MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3
1.1. Khái quát chung về kiểm toán Báo cáo tài chính 3
1.1.1. Khái niệm về kiểm toán Báo cáo tài chính 3
1.1.2. Mục tiêu trong kiểm toán Báo cáo tài chính 5
1.1.3. Qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính 6
1.2. Tiền lương với vấn đề kiểm toán Báo cáo tài chính 7
1.2.1. Bản chất và ý nghĩa tiền lương và các khoản trích theo lương 7
1.2.2. Các hình thức trả lương 9
1.2.3. Chức năng của chu trình tiền lương và các khoản trích theo lương 11
1.2.4.Tổ chức hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương 16
1.3. Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính 20
1.3.1.Vai trò của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính 20
1.3.2. Mục tiêu của kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên 20
1.3.3.Kiểm soát nội bộ với chu trình tiền lương và nhân viên 21
1.3.4.Qui trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán Báo cáo tài chính 23
1.3.4.1.Lập kế hoạch kiểm toán 23
1.3.4.2.Thực hiện kiểm toán 30
1.3.4.3.Kết thúc kiểm toán 35
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ NHÂN VIÊN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY KIỂM TOÁN ERNST&YOUNG THỰC HIỆN 38
2.1 Tổng quan về công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam 38
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam 38
2.1.2.Cơ cấu tổ chức của công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam: 39
2.1.2.1.Khái quát mô hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh theo sơ đồ 39
2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 39
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam 41
2.1.3.1 .Các loại hình dịch vụ 41
2.1.3.2 .Thị trường hoạt động 43
2.1.3.3 .Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây 43
2.1.4.Phương pháp kĩ thuật kiểm toán 44
2.2. Thực trạng qui trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam thực hiện 46
2.2.1 Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán Ernst & Young thực hiện tại công ty ABC 46
2.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán 46
2.2.1.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán 56
2.2.1.3 Kết thúc kiểm toán 70
2.2.2 Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên do công ty Ernst & Young Việt Nam thực hiện tại công ty XYZ 70
2.2.2.1 Lập kế hoạch kiểm toán 70
2.2.2.2 Thực hiện chương trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên tại công ty XYZ 80
2.2.2.3 Kết thúc kiểm toán 95
2.2.3 So sánh kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên tại hai công ty ABC và XYZ 95
2.3 Tổng kết chung kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên tại công ty Ernst & Young Việt Nam 97
CHƯƠNG 3:PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM TOÁN CHU TRÌNH TIỀN LƯƠNG VÀ 102
NHÂN VIÊN DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN ERNST & YOUNG VIỆT NAM THỰC HIỆN 102
3.1 Sự cần thiết tất yếu hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện 102
3.2 Đánh giá thực trạng kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên do công ty TNHH kiểm toán Ernst & Young Việt Nam thực hiện 103
3.2.1 Ưu điểm 103
3.2.1.1 Lập kế hoạch kiểm toán 103
3.2.1.2 Thực hiện kiểm toán 105
3.2.1.3 Kết thúc kiểm toán 106
3.2.2 Tồn tại 106
3.3 Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên do công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam thực hiện 108
3.3.1 Trong đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 109
3.3.2 Thủ tục phân tích 113
3.3.3 Bước xác định mức độ trọng yếu của giai đoạn lập kế hoạch 113
KẾT LUẬN 118
128 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6515 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Việt Nam được chính thức thành lập vào ngày 23 tháng 11 năm 2004 với số vốn đầu tư trên 600 tỷ đồng. Hoạt động chính trong lĩnh vực thương mại như vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng, và kinh doanh siêu thị.
Cho đến cuối tháng 11 công ty cổ phần ABC có tổng số 395 nhân viên bao gồm nhân viên kĩ thuật, nhân viên văn phòng và nhân viên của công ty chứng khoán (là công ty con của công ty ABC). Tuy nhiên, lương của nhân viên công ty chứng khoán được coi như một khoản được thanh toán bởi công ty ABC thay mặt cho công ty chứng khoán ABC do đó khoản lương này được ghi nhận vào tài khoản 142 (chi phí trả trước ngắn hạn).
