Luận văn Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

TÓM TẮT LUẬN VĂN

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 4

1.1. Lý luận chung về thuế thu nhập doanh nghiệp 4

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò thuế thu nhập doanh nghiệp 4

1.1.1.1. Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp 4

1.1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập doanh nghiệp 4

1.1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường: 6

1.1.2. Các quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 8

1.1.2.1. Phạm vi áp dụng thuế TNDN 8

1.1.2.2. Căn cứ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp 9

1.1.2.3. Đăng ký kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế TNDN: 15

1.1.2.4. Miễn thuế, giảm thuế TNDN: 16

1.2. Lý luận chung về kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp. 18

1.2.1. Nội dung kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp” 18

1.2.1.1. Nguyên tắc kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 18

1.2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thuế thu nhập doanh nghiệp 21

1.2.1.3. Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp 23

1.2.1.4. Trình bày thông tin liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo tài chính 28

1.2.2. Phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 29

1.2.2.1. Kế toán tổng hợp doanh thu, thu nhập, chi phí và xác định kết quả kinh doanh 30

1.2.2.2. Kế toán “Thuế thu nhập doanh nghiệp” và “Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành” 32

1.2.2.3. Kế toán “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả và tài sản thuế thu nhập hoãn lại” 34

1.3. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 12 “Thuế thu nhập” 34

1.3.1. Các loại chênh lệch tạm thời 35

1.3.2. Ghi nhận thuế thu nhập doanh nghiệp 35

1.3.3. Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính 36

Chương 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 37

2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử 37

2.1.1. Hệ thống chính sách tài chính về thuế thu nhập doanh nghiệp qua các giai đoạn lịch sử 37

2.1.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp qua các giai đoạn lịch sử 40

2.1.2.1. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trước khi có chuẩn mực kế toán số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp” 40

2.1.2.2. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp sau khi có chuẩn mực kế toán số 17 ”Thuế thu nhập doanh nghiệp” 42

2.2. Thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam 43

2.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu 46

2.2.2. Trình tự kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 49

2.2.2.1. Kế toán tổng hợp doanh thu và thu nhập khác 50

2.2.2.2. Kế toán chi phí hợp lý, hợp lệ được trừ để tính thu nhập chịu thuế.54

2.2.2.3. Kế toán thu nhập chịu thuế (lợi nhuận trước thuế) 65

2.2.2.4. Kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 65

2.2.2.5. Trình bày thông tin trên báo cáo tài chính 71

2.3. Đánh giá thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam. 71

2.3.1. Những thành quả đạt được trong lĩnh vực tài chính và kế toán đối với thuế thu nhập doanh nghiệp 71

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân 74

2.3.2.1. Đối với việc xây dựng khuôn khổ pháp lý tài chính, kế toán 74

2.3.2.1. Đối với việc thực hiện khuôn khổ pháp lý tài chính, kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam 76

Chương 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 81

3.1. Sự cần thiết và yêu cầu hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam. 81

3.1.1. Sự cần thiết hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam. 81

3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện kế toán thuế TNDN trong các doanh nghiệp Việt Nam 82

3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam. 84

3.2.1. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý đối với kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp 84

3.2.2. Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam 86

3.2.2.1. Giải pháp hoàn thiện phương pháp kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam 86

3.2.2.2 Giải pháp hoàn thiện thông tin về thuế thu nhập doanh nghiệp trên báo cáo tài chính 104

3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam. 105

3.3.1. Về phía Nhà nước: 105

3.3.2. Về phía doanh nghiệp: 107

KẾT LUẬN 110

 

 

