhập bình quân tháng năm 2005 tăng 1,2% so với năm 2004. Qua những con số mà XN đã đạt được cũng thấy rõ hướng đi vững chắc của XN.
1.3. Đặc điểm quản lý, tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ của XN.
1.3.1 Đặc điểm tổ chức quản lý của XN Chiến Thắng:
Là một trong những XN thành viên của Công ty May 19/5, XN Chiến Thắng tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng.
Giám đốc: Chịu trách nhiệm quản lý, điều hành bộ máy quản lý và trực tiếp chỉ đạo các phòng ban, chịu trách nhiệm trước pháp luật và công ty về kết quả kinh doanh của XN.
Phó Giám đốc: Là người giúp việc cho Giám Đốc, điều hành một số lĩnh vực theo sự phân công của Giám Đốc.
Ngoài ra còn các phòng ban có nhiệm vụ hướng dẫn đôn đốc, kiển tra thực hiện các kế hoạch, tiến độ sản xuất, các quy trình quy phạm các tiêu chuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật.
+ Phòng tổ chức: có nhiệm vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ, lao động tiền lương, BHXH, BHYT, KPCĐ và công tác hành chính quản trị ở XN.
+ Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ phản ánh hoạt động tài chính giúp Ban Giám đốc hạch toán kết quả kinh doanh và các chế độ về quản lý kinh tế tài chính của XN.
+ Phòng kế hoạch vật tư: Có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh ở các phân xưởng của XN.
+ Phòng kỹ thuật: Nghiên cứu thiết kế mẫu, xây dựng định mức kỹ thuật cho mỗi sản phẩm và xây dựng định mức kỹ thuật nội bộ để làm cơ sở tính giá thành sản phẩm.
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý ở XN Chiến Thắng (Sơ đồ 06)
1.3.2 Đặc điểm sản xuất của XN Chiến Thắng:
XN Chiến Thắng có nhiệm vụ sản xuất hàng may mặc phục vụ ngành Công An và tham gia sản xuất kinh doanh ở thị trường trong nước. XN gồm có phân xưởng cắt và phân xưởng may.
Mô hình tổ chức sản xuất của XN Chiến Thắng (Sơ đồ 07)
1.3.3 Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
XN Chiến Thắng là đơn vị chuyên gia công hàng may mặc theo quy trình công nghệ chế biến phức tạp liên tục cắt, may, là, đóng gói, đóng thùng bằng các máy móc chuyên dùng với số lượng sản phẩm tương đối lớn từ nguyên liệu chính là vải. Các phân xưởng sản xuất theo dây chuyền công nghệ khép kín.
Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của XN Chiến Thắng (Sơ đồ 08)
1.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của XN Chiến Thắng
Hiện nay XN tổ chức công tác kế toán theo hình thức kế toán tập trung và tiến hành công tác hạch toán kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ. Đây là hìmh thức kế toán phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có quy trình công nghệ sản xuất liên tục và hiện đại, có điều kiện áp dụng máy vi tính trong công tác kế toán. Sổ kế toán tổng hợp dùng trong trường hợp này bao gồm: Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và sổ cái các TK.
Việc tập hợp CPSX được tập hợp theo từng đối tượng tập hợp chi phí và sổ cái các TK154, TK621, TK622, TK627. Cơ sở để ghi vào sổ chi tiết CPSX kinh doanh theo từng đối tượng là các chứng từ gốc, các bảng phân bổ chi phí và các chứng từ ghi sổ có liên quan.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ (sơ đồ 10)
Đơn vị hạch toán kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ:
Sổ quỹ
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ cái
Sổ thẻ kế toán chi tiết
Chứng từ ghi sổ
Bảng cân đối số phát sinh
Cơ cấu bộ máy của XN Chiến Thăng như sau:
- Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ máy kế toán kiêm trưởng phòng tài chính kế toán, có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán của XN và kiểm tra việc thực hiện chế độ ghi chép ban đầu. Là người chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác hạch toán của phòng với Giám đốc XN, đồng thời còn kiêm một số TK: 711, 811, 911, 421...
