MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ CỦA DOANH NGHIỆP 4
I. Khái niệm nhập khẩu 4
1. Khái niệm 4
2. Vai trò của nhập khẩu đối với doanh nghiệp 5
3. Sự cần thiết hoàn thiện nhập khẩu máy móc thiết bị đối với doanh nghiệp 6
II. Các hình thức nhập khẩu 7
1. Nhập khẩu trực tiếp 7
2. Nhập khẩu liên doanh 7
3. Nhập khẩu ủy thác 8
4. Nhập khẩu hàng đổi hàng 8
5. Tạm nhập tái xuất 9
III. Qui trình nhập khẩu của doanh nghiệp 10
1. Nghiên cứu thị trường 10
2. Xây dựng kế hoạch phương án nhập khẩu 12
3. Đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu 13
4. Thực hiện hợp đồng nhập khẩu 15
5. Tổ chức tiêu thụ hàng nhập khẩu 19
6. Đánh giá và điều chỉnh hoạt động nhập khẩu 19
IV. Các nhân tố và chỉ tiêu ảnh hưởng tới nhập khẩu máy móc thiết bị của doanh nghiệp 20
1. Nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu máy móc thiết bị 20
1.1. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp 20
1.1.1. Biển động kinh tế 20
1.1.2. Các chế độ chính sách pháp luật trong nước 21
1.1.4. Tỷ giá hối đoái 23
1.1.5. Hệ thống tài chính ngân hàng 23
1.1.6. Đối thủ cạnh tranh 24
1.1.7. Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc 24
1.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 24
1.2.1. Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp 24
1.2.2. Nguồn lực con người trong doanh nghiệp 25
1.2.3. Cơ cấu quản lý và bộ máy tổ chức 25
1.2.4. Quan hệ bạn hàng 25
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị 26
2.1. Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu 26
2.2. Tỷ suất lợi nhuận 26
2.3. Doanh lợi nhập khẩu : 27
2.4. Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu : 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM HÀ NỘI 29
I. Tổng quan về TOCONTAP 29
1. Sự ra đời và phát triển của công ty 29
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty 31
2.1. Chức năng 31
2.2. Nhiệm vụ 32
3. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 32
3.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty 32
3.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty 32
4. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty TOCONTAP có ảnh hưởng tới nhập khẩu 35
4.1. Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng thiết bị máy móc của công ty 35
4.1.1. Đặc điểm về lĩnh vực kinh doanh của công ty TOCONTAP 35
4.1.2. Đặc điểm về mặt hàng thiết bị máy móc của công ty 37
4.2. Đặc điểm về vốn 37
4.3. Đặc điểm về quản lý 38
4.4. Đặc điểm về lao động 38
4.5. Thị trường của công ty 38
4.6. Khách hàng của công ty 39
4.7. Quan hệ bạn hàng 39
II. Kết quả doanh của công ty 39
1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty 39
2. Một số kết quả về xuất khẩu 43
2.1. Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ lực 43
2.2. Thị trường xuất khẩu chính của TOCONTAP 44
3. Một số kết quả về nhập khẩu 44
3.1. Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu chủ lực 44
3.2. Thị trường nhập khẩu chính của TOCONTAP 45
4. Tình hình thực hiện chỉ tiêu tài chính 47
III. Thực trạng nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty TOCONTAP 48
1. Kết quả nhập khẩu máy móc thiết bị 48
1.1. Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của TOCONTAP 49
1.2. Hiệu quả kinh doanh từ nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty 53
1.3. Những mặt máy móc thiết bị mà công ty tiến hành nhập khẩu 54
1.4. Thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị chính của công ty 55
1.5. Thị trường tiêu thụ của máy móc thiết bị của công ty 57
1.6. Đối thủ cạnh tranh của công ty 58
2. Tình hình thực hiện quy trình nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty 59
2.1. Nghiên cứu thị trường 59
2.2. Lập kế hoạch nhập khẩu 60
2.3. Đàm phán ký kết hợp đồng nhập khẩu 60
2.4. Triển khai thực hiện hợp đồng 60
2.4.1. Xin giấy phép nhập khẩu 60
2.4.2. Làm thủ tục ban đầu thanh toán quốc tế 60
2.4.3. Làm thủ tục hải quan nhập khẩu 61
2.4.4. Mua bảo hiểm cho hàng hóa 62
2.4.5. Giao nhận và kiểm tra hàng hóa nhập khẩu 63
2.4.6. Thanh toán và nhận bộ chứng từ 64
2.4.7. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 64
2.5. Tổ chức tiêu thụ máy móc thiết bị cho khách hàng 65
2.6. Đánh giá hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị 66
IV. Đánh giá hoạt động nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty 66
1. Những điểm mạnh của công ty 66
2. Những hạn chế và khó khăn của công ty 68
2.1. Về kết quả nhập khẩu 68
2.2. Những hạn chế về hoạt động nhập khẩu 69
3. Nguyên nhân của những hạn chế, khó khăn 71
3.1. Nguyên nhân chủ quan 71
3.1.1. Việc huy động và sử dụng vốn còn nhiều hạn chế 71
3.1.2. Hạn chế về nguồn nhân lực có trình độ tham gia nhập khẩu 72
3.1.3. Chưa chú trọng đến công tác tìm nguồn hàng mới 72
3.2. Nguyên nhân khách quan 73
3.2.1. Sự không cụ thể trong chính sách của nhà nước và các bộ ngành liên quan 73
3.2.2. Lãi suất tín dụng cao 73
3.2.3. Cạnh tranh gay gắt 73
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NHẬP KHẨU MÁY MÓC THIẾT BỊ Ở CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM HÀ NỘI 75
I. Phương hướng và nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới 75
1. Phương hướng chung 75
2. Phương hướng hoàn thiện nhập khẩu máy móc thiết bị 76
II. Các giải pháp hoàn thiện nhập khẩu máy móc thiết bị 77
1. Hoàn thiện qui trình nhập khẩu 77
1.1. Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trường 77
1.2. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch nhập khẩu 78
1.3. Hoàn thiện đàm phán, ký kết hợp đồng 79
1.4. Hoàn thiện hoạt động tiêu thụ máy móc thiết bị 79
2. Hoàn thiện nghiệp vụ thực hiện hợp đồng nhập khẩu 80
2.1. Nghiệp vụ mua bảo hiểm hàng hóa 80
2.2. Nghiệp vụ hải quan 80
2.3.Nghiệp vụ thanh toán tiền hàng nhập khẩu 81
3. Các biện pháp khác 82
3.1. Huy động và sử dụng vốn hiệu quả 82
3.2. Giảm chi phí kinh doanh nhập khẩu 83
3.3. Đa dạng hóa phương thức kinh doanh 84
3.4. Hoàn thiện bộ máy tổ chức 84
3.5. Tăng cường công tác đào tạo và quản trị nhân lực 86
3.6. Tăng cường ngoại tệ cho nhập khẩu bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu 87
III. Kiến nghị đối với nhà nước và các cơ quan có liên quan 88
1. Kiến nghị với nhà nước 88
2. Kiến nghị với các đơn vị liên quan 89
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 92
101 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4855 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện nhập khẩu máy móc thiết bị ở công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xí nghiệp liên doanh với Canada, công ty TNHH TOCONTAP Handelsgesllschaft GmnH tại Bremen CHLB Đức và các đại diện thương mại tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Mailaysia, Phillipines, Thái Lan, CHLB Nga, CHLB Đức, Pháp, Anh, Hungary, Argentina, CuBa…
II. Kết quả doanh của công ty
Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty
Hoạt động nhập khẩu là hoạt động kinh doanh chủ yếu của công ty, kim ngạch nhập khẩu không ngừng tăng qua các năm do nỗ lực kinh doanh của của các phòng XNK.
Bảng 3: Kim ngạch XNK của công ty từ năm 2005 đến năm 2008
(Đơn vị tính:1000USD)
Chỉ tiêu
2005
2006
2007
2008
Tổng kim ngạch
40.877
39.376
62.353
62.766
Xuất khẩu
4.198
4.135
7.721
13.799
Nhập khẩu
36.679
35.241
54.632
48.967
(Nguồn:phòng tổng hợp)
Bảng 4: So sánh kim ngạch XNK của năm sau so với năm trước
(Đơn vị: %)
Chỉ tiêu
2005/2004
2006/2005
2007/ 2006
2008/2007
Tổng kim ngạch
87.40
96.33
158.35
100.66
Xuất khẩu
24
98.50
186.72
178.72
Nhập khẩu
124,17
96.08
155.02
89.63
(Nguồn:phòng tổng hợp)
Biểu đồ 1: Kim ngạch XNK của TOCONTAP từ năm 2005 đến năm 2008
(Đơn vị:1000USD)
Biểu đồ 2: Tỷ trọng kim ngạch xuất nhập khẩu của TOCONTAP từ năm 2005 đến năm 2008
(Đơn vị:100%)
Nhận xét:
Về kim ngạch
Có thế nhận thấy rằng năm 2005, 2006 thì kim ngạch XNK nhìn chung là giảm, đặc biệt năm 2005 kim ngạch XK thấp nhất trong 5 năm 2001-2005, XK chỉ bằng 24,37% so với năm 2004, sở dĩ như vậy là vì những năm đó công ty tập trung chủ yếu vào mặt hàng xuất khẩu sang Irac song do tình hình chính trị của Irac bất ổn nên xuất khẩu sang thị trường này khó khăn gặp nhiều rủi ro. Mặt khác những mặt hàng truyền thống của công ty nhưu gốm sứ, thủ công mỹ nghệ đề giảm sút bởi môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt cả ở thị trường trong và ngoài nước, TOCONTAP lại thiếu cơ sở sản xuất không có mặt hàng chủ lực nên kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh. Bên cạnh đó là nguyên nhân chủ quan của cơ sở ngại làm hàng xuất khẩu, không tìm kiếm hợp tác với cơ sở sản xuất, và nghiệp vụ xuất khẩu còn yêu, hàng xuất khẩu mang tình chất chụp giật và không giữ được khách hàng.
