Luận văn Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 6

LỜI NÓI ĐẦU 7

PHẦN I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 9

I. TỔNG QUAN VỀ CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN 9

1. Bản chất của chu trình bán hàng – thu tiền 9

2. Các chức năng cơ bản của chu trình bán hàng – thu tiền 10

3. Hoạt động KSNB đối với chu trình bán hàng – thu tiền 13

3.1. Tổ chức hạch toán kế toán bán hàng – thu tiền 13

3.2. Hoạt động KSNB đối với chu trình bán hàng – thu tiền 16

II. VAI TRÒ VÀ MỤC TIÊU KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BCTC 18

1. Vai trò của kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC 18

2. Mục tiêu của kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC 18

III. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 21

1. Lập kế hoạch kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền 21

2. Thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC 33

2.1. Thực hiện kiểm toán đối với chu trình bán hàng – thu tiền 34

2.2. Thực hiện thủ tục phân tích 37

2.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết 39

3. Kết thúc kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán BCTC 45

PHẦN 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TẠI CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM. 48

A. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM. 48

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH KPMG VIỆT NAM 48

II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY 50

III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 53

1. Các loại hình dịch vụ chủ yếu của KPMG Việt Nam. 53

2. Khách hàng của KPMG Việt Nam 56

III. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KPMG VIỆT NAM 57

1. Đặc điểm quy trình kiểm toán chung tại công ty KPMG Việt Nam 57

2. Hồ sơ kiểm toán 61

.3. Hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán 63

B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN DO CÔNG TY KPMG THỰC HIỆN. 66

I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY KPMG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 66

1. Đặc điểm quy trình kiểm toán ảnh hưởng tới kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính 66

2. Đặc điểm hồ sơ kiểm toán ảnh hưởng đến công tác kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền 66

3. Đặc điểm tổ chức, bố trí nhân viên thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền 67

II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN DO CÔNG TY TNHH KPMG THỰC HIỆN 68

1. Lập kế hoạch kiểm toán đối với chu trình bán hàng – thu tiền 68

2. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng- thu tiền 92

4. Kết thúc kiểm toán 122

PHẦN III. MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KPMG THỰC HIỆN 123

3.1. Đánh giá về quy trình kiểm toán bán hàng – thu tiền do công ty TNHH KPMG thực hiện 123

3.1.1. Về ưu điểm 123

3.1.2. Về nhược điểm 125

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty TNHH KPMG Việt Nam. 126

3.2.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện quy trình kiểm toán bán hàng – thu tiền. 126

3.2.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán báo cáo tài chính nói chung và kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền nói riêng. 127

KẾT LUẬN 130

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 131

 

 