- Kế toán ngân hàng, kế toán thuế, kế toán công nợ: có nhiệm vụ kê khai thuế, nộp thuế, theo dõi công nợ với người bán tình hình biến động của tiền gửi ngân hàng. Phụ trách một số TK như: 133, 331, 333, 112,138…
- Kế toán tài sản cố định và tập hợp chi phí tính giá thành: phản ánh tình hình tăng giảm TSCĐ, tình hình trích khấu hao và phân bổ TSCĐ đồng thời có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành ứng với một số TK; 211, 214, 621, 627, 154...
- Kế toán thành phẩm kiêm kế toán nguồn vốn: theo dõi tình hình nhập kho, tiêu thụ thành phẩn đồng thời lập báo cáo tài chính ứng với một số TK; 155, 511...
- Kế toán vật liệu kiêm thủ quỹ: Theo dõi tình hình mua vận chuyển, bảo quản nhập - xuất - tồn kho NVL, công cụ lao động nhỏ đồng thời cùng với kế toán tiến hành thu chi và theo dõi chặt chẽ các khoản thu chi bằng tiền mặt.
- Kế toán thanh toán kiêm kế toán tiền lương: theo dõi tình hình thanh toán nội bộ của XN với công ty làm và thanh toán lương cho cán bộ công nhân viên ở XN, ứng với một số TK: 136, 336, 334, 338…
Bộ máy kế toán của XN Chiến Thắng (Sơ đồ 09)
2. Thực trạng công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành ở XN Chiến Thắng
2.1. Đặc điểm CPSX và quản lý ở XN Chiến Thắng
2.1.1 Đặc điển tập hợp CPSX
XN Chiến Thắng là đơn vị mang đặc thù của ngành Công An. Vì vậy việc tổ chức sản xuất của XN có ý nghĩa thực tế nhiệm vụ chính trị được giao là chính. Tuy nhiên, Công ty vẫn yêu cầu XN phải quản lý vốn, tài sản nhằm đạt mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ được giao đồng thời sản xuất ngày càng phát triển mở rộng để đáp ứng yêu cầu chính quy hiện đại của ngành.
Mặt khác, trong loại hình sản xuất gia công hàng may mặc cho khách hàng- BCA có rất nhiều điển khác biệt so với loại hình sản xuất khác, điểm khác biệt lớn nhất và rõ nét nhất là yếu tố chi phí sản xuất, mà điểm nổi bật là chi phí NVL chính không được tập hợp và hạch toán mà chỉ theo dõi về mặt số lượng hoặc hiện vật. Bởi vì đối với loại mặt hàng này khách hàng- BCA mang đến giao tại Công ty. Khi có lệnh sản xuất công ty xuất NVL chính xuống cho XN. Còn đối với vật liệu phụ Công ty khoán cho XN tự tổ chức mua, nên Công ty tự hạch toán lãi lỗ.
2.1.2 Phân loại CPSX
Chi phí sản xuất của XN Chiến Thắng được phân loại theo mục đích và công dụng của chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chi phí NVL trực tiếp: Chỉ tính NVL phụ do XN tự mua, do đơn vị nhận may gia công nên NVL chính do bên gia công cung cấp, còn NVLP mua về phần lớn được nhập kho, sau đó căn cứ vào nhu cầu sản xuất để xuất kho.
- Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồn toàn bộ lương chính, lương phụ, tiền thưởng, và các khoản trích BHXH, BHYT và KPCĐ trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo quy định
- Chi phí sản xuất chung: Bao gồm chi phí dùng vào việc quản lý và phục phụ sản xuất chung tại XN.
