Công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng tiền thân là tổ hợp dệt ở làng nghề truyền thống đã có từ lâu đời tại Hòa Hậu - Lý Nhân - Hà Nam. Đến ngày 29/12/2004, ban lãnh đạo đã quyết định thành lập Công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng. Sau một thời gian hoạt động tại Hòa Hậu - Lý Nhân - Hà Nam, Công ty đã chuyển địa điểm sản xuất xuống khu công nghiệp Hòa Xá thành phố Nam Định. Chính là trụ sở hiện nay Công ty đang tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển của Công ty như về giao thông, các chính sách ưu đãi của Tỉnh đối với các doanh nghiệp. Mặc dù đã chuyển xuống địa điểm sản xuất mới, nhưng Công ty vẫn duy trì hoạt động sản xuất trên cơ sở cũ, nơi đó vẫn cung cấp một lượng sản phẩm lớn vào toàn bộ kết quả sản xuất của Công ty. Xuất phát điểm chỉ là một tổ hợp dệt nhỏ, nhưng sau một thời gian hoạt động cho đến bây giờ đã trở thành một Công ty hoạt động sản xuất tương đối mạnh, có vị trí nhất định trong ngành dệt may của tỉnh Nam Định nói riêng và của cả nước nói chung.
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện mô hình bán hàng B2B qua Website của Công ty Dệt may Hoàng Dũng – www.detmayhoangdung.com.vn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đào tạo TMĐT, 14 trường bắt đầu từ năm 2003 trở về trước, 9 trường năm 2004, 4 trường năm 2005, 11 trường năm 2006, 8 trường năm 2007 và 3 trường năm 2008. Như vậy, có thể rút ra nhận xét ban đầu là hoạt động đào tạo TMĐT đã được chú trọng từ một vài năm trở lại đây, bắt kịp với nhịp độ phát triển nói chung của TMĐT tại Việt Nam. Đây là một thực tế đáng mừng, chứng tỏ sự đổi mới và nắm bắt kịp thời nhu cầu phát triển TMĐT ngay trong mục đích đào tạo chính thức của từng trường. Từ đây sẽ cung cấp nguồn nhân lực vừa có trình độ về kinh tế vừa có kiến thức chuyên môn về TMĐT cũng như TMĐT B2B.
Có thể nói, ngoài yếu tố công nghệ, nhân lực là một trong số những nhân tố có tính quyết định đến hiệu quả của hoạt động kinh doanh nói chung và của hoạt động kinh doanh TMĐT B2B nói riêng. Tuy nhiên, tình hình nhân lực cho hoạt động thương mại điện tử B2B tại Công ty Hoàng Dũng lại chưa được đầu tư một cách thích đáng, chưa có những nhân viên thực sự hiểu sâu, hiểu rõ về thương mại điện tử B2B, cũng như các cấp lãnh đạo cũng chỉ có một cái nhìn chung nhất về TMĐT B2B. Chính vì vậy mà việc hoạch định các chiến lược phát triển cũng như chiến lược đầu tư cho TMĐT B2B thực sự chưa được cụ thể và chính xác.
3.2.1.2 Cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu TMĐT B2B
Website là một kênh thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp tiếp cận với người tiêu dùng và với các doanh nghiệp khác. Mặt khác, trong thời đại CNTT bùng nổ hiện nay, việc thành lập website trở thành một yêu cầu thiết yếu đối với doanh nghiệp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, khẳng định tên tuổi và mở ra các cơ hội kinh doanh mới. Kết quả điều tra cũng thể hiện xu hướng trên. Năm 2008, 45,3% doanh nghiệp có website, 4,1% doanh nghiệp sẽ xây dựng website trong tương lai. Còn lại 50,6% doanh nghiệp không có và cũng không dự định xây dựng website.
Hình 3.2:Tỷ lệ DN có website năm 2008.
“Trích: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2008 – Bộ công thương”
So với các năm trước, tỷ lệ doanh nghiệp có website năm 2008 vẫn tiếp tục tăng nhanh theo đà tăng trong hai năm 2006 và 2007. Tuy nhiên tỷ lệ doanh nghiệp dự định xây dựng website trong tương lai gần cũng giảm đi đáng kể. Với tỷ lệ chỉ còn 4,1% doanh nghiệp có dự định xây dựng website, trong một vài năm tới tỷ lệ doanh nghiệp có website có thể sẽ không có nhiều thay đổi.
