Hiện nay, Công ty vẫn chư¬a thực hiện lập Báo cáo lư¬u chuyển tiền tệ: Mẫu số B03 - DN.
Đồng thời theo đúng thời gian quy định, các Báo cáo này đư¬ợc gửi cho các nơi nh¬ư: Sở Tài chính Hà Nội, Cục thuế Hà Nội, Cục thống kê, Sở Công nghiệp Hà Nội.
Ngoài ra để phục vụ cho công tác quản lý và quản trị tài chính, hiện nay Công ty đang thực hiện lập các báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý nh¬ư:
+ Báo cáo nhanh tình hình tài chính đơn vị (gửi cho các Ngân hàng).
+ Báo cáo thống kê (gửi cho Cục Thống kê, Sở Công nghiệp Hà Nội).
+ Báo cáo nhanh kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị (chi tiết cho phòng xe đạp, phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu)
+ Báo cáo tổng hợp doanh thu và thuế GTGT năm.
106 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán TSCĐ hữu hình tại Công ty cổ phần LIXEHA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
công ty (nếu có).
- Quyết định sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty (nếu có).
- Các quyền và nhiệm vụ khác quy định tại Luật doanh nghiệp.
v Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty cổ phần LIXEHA, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền
lợi của công ty giữa hai nhiệm kỳ đại hội, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần LIXEHA là 3 năm.
Hội đồng quản trị của công ty cổ phần LIXEHA có 5 người, gồm chủ tịch và các thành viên.
Quyền và nhiệm vụ của Hội đồng quản trị:
- Quyết định chiến lược phát triển công ty.
- Quyết định phương án đầu tư.
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được được ghi trong sổ kế toán của công ty.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, các bộ phận trực thuộc công ty. Quyết định mức lương, tiền thưởng và lợi ích khác của cán bộ quản lý do Hội đồng quản trị bổ nhiệm.
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
- Trình báo cáo quyết toán hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.
- Kiến nghị mức cổ tức hoặc xử lý các khoản lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
- Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty, định giá tài sản góp vốn không phải là đồng Việt Nam, ngoại tệ chuyển đổi, vàng.
- Duyệt chương trình, nội dung, tài liệu, họp Đại hội đồng cổ đông, triệu tập Đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội cổ đông thông qua quyết định.
- Kiến nghị việc tổ chức lại hoặc giải thể công ty.
- Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của luật doanh nghiệp.
v Cơ cấu Ban giám đốc
Ban giám đốc gồm giám đốc và phó giám đốc.
- Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, trực tiếp điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Giám đốc do Hội đồng quản trị tuyển chọn, bổ nhiệm, bãi nhiệm và phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ được giao.
Giám đốc có quyền hạn và nhiệm vụ sau:
+ Quyết định về tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của Công ty.
+ Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của Công ty.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, cách chức.
+ Tuyển dụng, bố trí, sắp xếp lao động theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh phù hợp với bộ luật lao động.
+ Quyết định lương và phụ cấp (nếu có) đối với người lao động trong Công ty, kể cả cán bộ quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của giám đốc.
+ Có quyền kỷ luật, chấm dứt hợp đồng lao động, cho thôi việc đối với người lao động theo Bộ luật lao động.
+ Tổ chức công tác thống kê, kế toán, tài chính trong công ty, xây dựng báo cáo quyết toán hàng năm.
+ Giám đốc chịu sự quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị và chịu sự kiểm tra của ban kiểm soát Công ty.
+ Giám đốc được hưởng tiền lương, thưởng và các phụ cấp khác (nếu có) do Hội đồng quản trị quyết định.
+ Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp.
- Phó giám đốc: giám sát, bao quát toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh sự chỉ đạo của giám đốc, giúp giám đốc điều hành Công ty theo sự phân công và uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giám đốc phân công và ủy quyền, ký các văn bản theo chức năng và nhiệm vụ của mình.
v Các phòng ban
- Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu, đề đạt yêu cầu của cán bộ công nhân viên trong Công ty với lãnh đạo Công ty, có trách nhiệm giải quyết quan hệ đối nội, đối ngoại, tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, làm thủ tục cho các đoàn đi nước ngoài, khảo sát và ký kết hợp đồng, giải quyết các thủ tục hành chính phục vụ cho quản lý và các chế độ chính sách.
- Phòng kinh tế tài chính:
+ Thực hiện các chức năng về tài chính kế toán, thu nhập số liệu phản ánh vào sổ sách và cung cấp thông tin kịp thời, thống kê kế hoạch của công ty và toàn liên hiệp.
+ Đảm bảo thu chi tài chính theo đúng chế độ hiện hành của Nhà nước và các quy định nội bộ của Công ty như: đảm bảo trích nộp đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ quy định về thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước.
+ Đề xuất các biện pháp nhằm tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng nguồn vốn kinh doanh của Công ty.
+ Có nhiệm vụ huy động vốn kịp thời cho sản xuất xuất nhập khẩu, kiểm tra thanh quyết toán đảm bảo đồng vốn giúp cho giám đốc nắm rõ hơn tình hình sản xuất và hiệu quả của từng bộ phận trong Công ty.
- Phòng kỹ thuật và đầu tư: Có chức năng đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý chất lượng sản phẩm, có nhiệm vụ kiểm tra hàng xuất nhập khẩu, phối hợp các phòng và các đơn vị kinh doanh để kiểm tra và đánh giá hàng tồn kho để có biện pháp giải quyết kịp thời.
- Phòng xuất nhập khẩu: Làm thủ tục kinh doanh xuất nhập khẩu, thực hiện các nhiệm vụ xuất nhập khẩu. Xuất khẩu chủ yếu là xe đạp, nhập khẩu ô tô, săm lốp ô tô, các hạt nhựa, tổ chức khai thác quản lý hàng xuất nhập khẩu.
- Phòng kinh doanh vật tư: Chuyên nhập các loại sắt thép, nhôm, inox phục vụ cho sản xuất của ngành xe đạp, cụ thể:
+ Nhập theo đơn đặt hàng của xí nghiệp thành viên sản xuất phụ tùng xe đạp.
+ Nhập vật tư để bán lẻ.
+ Nhập ủy thác máy móc thiết bị.
- Phòng kinh doanh, sản xuất xe đạp và xưởng sản xuất: Sản xuất kinh doanh các loại mặt hàng xe đạp, phụ tùng xe đạp và các loại mặt hàng cơ khí. Bán buôn, bán lẻ và làm đại lý tiêu thụ sản phẩm cho các tổ chức kinh tế trong nước.
5. Bộ máy kế toán và tổ chức công tác kế toán tại Công ty
5.1. Bộ máy kế toán
5.1.1. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần LIXEHA được tổ chức khá khoa học và hợp lý, phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Chính điều này đã giúp cho việc phát huy đầy đủ vai trò của hạch toán kế toán trong quản lý kinh doanh và quản lý tài chính của Công ty hiện nay. Để phù hợp với quy mô, đặc điểm tổ chức bộ máy sản xuất kinh doanh của mình, Công ty áp dụng mô hình kế toán tập trung. Toàn bộ công tác kế toán của Công ty đều thực hiện tập trung tại phòng kế toán của Công ty. Các đơn vị trực thuộc, cụ thể là cơ sở dịch vụ ở 181 Nguyễn Lương Bằng và phân xưởng sản xuất tại Pháp Vân, không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ thực hiện hạch toán ban đầu, có nhiệm vụ thu thập, kiểm tra chứng từ và định kỳ gửi toàn bộ số chứng từ đó về phòng kế toán của Công ty. Phòng kế toán của Công ty tiếp tục kiểm tra xử lý chứng từ, ghi vào sổ sách tổng hợp chi tiết của các đơn vị phụ thuộc đó cùng với số liệu tại văn phòng trung tâm của Công ty để tập hợp thành số liệu chung của toàn Công ty.
