Luận văn Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại thương mại cổ phần công thương Sầm Sơn

Thị xã Sầm Sơn là một thị xã du lịch biển với đường kính 5km có 5 xã phường với thế mạnh và phát triển kinh doanh du lịch dịch vụ, khai thác đánh bắt nuôi trồng hải sản còn là ngành kinh tế chủ đạo bên cạnh đó kinh tế nông nghiệp cũng chiếm 30% dân cư thị xã Sầm Sơn. Với những ngành nghề kinh tế chủ yếu như vậy trong 3 năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn ở mức 8-9% trong đó chủ yếu là ngành du lịch dịch vụ chiếm 50% nghề đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản chiếm 40% còn lại là các ngành nghề khác. Trình độ dân trí trong những năm gần đây được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người ở mức 1.000USD/năm/người, chế độ phúc lợi xã hội ngày càng cải thiện với hệ thống trường học bệnh viện khang trang, cơ sở hạ tầng đường xã luôn được nâng cấp xứng với địa danh du lịch. Tuy nhiên bên cạnh đó thị xã Sầm Sơn là nơi địa bàn hẹp và thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão gây thiệt hại đến đời sống và thu nhập của dân cư.

doc42 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại thương mại cổ phần công thương Sầm Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ho vay hợp vốn. Một nhóm tổ chức tín dụng (TCTD) cùng cho vay đối với một dự án cho vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng. Trong đó có một TCTD làm đầu mối dàn xếp, phối hợp với các tổ chức tín dụng khác. Việc cho vay được thực hiện theo quy chế: 1627 và quy chế đồng tài trợ của các tổ chức tín dụng do thống đốc ngân hàng ban. 2.1.5 Cho vay trả góp Khi vay vốn, TCTD và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi tiền vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều chu kỳ trong thời hạn cho vay. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng. TCTD cam kết đảm bảo sắn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. TCTD và khách hàng thoả thuận hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức chi trả cho hạn mức tín dụng dự phòng. 2.1.6 Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng TCTD chấp thuận cho khách hàng được sử dụng vốn vay trong phạm vi HMTD để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của TCTD. Khi cho vay, phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, TCTD và khách hàng phải tuân theo các quy định của chính phủ và nhà nước Việt Nam. 2.1.7 Cho vay theo hạn mức thấu chi Là việc cho vay mà TCTD thoả thuận bằng văn bản chấp nhận cho khách hàng chi vượt tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với quy định của chính phủ mà Nhà nước Việt Nam về hoạt động thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. 2.1.8 Các phương thức cho vay khác mà pháp luật không cấm. Phù hợp với quy chế 1627 và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng cho vay. Mỗi phương thức cho vay có nội dung kinh tế và yêu cầu nghiệp vụ riêng, đòi hỏi khách hàng phải lựa chọn phương thức cho vay sao cho phù hợp với phương án , dự án sản xuất kinh doanh và khả năng kiểm tra, giám sát trong quá trình sử dụng vốn vay của ngân hàng. Đảm bảo an toàn vốn, có hiệu quả kinh tế cao. Đồng thời thực hiện tốt nghĩa vụ hoàn trả đúng kỳ hạn cả gốc lẫn lãi. 3 Chứng từ tài khoản phản ánh nghiệp vụ cho vay 3.1 Chứng từ kế toán