doc117 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6637 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực hiện đúng chế độ chính sách quy định đối với Nhà nước và người lao động cụ thể như sau: Phòng Kinh doanh xăng dầu, Phòng Kinh doanh tổng hợp; Phòng Kế toán - Tài chính; Phòng Quản lý kỹ thuật; Phòng Tổ chức lao động - Tiền lương; Phòng Hành chính quản trị. Tổ chức công tác kế toán của công ty Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam thuộc Bộ Thương mại. Công ty có tổ chức công tác kế toán theo hình thức vừa tập trung vừa phân tán, việc tổ chức công tác kế toán tại Công ty xăng dầu Nghệ tĩnh dựa trên sự phân cấp quản lý đối với các đơn vị phụ thuộc. Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh là một đơn vị hạch toán kế toán độc lập, vì thế bộ máy kế toán của Công ty tương đối hoàn thiện, phù hợp với tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức bộ máy kế toán được mô tả: KẾ TOÁN TRƯỞNG PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN (KẾ TOÁN TỔNG HỢP) PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN XDCB, TSCĐ KTOÁN KHO HÀNG, CÔNG NỢ NỘI BỘ NGÀNH KTOÁN TIÊU THỤ CÔNG NỢ KHÁCH HÀNG KẾ TOÁN CÔNG CỤ DỤNG CỤ VTƯ N. BỘ KẾ TOÁN CHI PHÍ SX KD KẾ TOÁN THANH TOÁN T.MẶT THỦ QUỸ KẾ TOÁN CÁC CỬA HÀNG XĂNG DẦU KTOÁN THANH TOÁN TIỀN GỬI NGÂN HÀNG Sơ đồ 1.5: Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh * Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm chung trước Giám đốc Công ty, Tổng Công ty, Nhà nước về việc thực hiện chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của phòng theo quy định. Chỉ đạo hướng dẫn các thành viên của phòng Kế toán Công ty, kế toán các đơn vị trực thuộc Công ty thực hiện đúng Chế độ kế toán, Chính sách thuế, thống kê và các công văn hướng dẫn của Tổng Công ty. * Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: có nhiệm vụ tính toán và phân phối kết quả sản xuất kinh doanh, thanh toán với Ngân sách Nhà nước. Phân tích các hoạt động kinh tế, xây dựng kế hoạch tài chính tổng hợp và kế hoạch nộp Ngân sách Nhà nước của toàn Công ty. * Phó phòng kế toán kiêm kế toán đầu tư xây dựng cơ bản: có nhiệm vụ lập kế hoạch cân đối vốn đầu tư, sử dụng vốn đầu tư, kế toán nguồn vốn, tài sản cố định. Theo dõi tình hình sử dụng đất đai, kê khai, quyết toán tiền thuê đất và tính toán phân bổ hợp lý tiền thuê đất vào chi phí kinh doanh. Khái quát chung về Công ty cổ phần xây dựng số 6 Công ty cổ phần xây dựng số 6 là một công ty xây lắp có gần 50 năm kinh nghiệm xây dựng và phát triển. Uy tín của Công ty đã được khẳng định vững chắc trên thị trường xây dựng cơ bản và sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn các tỉnh miền trung. Công ty cổ phần xây dựng số 6 là một doanh nghiệp nhà nước hạng 1, là đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty xây dựng Hà Nội. Tiền thân của Công ty cổ phần xây dựng số 6 là Công ty kiến trúc Vinh được thành lập theo Nghị định số 230 BKT- TCCB ngày 31 tháng 8 năm 1958 của Bộ xây dựng. Công ty xây dựng số 6 hiện là doanh nghiệp kinh doanh nhiều ngành nghề gồm: Xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng; Xây dựng các công trình giao thông; Xây dựng các công trình thuỷ lợi; Xây dựng, lắp đặt các đường dây trạm biến áp đến 35 KV; Sản xuất, mua bán các loại vật liệu xây dựng; Thiết kế, thí nghiệm, tư vấn xây dựng; Kinh doanh nhà ở; Sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn; Kinh doanh xăng dầu Hiện nay, công tác kế toán của Công ty xây dựng số 6 từ hệ thống chứng từ, tài khoản, đến bộ sổ kế toán được áp dụng thực hiện theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Thông tư hướng dẫn thực hiện. Các chứng từ kế toán được lập