2.1.3 Đối tượng kế toán tập hợp CPSX, đối tượng tính giá thành ở XN
+ Đối tượng kế toán tập hợp CPSX
XN Chiến Thắng có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục. Sản phẩm hoàn thành trải qua nhiều công đoạn chế biến khác nhau, sản phẩm của giai đoạn này là nguyên liệu chính của giai đoạn kế tiếp. Tuy nhiên, các giai đoạn này lại không tổ chức thành các bộ phận riêng biệt mà sản phẩn lại chia thành nhiều các bộ phận chi tiết như: cổ, thân, tay… mới ghép thành sản phẩm hoàn chỉnh của từng giai đoạn. Do điều kiện sản xuất và đặc điểm của XN nên đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được xác định là từng loại sản phẩm của từng lô hàng hay từng đơn đặt hàng.
+ Đối tượng tính giá thành
Sản phẩm hoàn thành nhập kho ở XN Chiến Thắng là các sản phẩm may hoàn chỉnh như: quần áo thu đông , quần áo xuân hè... mỗi mặt hàng bao gồm nhiều kích cỡ khác nhau về đơn giá gia công. Do vậy đối tượng tính giá thành của XN Chiến Thắng là từng loại sản phẩn hoàn thành nhập kho.
2.2. Quy trình kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại XN
2.2.1 Tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng
- Đối với chi phí NVL trực tiếp
NVL trực tiếp gồm NVL chính trực tiếp và NVL phụ trực tiếp, ngoài ra còn có NVL mua về không nhập kho mà xuất dùng luôn. Vì vậy chứng từ sử dụng để tập hợp chi phí NVL trực tiếp tại đơn vị là các phiếu xuất kho, bản kê xuất NVL, hoá đơn mua hàng, phiếu chi tiền mặt.
Để ghi chép phản ánh tập hợp phân bổ chi phí NVL trực tiếp kế toán sử dụng TK 621- chi phí NVL trực tiếp: chi phí NVL trực tiếp tại đơn vị được tập hợp cả quy trình công nghệ và theo dõi chi tiết từng đơn đặt hàng.
- Đối với khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
Hiện nay đơn vị trả lương theo hai hình thức: lương thời gian và lương sản phẩm nên các chứng từ được dùng để tập hợp khoản mục chi phí này bao gồm: bảng chấm công từng phân xưởng, bảng phân bổ tiền lương.. TK sử dụng: TK 622- Chi phí nhân công trực tiếp.
- Đối với khoản mục chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung của đơn vị tập hợp chung cho toàn XN, khoản mục này bao gồm nhiều khoản mục nhỏ nên được tập hợp nhiều chứng từ khác nhau: phiếu xuất kho, bảng kê xuất NVL- công cụ dụng cụ, bảng kê chi tiền, bảng phân bổ khấu hao, bảng phân bổ tiền lương. Kế toán sử dụng TK 627- Chi phí sản xuất chung. TK này bao gồm các TK cấp hai:
TK 627.1-Chi phí nhân viên phân xưởng
TK 627.2-Chi phí vật liệu
TK 627.3-Chi phí dụng cụ sản xuất
TK 627.4-Chi phí khấu hao tài sản cố định
TK 627.7-Chi phi dịch vụ mua ngoài
TK 627.8-Chi phí khác bằng tiền
2.2.2 Trình tự kế toán tập hợp CPSX
2.2.2.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp:
Để có một sản phẩm may hoàn chỉnh có rất nhiều loại NVL khác nhau. NVL chính của XN bao gồm các loại vải, do bên gia công cung cấp tại kho Công ty May 19/5. Khi số NVL được nhập vào kho của Công ty thì kế toán chỉ quản lý về mặt số lượng theo từng hợp đồng gia công và khi có lệnh sản xuất sẽ chuyển về kho XN, từ đó NVL chính này sẽ được phục vụ theo kế hoạch sản xuất kế toán XN không hạch toán vốn thực tế của NVL chính dùng cho sản xuất trong kỳ vào khoản mục chi phí NVL trực tiếp. Còn đối với NVL phụ của XN có các loại như: khuy, nhãn, mác… ở XN Chiến Thắng chi phí NVL trực tiếp tham gia sản xuất bao gồm:
TK 152.1- Chi phí NVL chính (vải các loại...)