cho vay. Chứng từ dùng trong kế toán cho vay là những giấy tờ đảm bảo về mặt pháp lý các khoản cho vay của ngân hàng. Mọi sự tranh chấp về các khoản cho vay, trả nợ đều được giả quyết trên cớ sở chứng từ các khoản cho vay. Chứng từ kế toán cho vay bao gồm chứng từ gốc và và chứng ghi sổ. 3.1.1 Tài khoản kế toán cho vay Tài khoản (TK) kế toán cho vay phản ánh các nghiệp vụ cho vay phụ thuộc tài sản có của ngân hàng ( nghiệp vụ bên có) dùng để ghi chép phản ánh toàn bộ số tiền cho vay của ngân hàng đối với người vay. Đồng thời cũng ghi chép phản ánh số tiền vay, trả nợ ngân hàng theo kỳ hạn nhất định. Việc tổ chức bố trí các tài khoản cho vay trong hệ thống TK kế toán ngân hàng như thế nào là tuỳ thuộc vào yêu cầu của việc chỉ đạo hoạt động tín dụng của ngân hàng. Mặt khác đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế của từng thời kỳ và dảm bảo tuyệt đối an toàn tài sản ngân hàng. Khi các đơn vị , các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp tư nhân có đủ đều kiện vây vốn được ngân hàng cho vay thì kế toán ngân hàng sẽ mở cho mỗi khách hàng một tài khoản cho vay (TKCV) thích hợp. Bên nợ: Ghi số tiền cho vay. Bên có: Ghi số tiền thu nợ, số tiền chuyển nợ có hạn. Kế toán một số phương thưc cho vay chủ yếu. Hiện nay tại NHTM cho vay vốn đối với các tổ chức kinh tế, DNNN, DN ngoài QD, tư nhân, cá nhân, cá thể chủ yếu áp dụng các phương thức cho vay sau: - Phương thức cho vay từng lần (theo món) - Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng - Chiết khấu thương phiếu - Thấu chi tài khoản Phương thức cho vay từng lần (cho vay theo món) 3.1.2 Nội dung, tính chất của TKCV từng lần Tài khoản cho vay từng lần có nội dung, tính chất như sau: Bên ghi nợ: phản ánh số tiền mà ngân hàng cho khách vay. Bên có: Phản ánh số tiền mà khách hàng đã trả nợ. Phản ánh số tiền bị chuyển nợ quá hạn. Dư nợ: Phản ánh số tiền mà khách hàng còn nợ ngân hàng chưa đến kỳ hạn trả. 3.1.3 Quy trình hoạch toán cho vay Mỗi lần vay khách hàng phải làm giấy đề nghị vay vốn gửi đến ngân hàng trình bày rõ lý do vay, số tiền vay và mục đích sử dụng vốn vay. Sau đó khách hàng cùng ngân hàng lập HĐTD kèm theo giấy tờ khác nhau như: dự án sản xuất kinh doanh, các giấy tờ cầm cố, thế chấp, bảo lãnh. Nếu được cán bộ tín dụng thẩm định và giám đốc duyệt đồng ý cho vay thì ngân hàng tiến hành làm thủ tục cho vay và phát tiền vay một lần hoặc nhiều lần căn cứ vào kế hoach sản xuất kinh doanh và sự thoả thuận giữa khách hàng và ngân hàng về việc xác định kỳ hạn nợ cụ thể và mức trả nợ mỗi kỳ hạn. Chú ý khi lập HĐTD cần phải lập đủ số lượng theo quy định, đầy đủ các yếu tố trên HĐTD để đảm bảo tính pháp lý của chứng từ cho vay. Khi mị thủ tục đã hoàn tất, đảm bảo đúng quy định kế toán căn cứ vầo chứng từ thanh toán để hoạch toán: Bên nợ: TK cho vay khách hàng. Bên có: TK tiền mặt tại quỹ hoặc TK người thụ hưởng (số tiền đã được giám đốc duyệt). Toàn bộ chứng từ vay vốn sẽ được kế toán lưu trong hồ sơ vay của khách hàng, kế toán phải theo dõi nợ trên cả TKCV, trên cả HĐTD. Do vậy toàn bộ hồ sơ vay phải được xếp theo một trình tự khoa học để theo dõi kỳ hạn nợ một cách chặt chẽ giám sát tạo điều kiện cho việc thu nợ được kịp thời và đúng hạn. Hàng tháng, hàng quý phải tiến hành sao kê HĐTD khớp đúng với số dư TKCV. Khi khoản vay đã đến hạn, gốc, lãi khách