theo đúng biểu mẫu in sẵn của Bộ Tài chính xuất phát từ đặc điểm sản xuất kinh doanh, mục tiêu đáp ứng tốt nhất yêu cầu nâng cao hiệu quả quản lý. 2.2.1. Tổ chức hạch toán ban đầu Tại các DN hạch toán kế toán thuế TNDN theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, thuế TNDN được hạch toán theo năm. Thuế TNDN được xác định như sau: Thuế TNDN phải nộp = Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (I) x thuế suất thuế TNDN (II) Trong đó: (I) Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh + Lợi nhuận khác LN thuần từ HĐKD = Lợi nhuận gộp + Doanh thu HĐTC - Chi phí HĐTC - Chi phí bán hàng - Chi phí QLDN Lợi nhuận gộp = Doanh thu hàng bán - Các khoản giảm trừ DT - Giá vốn hàng bán (II) thuế suất thuế TNDN áp dụng chung có các doanh nghiệp là 28%. Vào đầu niên độ kế toán các DN căn cứ vào tình hình thực hiện doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm trước cũng như kế hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm nay tự lập tờ khai thuế TNDN nộp lên cơ quan thuế quản lý (Cục Thuế Nghệ An) Được thể hiện tại bảng 2.1: Tờ khai thuế TNDN năm 2007 của Công ty XD Nghệ Tĩnh Được thể hiện tại bảng 2.2: Tờ khai thuế TNDN năm 2007 của Công ty CP xây dựng số 6. Căn cứ vào tờ khai đã gửi đến Cục Thuế Nghệ An, hàng quý các DN tự tạm nộp thuế (có thể nộp 1 quý hoặc cả năm) vào NSNN số liệu đã kê khai. Nếu DN nộp bằng tiền mặt thì kế toán phải lập Giấy nộp tiền vào NSNN bằng tiền mặt theo mẫu quy định của Bộ Tài chính. Nếu DN nộp bằng chuyển khoản thì kế toán phải lập Giấy nộp tiền vào NSNN bằng chuyển khoản theo mẫu quy định của Bộ Tài chính. Để xác định được thu nhập chịu thuế, thuế TNDN phải nộp trong kỳ và bù trừ với số đã tạm nộp, kế toán cần tập hợp được tổng doanh thu chịu thuế trong kỳ, tổng chi phí hợp lý, hợp lệ theo quy định và thu nhập khác trong kỳ. Tuỳ theo DN hạch toán theo chế độ kế toán nào, hoạt động SXKD trong lĩnh vực gì thì chứng từ và cách hạch toán tương ứng. Tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh Chứng từ để xác định tổng doanh thu chịu thuế trong kỳ bao gồm: doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác: Đối với doanh thu bán hàng chứng từ là các hoá đơn tài chính do Công ty tự phát hành (Tự in) có đăng ký với Cục Thuế Nghệ An. Được thể hiện tại bảng 2.3. Hoá đơn GTGT của Công ty XD Nghệ Tĩnh phát hành Để phát hành hoá đơn thì căn cứ vào từng phương thức bán hàng cụ thể và Công ty chỉ phát hành hoá đơn khi xác định chắc chắn có doanh thu. Doanh thu hoạt động tài chính là các khoản lãi tiền gửi tại Ngân hàng nơi DN mở tài khoản thanh toán. Chứng từ để tập hợp doanh thu hoạt động tài chính là các giấy báo có của Ngân hàng. Doanh thu khác là bộ phận doanh thu phát sinh ngoài hai loại doanh thu trên. Doanh thu khác phát sinh không thường xuyên, ví dụ như thanh lý tài sản, thu hồi các khoản nợ khó đòi...chứng từ để tập hợp doanh thu khác là hoá đơn của đơn vị phát hành cho khách hàng, các chứng từ khác.. Chứng từ để tập hợp chi phí hợp lý, hợp lệ tại Công ty bao gồm: Giá vốn hàng bán, CP bán hàng và QLDN, CP tài chính, CP khác. Chứng từ để tập hợp chi phí giá vốn hàng bán là hoá đơn bán hàng để xác định số lượng hàng đã bán, giá hạch toán do Công ty ban hành và xử lý chênh lệch giữa giá mua và giá hạch toán theo Công văn số 70/XD-TCKT của Tổng Công ty ngày 14/01/2004 về việc hướng dẫn xác định giá trị tồn kho cuối kỳ. Chứng từ để tập hợp chi phí bán hàng và QLDN là các hoá đơn chứng từ liên quan tới 17 khoản mục chi phí của Công ty. Chứng từ để tập hợp chi phí tài chính, CP khác là các bảng tính lãi vay của Ngân hàng hay cá nhân; hoá đơn hàng hoá mua vào, bảng kê thanh toán.. Tại Công ty cổ phần xây dựng số 6 Chứng từ để xác định tổng doanh thu chịu thuế trong kỳ bao gồm: doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác: Đối với doanh thu bán hàng chứng từ là các hoá đơn tài chính do Công ty phát hành theo mẫu của Bộ Tài chính Được thể hiện tại bảng 2.4. Hoá đơn GTGT của Công ty cổ phần xây dựng số 6 Là công ty xây dựng nên để có thể phát hành hoá đơn cho chủ đầu tư thì cần phải căn cứ khối lượng công việc đã được hai bên nghiệm thu thể hiện trên bảng quyết toán khối lượng công việc hoàn thành, bảng tổng hợp kinh phí quyết toán. Tại Công ty CP xây dựng số 6 việc phát hành trả cho chủ đầu tư chỉ được thực hiện sau khi đã thanh toán đầy đủ tiền theo khối lượng công việc thực hiện theo quyết toán, nghiệm thu của hai bên và đã có phiếu giá. Đối với doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác chứng từ là các giấy báo có của Ngân hàng và các hoá đơn tài chính do Công ty tự phát hành cho khách hàng hay các chứng từ khác. Chứng từ để tập hợp chi phí hợp lý, hợp lệ bao gồm: nhiều loại khác nhau liên quan đến nhiều loại chi phí khác nhau phát sinh trong kỳ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí sản xuất chung, CP sử dụng máy thi công, CP hoạt động tài chính, CP quản lý DN. 2.2.2. Trình tự kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp Như trên đã trình bày thuế TNDN trong các DN Việt Nam (gồm DN lớn và DNNVV) được xác định trên cơ sở thu nhập chịu thuế (tổng lợi nhuận kế toán trước thuế) và thuế suất thuế TNDN. Trong đó, thu nhập chịu thuế được xác định bằng doanh thu trừ chi phí hợp lý, hợp lệ cộng thu nhập khác. Do vậy, để có thể hiểu được kế toán thuế TNDN tại các DN hạch toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC và Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, trước hết cần phải tìm hiểu kế toán doanh thu, chi phí, thu nhập khác có ảnh hưởng như thế nào đến thuế TNDN. 2.2.2.1. Kế toán tổng hợp doanh thu và thu nhập khác Doanh thu và thu nhập khác trong các DN bao gồm ba bộ phận: Doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ; doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Kế toán doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ Đối với mỗi DN hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, hạch toán theo các chế độ kế toán khác nhau thì kế toán doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ cũng khác nhau. Tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh Doanh thu bán hàng của công ty bao gồm: Doanh thu bán hàng trực tiếp; Doanh thu bán hàng nội bộ. Doanh thu bán hàng trực tiếp - Xuất bán buôn trực tiếp cho các hộ Công nghiệp, xuất bán cho các đại lý bán lẻ. Kế toán căn cứ vào hoá đơn GTGT, thông báo chấp nhận thanh toán, phiếu thu hoặc giấy báo có của Ngân hàng để hạch toán, lập sổ. - Xuất bán tái xuất cho nước bạn Lào: Kế toán bán hàng căn cứ vào Hoá đơn GTGT xuất bán thu ngoại tệ nhập để hạch toán, lập sổ. - Xuất bán lẻ: Căn cứ vào các hoá đơn GTGT bán lẻ nhập để hạch toán, lập sổ. Kế toán doanh thu nội bộ Doanh thu nội bộ thể hiện giá trị hàng hoá mà công ty xuất bán cho các đơn vị trực thuộc Tổng Công ty xăng dầu, là căn cứ để xác định thuế GTGT đầu ra cho Công ty và thuế GTGT đầu vào ở các đơn vị đó. Căn cứ vào các chứng từ, hoá đơn trên để kế toán lập sổ kế toán chi tiết và sổ kế toán tổng hợp (Sổ cái các tài khoản) sau: Ví dụ 2.1a: Tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh căn cứ vào hoá đơn GTGT số 239128 ngày 01/12/2006. (Được thể hiện tại bảng 2.3.) Nợ TK 131 1.071.000 Có TK 5111 928.182 Có TK 33311 92.818 Có TK 33319 50.000 Cuối niên độ kế toán, căn cứ số liệu tập hợp được trên TK5111 kế toán kết chuyển sang TK911 để xác định doanh thu tiêu thụ trong kỳ theo định khoản: Nợ TK 5111 928.182 Có TK911 928.182 Được thể hiện tại bảng 2.5 Trích sổ cái TK5111 Được thể hiện tại bảng 2.6 Trích sổ cái TK911 Tại Công ty cổ phần xây dựng số 6 Khi Công ty trúng thầu thi công một công trình nào đó. Chủ đầu tư và Công ty sẽ tiến hành ký hợp đồng kinh tế với các điều khoản rõ ràng về thời gian bắt đầu thi công, nội dung công việc thực hiện, phương thức thanh toán... Căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với chủ đầu tư, việc thi công, thanh toán sẽ được thực hiện theo tiến độ công trình và theo điều khoản đã ký kết. Khi công trình, hạng mục công trình được nghiệm thu theo từng giai đoạn, từng đợt hoặc từng phần việc hoàn thành giữa đơn vị mình với chủ đầu tư đã được tất cả các bộ phận của hai bên phê duyệt, căn cứ vào đề nghị của chủ đầu tư, kế toán kiểm tra lại xem tiến độ thanh toán của chủ đầu tư đúng theo nội dung đã được quyết toán. Đối với các công trình, hạng mục công trình có giá trị ít thì thường quyết toán một lần khi công trình hoàn thành bàn giao. Đến khi đó kế toán mới viết hoá đơn 1 lần toàn bộ giá trị công trình theo quyết toán được hai bên phê duyệt và phiếu giá khối lượng hoàn thành để chuyển trả cho chủ đầu tư. Toàn bộ bản quyết toán khối lượng công việc hoàn thành, hoá đơn GTGT của từng công trình, hạng mục công trình được kế toán lưu thành một bộ làm căn cứ để xác định doanh thu tiêu thụ trong kỳ. Căn cứ vào tổng giá trị trên hoá đơn xuất bán trả cho chủ đầu tư, kế toán vào sổ nhật ký chung, sổ cái các tài khoản theo định khoản sau: Ví dụ 2.1b: Tại Công ty cổ phần xây dựng số 6 căn cứ vào hoá đơn GTGT số 2135 ngày 15/11/2006. (Được thể hiện tại bảng 2.4.) Nợ TK 131 6.996.574.000 Có TK 5111 6.663.403.809 Có TK 33311 333.170.191 Cuối niên độ kế toán, căn cứ số liệu tập hợp được trên TK5111 kế toán kết chuyển sang TK911 để xác định doanh thu tiêu thụ trong kỳ theo định khoản: Nợ TK 5111 6.663.403.809 Có TK911 6.663.403.809 Được thể hiện tại bảng 2.7 Trích sổ Nhật ký chung Được thể hiện tại bảng 2.8 Trích sổ cái TK5111 Được thể hiện tại bảng 2.9 Trích sổ cái TK911 Phản ánh trên TK5111 là doanh thu hàng hoá của đơn vị thực hiện trong kỳ. Hàng ngày khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến doanh thu, kế toán vẫn hạch toán bình thường để xác định doanh thu tiêu thụ cho từng tháng, quý. Nhưng đến cuối năm mới làm cơ sở để xác định thu nhập chịu thuế TNDN phải nộp trong năm. Kế toán doanh thu hoạt động tài chính Tại công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh chủ yếu là bán xăng, dầu còn tại công ty CP xây dựng số 6 chủ yếu là nhận thầu xây dựng các công trình, hạng mục công trình. Qua khảo sát thực tế cho thấy các doanh nghiệp hạch toán doanh thu hoạt động tài chính thường là phần lãi số dư tài khoản ngân hàng ở những ngân hàng DN mở tài khoản. Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, kế toán căn cứ vào giấy báo có của Ngân hàng, để hạch toán theo định khoản sau: Ví dụ 2.2. Trong kỳ tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh có khoản lãi tiền gửi là 21.235.336 đồng theo báo cáo của ngân hàng, kế toán định khoản: Nợ TK 1121 21.235.336 Có TK 515 21.235.336 Căn cứ vào số liệu đã hạch toán, kế toán vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK 515. Được thể hiện tại bảng 2.10 Sổ cái TK 515 tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh Nghiệp vụ hoàn toàn tương tự đối với Công ty cổ phần xây dựng số 6. Được thể hiện tại bảng 2.11 Sổ cái TK 515 tại Công ty cổ phần xây dựng số 6 Cuối niên độ kế toán, căn cứ số liệu trên TK515 kế toán kết chuyển sang TK911 để xác định doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ theo định khoản: Nợ TK 515 21.235.336 Có TK911 21.235.336 Số liệu