Luận văn Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do AISC thực hiện

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu 1

Phần 1: Cơ sở lý luận của kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính 3

1.1.Ý nghĩa của chu trình bán hàng và thu tiền 3

1.2. Quá trình bán hàng và thu tiền và vấn đề kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền. 3

1.2.1. Đặc điểm của chu trình bán hàng và thu tiền 3

1.2.2. Chức năng cơ bản của chu trình bán hàng và thu tiền 4

1.2.2.1. Xử lý đơn đặt hàng của người mua 5

1.2.2.2. Xét duyệt bán chịu 5

1.2.2.3. Chuyển giao hàng 5

1.2.2.4. Gửi hóa đơn tính tiền cho người mua và ghi rõ nghiệp vụ bán hàng 5

1.2.2.5. Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền 6

1.2.2.6. Xử lý và ghi sổ hàng bán bị trả lại và các khoản giảm giá 6

1.2.2.7. Thẩm định và xóa sổ các khoản phải thu không thu được 6

1.2.2.8. Dự phòng nợ khó đòi 6

1.2.3. Tổ chức chứng từ và tổ chức hạch toán trong chu trình bán hàng và thu tiền 7

1.2.3.1. Chứng từ sử dụng và quy trình luân chuyển chứng từ 7

1.2.3.2. Tài khoản sử dụng 8

1.2.3.3. Sổ sách kế toán 8

1.2.3.4. Sơ đồ hạch toán kế toán chu trình bán hàng và thu tiền 8

1.2.4. Kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng và thu tiền 10

1.2.5.Ý nghĩa kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính 11

1.3. Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền 12

1.3.1. Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền 12

1.3.2. Quy trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính 13

1.3.2.1. Lập kế hoạch kiểm toán 13

1.3.2.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán 18

1.3.2.3. Kết thúc kiểm toán 29

Phần 2: Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học thực hiện 31

2.1. Tổng quan về Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học AISC 31

2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển 31

2.2.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học - AISC 32

2.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý và công tác kế toán tại AISC 34

2.2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý 34

2.2.3.2.Đặc điểm tổ chức công tác kế toán 35

2.2.4.Vài nét về chi nhánh AISC Hà Nội 36

2.2. Thực trạng kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính 38

2.2.1. Giới thiệu về khách hàng 38

2.2.2. Lập kế hoạch kiểm toán 39

2.2.3. Thực hiện kế hoạch kiểm toán 50

2.2.3.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với các khoản mục trong chu trình bán hàng và thu tiền: 50

2.2.3.2. Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với chu trình bán hàng và thu tiền 55

2.2.4. Kết thúc kiểm toán. 68

3.1. Bài học kinh nghiệm trong quá trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền 72

3.1.1. Nhận xét chung 72

3.1.2. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực hiện các thủ tục kiểm toán 72

3.1.2.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 73

3.1.2.2. Thực hiện thủ tục kiểm toán 74

3.1.2.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán 76

3.2. Sự cần thiết và Phương hướng hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền tại AISC 77

3.2.1. Sự cần thiết hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền 77

3.2.2. Phương hướng hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền 78

3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chu trình bán hàng và thu tiền 79

Kết luận 89

Phụ lục I 90

Danh mục tài liệu tham khảo 96

 

