MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt i
Danh mục các bảng, biểu ii
Danh mục hình vẽ iii
Danh mục các hộp tiêu điểm iv
Lời mở đầu v
1. Ý nghĩa và tính cấp thiết của đề tài v
2. Mục tiêu nghiên cứu vi
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu vii
4. Tính mới của luận văn vii
5. Phương pháp nghiên cứu ix
6. Nội dung x
Chương I: Những cơ sở lý luận về môi trường đầu tư 1
1.1 Những vấn đề về đầu tưtrực tiếp nước ngoài 1
1.1.1 Khái niệm về đầu tư trực tiếp nước ngoài 1
1.1.2 Các hình thức đầu tư trựctiếp nước ngoài tại Việt Nam 1
1.1.3 Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài trong nền kinh tế hiện nay 3
1.2 Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài 4
1.2.1 Khái niệm 4
1.2.2 Các yếu tố cấu thành môi trường đầu tư 7
1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu môi trường đầu tư 15
1.4 Các bài học kinh nghiệm về hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm
tăng cường thu hút vốn FDI 16
1.4.1 Kinh nghiệm của Bình Dương 16
1.4.2 Kinh nghiệm của Singapore 18
1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra trong việc hoàn thiện môi trường đầu tư
của thành phố Đà Nẵng 20
Kết luận chương 1 21
Chương 2: Phân tích thực trạng môi trường đầu tư trong hoạt động thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài tại thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 đến nay 22
2.1 Một số nét khái quát về Thành phố Đà Nẵng 22
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 22
2.1.2 Điều kiện xã hội 23
2.2 Tình hình thu hút vốn FDI vào thành phố Đà Nẵng từ năm 2001 – 2005 24
2.2.1 Số lượng vốn FDI thu hút 24
2.2.2 Tình hình thu hút vốn FDI theo đối tác 26
2.2.3 Tình hình thu hút vốnFDI theo hình thức đầu tư 27
2.2.4 Tình hình thu hút vốnFDI theo lĩnh vực đầu tư 28
2.2.5 Kết quả hoạt động thu hút FDI tại TP. Đà Nẵng từ năm 2001-2005 29
2.3 Phân tích thực trạng môi trường đầu tư trong việc thu hút vốn FDI
của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua (2001-nay) 32
2.3.1 Môi trường chính trị – xã hội 32
2.3.2 Môi trường pháp lý – hành chính 34
2.3.3 Môi trườngcơ sở hạ tầng 38
2.3.4 Môi trường kinh tế – tài nguyên 43
2.3.5 Môi trường tài chính – ngân hàng 51
2.3.6 Môi trường lao động 52
Kết luận chương 2 55
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh
hoạt động thu hút v?n FDI của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010 57
3.1 Quan điểm đề xuất giải pháp 57
3.2 Mục tiêu đề xuất giải pháp 57
3.3 Căn cứ đề xuất giải pháp 58
3.4 Ma trận SWOT 59
3.4.1 Những điểm mạnh 59
3.4.2 Những điểm yếu 60
3.4.3 Những cơ hội 61
3.4.4 Những thách thức 62
3.5 Các nhóm giải pháp hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút vốn FDI
của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2006-2010 64
3.5.1 Nhóm giải pháp về hoàn thiện cơchế quản lý – thủ tục hành chính 64
3.5.2 Nhóm giải pháp về hoàn thiện môi trường cơ sở hạ tầng 69
3.5.3 Nhóm giải pháp về hoàn thiện môi trường lao động 73
3.5.4 Một số kiến nghị 76
Kết luận chương 3 79
Kết luận xiv
Tài liệu tham khảo xvi
Phụ lục
115 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2901 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện môi trường đầu tư nhằm đẩy mạnh hoạt động thu hút vốn FDI tại thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ố trong bộ
máy quản lý từ trên xuống. Trong dự án có giải tỏa, với chính sách nếu có trên 80%
số hộ gia đình đồng tình chấp nhận mức di dời theo đền bù của thành phố thì số hộ
còn lại buộc phải tuân thủ. Thậm chí trong một số dự án mở rộng đường nội thị, thành
phố ra chính sách chỉ đền bù nhà cửa chứ không đền bù đất và hàng rào cổng ngõ bởi