Trong suốt năm 2007( tính đến tháng 6 năm 2007), có một vài sự thay đổi lớn trong lực lượng lao động của công ty do chính sách nhân sự mới của công ty. Số lượng lao động tăng lên 140 người để đáp ứng nhu cầu của bộ phận chứng khoán vừa mới được thành lập thay vì phải sử dụng nhân lực chứng khoán từ bên ngoài. Cũng vì thế, trong năm vừa qua, số lượng nhân viên tăng lên 33 người chủ yếu là bộ phận văn phòng nhằm đáp ứng nhu cầu về quản lý. Thêm vào đó, từ tháng 8 năm 2007, công ty chứng khoán ABC ra đời đã tạo ra một sự tăng lên về số lượng nhân viên. Hiện nay, công ty chưa có chiến lược cụ thể nào trong việc tăng lực lượng lao động của công ty.
Chính sách lương của công ty:
Số giờ lao động qui định là 44 giờ/tuần tức là 5.5 ngày/tuần đối với nhân viên văn phòng và 48 giờ/tuần đối với nhân viên khác.
Trưởng phòng của mỗi phòng ban sẽ là người phê duyệt số giờ làm cho nhân viên của họ.
Lương của nhân viên văn phòng và nhân viên được tính toán dựa trên số giờ làm việc trên bảng chấm công.
Tất cả nhân viên đều được trả lương qua tài khoản ngân hàng và lương sẽ được trả một lần vào ngày đầu tháng ( thường là ngày 7 hàng tháng) do đó rủi ro của việc trả lương không đúng thời gian rất có thể xảy ra, trong quá trình kiểm tra hợp đồng lao động và việc thanh toán lương KTV sẽ chú trọng kiểm tra tính đúng kỳ của việc thanh toán lương.
Việc làm thêm giờ chỉ được tính khi có sự yêu cầu làm thêm của trưởng phòng và yêu cầu tính thêm giờ cần có sự phê duyệt của trưởng phòng.
Cuối tháng bảng chấm công đã có chữ kí của trưởng phòng sẽ được lập hợp và gửi cho phòng nhân sự. Phòng nhân sự sẽ tính lương cho từng người dựa trên hợp đồng lao động, tỉ lệ trả lương và được đưa cho kế toán trưởng. Kế toán trưởng xem xét lại một lần nữa sau đó đưa cho giám đốc phê duyệt trước khi vào Sổ Cái.
Chu trình tiền lương – nhân viên của công ty ABC được mô tả như sau:
+ Qui trình tuyển dụng
Khi doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động, phòng nhân sự sẽ tiến hành các thủ tục từ việc thông báo tuyển dụng, nhận đơn đăng kí, kiểm tra trình độ và phỏng vấn. Khi được nhận vào công ty, mỗi nhân viên sẽ được tham dự một khóa đào tạo trong vòng 1 tháng và nhân viên của công ty sẽ phải trải qua 2 tháng thử việc.
+ Chính sách đãi ngộ đối với người lao động
Hiện tại công ty chưa có chính sách lương thưởng rõ ràng cho nhân viên ngoài việc thưởng tháng lương thứ mười ba được phòng nhân sự tính theo số tháng lao động.
+ Quản lý nhân viên và ghi nhận thời gian làm việc
Nhân viên trong công ty sẽ được quản lý dưới quyền của trưởng các phòng ban thông qua bảng chấm theo dõi thời gian lao động của từng người. Trưởng phòng quản lý số giờ lao động của nhân viên thông qua việc phê chuẩn vào các bảng này hàng tuần. Cuối tháng trưởng phòng sẽ nộp toàn bộ bảng chấm công của từng nhân viên trong phòng ban mình cho bộ phận nhân sự để phòng nhân sự tính lương cho mọi người.
+ Tính lương
Khi nhận được bảng chấm công đã có chữ kí của trưởng phòng, nhân viên tính lương sẽ tính toán tiền lương thông qua phần mềm. Người lao động sẽ được nhận tổng lương gồm: lương cơ bản, lương làm thêm ngoài giờ sau khi trừ đi bảo hiểm xã hội (5% lương cơ bản), bảo hiểm y tế (1% lương cơ bản), thuế thu nhập cá nhân…
Chi phí bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế (20%) sẽ được tính toán và đưa vào chi phí lương .
Thuế thu nhập cá nhân được tính toán bằng phần mềm của phòng nhân sự và thực hiện theo luật lao động của Việt Nam.
Sau khi được tính toán, kiểm tra và phê duyệt bởi trưởng phòng nhân sự (bà Ngọc) và Tổng giám đốc, lương sẽ được trả thông qua dịch vụ rút tiền mặt của ngân hàng.