hàng chủ động trích từ tài khoản tiền gửi (TKTG ) của người vay sang để thu nợ gốc lãi. Nếu trên TKTG của người vay không đủ trả nợ mà khách hàng không có đơn đề nghị gia hạn nợ gốc, lãi hoăcj có nhưng không được chấp thuận thì kế toán cho vay sẽ chủ động chuyển khoản vay đó sang TK nợ quá hạn. - Kế toán hoạch toán thu nợ gốc: Bên nợ: TK tiền mặt tại quỹ (hoặc TKTG) số tiền gốc. Bên có: TK tiền vay số tiền gốc. - Hoạch toán chuyển nợ quá hạn: Bên nợ: TK quá hạn của khách hàng Bên có: TKCV số tiền gốc đã quá hạn * Ưu, nhược điểm của phương thức cho vay từng lần + Ưu điểm: mỗi lần vay ngân hàng kiểm tra chặt chẽ và tính hiệu quả kinh tế của từng món vay, do khả năng đảm bảo an toàn vốn cao; mặt khác ngân hàng và khách hàng đã ký đến mức vay, lãi xuất, thời hạn trả nợ. Qua đó ngân hàng và khách hàng kiểm soát chặt chẽ sự vận động của đồng vốn qua từng món vay. Phương thức cho vay từng lần giúp cho ngân hàng kế hoach được nguồn vốn cung ứng cho mỗi kỳ, thời hạn thu nợ, đồng thời có thể từ chối cho vay khi ngân hàng không đủ nguồn vốn hoặc khách hàng không thực hiện đúng cam kết khi vay vốn. + Nhược điểm: Thủ tục cho vay rườm rà, phức tạp, khối lượng giấy tờ đảm bảo vaay còn nhiều bởi vì mỗi lần khách hàng vay tiền lại phải làm thủ tục như vay ban đầu. Do đó gây phiền hà cho khách hàng, kế toán cho vay luôn phải bảo quản một khối lượng giấy tờ đảm bảo vay còn nhiều bởi vì mỗi lần khách hàng vay tiền lại phải làm lại thủ tục như ban đầu. Do đó gây phiền hà cho khách hàng, kế toán cho vay phải bảo quản một khối lượng lớn về hồ sơ. Phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng (HMTD). Nội dung và tính chất của và tính chất của tài khoản cho vay theo HMTD Đầu kỳ kế hoạch khách hàng cùng ngân hàng tính toán nhu cầu về vốn dựa trên kế hoach sản xuất kinh doanh của mình.Tính toán kỳ lân chuyển vốn và năng nguồn vốn của mình để ký HĐTD. Quan trọng là phải xác định được HMTD, theo phương thức trả nợ (tính toán phải dựa vào chu kỳ luân chuyển vốn) Công thức xác định nhu cầu vốn vay: = - - Tài khoản áp dụng chủ yếu là tài khoản cho vay theo HMTD và TKTG thanh toán. Kết cấu tài khoản như sau: + Bên nợ: hoach toán các khoản chi phí thực tế phát sinh thuộc đối tượng cho vay + Bên có: hoạch toán các khoản thu của đơn vị. Hoạch toán cho vay, thu nợ: Sau khi tính toán và xác định được HMTD đối với khách hàng ký HĐTD để xác định trách nhiệm giữa hai bên trong quan hệ tín dụng. Trong phạm vi HMTD, thời hạn hiệu lực của HĐTD, mỗi lần rút tiền vay, khách hàng lại lập giấy nhận nợ vay tiền kèm theo các chứng từ xin vay phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong hợp đồng tín dụng. Khi nhận được chứng từ thanh toán của khách hàng kế toán cho vay kiểm soát chặt chẽ trước khi hoạch toán phát tiền vay, kiểm soát đầy đủ các yếu tố như sau: - Tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ. - Nhu cầu sử dụng vốn thuộc đối tượng tín dụng - Kiểm soát số tiền vay có nằm trong HMTD đã ký không . Kế toán hoạch toán : Nợ: TKCV theo HĐTD . Có : TK tiền mặt tại quỹ hoạc tài khoản người thụ hưởng. Phương thức cho vay theo HMTD xác định thời hạn cho vay trên HĐTD hoặc trên giấy nhận nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vố cho vay của nhnn nhưng tối đa không quá 12 tháng. Thời hạn vay trên từng giấy nhận nợ có thể không phù