doc101 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1912 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong kiểm toán báo cáo tài chính do AISC thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặc biệt là TGNH. Điều này là do doanh thu trong năm 2004 tăng cao hơn so với năm trước. Hơn nữa, chính sách thu tiền của Công ty trong việc thực hiện các hợp đồng thi công xây lắp được thực hiện tốt. Tiền mặt trong Công ty chủ yếu thực hiện chi tiêu nội bộ năm nay cũng tăng 13,89% do nhu cầu chi tiêu cũng tăng hơn so với năm ngoái. Tuy nhiên, tài khoản này chứa đựng rủi ro cao, nhất là tiền mặt tại quỹ. Các khoản phải thu tăng 22,11% tương ứng với mức tăng doanh thu. Tuy nhiên, KTV vẫn phải chú ý khi thực hiện các thủ tục kiểm toán các khoản phải thu vì Công ty có thể khai tăng khoản này nhằm khai tăng tài sản của mình. Doanh thu trong năm 2004 tăng được giải thích bởi các chính sách thu hút khách hàng của Công ty. Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm của Công ty trên thị trường đang có xu hướng tăng cao hơn so với năm trước. KTV cũng chú ý khả năng khai khống doanh thu. Kết luận: Biến động của các khoản mục trong chu trình là hợp lý. Công ty XYZ: Thực hiện thủ tục phân tích đối với Công ty XYZ được thực hiện tương tự như đối với Công ty ABC. Sự thay đổi của các chỉ tiêu trong chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty XYZ được đánh giá là hợp lý. Tuy nhiên, KTV vẫn chú ý khả năng gian lận của nhân viên trong Công ty XYZ. Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu Sau khi tìm hiểu hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng và thu tiền, đồng thời dựa trên kết quả của thủ tục phân tích KTV đánh giá chung về rủi ro kiểm toán đối với từng khoản mục. KTV đánh giá rủi ro đối với các khoản mục trong chu trình bán hàng và thu tiền chủ yếu là rủi ro kiểm soát. Đối với Công ty ABC, rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức trung bình. Công ty XYZ, rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức thấp. Trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán, KTV tiến hành xác định mức độ trọng yếu cho từng mục tiêu kiểm toán. Căn cứ vào ước lượng ban đầu về mức độ trọng yếu, KTV phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục. Mức trọng yếu đối với các khoản mục trong chu trình bán hàng và thu tiền của mỗi đơn vị khách hàng được trình bày trong kế hoạch kiểm toán. Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB của khách hàng. Các thông tin về hệ thống KSNB và hệ thống kế toán của khách hàng luôn là yếu tố quan tâm hàng đầu của kiểm toán viên trong giai đoạn lập kế hoạch của AISC. Đây là căn cứ để xác định chương trình kiểm toán trong mỗi cuộc kiểm toán. Căn cứ vào kết quả phân tích, soát xét sơ bộ BCTC và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng để xem xét mức độ ảnh hưởng tới việc lập BCTC trên các góc độ: Các chính sách kế toán khách hàng đang áp dụng và những thay đổi trong chính sách đó. ảnh hưởng của công nghệ thông tin và hệ thống máy vi tính. ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán. Đội ngũ nhân viên kế toán. Công ty ABC: Kế toán trưởng Kế toán quỹ tiền mặt Kế toán TGNH Kế toán TSCĐ Kế toán chi phí Kế toán tổng hợp Thủ quỹ Kế toán vật tư Sơ đồ 2.6: Bộ máy kế toán tại Công ty ABC Chế độ kế toán áp dụng tại Công ty: Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 1/1 đến 31/12 hàng năm. Hệ thống tài khoản và BCTC đã được lập theo chế độ Kế toán Việt Nam ban hành theo Quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 và Quyết định số 167/2000/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính Việt Nam. Đơn vị tiền tệ hạch toán: VNĐ được sử dụng làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán và lập BCTC. Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi thành VND theo tỷ giá thực tế thị trường tại thời điểm phát sinh. Số dư tiền và các khoản công nợ phải thu, phải trả có gốc ngoại tệ tại thời điểm kết thúc niên độ được đánh giá lại theo tỷ giá thực tế bình quân mua, bán của thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố tại ngày kết thúc niên độ kế toán. Xử lý chênh lệch tỷ giá được thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Hình thức sổ kế toán áp dụng: Nhật ký chung. Doanh thu kinh doanh xây lắp được ghi nhận khi công trình hoàn thành, có biên bản nghiệm thu và bàn giao cho bên sử dụng. Đối với các công trình có thời gian thi công dài (trên 3 năm), doanh thu được ghi nhận theo khối lượng công trình hoàn thành mỗi năm (có biên bản đánh giá khối lượng công trình hoàn thành đính kèm). Doanh thu kinh doanh các sản phẩm khác được ghi nhận khi thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng và khách hàng chấp nhận thanh toán. Tại Công ty ABC các nghiệp vụ phát sinh đều được ghi chép, xử lý và lưu trữ bằng phần mềm tin học. Các thông tin về hệ thống KSNB của Công ty ABC được tìm hiểu và lưu trong hồ sơ kiểm toán chung. Ban kiểm tra Tài chính tại Công ty ABC được thành lập theo Quyết định số 804/CĐKT/TC-KT của Giám đốc Công ty. Hoạt động của Ban kiểm soát nhằm mục đích kiểm tra: Tính hợp lý, hợp pháp và sự hoàn thiện của chứng từ, kiểm kê thực tế tại thời điểm kiểm tra, tổng kết đánh giá, hướng dẫn các biện pháp xử lý cần thiết. Thành viên của Ban kiểm soát bao gồm: Giám đốc (Trưởng ban), kế toán trưởng (phó ban) và các phòng ban đều cử người đại diện tham gia. Hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng và thu tiền: KTV tiến hành thu thập các bằng chứng nhằm kiểm tra, đánh giá hệ thống KSNB đối với chu trình như: các quy định về việc ghi nhận doanh thu, theo dõi việc thanh toán của khách hàng, việc ghi nhận tạm ứng của khách hàng trong quá trình thi công công trình, bố trí nhân sự tại phòng kế toán và bộ phận kiểm soát… Biểu 2.2: Ttích giấy tờ làm việc của KTV AISC Khách hàng: Công ty ABC Nội dung thực hiện: Đánh giá hệ thống KSNB Năm kết thúc: 2004 Tên Ngày Người TH: Hà 14/3 Người KT: Nguyên 26/3 Mã số: A Trang: 3 Hiểu biết về hệ thống KSNB: Căn cứ vào kết quả phân tích, soát xét sơ bộ Báo cáo tài chính và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng để xem xét mức độ ảnh hưởng tới việc lập Báo cáo tài chính trên các góc độ: Các chính sách kế toán khách hàng áp dụng và những thay đổi trong các chính sách đó: Đảm bảo tuân thủ theo chế độ kế toán Việt Nam. ảnh hưởng của công nghệ thông tin và hệ thống máy vi tính: Đã sử dụng kế toán trên máy vi tính. ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán: Không Đội ngũ nhân viên kế toán: là những người có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm trong công việc Tóm tắt kết quả tìm hiểu hệ thống KSNB: Giá trị công trình xây lắp được tính toán từ khi lập hồ sơ tham gia thầu và khi thắng thầu, Công ty ABC tiến hành thi công hạng mục, công trình và bàn giao công trình theo giá trị dự toán (khi được chỉ định thầu) hoặc giá trị trúng thầu (khi thắng thầu). Hồ sơ thầu được bộ phận chức năng tính toán và được sự phê duyệt bởi Giám đốc Công ty. Do vậy, hoạt động kiểm soát đối với việc ghi nhận doanh thu theo đúng giá trị được thực hiện chặt chẽ. Đối với hoạt động kinh doanh cung cấp các sản phẩm đúc, thiết bị và kết cấu kim loại, vật liệu bôi trơn…Công ty có chính sách cụ thể trong việc bán chịu, giảm giá, chiết khấu. Kế toán tiền mặt ghi sổ kế toán đối với các khoản tiền bán hàng được khách hàng thanh toán ngay bằng tiền mặt và các khoản công nợ được thu hồi. Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm theo dõi các khoản phải thu của hoạt động này và hàng tháng thực hiện việc đối chiếu công nợ với khách hàng. Đối với hoạt động kinh doanh xây lắp, việc thanh toán công nợ với các khách hàng của Công ty được thực hiện và theo dõi bởi kế toán Ngân hàng. Người này có nhiệm vụ theo dõi các khoản thu, chi qua Ngân hàng và là người có chuyên môn và kinh nghiệm trong công tác kế toán. Kế toán ngân hàng tiến hành đối chiếu và xác nhận các khoản còn phải thu với khách hàng vào thời điểm cuối năm tài chính. Chính sách thu tiền thi công công trình được quy định rõ ràng. Trong quá trình thi công, khách hàng sẽ tạm ứng cho Công ty một phần giá trị công trình bằng chuyển khoản. Phần còn lại, khách hàng sẽ thanh toán khi công trình nghiệm thu hoặc theo thỏa thuận giữa Công ty ABC và khách hàng. Đánh giá hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty ABC: Hệ thống KSNB trong chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty ABC được thiết kế khá hợp lý: Có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng trong công tác kế toán và kiểm soát. Các quy định cụ thể trong phương thức bán hàng cũng như ghi nhận doanh thu và các khoản phải thu. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác kế toán cũng như hoạt động kiểm soát, KSNB đối với chu trình bán hàng và thu tiền vẫn còn những tồn tại dẫn đến khả năng không kiểm soát được một cách chặt chẽ các nghiệp vụ phát sinh. Kết luận và đánh giá về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống KSNB tại Công ty ABC: Cao Trung bình Thấp X Qua thu thập và đánh giá các thông tin về hoạt động KSNB, rủi ro kiểm soát đối với chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty ABC được đánh giá là tương đối cao. Do vậy, trong giai đoạn thực hiện kiểm toán, các thử nghiệm cơ bản được thiết kế là chủ yếu. Công ty XYZ: Công ty XYZ thực hiện công tác kế toán theo hệ thống chế độ kế toán doanh nghiệp Việt Nam (ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính và các quyết định, Thông tư hướng dẫn, sửa đổi bổ sung Quyết định số 1141 như tài liệu đăng ký. Ngôn ngữ chính thức được sử dụng trong kế toán: Việt Nam, Trung Quốc. Đơn vị tiền tệ chính thức: Việt Nam đồng được sử dụng làm căn cứ ghi sổ kế toán và lập các BCTC. Các đồng tiền khác phát sinh phải được ghi theo ngoại tệ và phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch của nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ Liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế. Năm tài chính: Bắt đầu từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Hình thức sổ kế toán: Hình thức nhật ký chứng từ. Doanh thu được ghi nhận khi sản phẩm, hàng hóa chuyển giao cho khách hàng và có biên bản thanh lý hợp đồng hoặc khách hàng chấp nhận thanh toán (ghi nợ) cho doanh nghiệp. Sản phẩm của Công ty chủ yếu được tiêu thụ theo phương thức bán hàng gửi đại lý hoặc bán hàng trả chậm (bán buôn). Công ty tuân thủ các chế độ hiện hành của Nhà nước Việt Nam về kế toán và kiểm toán. Tuy không hình thành bộ phận kiểm soát riêng biệt nhưng công tác kiểm soát trong Công ty XYZ được thực hiện thường xuyên bởi những người có trách nhiệm. Việc tổ chức thực hiện các hoạt động kiểm soát tỏ ra chặt chẽ có hiệu quả. Hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty XYZ: KTV thực hiện các bước kiểm tra tương tự như đối với Công ty ABC. Công tác kế toán đối với chu trình bán hàng và thu tiền đều được thực hiện bởi những nhân viên có trình độ chuyên môn và là những người liêm khiết, đáng tin cậy. Các