Về chức năng, 89,9% website có chức năng giới thiệu về doanh nghiệp, 85,9% website quảng bá cho sản phẩm, 38% website cho phép đặt hàng và 3,5% website có chức năng thanh toán trực tuyến.
Về đối tượng mà các website hướng tới, 84% hướng tới đối tượng khách hàng là doanh nghiệp, 70% hướng tới đối tượng người tiêu dùng. Tỷ lệ qua các năm cho thấy cơ cấu đối tượng mà các website hướng tới đã tương đối ổn định. Đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn so với đối tượng khách hàng là người tiêu dùng.
Bảng 3.1: Đặc điểm và tính năng TMĐT của website DN
Nguồn: Báo cáo TMĐT Việt Nam 2008 – Bộ công thương
Tần suất cập nhật website của doanh nghiệp cũng đã có tiến bộ rõ rệt so với các năm trước. Số doanh nghiệp cập nhật website hàng tuần tăng đáng kể. Đặc biệt năm 2008 chỉ còn 13% doanh nghiệp không thường xuyên cập nhật website. Tỷ lệ doanh nghiệp cập nhật website hàng tháng hoặc không thường xuyên cập nhật giảm liên tục qua các năm. Điều này cho thấy website ngày càng khẳng định vai trò như một kênh giao tiếp và tương tác thường xuyên của doanh nghiệp đối với khách hàng.
3.2.1.3 Tham gia sàn giao dịch TMĐT
Nói đến thương mại điện tử B2B hầu hết mọi người đều nghĩ ngay đến các sàn giao dịch TMĐT B2B. Mô hình này bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ năm 2003, và liên tục phát triển mạnh qua các năm. Tuy nhiên, cho đến nay tiện ích của phần lớn các sàn B2B Việt Nam vẫn chỉ dừng ở việc đăng tải thông tin doanh nghiệp và nhu cầu mua bán. Hầu như chưa sàn nào có những tiện ích hữu dụng để hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán, giao kết hợp đồng trực tuyến và theo dõi tiến trình thực hiện hợp đồng. Nhưng trước sức ép cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập Quốc tế ngày càng sâu rộng, quy trình vận hành và hoạt động của các sàn TMĐT B2B Việt Nam trong năm 2008 đã có nhiều chuyển biến về chất lượng. Trước tiên là nỗ lực của các đơn vị quản lý sàn nhằm cải tiến giao diện, đa dạng hóa dịch vụ và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thành viên có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp xúc với thị trường cũng như gia tăng khối lượng giao dịch.
Hình 3.3: Quy mô doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử (báo cáo TMĐT Việt Nam 2008)
So sánh về quy mô DN tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử, có thể thấy mối liên hệ tỷ lệ nghịch giữa quy mô và số lượng DN tham gia sàn. Các doanh nghiệp có quy mô càng nhỏ thì tỷ lệ tham gia sàn giao dịch TMĐT càng lớn. Điều này chứng tỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đã biết đến lợi thế của sàn giao dịch TMĐT trong việc xây dựng hình ảnh và tăng cường khả năng cạnh tranh. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử B2B vẫn thực hiện hình thức hỗ trợ không thu phí đối với một số doanh nghiệp tham gia.
Hình 3.4:Mức độ tham gia và ký được hợp đồng từ sàn giao dịch TMĐT của DN năm 2008 – Nguồn Báo cáo TMĐT Việt Nam 2008 – Bộ công thương
Tỷ lệ doanh nghiệp ký được hợp đồng từ sàn thương mại điện tử cũng tăng lên so với năm 2007. Năm 2008, trong số các doanh nghiệp đã tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử có 69,7% doanh nghiệp ký được hợp đồng từ sàn giao dịch thương mại điện tử, cao hơn so với tỷ lệ 63% của năm 2007. Điều này cho thấy việc tham gia sàn thương mại điện tử đã mang lại hiệu quả thực sự đối với một số doanh nghiệp.
