Luận văn Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện

Mục lục

Trang

Lời mở đầu 1

Phần I: Lý luận chung về kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính 3

I. Khái quát về kiểm toán Báo cáo tài chính. 3

1. Tổng quát về báo cáo tài chính 3

1.1. Khái niệm về kiểm toán Báo cáo tài chính. 3

1.2. Chức năng của kiểm toán Báo cáo tài chính 4

2. Đối tượng và phương pháp kiểm toán Báo cáo tài chính. 4

2.1. Phân chia theo khoản mục: 5

2.2. Phân chia theo chu trình: ưu, nhược điểm 5

II. Những đặc điểm cơ bản của doanh thu ảnh hưởng đến vấn đề kiểm toán Báo cáo tài chính 6

1. Doanh thu và phương pháp ghi nhận doanh thu 6

1.1. Khái niệm về doanh thu 6

1.2. Phân loại doanh thu 6

1.3. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu 8

1.4. Nguyên tắc hạch toán doanh thu 10

2. Kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính. 11

2.1. Vai trò kiểm toán doanh thu trong kiểm toán Báo cáo tài chính 11

2.2. Mục tiêu kiểm toán doanh thu 12

Bảng 1.1: Mục tiêu kiểm toán doanh thu 13

3. Quy trình kiểm toán doanh thu 14

3.1. Lập kế hoạch kiểm toán 14

3.1.1. Chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán 16

3.1.2. Thu thập thông tin cơ sở về khách hàng 16

3.1.3. Thu thập thông tin về nghĩa vụ pháp lý của khách hàng. 17

3.1.4. Thực hiện thủ tục phân tích 18

3.1.5. Đánh giá trọng yếu và rủi ro 19

3.1.6. Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát. 21

3.1.7. Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể và thiết kế chương trình kiểm toán 23

3.2. Thực hiện kiểm toán đối với khoản mục doanh thu 23

3.2.1. Thử nghiệm kiểm soát liên quan đến khoản mục doanh thu 23

3.2.2. Thực hiện thử tục phân tích đối với khoản mục doanh thu 25

3.2.3. Thực hiện kiểm tra chi tiết với doanh thu 27

3.3. Kết thúc kiểm toán. 33

3.3.1. Các sự kiện xảy ra sau ngày khoá sổ kế toán có thể ảnh hưởng đến BCKT 33

3.3.2. Lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý 34

Phần II. Thực trạng kiểm toán doanh thu trong kiểm toán tài chính ở VAE 36

I. Khái quát chung về công ty kiểm toán và định giá Việt Nam (VAE) 36

1. Lịch sử hình thành và phát triển 36

1.1. Quá trình phát triển 36

1.1.1. Địa bàn hoạt động của công ty 36

1.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật 37

1.1.3. Đối tượng khách hàng của công ty 37

1.1.4. Mục tiêu phát triển 37

1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty 38

2. Đặc điển quản lý công ty 39

2.1. Đội ngũ nhân viên 39

2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động tại công ty 39

3. Quy trình kiểm toán tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam 42

3.1. Công tác chuẩn bị kiểm toán 42

3.2. Thu thập thông tin 43

3.2.1. Những điểm chính cần nắm bắt về khách hàng 43

3.2.2. Tóm tắt cuộc họp với khách hàng trước khi kiểm toán 43

3.2.3. Đánh giá rủi ro và trọng yếu 43

3.2.4.Thực hiện thủ tục phân tích 44

3.3. Kế hoạch kiểm toán 44

3.4. Thực hiện kiểm toán và lập báo cáo sơ bộ 44

3.5. Soát xét báo cáo kiểm toán 45

3.6. Phát hành báo cáo chính thức 45

3.7. Các công việc sau khi phát hành báo cáo kiểm toán tài chính 45

II. Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam 46

1. Công tác chuẩn bị kiểm toán 46

1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. 46

1.2. Lựa chọn đội ngũ nhân viên 46

1.3. Lập và thoả thuận hợp đồng kinh tế. 47

2. Lập kế hoạch kiểm toán 49

2.1. Tìm hiểu về khách hàng 49

2.2. Phân tích soát xét hệ thống kiểm soát nội bộ 52

2.2.1. Tìm hiểu về môi trường kiểm soát của khách hàng 52

2.2.2. Soát xét hệ thống kế toán của công ty. 53

2.3. Phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp 58

3. Kế hoạch và nội dung kiểm toán 61

3.1. Nhóm kiểm toán. 61

3.2. Kế hoạch và phân công công việc 62

3.3. Kiểm tra chi tiết doanh thu 63

3.3.1. Kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ với doanh thu 63

3.3.2.Thực hiện việc phân tích doanh thu 67

3.3.3. Kiểm tra chi tiết doanh thu 70

3.3.4. Tổng hợp kết quả kiểm toán doanh thu tại khách hàng. 82

4. Kết thúc kiểu toán 83

 

