MỤC LỤC
Trang
Lời nói đầu 1
Chương 1: Lí luận chung về kiểm toán BCTC và kiểm toán thuế GTGT trong Kiểm toán BCTC 3
I. Tổng quan về kiểm toán BCTC 3
1. Khái niệm 3
2. Đối tượng của KTTC 3
3. Quan hệ chủ thể khách thể trong KTTC 4
4. Mục tiêu KTTC 5
5. Quy trình KTTC 6
II. Kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC 6
1. Lí luận chung về thuế GTGT và quản lí thuế GTGT 6
2. Kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC 28
Chương 2: Thực trạng kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCtc do Công ty Kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam thực hiện 38
I. Tổng quan về Công ty Kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam 38
1. Quá trình hình thành và phát triển 38
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý 41
3. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán tại Công ty 42
II. Thực tế kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC tại khách hàng do công ty Kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam thực hiện 47
1. Kiểm toán khoản mục thuế GTGT tại các đơn vị khách hàng hạch toán theo phương pháp khấu trừ 48
2. Kiểm toán khoản mục thuế GTGT tại đơn vị khách hàng hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp 70
Chương 3: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục thuế GTGT do Công ty kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam thực hiện 74
I. Nhận xét kiểm toán khoản mục thuế GTGT tại Công ty 74
1. Nhận xét chung 74
2. Nhận xét về quy trình kiểm toán BCTC của Công ty 76
3. Nhận xét về kiểm toán khoản mục thuế GTGT tại Công ty Kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam 78
II. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện kiểm toán khoản mục thuế GTGT tại Công ty Cimeico Việt Nam 79
1. Tính tất yếu của việc hoàn thiện kiểm toán khoản mục thuế GTGT do Công ty Kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam thực hiện 79
2. Kiến nghị 80
Kết luận 85
87 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2260 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kiểm toán khoản mục thuế giá trị gia tăng trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán tư vấn xây dựng thực hiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c họat động kinh doanh của đơn vị
- Những vấn đề dặc biệt phải quant tâm như sự hiện hữu của cac bên có liên quan
- Điều khoản của hợp đồng kiểm toán và những trách nhiệm pháp lí khác
- Nội dung và thời hạn nộp báo cáo kiểm toán hoặc những thông báo khác dự định gửi cho khách hàng.
Trường hợp cty kiểm toán đã lập kế hoạch chiến lược cho cuộc kiểm toán thì các nội dung đã nêu trong kế hoạch chiến lược không phải nêu lại trong kế hoạch kiểm toán tổng thể.
Chương trình kiểm toán
Chương trình kiểm toán phải được lập và thực hiện cho mọi cuộc kiểm toán cụ thể tùy thuộc vào khách hàng kiểm toán trong đó xác định nội dung công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành và sự phân công lao động giữa các KTV cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập.
Thuế GTGT là một loại thuế khá phức tạp mà trong từng loại hình DN khác nhau thì phương pháp hạch toán thuế GTGT khac nhau. Về mặt lí luận, vẫn chưa có một chương trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT cụ thể hoàn thiện áp dụng cho tất cả các loại hình DN và được sử dụng phổ biến tại các cty kiểm toán độc lập. Thực tế cho thấy, tại các cty kiểm toán độc lập khác nhau thì áp dụng các chương trình kiểm toán khoản mục thuế GTGT khác nhau tùy thuộc vào trình độ, khả năng và kinh nghiệm của các KTV của cty kiểm toán đó. Tuy nhiên, để có thể hòan thành tốt công việc kiểm toán khoản mục thuế GTGT, đưa ra ý kiến chính xác về tính trung thực và hợp lí trên các khía cạnh trọng yếu của khoản mục này thì chương trình kiểm toán cũng cần đảm bảo một số điểm cơ bản sau:
+ Xem xét, kiểm tra số dư đầu kì của thuế GTGT
+ Xem xét, kiểm tra thuế GTGT phải nộp Nhà nước phát sinh trong kì
+ Xem xét, kiểm tra số thúê GTGT đã nộp Nhà nước trong kì báo cáo
+ Xem xét, kiểm tra số thuế còn phải nộp tại thời điểm cuối kì
2.3.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán
Thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sử dụng các phương pháp kĩ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu thập bằng chứng kiểm toán, tức đây là giai đoạn KTV triển khai các công việc đã ghi trong kế hoạch kiểm toán và chương trình kiểm toán. Giai đọan này gồm các công việc sau:
Biểu số 1.11: Các bước trong giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán
Nghiên cứu đánh giá hệ thống kế toán và các quy chế KSNB liên quan đến thuế GTGT
Kiểm tra tổng thể đối với khoản mục thuế GTGT trên BCTC
Phân tích đánh giá, kiểm tra chi tiết đối với thuế GTGT
Nghiên cứu đánh giá hệ thống kế toán và các quy chế KSNB liên quan đến thuế GTGT là để nhằm mục đích thiết lập độ tin cậy vào hệ thống KSNB từ đó xác định phạm vi và thời gian của các bước kiểm toán cụ thể cũng như để xác định những trọng điểm trong quá trình xử lí các nghiệp vụ và các hiện tượng gian lận, sai sót đối với khoản mục thuế GTGT. Giai đọan này, KTV sẽ sử dụng phương pháp như: kiểm tra xem xét các hồ sơ, tài liệu liên quan, phỏng vấn, điều tra, quan sát, ... để thu thập các bằng chứng về độ tin cậy của hệ thống KSNB.