Công ty cổ phần LIXEHA áp dụng mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung đã tạo điều kiện cho việc kiểm tra, chỉ đạo công tác kế toán được tập trung thống nhất. Kế toán trưởng chỉ đạo kịp thời công việc hạch toán tại các đơn vị trực thuộc Công ty, đồng thời cũng rất thuận lợi cho việc phân công, chuyên môn hóa các phần hành công việc cho nhân viên kế toán và cũng thuận lợi cho việc trang bị kỹ thuật tính toán và xử lý thông tin.
Hiện nay, công ty đã đưa máy vi tính vào hỗ trợ một số hoạt động như: lập bảng, biểu tổng hợp, lên các báo cáo kế toán... Với bộ máy kế toán gọn nhẹ, tổ chức khoa học và hợp lý, đảm bảo sự chỉ đạo tập trung của kế toán trưởng, với trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, xử lý thông tin, công tác kế toán của công ty đã góp phần không nhỏ vào việc quản lý, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty.
5.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận kế toán của Công ty
Sơ đồ 5. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của Công ty
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán TSCĐ kiêm kế toán thanh toán
Kế toán Ngân hàng kiêm thủ quỹ
Bộ phận kế toán các đơn vị trực thuộc
- Kế toán trưởng: Là người phụ trách, đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phát hiện kịp thời những bất hợp lý trong kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về mặt quản lý tài chính, thực hiện đầy đủ chức năng của Kế toán trưởng.
- Kế toán tổng hợp: là người lập Báo cáo quyết toán, vào sổ cái, theo dõi kết quả kinh doanh của các đơn vị trực thuộc, có nhiệm vụ tính thuế, công nợ nội bộ hàng tháng để nộp thanh toán và giúp kế toán trưởng lập Báo cáo quyết toán, đồng thời là người theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn vật tư.
- Kế toán ngân hàng kiêm thủ quỹ: Có nhiệm vụ phản ánh số hiện có, tình hình tăng giảm các khoản tiền vay, tiền gửi ngân hàng của Công ty và làm nhiệm vụ quản lý quỹ. Ngoài ra còn có nhiệm vụ tính lương cho cán bộ công nhân viên, thực hiện đầy đủ các nội quy và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công việc của mình.
- Kế toán tài sản cố định kiêm kế toán thanh toán: có nhiệm vụ căn cứ vào chứng từ gốc đã được giám đốc duyệt để viết phiếu thu, phiếu chi, phản ánh số hiện có và tình hình tăng giảm vốn của Công ty, theo dõi tài khoản tạm ứng, trích và lập quỹ khấu hao tài sản cố định của Công ty.
* Mối liên hệ giữa các bộ phận
Các phần hành kế toán có mối liên hệ qua lại với nhau, các phần hành kế toán thực hiện nhiệm vụ được giao một cách độc lập nhưng cùng phải tổng hợp số liệu cho kế toán tổng hợp, và đồng thời cũng phải đối chiếu qua lại với nhau giữa các bộ phận có liên quan. Kế toán tổng hợp có mối quan hệ trực tiếp với các phần hành kế toán riêng lẻ, kiểm tra giám sát các bộ phận kế toán, còn các bộ phận kế toán riêng lẻ thì cùng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kế toán trưởng chịu trách nhiệm điều hành tổ chức công tác kế toán tại Công ty.
5.2. Tổ chức công tác kế toán
5.2.1. Đặc điểm tổ chức bộ sổ kế toán
Để cho phù hợp với việc sản xuất kinh doanh của mình, công ty cổ phần LIXEHA đã sử dụng hai loại Sổ chi tiết và Sổ tổng hợp.
* Sổ chi tiết: Hiện nay Công ty đang sử dụng các loại sổ chi tiết sau:
+ Thẻ kho.
+ Sổ chi tiết vật tư, thành phẩm, hàng hóa.
+ Sổ tổng hợp N-X-T kho.
