Luận văn Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Thương mại – Vận tải – Du lịch Sài Gòn

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG 3

I. Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty 3

1. Khái niệm 3

2. Nhiệm vụ 4

II. Các hình thức trả lương, quỹ tiền lương và các khoản trích theo lương 5

1. Các hình thức trả lương 5

a) Hình thức trả lương theo thời gian 6

b) Hình thức trả lương theo sản phẩm 7

c) Hình thức trả lương theo chế độ khoán 9

2. Các khoản trích theo lương 10

a) Bảo hiểm xã hội (BHXH) 10

b) Bảo hiểm y tế (BHYT) 10

c) Kinh phí công đoàn (KPCĐ) 10

III. Thủ tục chứng từ và tài khoản sử dụng hạch toán 10

1. Thủ tục hạch toán 10

2. Tài khoản hạch toán 12

a) TK 334 “Phải trả công nhân viên” 12

b) TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” 13

3. Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 13

4. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân viên trực tiếp sản xuất 19

PHẦN II. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DU LỊCH SÀI GÒN 20

I. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương mại Du lịch Sài Gòn 20

1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 20

2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty 21

a) Chức năng 21

b) Nhiệm vụ 21

3. Quyền và nghĩa vụ của Công ty 21

4. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty 22

II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán ở Công ty TNHH Thương Mại Du lịch Sài Gòn 24

1. Tổ chức bộ máy kế toán và sổ kế toán 24

2. Một số đặc điểm chủ yếu của công tác kế toán tại Công ty 26

3. Chính sách kế toán tại công ty 26

III. Tình hình kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty TNHH Thương mại Du lịch Sài Gòn 28

1. Đặc điểm Tài sản cố định (TSCĐ tại Công ty) 28

2. Chứng từ kế toán sử dụng 29

3. Tài khoản kế toán sử dụng 29

4. Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 31

a) Phương pháp hạch toán tiền lương tại Công ty 31

b) Sơ đồ hạch toán tiền lương 31

c) Các khoản trợ cấp BHXH của Công ty 31

5. Hạch toán lao động 32

a) Hạch toán về số lượng lao động của Công ty 32

b) Hạch toán về thời gian lao động 32

6. Phương pháp tính lương và các khoản trích theo lương của công nhân viên tại công ty 33

a) Phương pháp tính lương cho công nhân viên thuộc khối sản xuất sản phẩm 33

b) Phương pháp tính BHXH, BHYT, khấu trừ vào lương của công ty 34

 

PHẦN 3: MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY 37

I. Đánh giá chung về công tác kế toán tại Công ty 37

II. Nhận xét chung về công tác hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương của công ty 37

1. Ưu điểm 37

2. Nhược điểm 38

3. Một số ý kiến đề xuất 38

Kết luận

 