Kiểm tra tổng thể đối với khoản mục thuế GTGT: Thông tin trên BCTC là thông tin đã được thu thập, xử lí, ghi chép từ các phần nghiệp vụ liên quan, tổng hợp từ các sổ chi tiết, sổ phụ và các tài liệu liên quan khác. Do đó kiểm tra tổng thể đối với khoản mục thuế GTGT cần xem xét tính nhất quán giữa các sổ chi tiết TK 1331, TK 1332 với sổ tổng hợp TK 133; giữa sổ chi tiết RK 33311, TK 33312 với sổ tổng hợp TK 3331, giữa bảng kê chi tiết với tờ khai thúê GTGT hàng tháng ... bằng các phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích tổng quát ... Nếu phát hiện sự chênh lệch ở mức độ lớn thì cần tiến hành ngay những thủ tục tiếp theo để thu thập bằng chứng lí giải cho sự chênh lệch đó và chuyển sang bước tiếp theo.
Phân tích, đánh giá, kiểm tra chi tiết đối với khoản mục thuế GTGT: Trong giai đoạn này, KTV sẽ sử dụng các phương pháp kiểm toán cụ thể và thích hợp để tiến hành kiểm toán cho khoản mục thuế GTGT. Đó là các phương pháp kiểm toán cơ bản, so sánh, đối chiếu, kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ và kiểm tra chi tiết về số dư TK.Tùy thuộc vào tính chất, đặc điểm của nghiệp vụ mà tiến hành kiểm tra trực tiếp 100% hay kiểm tra chọn mẫu đại diện. Ví dụ trong số các nghiệp vụ liên quan đến thuế GTGT thì số lượng các nghiệp vụ mua TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng húa dịch vụ chịu thuế GTGT thường là ít nhưng số tiền lại lớn, do đó có thể tiến hành kiểm tra chi tiết 100% các nghiệp vụ này phát sinh trong kì. Đối với các nghiệp vụ mua hàng húa dịch vụ chịu thuế GTGT khác để phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng húa dịch vụ chịu thuế trong kì là rất nhiều nên có thể tiến hành kiểm tra chọn mẫu đại diện đối với các nghiệp vụ có giá trị lớn bất thường ...Tất cả những thủ tục thích hợp sẽ được tiến hành nhằm kiểm tra các cơ sở dẫn liệu như tính có thật, tính đúng kì, sự đánh giá, sự phân loại và sự trình bày của khoản mục thuế GTGT. Từ đó có thể dưa ra kết luận về tính trung thực và hợp lí của khoản mục này trên BCTC ở bước tiếp theo.