vì giá trị đất còn lại của các hộ gia đình tăng lên đáng kể khi đường được cải tạo. Kể
từ năm 1997, với chính sách đền bù thỏa đáng, gần 30.000 hộ gia đình đã được di dời,
30 tuyến đường mới được xây dựng và nâng cấp lên, diện mạo của thành phố đã thay
đổi. Đà Nẵng được đánh giá là địa phương thực hiện công tác đền bù giải tỏa hiệu
quả nhất trong cả nước [30]. Điều này không có gì là sai, và sẽ là tốt nếu quy hoạch
hợp lý thì rất thuận tiện cho nhà đầu tư phát triển sau này. Nhưng hiện nay, Đà Nẵng
đang đuối sức với cơ sở hạ tầng, các công trình xây dựng đang dỡ dang, không kịp
tiến độ, không đủ vốn đầu tư. Lý do là vốn xây dựng cơ sở hạ tầng ở đây chủ yếu là
sử dụng từ tiền khai thác quyền sử dụng đất; mà hiện nay thị trường nhà đất đang
đóng băng nên Đà Nẵng đang gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, số vốn ứng trước để đầu
tư mở rộng đô thị, chỉnh trang cơ sở hạ tầng lại chưa thu hút được đầu tư, chưa đem lại
hiệu quả thúc đẩy phát triển kinh tế tương xứng.
Ngoài ra, Đà Nẵng còn tập trung mở rộng và nâng cấp hệ thống sân bay, cảng
biển. Các đường bay quốc tế tới Hồng Kông, Băng Cốc, Siêm Riệp đã được thiết lập.
Trong năm 2005, cùng với cảng Hải Phòng và cảng Sài Gòn, cảng Đà Nẵng đã trở
thành cảng thứ 3 được tạp chí Vinalines xếp vào hạng nhất các cảng biển của Việt
Nam. Nhìn chung, tính đến năm 2002, Đà Nẵng đã có được một hệ thống cơ sở hạ
tầng tương đối tốt so với các đô thị trung tâm khác của Việt Nam. Năm 2005 vừa qua,
54
Tuy nhiên, trong thời gian qua, xây dựng đô thị và phát triển cơ sở hạ tầng của Đà
Nẵng chưa đặt trong sự tương tác với công cuộc công nghiệp hóa, nặng tư tưởng "chủ
quan", nóng vội", chưa đầu tư vào hạ tầng công nghiệp, hạ tầng phục vụ phát triển du
lịch, văn hóa... [30]. Trong khi đó, tỉnh Quảng Nam trong thời gian qua vừa tập trung
xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, lại vừa tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng công nghiệp,
đặc biệt là các công trình thủy điện lớn: nhà máy điện A Vương 1, Sông Tranh 2, Thu
Bồn với sản lượng điện từ 3.000 – 4.000 tỷ kWh/ nhà máy/ năm; và dự kiến đến năm
2010 sản lượng điện sẽ bằng nhà máy thủy điện Sông Đà hiện nay. Tính đến thời
điểm hiện nay, Đà Nẵng chỉ mới có 5 KCN với tổng diện tích trên 1.110,29 ha, gồm
có: KCN Đà Nẵng, KCN Liên Chiểu, KCN Hòa Khánh, KCN Hòa Cầm và KCN Thọ
Quang, tất cả đều được xây dựng trước năm 2003. Thế nhưng, độ lấp đầy bởi các nhà
máy trong các KCN này chưa cao; chủ yếu là các nhà máy, xí nghiệp của trung ương
và địa phương trên địa bàn thành phố hoặc các doanh nghiệp tư nhân có quy mô trung
bình và nhỏ; các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vẫn còn khá khiêm
tốn. Hầu như các nhà đầu tư chỉ đặt văn phòng đại diện hoặc văn phòng kinh doanh
tại Đà Nẵng còn các nhà xưởng, nhà máy sản xuất hay chế tạo, lắp ráp máy móc,
linh kiện tuy có nhưng còn rất hạn chế. Hơn nữa, mặc dù các KCN đã được xây dựng
55
Bảng 2.8 : Số lượng doanh nghiệp trong các KCN tại Đà Nẵng
Loại hình DN Đà
Nẵng
Hòa Khánh Liên Chiểu Hòa Cầm Thọ Quang
DN có vốn FDI 9 15 0 2 1
DN trong nước 11 90 27 26 27
Tổng 20 105 27 28 28
(Nguồn: Ban Quản lý Các KCN – KCX Đà Nẵng)[51]
Điều này hầu như ngược hẳn với các KCN, KCX ở phiùa Nam như Bình Dương và
Thành phố Hồ Chí Minh. Hầu như diện tích các KCN, KCX tại đây đều được lấp đầy:
KCX Linh Trung, Tân Thuận, KCN Sóng Thần, KCN Việt Nam – Singapore… và nhu
cầu xây dựng thêm các KCN ở các địa phương này là rất lớn. Chính các nhà máy, xí
nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài này là một trong những đóng góp đáng kể
cho nguồn thu ngân sách cũng như giải quyết công ăn việc làm cho các địa phương.