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty TNHH Thương mại – Vận tải – Du lịch Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g, bảng phân bổ lương và các chứng từ khác kế toán ghi: Nợ TK 622: Lương phải công nhân sản xuất Nợ TK 627: Lương phải trả công nhân quản lý phân xưởng Nợ TK 641: Lương phải trả nhân viên bán hàng Nợ TK 642: Lương phải trả công nhân quản lý doanh nghiệp Nợ TK 241: Lương phải trả cho xây dựng cơ bản Có TK 334: Tiền lương phải trả cho công nhân viên b. Khi tính tiền thưởng cho công nhân viên trong tháng kế toán ghi: Nợ TK 642: Thưởng cho sáng kiến kỹ thuật Nợ TK 431: Nếu thưởng thường kỳ hoặc cuối niên độ Có TK 334: Phải trả công nhân viên c. Khi tính các khoản trích theo lương hoặc các khoản bị khấu trừ của công nhân viên vào lương kế toán ghi: Nợ TK 334: Khoản khấu trừ Có TK 141: Số tạm ứng trừ lương Có TK 138: Các khoản bồi thường vật chất Có TK 338: Các khoản phải thu thiệt hại d. Khi thanh toán tiền lương cho công nhân viên kế toán ghi: Nợ TK 334 Có TK 111, 112: Thanh toán bằng tiền mặt Có TK 512: Nếu trả bằng hàng hoá, thành phẩm Có TK 333(1): (nếu có) e. Hàng kỳ tính các khoản trích theo lương phải trả cho công nhân viên BHXH, BHYT, KPCĐ kế toán ghi: Nợ TK 622: Trích trên tiền lương của công nhân sản xuất Nợ TK 627: Trích trên tiền lương của quản lý phân xưởng Nợ TK 641, 642: Trích trên tiền lương nhân viên bán hàng, quản lý DN Có TK 338 (2, 3, 4) g. Khi tính các khoản BHXH, BHYT do người lao động nộp và doanh nghiệp nộp nợ trừ vào lương kế toán ghi: Nợ TK 334 Có TK 338 (2, 3, 4) h. Khi tính trợ cấp BHXH, phải trả công nhân viên do ốm đau thai sản kế toán ghi: Nợ TK 338(3) Có TK 334 i. Khi nộp các quỹ cho quản lý cấp trên kế toán ghi: Nợ TK 338 (2, 3, 4) Có TK 111, 112 j. Tiền ăn ca phải trả công nhân viên chức: Nợ TK 622, 627, 641, 642 Có TK 334 * Sơ đồ hạch toán tiền lương TK 154(2), 154 TK 334 TK 111, 112 Chi trả lương cho CN CNV TK 141, 138 Tính lương phải trả cho CNV Vào chi phí sản xuất Các khoản trừ lương CNV làm ngoài giờ TK 241 TK 333 Thuế thu nhập phải nộp tính trả vào lương Tiền lương phải trả CNV Trực tiếp thực hiện XD cơ bản TK 338 Khấu trừ vào lương Hoặc tiền lương CNV chưa lĩnh * Sơ đồ hạch toán thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ TK 111, 112 TK 3382, 3383, 3384 TK 622,627,641,642 Nộp BHXH, BHYT cho cơ quan quản lý Trích KPCĐ, BHXH, BHYT Theo tỷ lệ quy định 19% vào CP kinh doanh TK 334 BHXH Thực tế phải trả Bảng ngang 4. Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân viên trực tiếp sản xuất: - Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh đặc biệt với những hoạt động kinh doanh mang tính chất thời vụ, số lựng công nhân sản xuất nghỉ phép không đều đặn hoặc ngừng việc không đều giữa các tháng trong năm để đảm bảo nguyên tắc phù hợp doanh nghiệp phải tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép theo kế hoạch vào chi phí sản xuất kinh doanh để khỏi ảnh hưởng đến giá thành sản xuất. Mức trích trước tiền lương phép kế hoạch của CNTTSX = Tiền lương chính thực tế phải trả CNTTSX trong tháng = Tỷ lệ trích trước Trong đó: Tỷ lệ trích trước = Tổng số lương phép KH năm của CNTTSX x 100 Tổng số tiền lương chính KH năm của CNTTSX Trên thực tế, dựa vào kinh nghiệm nhiều năm, doanh nghiệp có thể tự xác định tỷ lệ trích trước tiền lương kế hoạch hợp lý. - Khi tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân viên trực tiếp sản xuất trong tháng. Nợ TK 622 Có TK 335 - Khi tính lương nghỉ phép thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất: Nợ TK 335 Có TK 334 * Phương pháp hạch toán TK 334 TK 335 TK 622 Lương phép thực tế phải trả công nhân sản xuất Chênh lệch tính trước lớn hơn thực tế Trích bổ sung PHẦN II THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG CỦA CÔNG NHÂN VIÊN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DU LỊCH SÀI GÒN I. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DU LỊCH SÀI GÒN. 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Theo quy định tại điều 28 của luật doanh nghiệp, Công ty TNHH Thương mại – Vận tải – Du lịch Sài Gòn đã lập sổ đăng ký thành viên với các nội dung sau: -Tên công ty : Công ty TNHH Thương mại – Vận tải – Du lịch Sài Gòn. - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số : 0102003333 do phòng ĐKKD – Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 08/04/1998. - Trụ sở giao dịch : 55 Kim đồng, phường Giáp Bát, Quận HBT, Hà Nội. - Vốn điều lệ : 9,895.000.000 ( chín tỷ tám trăm chín năm triệuđồng). - Công ty TNHH Thương mại – Vận tải – Du lịch Sài Gòn là một doanh nghiệp tư nhân, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, con dấu riêng và được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước và các ngân hàng theo quy định của nhà nước. Hoạt động trong cơ chế thị trường, công ty TNHH Thương mại – Vận tải – Du lịch Sài Gòn đã nhanh chóng đổi mới, nắm bắt dược các phương thức kinh doanh cho phù hợp với nền kinh tế thị trường. Chính vì sự năng động đó mà công ty đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển lớn mạnh, làm ăn có hiệu quả. Công ty không những thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước mà còn đảm bảo tốt đời sống cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty có đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng động được đào tạo chính quy, luôn tích cực rèn luyện phấn đấu nâng cao tay nghề. Cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế phát triển hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng phát triển của nhà nước, đồng thời hoà nhập với xu hướng thương mại hoá, toàn cầu hoá, công ty đã hoạch định và xây dựng mục tiêu, chiến lược phát triển trong các năm tới dựa trên cơ sở kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh. Trong nhưng năm qua công ty đẵ chú trọng tập trung thực hiện nguyên tắc bảo đảm ổn định việc làm cho công nhân, không ngừng nâng cao thu nhập, trang thiết bị phục vụ kinh doanh. 2.Chức năng, nhiệm vụ của công ty. a.Chức năng. Chuyên chở nguyên vật liệu, kinh doanh vận tải, giao nhận vận tải và môi giới vận tải. - Bán buôn, bán lẻ tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng. - Xây dựng các công trình dân dụng, công trình công nghiệp. - Xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, cầu cống và san lấp mặt bằng. - Kinh doanh vật liệu xây dựng, sản xuất cấu kiện bê tông đúc sẵn và gạch Blốc. -Trực tiếp nhập khẩu và nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư, nhiên liệu, vật liệu xây dựng và hàng tiêu dùng. - Kinh doanh khách sạn và du lịch. - Kinh doanh môI giới nhà đất b. Nhiệm vụ Nhiệm vụ chính của công ty là xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, xây dựng các công trình giao thông thuỷ lợi và cầu cống, san lấp mặt bằng, xây dưng công trình điện hạ thế, kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh khách sạn và du lịch, kinh doanh nhà đất, kinh doanh vận tải phục vụ cho việc chuyên chở vật liệu hoặc môi giới vận tảinhằm thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm, ổn định đời sống cho người lao động, tăng lợi tức cho các thành viên góp vốn, đống góp cho ngân sách nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh. 3. Quyền và nghĩa vụ của công ty. Công ty có quyền sử dụng vốn và các quỹ của công ty phục vụ cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh theo nguyên tắc bảo toàn và phát