2.3.3. Hoàn thành hồ sơ kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán
Trong giai đoạn này, KTV phải làm những công việc cuối cùng để hoàn tất công việc kiểm toán theo hợp đồng với khách hàng. Các công việc chủ yếu trong giai doạn này bao gồm:
Biếu số 1.12: Các bước trong giai đoạn hoàn CHỈNH HỒ SƠ kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán
Hoàn chỉnh hồ sơ kiểm toán
Lập báo cáo
kiểm toán
Xử lí các sự kiện phát sinh sau ngày lập báo cáo kiểm toán (nếu có)
Đối với giai đoạn này khi kiểm toán khoản mục thuế GTGT các KTV phải đưa ra được ý kiến về tính đầy đủ, chính xác và sự tuân thủ đúng đắn các quy định của Nhà nước trong việc phản ánh thuế GTGT. Các KTV sẽ tổng hợp kết quả kiểm tóan của các bộ phận đã được kiểm toán, trong đó có phần thuế GTGT, để lập báo cáo kiểm toán. Đối với KTV thực hiện kiểm toán khoản mục thuế GTGT thì công việc tổng hợp những bút toán điều chỉnh (nếu có), nêu những vấn đề tồn tại trong việc hạch toán và quản lí thuế GTGT của khách hàng cùng với việc đề xuất những giải pháp có thể để giải quyết những tồn tại đó. Trên cơ sở đó, KTV chính sẽ có những chú thích trong trường hợp cần thiết cho khoản mục thuế GTGT trên báo cáo kiểm toán.
Chương 2
Thực trạng kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCtc do Công ty Kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam thực hiện
I. Tổng quan về Công ty Kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam
1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1. Quá trình hoạt động
Công ty Kiểm toán tư vấn xây dựng Việt nam là một cty được tổ chức theo mô hình cty TNHH có từ hai thành viên trở lên, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, mở tài khoản tại ngân hàng và được sử dụng con dấu riêng theo quy định của Nhà nước.
Cty hiện nay có trụ sở chính tại số 7_ Đào tấn_ Phường Ngọc Khánh_ Quận Ba Đình_ Thành phố Hà Nội. Tên giao dịch quốc tế là : Auditing Conslutal Construction Viet Nam. Tên viết tắt : CIMEICO VIET NAM.
Cty Kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam có tiền thân là cty TNHH Thương mại và xây dựng Phước Thuận. Từ ngày thành lập đến nay cty đã thay đổi mười một lần về: Ngành nghề kinh doanh, trụ sở, tên DN, người đại diện, vốn điều lệ, cơ cấu góp vốn, thành viên.
Hiện nay Cty Kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam kinh doanh các ngành nghề sau: Ngành nghề kinh doanh: Buôn bán vật liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng (chủ yếu là vật tư, máy móc thiết bị công nghiệp, xây dựng, giao thông, trang thiết bị bảo hộ lao động, thiết bị văn phòng, giấy các loại); Buôn bán than mỏ, buôn bán khí đốt hóa lỏng, buôn bán vật liệu xây dựng, Xây dựng công nghiệp và dân dụng, thi công san lấp mặt bằng các công trình giao thông, thủy lợi; Xây lắp các công trình điện đến 35KV; Vận tải hàng hóa; Vận chuyển hành khách; Đị lí mua, đại lí bán, kí gửi hàng hóa; Tư vấn đầu tư; Môi giới thương mại; Tư vấn du học; Buôn bán các mặt hàng vật tư nông nghiệp; Trang trí nội, ngoại thất; Kinh doanh rượu, bia, thuốc lá; Buôn bán thiết bị trường học; Buôn bán nguyên liệu giấy; buôn bán các mặt hàng thanh lí; Dịch vụ kiểm toán độc lập; Dịch vụ tư vấn thuế, tài chính, kế toán, cổ phần hóa doanh nghiệp; Khảo sát, thiết kế công trình; Đầu tư phát triển nhà, hạ tầng kỹ thuật; Đại lí bảo hiểm nhân thọ; Giám sát thi công các công trình xây dựng cơ bản, xây dựng giao thông, thủy lợi.
Chi nhánh: Cty kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam có 2 chi nhánh đặt tại hai thành phố: + Chi nhánh tại Phú Thọ thực hiện chức năng và nhiệm vụ tư vấn, xây dựng khai thác đá
+ Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện chức năng và nhiệm vụ kinh doanh là chủ yếu.
Những thay đổi về quy mô tổ chức, về địa điểm, chức năng và nhiệm vụ kinh doanh cũng như năng lực kinh doanh là sự khẳng định của cty đã thích ứng được với sự thay đổi của cơ chế thị trường. Hiện nay sự thích ứng đó đã tạo ra cho cty có đủ tiềm lực về mọi mặt thực hiện kinh doanh tổng hợp để tồn tại và phát triển.
