Luận văn Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

I. KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 3

1. Đặc điểm chi phí sản xuất với vấn đề kiểm toán 3

1.1. Khái niệm, bản chất và nội dung kinh tế của chi phí 3

1.2. Phân loại chi phí theo khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm 4

2. Kiểm soát nội bộ đối với chi phí sản xuất 6

3. Vai trò của kiểm toán khoản mục CPSX trong kiểm toán BCTC 12

II. MỤC TIÊU VÀ TRÌNH TỰ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CPSX TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 15

1. Mục tiêu kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 15

2. Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 17

2.1. Lập kế hoạch kiểm toán khoản mục CPSX 17

2.2. Thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 26

2.3. Kết thúc kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 35

CHƯƠNG II: THỰC TẾ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN 40

I. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM 40

1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty 40

2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty VAE 41

2.1. Tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam 41

2.2. Khách hàng của Công ty VAE 44

2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty 45

3. Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty Cổ phần và Định giá Việt Nam 46

3.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty 46

3.2. Cơ cấu nhân viên của Công ty VAE 49

4. Chương trình kiểm toán mà Công ty VAE áp dụng 49

4.1. Lập kế hoạch kiểm toán 50

4.2. Thực hiện kiểm toán 53

4.3. Kết thúc kiểm toán 54

II. THỰC TẾ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY CỔ PHẦN KIỂM TOÁN VÀ ĐỊNH GIÁ VIỆT NAM THỰC HIỆN 56

1. Chuẩn bị công việc kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 56

1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán 56

1.2. Lựa chọn nhóm kiểm toán 57

1.3. Lập và thoả thuận các điều khoản của hợp đồng kiểm toán 58

2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát 60

2.1. Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng 60

2.2. Phân tích soát xét hệ thống KSNB 62

2.3. Soát xét hệ thống kế toán Công ty 63

2.4. Phân tích khái quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh 65

3. Thực hiện kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất 69

3.1. Thực hiện các thủ tục kiểm soát 70

3.2. Các thủ tục phân tích 71

3.3. Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết 74

3.3.1.Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết tại Công ty TN 74

3.3.2. Các thủ tục kiểm tra chi tiết thực hiện tại Công ty TM 88

4. Kết thúc kiểm toán và lập Báo cáo kiểm toán 92

5. Thực hiện công việc sau kiểm toán 95

CHƯƠNG III: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CPSX TRONG KIỂM TOÁN BCTC TẠI CÔNG TY VAE 97

I. ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CPSX DO CÔNG TY VAE THỰC HIỆN 97

1. Ưu, nhược điểm của kiểm toán Báo cáo tài chính theo khoản mục 97

1.1. Ưu điểm 97

1.2. Nhược điểm 99

2. Đánh giá về thực tế kiểm toán khoản mục CPSX do Công ty VAE thực hiện 100

2.1. Đánh giá chương trình kiểm toán khoản mục CPSX Công ty VAE thực hiện 100

2.2. Đánh giá việc thực hiện chương trình kiểm toán khoản mục CPSX 101

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC CPSX TRONG KIỂM TOÁN BCTC 103

1. Tính tất yếu hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPSX 103

2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục CPSX 104

2.1. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với khoản mục CPSX 104

2.2. Kiểm soát số dư đầu năm tài chính khi kiểm toán năm đầu tiên 106

2.3. Về cách thức chọn mẫu kiểm toán 107

2.4. Vấn đề quản lý, sử dụng và ghi chép trên các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên 108

3. Một số kiến nghị đối với những người quan tâm 109

3.1. Đối với Nhà nước 109

3.2. Đối với khách hàng 110

KẾT LUẬN 112

TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

 

