Lời cam đoan. i
Lời cảm ơn . ii
Tóm lược luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế . iii
Các từ viết tắt trong đề tài . iv
Danh mục các bảng .v
Danh mục các biểu đồ . vi
Mục lục. vii
MỞ ĐẦU.1
1. Tính cấp thiết của đề tài: .1
2. Mục đích nghiên cứu:.2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.2
4. Phương pháp nghiên cứu:.3
5. Tình hình nghiên cứu: .3
6. Dự kiến đóng góp đề tài:.4
7. Kết cấu của đề tài: .4
CHƯƠNG 1 .CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC HOÀN THIỆN MÔI
TRƯỜNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN .5
1.1 QUAN NIỆM VỀ THỂ CHẾ, MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH TRONG PHÁT
TRIỂN KTTN .5
1.1.1 Quan niệm về thể chế.5
1.1.2. Quan niệm về môi trường chính sách .7
1.1.3 Quan niệm về môi trường chính sách trong phát triển KTTN .8
1.2.QUAN NIỆM, VAI TRÒ CỦA KTTN VÀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
MÔI TRƯỜNG CHÍNH SÁCH TRONG PHÁT TRIỂN KTTN.13
1.2.1. Quan niệm, vai trò của KTTN .13
1.2.2.Các nhân tố tác động đến mtcs trong phát triển kttn .18
1.3.PHÂN LOẠI MTCS TRONG PHÁT TRIỂN KTTN.21
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
120 trang |
Chia sẻ: anan10 | Lượt xem: 573 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện môi trường chính sách phát triển kinh tế tư nhân ở thành phố Nha trang, tỉnh Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồi sức khỏe.
2.1.1.9. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch biển-đảo: Như đã phân tích ở trên, Vịnh Nha trang đã tạo
cho thành phố thế mạnh đặc sắc về kinh tế du lịch.
Tài nguyên du lịch văn hóa-nhân văn phong phú, nhiều di sản văn hóa lịch
sử quý giá với 131 di tích và một số văn hóa phi vật thể gần đây đã được khai thác
như lễ hội Tháp Bà, lễ hội Cầu Ngư, lễ hội xứ Trầm hương, Festival biển v.v. Ngoài
ra, Nha trang còn có mạng lưới các cơ sở dịch vụ văn hóa ẩm thực chất lượng cao.
Tiềm năng du lịch Nha Trang cho phép phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế
mạnh, xây dựng được thương hiệu Nha Trang trên bản đồ du lịch thế giới.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Thời gian qua, thành phố Nha Trang luôn dẫn đầu trong phát triển kinh tế-xã
hội của tỉnh, liên tục đóng góp lớn trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
41
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế
Là trung tâm tỉnh lỵ Khánh Hòa, trong những năm qua, tiềm lực kinh tế của
Nha Trang không ngừng lớn mạnh, tăng trưởng liên tục đạt mức khá cao, luôn dẫn
đầu toàn tỉnh, trung bình đạt 10,6%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010
ước đạt 49,9 triệu đồng/năm (tăng gần 2 lần so năm 2005), tương đương 2.380
USD. Đời sống của dân cư trên địa bàn không ngừng được nâng cao.
- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng
các ngành dịch vụ, công nghiệp, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2011, tỷ
trọng công nghiệp và dịch vụ tiếp tục tăng, chiếm tỷ trọng tương ứng là 32,0 và
63,77%, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 4,23%.
- Thu-chi ngân sách:Trong 5 năm 2006-2010, tổng thu ngân sách trên địa bàn
đạt 5.036 tỷ đồng; riêng năm 2010 đạt 1.235,6 tỷ đồng (tăng 2,8 lần so với năm
2005), trong đó thu ngân sách thành phố đạt 701,6 tỷ đồng. Thành phố luôn đạt
và vượt kế hoạch thu ngân sách hàng năm đề ra, là địa phương tự cân đối được
ngân sách và có đóng góp trong ngân sách chung của tỉnh.
Chi ngân sách thành phố năm 2010 là 678 tỷ đồng, trong đó chi đầu tư là 170 tỷ
đồng, chiếm 25,1%. Trên cơ sở nguồn thu ngân sách thành phố và dự toán tỉnh giao,
ngân sách thành phố đã đảm bảo chi về đầu tư, chủ động đáp ứng kịp thời, đầy đủ
các khoản chi thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm
quốc phòng an ninh v.v.