Ta có thể thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua bảng sau
Biểu số 2.01
So sánh kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm
STT
Chỉ tiêu
ĐVT
2002
2003
2004
1
Doanh thu
Nghìn đồng
1.950.260
2.186.234
2.560.437
2
Chi phí
Nghìn đồng
1.750.380
1.783.741
2.015.628
Qua bảng trên cho thấy doanh thu của cụng ty ngày càng tăng điều đó chứng tỏ cụng ty đang từng bước phát triển và ngày càng lớn mạnh. Nay cụng ty vẫn không ngừng đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng tỷ suất lợi nhuận, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên.
1.2. Lĩnh vực cung cấp dịch vụ
Kiểm toán và các dịch vụ liên quan: Dịch vụ này được Cụng ty kiểm toán và tư vấn xây dựng Việt Nam cung cấp dưới các hình thức:
Kiểm toán theo Luật định và kiểm toán tài chính
Kiểm toán hoạt động
Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Báo cáo thẩm định
Các đánh giá và xác nhận đặc biệt
Kiểm tra báo cáo quý và báo cáo giữa kì
Dịch vụ đánh giá tài sản: Dịch vụ này được CIMEICO VIET NAM cung cấp trên các mặt:
Dịch vụ xác đinh tài sản DN phục vụ cho việc chuyển đổi hình thức sở hữu của cty khách hàng, tham gia thị trường chứng khoán, góp vốn liên doanh
Dịch vụ xác định tỷ lệ nội địa hóa
Dịch vụ kiểm toán vay vốn Ngân hàng
Các dịch vụ khác
Dịch vụ đào tạo:
Tổ chức khóa học về kế toán, kiểm toán cho các đơn vị phù hợp với nguyên tắc và chuẩn mực kế toán, kiểm toán Quốc tế
Tổ chức khóa học về kế toán, kiểm toán cho các đơn vị phù hợp với nguyên tắc và chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam
Đào tạo kế toán nội bộ cho các doanh nghiệp, tổ chức
Dịch vụ kiểm toán xây dựng
Dịch vụ kiểm toán, quyết toán xây dựng cơ bản
Dịch vụ tư vấn hoàn thiện hồ sơ quyết toán xây dựng cơ bản
Dịch vụ giám sát công trình xây dựng cơ bản, giao thông, thủy lợi
Dịch vụ kế toán
Tư vấn lựa chọn hình thức sổ và tổ chức bộ máy kế toán
Tư vấn lập báo cáo tài chính cho doanh nghiệp
Tuyển chọn nhân viên kế toán và kế toán trưởng cho các doanh nghiệp
Tư vấn tài chính
Xác định cơ cấu và chiến lược kinh doanh
Tư vấn thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ hiệu quả cho DN
Tư vấn quản lí tiền lương và nhân sự
Tư vấn quản lí tiết kiệm chi phí của DN
Tư vấn lập dự án khả thi cho các DN cho giai đoạn đầu
Tư vấn đầu tư, lựa chọn phương án kinh doanh cho DN
Tư vấn thành lập DN, tư vấn CPH DN, tư vấn đối với các DN tham gia thị trường chứng khoán.
Tài chính doanh nghiệp
Phân tích hoạt động
Đánh giá
Chiến lược đầu tư
Cơ cấu lại hệ thống
Đàm phán
Chu chuyển tài chính
Tư vấn về pháp luật
2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Để chỉ đạo tốt việc tổ chức kinh doanh thì bộ máy quản lý phải tổ chức gọn nhẹ và phải thuận tiện cho việc theo dõi toàn cty được sát sao, liên tục, kịp thời. Hiện nay, Cụng ty Kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam có bộ máy quản lý hết sức gọn nhẹ, phù hợp với điều kiện cũng như quy mô chưa được lớn của cụng ty. Cụng ty có bộ máy quản lý theo đúng pháp luật quy định về tổ chức cơ cấu công ty TNHH có từ hai thành viên trở lên gồm: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, phó Tổng giám đốc, các phòng chức năng giúp việc cho Tổng giám đốc tạo thành một thể thống nhất chặt chẽ.