Công ty dệt may Hoàng Dũng cũng đã đăng ký tham gia một số sàn giao dịch B2B của Việt Nam và cũng đã nhận được sự hỗ trợ trong việc tìm kiếm thông tin cũng như khách hàng của các sàn này. Tuy nhiên, việc tham gia này còn rất hạn chế, thực tế cho thấy, Công ty đã tham gia, tuy nhiên tất cả các sàn mà Công ty tham gia thì đều là ở mức độ thành viên miễn phí, chưa có sàn nào Công ty thực sự tham gia với vai trò là thành viên vàng hoặc thành viên bạc (thành viên phải trả phí thường niên) để có thể nhận được những quyền lợi hữu ích nhất từ các sàn giao dịch đó. Mới chỉ tham gia ở mức độ đưa các thông tin về sản phẩm, dịch vụ của Công ty lên sàn mà chưa đi sâu tìm kiếm các đối tác và các cơ hội giao thương trên các sàn, chưa chủ động đi tìm các đối tác, vì vậy mà các hợp đồng điện tử mà Công ty ký kết được rất hạn chế.
3.2.1.4 Về thanh toán
Thương mại điện tử không thể phát triển toàn diện và đem lại hiệu quả cao nhất nếu không có thanh toán điện tử. Theo kết quả thống kê, 74,1% doanh nghiệp sử dụng hình thức thanh toán là khách hàng trả tiền mặt khi giao hàng, 74,8% doanh nghiệp chấp nhận thanh toán chuyển khoản qua ngân hàng và chỉ có 25% doanh nghiệp thanh toán bằng chuyển tiền qua bưu điện.
Từ năm 2007 đến nay, hàng loạt nhà cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử ra đời và phát triển. Đây chính là nguyên nhân của sự sụt giảm liên tiếp qua các năm trong việc áp dụng hình thức thanh toán bằng chuyển tiền qua bưu điện. Thay vào đó, hình thức chuyển khoản qua ngân hàng ngày càng phổ biến. Mặc dù vậy, tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn cao và tỷ lệ thanh toán trực tuyến vẫn còn thấp. Tỷ lệ 3,5% DN áp dụng phương thức thanh toán trực tuyến là rất thấp so với mặt bằng chung của thế giới và yêu cầu thanh toán của TMĐT.4
4Báo cáo TMĐT Việt Nam 2008 – Bộ Công Thương
Hình 3.5: Các phương thức thanh toán được DN sử dụng - Trích: báo cáo TMĐT Việt Nam 2008 –Bộ công thương
Về tình hình thanh toán tại Công ty dệt may Hoàng Dũng, Công ty hiện nay chủ yếu là sử dụng phương thức thanh toán tiền mặt trực tiếp hoặc thanh toán qua hệ thống các ngân hàng thương mại. Có thể là do đặc thù của hình thức thanh toán giữa Công ty với các đối tác, không phải đơn hàng nào Công ty cũng yêu cầu thanh toán 100% giá trị hàng hóa khi giao nhận hàng, mà có thể thanh toán 50% khi giao hàng và 50% sau đó một thời gian nhằm thu hút khách hàng và tăng doanh số bán.
3.2.2 Thực trạng thực hiện mô hình bán hàng B2B qua website của Công ty dệt may Hoàng Dũng
Giới thiệu về Công ty dệt may Hoàng Dũng
Tên Công ty: Công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng.
Tên giao dịch: Hoang Dung Weave – Stitch Company Limited.
Số đăng ký kinh doanh: 0702000856 ngày 29/12/2004.
Mã số thuế: 0600336474.
Website: www.detmayhoangdung.com.vn
Địa chỉ trụ sở chính: Lô C1 đường D4 N4 khu CN Hòa Xá tỉnh Nam Định.
Cơ sở sản xuất 2: Xóm 6 xã Hòa Hậu – huyện Lý Nhân – Tỉnh Hà Nam.