+ Sổ chi tiết thanh toán với người mua, người bán.
+ Sổ chi tiết tiền gửi, Sổ chi tiết giá vốn, sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết phí, Sổ quỹ tiền mặt.
* Sổ tổng hợp:
+ Các Bảng kê
+ Các Nhật kí chứng từ
+ Sổ cái tài khoản theo kiểu bàn cờ
Công ty cổ phần LIXEHA là một đơn vị sản xuất kinh doanh với quy mô lớn. Trong quá trình kinh doanh, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh thường xuyên, liên tục, đồng thời để phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh và để phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của từng nhân viên kế toán trong Công ty, Công ty đã vận dụng hình thức kế toán “Nhật ký chứng từ”.
Sơ đồ 6. Hình thức kế toán Nhật kí chứng từ
Chứng từ gốc và
các bảng phân bổ
Sổ KT
Bảng kê Nhật kí chứng từ chi tiết
Sổ cái Sổ tổng hợp
chi tiết
Báo cáo kế toán
Ghi chú: : ghi hàng ngày : ghi cuối tháng
: đối chiếu kiểm tra
Đối với phần hành kế toán TSCĐ, quy trình luân chuyển chứng từ được mô tả như sau:
Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
Chứng từ gốc
Báo cáo tài chính
NKCT số
5, 7, 9
Sổ cái TK 211, 214
Sổ (thẻ) chi tiết TSCĐ
Sổ TSCĐ
Sơ đồ 7. Quy trình luân chuyển chứng từ của kế toán TSCĐ hữu hình
Để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ, Công ty sử dụng các loại sổ sau:
Thẻ TSCĐ: Do kế toán TSCĐ lập cho từng đối tượng ghi TSCĐ của Công ty. Thẻ được lưu tại phòng kế toán trong suốt thời gian sử dụng TSCĐ. Các thẻ TSCĐ được sắp xếp một cách khoa học theo từng nhóm, loại TSCĐ và theo từng nơi sử dụng tạo điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm khi dùng thẻ.
Sổ đăng ký thẻ TSCĐ: Ngoài việc bảo quản thẻ TSCĐ, sau khi lập thẻ, kế toán đăng ký thẻ vào sổ đăng ký thẻ TSCĐ nhằm dễ phát hiện thẻ trong trường hợp thẻ bị thất lạc.
Sổ TSCĐ: Mỗi loại TSCĐ được dùng riêng một sổ hoặc một sổ trong sổ kế toán để theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn của các TSCĐ trong từng loại. Nếu mỗi loại TSCĐ có nhiều nhóm thì sổ được chia thành các thành phần để phản ánh các đối tượng ghi TSCĐ thuộc từng nhóm giúp cho việc sử dụng số liệu lập báo cáo định kỳ về TSCĐ được thuận tiện.
* Quy trình luân chuyển chứng từ của kế toán TSCĐ tại Công ty:
Khi có nghiệp vụ tăng TSCĐ, kế toán căn cứ vào các chứng từ (Biên bản giao nhận TSCĐ, Hoá đơn bán hàng) để lập thẻ TSCĐ theo từng đối tượng ghi TSCĐ, sau đó ghi vào sổ đăng ký thẻ TSCĐ rồi bảo quản thẻ. Đồng thời kế toán ghi vào sổ TSCĐ (phần ghi tăng TSCĐ).
Khi phát sinh nghiệp vụ giảm TSCĐ, kế toán căn cứ vào các chứng từ giảm TSCĐ (Biên bản thanh lý TSCĐ, Phiếu thu ) để ghi vào phần giảm TSCĐ trên thẻ TSCĐ liên quan. Đồng thời ghi giảm ở sổ đăng ký thẻ TSCĐ và lưu thẻ. Mặt khác, căn cứ vào các chứng từ liên quan để ghi vào phần giảm TSCĐ và xác định số khấu hao luỹ kế của TSCĐ giảm để ghi vào các cột liên quan trên sổ TSCĐ.
