Luận văn Hoàn thiện nội dung thẩm định các dự án đầu tư khai thác khoáng sản tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Thái Nguyên

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

LỜI NÓI ĐẦU 1

Chương I: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN 3

1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN. 3

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh. 3

1.1.2 Cơ cấu tổ chức của chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên. 6

1.1.3 Công tác huy động vốn của chi nhánh. 8

1.1.4 Công tác sử dụng vốn. 12

1.1.5 Công tác thanh toán xuất – nhập khẩu 14

1.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh. 16

1.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH THÁI NGUYÊN. 18

1.2.1 Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên 18

1.2.1.1 Đối tượng cho vay trung dài hạn 18

1.2.1.2. Kết quả hoạt động cho vay trung và dài hạn tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên 18

1.2.2 Thực trạng hoạt động thẩm định các dự án đầu tư khai thác khoáng sản tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên 19

1.2.2.1 Quy trình thẩm định các dự án đầu tư khai thác khoáng sản tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên 19

1.2.2.2 Các phương pháp thẩm định áp dụng. 22

1.2.2.3 Nội dung thẩm định. 25

1.2.2.4 Minh hoạ công tác thẩm định dự án đầu tư khai thác khoáng sản tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên. 35

1.3 ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN. 57

1.3.1 Kết quả đạt được 57

1.3.1.1 Về quy trình thẩm định: 57

1.3.1.2 Về con người 58

1.3.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân. 58

1.3.2.1 Những tồn tại: 58

1.3.2.2 Nguyên nhân. 62

Chương II: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NỘI DUNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH THÁI NGUYÊN 64

2.1 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI CHI NHÁNH NHCT TỈNH THÁI NGUYÊN. 64

2.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN NỘI DUNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH BA ĐÌNH 67

2.2.1 Giải pháp thu thập, lưu trữ và xử lý thông tin báo cáo về dự án đầu tư 67

2.2.2 Giải pháp về tổ chức điều hành, nhân sự. 69

2.2.3 Giải pháp hoàn thiện quy trình, kỹ thuật thẩm định 70

2.2.4 Giải quyết những khúc mắc trong vấn đề tài sản đảm bảo. 71

2.2.5 Giải pháp về chiến lược khách hàng 72

2.2.6 Giải pháp về hỗ trợ thẩm định 73

2.2.7 Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ. 75

2.2.8 Học hỏi kinh nghiệm thẩm định của các ngân hàng thương mại khác. 75

2.3 Kiến nghị đối với Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ ngành liên quan và Ngân hàng Công thươngViệt Nam. 75

KẾT LUẬN 79

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

 

 