doc131 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8825 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH KPMG Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thúc kiểm toán, kiểm toán viên thực hiện các thủ tục kết thúc kiểm toán, thực hiện các đánh giá tổng thể báo cáo tài chính cùng các thuyết minh và đưa ra ý kiến kiểm toán. Kiểm toán viên lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý gửi cho khách hàng, trong đó, báo cáo kiểm toán trình bày ý kiến kiểm toán thuộc một trong các loại ý kiến chấp nhận toàn phần, chấp nhận từng phần, bác bỏ và từ chối đưa ra ý kiến; thư quản lý nêu lên những phát hiện của kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán và những đề xuất của kiểm toán viên nhằm khắc phục những điểm yếu đó. Việc lập báo cáo kiểm toán được tuân thủ theo những chuẩn mực Việt Nam và những chuẩn mực quốc tế được thừa nhận tại Việt Nam. Giai đoạn kết thúc kiểm toán được mô tả theo sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 08: Quy trình kết thúc kiểm toán tại công ty KPMG Việt Nam Tiến hành các thủ tục kết thúc kiểm toán Ø Xem xét lại toàn bộ báo cáo tài chính, bao gồm: Các phân tích sau cùng Các thông tin có liên quan khác Ø Các thủ tục sau cùng cho những điểm đáng lưu ý, chú ý các gian lận Ø Thư quản lý Thực hiện các đánh giá tổng thể Ø Các đánh giá kiểm toán liên quan đến các rủi ro Ø Các phát hiện và các vấn đề: Đánh giá lại tính trọng yếu Các thay đổi trong chiến lược và các thủ tục kiểm toán đã lập kế hoạch Các sai lệch kiểm toán Các yếu điểm trong kiểm soát Các vấn đề liên quan đến tính độc lập và đạo đức của kiểm toán viên Đưa ra ý kiến kiểm toán Đánh giá tính đầy đủ và thích hợp của bằng chứng kiểm toán Phát hành báo cáo kiểm toán Bước 5: Những công việc sau khi kết thúc kiểm toán Thông thường, công việc kiểm toán kết thúc khi kiểm toán viên hoàn thành báo cáo kiểm toán. Tuy nhiên, sau khi kết thúc kiểm toán, kiểm toán viên tiếp tục theo dõi những sự kiện phát sinh, và có thể điều chỉnh báo cáo kiểm toán trong trường hợp cần thiết. 2. Hồ sơ kiểm toán Trong quá trình kiểm toán, nhóm kiểm toán tiến hành thu thập các tài liệu - bằng chứng kiểm toán làm cơ sở cho việc đưa ra các ý kiến đánh giá của mình. Toàn bộ những tài liệu này được lưu trữ lại như là các bằng chứng về công việc đã thực hiện trong cuộc kiểm toán cũng như là tài liệu cho các cuộc kiểm toán tiếp theo đối với cùng khách hàng đó. Hồ sơ kiểm toán cũng là căn cứ pháp lý cho việc thực hiện kiểm toán theo đúng các chuẩn mực hiện hành. Hồ sơ kiểm toán được lập và lưu trữ theo tiêu chuẩn của KPMG được thiết lập và thực hiện trong toàn bộ công ty. Việc lập và lưu trữ hồ sơ này cũng được quy định trong phương pháp kiểm toán KAM nhằm phục vụ cho việc trình bày cũng như đọc hồ sơ kiểm toán một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Hồ sơ kiểm toán được chia thành các phần được đánh dấu từ A cho đến Z tương ứng với các phần riêng biệt, cụ thể như sau: A: Quản lý cuộc kiểm toán B: Báo cáo C: Các trao đổi của kiểm toán viên D: Phân tích chiến lược E: Chương trình kiểm toán chuẩn mực F: Phân tích chu trình và các thủ tục kiểm toán cơ bản Từ phần G trở đi, hồ sơ kiểm toán có thể thay đổi tùy thuộc vào từng khách thể kiểm toán và yêu cầu của công ty khách hàng. Mỗi phần sẽ ghi lại các tài liệu cho một chu trình trong cuộc kiểm toán. Z: Các nghiệp vụ không trọng yếu. Các trang hồ sơ kiểm toán được đánh thứ tự cả bằng số và chữ tương ứng với mỗi phần trong hồ sơ kiểm toán. Ví dụ, phần K trong hồ sơ liên quan đến chu trình bán hàng và thu tiền, từ trang K300 đến trang K305 ghi lại các công việc và kết quả của những thử nghiệm tại giao điểm