Bảng 2.9: Các KCN, KCX tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương
Địa điểm Số lượng
KCN/KCX
Diện tích
(ha)
Tổng vốn đầu tư
(triệu USD)
Số nhà
đầu tư
TP. Hồ Chí Minh 14 2.913,14 1.612 939
Bình Dương 15 4.635,40 4.209 962
(Nguồn: - Website Tỉnh Bình Dương [52]
- Website Ban quản lý các KCN và KCX Thành phố Hồ Chí Minh [62])
56
Tuy nhiên, nếu so sánh với Bình Dương, cách phát triển cơ sở hạ tầng ở hai địa
phương theo hai hướng khác nhau. Bình Dương thực hiện chính sách “cuốn chiếu”
trong phát triển cơ sở hạ tầng, là đến đâu là khai thác, sử dụng, thu hút vốn đầu tư
đến đó và nhà đầu tư cùng xây dựng cơ sở hạ tầng với địa phương. Từ đó, tạo nên
sự quay vòng vốn đầu tư và nguồn thu mới theo cách “đánh nhỏ ăn nhỏ, đánh chắc
ăn chắc” [6,13]. Trong khi đó, Đà Nẵng lại thực hiện chính sách “bày cỗ” sẵn, khởi
đầu là phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng rồi mới thu
hút đầu tư [6,14].
Một trong những hạn chế khác đó là Đà Nẵng có lợi thế về phát triển du lịch
nhưng cơ sở hạ tầng để phát triển ngành công nghiệp không khói này ở Đà Nẵng lại
khá mờ nhạt. Sở hữu một dãi bờ biển dài nằm sát bên triền núi cùng với những khu
du lịch sinh thái nhưng Đà Nẵng hầu như bỏ ngõ trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng
nhằm phát triển loại hình công nghiệp này. Nhìn chung, môi trường cơ sở hạ tầng
của Đà Nẵng đan xen những mặt tích cực và vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế.
2.3.4 Môi trường kinh tế – tài nguyên
- Trong 5 năm qua, kinh tế Đà Nẵng tăng trưởng liên tục với tốc độ trung bình
hàng năm là 13%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp –
Mười năm qua, Đà Nẵng đã nhanh chóng lột xác từ một đô thị cấp huyện loại 3 thành đô thị
loại 1, đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển kinh tế cho toàn vùng. Thế nhưng, khuyết
điểm lớn nhất trong quy hoạch đô thị Đà Nẵng là thành phố này chưa xây dựng đồng bộ được
những công trình phục vụ việc phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, văn hóa, xã hội. Mới
thấy cái trước mắt là chia lô, phân lô theo chủ trương mà không chú ý đến tính sáng tạo trong
quy hoạch nhằm phục vụ cho sự phát triển của tương lai thành phố.[16,6]
Hộp 4: 10 năm xây dựng đô thị Đà Nẵng – "được" gì, "mất" gì?