Công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng tiền thân là tổ hợp dệt ở làng nghề truyền thống đã có từ lâu đời tại Hòa Hậu - Lý Nhân - Hà Nam. Đến ngày 29/12/2004, ban lãnh đạo đã quyết định thành lập Công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng. Sau một thời gian hoạt động tại Hòa Hậu - Lý Nhân - Hà Nam, Công ty đã chuyển địa điểm sản xuất xuống khu công nghiệp Hòa Xá thành phố Nam Định. Chính là trụ sở hiện nay Công ty đang tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh. Tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển của Công ty như về giao thông, các chính sách ưu đãi của Tỉnh đối với các doanh nghiệp. Mặc dù đã chuyển xuống địa điểm sản xuất mới, nhưng Công ty vẫn duy trì hoạt động sản xuất trên cơ sở cũ, nơi đó vẫn cung cấp một lượng sản phẩm lớn vào toàn bộ kết quả sản xuất của Công ty. Xuất phát điểm chỉ là một tổ hợp dệt nhỏ, nhưng sau một thời gian hoạt động cho đến bây giờ đã trở thành một Công ty hoạt động sản xuất tương đối mạnh, có vị trí nhất định trong ngành dệt may của tỉnh Nam Định nói riêng và của cả nước nói chung.
3.2.2.2 Thực trạng thực hiện mô hình bán hàng B2B qua website của Công ty
Hiện nay quy trình bán hàng B2B qua website của Công ty Hoàng Dũng – www.detmayhoangdung.com.vn khá đơn giản. Khách hàng khi truy cập website, xem các chủng loại sản phẩm trên catalogue sản phẩm. Sau đó, khách hàng muốn hỏi thông tin về sản phẩm thì có thể gọi điện trực tiếp để tìm hiểu thêm các thông tin về chủng loại sản phẩm, giá cả và phương thức thanh toán cũng như vận chuyển.
Về hình thức đặt hàng: Khách hàng có thể đặt hàng trực tiếp trên website Công ty, tuy nhiên chức năng đặt hàng còn rất hạn chế, chưa tối ưu. Ngoài ra, khách hàng có thể đặt hàng thông qua việc gửi email vào hòm thư của Công ty: dathang@detmayhoangdung.com.vn thông báo chi tiết về đơn hàng như: chủng loại hàng hóa, số lượng, chất lượng, phương thức thanh toán, vận chuyển…
Về phương thức vận chuyển: Nếu khách hàng vận chuyển trong nội thành thành phố Nam Định, Công ty sẽ vận chuyển miễn phí. Còn nếu khách vận chuyển sang các Tỉnh khác thì khách hàng phải chịu chi phí vận chuyển.
Vấn đề thanh toán, khách hàng có thể thanh toán tiền mặt trực tiếp hoặc chuyển khoản của tài khoản của Công ty tại ngân hàng Công thương Việt Nam.
Dịch vụ sau bán: Trong quá trình mua hàng, khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào có thể gọi điện trực tiếp tới Công ty. Hoặc thông qua bộ phận hỗ trợ trực tuyến trên website www.detmayhoangdung.com.vn. Trường hợp nếu hàng hóa không đúng theo chủng loại khách hàng yêu cầu, khách hàng có thể trả lại hàng hóa.
3.2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp
Yếu tố bên ngoài là yếu tố mà doanh nghiệp rất khó hoặc không thể kiểm soát được. Tuy nhiên, nó lại rất quan trọng và có tính chất quyết định và ảnh hưởng trực tiếp đến việc đẩy mạnh hoạt động bán hàng B2B qua website của doanh nghiệp. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài Công ty được đánh giá thông qua mô thức lượng giá các yếu tố bên ngoài (EFAS-External Factors Analysis Summary) dưới đây:
Bảng 3.2: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài đến việc triển khai mô hình bán hàng B2B qua website Công ty.
Các nhân tố bên ngoài
Độ quan trọng
Xếp loại
Tổng điểm quan trọng
Chú giải
Các cơ hội:
1. Tỷ lệ sử dụng internet ngày càng cao
2. Việt Nam gia nhập WTO
3. Ngày càng nhiều các DN nhận thức được tầm quan trọng của TMĐT B2B
4. Nhà nước khuyến khích đầu tư cho TMĐT
5. Hệ thống luật pháp về TMĐT B2B ngày càng hoàn thiện
6. Sự đầu tư của một số sàn giao dịch nổi tiếng trên Thế Giới vào Việt Nam
7. Chất lượng các sàn giao dịch ngày càng được cải thiện.
0.095
0.005
0.15
0.05
0.05
0.05
0.1
3
2
4
2
2
3
4
0.285
0.01
0.6
0.1
0.1
0.15
0.4
- Nhiều khách hàng
- Mở rộng thị trường
- Thuận lợi khi triển khai
- Vị thế tốt
- Mang lại hiệu quả cao
Các thách thức:
1. Hệ thống thanh toán chưa hoàn thiện
2. Bảo mật chưa cao.
3. Tội phạm internet ngày càng gia tăng và tinh vi.
4. Hạ tầng Công nghệ thông tin và truyền thông chưa tốt.
5. MT xã hội và tập quán kinh doanh
6. Nhân lực CNTT.
7. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
0.05
0.05
0.1
0.05
0.1
0.1
0.05
2
2
3
3
4
3
2
0.1
0.1
0.3
0.15
0.4
0.3
0.1
- Cần thêm thời gian
- Sự đồng bộ
- Thị trường nội địa
- Yếu tố con người
- Tầm ảnh hưởng toàn cầu
Tổng điểm
1.00
3.095
Dựa vào sự đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên ngoài Công ty, kết quả bảng trên cho ta thấy rõ ràng các nhân tố môi trường bên ngoài có ảnh hưởng nhất định tới việc triển khai, cũng như những hoạt động bán hàng TMĐT B2B của Công ty. Với tổng điểm đạt được 3.095/4 điểm, cho thấy Công ty hiện đã tận dụng tương tối tốt các cơ hội để có thể hạn chế các thách thức, tạo điều kiện cho sự phát triển hoạt động bán hàng B2B qua website của Công ty.
3.2.3 Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong doanh nghiệp
Ngoài những yếu tố bên ngoài thì những yếu tố bên trong của doanh nghiệp cũng là những yếu tố ảnh hưởng khá quan trọng đến hoạt động bán hàng B2B qua website của Công ty. Tuy nhiên thì đây lại là những yếu tố mà doanh nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát được.Tương tự với mô thức EFAS, ta sử dụng mô thức IFAS Internal Factors Analysis Summary) để đánh giá tổng hợp các yếu tố thuộc môi trường bên trong Công ty Dệt may Hoàng Dũng như sau:
Bảng 3.3: Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường bên trong đến việc triển khai mô hình bán hàng B2B qua website Công ty.
Các nhân tố bên trong DN
Độ quan trọng
Xếp loại
Tổng điểm quan trọng
Chú giải
Điểm mạnh:
1. Văn hóa Công ty có chất lượng
2. Có nhà quản trị tốt
3. Nguồn tài chính ổn định
4. Có định hướng quốc tế trong kinh doanh
5. Sản phẩm chất lượng
6. Có uy tín trên thương trường
7. Nhận thức tốt về TMĐT B2B
8. Có chiến lược phát triển B2B rõ ràng
0.025
0.1
0.055
0.025
0.15
0.015
0.08
0.095
2
4
3
2
3
3
4
3
0.05
0.4
0.165
0.05
0.45
0.045
0.32
0.285
- Chìa khóa quan trọng cho thành công
- Nắm bắt cơ hội KD
- Xuất khẩu
- Cạnh tranh tốt
- Đã được triển khai và có hiệu quả nhưng chưa cao
Điểm yếu:
1. Thiếu nhân lực về CNTT
2. Hoạt động nghiên cứu & phát triển định hướng theo quá trình.
3. Vị thế trên trường quốc tế
4. Các điều kiện sản xuất
5. Hạ tầng công nghệ thông tin chưa tốt
6. Hệ thống thanh toán chưa đa dạng
0.15
0.05
0.005
0.05
0.1
0.1
4
3
2
2
3
2
0.06
0.15
0.01
0.1
0.3
0.2
- Yếu tố con người
- Chậm đưa ra sản phẩm mới
- Chưa xuất khẩu trực tiếp
- Đang hoàn thiện
- Áp dụng hạn chế phần mềm
Tổng điểm
1.00
2.585
Qua mô thức EFAS trên cho thấy, doanh nghiệp hiện nay có nhiều điểm mạnh để phát triển TMĐT B2B, tuy nhiên điểm yếu cũng tồn tại khá nhiều. Mức điểm tổng đạt 2.585/4 điểm là mức điểm trung bình cho thấy doanh nghiệp vẫn thực sự chưa chuẩn bị thật tốt đầy đủ về mọi mặt để có thể triển khai bán hàng TMĐT B2B đạt hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là về nguồn nhân lực cho thương mại điện tử và hạ tầng công nghệ thông tin cũng như các phần mềm hỗ trợ cho hoạt động bán hàng B2B qua website của Công ty.