Bên cạnh lương và các khoản trích theo lương phải trả cho người lao động, chi phí cho nhân viên còn bao gồm các chi phí khác như chi phí đồng phục cho nhân viên, thưởng cho một số cá nhân có thành tích tốt, chi phí đào tạo và các chi phí khác…
Kế toán tiền lương dựa trên các chi phí phát sinh từ các phòng ban và phân bổ trực tiếp vào giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
+ Khái quát chu trình tiền lương và nhân viên của công ty ABC
Chu trình tiền lương và nhân viên của công ty ABC được khái quát như sau:
Sơ đồ 7: Chu trình tiền lương và nhân viên tại công ty ABC
Phòng nhân sự
- Thông báo tuyển dụng
- Thi và phỏng vấn
- Hợp đồng lao động
+ Thường xuyên
+ Tạm thời
+ 1 năm
Kiểm soát hàng ngày
+ Bảng chấm công
+ Hồ sơ nhân viên
+ Quyết định tăng lương
+ Báo cáo làm thêm giờ.
+ Đơn xin nghỉ
Phân bổ vào chi phí khác
Trả lương cho người lao động
Lương hàng tháng
Bảng tính thời gian làm việc được phê duyệt bởi trưởng phòng
- Kiểm tra phê duyệt của cấp trên
- Tổng giám đốc phê duyệt
- Người lao động kí vào bảng lương
- Xác nhận của ngân hàng
- Kế toán tiền lương phân bổ
- Kế toán trưởng phê duyệt
- Đưa vào sổ Cái
d. Thực hiện thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích được áp dụng cho tất cả các cuộc kiểm toán và tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 520 “thủ tục phân tích là quá trình đánh giá các thông tin tài chính được thực hiện thông qua việc nghiên cứu các mối quan hệ đáng tin cậy giữa các dữ liệu tài chính và các dữ liệu phi tài chính. Nó bao hàm cả việc so sánh số liệu trên Sổ Cái với các số liệu ước tính của KTV”.
Để có thể đánh giá một cách sơ bộ và xác định các khoản mục có biến động bất thường, KTV tiến hành thực hiện thủ tục phân tích trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kình doanh thông qua việc phân tích ngang và phân tích dọc.
Dưới đây là trích yếu bảng cân đối kế toán của công ty ABC ( thời điểm 31 -12 – 2007) và báo cáo kết quả kinh doanh công ty ABC (năm 2007)
Bảng 3: Bảng cân đối kế toán công ty ABC (trích yếu)
Tại ngày 31tháng 12 năm 2007
NGUỒN VỐN
Mã
số
Thuyết minh
Số cuối năm
Số
đầu năm
1
2
3
4
5
..................
A- Nợ phải trả
300
11
..................
I. Nợ ngắn hạn
310
199,760,014,557
56,424,941,915
4. Phải trả người lao động
315
2,064,719,027
129,400,659
.................
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN
430
3,179,823,754,676
674,408,365,648
Bảng 4: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty ABC (trích yếu)
Năm 2007
CHỈ TIÊU
Mã
số
Thuyết minh
Năm nay
Năm trước
1
2
3
4
5
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
01
21.1
180,242,544,074
562,813,512,163
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
10
180,195,234,984
548,413,023,816
4. Giá vốn hàng bán
11
22
(52,133,045,589)
(191,748,134,726)
............
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
30
324,624,451,751
338,751,676,758
.............
Trước tiên KTV so sánh chi phí lương của năm trước và năm nay trên bảng cân đối kế toán thông qua tài khoản phải trả công nhân viên (tài khoản 334) các khoản trích theo lương ( tài khoản 338) và thuế thu nhập cá nhân và các khoản phải trả phải nộp khác cho người lao động.
Bảng 5: Bảng phân tích chi phí lương
Chi phí lương
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2007so với năm 2006
Chênh lệch số tiền
Tỉ trọng
(%)
Lương phải trả CNV
14,824,060,930
15,875,808,750
1,051,747,820
7,09
Các khoản trích theo lương
1,774,981,536
2,040,535,037
265,553,501
15
Thuế thu nhập cá nhân
1,233,001,794
1,088,757,197
(144,244,597)
(11,7)
Các khoản chi phí khác
730,967,102
1,349,767,496
618,800,394
84,66
Tổng
18,563,011,360
20,354,868,481
1,791,857,121
9.65
Qua bảng so sánh chi phí lương của doanh nghiệp qua hai năm 2006 và 2007 KTV nhận thấy chi phí lương của doanh nghiệp tăng lên 1,791,857,121 tức là tăng 9,65%, sự tăng lên này là do trong năm 2007, công ty mới mở thêm công ty con là công ty chứng khoán ABC nên số lượng nhân viên tăng lên do đó chi phí lương cho số lượng nhân viên mới này là nguyên nhân của việc chi phí lương tăng lên.