Năm 2006 tình hình thế giới diễn biến phức tạp đặc biệt ở khu vực Trung đông rủi ro cao, cạnh tranh gay gắt, giá một số mặt hàng trong nước tăng đột ngột, thiên tai lớn và dịch cúm gia cầm khiến một số mặt hàng không thực hiện như các năm trước như thủ công mỹ nghệ, gốm sứ, sơn mài. Nguyên nhân là những mặt hàng này mẫu mã của ta còn sơ sài trong khi đó thị trường thế giới luôn đòi hỏi sự đổi mới về mẫu mã. Bên cạnh đó thì nhập khẩu tuy giảm so với năm 2005 nhưng vẫn vượt kế hoạch đề ra bằng 141% kế hoạch, song các mặt hàng nhập khẩu chủ lực vẫn tăng về kim ngạch, không chỉ vậy còn bổ sung vào danh mục các hàng này là: hoa quả tươi, đây là một điểm rất đáng khích lệ.
Năm 2007 là một năm mà TOCONTAP bội thu về kim ngạch XNK. Kim ngạch Xk đạt 7.721.418 = 110,31% so với kế hoạch đặt ra và tăng 186,72% so với năm 2006. Mặc dù có những khó khăn từ những yếu tố không thuận lợi như: giá cả các vật tư, nguyên liệu tăng, tỷ giá USD và EURO biến động, lãi suất tín dụng cao nhưng công ty lại có nhưng tiến bộ như Chi nhánh TP Hồ Chí Minh thực hiện nhiều hợp đồng xuất khẩu nông sản và thực phẩm chế biến.Về nhập khẩu kim ngạch cũng đạt 54631604 USD bằng 120,33% kế hoạch đặt ra và bằng 155,02% so với năm 2006, nhập khẩu chủ yêu là hàng máy móc thiết bị, nguyên liệu vật tư cho sản xuất, kim ngạch các mặt hàng tiêu dùng có xu hướng giảm, bổ sung vào danh mục những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao là thức ăn gia súc. Xuất khẩu cũng có những tiến triển đáng mừng như cao su nguyên liệu đã lọt vào top những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu với kim ngạch 678.142USD.
Năm 2008 là năm kinh tế thế giới có nhiều biến động: sự phá sản của hai ngân hàng lớn nhất nước Mỹ ảnh hưởng tới nên kinh tế toàn cầu.Sự sụt giá tiền tệ, mất giá chứng khoán, giá dầu tăng tăng kỷ lục rồi lại tụt dốc thảm hại. Bên cạnh đó thiên tai dồn dập khiến giá hàng hóa thực phẩm leo thang đã khiến cho nền kinh tế nước ta tăng trưởng chậm.Tuy nhiên TOCONTAP vẫn nỗ lực chống đỡ khủng hoảng kinh tế, tuy chưa vượt kế hoạch đề ra nhưng kim ngạch XNK vẫn tăng 100,66% so với năm 2007. Có thể khẳng định rằng các nhân viên phòng ban kinh doanh đã không ngừng nỗ lực cố gắng để có kết quả khích lệ trên.
Một số kết quả về xuất khẩu
Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của TOCONTAP phải kể đến là: chổi quét sơn, hàng may mặc, gạo, hạt điều.. riêng năm 2008 có thêm mặt hàng mủ cao su với tổng kim ngạch xuất khẩu là 2.494.497 USD là do chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh thực hiện các hợp đồng xuất khẩu với các công ty ở bên Trung Quốc. Bên cạnh đó gạo và chổi quét sơn không được công ty nhập khẩu nữa, là do thị trường hai mặt hàng này ở trong nước không còn dồi dào như những năm trước.
Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chủ lực của TOCONTAP từ năm 2006 đến 2008.
Mặt hàng
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
KN(USD)
TT(%)
KN(USD)
TT(%)
KN(USD)
TT(%)
Chổi quét sơn
3.313.850
80
3.578.613
46
-
-
Gạo
301.660
7
491.823
6
-
-
Hàng may mặc
309.797
7
249.806
3
195.384
1
Mủ cao su
-
-
2.629.164
34
13.538.484
98
(nguồn: phòng tổng hợp)
Nhận xét:
- Năm 2006 mặt hàng chổi quét sơn chiếm một tỷ trọng rất cao trong kim ngạch xuất khẩu của TOCONTAP lên tới 80%, đây là kết quả của việc liên doanh với các xí nghiệp ở Canada để bên Canada cung cấp nguyên liệu chổi quét sơn, còn bên TOCONTAP thông qua ủy thác sẽ xuất khẩu lại chổi quét sơn đối tác. Bên cạnh đó gạo vẫn là thế mạnh của công ty trong xuất khẩu
- Năm 2007 là năm có nhiều lạc quan về xuất khẩu. Bổ sung vào danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là Mủ cao su, do công ty đã tìm được thị trường tiềm năng Trung Quốc. Có được tin vui đó là do nỗ lực của các cán bộ kinh doanh XNK , do đường lối chỉ đạo đúng đắn của các ban lãnh đạo, và ảnh hưởng của gia nhập WTO của Việt Nam.
- Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu vẫn tăng, nhưng 2 mặt hàng chổi quét sơn, gạo không còn nằm trong danh mục xuất khẩu của công ty nữa. Bởi chủ chương hạn chế xuất khẩu gạo của chính phủ, đồng thời công ty không còn liên kết với bạn hàng bên Canada để cung cấp chổi quét sơn cho bên này.
2.2. Thị trường xuất khẩu chính của TOCONTAP
TOCONTAP xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường: Anh, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung quốc, Indonexia với các mặt hàng: Chổi quét sơn, hàng may mặc, thảm cói, đồ thủ công mỹ nghệ… Hiện công ty vẫn không ngững cố gắng để xuất khẩu nhiều mặt hàng hơn nữa ra nhiều thị trường triển vọng trên thế giới có như thế mới xứng với tầm triển vọng phát triển của nó.
Một số kết quả về nhập khẩu
Kim ngạch các mặt hàng nhập khẩu chủ lực
Hoạt động ngoại thương chủ yếu của công ty là nhập khẩu, lợi nhuận từ nhập khẩu chiểm tỷ trọng lớn trong lợi nhuận của công ty mỗi năm.
Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng chủ lực của TOCONTAP từ năm 2005 đến 2008.
Mặt hàng
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
KN(USD)
TT(%)
KN(USD)
TT(%)
KN(USD)
TT(%)
Nguyên liệu chổi sơn
2.207.555
6
1.522.082
3
-
Máy móc thiết bị
13.853.166
39
16.320.411
30
18.363.273
38
Sắt thép
1.661.639
5
2.695.927
5
6.230.269
13
Giấy và bột giấy
890.515
3
1.117.828
2
1.136.404
2
Dụng cụ điện
861.183
2
800.036
1
410.486
1
Nguyên liệu chất dẻo
2.707.555
8
3.307.126
6
3.793.922
8
Hoa quả tươi
1.148.589
3
829.255
2
575.624
1
(Nguồn: phòng tổng hợp)
Ta thấy mặt hàng máy móc thiết bị là mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu ổn định và tăng dần đều qua các năm của công ty. Đây chính là mặt hàng chủ lực đem về những đồng lợi nhuận quí giá cho công ty. Riêng các mặt hàng giấy bột giấy, hoa quả tươi, dụng cụ điện giảm ở năm 2008 do thị trường nhập khẩu bị thu hẹp.
Thị trường nhập khẩu chính của TOCONTAP
Thị trường nhập khẩu của TOCONTAP tập trung vào các nước châu Á và nhiều nước ở châu Âu. Năm 2005 bạn hàng nhập khẩu của công ty là 36 nước. Năm 2006 do tình hình kinh tế bất ổn nên cùng với sự giảm sút về kim ngạch nhập khẩu thì thị trường nhập khẩu cũng bị thu nhỏ lại còn 32 nước. Năm 2007 con số đó không thay đổi. Đến năm 2008 thị trường nhập khẩu của công ty thu hẹp lại còn 28 nước. Nguyên nhân chính là do khủng hoảng kinh tế, lạm phát, sự mất giá của đồng tiền dẫn tới nhu cầu tiêu dùng thu hẹp tất yếu buộc công ty phải thu hẹp thị trường nhập khẩu của mình.
Bảng 7: Kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường trọng điểm
Đơn vị kim ngạch: nghìn USD
Tỷ trọng(TT): %
Thị trường
2005
2006
2007
2008
KN
TT
KN
TT
KN
TT
KN
TT
Nhật
9.803
26,73
11.789
33,45
11.236
14,17
15.763
1,32
Trung quốc
2.643
7,21
3.945
11,19
7.743
4,92
644
7,45
Đài loan
2.257
6,15
1.352
3,84
2.690
1,18
3.647
4,45
Indonexia
396
1,08
1.176
3,34
643
15,83
2.177
10,96
Malaisia
363
0,99
1.176
3,34
8.646
4,24
5.365
10,19
Mỹ
2.483
6,77
1.259
3,57
2.319
2,33
4.992
0,46
Canada
1.768
4,82
1.772
5,03
1.275
2,38
224
0,31
Singapore
3.453
9,41
1.629
4,62
1.298
3,26
151
2,49
Hàn quốc
2.655
7,24
1.271
3,61
1.779
5,87
1.219
3,81
Thái lan
1.846
5,03
1.063
3,02
3.205
25,26
1.868
26,38
Thị trường khác
9.012
24,57
8.809
25,00
13.798
14,17
12.917
1,32
Tổng kim ngạch
36.679
100,00
35.241
100
54.632
100,00
48.967
100,00
(Nguồn: phòng tổng hợp)
Nhận xét:
- Qua bảng số liệu ta có thể thấy rằng Nhật luôn là thị trường trọng điểm của TOCONTAP trong việc nhập khẩu các loại mặt hàng như: máy móc thiết bị y tế, cơ khí, công trình, bột và giấy bột, thực phẩm hạt nhựa và một số hàng hóa khác, đặc biệt năm 2008 công ty đã nhập khẩu ở thị trường nhật thêm mặt hàng máy tính và linh kiện máy tính.