Căn cứ vào số liệu ghi trên bảng tính và phân bố khấu hao, nhân viên kế toán tổng hợp số khấu hao hàng năm của từng đối tượng ghi TSCĐ và xác định giá trị hao mòn cộng dồn để ghi vào phần liên quan trong thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ toàn Công ty.
5.2.2. Các chế độ và phương pháp kế toán áp dụng
* Chứng từ
Cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần LIXEHA sử dụng cả chứng từ bắt buộc và chứng từ hướng dẫn.
- Chứng từ về TSCĐ: biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ, thẻ TSCĐ, biên bản đánh giá lại TSCĐ.
- Chứng từ về lao động tiền lương: bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng, danh sách người lao động hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, bảng kê thanh toán làm thêm giờ, bảng thanh toán tiền ăn trưa.
- Chứng từ về hàng tồn kho: phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, biên bản kiểm kê vật tư, sản phẩm, hàng hóa...
- Chứng từ về tiêu thụ hàng hóa: hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, bảng kê bán cổ phiếu.
- Chứng từ về tiền tệ: phiếu thu, phiếu chi, giấy đề nghị tạm ứng, giấy đề nghị thanh toán tiền tạm ứng, giấy báo nợ, giấy báo có của ngân hàng, ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, séc...
* Hệ thống tài khoản, hệ thống báo cáo
- Hệ thống tài khoản Công ty sử dụng để ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được mở theo quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995. Ngoài ra, để phục vụ cho việc theo dõi chi tiết, phần lớn các tài khoản được mở thành tài khoản cấp II, cấp III chi tiết theo từng đối tượng.
Bên cạnh đó, trong quá trình kinh doanh, để phù hợp với đặc điểm tình hình sản xuất kinh doanh và để phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của từng nhân viên kế toán trong Công ty, Công ty đã sử dụng thêm các tài khoản chi tiết để theo dõi các hoạt động của Công ty. Cụ thể là:
+ Công ty sử dụng TK 156K (156 kho) và TK 156Q (156 quầy) để theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn hàng hóa tại kho hàng và quầy hàng của Phòng kinh doanh xe đạp.
+ Công ty sử dụng TK 112.2 để theo dõi khoản mục tiền ngoại tệ gửi Ngân hàng nhưng chi tiết cho từng Ngân hàng, đó là: TK 112.2 - NH TMCP Quân đội, TK 112.2 - NH TMCP Quốc tế, TK 112.2 - NHLD Lào Việt, TK 112.2 - NH Ngoại thương, TK 112.2 - NH công thương, TK 112.2 - NH Đầu tư và phát triển, TK 112.2 - NHNN & PTNT.
+ Công ty sử dụng TK 131 và TK 331 để theo dõi chi tiết tình hình thanh toán với người mua và người bán, nhưng hai tài khoản này được mở chi tiết cho từng đối tượng là khách hàng hoặc nhà cung cấp.
- Hệ thống báo cáo: Hàng quý, Công ty cổ phần LIXEHA phải lập và gửi báo cáo theo đúng quy định của Bộ tài chính cho các cơ quan có thẩm quyền. Các báo cáo của Công ty bao gồm:
Bảng cân đối kế toán (Mẫu B01- DN)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu B02 - DN)
Thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu B09 - DN)
Hiện nay, Công ty vẫn chưa thực hiện lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B03 - DN.
Đồng thời theo đúng thời gian quy định, các Báo cáo này được gửi cho các nơi như: Sở Tài chính Hà Nội, Cục thuế Hà Nội, Cục thống kê, Sở Công nghiệp Hà Nội...
Ngoài ra để phục vụ cho công tác quản lý và quản trị tài chính, hiện nay Công ty đang thực hiện lập các báo cáo định kỳ hàng tháng, hàng quý như:
+ Báo cáo nhanh tình hình tài chính đơn vị (gửi cho các Ngân hàng).
+ Báo cáo thống kê (gửi cho Cục Thống kê, Sở Công nghiệp Hà Nội).