hợp với kỳ hạn của hiệu lực của HĐTD. Khi thu nợ có thể thu trực tiếp, tức là đơn vị phải nộp tiền bán hàng trực tiếp vào bên có của TKCV để trả nợ ngân hàng. Kế toán hoạch toán: Bên nợ : tài khoản thích hợp. Bên có: tài khoản cho vay theo HMTD Kế toán thu nợ gián tiếp: Tiền thu bán hàng nộp vào TKTG của khách hàng , theo thoả thuận định kỳ ngân hàng trích TKTG để thu nợ cho khách hàng. Kế toán hoạch toán: Nợ: Tài khoản thích hợp số tiền thu bán hàng Có : TKTG doanh số thu tiền bán hàng Bên nợ:TKTG : Bên nợ: TKTG doanh nghiẹp số tiền thu nợ Bên có: TKCV theo HMTD số tiền thu nợ Đến ngày cuối tháng àm đơn vị vay không trả được nợ theo đúng kế hoạch, mà ngân hàng không chuyển thu tiếp tháng sau thì kế toán sẽ chuyển số nợ đó sang TK nợ quá hạn và hạch toán: Bên nợ: TK nợ quá hạn Bên có: TKCV Ngân hàng chỉ thu nợ số tiền mà khách hàng vay. Đối với đơn vị mở 2 tài khoản thì chỉ thu nợ trong phạm vi dư nợ của tài khoản cho vay theo HMTD. Nếu trên TK đó số dư bằng 0 thì chuyển tiền bán hàng của đơn vị sang TKTG. Cho vay theo phương thức này khách hàng chỉ phải làm thủ tục ban đầu như xác định HMTD, ký HĐTD, lần sau vay chỉ cần gửi chứng từ thanh toán đến ngân hàng như: hợp đồng, hoá đơn, séc tiền mặt, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi... ngân hàng xem xét, nếu còn HMTD kế toán cho vay căn cứ vào chứng từ để giải quyết phát tiền vay. Quản lý HMTD Ngân hàng nơi cho vay phải quản lý chặt chẽ HMTD, đảm bảo không vượt quá HMTD đã ký kết. Trong quá trình vay vốn , trả nợ, nếu việc sản xuất kinh doanh có thay đổi, khách hàng làm giấy đề nghị xác định lại HMTD. Ngân hàng nơi cho vay xem xét thấy hợp ký thì chấp thuận điều chỉnh HMTD và cùng khách hàng ký bổ sung HMTD. Ký HMTD mới trước 10 ngày khi HMTD cũ đã hết hạn, khách hàng phải gửi cho ngân hàng kế hoạch vay vốn kỳ tiếp.Căn cứ voà nhu cầu vay vốn của khách hàng và chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp ngân hàng nơi cho vay thẩm định để xác định HMTD và thời hạn cho vay mới. Ưu, nhược điểm của phương thức vay theo HMTD *Ưu điểm: - Thủ tục đơn giản, đáp ứng nhanh chóng kịp thời nhu cầu vay vốn của khách hàng. - Có thể cho vay được nhiều đối tượng vật tư hàng hoá. - Tạo điều kiện cho ngân hàng kiẻm soát được sự chu chuyển vốn vay và thu nhập của khách hàng. - Nắm bắt được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh một cách kịp thời của khách hàng vay vốn. *Nhược điểm: Việc xác định HMTD cố định của khách hàng, nếu hạn mức này cao khách hàng chưa vay hết đã ký hợp đồng với ngân hàng thì ngân hàng sẽ bị thừa vốn một cách giả tạo, nếu ngân hàng thiếu vốn thì sẽ không đáp ứng nhu cầu của khách hàng gây khó khăn cho đơn vị. Thực chất thấu chi tài khoản là khoản cho vay của ngân hàng thuộc nghiệp vụ ngân quỹ, tín dụng đối với chủ tài khoản. 3.1.4 Quy trình hạch toán cho vay thu nợ: Khách hàng muốn được vay theo hạn mức thấu chi làm đơn xin vay gửi tới ngân hàng đồng thời nộp kèm theo các hồ sơ theo yêu cầu của ngân hàng. Sau khi thẩm định hồ sơ vay vốn ngân hàng cùng với khách hàng tính toán thoả thuận HMTD. Khi xác định được HMTD thì ngân hàng cùng khách hàng ký kết HĐTD. Khi TK vãng lai hết tiền (dư có =0) khách hàng vẫn được phép rút tiền nhưng chỉ được phép rút trong phạm vi HMTD đã ký kết. Kế toán hạch toán: Nợ tài khoản vãng lai của khách hàng