Có thể khái quát bộ máy quản lý của công ty qua sơ đồ sau
Biểu số 2.02
Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty kiểm toán, tư vấn
xây dựng Việt Nam
Văn phòng công ty
Ban giám đốc
Chi nhánh Thành phố Hồ CHí Minh
Chi nhánh
Phú Thọ
Phòng nghiệp vụ số 1
Phòng nghiệp vụ số 2
Phòng kế toán
hành chính
Đứng đầu cụng ty là chủ tịch hội đồng thành viên kiêm tổng giám đốc: Là người trực tiếp điều hành mọi hoạt động kinh doanh của DN đồng thời là người chịu trách nhiệm về các khoản giao nộp, bảo toàn và phát triển vốn cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên.
Hai phó tổng giám đốc : Thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất các biện pháp cùng Tổng giám đốc tổ chức thực hiện tốt các biện pháp và mục tiêu đề ra, đồng thời chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác hành chính, làm công tác đoàn thể. Ngoài ra hai phó Tổng giám đốc là ngừơi thay mặt giải quyết chỉ đạo công việc trong toàn cụng ty khi có sự ủy quyền của tổng giám đốc. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công hoặc ủy quyền
Phòng kế toán : Có trách nhiệm quản lý toàn bộ vốn của DN, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về việc thực hiện chế độ hạch toán của Nhà nước. Kiểm tra thường xuyên các khoản chi tiêu của cụng ty, tăng cường công tác quản lý vốn, sử dụng có hiệu quả để bảo toàn và phát triển vốn kinh doanh. Thông qua việc giám đốc bằng tiền giúp Tổng giám đốc nắm bắt được toàn bộ hoạt động kinh doanh của cụng ty. Phân tích hoạt động hàng tháng để chủ động trong kinh doanh, chống thất thoát, tăng thu, giảm chi, tăng lợi nhuận, tạo nguồn vốn.
Hai phòng nghiệp vụ mỗi phòng 8 người, mỗi phòng do một trưởng phòng phụ trách và được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm có một KTV và hai trợ lý KTV. Phòng nghiệp vụ có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động kiểm toán độc lập, xác định giá trị tài sản để CPH DN, tư vấn thuế, tài chính theo những hợp đồng đã được ký kết giữa cụng ty và khách hàng. Chịu trách nhiệm về những hoạt động đã thực hiện, và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công việc được giao.
3. Đặc điểm tổ chức công tác kiểm toán tại Công ty
Phương pháp tiếp cận kiểm toán BCTC là theo chu trình, nên khi kiểm toán thuế GTGT thường kết hợp với kết quả kiểm toán của các phần hành có liên quan. Nhìn chung quy trình kiểm toán tại Cụng ty giống quy trình kiểm toán BCTC chung gồm ba giai đoạn cơ bản: Lập kế hoạch kiểm toán; Thực hiện kế hoạch kiểm toán; Kết thúc kiểm toán
Kiểm toán thuế GTGT là một phần của quá trình kiểm toán BCTC và khoản mục này có những đặc thù riêng và mang tính chất nhạy cảm vì đây là khoản mục rất dễ nảy sinh sự khác biệt giữa báo cáo của KTV và biên bản quyết toán thuế do đó quy trình kiểm toán khoản mục này của Cụng ty kiểm toán tư vấn Việt Nam như sau:
3.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Việc lập kế hoạch kiểm toán tại Cụng ty thường do các chủ nhiệm kiểm toán thực hiện. Với những khách hàng lớn và thường xuyên thì việc lập kế hoạch luôn được coi trọng và được các KTV thực hiện một cách đầy đủ và chu đáo theo đúng chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 300 và quy định của Cụng ty về việc lập kế hoạch kiểm toán. Kế hoạch kiểm toán được lập gồm: kế hoạch chiến lược và kế hoạch chi tiết.
Kế hoạch chi tiết được KTV chính lập gồm có:
* Thông tin về hoạt động của khách hàng:
Khách hàng: năm đầu, thường xuyên hay năm thứ mấy
Tên cụng ty khách hàng, trụ sở chính, các chi nhánh (nếu có), điện thoại,
Giấy phép hoạt động (quyết định thành lập, đăng kí kinh doanh, ...)