doc123 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2538 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp lý về khách hàng. Trước khi thực hiện kiểm toán, kiểm toán viên phải tìm hiểu tình hình chung về đơn vị khách hàng về các vấn đề như: Sự hình thành và phát triển của đơn vị; nguồn vốn hoạt động, cơ cấu tổ chức; ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh; đặc điểm hoạt động kinh doanh;… Đây là công việc tạo cơ sở cho kiểm toán viên thực hiện việc lập kế hoạch kiểm toán. Để thu thập được các thông tin này, kiểm toán viên có thể phỏng vấn Ban giám đốc, thu thập tài liệu cần thiết; có thể trực tiếp tham quan nhà xưởng, hoặc xem xét hồ sơ đã được kiểm toán bởi Công ty kiểm toán khác, hay thu thập thông tin từ các bên hữu quan. Kiểm toán viên lưu vào hồ sơ kiểm toán hay sao chụp một số tư liệu cần thiết. Với những khách hàng hoạt động trong các lĩnh vực mới, có rủi ro kinh doanh cao thì nhóm kiểm toán cần tham khảo ý kiến các chuyên gia để có thông tin sâu hơn. Mẫu thông tin về khách hàng do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam quy định như sau( Bảng 2.4): Bảng 2.4: Thông tin chung về khách hàng - Khách hàng: Thường xuyên: Năm đầu: - Tên công ty: - Trụ sở chính: - Điện thoại: Fax: - Quyết định thành lập hay cấp giấy phép kinh doanh: - Ngành nghề hoạt động: - Số vốn đầu tư: - Thời gian hoạt động: - Hội đồng quản trị: - Ban giám đốc: - Công ty mẹ (đối tác liên doanh): - Tóm tắt quy chế kiểm soát nội bộ của khách hàng: 4.1.4. Tìm hiểu hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thu thập thông tin về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB chủ yếu bằng hình thức gặp trực tiếp Ban giám đốc, phỏng vấn nhân viên hay kiểm tra sơ bộ sổ sách kế toán. Từ đó, phân tích điểm mạnh, yếu trong hệ thống kế toán, xác định độ tin cậy vào hệ thống kế toán, xác định rủi ro trong từng phần hành cụ thể. Soát xét hệ thống KSNB nhằm mục đích đưa ra quyết định xem có thể dựa vào hệ thống KSNB hay không để giảm bớt khối lượng các thủ tục kiểm tra chi tiết phần hành kế toán. 4.1.5. Thực hiện thủ tục phân tích. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, thủ tục phân tích sử dụng là: - Phân tích soát xét các số liệu Báo cáo tài chính mới nhất của khách hàng. - Các chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của công ty. - Phân tích sơ bộ và kiểm tra tính logic của số liệu trên báo cáo. Dựa vào Báo cáo tài chính do đơn vị khách hàng cung cấp, kiểm toán viên tiến hành phân tích các tỉ suất lợi nhuận, tỉ suất tài chính và tính logic của Báo cáo. Phân tích sự biến động các tỉ suất, đồng thời phát hiện các khoản mục trọng yếu trong Báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng. 4.1.6. Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu. - Xem xét các sai sót tiềm tàng: Căn cứ đặc điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị khách hàng và vị trí của từng loại hình kinh doanh mà kiểm toán viên đánh giá rủi ro tiềm tàng. - Trên cơ sở tìm hiểu hệ thống KSNB, hệ thống kế toán của đơn vị khách hàng, kiểm toán viên phân tích, đánh giá rủi ro kiểm soát có thể xảy ra với các khoản mục trên Báo cáo tài chính. 