TK 152.2- NVL phụ (chỉ, khoá, mác... )
TK 152.4- phụ tùng thay thế (kim, ổ may... )
Do NVL chính không được tập hợp vào chi phí và tính giá thành. Để luận văn được cô đọng, phần hạch toán NVLC trực tiếp em không trình bầy chi tiết mà chỉ tập chung vào phần hạch toán NVL phụ trực tiếp phục vụ cho việc tập hợp chi phí tính giá thành.
- Hạch toán NVL phụ trực tiếp:
NVL phụ của XN tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm nhưng là vật liệu không thể thiếu và làm tăng thêm gía trị sản phẩm như chỉ, cúc khoá, đinh… Kế toán NVL căn cứ vào kế hoạch xuất kho của phòng kế hoạch vật tư chuyển sang để làm phiếu xuất kho. Sau quy trình luân chuyển kế toán NVL có phiếu xuất kho của thủ kho chuyển lên. Kế toán kiển tra hợp lệ làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Bảng kê xuất NVL (Biểu số 02)
Bảng tổng hợp chứng từ ghi sổ (Biểu số 03).
XN tính giá vốn NVL theo phương pháp bình quân liên hoàn
Công thức tính:
Đơn giá BQ Trị giá NVL tồn kho trước lần nhập i + Trị giá thực tế của lần nhập i
sau lần =
nhập i Số lượng tồn kho trước lần nhập i + Số lượng nhập của lần nhập i
Giá trị thực tế NVL xuất dùng
=
Số lượng NVL xuất dùng
x
Đơn giá bình quân sau lần nhập i
Từ bảng kê xuất NVL kế toán vào sổ chi tiết TK 621 (Biểu số 04), Chi tiết NVL trực tiếp như sau:
Nợ TK 621: 214.982.150 đ
Có TK 152: 214.982.150 đ
Cuối kỳ kết chuyển chi phí NVL trực tiếp vào TK 154, kế toán ghi:
Nợ TK 154: 214.982.150 đ
Có TK 621: 214.982.150 đ
2.2.2.2. Kế toán nhân công trực tiếp:
XN Chiến Thắng áp dụng hai hình thức trả lương:
- Hình thức lương thời gian: được áp dụng để trả lương cho công nhân những ngày nghỉ phép, đi họp, đi học…theo chế độ quy định tiền lương phải trả cho công nhân được xác định:
Tiền lương thực tế Số ngày công Đơn giá tiền lương
của công nhân = hưởng lương x theo ngày công
sản xuất theo thời gian
Đơn giá tiền Mức lương tối thiểu x hệ số lương
lương theo =
ngày công 26 ngày
Mức lương tối thiểu được áp dung tại XN là 350.000 đ/tháng. Từ đó tính ra được đơn giá lương thời gian một ngày công.
- Hình thức lương sản phẩm: quy trình sản xuất của XN trải qua nhiều công đoạn, một công nhân không thể hoàn thành chọn vẹn một sản phẩm nên XN áp dụng cách trả lương sản phẩm cá nhân trực tiếp sản xuất.
Ngoài tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất đơn vị còn phải tính vào CPSX, BHXH, BHYT theo tỷ lệ quy định.