chính sách của Công ty về bán hàng được thiết kế phù hợp với đặc điểm và ngành nghề kinh doanh. Khi nghiệp vụ bán hàng phát sinh, giá bán và thời hạn thanh toán đều được thảo luận trực tiếp với khách hàng và quy định cụ thể trong hợp đồng mua bán. Đối với trường hợp khách hàng mua trả sau, phương thức bán chịu phải được xem xét và phê duyệt bởi Giám đốc Công ty. Các chính sách về hoa hồng, chiết khấu, giảm giá được quy định cụ thể và phải được phê duyệt bởi những người có thẩm quyền mỗi khi phát sinh. Đối với các khoản phải thu đều được kế toán công nợ theo dõi và hàng tháng đối chiếu với khách hàng. Việc kiểm tra các khoản phải thu đã thu được được tiến hành bởi kế toán tổng hợp. Đối với các khoản nợ không còn hy vọng đòi được, Giám đốc Công ty hoặc những người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét cho phép xóa sổ và kế toán lập dự phòng và ghi chép vào sổ sách. Việc thu tiền bán hàng được theo dõi bởi kế toán thanh toán, theo dõi tiền mặt - TGNH và hàng tháng thực hiện đối chiếu với kế toán công nợ về các khoản đã thu được. Các chứng từ phát sinh khi thanh toán được theo dõi bởi cả người thanh toán (khách hàng). Hệ thống KSNB thực hiện việc kiểm soát thông qua các mục tiêu đối với chu trình bán hàng và thu tiền trong kế hoạch của doanh nghiệp. Đánh giá hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty XYZ: Xét trên phương diện thiết kế, hệ thống KSNB đối với chu trình bán hàng và thu tiền tại Công ty XYZ đã đạt được yêu cầu trong việc tổ chức kiểm soát tốt chu trình. Tổ chức nhân sự tại phòng kế toán và bộ phận kiểm soát được bố trí hợp lý, có sự phân công, phân nhiệm rõ ràng. Các quy định trong tổ chức bán hàng và thu tiền được thể hiện rõ trong chính sách của Công ty. Xét trên phương diện thực hiện, hệ thống KSNB tại Công ty XYZ đã đảm bảo ngăn ngừa được những sai phạm có thể xảy ra và kiểm soát được các hoạt động trong chu trình bán hàng và thu tiền tương đối tốt. X Kết luận và đánh giá về môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán, hệ thống KSNB tại Công ty XYZ là: Cao Trung bình Thấp KSNB đối với chu trình bán hàng và thu tiền tại XYZ được đánh giá là có hiệu quả, rủi ro kiểm soát được ghi nhận là thấp. Các trắc nghiệm công việc sẽ được quan tâm hơn là các trắc nghiệm độ vững trãi ở giai đoạn sau. Nội dung lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán: Căn cứ vào các thông tin thu thập được ở trên, KTV xác định được nội dung và phạm vi của các thủ tục kiểm toán được áp dụng trong quá trình thực hiện kế hoạch kiểm toán đối với từng đơn vị khách hàng. Các thông tin này được thể hiện trên chương trình kiểm toán. Lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán: Sau khi có đánh giá ban đầu về mức độ trọng yếu và tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, kiểm toán viên thực hiện lập kế hoạch kiểm toán cho toàn bộ cuộc kiểm toán và cho riêng từng khoản mục. Chương trình kiểm toán sẽ chỉ ra mục đích của cuộc kiểm toán, phân bổ chi phí, dự tính thời gian tiến hành cuộc kiểm toán và phân công công việc cho các thành viên tham gia cuộc kiểm toán. Chương trình kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền tại AISC được thiết kế theo mẫu (phụ lục I). Tuy nhiên, đối với từng khách hàng cụ thể, các thủ tục kiểm toán được áp dụng có thể đơn giản hoặc phức tạp nhằm đạt được mục đích của cuộc kiểm toán. Biểu 2.3: Trích kế hoạch kiểm toán tại Công ty ABC: Công ty kiểm toán và dịch vụ tin học – AISC Kế hoạch kiểm toán .................................................................................................................................................................................................. Sự