 

Phần III: Một số ý kiến nhận xét và kiến nghị để nâng cao hiệu quả kiểm toán khoản mục doanh thu của VAE 86

I. Đối với việc kiểm toán khoản mục doanh thu do Công ty VAE thực hiện 86

1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 86

1.1. Ưu điểm 86

1.2. Nhược điểm 87

2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 87

2.1. Ưu điểm 87

2.2. Nhược điểm 88

3. Kết thúc kiểm toán 88

3.1. Ưu điểm 88

3.2. Nhược điểm 89

II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu tại VAE. 89

1. Tính tất yếu phải hoàn thiện chương trình kiểm toán khoản mục doanh thu. 89

2. Việc mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng. 90

3. Thực hiện phân tích doanh thu 91

4. Các chính sách của nhà nước ảnh hưởng đến kiểm toán khoản mục doanh thu. 92

5. Với hiệp hội Kiểm toán viên Việt Nam (VNCPA) 92

Kết luận 94

Phụ lục 95

 

 

doc105 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1399 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kiểm toán khoản mục doanh thu trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g tôi, Báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu về tình hình tài chính của Công ty X tại ngày 31/12/X cũng như kết quả kinh doanh và các luồng lưu chuyển tiền tệ trong năm tài chính kết thúc tại ngày 31/12/X, phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán Việt Nam hiện hành và các quy định pháp luật có liên quan, tuỳ thuộc vào:…”.ý kiến dạng này được đưa ra khi Kiểm toán viên cho rằng BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý nếu không bị ảnh hưởng bởi yếu tố ngoại trừ hoặc tuỳ thuộc mà KTV nêu ra trong BCKT, trưởng hợp có yếu tố ngoại trừ khi kiểm toán viên bị giới hạn về phạm vi kiểm toán hoặc bất đồng với người quản lý về phương pháp kế toán, trường hợp có yếu tố tuỳ thuộc khi có các yếu tố không chắc chắn có thể xảy ra tuỳ thuộc vào sự kiện xảy ra trong tương lai. ý kiến không chấp nhận: “Theo ý kiến của chúng tôi vì ảnh hưởng trọng yếu của những vấn đề nêu trên, Báo cáo tài chính phản ánh không trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu”.Trường hợp này xảy ra khi có sự bất đồng nghiêm trọng giữa nhà quản lý với Kiểm toán viên về việc lựa chọn và áp dụng các chuẩn mực và chế độ kế toán hoặc sự không phù hợp của thông tin ghi trên BCTC hoặc thuyết minh BCTC, ý kiến dạng này cũng được đưa ra khi có sự giới hạn về phạm vi kiểm toán liên quan đến phần lớn các khoản mục. ý kiến từ chối: “Theo ý kiến của chúng tôi, vì những lý do nêu trên, chúng tôi không thể đưa ra ý kiến về Báo cáo tài chính…”Kiểm toán viên đưa ra ý kiến dạng này khi hậu quả của việc giới hạn thông tin là nghiệm trọng hoặc thiếu khối lượng lớn thông tin liên quan tới các khoản mục đến mức mà KTV không thể thu thập được đầy đủ các bằng chứng cân thiết để đưa ra ý kiến. Việc đưa ra ý kiến loại này mang tính khách quan và phụ thuộc vào tính trọng yếu. Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu, KTV và công ty kiểm toán sẽ tiến hành lập thư quản lý để đưa ra những nhận xét về tình hình tài chính cũng như việc hạch toán kế toán tại doanh nghiệp, từ những gợi ý nói trên khách hàng sẽ tiến hành hoàn thiện hệ thống kê toán của mình. Phần II. Thực trạng kiểm toán doanh thu trong kiểm toán tài chính ở VAE I. khái quát chung về công ty kiểm toán và định giá Việt Nam (VAE) 1. Lịch sử hình thành và phát triển 1.1. Quá trình phát triển Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam(có tên giao dịch là Viet Nam Auditing and evaluation join stock company, tên viết tắt là VAE) được thành lập ngày 21/12/2001 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103000692 do Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố Hà Nội cấp với số vốn điều lệ là 1 tỷ đồng có trụ sở chính tại: Số 54- Đường Giang Văn Minh- Ba Đình-Hà Nội, do ông Nguyễn Đình Thới làm chủ tịch