Bên cạnh đó KTV cũng tiến hành phân tích tỉ lệ tổng chi phí lương trên doanh thu như sau:
Bảng 6: Bảng phân tích tổng chi phí lương so với doanh thu
Năm
Năm 2006
Năm 2007
Tổng chi phí lương
18,563,011,360
20,354,868,481
Doanh thu
131,296,920,200
180,242,544,075
Tổng chi phí lương / doanh thu (%)
14,14
11,29
Như vậy, qua bảng phân tích trên KTV nhận thấy cả doanh thu và tổng chi phí lương của doanh nghiệp đều tăng lên tuy nhiên tỉ lệ tổng chi phí lương/doanh thu của năm 2007 nhỏ hơn năm 2006. Trên cơ sở chính sách lương và qui chế quản lý nhân viên trong công ty đã cho thấy doanh nghiệp đã quản lý chặt chẽ quỹ lương và chi quĩ lương một cách hợp lý, phù hợp với kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Tóm lại, qua việc phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán, KTV rút ra kết luận sự thay đổi trong chi phí lương của doanh nghiệp không có biến động bất thường và sự thay đổi là tương đối hợp lý.
e. Xác định mức độ rủi ro chung ảnh hưởng đến quá trình kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên tại công ty ABC
Công ty ABC là khách hàng thường niên của Ernst & Young Việt Nam nên việc đánh giá hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ không mất nhiều thời gian của KTV.
KTV đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên 3 tiêu chí:
Quản lý thời gian làm việc của người lao động.
Tính lương cho người lao động.
Ghi chép phân bổ tiền lương vào chi phí.
KTV chọn ra một số phòng ban và xem xét cách quản lý và phê chuẩn thời gian làm việc của nhân viên trong 6 tháng cuối năm thông qua bảng thời gian làm việc của nhân viên được chuyển đến phòng nhân sự vào cuối tháng, bảng tính lương hàng tháng đã có sự phê duyệt của tổng giám đốc.
Bảng 7: Soát xét hệ thống KSNB tại công ty ABC
Các nghiệp vụ
Sai phạm có thể xảy ra
Mô tả hệ thống kiểm soát
Tình hình thực hiện
Thời gian làm việc của người lao động
- Thời gian lao động có thể ghi chép không đúng.
- Trưởng các bộ phận phòng ban có xem xét phê duyệt bảng chấm công hàng tuần cho các nhân viên của mình hay không.
Thời gian lao động lao động được cập nhật hàng ngày trên hệ thống do nhân viên tự làm. Bảng thời gian lao động được in ra và kiểm tra, phê duyệt bởi trưởng phòng để đảm bảo rằng thời gian làm việc thực sự của nhân viên.
Thời gian lao động được ghi chép đầy đủ, được phê duyệt đúng thời gian.
Tính lương cho người lao động
- Lương có thể tính toán không chính xác.
- Bảng lương hàng tháng có được xem xét phê duyệt của kế toán trưởng và tổng giám đốc không?
Vào cuối tháng, các bảng thời gian lao động của nhân viên đã được phê duyệt của trưởng các phòng ban sẽ được chuyển đến phòng nhân sự để kế toán tiền lương tính lương.
Bảng lương tổng hợp của được trưởng phòng kế toán xem xét và chuyển cho tổng giám đốc ký phê duyệt.
Lương của nhân viên được tính toán đúng theo qui định trong hợp đồng lao động
Ghi chép và phân bổ chi phí tiền lương
Chứng từ hàng ngày cũng như các khoản thu chi liên quan đến tiền lương có được xem xét phê duyệt không và do ai?
Để đảm bảo chi phí lương được phân bổ đúng tài khoản, kế toán trưởng xem xét chứng từ và phê duyệt vào cuối tháng.
Bảng lương hàng tháng đều được kế toán trưởng xem xét, ký phê duyệt.
Dựa trên việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chu trình tiền lương và nhân viên, KTV xác định rủi ro kiểm soát xảy ra các sai phạm trọng yếu ở mức độ thấp vì việc xem xét phê chuẩn đối với các nghiệp vụ tiền lương và nhân viên đều được thực hiện đầy đủ theo đúng qui trình cụ thể của công ty ABC.