triển vốn, sản xuất kinh doanh có lãi, công ty được quyền lựa chọn, thuê mướn lao động, bố trí sử dụng lao động, lựa chọn các hình thức trả lương trên cơ sở hiệu quả sản xuất kinh doanh. Có các quyền khác của người sử dụng lao động, theo quy định của bộ luật lao động và các quy định của pháp luật. - Công ty có nghĩa vụ kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký, chịu trách nhiệm trước các thành viên góp vốn về kết quả sản xuất kinh doanh. Chịu trách nhiệm trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm, dịch vụ do công ty thực hiện. Công ty thực hiện nghĩa vụ với người lao động theo quy định của luật lao động, thực hiện quyết định của nhà nước về bảo vệ tài nguyên môi trường và công tác phòng cháy chữa cháy. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế và trích nộp ngân sách nhà nước. 4.Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty. P.tổ chức- hành chính P.kế hoạch kỹ thuật P.kế toán P.tài vụ P.kinh doanh Phó giám đốc Giám đốc Sơ đồ 1. Phân xưởng 2 Phân xưởng 1 Xưởng sửa chữa Nguồn : Công ty TNHH thương mại – Vận tải – Du lịch Sài Gòn. Qua sơ đồ ta thấy bộ máy quản lý của công ty đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban, các chi nhánh của công ty đảm bảo cho việc cung cấp thông tin nhanh, chính xác và xử lý kịp thời các thông tin đó tạo ra sự thông suốt trong công việc. Chứng năng, nhiệm vụ cụ thể như sau : - Giám đốc : là người đại diện cho các thành viên sáng lập, là người chịu trách nhiệm trước hoạt động kinh doanh của công ty, là người tổ chức nhân sự, đề bạt cán bộ, quyết định tiền lương, tiền thưởng. Giám đốc định hướng kinh doanh và quyết định các kế hoạch như: mở rộng mạng lưới kinh doanh, tuyển nhân viên, quyết định đầu tư thêm máy móc trang thiết bi sản xuấtGiám đốc là người ký kết các hợp đồng kinh tế trong tầm vĩ mô, duyệt phiếu thu- chi, quyết toán các hoạt động xúc tiến hỗ trợ kinh doanh. - Phó giám đốc: là người giúp việc cho giám đốc trong việc kinh doanh. Trực tiếp chỉ đạo các hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm trước giám đốc về các việc diễn ra thường xuuyên tại công ty. Thay mặt giám đốc được uỷ quyền ký kết các hợp đông kinh tế xây dựng. - Phòng tổ chức hành chính : tham mưu cho giám đốc về công tác quản lý văn phòng hội họp, văn thư lưu trữ, trang thiết bị văn phòng, thông tin liên lạcquản lý về nhân lực trong công ty. - Phòng kinh doanh : căn cứ kế hoạch trung của công ty, lập kế hoạch thực hiện thăm dò thị trường. Tư vấn cho giám đốc về khả năng nhà thầu, khối lương công trình thực hiện. Thiết lập các chính sách về giá, hợp đồng với các đơn vị. Báo cáo trước giám đốc về kế hoạch cung cấp hàng hoá, giữ gìn bí mật sản xuất kinh doanh của công ty trước các đối tác khác. Đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra. - Phòng kế toán : Có nhiệm vụ tổ chức và hạch toán kinh doanh của toàn công ty. Phân tích hoạt động kinh tế, kiểm tra kịp thời, chính xác tài sản và nguồn vốn của công ty. Có nhiệm vụ quan trọng trong việc tạo vốn cũng như sử dụng vốn có hiệu quả. Phân tích hoạt động kinh doanh, chịu trách nhiệm trước giám đốc và nhà nước. - Phòng tài vụ : Có nhiệm vụ tổng hợp các sổ kế toán kiểm tra lại, đánh giá tình hình tài chính của công ty qua các năm. - Phòng kế hoạch kỹ thuật : tổ chức phân giao nhiệm vụ tới các đội sản xuất, kiểm tra kỹ thuật và chất lượng của công tác xây dựng theo thiết kế của chủ đầu tư. Tổ chức giám sát kiểm tra chất lượng từng công việc, từng hạng mục công trình. Thanh quyết toán kịp thời bàn giao công trình dưa vào sử dụng. Tổ chức đấu thầu theo đúng quy định, trình tự đấu thầu của nhà nước, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công việc