Lĩnh vực hoạt động, địa bàn hoạt động, vốn đầu tư, thời gian hoạt động
Hội đồng quản trị, ban giám đốc, số thành viên, danh sách các thành viên
Kế toán trưởng, các nhân sự của phòng kế toán
Tóm tắt quy chế KSNB
Năng lực quản lí của ban giám đốc
Đặc điểm kinh doanh và những biến đổi công nghệ sản xuất kinh doanh, thay đổi mở rộng hay thu hẹp thị trường, ...
* Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB
Căn cứ kết quả phânt tích soát xét sơ bộ BCTC và tìm hiểu hoạt động kinh doanh của khách hàng để xem xét mức độ ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán.
Các chính sách kế toán đang áp dụng và những thay đổi trong các chính sách đó.
Đội ngũ nhân viên kế tóan
Yêu cầu về báo cáo cùng các số dư tài khoản quan trọng
Các sự kiện, các giao dịch và các nghiệp vụ có ảnh hưởng quan trọng đến BCTC cũng như các ảnh hưởng của các chính sách mới về kế toán và kiểm toán.
Kết luận và đánh giá về hệ thống KSNB là đáng tin cậy và có hiệu quả ở mức độ: cao, trung bình hay thấp.
Chương trình kiểm toán : Là các dự kiến cụ thể về các thủ tục kiểm toán
3.2. Thực hiện kế hoạch kiểm toán
3.2.1. Đối với TK 133 "thuế GTGT được khấu trừ"
Bước 1: Đối chiếu số liệu
* Đối chiếu số dư đầu kì trên BCTC năm nay (nếu có) với số liệu trên BCTC năm trước (đã được kiểm toán hoặc được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền), với biên bản quyết toán thuế. Nếu có chênh lệch phải kiểm tra các bút toán điều chỉnh trong kì ở phần kiểm tra chi tiết.
* Đối chiếu số dư cuối kì trên bảng CĐKT (nếu có) với báo cáo KQKD, sổ cái TK, sổ chi tiết và các báo cáo thuế.
* Thu thập, xem xét các biên bản quyết tóan thuế, đối chiếu phần hạch toán trên sổ kế toán và báo cáo kế toán;
Đối chiếu số thuế năm trước mang sang với tờ khai thuế của tháng 1
Đối chiếu số thuế đầu vào phát sinh trong kì trên báo cáo kế toán với sổ kế toán, trên sổ kế toán với tổng hợp các tờ khai thuế. Nếu có chênh lệch cần đối chiếu chi tiết từng tháng để tìm ra nguyên nhân chênh lệch và đề xuất ý kiến xử lí.
* Xem xét các bảng kê khai thuế đảm bảo rằng các bảng kê khai thuế đã lập đầy đủ và nộp cho cơ quan thuế theo đúng quy định 01 đến ngày 10 tháng tiếp theo.
Bước 2: Kiểm tra chi tiết số phát sinh
* Lập bảng tổng hợp đối ứng TK nhằm đối chiếu với các phần hành kiểm toán khác để nhận dạng các quan hệ đối ứng bất thường làm cơ sở để xác định mẫu chọn.
* Kiểm tra số phát sinh nợ
- Căn cứ vào kết quả kiểm tra trên, chọn mẫu để kiểm tra. Trong khi chọn mẫu, yêu cầu kiểm tra kĩ việc kê khai thuế tháng 1 và thnág 12 để tránh việc phản ánh thuế của năm nay sang năm sau, nếu có thể kết hợp với kiểm tra việc hạch toán thuế đầu vào trong tháng tiếp theo của năm sau
- Kiểm tra việc tính toán và hạch toán các loại thuế GTGT đầu vào trong kì: cần kiểm tra tính đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn của các khoản htuế đầu vào được kê khai: tỉ lệ thuế suất được áp dụng, cơ sở tính thuế (giá tính thuế) các mặt hàng được khấu trừ thuế. Trong quá trình kiểm tra cần chú ý tới thời điểm phát hành hóa đơn. Theo quy định hiện hành, các khoản thuế GTGT đầu vào chỉ được khấu trừ trong phạm vi 3 tháng kể từ ngày phát hành hóa đơn.
* Kiểm tra số phát sinh có
- Đối chiếu số thuế đã được khấu trừ trong kì trên sổ kế toán với phần III của báo cáo KQHĐKD, đối chiếu với biên bản quyết toán và xác nhận thuế của cơ quan thuế trong kì (nếu có).