4.1.7. Kế hoạch kiểm toán. Sau khi thu thập đầy đủ thông tin, căn cứ vào yêu cầu công việc và nguồn lực hiện có của Công ty, tiến hành chọn nhóm kiểm toán và phân công công việc. Đồng thời, đề ra kế hoạch kiểm toán chi tiết, thời gian thực hiện kiểm toán. 4.2. Thực hiện kiểm toán. Dựa vào kế hoạch đã lập, kiểm toán viên tiến hành kiểm toán. Song quá trình này không chỉ máy móc theo kế hoạch đã định mà trong khi thực hiện kiểm toán viên chủ động sáng tạo thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể nhằm thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có độ tin cậy cao. Đây cũng chính là giai đoạn cho thấy khả năng, trình độ của kiểm toán viên. Sự nhạy cảm và kinh hoạt trong công việc. Kiểm toán viên tiến hành các công việc sau: - Tiến hành thực hiện các biện pháp kiểm tra hệ thống KSNB và xem xét về những ảnh hưởng của các sai sót mà kiểm toán viên phát hiện. - Thực hiện các thủ tục phân tích: + Xem xét tính độc lập và tính đáng tin cậy của các dữ liệu. + Tính toán ra một giá trị ước tính và so sánh giá trị đó với giá trị ghi sổ. + Phân tích nguyên chênh lệch - Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết. + Xác nhận. + Kiểm tra thực tế. - Đánh giá kết quả kiểm tra chi tiết. - Xử lý các chênh lệch kiểm toán. Tất cả các công việc mà kiểm toán viên thực hiện trong quá trình thực hiện kiểm toán đều được ghi nhận trên giấy tờ làm việc. 4.3. Kết thúc kiểm toán. Kết thúc kiểm toán là giai đoan cuối cùng của cuộc kiểm toán. Công ty Cổ phần và Định giá Việt Nam thực hiện theo trình tự sau: 4.3.1. Xem xét tính hoạt động liên tục của đơn vị khách hàng. Công ty kiểm toán dựa vào các bằng chứng thu thập được để đánh giá, giải trình và đưa ra kết luận kiểm toán phù hợp. 4.3.2. Soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày lập Báo cáo tài chính. Để soát xét các sự kiện sau ngày lập Báo cáo tài chính, kiểm toán viên tiến hành thẩm vấn Ban quản trị, xem xét các biên bản hay quyết định của giám đốc; sổ sách, chứng từ kế toán liên quan được lập sau ngày kết thúc niên độ kế toán hoặc tiến hành gửi thư xác nhận. 4.3.3. Hoàn thiện giấy tờ làm việc. Sau khi hoàn thành công việc, các kiểm toán viên trong nhóm kiểm toán phải hoàn thiện giấy tờ làm việc của mình. Trưởng nhóm tiến hành soát xét giấy tờ, hoàn thiện các bằng chứng kiểm toán, kiểm tra, đối chiếu công việc đã hoàn thành. Nếu còn có sai sót thì cần phải bổ sung để hoàn thiện hồ sơ kiểm toán. 4.3.4. Đưa ra bút toán điều chỉnh và nêu nhược điểm cần hoàn thiện. Trong quá trình kiểm toán, nếu kiểm toán viên phát hiện ra những sai sót của đơn vị khách hàng thì trước hết kiểm toán viên phải xem xét sai sót đó có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính của đơn vị hay không? Nếu trọng yếu thì kiểm toán viên tiến hành điều chỉnh và phân lại cho phù hợp và giải trình lên Ban giám đốc đơn vị. Đồng thời, nếu kiểm toán viên phát hiện tại đơn vị khách hàng còn tồn tại những điểm yếu hay hạn chế về hệ thống kế toán hoặc hệ thống KSNB thì kiểm toán viên sẽ đưa ra ý kiến tư vấn nhằm giúp Ban quản lý doanh nghiệp khắc phục và hoàn thiện tổ chức của mình. 4.3.5. Lập dự thảo Báo cáo kiểm toán và soát xét. Sau khi đưa ra các bút toán điều chỉnh và thống nhất kết quả kiểm toán với đơn vị khách hàng, kiểm toán viên phát hành Báo cáo kiểm toán về Báo cáo tài chính. Nếu Ban quản trị đơn vị khách hàng đồng ý điều chỉnh các bút toán theo ý kiến của kiểm toán viên thì kiểm toán viên đưa ra Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần; nếu Ban quản trị không đồng ý điều chỉnh lại theo ý kiến của kiểm toán viên thì tuỳ vào mức độ trọng yếu và ảnh hưởng của các sai sót đó mà kiểm toán viên đưa ra ý kiến chấp nhận từng phần có ngoại trừ hay ý kiến không chấp nhận. Dự thảo này sẽ được soát xét cả về nội dung lẫn hình thức trước khi gửi cho đơn vị khác hàng. 4.3.6. Phê duyệt và phát hành Báo cáo kiểm toán, thư quản lý ( nếu có). Báo cáo kiểm toán và thư quản lý sau khi được lập phải được phê duyệt bởi Ban giám đốc Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam. Kiểm toán viên dựa vào đó để phát hành Báo cáo kiểm toán và thư quản lý chính thức. II. Thực tế kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện. Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam hoạt động dựa vào các dịch vụ, thông tin như đã trình bày trong phần ngành nghề kinh doanh. Để chứng tỏ sự tồn tại của mình trong thị trường, Công ty sử dụng thư mời kiểm toán với khách hàng lần đầu kiểm toán, hợp đồng kiểm toán với khách hàng thường xuyên của Công ty, còn đối với những cuộc kiểm toán mang tính chất lớn thì Công ty làm hợp đồng như một cuộc đấu thầu. Khi hợp đồng đã được hai bên thoả thuận, Công ty VAE luôn thực hiện đúng những gì đã cam kết, theo đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 – Hợp đồng kiểm toán (Bảng 2.7). Chi phí sản xuất là khoản mục mang quy mô lớn, các nghiệp vụ phát sinh nhiều; đặc biệt đối với các doanh nghiệp sản xuất. Chính vì vậy, trong bài luận văn này em xin trình bày quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất tại hai doanh nghiệp sản xuất. Trong đó, Công ty TN là đối tượng trực tiếp để đánh giá, nhận xét; còn Công ty TM là đối tượng so sánh. Cả hai công ty đều lập thư mời VAE kiểm toán Báo cáo tài chính cho niên độ kế toán kết thúc ngày 31/12/2004. Quy trình kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất ở cả 2 Công ty đều trải qua 5 bước sau: 1. Chuẩn bị công việc kiểm toán khoản mục chi phí sản xuất. Trong giai đoạn chuẩn bị này kiểm toán viên cần thực hiện các bước công việc sau: 1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Ngay sau khi nhận được thư mời kiểm toán do khách hàng gửi, Công ty xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán qua việc đánh giá mức rủi ro kiểm toán rồi mới quyết định có nên chấp nhận khách hàng này hay không? Công ty sẽ từ chối kiểm toán nếu một trong các trường hợp sau xảy ra: - Công ty nhận thấy khách hàng không đủ điều kiện cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán như: không thực hiện đúng luật kế toán; hệ thống KSNB của khách hàng kém hiệu lực, dẫn đến rủi ro quá cao,… - Công ty nhận thấy chính bản thân Công ty không đủ khả năng và điều kiện cần thiết để cung cấp dịch vụ như khách hàng mong muốn được. Tuy nhiên, với mỗi khách hàng kiểm toán khác nhau sẽ có mỗi cách thức đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán khác nhau như sau: Với Công ty TN là khách hàng lần đầu kiểm toán, Công ty sẽ chọn một kiểm toán viên có kinh nghiệm trực tiếp đến doanh nghiệp để điều tra về nguồn gốc và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp đó. Kiểm toán viên có thể thực hiện công việc của mình bằng một trong các phương pháp sau: phỏng vấn, quan sát, điều tra thực tế,…Từ đó Công ty mới quyết định có chấp nhận kiểm toán hay không? Việc đánh giá có chính xác hay không phụ thuộc rất lớn vào kinh nghiệm của chính Kiểm toán viên đó, vì vậy nhân viên của Công ty phải là những người không chỉ có kiến thức sâu rộng mà còn phải có nhiều kinh nghiệm. Với Công ty TM là khách hàng thường xuyên của Công ty, Công ty chỉ cần xem xét sự thay đổi lớn giữa niên độ kế toán này với niên độ kế toán trước. Ví dụ, Kiểm toán viên có thể xem xét về tính liêm chính của Ban giám đốc, thay đổi môi trường pháp lý ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh, phí kiểm toán,… Sau khi xem xét, nếu rủi ro kiểm toán ở 2 khách hàng ở mức trung bình thì Công ty quyết định chấp nhận kiểm toán cho Công ty TN và tiếp tục kiểm toán với Công ty TM. 1.2. Lựa chọn nhóm kiểm toán. Công việc tiếp theo Công ty sẽ chọn ra các nhân viên kiểm toán có kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về hoạt động kinh doanh của đơn vị kiểm toán. Ngoài ra, các kiểm toán viên phải đảm bảo nguyên tắc độc lập về mặt quan hệ xã hội, huyết thống cũng như các mối liên hệ kinh tế khác với khách hàng. Dựa vào đặc điểm của Công ty TN là Công ty chế tạo và sản xuất