Bản chất kinh doanh của khách hàng là một doanh nghiệp kinh doanh thương mại, chi phí lương được tính theo số giờ công lao động nên việc tính và trả lương tương đối rõ ràng. Bên cạnh đó, qua việc tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV thấy các chi phí lương phát sinh được phê chuẩn đầy đủ, các nghiệp vụ đã ghi chép và phân bổ được xem xét, kí duyệt một cách đầy đủ của kế toán trưởng và giám đốc. Hơn nữa, đây là khách hàng thường niên của công ty, dựa vào hồ sơ kiểm toán năm trước và xem xét các nghiệp vụ bất thường phát sinh trong năm nay ( không có nghiệp vụ bất thường), KTV kết luận rủi ro tiềm tàng trong chu trình tiền lương là thấp.
Qua quá trình quan sát, phỏng vấn và xác định được rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát là thấp. Rủi ro kiểm toán chung được xác định cho chu trình tiền lương là trung bình, do đó rủi ro phát hiện tương đối cao, KTV cần phải tập trung thu thập bằng chứng đầy đủ, hợp lý và sát thực nhằm giảm tối đa rủi ro kiểm toán có thể xảy ra.
Việc xác định số lượng bằng chứng cần phải thu thập sẽ được KTV thực hiện trong chương trình Micro Start và phần mềm Ernst & Young Random sẽ xác định chính xác những chứng từ, nhân viên nào cần được kiểm tra xem xét kĩ lưỡng.
f. Xác định mức trọng yếu MP,TE, SAD
Dựa vào phần mềm GAMX, trưởng nhóm kiểm toán – người lập kế hoạch kiểm toán xác định mức độ trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính của công ty ABC (PM – mức trọng yếu kế hoạch). Do khách hàng phải chịu sức ép tăng lợi nhuận chuẩn bị cho việc niêm yết chứng khoán trong năm nay nên việc xác định mức trọng yếu này dựa trên cơ sở lợi nhuận sau thuế và phân bổ cho từng chu trình được kiểm toán (TE: mức sai sót có thể chấp nhận được cho từng khoản mục = 50% PM), những chênh lệch xuất hiện trong quá trình kiểm toán nếu nhỏ hơn TE sẽ được tập hợp vào SAD ( mức sai phạm cho tổng các chênh lệch kiểm toán) để xác định mức độ trọng yếu của tổng những chênh lệch này liệu có ảnh hưởng trọng yếu đến chu trình được kiểm toán hay không.
Ta có bảng giá trị các ước tính mức độ trọng yếu của KTV như sau
Bảng 8: Xác định mức độ trọng yếu cho khoản mục tiền lương
Mức độ trọng yếu cho toàn bộ báo cáo tài chính (PM)
6.292.500.000
Mức độ trọng yếu cho khoản mục tiền lương (TE)
3,146,250,000
Mức sai phạm cho tổng các chênh lệch (SAD)
314.625.000
g. Thiết kế chương trình kiểm toán
Sau khi đánh giá sơ bộ về hệ thống kiểm soát nội bộ cũng như những rủi ro có thể xảy ra, KTV thiết kế chương trình kiểm toán với các bước công việc cụ thể như sau:
Bảng 9: Chương trình kiểm toán của chu trình tiền lương do công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam thực hiện
e
VB200
Khách hàng: Công ty ABC
Thực hiện
DTQ
01/08
Kì kiểm toán: 31-12-07
Soát xét
TPS
01/08
Chương trình kiểm toán: chu trình tiền lương
Cơ sở dẫn liệu:
Tồn tại (Ex) hoặc hiện hữu (Oc), đầy đủ (Co), quyền và nghĩa vụ (R&O), tính toán (Va) và đo lường (Me)phân loại và trình bày (P&D)
Tiền lương
Ex/Oc
Co
Va/Me
R&O
P&D
Tham chiếu
Thực hiện
Bản chất, thời gian và phạm vi của qui trình kiểm toán cơ bản được xác định thông qua mức độ của rủi ro kiểm soát ( tham khảo trong GAM, qui trình 8.2)
Thủ tục phân tích
1
Tiến hành so sánh tiền lương trung bình của các nhân viên và số lượng nhân viên qua 12 tháng trong năm, nếu có chênh lệch bất thường của chi phí lương và số lượng nhân viên cần phải xác định lại thông qua khách hàng
x
x
VB310
DTQ/
1-08
2
Thực hiện phân tích thuế thu nhập cá nhân trong 2 tháng bất kỳ của năm
x
x
x
x
VB320
DTQ/
1-08
Thủ tục kiểm tra chi tiết
3
Thu thập Bảng cân đối kế toán và đối chiếu với sổ chi tiết lương
x
DTQ/
1-08
4
Thu thập sổ chi tiết chi phí lương của 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm nhằm xem xét sự biến động của từng loại chi phí so với số liệu đã được kiểm toán của 6 tháng đầu năm
x
x
VB300
DTQ/
1-08
5
Kiểm tra tính hợp lý của chi phí lương và sự thay đổi giữa chi phí lương với sự thay đổi về số lượng lao động đồng thời kiểm tra tính chính xác của việc chuyển chi phí lương vào Sổ Cái.
