Luận văn Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên

Môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn có vai trò quan trọng với tất

cả các nước, nhất là nước đang phát triển như Việt Nam thì đầu tư vốn có vai trò hết

sức to lớn cho quá trình CNH, HĐH đất nước và phát triển nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa. Vai trò đó được chứng minh trong thực tiễn phát triển

kinh tế xã hội của đất nước nói chung và ở tỉnh Phú Yên nói riêng. Qua đây, luận

văn đã thực hiện được một số nội dung và rút ra các kết luận sau:

- Trình bày được những vấn đề lí luận về chính sách, chính sách khuyến khích,

môi trường chính sách, môi trường chính sách KKĐT vốn, vốn đầu tư. Đặc điểm, vai

trò và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến môi trường chính sách KKĐT.

- Phân tích chính sách KKĐT và tác động của nó đối với việc thu hút vốn

đầu tư xã hội. Những kinh nghiệm về tạo môi trường chính sách thu hút vốn của

một số nước trên thế giới và ở một số địa phương của miền trung lân cận tỉnh Phú

Yên và rút ra một số bài học kinh nghiệm chung.

pdf114 trang | Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 526 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện môi trường chính sách khuyến khích đầu tư vốn ở tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước cùng với việc ra đời của hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện và thông thoáng, như Luật Đầu tư 2005, Luật Doanh nghiệp 2005 và nhiều văn bản luật đã được ban hành theo lộ trình cam kết của Việt Nam gia nhập WTO, tỉnh Phú Yên đã kịp thời nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh công tác XTĐT. Đặc biệt, từ khi có Quyết định số: 625/QĐ-UBND ngày 30 tháng 3 năm 2007, Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm XTĐT, Thương mại và Du lịch Phú Yên. Đến đầu năm 2007, UBND Tỉnh tổ 49 chức XTĐT tại Singapore; tại đợt xúc tiến này, tỉnh Phú Yên đã ký kết một số văn bản ghi nhớ về đầu tư. Trong thời gian qua, công tác thu hút đầu tư nước ngoài bước đầu đã đạt được một số thành quả đáng kể, hàng năm có nhiều nhà đầu tư nước ngoài có tiềm năng về tài chính và kinh nghiệm quản lý đã đến tìm hiểu cơ hội và đầu tư tại Tỉnh, cụ thể như sau: - Năm 2006: Có hơn 10 đoàn khách nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Tỉnh; Năm 2007 có 30 đoàn khách nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại Tỉnh qua đó có 06 dự án được Thủ tướng Chính phủ và UBND Tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư như: Dự án đầu tư kết cấu hạ tầng KCN hóa dầu Hòa Tâm và Tổ hợp hóa dầu Naphtha Cracking; dự án Khu du lịch liên hợp cao cấp Phú Yên, Vào ngày 15/6/2007, Chủ tịch UBND tỉnh và Chủ tịch Tập đoàn Sama Dubai đã ký thỏa thuận khung về việc XTĐT một Khu kinh tế liên hợp tại tỉnh Phú Yên. - Trong năm 2008: Có hơn 20 đoàn khách nước ngoài đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại tỉnh, trong đó có một số tập đoàn kinh tế lớn. Riêng trong tháng 7 năm 2008, Tỉnh tổ chức một Hội nghị xúc tiến đầu tư lớn tại Núi Thơm, đã có hơn 100 Nhà đầu tư, chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước đến tham dự và tìm hiểu cơ hội đầu tư, trong đó có nhà đầu tư đến từ các quốc gia: Trung Quốc, Nga, Hà Lan, Úc, Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia và Thụy Điển. - Năm 2009, Tỉnh đã tổ chức thành công nhiều hội nghị XTĐT trong và ngoài nước, góp phần quảng bá hình ảnh và kêu gọi thêm nhiều dự án đầu tư vào Phú Yên, vào tháng 9 năm 2009 đã tổ chức Hội nghị XTĐT và Du lịch Phú Yên năm 2009 tại Hà Nội với sự tham dự của trên 100 nhà đầu tư và các tổ chức kinh tế và tháng 10 năm 2009, Tỉnh đã tổ chức lễ công bố đường bay Tuy Hòa-Hà Nội-Tuy hòa và qua buổi lễ đã trao Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án Thành phố sáng tạo nam Tuy hòa, Phú Yên của Công ty TNHH galileo investment group Vietnam và Giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh cho dự án Khu du lịch sinh thái hòn ngọc Bãi Tràm của Công ty TNHH Laperla Tashun. Đồng thời Tỉnh cũng tham gia một số hội nghị XTĐT khác như: Hội nghị KD bất động sản tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị XTĐT tại Tây Nguyên, Hội nghị Đại sứ quán các nước tại Việt Nam... Kết quả năm 2009, tỉnh Phú Yên đã tiếp xúc 50 và làm việc với trên 22 đoàn khách đầu tư nước ngoài đến Phú Yên tìm hiểu cơ hội đầu tư, trong đó có một số tập đoàn kinh tế lớn. - Trong năm 2010, nhằm tạo điều kiện cho DN và Nhà đầu tư trình bày các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động SXKD và trong quá trình triển khai dự án để UBND Tỉnh có giải pháp tháo gỡ kịp thời cho DN, ngày 25/3/2010, UBND Tỉnh đã tổ chức Họp mặt, đối thoại với DN và nhà đầu tư năm 2010. Tại buổi họp mặt và đối thoại DN được sự tham dự của trên 110 nhà đầu tư và DN trong và ngoài nước trên địa bàn Tỉnh; qua buổi trao đổi trực tiếp giữa lãnh đạo UBND Tỉnh cùng các sở, ban, ngành với các nhà đầu tư và các DN; đã kịp thời tháo gỡ các vướng mắc, tạo môi trường đầu tư thông thoáng để DN đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Kết quả năm 2010, tỉnh Phú Yên đã tiếp xúc và làm việc với trên 15 đoàn khách đầu tư nước ngoài đến Phú Yên tìm hiểu cơ hội đầu tư. Chính sách XTĐT ở Phú Yên đã được thực hiện rộng rãi, đa dạng và phong phú với các hình thức XTĐT khác nhau. Tuy vậy, Trung tâm XTĐT du lịch-thương mại của tỉnh mới được thành lập từ năm 2007, nên việc thực hiện chính sách này đang còn nhiều bất cập. Qua thăm dò ý kiến cho thấy việc XTĐT và các hình thức XTĐT đang ở mức trung bình là chủ yếu, còn danh mục các dự án được chuẩn bị để giới thiệu đầu tư được đánh giá cao ở mức khá. Điều này, chứng tỏ công tác chuẩn bị kêu gọi các dự án đầu tư của tỉnh Phú Yên là rất tốt. Bảng 2.3: Tóm lược ý kiến đánh giá về chính sách xúc tiến đầu tư STT Chính sách xúc tiến đầu tư Các ý kiến Tốt Khá Trung bình Kém 1 Việc xúc tiến đầu tư được tiến hành 3 10 12 5 Đa dạng, phong phú Khá Trung bình Còn nghèo nàn 2 Các hình thức xúc tiến đầu tư 3 10 10 7 3 Danh mục các dự án được chuẩn bị để giới thiệu 4 13 9 4 Nguồn: Tổng kết thăm dò ý kiến của tác giả 51 2.2.4. Chính sách đào tạo bồi dưỡng đội ngũ Trong những năm qua Phú Yên đã ban hành các chính sách nhằm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ lao động nói chung và tạo nguồn nhân lực đáp ứng cho quá trình đẩy nhanh CNH, HĐH và phát triển KT-XH của tỉnh. Với các Quyết định số 1228/2003/QĐ-UB ngày 26-5-2003 của UBND tỉnh Phú Yên ban hành kèm theo Quy định cơ chế hoạt động và biện pháp KKĐT tại các cụm- điểm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Quyết định số 372/2008/QĐ- UBND ngày 01/3/2008, Về việc ban hành Kế hoạch đào tạo và chính sách hỗ trợ để phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Yên đến năm 2015Các chính sách này đã đem lại những hiệu lực nhất định: - Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, nguồn nhân lực tỉnh Phú Yên được chú trọng phát triển đồng bộ trên cả 3 mặt: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng tăng lao động công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm dần lao động trong khu vực nông - lâm - thủy sản, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Đến nay, đã giải quyết việc làm mới cho 126.752 lao động, bình quân hàng năm giải quyết việc làm cho 25.350 lao động. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra việc làm cho trên 3.456 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp với thu nhập bình quân 1,4 triệu đồng/tháng/người. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các DN có vốn đầu tư nước ngoài, Phú Yên đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật trình độ cao, lao động có tay nghề và có tác phong công nghiệp, có kỷ luật lao động, học hỏi được cách tổ chức quản lý tiên tiến. - Công tác đào tạo nghề cho người lao động được chú trọng. Tỉ lệ lao động qua đào tạo năm 2010 đạt 38%. Cơ cấu lao động khu vực: nông - lâm - thủy sản 64,9%; công nghiệp, xây dựng 13,4%; dịch vụ 21,7%; - Tỉ lệ lao động được đào tạo ở bậc trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học liên tục tăng; trong đó lao động có trình độ cao đẳng, đại học tăng từ 6,5% cuối năm 2005 lên 8,7% đầu năm 2010. 52 - Quy mô, chất lượng đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề tiếp tục phát triển. Đến năm 2010, trên địa bàn tỉnh Phú Yên đã có 01 trường Đại học, 04 trường cao đẳng và học viện, 01 trường trung cấp, ,09 trung tâm dạy nghề, 08 trung tâm kỹ thuật tổng hợp-hướng nghiệp, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên và 08 cơ sở khác có dạy nghề, đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc học tập của nhân dân. Năng lực đào tạo của các cơ sở đến năm 2010 là 22.751 người/năm, trong đó, đào tạo nghề 13.200 người/năm; đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp 7.347 người/năm, tăng hơn 3 lần so năm 2006 (năm 2006 là 2.422 người); dạy nghề trong các DN, cơ sở sản xuất 3.000 người/năm. - Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, huyện trong 5 năm qua được nâng lên cả về lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, trong đó cao cấp lý luận chính trị tăng 52,8%, trung cấp tăng 26,3%, đại học tăng 32,3%, thạc sĩ tăng 75%, tiến sĩ tăng 3,5 lần. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ngày càng trẻ hóa, giữ được phẩm chất chính trị, lối sống, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, có trình độ và năng lực, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. - Đối với các DN được hưởng ưu đãi về Ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần kinh phí đào tạo lao động là người địa phương thông qua các cơ sở đào tạo nghề trong tỉnh hoặc do cơ sở tự đào tạo đối với các ngành nghề mà các cơ sở đào tạo tại tỉnh không tổ chức đào tạo được với mức không quá 1 triệu đồng/người. - Tiếp tục mở các lớp đào tạo nghề cho nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, người tàn tật với các nghề phù hợp. Đã có một số DN bắt đầu chú trọng đến việc đặt hàng đào tạo lao động (có chế độ hỗ trợ trong quá trình đào tạo) trước khi tuyển dụng như ngành chế biến thuỷ sản, dịch vụ (DNTN Trang Thủy đào tạo công nhân chế biến thủy sản; Công ty TNHH vận tải và thương mại Thuận Thảo đào tạo nhân viên phục vụ khách sạn Cendelux; siêu thị Co.op Mart Tuy Hòa đào tạo nhân viên bán hàng, quản lý)... góp phần tăng cơ hội tìm việc làm cho người lao động. Đến năm 2010 tỉnh tiếp tục ban hành Quyết định số 2088/QĐ-UBND ngày 20/12/2010, Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2020. 53 Theo đó, mục tiêu của Quy hoạch: - Nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2015 đạt 55%, đến năm 2020 đạt 67%. - Nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của nhân lực: Đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. - Tạo việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ và nâng cao hiệu quả sử dụng nhân lực: Phát triển việc làm và nâng cao chất lượng việc làm, cải thiện cơ cấu việc làm. - Cần phải chuyển dịch một bộ phận lao động nông nghiệp sang các ngành nghề khác, đến năm 2020 lao động nông lâm ngư nghiệp chỉ cần khoảng 27 - 29%, phần còn lại chuyển sang ngành nghề mới, mặt khác hằng năm cần phải tạo việc làm mới cho số thanh niên bước vào tuổi lao động. - Hợp lý hóa phân bố nhân lực theo lãnh thổ đáp ứng yêu cầu phát triển KT- XH các địa bàn trong tỉnh: tỷ lệ đô thị hóa sẽ nâng từ 23% năm 2010 lên 50% vào năm 2020, Kinh tế của khu vực nông thôn sẽ hình thành và phát triển với cơ cấu kinh tế mà tỷ trọng lớn là nông nghiệp - công nghiệp tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ. - Chương trình đào tạo nhân lực (đào tạo mới): hàng năm đánh giá và lập kế hoạch đào tạo mới nguồn nhân lực. - Chương trình đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho nhân lực: hàng năm có kế hoạch đào tạo lại và bồi dưỡng sát với yêu cầu sử dụng nguồn nhân lực; Chương trình, dự án phát triển nhân lực các nhóm đặc thù; Chương trình, dự án phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo nhân lực Về chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng có 88,9% ý kiến cho rằng chính sách hỗ trợ kinh phí cho các cơ quan, DN bồi dưỡng cán bộ, công nhân là phù hợp và hấp dẫn, các lĩnh vực bồi dưỡng về chuyên môn, văn hoá, chính trị khá đồng đều. Tuy nhiên, có 11% cho là chưa quan tâm. Điều này cũng có vấn đề cần xem xét, bởi vì tùy theo ngành nghề mà mức hỗ trợ có thể khác nhau. Vì vậy, khi xem xét mức độ hỗ trợ không đạt như mong muốn, lại phải thực hiện cơ chế xin cho, nên chính sách này cần phải qui định rạch ròi, cụ thể hơn. Nhìn chung, chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công nhân đã được tỉnh quan tâm nhưng chưa thực sự hấp dẫn. 54 Bảng 2.4: Tóm lược ý kiến đánh giá về chính sách đào tạo cán bộ STT Chính sách đào tạo cán bộ Các ý kiến Rất quan tâm Quan tâm Chưa quan tâm 1 Chính sách bồi dưỡng đào tạo đã được Tỉnh quan tâm ở mức độ 21 9 2 Cán bộ, công nhân ở cơ quan, doanh nghiệp cần bồi dưỡng lĩnh vực: + Về chuyên môn nghiệp vụ + Về bồi dưỡng trình độ văn hóa + Về bồi dưỡng trình độ chính trị 15 8 7 15 20 15 2 8 3 Chính sách bồi dưỡng cán bộ, công nhân của tỉnh 4 18 8 Đào tạo Bồi dưỡng 4 Chính sách của tỉnh chú trọng về hình thức 13 17 Nguồn: Tổng kết thăm dò ý kiến của tác giả 2.2.5. Các chính sách về cải cách hành chính Theo Quyết định số 1291/2010/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2010 của UBND tỉnh Phú Yên, Về việc ban hành Quy định về trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ theo quy chế phối hợp thực hiện một cửa liên thông trong lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Thay thế Quyết định số 627/2009/QĐ-UBND ngày 17 tháng 4 năm 2009 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy định trình tự, thủ tục giải quyết hồ sơ theo Quy chế phối hợp thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết hồ sơ, thủ tục thành lập DN và thủ tục chứng nhận đầu tư tại tỉnh Phú Yên. Lý do: Quyết định số 627/2009/QĐ-UBND ban hành không theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền quy định. Theo đó, thủ tục cấp thông báo chủ trương đầu tư (trong và ngoài nước) có thời gian giải quyết 28 ngày làm việc; cấp giấy chứng nhận đầu tư - dự án trong nước theo yêu cầu của nhà đầu tư, trong 13 ngày làm việc; cấp giấy chứng nhận đầu 55 tư - dự án trong nước thuộc diện phải thẩm tra, trong 21 ngày làm việc; cấp giấy chứng nhận đầu tư - dự án nước ngoài (thuộc diện đăng ký đầu tư mới và đăng ký đầu tư điều chỉnh) trong 15 ngày làm việc; cấp giấy chứng nhận đầu tư mới, cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh - các dự án nước ngoài thuộc diện phải thẩm tra, trong 23 ngày làm việc. Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế “một cửa liên thông” đặt tại Sở Kế hoạch - Đầu tư. Quy định này không áp dụng đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước và vốn do nhà nước bảo lãnh; các dự án đầu tư bên trong các KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN. Triển khai Quyết định số 462/QĐ-UBND ngày 06/04/10 của UBND tỉnh về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ 7 hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính. Tập trung chỉ đạo khắc phục có hiệu quả những tồn tại trong công tác cải cách hành chính; kiện toàn bộ máy, tăng cường bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ. Kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ nhũng nhiễu, gây phiên hà cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân. Triển khai thực hiện bước 3 Đề án 30. Chuẩn bị tổng kết thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 và xây dựng chương trình cải cách hành chính giai đoạn 2011-2020. Các quy định trên, đã