tham gia của các chuyên gia tư vấn pháp luật và các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác: Có Kế hoạch thời gian:Từ ngày 14/03/2005 đến ngày 23/03/2005 tại văn phòng Công ty ABC. Yêu cầu nhân sự: Thực hiện kiểm toán tại Công ty ABC bao gồm 5 người. Trong đó: Ông Đào Tiến Đạt (Giám đốc): chịu trách nhiệm soát xét và ký báo cáo. Ông Trần Duy Nguyên (Trưởng phòng): thực hiện tổng hợp, soát xét và lập báo cáo. Việc thực hiện kiểm toán và lập hồ sơ được tiến hành bởi 3 KTV và trợ lý kiểm toán. Tổng hợp kế hoạch kiểm toán: Khoản mục IR CR Mức trọng yếu Phương pháp kiểm toán Thủ tục kiểm toán Doanh thu cao 500.000.000 Toàn bộ 100% Phân tích, kiểm tra chi tiết Công nợ cao 500.000.000 Chọn mẫu Phân tích, kiểm tra chi tiết TK Tiền 500.000.000 Chọn mẫu Phân tích, kiểm tra chi tiết Kế hoạch kiểm toán tại Công ty XYZ: Sự tham gia của các chuyên gia tư vấn pháp luật và các chuyên gia thuộc các lĩnh vực khác: Không Kế hoạch kiểm toán tại Công ty XYZ được thiết kế tương tự như đối với Công ty ABC. Thời gian tiến hành từ 24/02/2005 – 02/03/2005. Khoản mục IR CR Mức trọng yếu Phương pháp kiểm toán Thủ tục kiểm toán Doanh thu TB 320.000.000 Chọn mẫu Phân tích, kiểm tra chi tiết Công nợ cao 320.000.000 Chọn mẫu Phân tích, kiểm tra chi tiết TK Tiền 320.000.000 Chọn mẫu Phân tích, kiểm tra chi tiết 2.2.3. Thực hiện kế hoạch kiểm toán Đây chính là quá trình thực hiện một cách máy móc kế hoạch kiểm toán, chương trình kiểm toán đã nêu lên ở trên bằng cách kết hợp giữa trình độ chuyên môn của các KTV sử dụng các phương pháp kỹ thuật thích hợp đối với từng đối tượng, để đưa ra những kết luận chính xác và trung thực về công việc kiểm toán ở đơn vị khách hàng. Phương pháp mà các KTV của AISC đã áp dụng trong quá trình kiểm toán là: Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát đối với các chu trình và thực hiện các thử nghiệm cơ bản. 2.2.3.1 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với các khoản mục trong chu trình bán hàng và thu tiền: Thử nghiệm kiểm soát chỉ được thực hiện sau khi tìm hiểu hệ thống KSNB với đánh giá ban đầu là khách thể kiểm toán có hệ thống KSNB hoạt động có hiệu lực. Khi đó, thủ tục kiểm soát được triển khai nhằm thu thập các bằng chứng kiểm toán về thiết kế và về hoạt động của hệ thống KSNB. Các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế tương ứng với các thủ tục kiểm soát các hoạt động được áp dụng trong đơn vị khách hàng. Số lượng các thử nghiệm cơ bản được thiết kế phụ thuộc vào kết quả đánh giá hệ thống KSNB của khách hàng. Công ty ABC: Hệ thống KSNB được đánh giá ở mức trung bình, các thử nghiệm kiểm soát ít được thực hiện. Tuy nhiên, vệc thực hiện thử nghiệm kiểm soát sẽ giúp KTV hạn chế được các thử nghiệm cơ bản đồng thời tiết kiệm được các chi phí kiểm toán. Do vậy, KTV vẫn thực hiện một số thử nghiệm kiểm soát đối với TGNH vì hoạt động kiểm soát đối với khoản mục này tại Công ty ABC được đánh giá là tốt và thực hiện đối với các khoản phải thu. KTV thực hiện đối chiếu số dư với Ngân hàng: KTV tiến hành thu thập các Báo cáo Ngân hàng và sổ ngân hàng và tiến hành thực hiện thủ tục kiểm soát đối với TGNH để khẳng định tính trung thực và hợp lý của tài khoản này. Kết quả thực hiện thử nghiệm kiểm soát này được KTV sử dụng để đưa ra kết luận cuối cùng về đánh giá rủi ro đối với khoản mục này. Nếu thử nghiệm kiểm soát cho kết luận là việc thực hiện đối chiếu số dư với Ngân hàng là tốt, KTV giữ nguyên đánh giá ban đầu về rủi ro của các sai phạm trọng yếu là thấp. Công việc thực hiện thủ nghiệm kiểm soát này được KTV thể hiện trên giấy tờ làm việc và được lưu trong hồ sơ kiểm toán năm: Biểu 2.3: Trích giấy