được giao. - Phân xưởng 1, phân xưởng 2, phân xưởng sửa chữa : có nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu về quản lý cũng như sản xuất do phòng kế hoạch kỹ thuật đưa ra. Các phòng ban trong công ty đều có chức năng riêng biệt nhưng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và đều chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc tạo nên một chuỗi mắt xích trong guồng máy hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Và cái đích cuối cùng trong guồng máy đó là lợi nhuận, là sự cạnh tranh và phát triển của công ty. II. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN Ở CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – VẬN TẢI – DU LỊCH SÀI GÒN. 1.Tổ chức bộ máy kế toán và sổ kế toán. Hạch toán kế toán là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế tài chính, đảm nhiệm hệ thống thông tin có lợi cho quyết định kinh tế. Vì vậy kế toán có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính doanh nghiệp. Từ đặc điểm công việc và nhiệm vụ của công ty như trên, công ty chọn phòng kế toán theo dõi tất cả các hoạt động thu chi tài chính, thực hiện toàn bộ công tác hạch toán từ việc xử lý chứng từ đến việc lập các báo cáo tài chính. Kế toán doanh thu Kế toán trưởng P. P Kế toán kiêm kế toán tổng hợp Kế toán tiền mặt phải thu phải trả Kế toán thanh toán Kế toán NVL chi phí và xác định giá thành sản phẩm Kế toán tiền lương Thủ quỹ Ghi chú : : Quan hệ chỉ đạo : Quan hệ đối chiếu Về nguyên tắc, cơ cấu bộ máy kế toán được tổ chức theo từng phần kế toán riêng. Tại công ty mỗi nhân viên đảm nhận một phần công việc đúng theo nguyên tắc. Cơ cấu bộ máy kế toán cụ thể như sau : - Kế toán trưởng : là người phụ trách chung toàn bộ công việc, hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra hoạt động của các nhân viên kế toán. Có nhiệm vụ theo dõi tài sản cố định (TSCĐ) của công ty, tính khấu hao tăng giảm TSCĐ trong năm. Giúp ban giám đốc chỉ đạo toàn bộ công tác hạch toán tài chính kế toán tại công ty. - Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp : là người tổng hợp và phân tích tất cả các số liệu, báo cáo phần hành bộ phận kế toán cung cấp, lập cân đối theo dõi sổ sách. - Kế toán nguyên vật liệu chi phí và xác định giá thành sản phẩm : có nhiệm vụ theo dõi chi tiết các hợp đồng xây dựng. Theo dõi chi tiết dư nợ thường xuyên và thanh toán cho khách hàng. Tính hao hụt vật tư, thường xuyên đối chiếu số liệu với thủ kho. Theo dõi nhập xuất tồn kho theo nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, luân chuyển theo chi tiết chủng loại vật tư. - Kế toán thanh toán: theo dõi tình hình thu chi và thanh toán tiền mặt đối với các đối tượng. Lập hoá đơn chứng từ thanh toán. Báo cáo với lãnh đạo phòng, giám đốc xin thanh toán cho các nhân viên và khách hàng. Lập đầy đủ chính xác các chứng từ thanh toán người mua, người bán, thanh toán ngân hàng, thanh toán thuế - Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội (BHXH) : có nhiệm vụ tính ra lương, tiền thưởng và BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) phảI trả cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Cuối tháng lập bảng phân bổ tiền lương. - Thủ quỹ: quản lý tiền mặt, thực hiện thu chi tiền mặt, tiền gửi phát sinh trong và ngoài công ty, thường xuyên báo cáo tình hình tiền mặt tồn quỹ của công ty. 2.Một số đặc điểm chủ yếu công tác kế toán của công ty. - Chế độ kế toán : Công ty áp dụng chế độ kế toán của bộ tài chính ban hành theo quyết định số 1141/TC- QĐ- CĐKT. - Hình thức ghi sổ kế toán: là doanh nghiệp, phòng tài vụ của công ty có sự phân công rõ ràng. Hơn nữa trình độ của nhân viên kế toán khá đồng đều nên khi ghi sổ kế toán ở đây sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ. - Các chứng từ đang sử dụng tại công ty: + Chứng từ hàng tồn kho : phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu kiểm tra chất lượng, thẻ kho. + Chứng từ tiền tệ : phiếu thu, phiếu chi, giấy uỷ nhiệm chi, giấy đề nghị tạm ứng. + Hoá đơn giá trị gia tăng (GTGT). + Chứng từ tiền lương: bảng chấm công, phiếu làm thêm giờ, phiếu nghỉ BHXH + Chứng từ tài sản cố định : thẻ TSCĐ, sổ theo dõi TSCĐ tăng giảm, sổ theo dõi tính khấu hao. 3. Chính sách kế toán tại công ty. - Niên độ kế toán bắt đấu từ ngày 01 tháng 01, kế thúc vào ngày 31 tháng 12 dương lịch. - Kỳ lập báo cáo : Công ty tiến hành lập báo cáo tài chính theo tháng, quý, năm. - Kế toán hàng tồn kho : Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho. - Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng : công ty áp dụng phương pháp tính thuế khấu trừ. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: tiền việt nam - Vận dụng hệ thống tài khoản và chứng từ : công ty áp dụng hệ thống tàI khoản kế toán theo chế độ hiện hành gồm 9 loại trong ‘bảng cân đối kế toán” và một loại nằm ngoài bảng. Do yêu cầu quản lý của cơ quan chủ quản nên công ty chọn hình thức “ nhật ký chứng từ “ để thể hiện quá trính hạch toán của công ty. Sơ đồ luân chuyển ghi sổ kế toán theo hìng thức”Nhật ký chứng từ”. Chứng từ gốc và các bảng phân bố Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ ghi ké toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ cái Báo cáo tài chính : Ghi hàng ngày : : Đối chiếu, kiểm tra : Ghi cuối tháng 4.Một số chỉ tiêu kinh tế mà công ty đạt được. Công ty hạch toán độc lập, hoạt động kinh doanh với mục tiêu có lãi. Vì vậy qua các năm hoạt động, với sự nỗ lực của toàn công ty, công ty đã đạt được một số thành quả đáng khích lệ thông qua một số chỉ tiêu tài chính sau : Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 3 năm. (2001 – 2002 – 2003) Đơn vị : Triệu đồng Stt Chỉ tiêu Đơn vị 2001 2002 2003 1 Tổng doanh thu Triệu 12286 13428 14200 2 Tổng chi phí Triệu 11918 12999 13698 3 Giá trị nộp ngân sách Triệu 28,8 28,5 28 4 Lợi nhuận trước thuế Triệu 368 429 508 5 Lao động Người 120 145 152 6 Thu nhập bình quân Triệu 0,82 0,94 1 Là đơn vị kinh doanh còn trẻ, song công ty đã đạt hiệu quả kinh doanh tương đối cao trong 3 năm gần đây. Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – chi phí. III. TÌNH HÌNH KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI – VẬN TẢI – DU LỊCH SÀI GÒN. 1.Đặc điểm tài sản cố định tại công ty. - TSCĐ của công ty được hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung là chính. - Nguyên tắc đánh giá TSCĐ : theo nguyên giá và giá trị còn lại. - Phương pháp khấu hao : công ty áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. 2. Chứng từ kế toán sử dụng: - Bảng chấm công (Mẫu số 01-LĐTL) - Bảng thanh toán tiền lương (Mẫu số 02-LĐTL) - Bảng thanh toán BHXH (Mẫu số 04-LĐTL) - Các loại phiếu thu, chi, uỷ nhiệm chi 3. Tài khoản kế toán sử dụng - TK 334: Phải trả công nhân viên - TK 338: Phải thu, phải nộp khác + TK 3382: Kinh phí công đoàn + TK 3383: Bảo hiểm xã hội + TK 3384: Bảo hiểm y tế - TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp - TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Ngoài ra còn có các TK khác như: TK 111, 112 4. Phương pháp hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. a. Phương pháp hạch toán tiền lương tại Công ty. Hàng tháng kế toán tiến hành tổng hợp tiền lương và các khoản trích theo lương và phân bổ vào chi phí sản xuất, chi phí kinh doanh trong kỳ. - Tiền lương và các khoản trích theo lương của các công nhân viên ở xí nghiệp, phân xưởng được phân bổ vào TK 622 “chi phí