- BHXH: 15% trên tiền lương cơ bản
- BHYT: 2% trên tiền lương cơ bản
- KPCĐ: 2% trên tiền lương thực tế
- Còn 6% trừ vào thu nhập của người lao động
Trong đó BHXH: 5% trên tiền lương cơ bản
BHYT: 1% trên tiền lương cơ bản
Cách thức phân bổ BHXH, BHYT, KPCĐ như sau:
Hệ số phân bổ CPTL phụ, BHXH, BHYT, KPCĐ
CPTL phụ, BHXH, =
BHYT, KPCĐ Tổng tiền lương sản phẩm của CNSX
Mức phân bổ Chi phí tiền Hệ số phân bổ
CPTLP, BHXH, BHYT, = lương của từng x CPTL phụ
KPCĐ cho từng loại sản phẩm BHXH, BHYT
loại sản phẩm
Ví dụ: Phân bổ chi phí tiền lương phụ của công nhân trực tiếp sản xuất tháng 10/2005
Tiền lương phụ chi phí phân xưởng cắt là: 450.000 đ
Tiền lương sản phẩm chi phí phân xưởng cắt là: 20.450.000 đ
Tiền lương sản phẩm phân xưởng cắt QATĐ- HĐ may đo: 8.680.000đ
Hệ số phân bổ 450.000
CP tiền lương phụ = = 0, 022 đ
T10/2005 20.450.000
CPTLP T10/2005
PX cắt sản phẩm = 8.680.000 x 0,022 = 191.000 đ
theo hợp đồng may đo
Tiền lương sản phẩm i
=
Tiền lương cắt sản phẩm i
+
Tiền lương may sản phẩm i
Tiền lương chính QATĐ- HĐ may đo T10/2005 = 8.680.000 +10.800.000
= 19.480.000 đ
Tiền lương chính QATĐ- HĐ may đo T10/2005 = 191.002 + 199.726
= 390.728 đ
Từ bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu số 05), Kế toán ghi:
Nợ TK 622: 19.480.000 đ
Có TK 334: 19.480.000 đ
Kế toán định khoản tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất:
Nợ TK 622: 608.635.000 đ
Có TK 334: 608.635.000 đ
Trích BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân trực tiếp sản xuất, kế toán ghi:
Nợ TK 622: 63.117.120 đ
Có TK 338: 63.117.120 đ
( Chi tiết: TK 338.2: 12.172.700 đ
TK 338.3: 44.951.500 đ
TK 338.4: 5.992.920 đ)
Bảng phân bổ chi phí nhân công (Biểu số 06). Cuối quý kết chuyển CPNC trực tiếp vào TK 154 để phục vụ tính giá thành. (Biểu số 07 - Sổ cái TK 622 )
Kế toán định khoản :
Nợ TK 154: 671.467.120 ( 608.635.000 + 63.117.120 )
Có TK 622: 671.467.120
2.2.2.3. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất ở XN Chiến Thắng bao gồm:
+ Kế toán chi phí nhân viên phân xưởng: gồm tiền lương chính, lương phụ, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo quy định. Thu nhập của cán bộ nhân viên quản lý phân xưởng và nhân viên quản lý XN bao gồm:
- Lương chính
- Lương phụ
Căn cứ tính: Ngày công làm việc
Nghiệp vụ hay chức vụ đảm nhiệm
Bậc thang và lương
Căn cứ vào bảng thanh toán lương theo sản phẩm của từng tháng và lập bảng phân bổ chi phí nhân viên phân xưởng cho từng hợp đồng. Cuối kỳ kế toán dựa vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH để lập chứng từ ghi sổ TK334, 338.2, 338.3, 338.4 và lập sổ cái TK 627.