tờ làm việc: AISC Khách hàng: Công ty ABC Nội dung thực hiện: Thử nghiệm kiểm soát Năm kết thúc: 2004 Tên Ngày Người TH: Hiệp 17/3 Người KT: Nguyên 26/3 Mã số: C Trang: Mô tả hoạt động kiểm soát: Các nghiệp vụ thu tiền bán hàng qua Ngân hàng được theo dõi trên Sổ Ngân hàng. Hàng tháng, kế toán trưởng thực hiện kiểm tra các Báo cáo của Ngân hàng và việc lập, ghi chép trên Sổ Ngân hàng. Hàng tháng, đối chiếu giữa Báo cáo của Ngân hàng với việc ghi chép trên Sổ Ngân hàng của Công ty. Thực hiện thử nghiệm kiểm soát: Thu thập các Báo cáo của Ngân hàng và Sổ Ngân hàng Kiểm tra việc lập Sổ Ngân hàng, kiểm tra dấu hiệu của việc kiểm tra, rà soát của kế toán trưởng trên các sổ này KTV chọn ngẫu nhiên Báo cáo của Ngân hàng trong 3 tháng (tháng 1, tháng 4, tháng 11) để tiến hành đối chiếu số dư trên các báo cáo đối với các khoản tiền gửi tại Ngân hàng. Kết quả kiểm tra được đối chiếu lại với Sổ cái TGNH. Phỏng vấn kế toán TGNH và kế toán trưởng về quy trình đối chiếu giữa Báo cáo Ngân hàng với sổ sách của đơn vị. Một số câu hỏi được đưa ra trong trường hợp này là: Câu hỏi Có áp dụng Không áp dụng Việc thực hiện đối chiếu có được thực hiện thường xuyên không? Báo cáo Ngân hàng được nhận hàng ngày và có được kiểm tra, so sánh số dư trên sổ TGNH? Có sự phân công trách nhiệm trong việc thực hiện đối chiếu không? Việc đối chiếu giữa Báo cáo TGNH với Sổ sách của đơn vị có đảm bảo phát hiện sai sót trong hạch toán TGNH tại Công ty? ... ệ ệ ệ ệ Kết luận: Theo công việc đã thực hiện, chúng tôi khẳng định thủ tục kiểm soát đối với TGNH được thực hiện tốt, đảm bảo trung thực và hợp lý đối với TGNH Kiểm tra báo cáo các khoản phải thu và bảng kê nợ phải thu khách hàng: Thu thập báo cáo các khoản phải thu và bảng kê nợ phải thu khách hàng và KTV tiến hành kiểm tra xem việc lập các bảng này có được Công ty ABC thực hiện đúng theo quy chế quản lý công nợ phải thu không? Việc kiểm tra được KTV ghi chép lại trên giấy tờ làm việc và khẳng định công việc này được kế toán công nợ thực hiện đúng theo quy định và được ban kiểm soát tiến hành kiểm tra thường xuyên. AISC Khách hàng: Công ty ABC Nội dung thực hiện: Thử nghiệm kiểm soát Năm kết thúc: 2004 Tên Ngày Người TH: Hiệp 17/3 Người KT: Nguyên 26/3 Mã số: E1 Trang: 2 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát: Thu thập báo cáo các khoản phải thu Kiểm tra dấu hiệu của KSNB đối với việc lập các báo cáo này KTV thu thập bảng kê nợ phải thu khách hàng Bảng kê nợ phải thu khách hàng: STT Khách hàng Công nợ Ghi chú 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. Công ty Thuận An Công ty Thương mại XNK Phương Đông Công ty TNHH Anh Quý Xí nghiệp vật liệu xây dựng Thành Xuân Công ty cổ phần Hùng Tâm Công ty Kim Khánh Công ty Tư vấn xây dựng Công ty TNHH Nhung Đức Công ty cổ phần thương mại và tư vấn An Đông Công ty TNHH Minh Huyền Khác Tổng cộng 747.238.678 1.760.000.000 2.033.243.800 706.142.500 1.119.511.250 1.275.831.425 353.789.200 7.533.750.000 1.074.659.250 220.085.000 7.190.986.330 22.895.726.183 ệ * * ệ # # * * * ệ ệ Kết luận: Theo công việc đã thực hiện, chúng tôi khẳng định thủ tục kiểm soát này được Công ty ABC thực hiện tốt, kiểm soát được các khoản phải thu khách hàng. *: Chọn mẫu để gửi thư xác nhận R: Đã đối chiếu xác nhận nợ #: Khách hàng đã thanh toán vào đầu 2005 Biểu 2.4: Trích giấy tờ làm việc của KTV Công ty XYZ: Đây là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phụ tùng xe máy và mũ bảo hiểm. Do vậy, các thử nghiệm kiểm soát được thiết kế chủ yếu bao gồm: Đối chiếu Sổ xuất kho sản phẩm tiêu thụ: Việc thiết kế thủ tục kiểm soát nhằm phát hiện các sai phạm liên quan đến tính đầy đủ, tính có thực, tính chính