+ Báo cáo nhanh kết quả sản xuất kinh doanh của các đơn vị (chi tiết cho phòng xe đạp, phòng kinh doanh, phòng xuất nhập khẩu)
+ Báo cáo tổng hợp doanh thu và thuế GTGT năm.
* Hàng tồn kho:
Công ty xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền, hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
* Phương pháp tính thuế GTGT: Công ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
* Kỳ kế toán: hàng quý Công ty phải lập và gửi các báo cáo tài chính cho cơ quan có thẩm quyền.
* Đơn vị tiền tệ sử dụng: Việt Nam đồng.
II. HẠCH TOÁN CHI TIẾT TSCĐ HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN LIXEHA
1. Phân loại TSCĐ hữu hình sử dụng
TSCĐ trong Công ty cổ phần LIXEHA rất đa dạng, có sự khác biệt về tính chất kỹ thuật, công dụng, thời gian sử dụng. Do vậy, phân loại TSCĐ theo những tiêu thức khác nhau là công việc hết sức cần thiết nhằm quản lý thống nhất TSCĐ trong Công ty và phục vụ phân tích đánh giá tình hình trang bị, sử dụng TSCĐ cũng như để xác định các chỉ tiêu tổng hợp liên quan đến TSCĐ. Ở Công ty cổ phần LIXEHA, phân loại TSCĐ là một trong những căn cứ để tổ chức kế toán TSCĐ.
1.1. Phân loại TSCĐ hữu hình theo hình thái biểu hiện
Đơn vị tính: đồng (tại ngày 31/12/2005)
Loại TSCĐ
Nguyên giá
Nhà cửa, vật kiến trúc
4.222.857.616
Máy móc thiết bị
579.881.735
Phương tiện vận tải
524.411.590
Tổng cộng
5.327.150.941
Biểu số 1. TSCĐ hữu hình phân loại theo hình thái biểu hiện
Cách phân loại này giúp cho các nhà quản lý biết Công ty có những loại TSCĐ nào, tỷ trọng từng loại TSCĐ chiếm trong tổng số tài sản. Điều này giúp cho Công ty quản lý, sử dụng TSCĐ có hiệu quả, hạch toán chi tiết cụ thể theo từng loại, từng nhóm TSCĐ và có phương pháp khấu hao thích hợp.
1.2. Phân loại TSCĐ hữu hình theo nguồn hình thành
TSCĐ hữu hình tại Công ty cổ phần LIXEHA được hình thành từ nguồn vốn tự bổ sung.
Đơn vị tính: đồng (tại ngày 31/12/2005)
Nguồn hình thành
Nguyên giá
Nguồn tự bổ sung
5.327.150.941
Biểu số 2. TSCĐ hữu hình phân loại theo nguồn hình thành
1.3. Phân loại TSCĐ hữu hình theo mục đích sử dụng
Theo cách phân loại này, TSCĐ của Công ty được chia thành: TSCĐ đang dùng và TSCĐ chờ thanh lý. Việc phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng sẽ cho thấy mức độ sử dụng TSCĐ có hiệu quả và hợp lý không, đồng thời đề ra các biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng những TSCĐ này.
Đơn vị tính: đồng (tại ngày 31/12/2005)
Tài sản
Nguyên giá
TSCĐ đang dùng
5.225.150.030
TSCĐ chờ xử lý
101.970.911
Tổng cộng
5.327.150.941
Biểu số 3: TSCĐ hữu hình phân loại theo mục đích sử dụng
2. Đánh giá TSCĐ hữu hình
2.1. Đánh giá nguyên giá TSCĐ hữu hình
Tại Công ty cổ phần LIXEHA, đánh giá nguyên giá TSCĐ là điều kiện cần thiết để xác định giá trị ghi sổ TSCĐ, trích khấu hao và phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ trong Công ty. TSCĐ ở Công ty chủ yếu là do mua sắm. Căn cứ các chứng từ có liên quan đến việc hình thành TSCĐ, Công ty thành lập ban kiểm nhận TSCĐ và lập biên bản giao nhận TSCĐ.