2.1.2.2. Tình hình xã hội
Công tác dân số, giải quyết việc làm và mức sống dân cư những chuyển biến
tích cực, đạt kết quả thiết thực. Đến cuối năm 2010, Nha trang đã hoàn thành
công tác giảm nghèo theo tiêu chuẩn chung của cả nước; tỷ lệ hộ theo chuẩn mới
của tỉnh còn 4,7% tổng số hộ. Từ năm 2006 đến 2010 đã giải quyết và tạo việc
làm mới cho khoảng 43.980 lao động (bình quân 8.800 lao động/năm), tỷ lệ lao
động qua đào tạo trên 45%, trong đó đào tạo nghề trên 37%. Tỷ lệ thất nghiệp
toàn thành phố dao động từ 4,6-5,6%.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
42
Sự nghiệp giáo dục- đào tạo có bước phát triển toàn diện. Chất lượng
giáo dục của các cấp học được nâng lên, cơ sở vật chất được tăng cường. Với
vai trò là trung tâm nghiên cứu khoa học và giáo dục chuyên nghiệp, tại thành phố
tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu như: Viện Pasteur,
Viện Vắc xin, viện Hải dương học.
Y tế-chăm sóc sức khỏe cộng đồng đạt được kết quả tích cực; có 26/27
trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 40% trạm y tế có bác sỹ, 100% trạm y tế có cán bộ
dược và có nữ hộ sinh hoặc y sản nhi.
Văn hóa thông tin tuyên truyền :Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” thực hiện có hiệu quả, góp phần xây dựng nếp sống văn
minh đô thị, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội
Chính trị-xã hội ổn định, quốc phòng-an ninh được giữ vững, thế trận
quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân được củng cố và phát huy hiệu quả.
[29,30].
2.1.3. Nhận xét điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển
KTTN ở thành phố Nha Trang
Nha trang là thành phố có lợi thế to lớn về tài nguyên biển, là trung tâm kinh
tế- văn hóa lớn của tỉnh Khánh Hòa. Với điều kiện tự nhiên , kinh tế - xã hội thuận
lợi đó đã tạo ra cơ hội và tiềm năng lớn cho Nha trang phát triển mạnh nền kinh tế
nhiều thành phần, đặc biệt là KTTN, nhất là phát triển mạnh về kinh tế biển, công
nghiệp chế biến, dịch vụ, du lịch, phát triển nông nghiệp ven đô , thu hút vốn đầu
tư, mở rộng thị trường v.v.
Đồng thời, là một trong những địa bàn giàu tiềm năng và năng động nhất
của tỉnh và cả nước, cùng với những yếu tố thuận lợi về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng,
nguồn nhân lực, Nha trang đã tạo cho KTTN có điều kiện liên hệ thuận lợi với các
vùng và địa phương trong cả nước, với các nước trong khu vực và thế giới. Mặt
khác,còn mở ra cơ hội cho KTTN ở thành phố này khai thác tốt tiềm năng và phát
triển năng động nhất trong toàn tỉnh, đóng góp đáng kể trong tăng trưởng kinh tế
tỉnh Khánh Hòa nói chung và thành phố Nha trang nói riêng; góp phần xây dựng
Khánh Hòa là một trong những đô thị phát triển mạnh của cả nước.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
43
Tuy nhiên,là địa bàn động lực của tỉnh nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế
chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của thành phố. Kết cấu hạ tầng tuy
được cải thiện nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của đô thị loại I.
Công tác quản lý quy hoạch, quản lý đô thị, quản lý đầu tư xây dựng, đất đai và
tài nguyên môi trường có mặt còn hạn chế. Xã hội hóa trên các lĩnh vực giáo
dục, y tế còn chậm; một số vấn đề xã hội bức xúc chưa được giải quyết tốt; phát
triển nguồn nhân lực chưa theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Điều này
đã gây khó khăn và cũng là một trong những rào cản cho sự phát triển KTTN
trên địa bàn thành phố.