Qua bảng phân bổ tiền lương và BHXH (Biểu số 05), kế toán ghi :
Nợ TK 627.1: 45.461.000 đ
Có TK 334: 45.461.000 đ
Sau khi chích BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 627: 6.660.950 đ
Có TK 338: 6.660.950 đ
( Chi tiết: TK 338.2: 908.320 đ
TK 338.3: 5.075.850 đ
TK 338.4: 676.780 đ )
+ Chi phí NVL phụ: Chi phí NVL phụ dùng ở phân xưởng bao gồm phấn may, dầu máy... XN sử dụng định mức để cấp cho các phân xưởng theo từng tháng. Còn các vật liệu khác thì được phân bổ theo tiền lương sản phẩm hoàn thành trong tháng của các hợp đồng. Khi chuyển vật liệu chính từ kho công ty đến kho XN thì khoản chi phí này không nhiều nên XN không hạch toán vào chi phí NVL chính mà hạch toán vào chi phí NVL dùng ở phân xưởng. Khi có lệch sản xuất, kế toán căn cứ vào tiêu chuẩn hàng tháng của các phân xưởng để xuất kho và được ghi vào TK 627.2 được thể hiện qua (Biểu số 08).
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 627.2: 20.168.346 đ
Có TK 152: 20.168.346 đ
+ Chi phí công cụ dụng cụ: bao gồn các bộ phận: một bộ phận chuyên dùng cho quản lý ở XN, một bộ phận chuyên dùng cho bộ phận bán hàng và một bộ phận dùng cho sản xuất. CCDC dùng cho sản xuất của XN gồm những CCDC có giá trị nhỏ, còn những dụng cụ có giá tri lớn thì XN phân bổ cho nhiều kỳ.
Kế toán căn cứ vào bảng kê xuất CCDC, bảng thanh toán lương sản phẩm của từng tháng để lập bảng phân bổ chi phí CCDC, dựa vào bảng này để lập sổ chi tiết TK 627.3 (Biểu số 09), kế toán ghi:
Nợ TK 627.3: 15.529.362 đ
Có TK 153: 15.529.362 đ
+ Kế toán chi phí khấu hao TSCĐ: gồm toàn bộ số khấu hao về máy móc, thiết bị nhà xưởng phục vụ cho quá trình sản xuất tại các phân xưởng. Chi phí TSCĐ tại XN được trích theo tỷ lệ 5% đối với nhà xưởng, 14% đối với máy móc thiết bị sản xuất và các TSCĐ khác, 10% đối với các phương tiện vận tải phục vụ cho quản lý và sản xuất.
Việc tính và trích khấu hao TSCĐ được thể hiện trên bảng trích và phân bổ khấu hao quý IV/2005 (Biểu số 10, Biểu số 11).
Cuối tháng kế toán căn cứ vào mức trích khấu haoTSCĐ ghi:
Nợ TK 627.4: 32.027.965 đ
Có TK 214: 32.027.965 đ
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi phí về tiền thuê máy móc thiết bị, sửa chữa tiền điện thoại, sửa chữa TSCĐ có giá trị nhỏ và các chi phí khác phục vụ cho sản xuất.
Kế toán căn cứ vào các chứng từ như phiếu chi tiền mặt, bảng thanh toán lương sản phẩm… để lập bảng phân bổ chi phí dịch vụ mua ngoài cho từng hợp đồng của từng tháng vào sổ chi tiết TK 627.7 theo từng hợp đồng (Biểu số 12)
Kế toán định khoản như sau:
Nợ TK 627.7: 28.230.000 đ
Có TK 111: 28.230.000 đ
+ Chi phí khác bằng tiền: Được tính vào khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí như tiền chè, tiền tiếp khách… của các phân xưởng. Tiền điện của các tháng sau khi được tập hợp vào TK 142 XN phân bổ một lần cho các đối tượng sử dụng trong đó phân bổ cho chi sản xuất chung là 90%, phân bổ cho quản lý doanh nghiệp: 10% hàng tháng hạch toán vào mục này theo từng tháng của từng hợp đồng (Biểu số 14)
2.2.2.4. Tập hợp chi phí toàn XN:
Tập hợp CPSX gồm các khoản mục trong quý IV/2005
- Chi phí NVL trực tiếp: 21.92.150 đ
- Chi phí nhân công trực tiếp: 671.467.120 đ
- Chi phi sản xuất chung : 197.204.611đ
Cụ thể kế toán lập chứng từ ghi sổ TK 154 (Biểu số 13)
Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phi sản xuất chung để phục vụ tính giá thành.