x
x
x
VB330
DTQ/
1-08
6
Chọn một vài nhân viên trong công ty và đối chiếu tài khoản phải trả công nhân viên với hợp đồng lao động, bảng chấm công, bảng thanh toán lương,ủy nhiệm chi và dịch vụ chuyển khoản qua ngân hàng.
x
x
x
x
x
VB410
DTQ/
1-08
7
So sánh chi phí bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế giữa bảng theo dõi thời gian lao động với sổ chi tiết chi phí lương, đồng thời xem xét tính hợp lý trong việc phát sinh bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội theo sự biến động của số lượng nhân viên
x
x
x
x
x
VB500
DTQ/
1-08
8
Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết chi phí tiền lương của công ty chứng khoán ABC:
Kiểm tra sổ chi tiết tài khoản 142 và so sánh trên cân đối
Thực hiện phân tích chi phí lương và số lượng nhân viên trong công ty chứng khoán, nêu có những biến động bất thường thì cần tìm hiểu lý do từ phía khách hàng
x
x
x
x
x
VB600
DTQ/
1-08
2.2.1.2 Thực hiện kế hoạch kiểm toán
2.2.1.2.1 Thực hiện thủ tục kiểm soát
Bảng 10:Thực hiện kiểm tra đầu cuối
Thủ tục kiểm tra đầu cuối – Chu trình tiền lương
Tham chiếu:
Khách hàng:
ABC
BD 410
Kì kiểm toán:
31/12/2007
Mục tiêu:
Đảm bảo quy trình tuyển dụng và trả lương nhân viên được thực hiện đầy đủ
Đảm bảo đầy đủ hồ sơ và chứng từ lien quan đến tuyển dụng và trả lương nhân viên.
Công việc:
Chúng tôi chọn ra bộ hồ sơ của một số nhân viên bất kỳ và tiến hành kiểm tra đầu cuối của việc tuyển dụng và thanh toán lương cho nhân viên này
1. Các bước cơ bản trong việc tuyển dụng và trả lương nhân viên
STT
Qui trình
Người thực hiện
Cơ sở hệ thống điện tử
Tham chiếu
1
Việc thuê mướn và hình thành hợp đồng được phê chuẩn.
Tổng giám đốc
Có
BD410
2
Hệ số lương được xem xét và phê chuẩn.
Tổng giám đốc
Không
3
Bảng theo dõi thời gian làm việc được chuẩn bị và phê chuẩn
Trưởng phòng ban chuẩn bị và được chấp thuận bởi phòng nhân sự
Không
BD420
4
Việc tính lương sử dụng hệ số lương trong hồ sơ nhân viên
Nhân viên phòng nhân sự.
Có
BD430
5
Bảng tính lương được phê chuẩn
Trưởng phòng nhân sự, kế toán trưởng và Tổng giám đốc
Không
BD440
6
Lập phiếu đề nghị thanh toán lương / chi lương được phê chuẩn và kiểm tra.
Kế toán thanh toán lập,kế toán trưởng phê chuẩn và Tổng giám đốc kiểm tra
Không
BD450
7
Sổ chi tiết tiền lương được chuyển vào hệ thống máy vi tính
Kế toán trưởng
Có
BD460
8
Số Cái tài khoản lương được xem xét vào thời điểm cuối tháng.
Kế toán trưởng
Không
BD470
2. Kiểm tra việc phân chia nhiệm vụ
Hồ sơ nhân viên bao gồm hệ số lương và được cất giữ bởi phòng nhân sự.