2.2. KHÁI QUÁT SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN( KTTN) Ở NHA
TRANG TRONG 10 NĂM GẦN ĐÂY (2001 – 2011)
2.2.1. Thành tựu và nguyên nhân
Bảng 2.1. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động đến ngày 31/12/2011 chia
theo loại hình và lĩnh vực kinh doanh
ĐVT: doanh nghiệp
Loại hình/Lĩnh vực 2005 2008 2011
Tổng số:
1. Loại hình DN:
DN Tư nhân
Công ty TNHH
Công ty CP
Công ty hợp danh
2. Lĩnh vực kinh doanh:
Nông nghiệp
Công nghiệp
Xây dựng
TM, DV, DL
1215
862
306
47
-
2
63
45
1105
2184
939
1070
175
-
5
324
185
1670
2517
1016
1264
237
-
8
410
252
1847
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa/2011)
* KTTN trên địa bàn thành phố Nha trang chiếm tỷ lệ hơn 66,3% trong tổng
số tất cả các DN của tỉnh, trong thời gian qua đã đóng góp vai trò rất quan trọng
trong tăng trưởng và phát triển chung về kinh tế cho tỉnh nhà. Từ sau năm 2000 đến
nay, KTTN ở Nha trang tăng nhanh về số lượng, đa dạng hóa về loại hình, đặc biệt
là loại hình DNTN và Công ty TNHH. Lĩnh vực kinh doanh cũng phong phú hơn.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
44
Biểu 2.1. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động đến ngày 31/12/2011 chia theo
loại hình DN
Biểu 2.2. Số lượng doanh nghiệp đang hoạt động đến ngày 31/12/2011
chia theo lĩnh vực DN
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
45
Ở bảng 2.1, ta thấy tính đa dạng và xu hướng biến đổi của loại hình KTTN,
trong đó:
- Loại hình DNTN và CTTNHH tăng nhanh nhất, từ 306 đơn vị năm 2005 đến
năm 2011 là 1264 đơn vị, tăng 25,1 % so với năm 2005, đây là tốc độ tăng rất đáng
khích lệ. Tuy số lượng DNTN có tăng nhưng không đáng kể, nguyên nhân là do số
lượng đăng ký mới có xu hướng thích đăng ký loại hình công ty TNHH, đồng thời
một số DNTN trước đây xin bổ sung nguồn vốn và chuyển đổi thành công ty TNHH
để mở rộng qui mô hoạt động sản xuất kinh doanh nên xu hướng này tích cực.
- Trong lĩnh vực kinh doanh thì lĩnh vực kinh doanh Thương mại, dịch vụ, du
lịch là tăng nhanh nhất, phản ánh xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
tích cực, khai thác tốt thế mạnh điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực
KTTN trên địa bàn thành phố trong những năm qua, nhất là thế mạnh về kinh tế
biển, du lịch biển.
- Ngoài các loại hình chủ yếu của KTTN, số hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ
cũng tăng vượt trội, đạt con số khá lớn, chủ yếu là trong lĩnh vực công nghiệp,
thương nghiệp, kinh doanh khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ cá thể khác :
Bảng 2.2. Số hộ kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ ở Nha trang so với toàn tỉnh Khánh
Hòa chia theo lĩnh vực KD có đến 31/12/2011
ĐVT: hộ
Lĩnh vực KD Công Nghiệp TN, KS, NH, DV cá thể khác
Nha Trang 1.139 14.992
Toàn tỉnh 6.594 47.991
( Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa/ 2011)
Như vậy, số hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực CN ở Nha Trang chiếm
17,3% so với toàn tỉnh Khánh Hòa. Số hộ kinh doanh cá thể trong lĩnh vực thương
nghiệp, khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ khác chiếm 31,2% so với toàn tỉnh.
Điều này cho thấy số hộ nói trên không chỉ góp phần giải quyết việc làm và thu
nhập trong dân cư mà chính số này sẽ còn phát triển đi lên, chuyển thành các
DNTN, góp phần thúc đẩy KTTN trên địa bàn thành phố phát triển mạnh.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
46
Đóng góp đáng kể vào tăng trưởng, tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của thành phố:
Hiện nay, khi xét là một TPKT hay một khu vực KT thì tiêu chí quan trọng
nhất là nó đóng góp vào tăng trưởng GDP bao nhiêu. Trong khu vực KTTN ở Nha
trang, các loại hình và lĩnh vực có đóng góp khác nhau, nhưng đã góp vào khoảng
70% tổng GDP của thành phố thời kỳ 2000 – 2011.