Có tiền mặt, tài khoản thích hợp Trong quá trình hoạt động khi khách hàng có tiền thì nộp vào tài khoản vãng lai để trả nợ. Kế toán hạch toán ghi: Nợ tài khoản thích hợp Có tài khoản vãng lai. Với hình thức vay này thì ngân hàng thu lãi khi tài khoản vãng lai dư nợ, ngân hàng trả lãi cho khách hàng khi tài khoản vãng lai dư nợ và tiền lãi được tính theo phương pháp tích số. 3.1.5 Hạch toán thu lãi cho vay Hiện nay có 2 phương pháp tính và thu lãi cho vay đó là: + Thu lãi theo món áp dụng đối với cho vay từng lần. + Tính lãi theo tích số áp dụng đối với cho vay theo HMTD Cách tính: Thu lãi theo món: Số tiền lãi = Thu lãi theo tích luỹ: Số tiền lãi = = x Phương thức hạch toán trực thu, trực chi Theo phương pháp này chỉ thực sự thu được lãi thì mới hạch toán. Nợ: tài khoản tiền mặt, tiền gửi khách hàng Có: tài khoản thu lãi Nếu đến kỳ mà khách hàng không trả lãi thì hạch toán ngoại bảng nhập tài khoản lãi chưa thu được. Phương pháp hạch toán phân bổ Theo phương pháp này thì thu lãi trước sau đó trích dần vào thu nhập - Khi thu lãi trước: Nợ tiền mặt, tiền gửi của khách hàng.... Có các khoản phải trả - Hàng tháng trước phân bổ dần vào thu nhập: Nợ: các khoản phải trả Có: thu lãi số lãi phân bổ Phương pháp hạch toán dự thu dự chi Theo phương pháp này hàng tháng tính số lãi phải thu hạch toán vào TK tiền lãi cộng dồn dự thu, khi thu được hạch toán giảm tài khoản tiền lãi cộng dồn dự thu. Hàng tháng tính số lãi phải thu: Nợ: TK tiền lãi cộng dồn dự thu Có: TK thu lãi - Khi thu được lãi: Nợ: TK tiền mặt, TG của khách hàng Có: TK tiền lãi cộng dồn dự thu Trường hợp đến hạn nợ khách hàng không trả được lãi hoặc món nợ đó chuyển sang nợ quá hạn thì phải thoái thu số lãi đã hạch toán vào TK dự thu: Nợ tài khoản thu lãi Có TK tiền lãi cộng dồn dự thu + Đồng thời ghi nhập tài khoản ngoài bảng lãi chưa thu được. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KẾ TOÁN CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG SẤM SƠN 2.1. Sự ra đời, tình hình hoạt động, tổ chức bộ máy của chi nhánh Ngân hàng công thương Sầm Sơn 2.1.1. Tình hình kinh tế xã hội của thị xã Sầm Sơn Thị xã Sầm Sơn là một thị xã du lịch biển với đường kính 5km có 5 xã phường với thế mạnh và phát triển kinh doanh du lịch dịch vụ, khai thác đánh bắt nuôi trồng hải sản còn là ngành kinh tế chủ đạo bên cạnh đó kinh tế nông nghiệp cũng chiếm 30% dân cư thị xã Sầm Sơn. Với những ngành nghề kinh tế chủ yếu như vậy trong 3 năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn ở mức 8-9% trong đó chủ yếu là ngành du lịch dịch vụ chiếm 50% nghề đánh bắt nuôi trồng thuỷ sản chiếm 40% còn lại là các ngành nghề khác. Trình độ dân trí trong những năm gần đây được nâng lên, thu nhập bình quân đầu người ở mức 1.000USD/năm/người, chế độ phúc lợi xã hội ngày càng cải thiện với hệ thống trường học bệnh viện khang trang, cơ sở hạ tầng đường xã luôn được nâng cấp xứng với địa danh du lịch. Tuy nhiên bên cạnh đó thị xã Sầm Sơn là nơi địa bàn hẹp và thường xuyên chịu ảnh hưởng của các cơn bão gây thiệt hại đến đời sống và thu nhập của dân cư. 2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh Ngân hàng công thương Sầm Sơn Ngân hàng công thương Sầm Sơn tiền thân là ngân hàng Nhà nước thị xã Sầm Sơn được thành lập từ những năm 1973 đến năm 1988 chuyển thành NHTM được gọi là NHCT Sẩm Sơn