công nhân trực tiếp”. - Đối với tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân viên các phòng ban quản lý được phân bổ vào TK 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp” * Trình tự hạch toán: Trong tháng 1/2004 công ty có các nghiệp vụ kinh tế về tiền lương và các khoản trích theo lương phát sinh như sau: Đơn vị: đồng Trong tháng Công ty tính lương và các khoản phụ cấp phải trả công nhân viên kế toán ghi: Nợ TK 622: 216.235.537 Nợ TK 627: 63.504.500 Nợ TK 642: 60.040.600 Nợ TK 641: 5.242.103 Có TK 334: 345.022.740 + Trong tháng Công ty trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. Căn cứ vào “ Bảng tổng hợp thanh toán lương” kế toán tiến hành trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí kinh doanh. Số tiền phải trích vào chi phí nhân công trực tiếp là: 120.000.000 x 19% = 22.800.000đ Số tiền phải trích vào chi phí quản lý là: 24.697.850 x 19% = 4692,591 Số tiền phải trích vào chi phí nhân công bán hàng là 1.853.915 x 19% = 352,243 Số tiền phải trích vào chi phí nhân công quản lý phân xưởng là 26.367.000 x 19% = 5.009.730 Trong đó trích BHXH là: 172.918.765 x 15% = 25.937.814 Trích BHYT là: 172.918.765 x 2% = 3.458.375 Trích KPCĐ là: 345.022.740 x 2% = 6.900.454 Kế toán ghi: Nợ TK 622: 24.724.710 Nợ TK 642: 5.752.480 Nợ TK 641: 420.007 Nợ TK 627: 5.399.446 Có TK 338: 36.296.643 (Có TK 3382: 6.900.454 Có TK 3383: 25.937.814 Có TK 3384: 3.458.375 Tháng 1/2004 Công ty đã nộp BHXH cho công ty BHXH kế toán ghi: Nợ TK 3383: 25.937.814 Có TK 112: 25.937.814 - Công ty đã nộp BHYT cho sở lao động thương binh và xã hội kế toán ghi: Nợ TK 3384: 3.458.375 Có TK 112: 3.458.375 - Công ty nộp KPCĐ cho công đoàn, kế toán ghi: Nợ TK 3382: 6.900.454 Có TK 112: 6.900.454 - Căn cứ vào “ Bảng thanh toán lương” và các khoản phụ cấp tháng 01/2004 kế toán ghi: Nợ TK 334: 345.022.740 Có TK 111, 112: 345.022.740 b. Sơ đồ hạch toán tiền lương. TK 111(1) TK334 TK 154(2), 154 Chi trả lương cho CBCNV tính lương phải trả cho CNV TK 141 Vào chi phí sản xuất Các khoản trừ lương CNV TK 241 TK 333 Thuế thu nhập phải nộp tính trả vào lương TK 338 Tiền lương phải trả CNV Khấu trừ vào lương hoặc tiền lương CNV chưa lĩnh trực tiếp thực hiện XDCB c. Các khoản trợ cấp BHXH ở Công ty. Các khoản trợ cấp BHXH là tổng số tiền trả cho người lao động khi họ bị ốm đau, tai nạn lao động. - Nội dung các khoản trợ cấp + Trợ cấp cho công nhân vien ốm đau, con ốm + Trợ cấp cho công nhân viên khi thai sản + Trợ cấp cho công nhân viên bị tai nạn lao động + Trợ cấp mất sức lao động, mất việc và tử tuất. - Tỷ lệ các khoản trích lương 20% BHXH = Lương cấp bậc + phụ cấp Trong đó: 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và 5% khấu trừ vào lương của công nhân viên. Riêng 2% KPCĐ được tính vào lương thực tế phải trả công nhân viên. VD: Các khoản khấu trừ vào lương của anh Nguyễn Văn Minh phòng kinh doanh tháng 01/2004 là: BHXH khấu trừ vào lương: 507.500 x 5% = 25.375đ BHYT khấu trừ vào lương: 507.500 x 1% = 5.075đ 5.Hạch toán lao động. a. Hạch toán về số lượng lao động của công ty. - Hạch toán về số lượng lao động của công ty đựơc thực hiện trên số danh sách lao động của công ty thuộc phòng tổ chức hành chính theo dõi. Qua sử dụng danh sách này công ty có thể theo dõi được tình hình biến động tăng, giảm số lượng lao động. Công ty cũng sử dụng các chứng từ liên quan để lập sổ danh sách lao động gồm : Quyết định tiếp nhận, quyết định chuyển công tác, hợp đồng lao động, quyết định thôi việc. b. Hạch toán về thời gian lao động . - Hạch toán thời gian lao động là hạch toán việc sử dụng thời gian lao động đối với từng công nhân viên ở từng bộ phận, tổ công tác. Trong công ty mỗi phòng ban, tổ sản