57
- Cũng như Bình Dương tại thời điểm tách tỉnh năm 1997, Đà Nẵng cũng đứng
trước những lựa chọn trong chính sách phát triển kinh tế cho địa phương mình. Thế
nhưng, nếu lãnh đạo của Bình Dương lựa chọn con đường phát triển kinh tế dựa vào
thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; thì Đà Nẵng lại đi theo một hướng khác. Theo
lãnh đạo của thành phố, với vị trí chiến lược và tầm quan trọng của một đô thị trung
tâm ở miền Trung, con đường phát triển dựa vào đầu tư trong nước mà chủ yếu là vốn
nhà nước trở thành lựa chọn an toàn cho Đà Nẵng. Nền kinh tế của Đà Nẵng vẫn còn
phụ thuộc nhiều vào các doanh nghiệp nhà nước, các công ty tư nhân, công ty trách
nhiệm hữu hạn nhỏ và chưa thực sự là nền “kinh tế mở”. Đầu năm 2004, tổng cộng
trên địa bàn thành phố có 2.124 doanh nghiệp trong đó có hơn 90% doanh nghiệp
thuộc thành phần kinh tế dân doanh, còn lại là các doanh nghiệp nhà nước và doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [52]. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp này đều
có quy mô vốn tương đối nhỏ, nhất là các doanh nghiệp tư nhân, các công ty TNHH.
Thêm vào đó, các doanh nghiệp hoạt động manh mún, rời rạc, thiếu sự liên kết, chưa
hình thành được các hiệp hội ngành nghề để hỗ trợ nhau. Rõ ràng, sự yếu kém của
các doanh nghiệp địa phương khiến cho môi trường kinh doanh tại thành phố kém sôi
động, gây khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
58
- Chính sách kinh tế của Đà Nẵng thiếu tính định hướng. Lãnh đạo thành phố
Đà Nẵng đã không rõ ràng và nhất quán trong việc lựa chọn và theo đuổi một chính
sách kinh tế thống nhất thích hợp cho sự phát triển của thành phố trong một thời
gian dài; chẳng hạn như tỉnh Bình Dương, Đồng Nai tập trung vào phát triển công
nghiệp, tỉnh Thừa Thiên Huế hay tỉnh Quảng Nam thì tập trung phát triển Cố đô
Huế và Phố cổ Hội An thành những trung tâm du lịch dựa trên những di tích cũ;
Khánh Hòa với chiến lược phát triển Nha Trang thành thành phố du lịch biển …
Trong khi đó, Đà Nẵng vẫn còn loay hoay trong việc đưa ra chính sách phát triển
kinh tế cho địa phương: nên tập trung vào phát triển công nghiệp, phát triển du lịch
hay phát triển dịch vụ?
+ Lĩnh vực công nghiệp: Đà Nẵng vốn được xem là trung tâm công nghiệp
của miền Trung – Tây Nguyên từ nhiều năm qua. Thế nhưng, đến thời điểm hiện
nay, ngành công nghiệp của Đà Nẵng vẫn chưa có những bước phát triển thật sự
khởi sắc cũng như chưa xác định được ngành công nghiệp chủ chốt của địa phương.
Số lượng các doanh nghiệp tại Đà Nẵng có đủ khả năng tham gia liên doanh rất hạn
chế do gặp nhiều khó khăn trong việc xác định, giải trình nguồn vốn góp cũng như
chọn người có đủ năng lực tham gia đàm phán với đối tác nước ngoài. Thành phố
thường chỉ có thể giới thiệu một vài doanh nghiệp địa phương làm đối tác liên doanh
như Công ty Cơ khí Ô tô và thiết bị điện, Công ty cổ phần Nhựa Đà Nẵng, Công ty
Điện chiếu sáng … trong lĩnh vực công nghiệp, công ty Dịch vụ du lịch Đà Nẵng …
trong lĩnh vực du lịch. Ngay cả công ty tương đối mạnh như Công ty Kinh doanh và
chế biến hàng xuất nhập khẩu sau một thời gian dài theo đuổi dự án liên doanh chế
biến gia cầm với Đức cũng không thực hiện được vì không vay được vốn góp.[61]
Hộp 5: Sự yếu kém của các doanh nghiệp hoạt động tại Đà Nẵng
59
Bảng 2.10: Giá trị sản xuất công nghiệp của Thành phố Đà Nẵng
Thành phần kinh tế 2001 2002 2003 2004 2005
Kinh tế trong nước 4,185.295 5,320,429 6,679,981 7,428,598 7,984,869
Kinh tế có vốn FDI. 1,208.478 1,259,323 1,470,029 1,605,683 1,806,537
Tổng 5,393.773 6,579,752 8,150,010 9,034,281 9,791,406
(Nguồn: Thành phố Đà Nẵng 30 năm xây dựng và phát triển) [14,86]
Một trong những tồn tại của lĩnh vực công nghiệp hiện nay của thành phố Đà Nẵng
là vấn đề ô nhiễm môi trường trầm trọng đang diễn ra tại các nhà máy, trong các
KCN làm ảnh hưởng đến môi trường sống của người dân thành phố. Đó là các nhà
máy chế biến thực phẩm, chế biến thủy sản (Danifood, Thuận Phước, công ty
Procimex Đà Nẵng), các nhà máy sản xuất xi măng (Cosevco 19) … Trong khi đó,
trong sạch hóa môi trường cần thiết phải là một trong những yếu tố căn nhắc hàng
đầu của một địa phương khi tiếp nhận một dự án đầu tư nhất định.
Theo các chuyên gia Canađa và Nhật Bản thì ngoài sự ô nhiễm tại các cơ sở sản xuất công
nghiệp, hệ sinh thái cũng như tính bền vững của môi trường sinh thái ở Đà Nẵng đang bị đe
dọa bởi tốc độ đô thị hóa và quy hoạch phát triển đô thị không phù hợp. Tổ chức này khuyến
cáo thành phố cần phải có động thái kịp thời và tích cực nhằm hạn chế tình trạng xuống cấp
về môi trường hiện nay… và đây là tiếng chuông cảnh báo cần thiết đối với Đà Nẵng, một địa
bàn đang tăng tốc đô thị hóa.[17]
Hộp 6: Báo động ô nhiễm môi trường tại thành phố Đà Nẵng
60
+ Lĩnh vực vận tải, kinh tế biển: Hoạt động kinh tế thuộc lĩnh vực vận tải tại
Đà Nẵng đã có từ rất lâu nhưng đến thời điểm hiện nay hoạt động rất kém sôi động,
khác hoàn toàn so với các cảng hay sân bay tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải
Phòng. Đà Nẵng được xem là trung tâm kinh tế của miền Trung và cũng được xem là
điểm trung chuyển của toàn miền Trung – Tây Nguyên vì Đà Nẵng nằm trên một vị
trí địa lý rất thuận lợi để phát triển lĩnh vực vận tải: có cả cảng sông, cảng biển, sân
bay quốc tế, tuyến đường sắt Bắc – Nam, hành lang kinh tế Đông Tây, tuyến đường
Liên Á. Thế nhưng, lĩnh vực giao nhận vận tải của Đà Nẵng hoạt động rất ì ạch,
không tương xứng với tiềm năng sẵn có của thành phố. Chi phí cho hoạt động kinh
doanh, đặc biệt là kinh doanh xuất nhập khẩu còn cao.