trực thuộc chi nhánh NHCT tỉnh Thanh Hoá với hơn 20 năm cùng phát triển của nền kinh tế trên địa bàn. Ngân hàng công thương ngày càng phát triển thực hiện: Quyết định số 168/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 16/6/2006 của HĐQT-NHCT-VN v/v chuyển chi nhánh cấp 2 thành chi nhánh phụ thuộc NHCT Việt Nam từ ngày 01/7/2006 Ngân hàng công thương Sầm Sơn đã là chi nhánh phụ thuộc Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam. Ngân hàng TMCP công thương Sầm Sơn nằm trên đường Lê Lợi, đây là khu vực trung tâm của Sầm Sơn nên đây là nơi cạnh tranh giữa các ngân hàng. Trên thực tế Ngân hàng công thương Sầm Sơn giao dịch với một số đơn vị ngoài quốc doanh và các công ty cổ phần lớn trong tỉnh như: Công ty cổ phần bia Thanh Hoá, công ty cổ phần xi măng Bỉm Sơn, Công ty cổ phần mía đường Nông Cống, công ty cổ phần Lilama 5, trên địa bàn chỉ đầu tư vào các lĩnh vực nhà hàng, khách sạn, cho vay nghề cá nhằm mục tiêu phát triển kinh tế địa phương, ngoài ra còn đầu tư một lượng vốn cho cán bộ công nhân viên phát triển kinh tế gia đình. Bảng 1: Số liệu tiền gửi đến 31/12/2008 ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Thực hiện đến 31/12/2007 Thực hiện đến 31/12/2008 Tăng, giảm % Kế hoạch năm 2008 So với TH 2007 So với KH 2007% 2 Tổng dư nợ 186,221 373,520 187,299 112% 333,000 2.1 Phân theo TP kinh tế 186,221 373,520 187,299 112% 333,000 DNNN 145,928 335,393 189,465 114% 293,000 TN cá thể 3,683 2,974 -709 99% 3,000 DNTN, hộ GĐ 36,610 35,153 -1,457 95% 37,000 2.2 Phân theo ngành kinh tế 186,221 373,520 187,299 112% 333,000 Nông nghiệp 150 50 -100 50% 100 Thuỷ sản 5,654 4,706 -948 94% 5,000 2.3 CN chế biến gỗ 139,970 321,151 181,181 129% 248,400 Xây dựng 8,035 13,724 5,689 28% 48,500 Thương nghiệp 7,716 7,519 -197 107% 7,000 Khách sạn, nhà hàng 9,425 9,368 -57 94% 10,000 Vận tải, kho bãi, thông tin LL 2,195 1,893 -302 95% 2,000 Phục vụ CN, cộng đồng 8,368 9,740 1,372 97% 10,000 HĐ khác 4,708 5,369 661 268% 2,000 2.4 Phân theo thời hạn 186,221 373,520 187,299 112% 333,000 Ngắn hạn 106,186 107,630 1,444 108% 100,000 Trung hạn 20,614 43,933 23,319 133% 33,000 Dài hạn 59,421 221,957 162,536 111% 200,000 Tính đến 31/12/2008 dư nợ đạt 373 tỷ đồng tăng so với năm 2007 là 187 tỷ đồng đạt tốc độ tăng trưởng trên 100% so với 31/12/2007. Thực hiện tốt cơ cấu đầu tư phù hợp với thực trạng trên địa bàn và đảm bảo tỷ lệ cơ cấu đầu tư theo yêu cầu của NHCT Việt Nam, việc khắc phục được khó khăn tìm giải pháp tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ đó là: Bảng 1: Số liệu tiền gửi đến 31/12/2008 ĐVT: Triệu đồng STT Chỉ tiêu Thực hiện đến 31/12/2007 Thực hiện đến 31/12/2008 Tăng, giảm % Kế hoạch năm 2008 So với TH 2007 So với KH 2007% 1 Nguồn vốn huy động 163,685 238,116 74,431 104% 230,000 Trong đó: VNĐ 156,256 231,532 75,276 108% 215,000 Ngoại tệ 7,429 6,584 -845 44% 15,000 1.1 TG TCKT 102,031 136,052 34,021 121% 112,000 + KKH 47,395 36,816 -10,579 920% 4,000 + Có KH 54,636 99,236 44,600 92% 108,000 1.2 Tiết kiệm DC 58,415 90,968 32,553 86% 106,000 + KKH 786 37 -749 7% 500 + Có KH 57,629 90,931 33,302 86% 105,500 1.3 Phát hành CC nợ 3,239 11,095 7,856 92% 12,000 + Kỳ phiếu 442 11,095 10,653 92% 12,000 + GTCG khác 2,797 0 -2,797 Với kết quả huy động vốn đạt gần 238 tỷ đồng, tăng so với năm 2007 gần 100 tỷ đồng, con