3.3 Kết quả phân tích và xử lí dữ liệu
Trong thời gian thực tập tại Công ty, Em đã tiến hành điều tra trắc nghiệm đối với một số cán bộ của Công ty, với tổng số là 23 phiếu điều tra được đưa ra và số thu về là 20 phiếu. Thông qua việc xử lý dữ liệu và phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS, đã cho ta được những kết quả sau:
Bảng 3.4: Tần xuất cập nhập thông tin cho website Công ty Hoàng Dũng
Hang ngay
Hang tuan
Hang Thang
N
Valid
20
20
19
Missing
0
0
1
Mean
,2500
,6000
,1579
Std. Error of Mean
,09934
,11239
,08595
Variance
,197
,253
,140
Minimum
,00
,00
,00
Maximum
1,00
1,00
1,00
Theo bảng trên ta thấy, tần xuất cập nhật trang web của Công ty hàng tuần là chưa cao. Cũng theo kết quả điều tra, hiện nay Công ty có bố trí một nhân viên duy nhất chuyên phụ trách kỹ thuật về website, tuy nhiên tần xuất cập nhật thông tin như vậy là thấp, cần thường xuyên làm mới trang web hơn nữa.
Khi điều tra về mức độ tìm hiểu, cũng như mức độ tham gia vào các sàn giao dịch B2B trong nước và quốc tế của Công ty Dệt may Hoàng Dũng, ta thấy Công ty hầu hết mới chỉ tham gia các sàn trong nước ở mức độ thấp, tức là có tham gia nhưng không thường xuyên quay lại để cập nhật thông tin cũng như tìm kiếm các hợp đồng kinh doanh mới.
Bảng 3.5: Tình hình tham gia các sàn giao dịch B2B của Công ty Hoàng Dũng.
www.ecvn.com
www.gophatdat.com
www.vnemart.com.vn
www.vietgo.com
www.alibaba.com
N
Valid
20
20
20
20
20
Missing
0
0
0
0
0
Mean
2,1000
1,9500
1,0500
2,3000
,5500
Std. Error of Mean
,14327
,18460
,13524
,20647
,11413
Variance
,411
,682
,366
,853
,261
Minimum
1,00
,00
,00
1,00
,00
Maximum
4,00
3,00
3,00
4,00
1,00
Sum
42,00
39,00
21,00
46,00
11,00
Các hoạt động nghiên cứu thị trường qua mạng internet cũng chưa được Công ty chú trọng. Với 3 điểm là mức đã triển khai tốt và 0 điểm là chưa có kế hoạch. Theo bảng dưới ta thấy, hoạt động nghiên cứu thị trường và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh qua mạng là được Công ty lập kế hoạch nhưng vẫn chưa được triển khai, còn với việc nghiên cứu sản phẩm thay thế thì Công ty chưa có kế hoạch.
Bảng 3.6: Hoạt động nghiên cứu thị trường qua mạng internet của Công ty.
Nghien cuu KH
Nghien cuu thi truong
Nghien cuu doi thu canh tranh
Nghien cuu san pham thay the
N
Valid
20
20
20
20
Missing
0
0
0
0
Mean
,9500
1,0000
1,1000
,0000
Std. Error of Mean
,08811
,16222
,19057
,00000
Variance
,155
,526
,726
,000
Minimum
,00
,00
,00
,00
Maximum
2,00
2,00
3,00
,00
Theo kết quả điều tra về các phương thức tìm kiếm khách hàng được Công ty quan tâm thì hiện nay email, điện thoại và website là ba phương tiện chính mà Công ty sử dụng để tìm kiếm khách hàng và đối tác. Mức độ sử dụng các sàn giao dịch lại là thấp nhất, chưa được Công ty sử dụng mạnh để tìm kiếm khách hàng.
Bảng 3.7: Các phương thức tìm kiếm khách hàng của Công ty Hoàng Dũng.