của kỳ kế toán (Sales cut – off test). Trong hồ sơ kiểm toán, cần ghi lại các nguồn số liệu được trích dẫn, là do kiểm toán viên tính toán hay từ tài liệu của khách hàng, giữa các trang hồ sơ có liên quan đến nhau cần chỉ rõ các đường dẫn để tra cứu (Cross reference), điều này nhằm tạo điều kiện cho việc đọc và hiểu công việc kiểm toán một cách nhanh chóng. Việc sử dụng hồ sơ kiểm toán giúp cho kiểm toán viên lập kế hoạch cho các công việc sẽ phải thực hiện, tổ chức công việc một cách khoa học, đồng thời giúp cho những người đọc thông tin trên hồ sơ kiểm toán có thể hiểu được các công việc kiểm toán đã được tiến hành và các kết quả thu được. Tại KPMG, hồ sơ kiểm toán được lưu trữ một cách khoa học dưới dạng văn bản trong thư viện và trên hệ thống mạng máy tính nội bộ, bao gồm tất cả các hồ sơ của một cuộc kiểm toán theo thứ tự thời gian. Việc lưu trữ này giúp ích rất nhiều cho các nhân viên của công ty trong việc tra cứu khi các nhóm kiểm toán thực hiện kiểm toán đối với cùng một khách hàng là khác nhau. .3. Hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán Chất lượng dịch vụ cung cấp là điều luôn được chú trọng ở KPMG và điều đó đã làm nên thương hiệu KPMG đối với khách hàng cũng như những người sử dụng thông tin tài chính đã được kiểm toán. Triết lý của KPMG là biến những kiến thức cũng như những hiểu biết của mình thành những giá trị cho khách hàng, cho con người và cho thị trường vốn. chính điều này tạo cho KPMG một vị trí cũng như trách nhiệm rõ ràng trong cộng đồng doanh nghiệp, là chiếc cầu nối và tạo ra sự tin tưởng lẫn nhau giữa doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Tuyên ngôn của KPMG là muốn được nhìn nhận theo những gì công ty cung cấp với sự chuyên nghiệp và chất lượng vượt trội. Để duy trì điều này, KPMG luôn thực hiện việc kiểm soát chất lượng dịch vụ cung cấp trên nền tảng năm nguyên tắc, đó là: Phân tích chiến lược: Hiểu mục tiêu của khách hàng và các chiến lược trong bối cảnh ngành và môi trường kinh doanh mà khách hàng hoạt động. Phân tích quy trình kinh doanh: Tập trung, đưa ra các kết luận về các rủi ro kinh doanh trọng yếu. Đánh giá rủi ro: Xem xét việc đánh giá đầy đủ các rủi ro kinh doanh với các quy trình trọng yếu và các kiểm soát có liên quan cũng như thái độ của khách hàng đối với chúng. Xác định các rủi ro còn lại liên quan đến góc độ kiểm toán, các thủ tục bổ sung để đạt được những mục tiêu kiểm toán. Đánh giá hoạt động kinh doanh: Bao gồm tổng hợp hiểu biết của công ty về khách hàng. Công việc này bao gồm sự phân tích hoạt động của khách hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, nhằm đạt được sự đảm bảo rằng mục tiêu kiểm toán đã đạt được và đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp cho việc đưa ra kết luận kiểm toán. Liên tục cải thiện chất lượng: Chất lượng hoạt động của khách hàng và của KPMG luôn được nâng cao trong suốt cuộc kiểm toán dựa trên các hiểu biết thích hợp của KPMG. Ngoài những nguyên tắc trên, các nhân viên trong công ty đều quán triệt tinh thần làm việc có trách nhiệm, chu đáo. Hồ sơ kiểm toán được lập và kiểm tra bởi các thành viên trong công ty từ thấp đến cao nhằm đảm bảo chất lượng của cuộc kiểm toán. Thông thường, một nhóm kiểm toán bao gồm nhân viên ở các cấp độ: trợ lý kiểm toán 2 (A2), trợ lý kiểm toán 1 (A1), trưởng nhóm kiểm toán (S1 hoặc S2). Trong mỗi nhóm kiểm toán, công việc của các thành viên được kiểm tra bởi trưởng nhóm. Sau đó, báo cáo kiểm toán được xem xét bởi các trưởng bộ phận (Manager) và trình lên Ban giám đốc. Thành viên ban giám đốc là các chủ phần hùn, họ là người trực tiếp đánh giá rủi ro kiểm toán, quyết định ký hợp đồng kiểm toán, thực