số ty không lớn so với nhiều chi nhánh trong và ngoài hệ thống. Song một điều đáng nói là trên một địa bàn được coi là huy động vốn rất khó 2.1.3.Tổ chức bộ máy của chi nhánh Ngân hàng TMCP công thương Sầm Sơn Giám đốc PGĐ 1 PGĐ 2 PGĐ 1 PGĐ 3 Phòng tổ chức hành chính Phòng giao dịch Trung Sơn Phòng KT giao dịch Phòng giao dịch Trường Sơn Phòng giao dịch số 1 Tổ rủi ro Phòng tổ chức hành chính Tổ điện toán Phòng khách hàng Nhà khách Thanh Bình 2.1.4 Thực trạng kế toán cho vay tại Ngân hàng công thương Sầm Sơn 1. Các tài liệu liên quan quy trình và phương pháp cho vay trong hệ thống NHCT Việt Nam - Quyết định số 2185/QĐ-NHCT10 ngày 12 tháng 12 năm 2006 của tổng giám đốc NHCT Việt Nam - Quyết định 1498/QĐ-NHNN ngày 13/10/2005 của Thống đốc NHNN v/v "ban hành quy chế giao dịch một cửa áp dụng đối với TCTD"; - Quyết định 1789/2005/QĐ-NHNN ngày 12/12/2006 của Thống đốc NHNN v/v "ban hành chế độ chứng từ kế toán ngân hàng"; - Công văn 2248/CV-NHCT10 ngày 01/06/2006 của NHCT Việt Nam v/v "hướng dẫn phương pháp tính toán và hạch toán các khoản phải thu, phải trả trong hệ thống NHCT VN"; - Quyết định 1627/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc NHNN về việc ban hành "quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng" và các quyết định sửa đổi bổ sung quyết định số 167; - Quyết định 066/QĐ-HĐQT-NHCT19 ngày 03/04/2006 của Hội đồng quản trị NHCT VN v/v "ban hành quy định cho vay tiêu dùng"; - Quyết định 067/QĐ-HĐQR-NHCT19 ngày 03/04/2006 của Hồi đồng quản trị NHCT VN v/v "ban hành quy định cho vay sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư phát triển đối với cá nhân, hộ gia đình". - Quyết định 071/QĐ-HĐQT-NHCT35 ngày 03/04/2006 của Hội đồng quản trị NHCT VN v/v "ban hành quy định về thực hiện đảm bảo tiền vay của khách hàng trong hệ thống NHCT VN"; - Quyết định 072/ QĐ-HĐQT-NHCT ngày 03/04/2006 của Hội đồng quản trị NHCT VN v/v "ban hành quy định cho vay đối với các tổ chức kinh tế"; - Quyết định 068/QĐ-HĐQT-NHCT ngày 17/07/2002 của Hội đồng quản trị NHCT VN "quy định về đồng tài trợ của NHCT VN"; - Các quy trình, văn bản hướng dẫn hiện hành có liên quan của NHCT VN. 2. Quy định về hồ sơ và chứng từ trong nghiệp vụ kế toán cho vay Nguyên tắc thực hiện nghiệp vụ kế toán cho vay: Khi phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến quá trình cho vay, thu nợ, thu lãi, thu phí, kế toán phải tiến hành kiểm soát tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ kế toán cho vay, đảm bảo phản ánh kịp thời, đầy đủ chính xác vào sổ sách kế toán quá trình cho vay, thu nợ, thu lãi và phí đối với từng khách hàng theo đúng quy trình và phương pháp hạch toán cho vay quy định tại văn bản này. Các chứng từ ghi sổ thuộc nghiệp vụ kế toán cho vay phải được lập đúng trên cơ sở chứng từ gốc (hồ sơ tín dụng/ giấy nhận nợ/ hợp đồng bảo đảm tiền vay... các quy định hiện hành. Đối với những HĐTD có quy định tiền vay được chuyển trả trực tiếp cho bên thụ hưởng thì phải được chuyển trả cho bên thụ hưởng, không được chuyển vào tài khoản tiền gửi của bên vay vốn, việc giải ngân tiền mặt chỉ được thực hiện nếu phù hợp với mục đích sử dụng tiền vay ghi trong giấy nhận nợ. Việc chuyển nợ quá hạn, theo dõi kỳ hạn nợ, tính lãi... cơ bản là do hệ thống xử lý tự động. Tuy nhiên, CBTD phải thường xuyên kiểm tra thông tin trong các