2.3. Đánh giá sản phẩm làm dở ở XN Chiến Thắng
Cũng như mọi đơn vị sản xuất khác, XN Chiến Thắng cũng có sản phẩm làm dở, xuất phát từ quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu công việc mà sản phẩm làm dở của XN là các sản phẩm may (trên dây truyền sản xuất tại các phân xưởng cắt không có sản phẩm làm dở bởi toàn bộ bán thành phẩm này được chuyển hết sang phân xưởng may để hoàn thành sản phẩm). Đối với những sản phẩm đang trên dây truyền may như cắt xong chưa may, may xong chưa hoàn thiện, may xong chưa là. XN áp dụng đánh giá sản phẩm làm dở theo khối lượng hoàn thành tương đương.
2.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm
Trong mỗi đơn vị, do đặc điển tổ chức quy trình công nghệ, đặc điểm sản phẩm, yêu cầu quản lý sản xuất và giá thành mà lựa chọn phương pháp tính giá thành cho phù hợp với từng đối tượng giá thành.
XN Chiến Thắng áp dụng phương pháp tính giá thành giản đơn (còn gọi là phương pháp tính giá thành trực tiếp) dựa trên số liệu chi phí sản xuất đã tập hợp được trong quý và chi phí của sản phẩm lao động đã xác định, giá thành của sản phẩm hoàn thành được tính theo từng khoản mục chi phí.
Công thức tính:
Z = Dđk + Cn - Dck
Trong đó:
Z: Giá thành sản phẩm i
Dđk: Chi phí SXKD đở dang đầu kỳ sản phẩm i
Dck: Chi phí SXKD đở dang cuối kỳ sản phẩm i
Cn: Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ sản phẩm i
Giá thành sản phẩm gồm 3 khoản mục sau:
- Chi phí NVL trực tiếp gồm: Chi phí NVL chính, chi phí NVL phụ, chi phí nhiên liệu.
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ và sổ cái các TK 621, TK 622, TK 627 tính vào bảng tính giá thành sản phẩm. (Biểu số 15)
Chương 3
Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp cpsx và tính giá thành sản phẩm tại XN Chiến Thắng
1. Nhận xét đánh giá về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại XN
1.1. Nhận xét chung
Qua thời gian thực tập tại XN, được tìm hiểu và tiếp xúc với thực tế công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm em nhận thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của XN không những đáp ứng đầy đủ các yêu cầu được cấp trên giao mà còn khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế thị trường. Để đạt được những kết quả này, ban lãnh đạo XN và toàn thể cán bộ công nhân viên của XN đã không ngừng phấn đấu liên tục trong suốt thời gian qua. Đến nay, XN Chiến Thắng đã có nhiều thành tích đáng kể trong sản xuất, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị cấp trên giao, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện về mọi mặt.
Là một sinh viên thực tập tại XN lần đầu tiên được làm quen với thực tế, em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến của mình về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại XN.
1.2. Nhận xét cụ thể về công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại XN
+ Ưu điểm
- Hình thức tổ chức công tác kế toán và bộ máy của XN về cơ bản là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của XN. Bộ máy kế toán được sắp xếp khoa học gọn nhẹ, quy định vai trò trách nhiệm của từng thành viên và phân công công tác rõ ràng cụ thể và linh hoạt, một người có thể chuyên một nghiệp vụ, một phần kế toán nhưng cũng có thể kiêm nhiệm phù hợp với khả năng trình độ và tính chất công việc để cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Giữa bộ phận kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với bộ phận kế toán khác có sự phối hợp chặt chẽ đồng bộ giúp cho công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thuận lợi hơn.