hiện việc soát xét cuối cùng đối với mọi hồ sơ kiểm toán và là người đại diện của công ty ký, ban hành báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Ngoài ra, mỗi năm hai lần, bộ phận kiểm tra nội bộ của KPMG tiến hành kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ kiểm toán của công ty nhằm đảm bảo việc kiểm toán được thực hiện theo đúng chuẩn mực, đúng phương pháp của KPMG. Nhờ việc áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, KPMG đã không ngừng nâng cao vị thế của mình trong lĩnh vực kiểm toán, tư vấn, khẳng định thương hiệu chất lượng của mình. Việc thực hiện thống nhất hệ thống này trên toàn bộ các công ty KPMG toàn cầu cũng như có sự vận dụng linh hoạt vào điều kiện kinh doanh, luật pháp của từng nước giúp cho KPMG ngày càng hoàn thiện các dịch vụ của mình, tạo niềm tin cho những người sử dụng thông tin tài chính. Điều đó cũng là vấn đề thiết yếu đối với tất cả các công ty cho sự tồn tại và phát triển của mình trong nền kinh tế thị trường hiện nay và KPMG là một trong số những công ty thành công nhất trong khi thực hiện chiến lược này, ngày càng nâng cao vị thế của mình trong nền kinh tế quốc dân. B. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN DO CÔNG TY KPMG THỰC HIỆN. I. ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG TY KPMG ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. Đặc điểm quy trình kiểm toán ảnh hưởng tới kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính Chu trình bán hàng – thu tiền có liên quan trực tiếp và chủ yếu đến hai khoản mục trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp là khoản mục doanh thu và khoản mục các khoản phải thu của khách hàng. Nằm trong hệ thống các thông tin phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp, doanh thu và các khoản phải thu là những chỉ tiêu quan trọng, phản ánh kết quả kinh doanh cũng như tình hình thanh toán của doanh nghiệp. Với ý nghĩa đó, kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền nhận được nhiều sự quan tâm của những người thực hiện kiểm toán khi đặt trong mối liên hệ với các chu trình khác. Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền được thực hiện theo quy trình kiểm toán chung được thiết kế và sử dụng thống nhất trong công ty KPMG. Như vậy, công việc kiểm toán được thực hiện qua các bước: Lập kế hoạch kiểm toán, đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ, thử nghiệm cơ bản, kết thúc kiểm toán và những công việc sau khi kết thúc kiểm toán (nếu có). 2. Đặc điểm hồ sơ kiểm toán ảnh hưởng đến công tác kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền Hồ sơ kiểm toán giữ vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện kiểm toán cũng như trong quá trình lưu giữ các thông tin của cuộc kiểm toán. Đối với chu trình bán hàng – thu tiền, các thông tin có liên quan được lưu trữ trong phần K của hồ sơ kiểm toán. Hồ sơ kiểm toán cho chu trình bán hàng – thu tiền bao gồm những phần sau: Phần I: Trình bày tổng quan đối với số dư khoản mục doanh thu và các khoản phải thu. Phần II: Các mục tiêu kiểm toán và các kết luận Phần III: Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ Ở phần này, kiểm toán viên mô tả các hoạt động kế toán và các kiểm soát nội bộ có liên quan, các điểm có khả năng xảy ra sai sót trọng yếu và thực hiện kiểm tra từ đầu đến cuối (Walk – through test) đối với hoạt động và các kiểm soát nội bộ được áp dụng trong doanh nghiệp. Phần IV: Tiến hành thử nghiệm cơ bản Trong phần IV, kiểm toán viên mô tả các hoạt động kế toán có liên quan và thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết. Hồ sơ kiểm toán được đánh số theo thứ. tự nhằm tạo điều kiện cho việc