Bảng 2.11: Giá cước thuê tàu tại thị trường Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh
(ĐVT: USD, container)
Container 20’ (USD) Container 40’ (USD)
Cảng
Đà Nẵng TP. HCM Đà Nẵng TP. HCM
Hồng Kông 350 130 700 260
Nhật Bản (Osaka) 830-1.100 450 1.480 – 1.700 900
Châu Âu (Hamburge) 1.700 1400 3.400 2800
Mỹ (Los-Angeles) 2.100 1700 2.700 2900
Busan 600 400 1.200 780
Singapore 250 110 500 220
(Nguồn: Thương vụ cảng Đà Nẵng và cập nhật của tác giả)
+ Lĩnh vực phát triển du lịch: Đây là một trong những lợi thế kinh tế của Đà
Nẵng thế nhưng vẫn chưa có chính sách thích hợp và chưa được đầu tư khai thác hợp
lý. Hầu như tất cả các địa phương vùng duyên hải miền Trung đều có lợi thế ngang
nhau về phát triển du lịch dựa vào nguồn tài nguyên thiên nhiên biển – thế nhưng, du
61
Bảng 2.12: Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch của TP. Đà Nẵng
(ĐVT: lượt khách; triệu đồng)
Năm 2001 2002 2003 2004 2005*
(ước đạt)
Nội địa 291.462 351.059 339.381 371.942 462.376Số lượng
du khách Quốc
tế
194.670 214.137 174.453 239.718 272.491
Doanh thu 291.859 338.838 338.000 369.406 429.500
(Nguồn: Sở Du lịch Thành phố Đà Nẵng) [59]
Tại Đà Nẵng, cơ sở hạ tầng dành cho phát triển du lịch chưa được quan tâm đầu tư
đúng mức, đặc biệt là du lịch biển. Hiện tại, Đà Nẵng chỉ mới có 1 khách sạn 5 sao
(Furama Resort) và 31 khách sạn từ 1- 4 sao, các khu nghỉ dưỡng dọc theo bờ biển
(resort) chưa được đầu tư xây dựng; trong khi đó tại Quảng Nam, Quy Nhơn, Nha
Trang, hàng loạt các khu resort cao cấp đã được xây dựng xong và đang được khai
thác hiệu quả: Victory Hội An (Quảng Nam); Vinpearl (Nha Trang)… ; và khu vực
này thường do phía nước ngoài hoặc các công ty tư nhân quản lý. Trong khi đó, cơ
hội để phát triển du lịch của Đà Nẵng thì rất nhiều nhưng chưa được phát huy và
vẫn mãi chỉ nằm ở dạng tiềm năng. Khi du khách có yêu cầu thì hầu như loại hình
sản phẩm du lịch nào ở Đà Nẵng cũng có: núi có chuyện núi, sông có chuyện sông,
biển có chuyện biển và nội thành có chuyện nội thành. Nhưng khi đưa khách đến
nơi thì họ lại lắc đầu ngán ngẫm bởi không có cái gì ra cái gì cả. Được tạp chí
Forbes bình chọn là một trong 6 bãi biển đẹp nhất hành tinh, thế nhưng khách du
lịch đến tham quan và ở lại với Đà Nẵng trên thực tế không nhiều. Theo thống kê
của Sở Du lịch Thành phố Đà Nẵng, nhìn chung các con số đều tăng dần qua các
62
Ngoài ra, sản phẩm du lịch của Đà Nẵng rất nghèo nàn và hầu như chưa có “cái
riêng”. Cố Đô Huế đặc sắc với sản phẩm Festival Huế được tổ chức 2năm/ lần; phố
cổ Hội An với các sản phẩm văn hóa về chèo, tuồng … tổ chức vào ngày 14 âm lịch
hàng tháng và sản phẩm hữu hình là chiếc đèn lồng; còn ở Đà Nẵng, chỉ là những sản
phẩm nữa vời, thiếu hẳn yếu tố đặc trưng, độc đáo – ngoài Bảo tàng Chàm ra thì thật
sự có rất ít điểm gọi là "ấn tượng" để giới thiệu nếu không muốn nói là không có.
Bà Nà đã được người Pháp đánh giá rất cao như một khu nghỉ dưỡng với trên 200 biệt
thự, rồi nhà hát opera, nhà thờ … được xây dựng; thế nhưng tất cả đã bị chiến tranh phá
hủy gần hết. Muốn phát triển Bà Nà phải xác định trọng tâm của nó là sinh thái hay
nghỉ dưỡng thông thường, nếu là sinh thái thì chưa hữu hiệu. Phải có một đội ngũ làm
việc, hướng dẫn viên rành về sinh thái (như Bạch Mã) phối hợp với nhân viên khu bảo
tồn, kiểm lâm cùng làm, quy định về quản lý môi trường phải chặt chẽ. Như vậy, quay lại
là nghỉ dưỡng. Nghỉ dưỡng thì gồm có: tôi đến, tôi nghỉ và tôi đi dạo chơi. Bà Nà làm
nhà nghỉ trên đỉnh núi là không hay vì cao quá nên không còn chổ đi đâu nữa, đành ngồi
đó chịu gió lùa bốn hướng. Thế là nghỉ dưỡng cũng không xong. [6,19]
Hộp 7: Bà Nà – để chơi hay để nghỉ?