- Thị trường Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu tiềm năng tuy nhiên đến năm 2008 công ty đã không nhập khẩu các mặt hàng: van nước, dụng cụ thể thao, và một số mặt hàng khác do vậy làm giảm kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này. Nguyên nhân là do công ty đã tìm được những thị trường tiêm năng khác như Canada, philipin.. và một phần do khủng hoảng kinh tế.
- Đáng chú ý là trong khi các thị trường nhập khẩu khác bị thu hẹp do khủng hoảng kinh tế thì riêng kim ngạch nhập khẩu từ Mĩ , Nhật vẫn không ngừng tăng qua các năm và tới năm 2008: thị trường nhập khẩu từ Mĩ tăng hơn 200% so với năm 2007, còn từ Nhật đạt 15.736 nghìn USD tăng 40% so với năm 2007 nguyên nhân chính là do chính sách đối ngoại của Mĩ và Việt Nam đã có thay đổi theo hướng tích cực, đồng thời sự suy yếu của kinh tế Mĩ, Nhật dẫn tới việc một loạt tập đoàn lớn phải bán rẻ công nghệ, máy móc để chống đỡ sự phá sản. TOCONTAP đã cố gắng tận dụng cơ hội này.
4. Tình hình thực hiện chỉ tiêu tài chính
Bảng 8: Kết quả tài chính của công ty trong các năm 2005-2008
( Đơn vị: triệu đồng)
2005
2006
2007
2008
Doanh thu
580.052
563.402
912.173
954.987
Nộp ngân sách
Trong đó:
69.445
61.545
139.562
148.053
-Thuế GTGT
34.415
31.177
93.720
98.452
-Thuế XNK
29.852
26.136
39.999
42.375
-Thuế tiêu thụ đặc biệt
4.214
2.494
4.693
6.023
-Thuế TNDN
964
731
914
953
-Thuế TNCN
_
1.007
236
250
Phí trực tiếp
15.743
12.618
29.173
30.002
Phí quản lý
3.418
2.558
2.409
4.378
Lợi nhuận
3.442
3.600
8.400
8.673
(Nguồn: phòng tổng hợp)
Nhìn chung, kết quả kinh doanh của công ty đạt được những con số khả quan, mặc dù chịu sức ép từ cạnh tranh gay gắt cùng với những biến động của thị trường. Doanh thu của công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 với tỉ lệ tăng là 61% tương ứng là 348.771 triệu đồng do đây là giai đoạn công ty chuyển từ doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần.Vì mới hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần nên công ty chưa tạo được sự tin tưởng của các ngân hàng chính vì vậy công ty sẽ gặp nhiều khó khăn đối với các khoản vay cho nên các ngân hàng đã giảm hạn mức cho vay. Năm 2008 doanh thu chỉ tăng 4,6% so với năm 2007 vì công ty chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, những khoản tín dụng cho vay bị hạn chế, hoạt động xuất khẩu và các hoạt động tài chính đều gặp không ít khó khăn. Chi phí mỗi năm đều tăng hơn vì công ty mở rộng kinh doanh. Song, điều đáng chú ý nhất là lợi nhuận năm 2007 tăng 133% , có được điều đó không chỉ do hiệu ứng của việc gia nhập WTO mà còn do công ty bắt đầu từ năm này tiến hành cho thuê mặt bằng là văn phòng.
Tóm lại, tuy quy mô kinh doanh của công ty có tăng lên làm doanh thu tăng lên thì chi phí cũng tăng lên theo nhưng lợi nhuận của công ty vẫn tăng. Điều đó có thể cho thấy được rằng đời sống của cán bộ công nhân viên đã được đảm bảo, thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên tăng lên. Cũng phải nói rằng, chi phí mà công ty đã bỏ ra là quá nhiều. Nguyên nhân chúng ta có thể thấy được rằng do công ty mới chỉ hoạt dộng dưới dạng công ty cổ phần, còn nhiều khó khăn trong định hướng đi cho mình.
III. Thực trạng nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty TOCONTAP
Kết quả nhập khẩu máy móc thiết bị
Hàng năm công ty nhập khẩu tới hàng chục triệu USD mặt hàng thiết bị máy móc. Danh mục thiết bị máy móc công ty nhập khẩu gồm:
Máy và thiết bị công trình.
Máy móc và thiết bị y tế.
Máy móc và thiết bị cơ khí.
Thiết bị phòng thí nghiệm và phòng dạy nghề
Máy tính, máy in, đỗ KTS và linh kiện.
Máy photo và thiết bị
Máy móc và thiết bị nghe nhìn.
Máy đếm và phát hiện tiền giả.
Máy phát điện.
Trong đó những máy móc thiết bị được nhập với kim ngạch lớn và ổn định qua các năm phải kể đến: Máy và thiết bị công trình; Máy móc và thiết bị y tế; Máy móc và thiết bị cơ khí; Máy photo và thiết bị; Máy tính, máy in, đỗ KTS và linh kiện.
Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị của TOCONTAP
Bảng 9: Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị
từ năm 2005 đến năm 2008
Năm
2005
2006
2007
2008
Kim ngạch(USD)
8.763.540
13.853.166
16.320.411
18.363.273
Tỷ trọng sv tổng KNNK(%)
23,89
39,31
29,87
37,50
(nguồn: phòng tổng hợp)
Biểu đồ 3: Tỷ trọng KNNK máy móc thiết bị của công ty
từ năm 2005 đến năm 2008
Biểu đồ 4: Tỷ trọng KNNK máy móc thiết bị của công ty
từ năm 2005 đến năm 2008
Nhận xét:
Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu thấp nhất trong 5 năm 2001-2005, bên cạnh đó nhập khẩu cũng giảm, do công ty tập trung xuất khẩu sang IRAN. Những năm đầu tiên sau khi cổ phần hóa, công ty vẫn chưa thực sự thoát khỏi cái bóng của nhà nước, chưa có nhiều nỗ lực để tìm kiếm thị trường nhập khẩu, trình độ chuyên môn của các cán bộ cũng chưa cao nên khả năng tìm kiếm thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị cũng còn hạn chế. Mặt khác, trong thời gian này nhu cầu của nhân dân cũng chưa phong phú, các doanh nghiệp sản xuất, những công ty xây dựng, những cơ sở chế biến còn ít. Đó là những nguyên nhân làm cho kim ngạch và tỷ trọng nhập khẩu máy móc thiết bị còn thấp.
Năm 2006 nhập khẩu giảm so với năm 2005 là do giá cả nguyên vật liệu chủ yếu như xăng dầu, kim loại màu, hạt nhựa nguyên liệu đều tăng và biến động liên tục dẫn tới các đối tác trong nước cả công tu không chủ động được trong việc tính toán giá cả thị trường từ đó là giảm nhu cầu nhập khẩu. Nhưng nhập khẩu máy móc thiết bị lại tăng cả về kim ngạch và tỷ trọng. Một trong những nguyên nhân là do công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa của đất nước ta khiến cho các khu công nghiệp mới được xây dựng thêm, đời sống nhân dân được nâng cao, nhu cầu về các thiết bị y tế tinh vi hiện đại cũng tăng, đã làm gia tăng nhu cầu về máy móc thiết bị y tế, chế biến, xây dựng…
Năm 2007 Việt Nam gia nhập WTO – 2000 dòng thuế NK đã được chính phủ cắt giảm và chính yếu tố này là động lực thúc đẩy NK gia tăng. Bên cạnh đó, cánh của hội nhập kinh tế mở rộng cũng là lúc vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ vào nước ta dẫn đến nhập khẩu nói chung tăng mạnh, và nhập khẩu máy móc thiết bị nói riêng càng tăng hơn nữa bởi đặc điểm của VN là phụ thuộc vào máy móc thiết bị, nguyên vật liệu để sản xuất. Tuy vây công ty gặp không ít khó khăn: giá hầu hết các vật tư, nguyên liệu máy móc, thiết bị hàng tiêu dùng đều tăng cao và biến động; giá ngoại tệ tăng như USD, EURO, JPY biến động thường xuyên ảnh hưởng đến giá thành nhập khẩu; lãi suất tín dụng ở mức cao… Nhưng công ty đã khắc phục những khó khăn đó, kim ngạch nhập khẩu nói chung và máy móc thiết bị nói riêng đều tăng, một phần là do công ty đã nỗ lực tìm kiếm khách hành mới, cũng như tìm hiểu hàng hóa, không ngần ngại làm phương án, hợp đồng có giá trị cao. TOCONTAP đã ký hợp đồng với 36 nước. Bên cạnh đó cùng với sự tăng trưởng kinh tế là nhu cầu máy móc thiết bị, nguyên liệu vật tư phục vụ cho sản xuất cũng tăng cao. Vì thế kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong kim ngạch nhập khẩu thay vào đó là máy móc thiết bị.
Năm 2008 là một năm kinh tế thế giới có nhiều biến động: sự phá sản của hai ngân hàng lớn nhất nước Mỹ ảnh hưởng tới nên kinh tế toàn cầu; sự sụt giá tiền tệ; tụt dốc chứng khoán; tỷ giá đồng ngoại tệ biến động mãnh mẽ. Bên cạnh đó thiên tai dồn dập, giá xăng cao ngất ngưởng khiến cho giá hàng hóa tiêu dùng leo thang chóng mặt, tất cả khiến cho nền kinh tế của ta tăng trưởng chậm rơi vào tình trạng khủng hoảng. Điều đó khiến cho không chỉ xuất khẩu mà nhập khẩu của TOCONTAP cũng khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường. Tỷ giá ngoại tệ biến đổi mạnh mẽ, đặc biệt là tỷ giá đồng USD rất cao khiến cho chi phí nhập khẩu cũng cao thách thức nguồn vốn có hạn của công ty. Thị trường nhập khẩu các mặt hàng nguyên liệu, rượu đồ uống, cá thịt.. của công ty bị thu hẹp, nhưng thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị lại tăng, thêm vào đó giá trị mỗi hợp đồng lại lớn nên kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị vẫn gia tăng, điều này đã khẳng định uy tín của công ty trong mắt các đối tác kinh doanh trong và ngoài nước.