Việc thuê mướn nhân sự và thanh toán do các phòng ban đề xuất, kiểm tra bởi phòng nhân sự, phê chuẩn bởi Tổng giám đốc.
Bảng theo dõi thời gian làm việc được chuẩn bị bởi trưởng các phòng ban và kiểm tra bởi phòng nhân sự.
Bảng tính lương được chuẩn bị bởi phòng kế toán và được Tổng giám đốc phê chuẩn.
Việc thanh toán lương được thực hiện và ghi sổ bởi phòng kế toán.
3. Qui trình kiểm tra đầu cuối
Qui trình
Có/Không
a. Phỏng vấn nhân viên của phòng nhân sự về sự hiểu biết của họ về những thủ tục cần phải tiến hành trong qui trình bắt buộc về việc tuyển dụng và trả lương nhân viên. Nhữn thủ tục kiểm soát được xác định ở trên đã thực hiện đầy đủ và đúng thời gian chưa.
Phỏng vấn: ___Chị Nguyệt – nhân viên kế toán_______Ngày: 27-1-2008
Phát hiện chính: không có_____________
Có
b. ghi chú những trường hợp ngoại lệ lien quan đến qui trình trên, phạm vi cần thiết, xác định thủ tục kiếm soát và nhân tố ảnh hưởng đến cuộc kiểm toán.
Phát hiện: không có trường hợp ngoại lệ nào
c. Trong quá trình tìm hiểu qua bộ hồ sơ của một nhân viên bất kì thì thủ tục kiểm tra đầu bao gồm thu thập sự hiểu biết và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ một cách đầy đủ để xác định tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ và liệu những thủ tục kiểm soát đó đã được thực hiện chưa?
Có
d. Phỏng vấn nhân viên của phòng nhân sự bao gồm những câu hỏi về việc họ gặp lỗi sai, loại lỗi sai thường mắc phải, chuyện gì đã xảy ra và lỗi sai đó có được sửa không?
Chưa gặp lỗi sai.
Kết luận
Thử nghiệm đầu cuối cho chúng tôi hiểu về chu trình tiền lương, nghiệp vụ thanh toán lương và chúng tôi kết luận hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng trong chu trình tiền lương được thực hiện đầy đủ và hoạt động có hiệu quả.
Trong đó BD 420,430,440,450,460,470 là bằng chứng thu thập được đó là bộ hồ sơ về qui trình tuyển dụng và thanh toán lương của khách hàng đã được kiểm toán viên photo làm bản đối chiếu (bản giấy).
2.2.1.2.2 Thực hiện thủ tục phân tích cơ bản
Bảng 11: Thực hiện thủ tục phân tích cơ bản
e
VB 310
Thực hiện
DTQ 1-08
Khách hàng
ABC
Soát xét
TPS 01-08
Kì kiểm toán
31/12/07
Mục tiêu
Đảm bảo chi phí lương là hợp lý
Tiến hành
Thu thập bảng danh sách nhân viên hàng tháng và chi phí tiền lương của nhân viên qua 12 tháng trong năm
Phát hiện
Ghi chú
Nhìn chung chí phí tiền lương biến động cùng với số lượng nhân viên. Cụ thể trong tháng 1 chi phí tiền lương thấp hơn so với các tháng khác vì trên thực tế trong tháng 1 công ty mở thêm dịch vụ chứng khoán và sau đó dịch vụ này đã được tách ra thành một bộ phận chứng khoán của công ty ABC vào tháng 2 với trên 130 nhân viên chứng khoán.
Bên cạnh đó, có một sự tăng lên nhỏ trong chi phí tiền lương từ tháng 4 vì công ty bắt đầu thực hiện chính sách tăng lương mới (lương cơ bản tăng từ 750 nghìn lên 900 nghìn và khoản trợ cấp thêm cho nhân viên đã được KTV kiểm tra trên quyết định phê duyệt của ban giám đốc) đối với công ty chứng khoán.
Trong tháng tiếp theo có một biến động nhỏ trong chi phí tiền lương là do một số nhân viên nghỉ việc và nghỉ thai sản.
- So sánh với kỳ trước, chi phí tiền lương tăng gần gấp đôi:
+ Giá vốn hàng bán: tăng 84% do việc thành lập phòng chứng khoán từ tháng 2 năm 2007
+ Chi phí bán hàng: tăng 210% do bộ phận quan hệ khách hàng mới chỉ được thành lập từ tháng 10 năm 2006 và số lượng nhân viên năm nay tăng gấp đôi so với năm 2006.