Để xác định giá trị ghi sổ cho TSCĐ, Công ty tiến hành đánh giá TSCĐ sau khi đưa TSCĐ vào sử dụng. Tùy từng loại TSCĐ mà có cách thức tính giá khác nhau.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm
=
Giá mua
+
Chi phí liên quan
-
Các khoản giảm trừ liên quan
Trong đó: Chi phí liên quan bao gồm chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử... Các khoản giảm trừ bao gồm các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá, các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại).
Ví dụ: Tháng 9 năm 2005, Công ty mua một dây chuyền đồ gá làm khung xe Wave. Trị giá (theo giá chưa thuế GTGT) là 80.000.000 đồng. Chi phí lắp đặt chạy thử là 952.000 đồng.
Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ và một số chứng từ liên quan, kế toán ghi nguyên giá của TSCĐ trên như sau:
Nguyên giá của dây chuyền đồ gá làm khung xe Wave
=
80.000.000 + 952.000 = 80.952.000 đồng
2.2. Phương pháp tính khấu hao TSCĐ hữu hình
Việc tính khấu hao có thể tiến hành theo nhiều phương pháp khác nhau. Việc lựa chọn phương pháp khấu hao nào là tùy thuộc vào quy định của Nhà nước về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Phương pháp khấu hao được lựa chọn phải đảm bảo thu hồi vốn nhanh, đầy đủ và phù hợp với khả năng trang trải chi phí của doanh nghiệp. Công ty cổ phần LIXEHA thực hiện trích khấu hao theo quyết định 166/1999/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, lựa chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng (khấu hao theo thời gian). Khấu hao theo phương pháp này được thực hiện theo công thức:
Mức khấu hao phải trích hàng năm
=
Nguyên giá của TSCĐ
Thời gian sử dụng TSCĐ
Mức khấu hao bình quân tháng =
Sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng có tác dụng thúc đẩy Công ty nâng cao năng suất lao động, tăng số lượng sản phẩm, hạ thấp chi phí sản xuất và tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, có mặt hạn chế: việc thu hồi vốn chậm, không theo kịp mức hao mòn thực tế, nhất là hao mòn vô hình nên Công ty không có điều kiện để đầu tư, trang bị TSCĐ mới.
Tất cả các thiết bị máy móc, nhà xưởng đều áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng. Thời gian khấu hao theo quy định chung của Nhà nước. Nhà xưởng, máy móc thì có thời gian khấu hao dài hơn so với các thiết bị dùng trong văn phòng như máy vi tính, bộ âmly, loa, tủ...
Biểu số 4. Bảng liệt kê số năm sử dụng một số TSCĐ ở Công ty
Tên Tài sản
Năm sử dụng
Nhà xưởng
20
Phương tiện vận tải
10
Máy điều hoà nhiệt độ
5
Máy tính
5
Thiết bị dụng cụ quản lý
5
Máy photo
5
Ví dụ: Tháng 8 năm 2005, Công ty mua một bộ máy vi tính. Giá chưa thuế: 13.367.000 đồng. Thời gian sử dụng: 5 năm.
TSCĐ mua vào tháng 8, đến tháng 9 bắt đầu tính khấu hao.
Mức khấu hao 1 tháng
=
13.367.000
= 222.783 đồng
5 x 12
2.3. Đánh giá lại TSCĐ
Bất kỳ doanh nghiệp nào khi cổ phần hóa cũng phải đánh giá lại TSCĐ. Công ty cổ phần LIXEHA cũng vậy. Từ doanh nghiệp Nhà nước (Công ty sản xuất - Xuất nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội), khi chuyển đổi hình thức sở hữu sang Công ty cổ phần, Công ty cổ phần LIXEHA cũng tiến hành đánh giá lại TSCĐ để xác định lại giá trị tài sản của Công ty để có phương án hoạt động sản xuất kinh doanh thích hợp.