hội đồng quản trị. Công ty Kiểm toán và định giá Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ về kế toán, kiểm toán độc lập, các dịch vụ tư vấn đầu tư cũng như định giá tài sản, tư vấn tài chính, thuế, chứng khoán bảo hiểm… tại Việt Nam. Đặc biệt, Công ty là Cơ quan đầu tiên thông qua công tác kiểm toán sẽ giúp khách hàng thiết lập một quy trình kiểm soát nội bộ hợp lý và hiệu quả. Trải qua bốn năm hình thành công ty đã tiến hành thay đổi kinh doanh 4 lần với mục đích làm thay đổi cơ cấu vốn, tăng cường vốn đầu lệ và bổ sung thêm ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp. Tại lần thay đổi Giấy phép kinh doanh gần đây nhất (lần thứ 5) thì số vốn điều lệ của công ty là 2 tỷ đồng và do ông Phạm Ngọc Toản làm Chủ tịch Hội đồng quản trị. Trong những năm qua Công ty đã không ngừng phát triển về mọi mặt cụ thể là: 1.1.1. Địa bàn hoạt động của công ty Địa bàn hoạt động của công ty tương đối rộng trải dài từ Bắc vào Nam,. Ngoài trụ sở chính ở Hà Nội công ty còn mở thêm các văn phòng đại diện tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La, TP Hồ Chí Minh đây là những địa bàn trọng điểm số lượng khách hàng tương đối lớn, đặc biệt là với hai tỉnh phía bắc hiện nay số lượng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hai tỉnh ngày càng tăng, thu hút khách hàng ở hai tỉnh này có một tiềm năng lớn do sự cạnh tranh không quá gay gắt. Trong năm 2006 công ty cũng có kế hoạch mở thêm 2 văn phòng đại diện một ở Vinh và một ở Hà Nội để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường. 1.1.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật Về cơ sở vật chất kỹ thuật: Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi thành lập công ty đã tiến hành trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đầy đủ và hiện đại, từ chỗ phải đi thuê trụ sở làm việc tại Đội Cấn(năm 2001) tại đường Giang Văn Minh (năm 2002đ2004) đến cuối năm 2004 công ty đã có trụ sở làm việc của mình tại tầng 11 toà nhà Sông Đà số 165 Quan Hoa – Cầu Giấy – Hà nội Về máy móc thiết bị phục vụ cho công tác kiểm toán: được trang bị tương đối đầy đủ các máy vi tính, các máy tính xách tay đồng bộ giúp kiểm toán viên thu ngắn được thời gian tiến hành nâng cao được hiệu quả kiểm toán. 1.1.3. Đối tượng khách hàng của công ty Đối tượng khách hàng của công ty rất đa dạng, được phân chia theo từng loại hình dịch vụ: Kiểm toán tài chính: gồm các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp liên doanh và doanh ngiệp 100% vốn nuớc ngoài), các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp 1999, hợp tác xã hoạt động theo luật hợp tác xã. Kiểm toán dự án: các dự án do chính phủ hoặc do các tổ chức quốc tế tài trợ, dự án xoá đói giảm nghèo Kiểm toán các công trình xây dựng cơ bản: các công trình xây dựng hoàn thành của các doanh nghiệp, của các bộ ban ngành, của ban cơ yếu chính phủ… 1.1.4. Mục tiêu phát triển Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam được thành lập nhằm đảm bảo các mục tiêu sau: Không ngừng nâng cao lợi ích hợp pháp của cổ đông: là một công ty cổ phần mục tiêu này được xem là một trong những mục tiêu cơ bản cho sự hình thành và phát triển công ty. Tăng cường tích luỹ phát triển ngành nghề kinh doanh, dịch vụ: trong điều kiên cạnh tranh ngày càng nhiều như hiện nay thì việc mở rộng nganh nghề kinh doanh và đảm bảo chất lượng của các dịch vụ cung cấp là một trong những nhân tố cần được quan tâm hàng đầu. Góp phần làm trong sạch nền tài chính quốc gia: đầy là một trong những mục tiêu mang tầm vĩ mô nhiều hơn, công ty với những dịch vụ cung cấp của mình sẽ giúp cho Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trở lên trong sạch là một công cụ đắc lực để nhà nước quản lý nền kinh tế, dựa vào kết quả thực hiện nhà nước đưa ra những chính sách phù hợp. 1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty Chức năng nhiệm vụ của công ty đã được xác định rất rõ trong giấy phép đăng ký kinh doanh của công ty. Cụ thể công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên ngành lĩnh vực kế toán, tài chính, kiểm toán, đánh giá tài sản, tư vấn tài chính, thuế, đầu tư, báo cáo quyết toán vốn đầu tư, bên cạnh đó thì công ty cũng là cơ quan đầu tiên thông qua công tác kế toán giúp khách hàng thiết lập một hệ thống qui trình kiểm soát nội bộ hợp lý trên cơ sở, công ty sẽ thường xuyên cập nhật những thông tin giúp khách hàng thực hiện kịp thời chính xác các văn bản qui phạm pháp luật của Nhà nước. Bảy dịch vụ chính của công ty đăng ký theo giấy phép kinh doanh là: Dịch vụ kiểm toán, kế toán tư vấn thuế Dịch vụ kiểm toán xây dựng cơ bản Dịch vụ kiểm toán dự án Dịch vụ định giá tài sản, định giá tài sản vốn góp kinh doanh Dịch vụ tư vấn kinh doanh Dịch vụ tư vấn đầu tư Dịch vụ chuyển đổi Báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế (phục vụ cho việc hợp nhất báo cáo với công ty mẹ) 2. Đặc điển quản lý công ty 2.1. Đội ngũ nhân viên Công ty có đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và năng lực được đào tạo chuyên nghiệp tại các trường đại học trong và ngoài nước, từng làm việc và giữ những chức vụ quan trọng tại các công ty kiểm toán uy tín ở Việt Nam (như VACO). Hiện tại công ty có khoảng 100 nhân viên được đào tạo cơ bản trong các lĩnh vực: tư vấn kiểm toán BCTC, kiểm toán quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm toán và định giá tài sản, vốn góp liên doanh, cổ phần hóa, thuế và đầu tư. Trong năm 2005 công ty đã đăng ký hành nghề cho 10 kiểm toán viên trong tổng số 100 nhân viên của công ty, trong các năm tới số lượng nhân viên có chứng chỉ kiểm toán viên hành nghề sẽ tăng lên đáng kể do những nhân viên đủ điều kiện sẽ được công ty tạo điều kiện thi chứng chỉ CPA. 2.2. Đặc điểm tổ chức hoạt động tại công ty Công ty có khách hàng rộng phân bố trên địa bàn cả nước, nên ngoài trụ sở chính ở Hà Nội thì công ty còn mở thêm các văn phòng đại diện ở các tỉnh, tuy nhiên khi có hợp đồng thì nhân viên đều được điều động từ trụ sở chính vì thế mà doanh thu cũng như chi phí được theo dõi và tập hợp tập trung. Mô hình tổ chức của công ty có thể khái quát như sau: Sơ đồ 1.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty cổ phần VAE Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Văn phòng ĐD Phó tổng GĐ Phó tổng GĐ Hội đồng KH PhòngNV1 PhòngNV2 Phòng NV3 Phòng TH Hà Giang Sơn La TP Hồ Chí Minh Kế Toán HC Tư vấn QT vốn ĐT KT BC-TC Bộ máy tổ chức của công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam có chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau: Hội đồng quản trị (HĐQT): Bao gồm 3 thành viên đứng đầu là Chủ tịch hội đồng quản trị và hai Phó Chủ tịch, có nhiệm vụ quyết định chiến luợc phát triển của Công ty, kiến nghị loại cổ phần và số cổ phần của từng loại được quyền chào bán, quyết định phương án đầu tư, giải pháp phát triển thị trường, mua sắm trang thiết bị mới, tiếp thị quảng cáo, ứng dụng công nghệ thông qua các hoạt động mua bán, cho vay và hoạt động khác có giá trị từ 10 đến 60% tổng giá trị tài sản được ghi sổ trong kỳ hạch toán của doanh nghiệp. Tổng Giám đốc (Hiện tại ở công ty VAE Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc): Là người điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT về việc thực hiện các quyền hạn và nghĩa vụ được giao. Phó Tổng Giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng Giám đốc có nhiệm vụ thực thi các quyết định của Tổng Giám đốc, đồng thời tiến hành tham mưu cho Giám đốc xây dựng những chính sách trong Công ty, trực tiếp tiến hành điều hành các phòng nghiệp vụ của Công ty. Các văn phòng đại diện: Chịu trách nhiệm tìm hiểu thị trường tại các tỉnh đặt văn phòng đại diện, trực tiếp xúc tiến và tiếp cân với khách hàng