Bảng 2.3. GDP trên địa bàn thành phố Nha trang theo giá hiện hành phân theo
thành phần kinh tế.
ĐVT: triệu đồng
Năm 2000 2003 2005 2008 2011
Tổng số 7.012.494 8.238.568 9.829.529 12.271.735 13.563.356
Kinh tế NN 1.212.929 1.726.455 2.040.889 2.404.095 2.369.523
Kinh tế ngoài quốc doanh: 5.138.631 5.711.064 6.772.059 8.330.482 9.689.426
+ Kinh tế tập thể 43.136 51.231 47.372 46.157 45.632
+ KTTN:
- DNTN, CTTNHH, CTCP
- Kinh tế cá thể, tiểu chủ
5.095.495 5.659833 6.724687 8.284325 9.643794
1.288.900 1.392.691 1.943.789 2.949.313 3.123.365
3.806.595 4.267.142 4.780.898 5.335.012 6.520.429
Kinh tế có vốn ĐTNN 660.944 801.049 1.016.581 1.537.158 1.504.407
( Nguồn: Báo cáo Sở Kế hoạch & Đầu tư thành phố Nha Trang 2011)
Tỷ trọng của khối KTTN trong GDP chiếm tỷ trọng cao qua các năm: năm
2000, tỷ trọng KTTN chiếm 72,66% trong cơ cấu GDP của tỉnh. Đến năm 2005,con
số này đạt 68,4 %. Đến năm 2008 là 67,5 %; năm 2011 là 71,1%. Tóm lại, tỷ trọng
đóng góp bình quân của KTTN trong giai đoạn 2000 - 20011 vào khoảng gần 70%
GDP toàn tỉnh, đáng chú ý là đóng góp của loại hình CTTNHH và hộ kinh doanh cá
thể, nhất là lĩnh vực thương nghiệp, khách sạn, nhà hàng và dịch vụ cá thể khác.
Giải quyết việc làm cho người lao động: Việc làm luôn là mấu chốt của
mọi nền kinh tế, đây không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội.Trong
những năm qua, cùng với cả tỉnh, KTTN Nha trang đã có vai trò quyết định đến tạo
việc làm cho xã hội. Đến nay, toàn thành phố đã có 39. 560 lao động được giải
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
47
quyết việc làm mới, trong đó, riêng khu vực KTTN giải quyết được trên 25.000 lao
động; tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 35%; lao động nông nghiệp chiếm dưới
40% lao động xã hội.[13]
Cơ cấu lao động chuyển biến theo hướng tích cực: Giảm tỷ trọng lao động
nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động dịch vụ, công nghiệp, lao động có trình độ kỹ
thuật, lao động được đào tạo
Góp phần tích cực cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế :
Thực hiện định hướng đầu tư theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
nâng cao hiệu quả trong từng ngành, lĩnh vực, do đó cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển
dịch tích cực theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp,
giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2005, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng
chiếm 27,7%, dịch vụ 56,4%, nông nghiệp 15,8%. Đến năm 2010, dịch vụ
chiếm 62,1%, công nghiệp 31,9%, nông nghiệp 6,0%. 2011, tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ tiếp tục tăng, chiếm tỷ trọng tương ứng là 32,0 và 63,77%, tỷ
trọng nông nghiệp giảm xuống còn 4,23%.
Bảng 2.4. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố
Nha Trang (2005–2011)
(Tính theo GDP - giá hiện hành)
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010
2011
1. Tổng GDP
(Tỷ đồng) 8408 9116 10414 14116 17556 19698 26259
- Công nghiệp - XD 2337 2561 2931 4058 5161 6284 8403
- Nông, lâm, ngư nghiệp 1329 1249 1128 1290 1440 1182 1111
- Dịch vụ 4742 5305 6355 8768 10955 12232 16745
2. Cơ cấu GDP (%) 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0
- Công nghiệp - XD 27,70 28,10 28,15 28,65 29,40 31,90 32,00
- Nông, lâm, ngư nghiệp 15,80 13,65 10,83 9,14 8,20 6,00 4,23
- Dịch vụ 56,40 59,25 61,02 62,11 62,40 62,10 63,77
( Nguồn: Phòng Kinh tế, UBND thành phố Nha Trang/2011)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TẾ
HU
Ế
48
Biểu 2.3. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố
Nha Trang (2005–2011)
Chỉ tính riêng giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh thì phần của
thành phố Nha chiếm tỷ trọng lớn về doanh thu so với toàn tỉnh .