xuất sử dụng bảng chấm công. Hàng tháng căn cứ vào để lập bảng chấm công là số ngày làm việc thực tế đồng thời căn cứ vào phiếu nghỉ BHXH, BHYT, phiếu nghỉ phép để tính lương. - Để có cơ sở tính lương cho công nhân viên, công ty quy định thời gian chấm công như sau : Hàng tháng lấy mốc từ ngày 01 đến ngày 31. Hàng ngày tổ trưởng các phòng ban hoặc người được uỷ quyền căn cứ vào tình hình thực tế để chấ công. Bộ phận gián tiếp của công ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian qua bảng chấm công thực tế. 6. Phưong pháp tính lưong và các khoản trích theo lương của công nhân viên tại công ty. a. Phương pháp tính lương. - Công ty áp dụng hình thức tính lương theo thời gian áp dụng với tất cả các công nhân viên trong công ty thuộc khối sản xuất. Thu nhập thường xuyên của cán bộ công nhân viên trong công ty gồm : lưong cơ bản, lương làm ca ba, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp lưu động và các khoản khác. Lưong cơ bản đựoc tính như sau : Lương cơ bản = Lương cấp bậc * Số ngày làm việc thực tế 22 ngày Hàng tháng kế toán căn cứ vào “Bảng chấm công’của các phòng ban, phân xưởng để tính lương trả cho công nhân viên. - Mức lương tối thiểu của công ty được thực hiện từ ngày 01/01/2004 là 290.000đ. - Việc trả lương cho công nhân viên được chia làm hai kỳ : + Kỳ 1 : tạm ứng. + Kỳ 2 : cuối tháng người lao động sẽ được lĩnh nốt phần còn lại sau khi đã trừ đi các khoản khấu trừ. - Phụ cấp làm thêm : áp dụng cho những công nhân viên phải làm thêm giờ ca ba, phụ cấp được áp dụng theo nghị dịnh 197/CP và thông tư hướng dẫn số 10/LĐTB – TT ngày 19/ 04/ 1994. Lương cơ bản* số giờ làm thêm*hệ số phụ cấp Tiền phụ cấp làm thêm = Tổng số giờ làm thêm theo quy định. Phụ cấp trách nhiệm = mức lương tối thiểu* hệ số phụ cấp (từ 0,2 đến 0,35 ). + Phụ cấp lưu động : Công ty áp dụng hệ số phụ cấp lưu động là 0,1. Phụ cấp lưu động = Mức lương tối thiểu * hệ số phụ cấp (0,1). Ví dụ : Anh Hoàng Đức Việt (Công nhân) Lương cơ bản = 290.000 x 2,55 = 739.500 Lương thời gian : 739.500 (Vì làm đủ ngày định mức trong tháng) Phụ cấp trách nhiệm : 739.500 x 0,32 = 147.900 Lương thực tế : 739.500 + 147.900 = 887.400 Ngoài ra Công ty có cách tính lương phải trả cho công nhân viên ở bộ phận quản lý như sau : Như ở trên đã nói hình thức trả lương theo thời gian được áp dụng cho cán bộ công nhân viên khối công ty và nhân viên quản lý, phục vụ khối xí nghiệp Thu nhập thường xuyên hàng tháng của cán bộ công nhân viên trong công ty bao gồm hai phần sau : + Phần I: Lương cơ bản + Phần II : Thu nhập ngoài lương cơ bản hay còn gọi là lương năng suất. Lương thực tế = Lương cơ bản + Lương năng suất - Lương cơ bản được tính như phần trên. - Lương năng suất được tính như sau : Lương năng suất hoàn toàn phụ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và được phân phối theo nguyên tắc : năng suất – chất lượng và hiệu quả công việc của từng người, chống phân phối bình quân, khuyến khích những người thực sự có tài năng, có trình độ chuyên môn cao làm việc có hiệu quả cho Công ty. Lương năng suất = lương cơ bản * hệ số lương năng suât * hệ số điều chỉnh. + Hệ số điều chỉnh được quy định như sau : Những năm gần đây hoạt động của Công ty khá có hiệu quả. Hàng năm Công ty đều làm ăn có lãi cho thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước. Công ty được phép sử dụng hệ số điều chỉnh tăng thêm trong khoảng từ 0 đến 1 tuỳ theo tình hình hoạt động của Công ty. Trong tháng 1/2004 hệ số điều chỉnh tăng thêm được quy định trong Công ty như sau : 1- Giám đốc Công ty 1 2- Phó Giám đốc Công ty 0,95 3 – Trưởng phòng các nghiệp v

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc8454.doc
Tài liệu liên quan