Bảng kiểm kê xác định giá trị TSCĐ là nhà cửa vật kiến trúc của Công ty sản xuất - Xuất nhập khẩu xe đạp xe máy Hà Nội: xem phụ lục 1.
3. Chứng từ và thủ tục kế toán ban đầu
Trong mọi trường hợp tăng, giảm TSCĐ đều phải lập chứng từ kế toán vì:
- Chứng từ là căn cứ pháp lý cho việc bảo vệ tài sản, xác minh tính hợp pháp trong việc giải quyết các mối quan hệ kinh tế, đồng thời là cơ sở để kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chứng từ kế toán là cơ sở để phân loại và tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế, là căn cứ pháp lý để ghi sổ kế toán.
3.1. Chứng từ và thủ tục kế toán tăng TSCĐ
TSCĐ trong Công ty tăng chủ yếu là do mua sắm.
Các chứng từ ban đầu liên quan đến việc mua sắm TSCĐ bao gồm:
+ Tờ trình chủ trương mua sắm TSCĐ
+ Quyết định của giám đốc
+ Hợp đồng kinh tế
+ Hóa đơn GTGT
+ Hóa đơn vận chuyển
+ Biên bản bàn giao TSCĐ
- Biên bản bàn giao TSCĐ: Đây là chứng từ xác nhận việc giao TSCĐ sau khi hoàn thành việc mua sắm TSCĐ đưa vào sử dụng tại Công ty hoặc tài sản của Công ty bàn giao cho đơn vị khác theo lệnh của cấp trên hoặc theo hợp đồng liên doanh.
Ví dụ: Ngày 10 tháng 8 năm 2005, căn cứ vào đề nghị của phòng Kinh tế Tài chính và được sự đồng ý của giám đốc Công ty, Công ty đã quyết định mua một bộ máy vi tính với giá 14.035.350 đồng (Trong đó: Thuế GTGT 5%) của công ty TNHH Trần Anh.
Các chứng từ liên quan đến việc mua bộ máy vi tính: xem phụ lục 2, phụ lục 3, phụ lục 4.
3.2. Chứng từ và thủ tục kế toán giảm TSCĐ
Năm 2005, TSCĐ ở Công ty cổ phần LIXEHA giảm do thanh lý.
TSCĐ giảm do thanh lý bao gồm các chứng từ sau:
+ Văn bản đề nghị thanh lý TSCĐ
+ Biên bản họp xử lý TSCĐ
+ Biên bản họp Hội đồng thanh lý TSCĐ
+ Hóa đơn GTGT
+ Biên bản thanh lý TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ: Đây là chứng từ xác nhận việc thanh lý TSCĐ, làm căn cứ cho việc ghi giảm TSCĐ. Biên bản thanh lý TSCĐ do ban thanh lý TSCĐ lập và phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của trưởng ban thanh lý, kế toán trưởng và thủ trưởng đơn vị.
Ví dụ: Tháng 10 năm 2005, Công ty quyết định thanh lý một xe ô tô MAZDA loại khách nhỏ 12 chỗ có biển số đăng ký 29L - 2360 tại Hà Nội.
Nguyên giá: 288.200.000 đ
Hao mòn : 269.186.806 đ
Các chứng từ liên quan đến việc thanh lý xe ô tô MAZDA: xem phụ lục 5,6,7,8,9.
4. Kế toán chi tiết TSCĐ hữu hình tại bộ phận sử dụng
Việc theo dõi TSCĐ theo nơi sử dụng nhằm gắn trách nhiệm bảo quản, sử dụng tài sản đối với từng bộ phận, từ đó nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong việc bảo quản, sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp.
Tại các nơi sử dụng TSCĐ (phòng, ban, đội sản xuất, phân xưởng sản xuất) sử dụng “Sổ TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ do từng đơn vị quản lý sử dụng.
Tại mỗi bộ phận sử dụng, mỗi khi có TSCĐ tăng hoặc giảm, b