lập, đọc các tài liệu này. Hồ sơ kiểm toán được lưu giữ dưới dạng văn bản và trong thư viện điện tử trên mạng internet nội bộ của công ty KPMG nên các thông tin có thể được đối chiếu, so sánh với những khoảng thời gian khác nhau, giúp cho các nhóm kiểm toán khác nhau có thể tham khảo thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng. 3. Đặc điểm tổ chức, bố trí nhân viên thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền Việc phân công thực hiện kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền thay đổi theo từng cuộc kiểm toán, từng khách thể kiểm toán mà không cố định vào các cá nhân nhất định. Tuy nhiên, do chu trình bán hàng – thu tiền là một chu trình khá quan trọng và các cách ghi nhận doanh thu ở những loại hình doanh nghiệp là khác nhau và tính phức tạp cũng khác nhau nên kiểm toán chu trình này thường được giao cho các nhân viên có kinh nghiệm hơn. Việc phân công cá nhân thực hiện kiểm toán các chu trình trong một cuộc kiểm toán nói chung và chu trình bán hàng – thu tiền nói riêng do trưởng nhóm kiểm toán thực hiện. Trên cơ sở đó, các nhân viên của KPMG có cơ hội và có kinh nghiệm kiểm toán những chu trình khác nhau. II. THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN DO CÔNG TY TNHH KPMG THỰC HIỆN 1. Lập kế hoạch kiểm toán đối với chu trình bán hàng – thu tiền Lập kế hoạch kiểm toán là bước đầu tiên để tiếp cận với khách thể kiểm toán, đó cũng là bước khởi đầu để thực hiện công việc kiểm toán có hiệu quả. Đối với chu trình bán hàng – thu tiền, việc lập kế hoạch được tiến hành trên cả thông tin chung về hoạt động của công ty và những thông tin cụ thể về hoạt động bán hàng của doanh nghiệp đó. Qua tìm hiểu công tác lập kế hoạch đối với kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền ở một số doanh nghiệp, chúng ta có thể có được cái nhìn tổng quan về thủ tục này trong các cuộc kiểm toán thực hiện bởi công ty TNHH KPMG. 1.1. Lập kế hoạch trong kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền tại công ty A cho năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2008 1.1.1. Tìm hiểu chung về công ty A Công ty A là công ty được thành lập như một công ty liên doanh tại Việt Nam dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng và điều hành hoạt động khách sạn và tòa nhà văn phòng, được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 932/GP của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ngày 29 tháng 7 năm 1994. Giấy phép đầu tư có hiệu lực trong vòng 35 năm kể từ ngày cấp giấy phép. Tổng vốn đầu tư và vốn pháp định của công ty được quy định trong Giấy phép đầu tư tương ứng là 16,978,743 USD và 6,848,743 USD. Công ty cung cấp các dịch vụ chủ yếu sau: Cho thuê phòng khách sạn với các dịch vụ đi kèm đạt tiêu chuẩn quốc tế. Dịch vụ ăn uống (F&B). Công ty có hai nhà hàng, mở cho khách thuê phòng tại khách sạn và khách bên ngoài. Công ty cung cấp cả các món ăn Tây Âu, món ăn Trung Quốc và Việt Nam. Ngoài ra, công ty còn cung cấp các văn phòng cho thuê đạt tiêu chuẩn quốc tế, thuê phòng họp, phòng hội thảo,... 1.1.2. Các hoạt động kế toán và kiểm soát liên quan đến chu trình bán hàng – thu tiền ở Công ty A Đối với hoạt động cho thuê phòng khách sạn và các dịch vụ kèm theo. Khi nhận được thông tin đặt phòng từ khách hàng (đối với khách lẻ hoặc khách du lịch), Bảng xác nhận phòng sẽ được lập bởi phòng Kinh doanh và Marketing bao gồm tên, số phòng, thời hạn thanh toán và sau đó sẽ được fax lại cho khách hàng. Nếu khách hàng chấp nhận bảng giá, họ sẽ gửi xác nhận lại cho khách sạn. Đối với các đại lý du lịch, giá phòng dựa vào số lượng khách, tính thời vụ và mỗi quan hệ với các đại lý du lịch (dựa vào