Bảng 2.5. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 ( giá so sánh 1994 ) chia theo
thành phần kinh tế và chia theo địa phương
ĐVT: tỷ đồng
Chia ra
Tổng số
Kinh tế nhà
nước
Kinh tế
có vốn
đầu tư
nước
ngoài
Các
thành
phần
kinh tế
khác
Trung
ương
Địa
phương
Toàn tỉnh 17.865 317 4.640 5.850 7.058
Thành phố Nha Trang 8.109 243 3.749 300 3.817
Thành phố Cam Ranh 446 57 - 19 370
Thị xã Ninh Hòa 5.057 - 51 4.618 388
Huyện Cam Lâm 2.528 7 24 656 1.841
Huyện Vạn Ninh 116 - 11 - 105
Huyện Khánh Vĩnh 60 - 16 - 44
Huyện Diện Khánh 1.539 10 789 257 483
Huyện Khánh Sơn 10 - - - 10
Huyện Trường Sa - - - - -
( Nguồn: Niên giám thống kê Khánh Hòa/2011)
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
49
Từ bảng 2.5, ta có thể so sánh cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của
thành phần KT ngoài quốc doanh thành phố Nha Trang so với cơ cấu giá trị sản
xuất công nghiệp của thành phần KT ngoài quốc doanh của các địa phương khác
trên toàn tỉnh như sau ( bảng 2.6):
Bảng 2.6. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011 ( giá so sánh 1994) của
thành phần KT ngoài quốc doanh chia theo địa phương
ĐVT: %
Địa
phương
TP.
Nha
Trang
TP.
Cam
Ranh
TX.
Ninh
Hòa
HuyệnC
am Lâm
Huyện
Vạn
Ninh
Huyện
Khánh
Vĩnh
Huyện
Diên
Khánh
Huyện
Khánh
Sơn
Huyện
Trường
Sa
Cơ cấu 54 5,2 5,5 26,2 1,6 0.6 6,8 0,1 0
.
Biểu 2.4. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp năm 2011( giá so sánh 1994) của
thành phần KT ngoài quốc doanh chia theo địa phương
Ở bảng 2.6, ta thấy, thành phần KT ngoài quốc doanh của thành phố Nha Trang
chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp của toàn tỉnh Đây là
một thành tựu đáng ghi nhận của khu vực KTTN trên lĩnh vực công nghiệp. Thấp nhất
là H. Khánh Sơn và H. Trường Sa, không có cơ sở kinh doanh nào. Điều này đòi hỏi
Tỉnh cần quan tâm, tạo điều kiện cho KTTN khu vực này hình thành và phát triển trong
thời gian tới.
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
50
Bảng 2.7: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ( giá so sánh 1994) chia theo
thành phần kinh tế ở thành phố Nha Trang năm 2011
ĐVT: %
Thành phần kinh tế Cơ cấu thành phần kinh tế
KT trung ương 3
KT địa phương 46,2
Kinh tế Ngoài quốc doanh 47,1
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 3,7
( Nguồn: tính toán của tác giả từ bảng 5)
Biểu 2.5. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp ( giá so sánh 1994) chia theo
thành phần kinh tế ở thành phố Nha Trang năm 2011
Từ bảng 2.7, ta thấy rằng, từ năm 1994 – 2011, trong cơ cấu giá trị sản
xuất công nghiệp của thành phố Nha trang, khu vực KT ngoài quốc doanh đạt
giá trị cao nhất : 3. 817 tỷ đồng, chiếm 47,1 %; còn lại thuộc về các thành phần
kinh tế khác, cụ thể là: KT trung ương chiếm 3 %, KT địa phương chiếm 46,2
% , KT có vốn đầu tư nước ngoài: 3,7% .