63
Thế giới hiện nay đang rất đẩy mạnh hình thức du lịch – hội nghị MICE. Đây là
một trong những hình thức quảng bá du lịch của nói riêng và hình ảnh của địa phương
nói chung hữu hiệu nhất; và thông qua những hình thức này, cơ hội kinh doanh sẽ đến
với địa phương. Tuy nhiên, như đã phân tích trên đây, cơ sở hạ tầng phục vụ cho các
hoạt động văn hóa, trung tâm hội nghị của Đà Nẵng chưa cao cũng như phục vụ cho
giải trí chưa nhiều, nên hoạt động MICE này ở Đà Nẵng còn rất hạn chế.
Nhìn chung, có thể nói môi trường kinh tế của Đà Nẵng hội đủ khá nhiều điều
kiện để phát triển thế nhưng nó vẫn mãi ở dạng “tiềm năng” bởi thành phố chưa
thống nhất được trong việc đưa ra một chính sách phát triển hợp lý và sử dụng
nguồn tài nguyên hiện có hiệu quả nhất.
Ngoài ra, một yếu tố cần được nhắc đến khi tìm hiểu môi trường kinh tế của Đà
Nẵng đó chính là khả năng chi tiêu của người dân thành phố. Dân số của Đà Nẵng chỉ
khoảng 781 nghìn [14,6]; thu nhập bình quân đầu người của Đà Nẵng không cao lắm –
ước tính 950 USD vào năm 2005. Thành phố chỉ có 2 khu chợ lớn, 3 siêu thị – trong đó
siêu thị bán sỉ Metro mới được đưa vào hoạt động vào gần cuối năm 2005, một siêu thị
do nhà nước mở ra nhưng hoạt động kém hiệu quả nên đã bán sang cho tư nhân quản
lý. Bên cạnh đó, bản chất của người dân miền Trung nói chung là tiết kiệm. Do vậy,
sức mua cũng như khả năng mua sắm, của người dân nơi đây còn khá yếu, dung lượng
Đến Việt Nam bốn tuần với mục đích du lịch, ông Werner Feistkorn, chủ tịch tập đoàn
RKW AG – nhà sản xuất màng PE và PP lớn thứ 2 châu Âu không chỉ phát hiện Việt Nam
có những bãi biển và phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp mà còn tìm thấy ở đây cơ hội kinh
doanh; và ông đã quyết tâm cùng các đối tác của mình thành lập công ty 100% vốn nước
ngoài Lotus RKW, hiện đang hoạt động rất hiệu quả tại thành phố Hồ Chí Minh. [5]
Hộp 8: Đi du lịch tìm thấy cơ hội kinh doanh
64
2.3.5 Môi trường tài chính – ngân hàng
Một môi trường đầu tư hoàn thiện đòi hỏi sự hiện đại hóa trong môi trường tài
chính – ngân hàng. Tuy nhiên, hệ thống tài chính của Việt Nam đang trong quá trình
hoàn thiện, ngành ngân hàng đang trong quá trình hiện đại hóa để theo kịp với sự hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Việt Nam hiện nay chỉ mới có 2 nơi được
xem là có thị trường tài chính phát triển tương đối mạnh là thành phố Hồ Chí Minh và
Hà Nội vì tại hai địa phương này có sự xuất hiện của các trung tâm giao dịch chứng
khoán, các sàn giao dịch, các ngân hàng nước ngoài, các công ty cho thuê tài chính …
Ở Đà Nẵng hiện tại chỉ có 21 ngân hàng, tất cả đều là chi nhánh của các ngân hàng
có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội; trong đó chỉ có 2 ngân hàng liên
doanh, 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, 1 ngân hàng nhà nước và số còn lại là
ngân hàng cổ phần. Hoạt động của các ngân hàng trên địa bàn Đà Nẵng chỉ mang
tính chất là các trung tâm giao dịch. Các vấn đề liên quan đến tỷ giá hối đoái, lãi
suất, các hoạt động ngân hàng … đều phải tuân thủ theo sự điều chỉnh từ trên xuống
của các trụ sở chính. Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp có vốn FDI thường có