- Kiểm tra các chứng từ của các nghiệp vụ liên quan đến việc hoàn thuế, miễn giảm thuế
- Đối chiếu các khoản thuế không được khấu trừ, không được miễn giảm, kiểm tra việc tính toán, cơ sở tính toán và hạch toán trên sổ kế toán.
* Đối chiếu với các phần hành có liên quan như tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, chi phí mua hàng và thanh toán công nợ với nhà cung cấp ... để kiểm tra các nghiệp vụ có thể phát sinh thuế GTGT đầu vào nhưng đơn vị chưa hạch toán.
Bước 3: Kết luận
- Thảo luận với đơn vị, đưa ra các bút toán điều chỉnh và đưa ra những điểm hạn chế cũng như kiến nghị trong thư quản lí
- Kiểm tra và hoàn thiện giấy làm việc
- Lập bảng tổng hợp nhận xét cho khoản mục thực hiện
3.2.2. Đối với TK 3331 "Thuế GTGT phải nộp NSNN"
Bước 1: Kiểm tra số dư:
* Đối chiếu số dư đầu kì trên BCTC năm nay (nếu có) với số liệu trên BCTC năm trước (đã được kiểm toán hoặc được phê duyệt bởi cơ quan có thẩm quyền), với biên bản quyết toán thuế và xác nhận về thuế. Nếu có chênh lệch phải kiểm tra các bút toán điều chỉnh trong kì ở phần kiểm tra chi tiết và các báo cáo thuế
* Đối chiếu số liệu trên bảng CĐKT (nếu có) với sổ cái TK, sổ chi tiết và các báo cáo thuế.
Bước 2: Kiểm tra số phát sinh
* Kiểm tra tổng thể
- Thu thập, xem xét các biên bản quyết toán thúê và xác nhận về thuế, đối chiếu các chỉ tiêu do cơ quan thuế xác nhận với sổ kế toán và BCTC trong kì
- Thu thập các tờ khai thuế, thông báo nộp thuế chứng từ nộp thuế trong kì, đối chiếu với phần hạch toán trên sổ kế toán với báo cáo kế toán:
+Đối chiếu số thuế năm trước mang sang với tờ khai thuế tháng 1.
+Đối chiếu số thuế phải nộp trong kì với tổng hợp các thôngbáo nộp thuế, tờ khai thuế.
- Xem xét các bảng kê khai thuế đảm bảo rằng các bảng kê khai thuế đã lập đầy đủ và nộp cho cơ quan thuế theo đúng quy định từ ngày 01 đến ngày 10 tháng tiếp theo.
- Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các khoản thuế được kê khai về thuế suất được áp dụng: về cơ sở tính thuế và về các mặt hàng phải chịu thuế, đối tượng chịu thuế.
* Lập bảng tổng hợp đối ứng TK nhằm đối chiếu với các phần hành kiểm toán khác để nhận dạng các quan hệ đối ứng bất thường làm cơ sở để xác định mẫu chọn.
* Kiểm tra phát sinh có: Căn cứ vào kết quả phân tích ở trên, chọn mẫu phù hợp để kiểm tra:
- Căn cứ vào kết quả kiểm toán doanh thu, đối với từng mặt hàng có doanh thu chịu thuế suất thuế GTGT khác nhau, kiểm tra việc tính toán các loại thuế phải nộp trong kì.
- Kiểm tra tính đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn trong kê khai thuế GTGT về tỉ lệ thuế suất được áp dụng, cơ sở tính thuế, các mặt hàng chịu thuế, yêu cầu kiểm tra kĩ việc kê khai thuế tháng 1 và thnág 12 để tránh việc phản ánh thuế của năm nay sang năm sau, nếu có thể kết hợp với kiểm tra việc hạch toán thuế đầu vào trong tháng tiếp theo của năm sau.