báo cáo của hệ thóng để theo dõi những khoản vay đến hạn, quá hạn nhằm phối hợp chặt chẽ với kế toán đôn đốc thu hồi nợ gốc, nợ lãi khi đến hạn và có biện pháp quản lý các khoản vay, hạn chế tối đa rủi ro đối với vốn cho vay của NHCT. Trên cơ sở các bảng kê tính lãi dự thu do hệ thống tự động tính và hạch toán, kế toán phải kiểm soát kịp thời đảm bảo số liệu hạch toán dự thu trên các bảng kê khớp đúng với số liệu hạch toán tổng hợp của sổ cái. Trường hợp hệ thống chưa in được các bảng kê tính lãi dự thu, kế toán phải kiểm soát đảm bảo việc hạch toán lãi và thu lãi quy định cho đến khi cập nhật vào chương trình phần mềm. Trong nghiệp vụ kế toán cho vay: Được phép phát sinh các giao dịch thu hộ gốc và lãi từ các khoản vay của chi nhánh khác. Tuy nhiên quá trình thu hộ (nợ gốc và lãi) cho chi nhánh khác, trước mắt chi nhánh thu hộ phải thực hiện thông qua nghiệp vụ chuyển tiền (chưa được phép lựa chọn trực tiếp tài khoản tiền vay của khách hàng để hạch toán thu nợ trực tiếp) đồng thời các chi nhánh chưa được phép tự động trịch nợ tài khoản tiền gửi của khách hàng không thuộc chi nhánh mình trực tiếp mở và quản lý khi chưa có quy định cụ thể của NHCT Việt Nam và lệnh của chủ tài khoản. Chỉ khi có quy định cụ thể của NHCT Việt Nam cả về nghiệp vụ và hỗ trợ kỹ thuật thì các chi nhánh mới được thực hiện vay một nơi giải ngân ở nhiều nơi; thu hộ gốc và lãi trực tiếp vào tài khoản của khách hàng vay hoặc tự động trích tài khoản tiền gửi của khách hàng cở chi nhánh khác thu nợ tại chi nhánh mình hoặc tự động trích tài khoản tiền gửi của khách hàng ở chi nhánh khác theo yêu cầu giao dịch của khách hàng. Hồ sơ tín dụng: Lưu trữ tại bộ phận kế toán phải được sắp xếp một cách khoa học, thuận tiện cho việc theo dõi kịp thời, đầy đủ quá trình cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, miễn giảm lãi, xử lý rủi ro tiền vay và tra cứu tới từng khách hàng vay khi cần thiết. Hồ sơ kế toán cho vay: Hồ sơ kế toán cho vay gồm hồ sơ tín dụng và các chứng từ ghi sổ liên quan đến nghiệp vụ kế toán cho vay. Hồ sơ kế toán cho vay đã hội đủ các yếu tố hợp lệ, hợp pháp, tuân thủ các quy định của chế độ chứng từ kế toán hiện hành là cơ sở để hạch toán kế toán cho vay. Hồ sơ, tín dụng, bao gồm: + Bản chính HĐTD, giấy nhận nợ, phụ lục, văn bản sửa đổi bổ sung HĐTD, các giấy tờ liên quan đến xử lý nợ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ; + Bản chính hoặc bản sao HĐBĐ có xác nhận sao y bản chính của NHCV, phụ lục HĐBĐ, biên bản định giá/ biên bản định giá lại TSBĐ kiêm phụ lục HĐBĐ, các văn bản sửa đổi, bổ sung HĐBĐ (nếu có)... Hồ sơ tín dụng là chứng từ gốc dùng làm cơ sở để lập chứng từ ghi sổ hạch toán kế toán cho vay. Chứng từ ghi sổ liên quan đến kế toá cho vay, bao gồm: Các chứng từ để hạch toán giải ngân cho KH như: lệnh chi (nếu giải ngân bằng chuyển khoản, phiếu lĩnh tiền mặt).. các chứng từ để hạch toán thu nợ, thu lãi, thu phí, miễn giảm lãi, xử lý rủi ro, nhập, xuất kho TSBĐ tiền vay như: lệnh chi, giấy nộp tiền, phiếu hạch toán, chứng từ hạch toán nợ, chứng từ hạch toán có, chứng từ hạch toán có, phiếu thu dịch vụ kiêm hoá đơn, bảng liệt kê hồ so kiêm phiếu nhập/

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHoàn thiện nghiệp vụ kế toán cho vay tại ngân hàng NHTMCP Công Thương (VietinBank) Sầm Sơn.DOC
Tài liệu liên quan