tại khu vực này để tiến hành chào hàng, giới thiệu năng lực của Công ty tới những đơn vị có nhu cầu. Các phòng nghiệp vụ (phòng NV1, phòng NV2, phòng NV3): Có chức năng tìm hiểu khách hàng trực tiếp thực hiện các hợp đồng cung cấp dịch vụ đã được ký kết bao gồm: dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính, dịch vụ kiểm toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản, dịch vụ tư vấn. Phòng hành chính tổng hợp: Bao gồm hai bộ phận là bộ phận kế toán và bộ phận hành chính như lễ tân, lái xe. Bộ phận kế toán có nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ của Công ty đặc điểm bộ máy kế toán là tương đối đơn giản, phù hợp với đặc điểm của loại hình doanh nghiệp là chỉ cung cấp dịch vụ đơn thuần. Bộ máy kế toán bao gồm một kế toán trưởng, một kế toán tổng hợp một kế toán thanh toán và một kế toán quỹ. Bộ phận hành chính đảm bảo cho hoạt động giao dịch của công ty hiệu quả hơn. Ngoài ra công ty còn có hội động khoa học: Bộ phận này tuy không tham gia trực tiếp vào quá trình kinh doanh của Công ty nhưng giữ một vai trò hết sức quan trọng, tham mưu cho HĐQT và BGĐ Công ty trong việc lựa chọn và đưa ra những quyết định kinh doanh, bên cạnh đó hội đồng khoa học còn tham gia vào việc cải tiến quy trình công nghệ hoạt động của Công ty, tiến hành xây dựng và đào tạo đội ngũ nhân KTV đủ về số lượng đảm bảo về chất lượng cho ông ty thông qua các hình thức là các buổi thảo luận. Bên cạnh đó công ty luôn duy trì cho mình một số lượng cộng tác viên để đảm bảo cho hoạt động của mình diễn ra liên tục thường xuyên, đặc biệt là trong giai đoạn mùa vụ đối với các hợp đồng liên quan đến định giá tài sản. 3. Quy trình kiểm toán tại Công ty Cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam Quy trình kiểm toán chung bao gồm các bước là: Chuẩn bị kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán, tại Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam quy trình này được thực hiện bao gồm các bước cụ thể sau: Công tác chuẩn bị kiểm toán. Thu thập thông tin chung. Lập kế hoạch kiểm toán. Thực hiện kiểm toán và tổng hợp tài liệu lập báo cáo. Soát xét báo cáo kiểm toán . Phát hành báo cáo chính thức. Các công việc sau khi phát hành báo cáo. Trong quá trình thực hiện thì từng bước của quy trình được thể hiện cụ thể như sau: 3.1. Công tác chuẩn bị kiểm toán Tại Công ty VAE bắt đầu bằng việc tiếp nhận khách hàng, công ty đã sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để thu hút khách hàng: Công ty cung cấp dịch vụ cho tất cả các khách hàng với các hình thức sở hữu khác nhau từ những doanh nghiệp nhà nước đến doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài các hợp tác xã và dự án sử dụng vốn ODA. Phát triển khách hàng thông qua việc giới thiệu hồ sơ năng lực của công ty đến cho khách hàng, thông qua các mối quan hệ xem xét khách hàng đang cần dịch vụ nào doanh nghiệp có khả năng đáp ứng hay không, có thể tiến hành tư vấn cho khách hàng sử dụng loại dịch vụ thích hợp nhất trong hoàn cảnh của khách hàng. Sau khi đã được khách hàng chấp nhận hai bên tiến hành họp bàn về những dịch vụ được cung cấp, hai bên sẽ tiến hành ký kết hơp đồng và Công ty sẽ tiến hành chỉ định nhóm Kiểm toán. 3.2. Thu thập thông tin Sau khi ký kết hợp đồng, kiểm toán viên của Công ty sẽ tiến hành tìm hiểu các thông tin khái quát về khách hàng, những thông tin này sẽ được lưu trong các giấy tờ làm việc của KTV, bao gồm: 3.2.1. Những điểm chính cần nắm bắt về khách hàng (thể hiện trên giấy tờ làm việc số A100) Đặc điểm mang tính lịch sử của khách hàng như công ty được thành lập theo quyết định nào, do đâu cấp, số lượng các thành viên góp vốn và số vốn góp. Thông tin về cơ cấu tổ chức của khách hàng: Bao gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, các thành viên BGĐ, Kế toán trưởng, các đơn vị thành viên. Những thông tin liên quan đến chức năng nhiệm vụ của khách hàng theo đăng ký kinh doanh và trên thực tế, số lượng và trình độ cán bộ công nhân viên. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng: Thu thập các thông tin liên quan đến loại hình kinh doanh của doanh nghiệp, các sản phẩn chính nhà cung cấp chính các khách hàng chính cũng như là đối thủ canh tranh trên thị trường. 3.2.2. Tóm tắt cuộc họp với khách hàng trước khi kiểm toán ( Thể hiện trên giấy tờ làm việc số A200) Hai bên cử đại diện tham gia cuộc họp với nội dung là để xác định những yêu cầu cụ thể của khách hàng, từ đó đại diện VAE sẽ đưa ra ý kiến của mình để hai bên đi đến thống nhất và ghi chép vào kết luận cuộc họp. 3.2.3. Đánh giá rủi ro và trọng yếu (thể hiện trên giấy tờ làm việc số A300) Xem xét các sai sót tiềm tàng liên quan đến ngành nghề kinh doanh của khách hàng có thể ảnh hưởng đến Báo cáo tài chính . Xem xét các giải pháp mà doanh nghiệp áp dụng để hạn chế các rủi ro tiềm tàng trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp: hệ thống các chính sách nhằm giảm bởt những rủi ro trong kinh doanh. Từ đó kiểm toán viên đánh giá mức độ rủi ro kiểm soát của khách hàng ở mức cao thấp hay trung bình. Các khoản mục có quy phát sinh và số dư lớn sẽ được KTV tiến hành xem xét và lưu ý trên giấy làm việc. 3.2.4.Thực hiện thủ tục phân tích (thể hiện trên giấy tờ làm việc số A400, A500) Xem xét số liệu BCTC mới nhất của khách hàng một cách sơ bộ để đảm bảo: phù hợp với những hiểu biết ban đầu của KTV không, có sự thay đổi nào liên quan đến chính sách kế toán không, xem xét các nguyên tắc kế toán có được tuân thủ không. Sau đó tiến hành phân tích một số chỉ tiêu đánh giá khái quát tình hình hoạt động của doanh nghiệp để xem xét các chỉ tiêu được phản ánh trên Báo cáo tài chính có xu hướng biến động phù hợp với những nhận định ban đầu của nhóm kiểm toán không, xem xét các chỉ tiêu về cơ cấu vốn, cơ cấu tài sản tỷ suất sinh lợi để đánh giá khái quát về tình hình hoạt động trong năm của khách hàng. Xem xét các chỉ tiêu tổng hợp và chỉ tiêu chi tiết trên báo cáo, quan hệ giữa chúng trên Báo cáo tài chính 3.3. Kế hoạch kiểm toán Sau khi thu thập đầy đủ các hiểu biết cơ bản về khách hàng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành lập kế hoạch kiểm toán, trong đó xác định những vấn đề sau: Những vấn đề về kỹ thuật như: thông tin chung về khách hàng (A100) đánh giá trọng yếu, rủi ro và đưa ra kết luận về trọng yếu và rủi ro (A300), xem xét việc sử dụng ý kiến của các chuyên gia, xem xét những vấn đề liên quan đến giả thiết hoạt động liên tục ( A700) Những vấn đề về hậu cần như: số người tham gia kiểm toán, thời gian kiểm toán. 3.4. Thực hiện kiểm toán và lập báo cáo sơ bộ Dựa vào kế hoạch kiểm toán được xây dựng cho từng khách hàng kết hợp với chương trình kiểm toán cho từng khoản mục đã được công ty xây dựng thành quy trình chung để tiến hành áp dụng cho từng khách hàng. Thông qua các bước, các nhân viên kiểm toán kiểm toán các khoản mục theo quy trình đã được xây dựng, mỗi nhân viên sẽ thực hiện phần hành mà mình được phân công, những công việc này tuỳ thuộc vào khả năng của từng người mà trưởng nhóm giao nhiệm vu. Người thực hiện phải ghi chép các công việc mình đã thực hiện trên các giấy tờ làm việc (WP) và các chứng cứ có liên quan. Chủ nhiệm kiểm toán tiến hành tập hợp các giấy tờ làm việc của các nhân viên làm cơ sở để đưa ra báo cáo kiểm toán. Trưởng nhóm chịu trách nhiệm về nội dung, về tính pháp lý của BCKT. 3.5. Soát xét báo cáo kiểm toán Sau khi lập báo cáo sơ bộ, báo cáo này sé được soát xét bởi trưởng phòng kiểm toán, PGĐ phụ trách nghiệp vụ trước khi chuyển lên cho Tổng Giám đốc ký duyệt phát hành. Công việc soát xét được thể hiện trên giấy tờ làm việc như sau: A800: Soát xét báo cáo kiểm toán. A810: Soát xét việc trình bày BCKT A830: Soát xét nội dung BCKT