phụ tùng xe máy nên Công ty chọn nhóm kiểm toán gồm 7 người sau: 1. Phạm Ngọc Toản - (Kiểm toán viên quốc gia): Phụ trách chung công việc kiểm toán. 2. Trần Quốc Tuấn – (Kiểm toán viên quốc gia): Trực tiếp điều hành cuộc kiểm toán. 3. Phạm Hùng Sơn – (Kiểm toán viên cao cấp): Trực tiếp điều hành cuộc kiểm toán. 4. Nguyễn Thị Thanh – (Kiểm toán viên): Trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán. 5. Dương Thuý Anh – (Kiểm toán viên): Trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán. 6. Nguyễn Xuân Tùng – (Kiểm toán viên): Trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán. 7. Lương Đức Hiền - (Kiểm toán viên): Trực tiếp tham gia cuộc kiểm toán. Còn Công ty TM là khách hàng đã được Công ty kiểm toán năm trước nên Công ty chọn nhóm kiểm toán đã thực hiện kiểm toán cho Công ty này trong những năm tài chính trước. (Nhóm này cũng bao gồm 7 người). 1.3. Lập và thoả thuận các điều khoản của hợp đồng kiểm toán. Sau khi dự kiến đầy đủ mọi thủ tục, Công ty VAE và khách hàng sẽ thoả thuận với nhau về các điều khoản của hợp đồng kiểm toán. Sau đó, tuỳ vào điều kiện mà hai bên có thể gặp nhau trực tiếp để ký kết hợp đồng hay ký kết qua fax,…Hợp đồng kiểm toán của Công ty TN có nội dung như sau: Bảng 2.5: Hợp đồng kiểm toán Uỷ Ban nhân dân thành phố Hà nội Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam Số 183/VAE – HĐ - BCTC Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ===***=== Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2005 Hợp đồng kinh tế V/v: Kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2004 - Căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25/09/1989 và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quy định chi tiết việc thi hành Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. - Căn cứ nghị định số 105/2004/NĐ - CP ngày 30/03/2004 của Chính Phủ về kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân. - Căn cứ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán. - Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên. Chúng tôi gồm: Bên A: Công ty TN Đại diện: Ông Cheng Xu Gao Chức vụ: Tổng Giám đốc Địa chỉ:ẽ Điện thoại:ẽ Fax:ẽ Bên B: Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam (VAE) Đại diện: Ông Phạm Ngọc Toản Chức vụ: Tổng Giám đốc Điện thoại: 2670 491/492/493Fax: Địa chỉ: Tầng 11 – toà nhà Sông Đà - số 165 - Đường Cầu Giấy – phường Quan Hoa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội. Sau khi thoả thuận 2 bên nhất trí ký hợp đồng này bao gồm những điều khoản sau: Điều 1: Nội dung dịch vụ Bên B nhất trí cung cấp cho bên A dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2004. Điều 2: Luật định và chuẩn mực Dịch vụ trên được hoàn thành theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, chuẩn mực kiểm toán quốc tế được chấp nhận tại Việt Nam và quy chế kiểm toán độc lập hiện hành tại Việt Nam. Các chuẩn mực này đòi hỏi bên B phải lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán để đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng Báo cáo tài chính của Công ty không còn chứa đựng những sai sót trọng yếu. Điều 3: Trách nhiệm và quyền hạn của các bên 3.1.Trách nhiệm của bên A Lưu giữ và quản lý sổ sách, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu có liên quan một cách an toàn bí mật theo đúng quy định của Nhà nước. Bảo đảm cung cấp đầy đủ kịp thời cho bên B các thông tin cần thiết có liên quan đến cuộc kiểm toán. Báo cáo tài chính dùng để kiểm toán phải được bên A ký và đóng dấu chính thức trước khi cung cấp cho bên B. Bên B có thể yêu cầu bên A xác nhận bằng văn bản sự đảm bảo về các thông tin và tài liệu liên quan đến cuộc kiểm toán đã cung cấp cho bên B. Cử