Hiệu quả kinh doanh từ nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty
Bảng 10: Các chỉ tiêu về nhập khẩu máy móc thiết bị
từ năm 2006 đến năm 2008
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
DT(tr.đ)
73.225
105.889
112.935
CP(tr.đ)
72.771
104.894
111.896
P(tr.đ)
454
995
1.039
PDT(%)
0,62
0,94
0,92
PCP(%)
0,62
0,95
0,93
Bảng 11: Bảng so sánh hiệu quả kinh doanh với hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Hiệu quả KD
Hiệu quả NK MMTB
Chênh lệch
Hiệu quả KD
Hiệu quả NK MMTB
Chênh lệch
Hiệu quả KD
Hiệu quả NK MMTB
Chênh lệch
P(Tr.đ)
3.600
454
-3.146
8.400
995
-74.05
8.673
1.039
-7.634
P’DT(%)
0,64
0,62
-0,02
0,92
0,94
0,02
0,91
0,92
0,01
P’CP(%)
0,64
0,62
-0,02
0,93
0,95
0,02
0,92
0,93
0,01
Nhìn vào bảng so sánh ta có thể thấy rằng hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị ở cả 2 chỉ tiêu Doanh thu và Chi phí đều sinh lời hơn hiệu quả kinh doanh chung của công ty. Điều đó cho thấy một đồng doanh thu hay chi phí bỏ ra để nhập khẩu máy móc thiết bị đều thu về nhiều lợi nhuận hơn khi công ty tiến hành kinh doanh tổng hợp.
Năm 2006 là năm công ty mới tiến hành xong cổ phần hóa, việc gia nhập WTO của nước ta mới chỉ đang nằm trong vòng đàm phán. Nhập khẩu máy móc thiết bị chưa thực sự được nhà nước hỗ trợ cũng chưa có sự ưu đãi nào từ chính sách quốc tế, vì thế giá cả của nhiều máy móc cao, chi phí vận chuyển khá tốn, dẫn đến hiệu quả nhập khẩu máy móc thiết bị của công ty còn thấp -0,02% so với hiệu quả kinh doanh tổng hợp của công ty.
Năm 2007 mặc dù giá vật tư, máy móc tăng cao và biến động liên tục, nhưng với việc gia nhập WTO nước ta được hưởng sự ưu đãi về thuế quan xuất khẩu của một số quốc gia, cùng với sự tính toán của các cán bộ XNK máy móc thiết bị ở phòng 8 và phòng kho, đã nâng hiệu quả nhập khẩu mặt hàng này lên cao hơn +0,02%so với hiệu quả kinh doanh chung của TOCONTAP.
Cuối năm 2008, việc nhập khẩu máy móc thiết bị có khá nhiều tin vui khi các doanh nghiệp nước ngoài suy sụp, giải thể, bán máy móc thiết bị có công nghệ cao cho những nước đang phát triển và là cơ hội cho công ty kinh doanh. Thực tế cũng cho thấy tỷ lệ doanh lợi trên vốn kinh doanh, và tỷ lệ doanh lợi trên chi phí tăng cao hơn hẳn.
Những mặt máy móc thiết bị mà công ty tiến hành nhập khẩu
Bảng 12: Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị qua các năm
(đơn vị:USD)
2006
2007
2008
Máy móc thiết bị công trình
8.230.284
10.300.024
14.828.285
Máy móc thiết bị y tế
4.324.162
456.244
812.683
Máy móc thiết bị cơ khí
1.298.720
2.997.592
175.427
Các loại máy móc thiết bị khác
2.566.511
2.546.878
(Nguồn: phòng tổng hợp)
Hàng năm công ty nhập một lượng lớn các loại máy móc thiết bị bao gồm: máy công trình, máy móc thiết bị y tế, máy móc thiết bị cơ khí, thiết bị chữa cháy, máy in và các thiết bị… Qua bảng trên có thể thấy được sự biến động về kim ngạch nhập khẩu các loại máy móc thiết bị chủ lực của công ty, trong đó phải kể đến năm 2007 khi VN gia nhập WTO, dòng chảy của luồng vốn FDI ồ ạt vào Việt Nam đã tạo điều kiện một loạt dự án các công trình phục vụ cơ sở hạ tầng cho Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước, kéo theo gia tăng nhu cầu máy công trình, đây là một phần lý do máy công trình được TOCONTAP nhập khẩu ngày càng nhiều. Ngoài ra so với năm 2006 thì các năm còn lại công ty đã bổ sung vào danh mục các mặt hàng nhập khẩu máy móc thiết bị: máy đếm và phát hiện tiền giả, trục Inox, máy khâu và may, máy móc thiết bị nghe nhìn…
Thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị chính của công ty
Bảng 13: Thị trường nhập khẩu chính máy móc thiết bị của công ty
Tên máy móc
Thị trường nhập khẩu
Máy móc thiết bị công trình
Nhật, Trung Quốc
Máy móc, thiết bị y tế
Đài loan, Đức, Ukraina, Nhật, Mỹ, Singapore, Trung Quốc
Máy móc thiết bị cơ khí
Anh, Trung Quốc, Đài loan, Đức
Máy photo và thiết bị
Đức, singapore, Trung Quốc
Máy tính, và linh kiện máy tính
Malaysia, Pháp, Singapore, Trung quốc
(Nguồn: phòng tổng hợp)
Trong đó Nhật và Trung Quốc là hai thị trường trọng điểm. Hàng năm công ty nhập từ hai thị trường này một lượng máy móc thiết bị lớn.