xu hướng giao dịch với các ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Đà Nẵng
hiện nay chỉ mới có 4 chi nhánh công ty kiểm toán và 11 công ty bảo hiểm. Cho đến
nay, ở Đà Nẵng vẫn chưa hình thành các quỹ đầu tư phát triển, quỹ bảo lãnh tín dụng,
65
2.3.6 Môi trường lao động
Lực lượng lao động của thành phố Đà Nẵng khoảng gần 400 nghìn người, chiếm
48,9% dân số của toàn thành phố, và được phân theo trình độ nhất định:
Bảng 2.13: Trình độ của lực lượng lao động của thành phố Đà Nẵng
Trình độ Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Đại học, cao đẳng 55.398 14,5
Trung học chuyên nghiệp 28.690 7,6
Công nhân kỹ thuật 95.874 25,6
Khác 202.040 52,3
Tổng 382.002 100
(Nguồn: Thành phố Đà Nẵng 30 năm xây dựng và phát triển) [14,15]
Tại Đà Nẵng, chương trình xã hội hóa giáo dục rất được chú trọng và đã đem lại
kết quả khả quan. Trên địa bàn thành phố có 1 trường đại học công lập – được xem như
là trường tổng hợp – với 4 trường thành viên: đại học kinh tế, đại học bách khoa, đại
học sư phạm, đại học ngoại ngữ; 1 trường đại học dân lập, 4 trường cao đẳng, 9 trường
trung học chuyên nghiệp, 7 trường trung học phổ thông. Đây chính là nơi đào tạo ra
lượng lao động nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của thành phố.
Trong thời gian qua, thành phố đã thực hiện chương trình “3 có”; một trong
những nội dung của chương trình này là “có việc làm” đã được Nhà nước đánh giá
rất cao. Việc làm được coi như là một vấn đề sống còn của toàn xã hội. Cấp lãnh
đạo của Đà Nẵng đã ý thức rõ việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động
66
Ngoài ra, có thể nói, thị trường lao động ở thành phố Đà Nẵng “bình yên” hơn ở
thành phố Hồ Chí Minh hay Bình Dương. Người lao động ít có xu hướng nhảy việc –
một phần là do tâm lý thích ổn định của người dân nơi đây. Chi phí trả lương cho
công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài khá thấp so với các tỉnh
thành phía Nam. Hơn nữa, ở Đà Nẵng hầu như rất ít xảy ra tình trạng đình công, bãi
công của công nhân như trong các KCN, KCX của thành phố Hồ Chí Minh trong thời
gian qua. Tính ổn định này có thể là một yếu tố mời gọi các nhà đầu tư.
Thế nhưng, thị trường lao động của Đà Nẵng vẫn chưa thực sự đáp ứng nhu cầu
của các nhà tuyển dụng, các công ty nước ngoài, đó chính là nguồn lao động có
trình độ, đặc biệt ở vị trí quản lý. Hầu hết các công ty nước ngoài mở văn phòng tại
Đà Nẵng trong thời gian đầu đều phải thuê người từ Thành phố Hồ Chí Minh hoặc
Hà Nội đến làm việc với chi phí cao hơn rất nhiều nếu sử dụng lao động sẵn có của
địa phương. Điều này sẽ làm đội chi phí của doanh nghiệp lên rất lớn.
Môi trường quản lý
- Bên cạnh một số ý kiến tán thành phát triển kinh tế Đà Nẵng theo chính
sách mở cửa; những ý kiến phản đối chính sách phát triển kinh tế dựa vào đầu tư
trực tiếp nước ngoài cũng như dựa vào phát triển kinh tế tư nhân không phải là ít
67
- Tính năng động và tính tiên phong của lãnh đạo thành phố chưa cao. Khả
năng hoạch định chính sách phát triển thành phố của cấp lãnh đạo chưa rõ ràng,
nhất quán ở hầu hết cá
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 45661.pdf