số lượng khách được môi giới qua mỗi đại lý). Khi có các hợp đồng được lập với các đại lý du lịch, các điều khoản tín dụng như giá phòng, thời hạn thanh toán... sẽ thay đổi dựa vào mối quan hệ với các đại lý du lịch. Đối với các khách lẻ, giá phòng là cố định như trên bảng báo giá. Trong mùa du lịch, khi khách hàng muốn đăng ký phòng, họ phải đặt trước một khoản tiền bằng 50% đến 100% giá thuê phòng một tháng. Mẫu đăng ký được chuẩn bị và thông tin về khách hàng được nhập vào hệ thống Fidelio. Mẫu đăng ký được ký bởi cả nhân viên lễ tân và khách hàng, từ đó công ty có thể nhận ra chữ ký của khách hàng trên những hóa đơn phụ (thức ăn và đồ uống, giặt là, điện thoại). Mẫu đăng ký đính kèm với hóa đơn sẽ được gửi tới phòng Kế toán khi khách hàng thanh toán tiền. Khi dịch vụ được cung cấp, các chi phí sẽ được nhập vào hệ thống Fidelio bởi bộ phận buồng, bộ phận lễ tân và bộ phận nhà hàng. Sau đó các báo cáo tuổi nợ chi tiết cho từng nhóm khách hàng bao gồm khách công ty, khách lẻ và khách trả bằng thẻ tín dụng sẽ được cập nhật vào hệ thống Fidelio. Các hóa đơn được đánh số liên tục, được ký bởi khách hàng và các nhân viên chịu trách nhiệm và sau đó được gửi cho kiểm soát viên dịch vụ (kiểm soát về hoạt động cung cấp dịch vụ) kiểm tra. Sau khi hoàn thành việc kiểm tra, kiểm soát viên số 1 in ra một bản báo cáo về tình hình cung cấp dịch vụ (báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ) từ hệ thống Fidelio, được kèm theo bởi các chứng từ hỗ trợ và sau đó được gửi cho kiểm soát viên thu nhập (kiểm soát về thu nhập) kiểm tra. Dựa vào báo cáo này, kiểm soát viên thu nhập sẽ chuẩn bị Báo cáo thu nhập hàng ngày. Báo cáo thu nhập hàng ngày (cho tổng doanh thu và doanh thu thuần sau khi trừ đi thuế giá trị gia tăng và 5% phí dịch vụ) được chuẩn bị trên bảng tính Excel. Một cột riêng sẽ được dùng để tính thu nhập lũy kế trong tháng đến ngày lập báo cáo thu nhập hàng ngày. Các chứng từ ghi sổ hàng ngày được chuẩn bị cho rất nhiều loại doanh thu và được cập nhật vào hệ thống Fidelio, từ đó Nhật ký chung được cập nhật vào cuối tháng. Chứng từ ghi sổ hàng tháng (tập hợp các bút toán từ các chứng từ ghi sổ hàng ngày) sẽ được chuẩn bị bởi kiểm soát viên số 2. Vào thời điểm cuối tháng, báo cáo thu nhập sẽ được in ra từ hệ thống Fidelio. Đối với hoạt động cho thuê văn phòng Hợp đồng được ký bởi Tổng Giám đốc và người thuê và các bản sao được gửi cho Giám đốc quản lý doanh thu để cập nhật danh sách người thuê phòng trên bảng Excel (bao gồm tên, địa chỉ và số điện thoại liên lạc, thời gian thuê, giá thuê), và cho kế toán trưởng để xử lý. Đối với các hợp đồng dài hạn, bên thuê phải đặt cọc một tháng tiền thuê. Kế toán trưởng phát hành hóa đơn cho phí thuê văn phòng và các khoản phí liên quan. Từ năm 2004, hóa đơn được phát hành trước ngày 25 của tháng trước đối với các khoản phí thuê phòng của tháng sau cho hầu hết các người thuê. Người thuê thường tiến hành thanh toán trong vòng 2 tuần kể từ ngày nhận được hóa đơn. Tại ngày phát hành hóa đơn, kế toán trưởng ghi các bút toán ghi nhận khoản phải thu và doanh thu văn phòng nhận trước và sau đó cập nhật vào hệ thống Peachtree. Hoạt động nhận tiền Tiền nhận được từ hoạt động cho thuê phòng, dịch vụ ăn uống và các khoản phí liên quan được giữ trong một phong bì và đặt vào một hộp an toàn. Mỗi sáng, thủ quỹ trưởng sẽ tiền hành thu thập các phong bì và các hóa đơn phát hành trong ngày hôm trước. Tiền nhận được được gửi vào tài khoản ngân hàng ba ngày một lần bởi Thủ quỹ trưởng. Dựa vào số tiền thực tế nhận được (bao gồm tiền mặt và thẻ tín dụng), kế toán viên phụ trách phần doanh thu sẽ tiến hành chuẩn bị một Báo cáo doanh thu trên một