Tóm lại, từ những nội dung phân tích ở trên, ta thấy KTTN ở Nha Trang đã có
đóng góp to lớn cho kinh tế thành phố Nha Trang nói chung, tỉnh Khánh Hòa nói
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
51
riêng, xứng đáng một trong những trọng điểm kinh tế của tỉnh Khánh Hòa. Sự đóng
góp này đã tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn toàn tỉnh.
Bảng 2.8. Đóng góp của TP.Nha Trang trong nền kinh tế tỉnh Khánh Hoà
(Số liệu thực hiện năm 2010)
Chỉ tiêu Đơn vị
TP. Nha
Trang
Toàn
tỉnh
% so với
toàn tỉnh
1. Diện tích tự nhiên Km2 252,6 5.217,6 4,84
2. Dân số trung bình Người 394,4 1.170,3 33,7
3. Tổng GDP (giá ss 1994) Tỷ đồng 8.219 12.318 66,7
4. Tốc độ tăng trưởng
(theo GDP)
% 7,05 10,2 - 0,5
5. Thu nhập GDP/người USD 2.380 1.480 1,6 lần
6. Tổng giá trị sản xuất
(giá SS 1994)
Tỷ đồng 18.232 34.818 52,4
- Công nghiệp-XD Tỷ đồng 9.443 22.008 42,9
- Nông, lâm, ngư nghiệp Tỷ đổng 479 2.738 17,5
- Dịch vụ, du lịch Tỷ đồng 8.310 10.072 82,5
7. Thu ngân sách nhà nước (nội địa) Tỷ đồng 1.236 5.073 24,4
8. Tổng sản lượng thủy sản Ngh. tấn 38,8 93 41,7
( Nguồn: Phòng Kinh tế, UBND thành phố Nha Trang/2010).
Sở dĩ KTTN đã đạt được những thành tựu như trên là do KTTN Nha Trang
hội tụ được những thuận lợi dưới đây:
Ngoài những thuận lợi nói chung về đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và
Nhà nước các cấp về thúc đẩy khu vực KTTN phát triển và sự đồng thuận trong đời
sống và dư luận xã hội, sự phát triển KTTN ở thành phố Nha Trang còn có những
thuận lợi sau:
1) Thành phố Nha Trang là Trung tâm chính trị-kinh tế -văn hóa của tỉnh
Khánh Hòa - có vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của toàn tỉnh. Nha
Trang là trung tâm kinh tế lớn, tập trung tiềm lực kinh tế mạnh- động lực phát triển
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
52
của toàn tỉnh: các ngành du lịch, thương mại, dịch vụ không ngừng phát triển mạnh;
đã hình thành nhiều khu du lịch cao cấp, hệ thống các khách sạn hiện đại, chất
lượng cao; các trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới chợ được xây dựng; Trên
địa bàn thành phố đã quy hoạch hình thành một số cụm công nghiệp Đắc Lộc,
Khatoco-Trảng É v.v.; năng lực sản xuất công nghiệp tăng lên đáng kể v.v. Sự phát
triển không ngừng của các ngành kinh tế và quá trình đô thị hoá tăng nhanh càng
tạo điều kiện thuận lợi cho KTTN ở đây phát triển mạnh mẽ.
2) Là một trong những trung tâm du lịch, văn hóa lớn của cả nước và là
điểm đến của quốc tế. Việc tổ chức thành công các hội nghị chính trị, văn hóa, các
lễ hội Festival Biển, các cuộc thi hoa hậu quốc gia, quốc tế v.v. ngày càng khẳng
định chức năng đặc thù có "Một không hai" mà thành phố Nha Trang đảm nhiệm.
3) Là trung tâm khoa học-kỹ thuật, giáo dục- đào tạo và dịch vụ của vùng
Duyên hải Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Nha Trang là địa bàn đi đầu trong nghiên
cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ-kỹ thuật của tỉnh, là nơi tập
trung các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề tổng hợp
của tỉnh; các cơ quan đầu ngành về y tế, văn hóa, xã hội v.v. Tất cả góp phần quan
trọng trong việc đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho thành phố
Nha Trang nói chung và khu vực KTTN nói riêng.