- Về tiêu thức phân bổ, hiện nay XN Chiến Thắng tiến hành phân bổ CPSXC, BHYT, BHXH, KPCĐ... cho từng loại sản phẩm hoàn thành trong tháng theo tiêu thức tiền lương sản phẩm là hợp lý. XN đã phân bổ từng khoản mục của loại sản xuất chung chi tiết từng tháng của từng hợp đồng, điều này đã giúp cho công tác tính giá thành được chính xác thuận tiện. Tạo điều kiện cho nhà quản lý nhìn rõ từng khoản mục chi phí trong từng tháng để có những quyết định nhanh chóng phù hợp.
- Sản phẩm của XN hiện nay bao gồm nhiều loại với khối lượng lớn. Do vậy đối tượng tính giá thành hiện nay được xác định là từng loại sản phẩm hoàn toàn hợp lý, đáp ứng được yêu cầu quản lý giá thành của XN.
+ Hạn chế
- Một là:Trích trước lương phép công nhân sản xuất
Đối với khoản chi phí phải trả, do tình hình nghỉ phép của công nhân sản xuất trong thời gian qua khá đều đặn giữa các tháng, quý trong năm nên XN không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân nghỉ phép. Tuy vậy cần xác định đây là hoạt động ngẫu nhiên phù hợp với kế hoạch cho công nhân nghỉ phép của XN. Mặt khác do đặc điểm sản xuất kinh doanh của XN là may mặc do vậy số lượng công nhân nữ chiếm đa số, vì vậy công nhân có nhiều dịp phải nghỉ và do dố cố sự ảnh hưởng đến CPSX giữa các kỳ.
- Hai là: Về sửa chữa TSCĐ
Hiện nay TSCĐ của XN đã được mua khá lâu nên cần sửa chữa thường xuyên và định kỳ. Nhưng hiện nay khoản chi phí này được kế toán tập hợp vào CPSXC của kỳ có phát sinh chi phí đó mà không phân biệt sửa chữa lớn hay nhỏ. Đây là điểm không hợp lý vì nó có thể dẫn tới sự biến động lớn về CPSX và giá thành sản phẩm trong kỳ.
- Ba là: Về kết toán chi phí trả trước
Đối với việc hạch toán chi phí điện năng, chi phí trả trước là chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh do còn phát huy tác dụng ở nhiều kỳ sau nên sẽ được phân bổ dần vào kỳ sau. Do vậy hiện nay chi phí điện năng là khoản chi phí phát sinh và phát huy tác dụng hết trong kỳ hạch toán vào chi phí trả trước là không đúng với nội dung của chi phí trả trước.
- Bốn là: Về công tác kế toán NVL nhận gia công
Hiện nay do khách hàng là Bộ Công An, XN chỉ quản lý trên các chứng từ giao nhận vật liệu, theo dõi về mặt số lượng chứ không theo dõi về mặt giá trị. Phương pháp hạch toán như trên dẫn đến toàn bộ phần nguyên vật liệu chính đưa đến chưa hạch toán trên tài khoản kế toán và chưa được phản ánh vào báo cáo kế toán do chưa sử dụng TK 002- Vật tư hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công. Như vậy việc không sử dụng TK 002 đã gây khó khăn cho việc quản lý NVL nhận gia công.
- Năm là: Về chi phí vận chuyển NVL
Đối với khoản chi phi NVL từ kho công ty đến kho XN, hoặc bốc dỡ từ kho xuống XN lại hạch toán vào TK 627.2 như vậy là chưa được chính xác.
- Sáu là: Về phân bổ chi phí liên quan
XN Hạch toán chi phí sản xuất chung quá chi tiết, điều này là rất tốt nhưng không cần thiết đối với những chi phí có giá trị nhỏ.
2. Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp CPSX và tính giá thành sản phẩm tại XN Chiến Thắng
Qua thời gian thực tập tại XN, trên cơ sở kiến thức đã tiếp thu ở trường, lớp, với yêu cầu của công tác quản lý hoạch toán CPSX và tính giá thành s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32442.doc