góp phần đẩy mạnh công tác cải cách hành chính tại các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động đầu tư, đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư của Tỉnh. Vì vậy, trong 5 năm trở lại đây, chỉ số PCI của Phú Yên được đánh giá là khá so với các tỉnh, thành trong cả nước. Trong đó có 4 năm, Phú Yên được xếp vào nhóm điều hành có chất lượng khá; riêng năm 2008 có sự sụt giảm về điểm số nên tụt xuống nhóm trung bình. Năm 2010, chỉ số PCI của tỉnh đạt 58,18 điểm (tăng 3,41 điểm) và là điểm số cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Hiện PCI của Phú Yên được xếp hạng thứ 31/63 tỉnh, thành (tăng 18 bậc so với năm 2009) đứng trong top 10 tỉnh có điểm số cải thiện cao nhất. Đồng thời, hạn chế những dự án chỉ đăng ký nhưng không triển khai đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thực sự, có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện dự án. 56 Qua đây có thể thấy công tác cải cách hành chính-chính sách “một cửa liên thông” ở tỉnh Phú Yên trong những năm qua cũng đã có những bước chuyển biến tích cực. Bởi vậy, về tổ chức, thời gian làm việc và trình tự tiến hành thực hiện chính sách “một cửa liên thông” tương đối phù hợp, còn thủ tục hành chính ở tỉnh Phú Yên chỉ ở mức trung bình là chủ yếu và một số ý kiến đánh giá còn rườm rà. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, thu hút đầu tư, chủ trương đầu tư, thẩm định dự án: cơ quan sở Kế hoạch & Đầu tư thực hiện chính sách “một cửa liên thông”. Đăng ký KD: thực hiện theo Nghị định 43 Chính phủ, liên thông tại phòng Đăng ký KD.Quy trình một chủ đầu tư, thẩm định dự án(kể cả quy hoạch) không phải một cơ quan xử lý mà có sự phối hợp các cơ quan chức năng. Việc thực hiện dự án không có chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư thực hiện các bước theo quy định: thiết kế công trình, quy hoạch chi tiết, giải phóng mặt bằng, thu đất, giao đất. Bảng 2.5: Tóm lược ý kiến đánh giá về chính sách “Một cửa liên thông” STT Chính sách “Một cửa liên thông” Các ý kiến Phù hợp Chưa phù hợp 1 Về tổ chức có 3 thành viên: phòng kinh doanh, cục thuế và công an 16 14 2 Thời gian làm việc và trình tự tiến hành 14 16 Gọn nhẹ tốt Trung bình Còn rườm rà 3 Thủ tục hành chính ở tỉnh Phú Yên 2 1 15 12 Nguồn: Tổng kết thăm dò ý kiến của tác giả Như vậy, Qua thăm dò ý kiến của 30 cá nhân là tổng giám đốc, giám đốc, trưởng, phó các phòng ban và các chuyên viên công tác trong chuyên ngành đầu tư và các cơ quan, các DN hoạt động trên địa bàn tỉnh Phú Yên. Những người được thăm dò ý kiến có 100% trình độ văn hoá 12/12, có 90% trình độ chuyên môn đại học, 10% thạc sỹ. Các nội dung thăm dò ý kiến về các chính sách ưu đãi đầu tư: Ưu đãi, hỗ trợ đầu tư, XTĐT, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và chính sách cải cách hành chính, thủ tục đầu tư. 57 Tổng quan, qua các ý kiến được thăm dò về tạo môi trường chính sách KKĐT ở tỉnh Phú Yên trên đây cho thấy, chỉ có 2/30 ý kiến chiếm 6,7% đánh giá môi trường KKĐT hấp dẫn, có 15/30 ý kiến chiếm 50% đánh giá môi trường KKĐT phù hợp, 13/30 ý kiến chiếm 43,3% đánh giá chưa phù hợp. Đây cũng là những hạn chế trong việc tạo lập môi trường đầu tư thông thoáng ở tỉnh Phú Yên trong những năm qua vẫn chưa thực hiện được. Vì vậy, trong những năm tới cần thiết phải dần hoàn thiện môi trường chính sách KKĐT vốn, nhằm thực hiện được mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh đề ra. Hiện nay, chính sách tạo môi trường khuyến khích KD, thu hút đầu tư tỉnh Phú Yên rất quan tâm nhằm cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh, thẩm quyền của tỉnh chỉ áp dụng và thực hiện tốt các quy định hiện hành còn những lĩnh vực chưa hợp lý, còn bất cập do những quy định của nhà nước còn thiếu và chưa đồng bộ. 2.3. Tác động của môi trường chính sách đến thu hút vốn đầu tư ở tỉnh Phú Yên 2.3.1. Những thành tựu đạt được 2.3.1.1. Về thực hiện chính sách KKĐT vốn trong