A840: Soát xét hồ sơ kiểm toán A850: Soát xét về hình thức hồ sơ A860: Soát xét về nội dụng của hồ sơ và giấy tờ làm việc 3.6. Phát hành báo cáo chính thức Sau khi báo cáo được soát xét Tổng Giám đốc sẽ phê duyệt phát hành báo cáo kiểm toán, báo cáo được phát hành phải thể hiện được chất lượng dịch vụ mà công ty cung cấp đồng thời giảm thiểu tối đa những rủi ro mà công ty có thể gặp phải. 3.7. Các công việc sau khi phát hành báo cáo kiểm toán tài chính Tiến hành đánh giá tổng quát dịch vụ cung cấp cho khách hàng: những ưu điểm và những vấn đề còn tồn tại, những điểm cần lưu ý cho năm kiểm toán tiếp theo, sự hài lòng của khách hàng với dịch vụ mà công ty cung cấp, từ đó xem xét các điều kiện để công ty có thể tiếp tục cung cấp dịch vụ cho khách hàng trong những năm tiếp theo (giấy tờ làm việc số A880 và A900). II. Thực trạng kiểm toán khoản mục doanh thu tại Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam Quá trình kiểm toán của VAE bao gồm nhiều công đoạn cụ thể chi tiết tuy nhiên liên quan đến việc kiểm toán khoản mục doanh thu có thể được tổng quát như sau 1. Công tác chuẩn bị kiểm toán 1.1. Đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán. Sau khi nhận được thư mời kiểm toán, Công ty sẽ tìm hiểu những thông tin sơ bộ về khách hàng và xem xét khả năng chấp nhận kiểm toán qua việc đánh giá sơ bộ rủi ro của khách hàng, Công ty sẽ từ chối trong trường hợp: Khách hàng thực hiện không đúng Luật kế toán, hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả. Dịch vụ khách hàng yêu cầu vượt quá khả năng của Công ty. Với công ty Gold là đơn vị doanh nghiệp mới tiến hành kiểm toán lần đầu lựa chọn những kiểm toán viên có hiểu biết về lĩnh vực đó. Với công ty Sun là khách hàng truyền thống của VAE thì trong đội ngũ kiểm toán viên có thành viên đã từng tiến hành kiểm toán từ lần trước. 1.2. Lựa chọn đội ngũ nhân viên Để đảm bảo tính độc lập của Kiểm toán viên khi tiến hành kiểm toán, VAE đưa ra một bảng câu hỏi về tính độc lập của Kiểm toán viên: Kiểm toán viên có góp vốn vào Công ty Kiểm toán không? Kiểm toán viên có nằm trong Đại Hội cổ đông hay Hội Đông quản trị của khách hàng không? Kiểm toán viên có cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng không? Kiểm toán viên có quan hệ họ hàng với người lãnh đạo Công ty khách hàng không? Sau khi xem xét câu trả lời của các câu hỏi trên, Công ty tiến hành lựa chọn đội ngũ Kiểm toán viên Công ty Gold chuyên sản xuất các sản phẩm bánh từ nguyên liệu chính là gạo và bột mỳ, nhóm kiểm toán viên bao gồm: Phạm Ngọc Toản : Soát xét báo cáo (kiểm toán viên quốc gia) Trần Quốc Tuấn : Soát xét báo cáo (kiểm toán viên quốc gia) Phạm Hùng Sơn : Soát xét báo cáo (kiểm toán viên quốc gia) Nguyễn Thuỳ Linh : Trưởng nhóm (kiểm toán viên quốc gia) Dương Thuỳ Anh : Kiểm toán viên Nguyễn Xuân Tùng : Kiểm toán viên Đối với công ty Sun là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chuyên sản xuất và gia công hàng may mặc xuất khẩu đi Hàn Quốc là khách hàng truyền thống của VAE, đã được kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2004 bởi trưởng nhóm: kiểm toán viên quốc gia Nguyễn Thuỳ Linh sang năm 2005 sẽ do bà : Nguyễn Thuỳ Linh làm trưởng nhóm: Người soát xét: Phạm Ngọc Toản, Trần Quốc Tuấn Kiểm toán viên: Nguyễn Quang Huy, Phạm Thị Chung, Nguyễn Đức Minh. 1.3. Lập và thoả thuận hợp đồng kinh tế. Đại diện Ban giám đốc VAE và khách hàng sẽ gặp gỡ để đi đến nhất trí những nội dung trong hợp đồng, hợp đồng này sẽ được các bên ký trực tiếp hoặc VAE sẽ tiến hành soạn thảo hợp đồng và gửi qua Fax cho khách hang ký kết. Hợp đồng kiểm toán thể hiện cụ thể theo mẫu sau: (trích hợp đồng) Hợp đồng này được lập cho từng khách hàng và từng cuộc kiểm toán riêng. đối với công ty Gold được chi tiết như sau: UBND THành phó hà nội Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam ******** Số : /TI - VAE Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ***************** Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2006 Hợp đồng kinh tế V/v: Kiểm toán Báo cáo tài chính - Căn cứ vào nghị định số 105/2004/NĐ-Cp ngày 30/4/2004 của Chính phủ về kiểm toán độc lập - Căn cứ vào Chuẩn mực kiểm troán Việt Nam số 210 về Hợp đồng kiểm toán Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên Chúng tôi gồm Bên A : Công tyTNHH Gold Việt Nam Đại diện là : Ni Chen Mei King Chức vụ : Tổng giám đốc Điện thoại : 84- 0320 753 579 Fax : 84-0320 753 553 Địa chỉ : Nam Sách- Hải Dương Tài khoản : 0011000316886 Ngân Hàng Ngoại Thưong Việt Nam Mã số thuế : 0101141410 Bên B : Công ty kiểm toán và định giá Việt Nam Đại diện : Mr Trần Quốc Tuấn Chức vụ : Phó Giám Đốc Điện thoại : 04 2 670 491 FAX : 04 2 670 494 Địa chỉ : Tầng 11 Toà nhà Sông Đà, Số 165 Cầu Giấy – Cầu Giấy _ HN Tài khoản : 10 201 000000 8396 – Chi nhánh Ngân hàng Công thương khu Ba Đình Mã số thuế : 0101202228 Sau khi thoả thuận hai bên dẫ nhất trí Hợp đòng này bao gồm những điều sau: Điều 1: Nội dung dịch vụ Bên B nhất trí cung cấp cho bên A dịch vụ kiểm toán Báo cáo tài chính cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/2005. Điều 2: Luật định và chuẩn mực tuân theo Điều 3: Trách nhiệm và quyền hạn mỗi bên Điều 4: Báo cáo kiểm toán Điều 5: Phí dịch vụ và phương thức thanh toán Điều 6: Cam kết thực hiện và thời hạn hoàn thành Điều 7: Hiệu lực và thời hạn hợp đồng Đại diện bên B Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam Đại diện bên A Công ty GOLD Việt Nam 2. Lập kế hoạch kiểm toán Sau khi hợp đồng được ký kết trưởng nhóm Kiểm toán sẽ yêu cầu bộ phận kế toán của công ty chuẩn bị các tài liệu cần thiết phục vụ cho công tác kiểm toán. Tài liệu bao gồm: Với Công ty Gold (tương tự cho công ty Sun) TT 1. Tài liệu chung 2. Đối với khoản mục doanh thu Tài liệu Giấy phép đầu tư, giấy phép đầu tư có điều chỉnh( nếu có). Các biên bản họp Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc. Bảng cân đối số phát, Bảng cân đối kế toán, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh Báo cáo tài chính sinh từ ngày 01/01/2005 đến 31/12/2005. Các sổ sách chứng từ có liên quan Chính sách kế toán ghi nhận doanh thu của doanh nghiệp. Bảng kê hoá đơn bán hàng, Bảng kê của hải quan Sổ nhật ký bán hàng thu tiền Sổ chi tiết 511,512,515 2.1. Tìm hiểu về khách hàng * Với công ty Gold Việt Nam Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH GOLD Việt Nam (gọi tắt là ‘Công ty’) là Công ty có 100% vốn nước ngoài do Công ty Nuti co., LTD trụ sở đặt tại 3F., No 29 Yenping road, SEC.2, Taipei, Đài Loan thành lập. Công ty TNHH Gold Việt Nam có tên giao dịch là Gold Co,. LTD được thành lập tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 1265/ GĐ ngày 12/06/1995, Giấy phép điều chỉnh số 1265/ GPĐC ngày 26/11/1998, Giấy phép điều chỉnh số 1265/ GPĐC2 ngày 4/4/2001 do Uỷ ban Nhà nước về HT& ĐT nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. Theo giấy phép điều chỉnh lần 2 ngày 04/04/2001 thì : Tổng số vốn đầu tư đăng ký của Công ty là 14.200.000 USD (mười bốn triệu hai trăm ngàn đô la Mỹ) Vốn theo pháp định của Công ty là: 10.000.000 USD (mười triệu dôla Mỹ) Công ty có trụ sở và nhà xưởng đặt tại xã ái Quốc – huyện Nam Sách – tỉnh Hải Dương. Cơ cấu tổ chức bộ máy: Công ty Gold Việt Nam có cơ cấu tổ chức bộ máy bao gồm Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc, cụ thể như sau : Cơ cấu Hội đồng quản trị Mr Kao Teng Chau Mr Kao Chih Ming Mr Kao Chih Chen Ban Giám đốc Mr Ni Chen Mei King Mr Chiang Hisuan Tseng Mrs Lê Thị Diễm Hường Chức vụ Chủ tịch Phó chủ tịch Thành viên Tổng giám đốc Phó tổng giám đốc Kế toán trưởng Quốc tịch Đài Loan Đài Loan Đài Loan Đài Loan

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36312.doc
Tài liệu liên quan