+ Chi phí quản lý chung: tăng 58% do dự tăng lên đột ngột (gần gấp đôi) về số lượng nhân viên văn phòng
(nhằm đáp ứng được yêu cầu của dự án quản lý).
Bên cạnh đó, tỉ lệ trả lương cho nhân viên tăng mà chủ yếu là bộ phận văn phòng.
Từ tháng 7 đến tháng 8 có xu hướng tăng lên về số lượng nhân viên do công ty mở thêm công ty chứng khoán ABC bao gồm 2 chi nhánh Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình này khá ổn định trong những tháng tiếp theo.
Từ tháng 10 đến tháng 11, số lượng nhân viên tăng lên tuy nhiên những nhân viên mới thì chưa được tính bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội do đó mà chi phí lương của công ty không tăng lên trong 2 tháng này.
Từ tháng 11 đến tháng 12 có một sự tăng lên đáng kể về số lượng nhân viên của công ty chứng khoán ABC của cả 2 chi nhánh Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, do vậy mà tổng chi phí lương có xu hướng tăng lên.
Kết luận:
Như vậy thông qua thủ tục phân tích kết hợp với chính sách lương và hệ thống kiểm soát nội bộ tại công ty nhận thấy không có một biến động nào bất thường xảy ra trong qui trình tiền lương và nhân viên tại công ty ABC
Bảng 12:Phân tích thuế thu nhập cá nhân của công ty ABC tháng 9, 10
e
VB 320
Khách hàng
ABC
Thực hiện
DTQ 1-08
Kì kiểm toán
31/12/07
Soát xét
TPS 1-08
Mục tiêu
Kiểm tra tính đầy đủ của thuế thu nhập cá nhân
Tiến hành
Phân tích thuế thu nhập cá nhân của nhân viên trong tháng 9,10
Phát hiện
Tháng
thuế thu nhập cá nhân theo bảng lương
9
90,686,012
10
93,402,393
Trung bình
92,044,202
Dự toán 6 tháng
552,265,215
Theo Sổ Cái
468,699,516
Chênh lệch
83,565,699
PIT công ty chứng khoán ABC
71,654,715
PIT công ty quản lý quĩ ABC
3,088,889
Chênh lệch còn lại
8,822,095
không trọng yếu --> bỏ qua
Kết luận: thuế thu nhập cá nhân được trình bày hợp lý
2.2.1.2.3 Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết
Sau khi thực hiện thủ tục phân tích và đánh giá ban đầu về hệ thống kiểm soát nội bộ, KTV đã có được những kết luận sơ bộ về qui trình hạch toán tại công ty là phù hợp với nguyên tắc kế toán và được thực hiện đúng theo chính sách của công ty ABC. Để kiểm tra tính trung thực và hợp lý của qui trình lương và nhân viên tại công ty ABC, KTV tiến hành thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết về tiền lương và các khoản trích theo lương.
Kiểm tra chi tiết các tài khoản chi phí liên quan đến lương ( các tài khoản đầu 6):
Bảng 13: Kiểm tra các tài khoản chi phí lương
e
VB 300
Khách hàng
ABC
Thực hiện
DTQ 1-08
Kì kiểm toán
31-12-07
Soát xét
Đối tượng
chi phí lương
Mục tiêu
Đảm bảo chi phí lương không có sai phạm trọng yếu
Tiến hành
Thu thập sổ chi tiết chi phí tiền lương
Phát hiện
Số liệu kiểm toán 300607
Tháng 7.07
Tháng 8.07
Tháng 9.07
Tháng 10.07
Tháng 11.07
Thang 12.07
Số liệu chưa kiểmtoán 311207
Giá vốn hàng bán
Chi phí tiền lương trong giờ
2,524,337,268
439,392,269
447,139,945
426,370,358
465,978,630
470,189,000
484,286,314
2,733,356,516
Chi phí tiền lương thêm giờ
143,899,393
7,106,658
6,375,606
27,530,378
10,578,329
9,307,762
8,958,385
69,857,118
Chi phí thuế thu nhập cá nhân
143,136,035
4,233,333
3,031,110
2,824,198
3,594,444
3,594,444
3,594,444
20,871,973
Chi phí BHYT, BHXH
327,181,575
66,299,110
68,182,810
65,291,710
70,301,110
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Hoàn thiện kiểm toán chu trình tiền lương và nhân viên trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty kiểm toán Ernst & Young Việt Nam thực hiện.docx