cán bộ có liên quan cùng làm việc với các kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán. Tạo điều kiện thuận lợi để bên B làm việc, đáp ứng thời gian và yêu cầu trong thời gian kiểm toán. 3.2.Trách nhiệm bên B Bên B đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán hiện hành như đã nêu tại điều 2. Xây dựng và thông báo cho bên A nội dung, kế hoạch kiểm toán. Thực hiện kế hoạch kiểm toán theo đúng nguyên tắc độc lập, khách quan, bí mật. Cử kiểm toán viên và chuyên gia có năng lực, kinh nghiệm thực hiện kiểm toán. Nộp Báo cáo kiểm toán cho bên A theo đúng thời hạn quy định và chịu trách nhiệm về tính trung thực, hợp lý, khách quan của thông tin đưa ra. Điều 4: Báo cáo kiểm toán Sau khi hoàn thành cuộc kiểm toán, bên B sẽ cung cấp cho bên A Báo cáo kiểm toán cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2004. Thư quản lý (nếu có) được lập gồm 5 bộ bằng tiếng Việt và 3 bộ bằng tiếng Anh. Điều 5: Phương thức thực hiện Cuộc kiểm toán được tiến hành, thực hiện ngay sau khi ký kết hợp đồng. Điều 6: Phí dịch vụ và phương thức thanh toán Phí dịch vụ chưa bao gồm thuế GTGT là 800 USD (Bằng chữ: Tám trăm đô la Mỹ) Phương thức thanh toán: Tạm ứng 50% giá trị ngay sau khi ký kết hợp đồng. Thanh toán hết số còn lại ngay sau khi bên B bàn giao báo cáo kiểm toán chính thức cho bên A. Điều 7: Cam kết thực hiện và thời gian hoàn thành Hai bên cam kết thực hiện tất cả các điều khoản đã ghi trong hợp đồng. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, hai bên thông báo cho nhau kịp thời để cùng bàn biện pháp giải quyết giải quyết. Trường hợp cần điều chỉnh hợp đồng thì cần phải có sự thống nhất bằng văn bản của hai bên. Mọi thông báo phải được thông báo trực tiếp cho mỗi bên theo địa chỉ đã ghi trong Hợp đồng. Báo cáo kiểm toán sẽ được bên B hoàn thành trong thời gian nhanh nhất và nộp cho bên A từ sau ngày bên A cung cấp đầyđủ tài liệu cho bên B. Điều 8: Hiệu lực, thời hạn hợp đồng Hợp đồng này có hiệu lực sau khi đã ký hợp đồng Hợp đồng này đảm bảo có giá trị cho đến khi thanh lý hợp đồng. Hợp đồng này được lập thành 06 bản có giá trị ngang nhau. Bên A giữ 05 bản, bên B giữ 01 bản. Đại diện bên B Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam Phạm Ngọc Toản Tổng Giám Đốc Đại diện bên A Công ty TN Cheng Xu Gao Tổng Giám đốc 2. Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát. Đây là giai đoạn được thực hiện bởi người phụ trách chung công việc kiểm toán. Các bước của giai đoạn này thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300. Bao gồm: 2.1. Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng. Công ty VAE thường tập trung kiểm tra vào những nội dung sau: Loại hình doanh nghiệp của khách hàng, cơ cấu tổ chức bộ máy của khách hàng, những mục tiêu và chiến lược mà Ban quản trị khách hàng đặt ra, kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây, môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động, vị trí của khách hàng trong môi trường cạnh trạnh,… Kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để thu thập các thông tin này. Như với Công ty TN – là khách hàng kiểm toán lần đầu nên kiểm toán viên có thể sử dụng tất cả các phương pháp như phỏng vấn, quan sát, thu thập tài liệu,…Còn Công ty TM – là khách hàng thường xuyên, mà lại được kiểm toán bởi nhóm kiểm toán đã từng kiểm toán Công ty này các năm trước đó, kiểm toán viên chỉ xem lại các thông tin liên quan đến khách hàng trong hồ sơ kiểm toán năm trước. Đồng thời, phỏng vấn xem có sự thay đổi đáng kể nào về bộ máy lãnh đạo, quy mô sản xuất hay tình hình tài chính của khách hàng hay không? Kiểm toán viên đã thu thập thông tin về hoạt động kinh doanh của khách hàng như sau (đã lưu trong hồ sơ kiểm toán): Đối với Công ty TN: Công ty TN- là Công ty liên doanh giữa liên doanh chế tạo xe máy A (Bên Việt Nam) và Công ty TNHH Công nghiệp B (Bên nước ngoài), được thành lập tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 012/GP – HY ngày 12/09/2002 và giấy phép điều chỉnh lần 1 số 012/GPĐC1 – HY ngày 22/08/2003 do UBND tỉnh H cấp. Tổng số vốn đầu tư của Công ty (theo giấy phép đầu tư) là: 3.000.000 USD. Vốn pháp định của Công ty (theo giấy phép đầu tư) là: 1.100.000 USD. Trong đó: Bên Việt Nam góp: 330.000 USD – Chiếm 30% vốn pháp định; 108.000 USD bằng tiền mặt và 222.000 USD bằng thiết bị khuôn ép. Bên nước ngoài góp: 770.000 USD – Chiếm 70% vốn pháp định; 44.000 USD bằng tiền mặt và 726.000 USD bằng máy móc, thiết bị, khuôn ép. Thời gian hoạt động của doanh nghiệp liên doanh là 30 năm kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. Năm 2005 là năm thứ 4 Công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty là: + Sản xuất bộ nhựa hoàn chỉnh, và bộ đèn xe gắn máy ép thành hình các chi tiết nhựa xe gắn máy ô tô và sản xuất độ điện gia dụng. + Sản xuất các loại sơn để sơn phụ tùng ô tô, xe máy của Công ty và bán tại thị trường Việt Nam. Đối với Công ty TM: Công ty TM – là Công ty liên doanh giữa Công ty sản xuất xuất nhập khẩu X ( Bên Việt Nam) và Công ty TNHH Y (Bên nước ngoài) được thành lập theo giấy phép đầu tư số 01/GP – UB ngày 05/04/2000 và giấy phép đầu tư điều chỉnh số 09/2002/GPĐC 1 – UB ngày 21/03/2002. Tổng số vốn đầu tư của Công ty theo giấy phép đầu tư là: 900.000 USD. Tổng số vốn đầu tư của Công ty theo thực tế là: 1.020.485,81 USD. Vốn pháp định của Công ty là: 700.000 USD. Trong đó: Bên Việt Nam góp: 336.000 USD ( Bằng tiền mặt) - chiếm 48% Bên nước ngoài góp: 364.000 USD (Bằng máy móc thiết bị và tiền nước ngoài) - chiếm 52%. Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sản phẩm may mặc. Thời gian hoạt động của Công ty là 20 năm kể từ ngày cấp giấy phép đầu tư. Năm 2004 là năm thứ 5 Công ty đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.2. Phân tích soát xét hệ thống KSNB. Hiểu được hoạt động của Công ty khách hàng rồi, kiểm toán viên sẽ tiến hành vào phần công việc chính. Kiểm toán viên yêu cầu được xem xét các báo cáo quản trị và các file tài liệu nội bộ của Công ty khách hàng như: Biên bản họp hội đồng quản trị; các bản sao biên bản; các kế hoạch ngân sách tài chính; các hợp đồng mua bán hàng hoá, thuê tài sản cố định; họp đồng thuê đất, hợp đồng mua bán, bàn giao tài sản cố định,…từ đó tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khách hàng nhằm ngăn ngừa, phát hiện các gian lận và sai sót trọng yếu.( Phụ lục số 01). Qua tìm hiểu, kiểm toán viên thu được các thông tin sau:(Đã lưu trong hồ sơ kiểm toán): Đối với Công ty TN: Hội đồng quản trị của Công ty: - Ông Wang Zhong Yong -Chủ tịch - Ông DuJun -Phó chủ tịch - Bà Li Qing -Thành viên - Ông Cheng Xu Gao -Thành viên - Ông Xiao Yong Tao -Thành viên - Bà Phan Thị Kim T -Thành viên Ban giám đốc của Công ty: - Ông Cheng Xu Gao -Tổng Giám đốc - Ông Xiao Yong Tao -Phó Tổng giám đốc - Bà Phan Thị Kim T -Kế toán trưởng Nói chung, cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty TN chưa thực sự hợp lý, việc phân công phân nhiệm còn chồng chéo. Ban giám đốc kiểm soát khá chặt chẽ song chưa thực sự phù hợp. Nên kiểm toán viên đã đưa ra kết luận hệ thống KSNB của đơn vị khách hàng chưa hiệu quả. Đối với Công ty TM, công việc soát xét hệ thống KSNB thực hiện tương tự như Công ty TN. Song, Công ty TM là khách hàng thường xuyên của Công ty nên KTV cũng đã có thông tin cơ bản về đơn vị, vì vậy KTV thực hiện đơn giản hơn so với Công ty TN. Ban Giám đốc của Công ty: - Ông Michi Masai - Tổng Giám đốc - Ông Katsu Yoshi - Phó Tổng Giám đốc - Ông Bùi Thanh T - Phó Tổng Giám đốc - Bà Nguyễn Thị H - Kế toán trưởng KTV kết luận hệ thống KSNB của Công ty tương đối hiệu quả, quá trình kiểm soát của Công ty TM tương đối chặt chẽ. 2.3. Soát xét hệ thống kế toán Công ty. Sau giai đoạn tìm hiểu về hệ thống KSNB, kiểm toán viên tiếp tục xem xét hệ thống kế toán của đơn vị khách hàng nhằm tìm ra điểm mạnh, yếu của đơn vị để xác định mức độ tin cậy của hệ thống kế toán, từ đó xác định rủi ro để biết tăng hay giảm mức độ và phạm vi kiểm tra trong từng phần hành cụ thể. Kết quả của việc soát xét này đã được lưu trong hồ sơ kiểm toán gồm những thông tin sau: Đối với Công ty TN: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 1141/QĐ - BTC ngày 01/11/1995 và quyết định số 167/2000/QĐ - BTC ngày 25/10/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các Thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung và công văn chấp thuận kế toán số 11208 TC/CĐKT ngày 16/10/2002 của Bộ Tài chính. Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Năm tài chính đầu tiên của Công ty bắt đầu ngày 12/09/2002 đến 31/12/2002. Năm 2004 là năm hoạt động thứ 3 của Công ty. Đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam (“VNĐ”). Hạch toán theo nguyên tắc giá gốc. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp tính giá hàng tồn kho là bình quân gia quyền. Tài sản cố định của Công ty được phản ánh theo nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ. Khấu hao tài sản cố định hữu hình được thực hiện theo phương pháp đường thẳng theo thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản. Doanh thu được ghi nhận theo số lượng thành phẩm tiêu thụ trong kỳ, đã phát hành hoá đơn tài chính và được người mua chấp nhận thanh toán không kể đã thu được tiền hay chưa. Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm của Công ty là 10% tính trên thu nhập chịu thuế trong 15 năm đầu và 25% trong các năm tiếp theo. Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm kể từ khi doanh nghiệp kinh doanh bắt đầu có lãi và giảm 50% tiền thuế thu nhập doanh nghiệp trong 4 năm tiếp theo. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài bằng 7% số lợi nhuận chuyển ra khỏi Việt Nam. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2004 theo quy định Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới ban hành thì lợi nhuận chuyển ra nước ngoài sẽ không phải nộp thuế. Đối với Công ty TM: Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính và các thông tư bổ sung, sửa đổi kèm theo. Hình thức kế toán: Chứng từ ghi sổ. Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc voà ngày 31/12 năm dương lịch. Đơn vị tiền tệ sử dụng là đồng Việt Nam (“VND”). Hạch toán theo nguyên tắc giá gốc. Trong năm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang VND theo tỷ giá thực tế bình quân liên ngân hàng công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ. Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. TSCĐ của Công ty được hạch toán theo nguyên tắc giá gốc. 2.4. Phân tích khái quát tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. Kiểm toán viên sử dụng Báo cáo tài chính của khách hàng làm căn cứ phân tích tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của khách hàng. Dùng các thủ tục phân tích xu hướng, so sánh biến động qua các năm, giữa các chỉ tiêu để đánh giá. KTV tiến hành với Công ty TN như sau: Bảng 2.6: Phân tích bảng cân đối kế toán Công ty TN Đơn vị tính: VNĐ Khoản mục 31/12/2003 31/12/2004 Chênh lệch +/- % I. TSLĐ & ĐTNH 3989425077 9702384664 5712959587 243 1. Tiền 551404

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc20384.DOC
Tài liệu liên quan