bảng tính Excel. Báo cáo này được cập nhật hàng ngày và số tiền lũy kế thể hiện tổng doanh thu bằng tiền trong tháng. Chứng từ ghi sổ đối với những khoản tiền thu được được chuẩn bị bởi kiểm soát viên thu nhập (đối với tiền mặt) và kế toán thanh toán (đối với các khoản thu nợ) dựa trên thanh toán của khách hàng. Khi nhận được bảng sao kê ngân hàng, kế toán thanh toán sẽ đối chiếu với sổ Ngân hàng và sổ cái tài khoản tiền gửi ngân hàng cho các tài khoản bằng tiền Việt Nam và USD. Kiểm tra các khoản nợ Trong quá trình kiểm tra Báo cáo tuổi nợ, tất cả các khoản nợ quá hạn trên 30 ngày sẽ được đưa ra thảo luận trong Ban quản trị và điều tra về nguyên nhân thanh toán muộn của khách hàng. Các thủ tục được tiến hành để thúc đẩy việc thanh toán của khách hàng: - Cuối tháng, Kế toán phải thu sẽ in Biên bản đối chiếu công nợ từ hệ thống Fidelio và gửi cho khách hàng để xác nhận về số dư các khoản nợ và nhằm mục đích nhắc nhở khách hàng về việc thanh toán. - Đối với các khoản nợ có thời gian quá hạn dài, thu nhắc nhở sẽ được lập bởi Kế toán phải thu, ký bởi Kiểm soát viên tài chính và gửi cho khách hàng. Các hành động pháp lý sẽ được cân nhắc một cách thận trọng bởi Ban quản trị trong trường hợp cần thiết. Xem xét tình hình quản lý Xem xét về tình hình tài chính sẽ được thực hiện hàng tháng bởi Tổng giám đốc và Kiểm soát viên tài chính. Tỷ lệ thuê phòng, doanh thu và chi phí sẽ được đối chiếu với tháng trước, dự báo và dự toán. Bất kỳ sự chênh lệch đáng kể nào cũng được điều tra rõ ràng nguyên nhân. 1.1.3. Ước lượng về tính trọng yếu và đánh giá rủi ro tiềm tàng a. Ước lượng về tính trọng yếu Tại KPMG, căn cứ để xác định mức trọng yếu thường là lợi nhuận trước thuế trong điều kiện kinh doanh bình thường. Mức lợi nhuận này được ước tính và có thể được cập nhật, thay đổi, sửa chữa nếu kiểm toán viên phát hiện những vấn đề trọng yếu ảnh hưởng đến ước tính ban đầu về lợi nhuận trước thuế. Ngoài ra, dựa vào thông tin hiểu biết về hoạt động kinh doanh và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng để đưa ra mức trọng yếu cho mục đích lập kế hoạch (Materiality for Planning Purpose- MPP). MPP không được vượt quá 5% khoản lợi nhuận trước thuế ước tính ( hoặc 0,5% tổng tài sản hoặc doanh thu ). MPP có thể thay đổi nếu có biến động trọng yếu trong kết quả kinh doanh của khách hàng so với ước tính ban đầu. Căn cứ vào MPP, kiểm toán viên tính toán Ngưỡng sai sót trọng yếu (Significant Misstatement Threshold - SMT). Ngưỡng sai sót trọng yếu là quy mô bằng số mà các sai phạm hay sự bỏ sót nếu vượt qua con số này thì được coi là có ảnh hưởng nghiêm trọng đến báo cáo tài chính của doanh nghiệp và quyết định của các nhà đầu tư. SMT được xác định bằng 75% của MPP sau cùng. Tại công ty A, lợi nhuận trước thuế ước tính năm 2008 ở mức 5,428,640 (nghìn đồng). Mức trọng yếu cho mục đích lập kế hoạch được xác định là 5% lợi nhuận trước thuế, bằng 5,428,640*5%=271,432 (nghìn đồng). Do không có sự điều chỉnh lợi nhuận trước thuế ước tính và MPP nên SMT được xác định cho công ty A là 271,432*75%=203,574 (nghìn đồng). b. Đánh giá rủi ro tiềm tàng. Hoạt động kinh doanh của công ty A được xác định là không chứa đựng quá nhiều rủi ro. Tuy nhiên có một số lượng rất lớn các nghiệp vụ phát sinh trong năm 2008, do vậy mức rủi ro tiềm tàng được xác định đối với khoản mục doanh thu và khoản phải thu khách hàng được xác định là ở mức trung bình. 1.1.4. Xác định phương hướng tiếp cận kiểm toán đối với chu trình bán hàng – thu tiền ở công ty A Đối với khoản mục doanh thu bán hàng và khoản mục phải thu của khách hàng, các mục tiêu kiểm toán được xác định chủ yếu là tính hiện hữu, tính đầy đủ, tính chính