4) Là thành phố trung tâm cấp vùng- một trong những đô thị phát triển của
dải ven biển miền Trung Việt Nam, Nha Trang trở thành "Thành phố trung tâm khu
vực Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên". Do đó cần phát triển Nha Trang
thành một trung tâm kinh tế năng động, một đô thị hiện đại không thể không cần
đến vai trò của khu vực kinh tế tư nhân.
5) Có vị trí an ninh quốc phòng quan trọng. Vì vậy, muốn xây dựng Nha
Trang thành khu vực phòng thủ vững chắc, là địa bàn trọng yếu bảo vệ lãnh thổ và
biển đảo cho toàn tỉnh và khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, góp phần giữ vững an
ninh quốc phòng đất liền và biển-đảo Tổ quốc thì cũng phải cần đến vai trò của khu
vực KTTN.
Với vị trí, chức năng quan trọng, đặc thù trên, thành phố Nha Trang đã và
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
53
đang phát huy tốt các chức năng đô thị loại I- là 1 trong 6 đô thị trung tâm cấp quốc
gia; có phạm vi ảnh hưởng mạnh đến Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và rộng trên
địa bàn cả nước. Đồng thời, Nha Trang đang vươn lên trở thành đô thị du lịch biển
mang tầm quốc tế- khẳng định thương hiệu du lịch Nha Trang-Khánh Hòa.
2.2.2. Hạn chế và nguyên nhân:
2.2.2.1. Hạn chế
Bảng 2. 9. Những khó khăn chủ yếu của KTTN
Chỉ tiêu Số DN trả lời khó khăn Tỷ trọng( %)
1.Vốn, thuế, tín dụng: 47 78,26
2. Thị trường, giá cả 42 70,19
3.KH – CN 31 50.75
4.Nguồn nhân lực 28 46,57
5.Xuất nhập khẩu 22 37,20
6.Mặt bằng, đất đai 20 32,45
7.Thủ tục hành chính 17 28,33
8.Quy hoạch đô thị 11 18,33
( Nguồn: Số liệu điều tra, 2011)
Nhìn vào bảng 2.9, trong số 60 phiếu được điều tra, phỏng vấn, chúng ta thấy
những khó khăn chủ yếu của KTTN là: thiếu vốn, vướng mắc khó khăn về thuế và
tín dụng ( 47 phiếu, chiếm 78,26%), bế tắc ở khâu tiêu thụ sản phẩm, vấn đề về thị
trường và giá cả ( 42 phiếu, chiếm 70,19%), kế đến là khó khăn về kỹ thuật, công
nghệ - và nguồn nhân lực. Những chỉ số tương đối này cũng phản ánh khá chân
thực những khó khăn chung của khu vực KTTN hiện nay.
Mặt khác, khu vực KTTN trên địa bàn Nha Trang còn nhiều hạn chế, chứa
đựng nhiều yếu tố chưa thật vững chắc, chưa phát huy dược tiềm năng, thế mạnh
của đô thị loại I và của một trung tâm kinh tế lớn vùng Nam Trung Bộ. Ngoài
những nguyên nhân chung của loại hình KTTN (như: năng lực và khả năng tiếp cận
nguồn vốn của khu vực KTTN thấp, các chủ DN đa số yếu kém trong khả năng tiếp
cận và mở rộng thị trường, thiếu năng động trong nắm bắt cơ hội kinh doanh, các
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
54
hoạt động hỗ trợ kinh doanh còn kém phát triển, vấn đề quảng cáo, thương hiệu,
cạnh tranh.v.v.)
2.2.2.2. Nguyên nhân
- Hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư chưa đồng
bộ, đặc biệt là cơ chế chính sách hỗ trợ DN vừa và nhỏ chỉ dừng lại ở hình thức văn
bản là Nghị định của Chính phủ. Những quy định còn mang tính phân biệt đối xử
giữa các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp mà trong đó KTTN mà cụ thể
là DN vừa và nhỏ chịu thiệt thòi nhiều nhất.
- Việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi đầu tư của Nhà nước gặp rất
nhiều khó khăn do quy định của Chính phủ chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực
ngành nghề và địa bàn đầu tư như địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,
địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) nên phần nào hạn chế loại
hình KTTN phát triển.
- Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển DN nhỏ và vừa chưa kịp thời, đồng
bộ,không nhất quán, đặc biệt là việc thực thi chính sách chưa thống nhất từ Trung
ương đến địa phương như việc ban hành chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư,
nhiều địa phương muốn thu hút đầu tư về phía mình nên địa phương ban hành sau
thường có chính sách ưu đãi cao hơn địa phương ban hành chính sách trước.
Bên cạnh hệ thống chính sách của Tỉnh, thành phố để hỗ trợ, phát triển
KTTN còn nhiều vướng mắc, chưa đồng bộ, chưa hoàn thiện, đặc biệt là chính sách
thuế, tín dụng, quy hoạch an ninh đô thị của thành phố và chính sách quản lý thị
trường, giá cả thì chính sách về kết cấu hạ tầng cũng gây nhiều khó khăn cho DN.
Kết cấu hạ tầng tuy được đầu tư nhiều nhưng vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được yêu
cầu phát triển của khu vực KTTN. “Chưa có cơ chế, chính sách đặc thù về tài chính,
đầu tư, quản lý đô thị riêng cho thành phố; chưa có cơ chế phối hợp chặt chẽ, mạch
lạc giữa thành phố với các cơ quan chức năng của Tỉnh, với các doanh nghiệp, đơn
vị đóng trên địa bàn v.v. trong việc trao đổi, nắm bắt thông tin, phối hợp giải quyết
các vấn đề kinh tế, xã hội trên địa bàn, tương tác hỗ trợ nhau trong quá trình phát
triển”[29]. Điều này không chỉ là trở lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
ĐA
̣I H
ỌC
KI
NH
TÊ
́ HU
Ế
55
Khánh Hòa nói chung mà còn là trở lực, rào cản cho sự phát triển KTTN trên địa
bàn thành phố nói riêng.
2.3.KHẢO SÁT TÁC ĐỘNG CỦA CÁC CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI PHÁT
TRIỂN KTTN Ở NHA TRANG
2.3.1.Chính sách cải cách hành chính ( CCHC)
“Cải cách hành chính ở Việt Nam trong những năm qua và trong tương lai đi
theo hướng làm cho bộ máy hành chính hoàn bị hơn, hoạt động có hiệu quả hơn,
phục vụ nhân dân ngày một đúng pháp luật, tốt hơn và tiết kiệm nhất, dần từng
bước chuyển nền hành chính từ cơ quan cai quản thành các cơ quan phục vụ dân,
làm các dịch vụ hành chính đối với dân, công dân là khách hàng của nền hành
chính, là người đánh gía khách quan nhất về mọi hoạt động của bộ máy nhà nước,
bộ máy hành chính”[1].
Qua việc tổng kết điều tra sơ bộ tác động của chính sách cải cách hành chính
đối với phát triển KTTN của 60 đơn vị trên địa bàn thành phố Nha Trang, kết quả
thu nhận được như sau:
Bảng 2.10. Tác động của chính sách CCHC đối với sự phát triển khu vực
KTTN trên địa bàn thành phố Nha Trang
ĐVT: %
Tác động của chính sách CCHC Số đơn vị trả lời: 59 Tỷ trọng ( %)
Rất khó khăn 2 3,5
Khó khăn 5 8,5
Có gặp khó khăn nhưng không nhiều 10 16,9
Không gặp khó khăn nào 39 66,1
( Nguồn: Số liệu điều tra 2011)
Có được kết quả khả quan trên về tác động của chính sách cải cách hành
chính Nha Trang dành cho khu vực KTTN là do: Luật DN 2000 đi vào cuộc sống đã
cởi bỏ cho DN những trở ngại ban đầu trong “ cửa ải” đầu tiên tham gia thương
trường bằng việc cải cách thủ tục ĐKKD, bãi miễn nhiều giấy phép còn trái với tinh
thần của Luật. Tiếp thu Luật DN 2000, Phòng ĐKKD của UBND thành phố Nha
Trang đã xác định rằng, họ sẽ không chịu tr
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- hoan_thien_moi_truong_chinh_sach_phat_trien_kinh_te_tu_nhan_o_thanh_pho_nha_trang_tinh_khanh_hoa_502.pdf