trên sẽ được cập nhật vào Nhật ký chung, sổ cái các tài khoản liên quan. Kế toán thu nhập khác Ngoài doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính tại các DN còn phát sinh một loại thu nhập khác là loại thu nhập phát sinh không thuộc hai loại trên. Loại thu nhập này phát sinh không thường xuyên và không liên quan đến hoạt động SXKD chính trong kỳ của DN. Liên quan đến thu nhập khác thường là không theo dự kiến của DN như thu thanh lý tài sản.. Khi phát sinh các khoản thu nhập khác, kế toán căn cứ vào biên bản định giá tài sản, biên bản đề nghị thanh lý tài sản... lập các chứng từ gốc thích hợp (phiếu thu hoặc giấy báo có ngân hàng) và định khoản: Ví dụ 2.3. Căn cứ phiếu thu số 36 ngày 12/11/2006 tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh thanh lý một chiếc xe Pazero, kế toán định khoản: Nợ TK 1111 110.000.000 Có TK 131 110.000.000 Căn cứ vào chứng từ xác định thu nhập khác, kế toán định khoản: Nợ TK 131 110.000.000 Có TK 711 100.000.000 Có TK 33311 10.000.000 Số liệu trên sẽ được kế toán cập nhật hàng ngày vào nhật ký chung, các số cái có liên quan. Được thể hiện tại bảng số 2.12 Sổ cái TK 711 tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh Được thể hiện tại bảng số 2.13 Sổ cái TK 711 tại Công ty cổ phần xây dựng số 6 Cuối niên độ kế toán, căn cứ số liệu trên TK711 kế toán kết chuyển sang TK911 để xác định tổng thu nhập khác trong kỳ theo định khoản: Nợ TK 711 160.000.000 Có TK911 160.000.000 2.2.2.2. Kế toán chi phí hợp lý, hợp lệ được trừ để tính thu nhập chịu thuế Qua khảo sát thực tế chi phí hợp lý, hợp lệ trong các doanh nghiệp được tính để loại trừ ra khỏi thuế TNDN bao gồm: Giá vốn hàng bán (chi phí sản xuất trong kỳ) Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí hoạt động tài chính Chi phí khác Tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh Kế toán giá vốn hàng bán Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Việc nhập xuất kho được ghi hàng ngày khi các nghiệp vụ phát sinh. Công ty xác định giá trị hàng xuất kho theo giá hạch toán. Giá trị hàng xuất kho được xác định như sau: Giá trị hàng xuất kho = Đơn giá hạch toán x Số lượng xuất kho. Đơn giá hạch toán = Tổng trị giá hàng nhập trong kỳ của mỗi mặt hàng Tổng lượng nhập trong kỳ của mỗi mặt hàng Đơn giá này được tính cho từng mặt hàng và từng tháng khác nhau. Như vậy mỗi mặt hàng, mỗi tháng có một đơn giá khác nhau. Hàng xuất bán của Công ty có thể là xuất bán trực tiếp cho khách hàng hoặc xuất điều động nội bộ ngành. Đơn giá trên được áp dụng để tính giá vốn cho lượng hàng xuất ở tất cả các phương thức. Kế toán lập bảng kê xuất kho hàng hoá, số liệu tính toán trên bảng kê căn cứ vào giá hạch toán. Căn cứ vào hoá đơn bán hàng, trên cơ sở lượng hàng hoá xuất bán kế toán xác định trị giá vốn hàng bán theo định khoản sau: Nợ TK 632 Có TK 156 Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, do giá xăng dầu thế giới không ổn định, Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam thông báo giá giao tại kho Công ty mỗi tháng 02 hoặc 03 kỳ giá. Để đảm bảo công tác hạch toán toàn Công ty, hàng kỳ Công ty ban hành đơn giá hạch toán nhằm thuận tiện trong việc hạch toán giá vốn cho hàng xuất bán, do vậy sẽ có sự chênh lệch giữa giá giao và giá hạch toán. Công ty sử dụng tài khoản 156121, 15622, 15652, 15682 để phản ánh chênh lệch này. Cuối tháng kế toán căn cứ vào Trị giá hàng nhập theo giá mua và Trị giá hàng nhập tính theo giá hạch toán theo từng kỳ kế toán xác định chênh lệch giữa giá mua và giá hạch toán, kế toán cập nhật vào máy theo định khoản: Nợ TK 1561, 1562, 1565, 1568 Trường hợp chênh lệch Có TK 3361 giá mua và giá hạch toán > 0 Nợ TK 3361 Trường hợp chênh lệch Có TK 