những năm qua ở tỉnh Phú Yên Quán triệt các quy định của Trung ương được ban hành, Tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, rà soát các qui trình, thủ tục đầu tư nhằm công khai các trình tự, thủ tục, phân công trách nhiệm cụ thể cho các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan theo nguyên tắc tạo thuận lợi tốt nhất cho nhà đầu tư, cùng nhà đầu tư giải quyết các khó khăn trong tổ chức thực hiện nhằm tạo môi trường thông thoáng và minh bạch trong công tác thu hút đầu tư. Trong giai đoạn 2006-2010, Tỉnh đã ban hành các quy định, thể chế các quy định của Trung ương có liên quan đến quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư. Đặc biệt là các chính sách KKĐT về ưu đãi đầu tư, hỗ trợ đầu tư, XTĐT, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ, cải cách hành chính. Với việc ban hành các chính sách thu hút đầu tư của tỉnh đã huy động được nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển, nhất là các nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn của Bộ, ngành Trung ương để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Trong 5 năm đã huy động 26.525 tỷ đồng, gấp 2,8 lần so với giai đoạn 2001-2005 (9.488 tỷ đồng); trong đó vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (cả nguồn trái phiếu Chính phủ và ODA) chiếm 37,2%, vốn khu vực tư nhân và dân cư chiếm 35,1%, vốn FDI chiếm 21,9%, vốn do DN nhà nước và các nguồn khác chiếm 5,8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. 58 Biểu đồ 2.1: Tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2006-2010 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên. Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước thực hiện 5.133 tỷ đồng, chiếm 19,4% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn này được tập trung ưu tiên cho các dự án kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, giáo dục, y tế, các chương trình mục tiêu quan trọng, đã góp phần cải thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, tạo tiền đề thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện đạt khoảng 1.224 tỷ đồng, chiếm 4,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn này được đầu tư tập trung cho các công trình giao thông, thủy lợi, kiên cố hóa trường lớp học, đầu tư nâng cấp hệ thống bệnh viện tuyến huyện và tỉnh. Nguồn vốn đầu tư của khu vực DN tư nhân và dân cư đã tăng lên qua các năm, 5 năm thực hiện 9.310 tỷ đồng, chiếm 35,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và ngày càng có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế tỉnh Phú Yên. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt kết quả cao, trong 5 năm vốn FDI thực hiện đạt 5.808 tỷ đồng, gấp trên 21,9% lần so với giai đoạn 2001-2005. Đến cuối năm năm 2010, toàn tỉnh hiện có 258 dự án đầu tư với tổng vốn đăng ký lên đến 50.856 tỉ đồng và 6,4 tỉ USD, trong đó có 34 dự án có vốn FDI. Số dự án đã đầu tư và đi vào hoạt động là 111 dự án với kinh phí thực hiện hơn 8.000 tỉ đồng và 508 triệu USD. Các dự án được triển khai tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp chế biến, du lịch, nông, lâm, thủy sản Ngoài thu hút đầu tư, trong năm 2010, UBND tỉnh 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước Vốn khu vực tư nhân và dân cư Vốn FDI Vốn do DNNN và các nguồn khác 37.2% 35.1% 21.9% 5.8% 59 cũng đã thu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 20 dự án, nâng tổng số dự án bị thu hồi trong 5 năm qua lên 65 dự án. Các kết quả thu hút và thực hiện vốn đầu tư nêu trên thể hiện sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương. Đặc biệt tạo được môi trường chính sách KKĐT phù hợp đã gây dựng sự tin tưởng của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài trong phát triển trung và dài hạn của nền kinh tế tỉnh Phú Yên. 2.3.1.2. Thực hiện chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở tỉnh Phú Yên Đầu tư nước ngoài là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho tổng vốn đầu tư xã hội, góp phần đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế. Trong giai đoạn 2001 - 2005, tổng vốn đầu tư phát triển của khu vực đầu tư nước ngoài 758 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 7% tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội; giai đoạn 2006 - 2010, tổng vốn đầu tư phát triển khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 4.142 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,9 % tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội và tăng gấp 5,5 lần so với giai đoạn 2001- 2005. Do vẫn còn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên trong năm 2010 các dự án có vốn đầu tư nước ngoài giải ngân còn chậm, vốn thực hiện đạt khoảng 380 tỷ đồng. Đầu tư nước ngoài góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cao hơn mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp của Tỉnh, bình quân giai đoạn 2001 - 2005 tăng 52%; giai đoạn 2006 - 2010, bình quân tăng 22,5% góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Đầu tư nước ngoài đã và đang tạo ra một số ngành công nghiệp mới, tăng thêm năng lực cho ngành công nghiệp của Tỉnh như: dầu khí, hoá chất, ô tô, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm. Tác động lan toả của đầu tư nước ngoài đã ảnh hưởng đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế. Tỷ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh trong cơ cấu GDP chung của Tỉnh qua các năm: năm 2006 chiếm 1,8%, năm 2007 chiếm 2,8%, năm 2008 chiếm 2,9%, năm 2009 chiếm khoảng 3%, ước năm 2010 chiếm khoảng 3,5%. Hiệu quả hoạt động của DN đầu tư nước ngoài được nâng cao thể hiện qua số lượng DN tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất có tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế thông qua sự liên kết, chuyển giao công nghệ và năng lực kinh doanh và 60 cũng tạo động lực, môi trường cạnh tranh cho các DN trong nước nhằm thích ứng bối cảnh toàn cầu hoá. Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Yên. Cùng với sự phát triển các DN trong nước, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài vào ngân sách ngày càng tăng. Trong giai đoạn 2000 - 2005, các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã nộp ngân sách đạt 41,8 tỷ đồng chiếm 1,9% tổng thu ngân sách địa phương; giai đoạn 2006 -2010, các DN có vốn đầu tư nước ngoài đã nộp ngân sách đạt 178 tỷ đồng tăng hơn gấp 4 lần so với giai đoạn 2000 - 2005 và chiếm 3,9 % so với tổng thu ngân sách địa phương. Đầu tư nước ngoài góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực. Đến nay, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đã tạo ra việc làm cho trên 3.456 lao động trực tiếp và hàng ngàn lao động gián tiếp với thu nhập bình quân 1,4 triệu đồng/tháng/người. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các DN có vốn đầu tư nước ngoài, Phú Yên đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật trình độ cao, lao động có tay nghề và có tác phong công nghiệp, có kỷ luật lao động, học hỏi được cách tổ chức quản lý tiên tiến. Các dự án đầu tư trên địa bàn Tỉnh đa số chấp hành đúng các thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật hiện hành. Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, các dự án đều thực hiện công tác báo cáo đánh giá tác động môi trường được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi triển khai thực hiện dự án. 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 2006 2007 2008 2009 2010 Bảng 2.2: Tỷ trọng kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP giai đoạn 2006- 2010 (tỷ lệ %) 61 Tình hình cấp phép đầu tư: Trước năm 2006 (từ năm 1989 đến 2005), tình hình thu hút và cấp phép đầu tư nước ngoài trên địa bàn Tỉnh còn í

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfhoan_thien_moi_truong_chinh_sach_khuyen_khich_dau_tu_von_o_tinh_phu_yen_8681_1912050.pdf
Tài liệu liên quan