xác của doanh thu bán hàng được ghi nhận trong năm. Các thủ tục thực hiện được KTV thể hiện trên giấy tờ làm việc. Với các thủ tục được thực hiện, KTV đã khẳng định sự hợp lý và hiệu quả của thủ tục kiểm soát này trong việc kiểm soát các hoạt động của Công ty XYZ. Đối chiếu Sổ chi tiết đại lý: Phương thức bán hàng chủ yếu của Công ty là gửi hàng. Vì thế thủ tục này được KTV quan tâm đảm bảo phát hiện các sai phạm liên quan đến khoản mục tiền thu được từ hoạt động bán hàng và khoản hoa hồng thanh toán cho các đại lý. Các sổ chi tiết đại lý được các đại lý lập và hàng tháng thực hiện đối chiếu kế toán bán hàng tại Công ty. KTV thực hiện các thủ tục tương tự như đối với kiểm tra sổ xuất kho sản phẩm. Thủ tục này được KTV thực hiện trên cùng giấy tờ làm việc với thủ tục đối chiếu Sổ xuất kho sản phẩm. AISC Khách hàng: Công ty XYZ Nội dung thực hiện: Thử nghiệm kiểm soát Năm kết thúc: 2004 Tên Ngày Người TH: Yên 17/3 Người KT: Nguyên 26/3 Mã số: Trang: Đối với thủ tục kiểm soát đối chiếu Sổ xuất kho sản phẩm tiêu thụ: Mô tả hoạt động kiểm soát: Các phiếu xuất kho đều được đánh số thứ tự. Hàng tháng, bộ phận kho lập Báo cáo Nhập – xuất- tồn, trong đó ghi rõ số lượng hàng hóa xuất kho. Trên báo cáo có chữ ký xác nhận về số lượng xuất kho của cán bộ phòng cung ứng. Báo cáo bán hàng được bộ phận bán hàng lập hàng tháng và được đối chiếu với bộ phận kế toán về việc ghi nhận hàng hóa bán được trong tháng. Việc đối chiếu về số lượng hàng hóa xuất tiêu thụ giữa hai báo cáo trên được thực hiện bởi bộ phận cung ứng và được rà soát lại bởi kế toán bán hàng. Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện: Kiểm tra các sổ xuất kho hoặc các Báo cáo tóm tắt bán hàng để đảm bảo chúng được lập đúng. KTV chọn ngẫu nhiên tài liệu này của 3 tháng (tháng 3, tháng 8, tháng 12) và thực hiện kiểm tra việc đối chiếu. KTV tiến hàng rà soát lại các khoản mục đã được đối chiếu đồng thời kiểm tra sự khớp đúng giữa số liệu trên Bảng đối chiếu và số liệu trên sổ cái. Phỏng vấn cán bộ cung ứng cảu Công ty và được biết việc đối chiếu giữa bộ phận kho và kế toán được thực hiện thường xuyên. Kết luận: Theo sự kiểm tra của chúng tôi, không có sự chênh lệch giữa hai báo cáo Chúng tôi khẳng định thủ tục kiểm soát này được thực hiện và bảo đảm tính chính xác của doanh thu được ghi nhận. Đối với thủ tục đối chiếu sổ chi tiết đại lý: Mô tả hoạt động kiểm soát: Hàng hóa tiêu thụ tại các đại lý được theo dõi trên các sổ chi tiết. Các sổ này được chuyển cho kế toán bán hàng vào cuối tháng. Kế toán bán hàng lưu giữ các sổ này và lập bản đối chiếu đại lý giữa sổ chi tiết đại lý với sổ cái tại Công ty. Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện: Kiểm tra sổ chi tiết tại hai đại lý của Công ty tại Hải Phòng và Tp. Hồ Chí Minh và bản đối chiếu sổ chi tiết của hai đại lý này với sổ cái tại Công ty để kiểm tra việc lập các bản đối chiếu này có đầy đửu và đúng đắn không? Chọn ngẫu nhiên tài liệu của hai tháng (tháng 2 và tháng 7) và tiến hành kiểm tra việc đối chiếu. KTV thường thực hiện đối chiếu lại các khoản mục đã được đối chiếu và kiểm tra sự khớp đúng giữa số liệu trên bản đối chiếu với số liệu trên Sổ cái tại Công ty. KTV đánh giá việc thực hiện đối chiếu của kế toán bán hàng thông qua thảo luận trực tiếp với nhân viên này. Phát hiện: Qua thực hiện đối chiếu lại, KTV phát hiện chênh lệch giữa Sổ chi tiết đại lý tại Hải Phòng với sổ chi tiết tại Công ty. Tuy nhiên, chênh lệch nhỏ (2,8 triệu VND), chúng tôi chấp nhận sau khi có giải trình của đại lý do phương pháp áp dụng tính giá bán sản phẩm có chênh lệch. Kết lu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36252.doc
Tài liệu liên quan