xác, tính phân loại và trình bày với mức rủi ro tiềm tàng được xác định là trung bình. Cách tiếp cận kiểm toán được xác định là thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bên cạnh đó thực hiện thêm các thử nghiệm cơ bản. 1.1.5. Xác định các rủi ro liên quan đến chu trình bán hàng thu tiền và các hoạt động kiểm soát tương ứng ở Công ty A Nhận dạng rủi ro Hoạt động kiểm soát Đã kiểm tra Giá trị và ngày của hợp đồng có thể bị đưa vào hệ thống Peachtree một cách không chính xác Xem xét hợp đồng thuê Khi có hợp đồng mới, hợp đồng sẽ được sao thành 4 bản sau đó gửi cho Kế toán trưởng, Tổng giám đốc, Quản lý bộ phận văn phòng cho thuê và Kiểm soát viên tài chính. Kế toán trưởng sẽ kiểm tra các khoản mục chính trên hợp đồng và sau đó ghi chép vào hệ thống Peachtree. Mỗi 2 hoặc 3 tháng, Quản lý bộ phận văn phòng sẽ xem xét và cập nhật danh sách thuê (danh sách khách hàng hiện tại, tình trạng thuê phòng..._ và sau đó gửi danh sách này cho Kế toán trưởng để kiểm tra và đối chiếu với danh sách khách hàng được lập bởi Kế toán trưởng. Dựa vào thông tin của khách hàng, Kế toán trưởng sẽ phát hành hóa đơn hàng tháng vào ngày 25 của tháng trước. Hóa đơn có thể không được lập và ghi chép vào hệ thống Peachtree một cách đầy đủ Báo cáo quản trị hàng tháng Từ danh sách thuê, hóa đơn sẽ được phát hành hàng tháng bởi Kế toán trưởng dựa vào hợp đồng với khách hàng. Kiểm soát viên tài chính sẽ tiến hành kiểm tra lại trước khi chuản bị báo cáo quản trị hàng tháng. Các hóa đơn cho thu nhập liên quan có thể không được ghi chép đúng kỳ và đầy đủ Nhắc nhở về việc thu thập các hóa đơn vào cuối tháng Bộ phận lễ tân sẽ gửi cho tất cả các bộ phận dịch vụ một danh sách các khách hàng kết thúc thuê phòng vào ngày hôm sau để cho các bộ phận dịch vụ cập nhật phí dịch vụ vào hệ thống Fidelio. Trước khi khách hàng trả buồng khách sạn, Bộ phận lễ tân sẽ thông báo lại cho tất cả các bộ phận dịch vụ để đảm bảo rằng tất cả các hóa đơn đã được gửi cho khách hàng. Có Các khoản nợ có thể không được thu không đúng với thời gian quy định theo điều khoản tín dụng Xem xét tín dụng hàng tháng Báo cáo tuổi nợ và Nhật ký chung được xem xét và chấp thuận bởi Kiểm soát viên tài chính hàng tháng. Bất kỳ một khoản nợ nào có thời hạn quá 90 ngày so với thời hạn thanh toán phải được giải thích một cách đầy đủ. Có Dự toán và dự báo doanh thu có thể không được dự đoán một cách tương xứng Xem xét tình hình quản lý Báo cáo quản trị về dự toán và dự báo doanh thu được chuẩn bị hàng tháng bởi Kiểm soát viên tài chính và người đứng đầu của tất cả các bộ phận. Có Thu nhập có thể bị ghi chép một cách không chính xác Hàng tháng đối chiếu báo cáo thu nhập và Báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ Báo cáo thu nhập và Báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ được đối chiếu hàng ngày bởi kiểm soát viên về thu nhập. Những bảng đối chiếu này sau đó được kiểm tra bởi Kiểm soát viên tài chính. Việc đối chiếu giữa báo cáo doanh thu và Bảng tóm tắt các hóa đơn được thực hiện bởi một nhân viên kế toán không phụ trách về phần doanh thu. 1.1.6. Thiết kế các thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình bán hàng- thu tiền tại công ty A Thủ tục kiểm soát Thủ tục kiểm soát chống gian lận? Đánh giá về việc thiết kế của hoạt động kiểm soát Kết quả đánh giá Tham chiếu Xem xét tín dụng hàng tháng Hiệu quả Hoạt động kiểm soát được đánh giá có mức rủi ro thấp bởi vì tính không phức tạp và không có sự đánh giá chủ quan liên quan đến việc thực hiện hoạt động kiểm soát. Đánh giá hiệu quả việc áp dụng thủ tục kiểm soát Bản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21405.doc
Tài liệu liên quan