* Kiểm tra số phát sinh nợ:
- Kiểm tra khoản bù trừ thuế GTGT đầu ra và thuế GTGT đầu vào
- Đối chiếu số thuế GTGT đã nộp trong kì với các chứng từ nộp thuế, đối chiếu với biên bản xác nhận của cơ quan thuế trong kì (nếu có)
- Kiểm tra các chứng từ của các nghiệp vụ liên quan đến việc miễn giảm thuế
Bước 3: Đưa ra ý kiến về khoản mục thuế GTGT trong BCTC
Bước 4: Kết luận
- Thảo luận với đơn vị, đưa ra các bút toán điều chỉnh và những vấn đề trong thư quản lí
- Kiểm tra và hoàn thiện giấy làm việc
- Lập bảng tổng hợp nhận xét cho khoản mục thực hiện
3.3. Kết thúc kiểm toán
Sau khi mỗi KTV đã hoàn thành công việc của mình, KTV chính sẽ tập hợp giấy tờ làm việc và tổng hợp ý kiến của các nhân viên kiểm toán về mức trung thực, hợp lí của từng khoản mục đã được thực hiện. Tại đơn vị khách hàng, KTV chính sẽ lập biên bản kiểm toán trình bày những công việc đã thực hiện cũng như nêu ra những vấn đề cần giải quyết sau kiểm toán của khách hàng.
Những điều chỉnh mà các KTV cho là cần thiết sẽ được trao đổi với bộ phận kế toán của khách hàng, sau khi thống nhất với khách hàng các KTV sẽ lập bảng tổng hợp bút toán điều chỉnh. Kế toán khách hàng sẽ lập BCTC sau điều chỉnh, sau đó KTV sẽ có ý kiến thích hợp đối với BCTC.
Công việc cuối cùng là phát hành báo cáo kiểm toán. Trên báo cáo kiểm toán thể hiện đầy đủ những công việc mà các KTV đã thực hiện, đồng thời thể hiện trách nhiệm mỗi bên.
II. Thực tế kiểm toán khoản mục thuế GTGT trong kiểm toán BCTC tại khách hàng do công ty Kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam thực hiện
Cụng ty Kiểm toán tư vấn xây dựng Việt Nam đã và đang thực hiện kiểm toán cho rất nhiều khách hàng thuộc các loại hình DN khác nhau. Trong mỗi cuộc kiểm toán, tùy theo đặc điểm kinh doanh của khách hàng và các văn bản pháp lí có hiệu lực tại thời điểm kiểm toán mà Cụng ty thiết kế và thực hiện kiểm toán thuế GTGT cho phù hợp. Trong rất nhiều khách hàng đó, em đã chọn để xem xét kiểm toán thuế GTGT năm 2004 tại cụng ty khỏch hàng hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và theo phương pháp trực tiếp như sau:
1. Kiểm toán khoản mục thuế GTGT tại các đơn vị khách hàng hạch toán theo phương pháp khấu trừ
1.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Thông thường vào cuối niên độ kế toán, Cụng ty kiểm toán tư vẫn xây dựng Việt Nam gửi thư mời kiểm toán đến các khách hàng khi họ có nhu cầu kiểm toán. Thư mời kiểm toán gồm các nội dung sau:
- Giới thiệu về Cemeico Việt Nam và kinh nghiệm của cụng ty trong lĩnh vực kiểm toán
- Khách hàng của Công ty
- Hiểu biết về Công ty khách hàng được gửi thư chào hàng
- Kế hoạch và phương pháp kiểm toán
- Phí kiểm toán
Sau khi được khách hàng chấp nhận thư mời kiểm toán, Cụng ty khách hàng và Cemeico Việt Nam sẽ tiến hành kí kết hợp đồng kiểm toán. Hợp đồng kiểm toán được kí kết tuân theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 210 “ Hợp đồng kiểm toán” bao gồm các nội dung:
- Nội dung dịch vụ cung cấp
- Luật định và chuẩn mực
- Trách nhiệm và quyền hạn các bên
- Hình thức thông báo kết quả kinh doanh
- Phí dịch vụ và phương thức thanh toán
- Cam kết thực hiện và thời giant hực hiện
Sau khi kí kết hợp đồng kiểm toán, tại ngày ấn định trong hợp đồng kiểm toán, nhóm kiểm toán xuống đơn vị khách hàng và bắt đầu cho cuộc kiểm toán bằng việc tìm hiểu khách hàng
Tìm hiểu khách hàng: Đối với khách hàng thường xuyên thì những thông tin về khách hàng được cập nhật từ hồ sơ kiểm toán của các năm trước, còn đối với khách hàng mới th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 36249.doc