Email
Website
Cac san giao dich
Fax
Dien thoai
N
Valid
20
20
20
20
20
Missing
0
0
0
0
0
Mean
2,9000
2,6500
2,0000
2,2000
3,0000
Std. Error of Mean
,27145
,26433
,19835
,24170
,19057
Variance
1,474
1,397
,787
1,168
,726
Minimum
,00
1,00
1,00
1,00
2,00
Maximum
4,00
4,00
4,00
4,00
4,00
Sum
40,00
47,00
49,00
54,00
58,00
Về các hoạt động xúc tiến bán hàng, theo kết quả điều tra cho thấy: hoạt động quảng cáo trực tuyến cũng như marketing điện tử cũng đã được Công ty chú trọng, và đạt được kết quả cao. Còn về hoạt động marketing truyền thống thì gần như Công ty không hề chú trọng đến, có thể là do hoạt động đặc thù của Công ty là về sản xuất và bán buôn nên hoạt động này chưa được để ý tới nhiều.
Bảng 3.8: Mức độ sử dụng các hoạt động xúc tiến của Công ty Hoàng Dũng.
Quang cao truc tuyen
Marketing dien tu
Xuc tien ban dien tu
PR dien tu
Marketing truyen thong
N
Valid
20
20
20
20
20
Missing
0
0
0
0
0
Mean
2,8000
2,5500
1,4000
,8000
,2000
Std. Error of Mean
,18638
,16975
,18353
,11698
,11698
Variance
,695
,576
,674
,274
,274
Minimum
,00
,00
,00
,00
,00
Maximum
3,00
3,00
3,00
2,00
2,00
Sum
36,00
31,00
28,00
16,00
4,00
Bảng dưới đây là kết quả điều tra về các hoạt động gặp trở ngại trong việc xúc tiến hoạt động bán hàng B2B qua trang web của Công ty. Ta thấy rõ ràng, hiện nay việc nghiên cứu thị trường trực tuyến, thanh toán và cơ sở vật chất hạ tầng CNTT là ba vấn đề sẽ gây trở ngại nhiều nhất trong việc triển khai hoạt động bán hàng B2B qua website của Công ty.
Bảng 3.9: Các trở ngại trong việc xúc tiến hoạt động bán hàng B2B của Công ty.
Tim kiem KH
Nghien cuu thi truong
Xuc tien ban dien tu
Thanh toan
Tai chinh
CSVC ha tang CNTT
Kho khan tu KH
Trinh do nhan luc
N Valid
20
20
20
20
20
20
20
20
Missing
0
0
0
0
0
0
0
0
Mean
1,6000
2,5500
2,0000
2,8500
1,7500
2,6000
1,6500
1,6500
Std. Error of Mean
,11239
,21120
,14510
,08192
,09934
,13377
,10942
,10942
Variance
,253
,892
,421
,134
,197
,358
,239
,239
Minimum
1,00
,00
1,00
2,00
1,00
1,00
1,00
1,00
Maximum
2,00
3,00
3,00
3,00
2,00
3,00
2,00
2,00
Sum
32,00
39,00
40,00
57,00
35,00
32,00
33,00
33,00
Khi đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng thương mại điện tử B2B trong Công ty, đặc biệt là triển khai bán hàng qua mạng, cho thấy Công ty đã thu hút được khách hàng mới, mở rộng phát triển thị trường cũng như xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trên mạng. Tuy nhiên, những tác động quan trọng để tăng doanh số cũng như lợi nhuận thì lại hầu như chưa hiệu quả. Mục tiêu quan trọng nhất trong hoạt động kinh doanh thì lại chưa thực hiện được, điều này rõ ràng cho thấy, hoạt động bán hàng B2B của Công ty qua website thực sự chưa mang lại hiệu quả.
Bảng 3.10: Hiệu quả của việc ứng dụng TMĐT B2B của Công ty.