Bảng 14: Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo từng thị trường
Thị trường
Năm 2007
Năm 2008
Giá trị (USD)
Tỷ trọng(%)
Giá trị(USD)
Tỷ trọng(%)
Nhật
10.077.852
62
14.506.985
79
Trung quốc
931.525
6
1.836.404
10
Các nước khác
5.311.034
32
2.019.884
11
(Nguồn: phòng tổng hợp)
Biểu đồ 5: Cơ cấu thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị
của công ty năm 2007 và năm 2008
Năm 2007
Năm 2008
Có thể thấy rằng máy móc thiết bị công trình luôn dẫn đầu trong những mặt đem về doanh thu nhập khẩu nhiều nhất cho công ty. Năm 2008 tỷ trọng mặt hàng này là 80% kim ngạch nhập khẩu. Một phần vì nhu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu cơ sở hạ tầng của các khu công nghiệp ngày càng lớn. Một nguyên nhân nữa là do công ty nhập khẩu mặt hàng này từ nước láng giềng Trung Quốc- cũng là đối tác lâu năm của công ty, nên vừa nhanh nhẹn trong mọi thủ tục, lại vừa tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng hóa.
Nhật là đối tác lớn, truyền thống của công ty trong nhập khẩu máy thiết bị công trình. Công ty đã có nhiều hợp đồng có giá trị lớn với các nhà xuất khẩu của Nhật, trong đó có những hợp đồng lên tới 2 triệu USD. Bên cạnh đó phải kể đến Trung Quốc, với trung quốc giá trị mỗi hợp đồng thường không lớn, nhưng đa số các mặt hàng máy móc thiết bị công ty đều nhập phần từ nước này.
Cuộc khủng khoảng kinh tế 2008 ảnh hưởng rõ rệt tới nhập khẩu. Trong đó Nhật là thị trường trọng điểm trọng điểm cung cấp máy móc thiết bị: Máy móc thiết bị cơ khí; Máy photo và thiết bị; Máy tính và linh kiện máy tính. Việc thắt chặt tín dụng, các ngân hàng ôm ngoại tệ hạn chế cho vay cũng gây không ít khó khăn trong việc huy động vốn nhập khẩu, điều đó ít nhiều làm giảm kim ngạch nhập khẩu của công ty.
Tuy kim ngạch nhập khẩu vẫn tăng, song thị trường nhập khẩu máy móc thiết bị năm 2008 đã giảm rõ rệt. Không còn thấy sự xuất hiện của các nước Panama, Pháp, Peru, Thụy sĩ trong danh mục các đối tác của công ty trong năm 2008.
Thị trường tiêu thụ của máy móc thiết bị của công ty
Những doanh nghiệp là tiến hành mua máy móc thiết bị của TOCONTAP rộng khắp cả nước, và không có ở nước ngoài.
Bảng 15: Thị trường tiêu thụ máy móc thiết bị của TOCONTAP
Tên mặt hàng
Khách hàng mua
Máy công trình
Công ty TNHH Tiến Cường, Công ty XD&DDCN Delta, Công ty cổ phần thương mại Phú Quốc, Công ty Diana..
Thiết bị y tế
Trường DH y Hà Nội, bv Việt Đức, bv Nhi, bv Bạch Mai..
Máy in và thiết bị
Công ty cổ phần tổng hợp thiết bị điện tử, công ty TNHH Thủy Vân
Máy xây dựng
Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh. Công ty TNHH Tuấn Hải
Đối thủ cạnh tranh của công ty
Việt Nam cũng như bao nước khác đã và đang phải hứng chịu cơn bão khủng hoảng kinh tế. Tuy nhiên khủng hoảng toàn cầu chính là cơ hội để ta tiến gần với công cuộc Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa. Đặc biệt với nhập khẩu, Việt Nam được hưởng lợi từ việc giảm các nguyện liệu, sản phẩm chế tạo, và máy móc thiết bị. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp nhập khẩu nói chung và cho công ty TOCONTAP nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh thời cơ, công ty sẽ gặp phải không ít khó khăn sự cạnh tranh gay gắt với cả các doanh nghiệp nhập khẩu khác cùng tham gia vào thị trường để tìm nguồn hàng tốt, giá rẻ.
Bên cạnh đó với phương thức kinh doanh tổng hợp của công ty không tập trung kinh doanh một mặt hàng nhất định không tránh khỏi sự cạnh tranh của các công ty chuyên doanh.
Một trong những doanh nghiệp đa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1 109.doc