1561,1562, 1565, 1568 giá mua và giá hạch toán < 0 Sau đó phân bổ chênh lệch này vào giá vốn hàng bán theo Công văn số 70/XD-TCKT của Tổng Công ty ngày 14/01/2004 về việc hướng dẫn xác định giá trị tồn kho cuối kỳ. - Nếu chênh lệch giá mua và giá hạch toán > 0. Theo tiêu thức phân bổ quy định, kế toán tính được số phân bổ tăng giá vốn để nhập dữ liệu vào máy theo định khoản sau: Nợ TK 632 Có TK 1561, 1562, 1565, 1568 -Nếu chênh lệch giá mua và giá hạch toán < 0. Theo tiêu chuẩn phân bổ kế toán tính được số được giảm giá vốn hàng bán để nhập vào máy theo định khoản sau: Nợ TK 1561, 1562, 1565, 1568 Có TK 632 Phương pháp hạch toán giá vốn được minh hoạ bằng ví dụ cụ thể như sau: Ví dụ 2.4: Căn cứ vào bảng kê nhập hàng hoá kế toán tính được đơn giá hạch toán của mặt hàng Xăng A92 trong tháng 12/2006 là: 8.765 đồng/lít. Ngày 31/10/2006 Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh xuất bán dầu DIESEL cho đơn vị nội bộ đó là Công ty xăng dầu Quảng Bình số lượng lít thực tế: 15.824 lít, thuế suất VAT:10%, đơn giá bán chưa có thuế GTGT: 7.339 đồng. Căn cứ vào Hoá đơn bán hàng số 03458 ngày 31/10/2006 kế toán định khoản: Nợ TK 6321: 2.861.062.535 đồng Có TK 1561: 2.861.062.535 đồng Căn cứ vào Bảng kê tổng hợp nhập giá vốn- giá mua Xăng A92 vào tháng 12/2006 của Công ty, kế toán xác định được chênh lệch giá mua lớn hơn giá hạch toán là: 558.562.006 đồng. Kế toán định khoản sau: Nợ TK 1561: 558.562.006 đồng Có TK 3361: 558.562.006 đồng Căn cứ vào lượng tồn kho cuối tháng, kế toán lập biểu tính chênh lệch giá vốn tồn kho nhập trước, xuất trước tháng 12/2006 của mặt hàng Xăng A92 và xác định được: - Giá trị tồn kho theo phương pháp Nhập trước, xuất trước = lượng tồn * giá nhập chuyến cuối : 594, 159 lít * 8.859 đồng = 5.263.654.581đồng. - Giá trị tồn kho theo sổ sách = lượng tồn * giá hạch toán: 594,159 lít * 8.765 đồng = 5.207.803.635 đồng. Vậy, chênh lệch tồn kho theo phương pháp nhập trước xuất trước và tồn kho theo sổ sách là : 5.263.654.581- 5.207.803.635 = 55.850.946 đồng. Từ đó, kế toán tính được số phân bổ chênh lệch giá mua và giá hạch toán để hạch toán tăng giá vốn: 558.562.006 - 55.850.946 =502.711.060 đồng. Kế toán nhập dữ liệu vào máy theo định khoản sau: Nợ TK 6321: 502.711.060 đồng Có TK 1561: 502.711.060 đồng Xem sổ 2. 14. Sổ cái TK 632111 quý 4/2006 tại Công ty Kế toán chi phí bán hàng và Quản lý doanh nghiệp Công ty xăng dầu Nghệ tĩnh là một doanh nghiệp thương mại, các chi phí phát sinh trong quá trình nhập, xuất, tồn chứa hàng hoá chủ yếu phục vụ mục đích kinh doanh (Bán hàng). Tại Công ty hàng kỳ phát sinh các khoản mục chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp được tập hợp và hạch toán trên tài khoản 641 (Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp). Xác định chi phí như sau: Căn cứ vào các phiếu chi, giấy báo nợ Ngân hàng, Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành, Bảng đăng ký TSCĐ và trích khấu hao TSCĐ, các hoá đơn tiền nước, điện, điện thoại. Bảng thanh toán tiền lương và thanh toán các khoản trích theo lương (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn)...vv Tập hợp các chi phí phát sinh tại các kho, các cửa hàng bán lẻ là chi phí bán hàng. Tập hợp các chi phí tại văn phòng Công ty (Chi nhánh) phục vụ công tác quản lý hành chính là chi phí quản lý. Song ở Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh nói riêng, ngành xăng dầu nói chung, việc tập hợp chi phí quản lý không hạch toán trên tài khoản 642 (Chi phí quản lý). Hàng kỳ để hạch toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp kế toán sử dụng TK 641: Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp. Trình tự kế toán chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp: Căn cứ vào đặc điểm về mô hình tổ chức kinh doanh, tính chất của mặt hàng kinh doanh xăng dầu và yêu cầu quản trị kinh doanh của ngành, chi phí bán hàng và quản lý tại Công ty xăng dầu Nghệ Tĩnh được hạch toán chi tiết theo 17 khoản mục chi phí: - Chi phí hao hụt. Được tính vào chí phí hao hụt bao gồm hao hụt theo dự kiến kế hoạch và số phát sinh ngoài dự kiến kế hoạch do các nguyên nhân khách quan. Xác định chi phí hao hụt trên cơ sở giá vốn Tổng công ty giao. Căn cứ vào lượng hàng được xuất hao hụt, Của hàng xăng dầu Trung tâm lập chứng từ xuất hao hụt cụ thể theo (Phụ lục số 2.14.) Hoá đơn kiêm phiếu xuất kho hao hụt trong tháng. - Chi phí tiền lương: Chi phí tiền lương kinh doanh xăng dầu được xác định trên cơ sở sản lượng thực hiện và đơn giá tiền lương do Tổng Công ty xăng dầu Việt nam giao cho Công ty xăng dầu Nghệ tĩnh theo kế hoạch kinh doanh hàng năm, đơn giá tiền lương Tổng Công ty giao theo số tuyệt đối. Trên cơ sở đơn giá tiền lương và doanh thu (Lãi gộp) của từng phương thức bán để xác định quỹ lương. Hàng kỳ kế toán căn cứ vào quyết toán lương do Phòng tổ chức LĐTL lập và hạch toán chi phí tiền lương theo từng loại hình kinh doanh. Cuối năm để hạch toán chi phí tiền lương Công ty lập Báo cáo quỹ lương. - Chi phí bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn: Chi phí bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là số tiền người sử dụng lao động phải đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế theo quy định của Nhà nước: Hàng tháng, khi tính, trích các khoản trên lương phải trả nhân viên bán hàng, quản lý theo qui định bao gồm BHXH (15%), BHYT (2%), KPCĐ (2%). Thanh quyết toán giữa Công ty và Bảo hiểm xã hội là cơ sở để hạch toán vào chi phí. - Chi phí công cụ, dụng cụ và bao bì: Công cụ, dụng cụ và bao bì là các loại tài sản dùng trong kinh doanh xăng dầu, các loại tài sản có giá trị nhỏ (Dưới 10.000.000 đồng) và thời gian sử dụng ngắn được xếp vào nhóm tài sản lưu động và được phân bổ vào chi phí 1 lần từ khi xuất ra sử dụng hoặc được phân bổ nhiều lần (50%, 30%...) tuỳ thuộc vào tính chất sử dụng của từng loại. - Chi phí khấu hao tài sản cố định : Chi phí khấu hao tài sản cố định là số tiền khấu hao trích theo quy định của những TSCĐ liên quan đến hoạt động SXKD. - Phương pháp xác định: Dựa vào chế độ khấu hao TSCĐ hiện hành của Bộ Tài chính quy định tại Quyết định số 206/QĐ-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính. Công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Hàng kỳ kế toán tính toán, xác định chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho hoạt động bán hàng, quản lý, Bảng tính khấu hao TSCĐ theo. - Chi phí sửa chữa TSCĐ: Chi phí sửa chữa TSCĐ bao gồm cả chi phí sửa chữa lớn TSCĐ và chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ, tức là tất cả các chi phí liên quan đến việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa ...TSCĐ đều được tập hợp vào khoản mục này. Theo chế độ tài chính hiện hành thì toàn bộ chi phí sửa chữa TSCĐ nhằm khôi phục năng lực của tài sản, được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ theo số phát sinh thực tế. Nếu chi phí sửa chữa phát sinh một lần quá lớn được phân bổ dần cho các kỳ tiếp theo. Đối với các TSCĐ đặc thù, việc sửa chữa lớn có tính chu kỳ như tàu biển, tàu sông, ... Phân bổ chi phí sửa chữa TSCĐ cho từng hoạt động kinh doanh, tương tự như phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ, cụ thể: Những TSCĐ dùng riêng biệt cho kinh doanh xăng dầu thì chi phí sửa chữa tập hợp và hạch toán trực tiếp vào

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trong các doanh nghiệp Việt Nam.doc
Tài liệu liên quan