Tang doanh so
Tang loi nhuan & hieu qua KD
Mo rong, phat trien TT
Tang kha nang canh tranh
Thu hut khach hang moi
Xay dung hinh anh DN
N
Valid
20
20
20
20
20
20
Missing
0
0
0
0
0
0
Mean
1,3500
1,3500
2,2500
1,1000
2,7000
2,2500
Std. Error of Mean
,13129
,15000
,14281
,17622
,17918
,16018
Variance
,345
,450
,408
,621
,642
,513
Minimum
,00
,00
1,00
,00
1,00
1,00
Maximum
2,00
2,00
3,00
2,00
4,00
4,00
Sum
27,00
27,00
45,00
22,00
54,00
45,00
Theo kết quả điều tra, Công ty thu thập thông tin khách hàng phần lớn khi khách hàng truy cập vào website để giao dịch và trực tiếp từ khách hàng. Công ty xây dựng và triển khai trang web từ ngày 27 tháng 12 năm 2007 với tên miền là: tuy nhiên theo kết quả điều tra và kết quả phỏng vấn chuyên sâu thì cho đến nay, Công ty mới ký kết được bốn hợp đồng có giá trị qua trang web của Công ty. Một con số khá khiêm tốn. Hơn nữa, hiện nay Công ty mới chỉ sử dụng phần mềm kế toán ACMAN phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chưa có các phần mềm hỗ trợ khác như: quản trị quan hệ khách hàng (CRM), phần mềm quản lý nhân sự (HRM)… như vậy rất hạn chế cho việc phát triển thương mại điện tử B2B của Công ty. Hiện nay, ban lãnh đạo Công ty đã có chiến lược xuất khẩu sản phẩm ra một số nước trong khu vực Đông Nam Á, đó là chiến lược mang tính dài hạn, tuy nhiên, đó là một trong những động lực để thúc đẩy hoạt động bán hàng B2B qua trang web của Công ty phát triển. Hoạt động này có phát triển được mạnh thì mục tiêu xuất khẩu của Công ty càng sớm trở thành được hiện thực. Vì với thương mại điện tử thì việc xuất khẩu không còn là vấn đề khó khăn nữa, khi đó sẽ không còn giới hạn về không gian và thời gian.
Nghiên cứu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua ba năm 2006, 2007 và 2008 cho thấy hoạt động sản xuất buôn bán của Công ty dệt may Hoàng Dũng phát triển khá ổn định.
Bảng 3.11: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty năm: 2006, 2007, 2008.
Đơn vị tính: VNĐ
STT
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
1
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
28.381.449.141
31.273.804.719
35.264.767.066
2
Giá vốn hàng bán
26.452.582.658
29.533.054.076
31.865.116.813
3
LN gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
1.387.897.976
1.740.750.643
3.399.650.253
4
LN thuần từ hoạt động kinh doanh
1.088.411.834
689.762.151
1.025.068.536
5
Chi phí tài chính
21.366.667
787.974.328
1.802.478.210
6
Chi phí quản lý
278.119.475
263.014.164
574.007.907
7
Chi phí khác
661.312.500
8
Thu nhập khác
246.172.511
220.000.000
9
Lợi nhuận khác
-415.139.989
220.000.000
10
LNTT
673.271.845
909.762.151
1.025.068.536
11
LNST
484.755.728
655.028.749
738.049.346
(Trích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006, 2007, 2008)
Năm 2008 vừa qua, mặc dù cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính diễn ra trên toàn cầu, gây ảnh hưởng rất lớn đến các DN Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng cũng không nằm ngoài tầm chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng này. Mặc dù vậy, với những chính sách hợp lý, cùng chiến lược sản xuất kinh doanh “đúng và đủ” đã giúp cho Công ty không những không bị thụt lùi trong sản xuất, hơn thế nữa còn đạt được những kết quả tích cực. Mặc dù kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty khá khả quan, nhưng mức độ chi phí đầu tư cho thương mại điện tử B2B thì lại chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong toàn bộ lợi nhuận của Công ty (đạt 2% lợi nhuận sau thuế). Số lượng hợp đồng thương mại điện tử trong toàn năm 2008 ký kết được chỉ là con số 2, điều này cho thấy Công ty vẫn chưa phát huy được lợi thế của TMĐT, việc tham gia các sàn giao dịch B2B cũng rất hạn chế và chưa khai thác tốt để đạt được hiệu quả cao.
Cũng theo kết quả phỏng vấn một số lãnh đạo chủ chốt của Công ty, cho thấy, hoạt động kinh doanh của Công ty chủ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LVTran The DungK41i3.doc