doc99 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1731 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện nội dung thẩm định các dự án đầu tư khai thác khoáng sản tại chi nhánh ngân hàng công thương tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a các nguồn này, điều kiện đi kèm của mỗi nguồn vốn tham gia… Nguồn vốn tài trợ cơ bản của dự án bao gồm: - Vốn tự có của chủ đầu tư. - Vốn xin vay từ chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên. - Vốn vay từ nguồn khác (vay thương mại, vay của các ngân hàng khác…). Thẩm định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án - Giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV): NPV=i=0nBi1 +ri - i=0nCi1 +ri Trong đó Bi : khoản thu của dự án ở năm i. Ci : khoản chi phí của dự án ở năm i. n : số năm hoạt động của dự án. i : tỷ suất chiết khấu được chọn Chỉ tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần được xem là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá dự án đầu tư. Dự án đáng giá khi NPV ≥ 0. - Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư (RR): chỉ tiêu này phản ánh giá trị hiện tại của thu nhập thuần tính trên 1 đơn vị vốn đầu tư ban đầu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn đầu tư bỏ ra có hiệu quả. Trong đó RRi : là mức sinh lời của vốn đầu tư năm i Wipv : là lợi nhuận năm I tính chuyển về thời điểm hiện tại . Iv0 : là vốn đầu tư tại thời điểm dự án bắt đầu hoạt động - Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): đây là chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án. Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu cân bằng với tổng chi. Dự án có hiệu quả khi IRR r giới hạn. Trong đó r2 > r1 và r2 – r1 ≤ 5% NPV1 >0 gần 0; NPV2 < 0 gần 0 Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hấp dẫn của các dự án đầu tư, và là căn cứ để ngân hàng xếp hạng các dự án. - Điểm hòa vốn của dự án (BEP): đối với các dự án khai thác khoáng sản thì điểm hòa vốn chính là điểm sản lượng sản xuất hoặc khai thác mà doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra. X=fp- v Trong đó f : tổng định phí cả đời dự án p : giá bán 1 sản phẩm v : chi phí khả biến cho 1 sản phẩm - Thời hạn thu hồi vốn đầu tư (T): là khoảng thời gian cần thiết mà dự án hoạt động để thu hồi đủ số vốn đầu tư. Thông thường, các cán bộ thẩm định tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên sử dụng phương pháp cộng dồn để tính thời gian thu hồi vốn với các dự án đầu tư khai thác khoáng sản. i=1T(W+D)iPV ≥ IVo Trong đó W : lợi nhuận thuần hàng năm D : mức khấu hao hàng năm. Thẩm định khả năng trả nợ của dự án. Cán bộ thẩm định tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên quan tâm chú trọng thẩm định đến nhóm chỉ tiêu về khả năng trả nợ của dự án, bao gồm: + Nguồn trả nợ hàng năm. + Thời gian hoàn trả vốn vay. + DSCR (Debt service coverage ratio - Chỉ số đánh giá khả năng trả nợ dài hạn của dự án) được tính theo công thức sau: LN sau thuế + khấu hao + Lãi vay trung và dài hạn DSCR Nợ gốc trung và dài hạn phải trả + lãi vay trung và dài hạn Kết hợp giữa lý thuyết và thực tế tôi nhận thấy rằng: Quy trình tác nghiệp thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên đã xem xét một cách đầy đủ các yếu tố cấu thành nên một dự án. Đồng thời quy trình được sắp xếp theo một trật tự, logic đảm bảo tính hiệu quả cao trong công tác thẩm định đồng thời cũng tiết kiệm được thời gian cho cả DN đi vay và bản thân chi nhánh. Hiện nay, chi nhánh đã chủ động tìm kiếm những dự án có hiệu quả để cho vay, chủ động tiếp cận, tìm hiểu nhu cầu đầu tư của các DN để từ đó tư vấn cho khách hàng phương hướng đầu tư có hiệu quả căn cứ vào định hướng, kế hoạch của Nhà nước và kế hoạch cho vay của chi nhánh. 1.2.2.4 Minh hoạ công tác thẩm định dự án đầu tư khai thác khoáng sản tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên. Để minh họa chi tiết hơn về công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên, chúng ta cùng xem xét một dự án thực tế mà cán bộ ngân hàng đã thực hiện thẩm định và cho vay. Dự án đầu tư nhà máy luyện Feromangan, Trùng Khánh - Cao Bằng. a. Giới thiệu về công ty cổ phần khoáng sản và công nghiệp Cao Bằng. Công ty cổ phần khoáng sản và công nghiệp Cao Bằng được thành lập từ năm 2004 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1103000028 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Cao Bằng cấp ngày 31/07/2004 Địa chỉ: Phường Hợp Giang, thị xã Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng. Số điện thoại: 026.853768 Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 1103000028 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Cao Bằng cấp ngày 31/07/2004, thay đổi lần 1 ngày 14/05/2005, thay đổi lần 2 ngày 14/12/2006, thay đổi lần 3 ngày 29/03/2007, thay đổi lần 4 ngày 01/06/2007, thay đổi lần 5 ngày 28/08/2007. Người đại diện: bà Hà Thị Hương Chức vụ: Tổng giám đốc Quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị về việc bổ nhiệm bà Hà Thị Hương giữ chức tổng giám đốc từ ngày 28/08/2007. Quyết định của tổng giám đốc về việc bổ nhiệm bà Nguyễn Thị Thu Hà giữ chức kế toán trưởng. Tài khoản tiền gửi số 102010000531421 tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên Ngành nghề kinh doanh chính: Khai thác, thu gom, chế biến, kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại khoáng sản. Sản xuất luyện gang thép, luyện thiếc và Fero các loại. Sản xuất hàng cơ khí chế tạo, hàng kết cấu thép, xây dựng công nghiệp và dân dụng… Sơ lược về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty: Tổng cộng nguồn vốn tính đến ngày 30/06/2007 là 43.453 triệu đồng trong đó: Vốn chủ sở hữu là 28.701 triệu đồng, nguồn vốn kinh doanh chiếm 97,6% vốn chủ sở hữu, đạt mức 28.000 triệu đồng. Kết quả hoạt động kinh doanh tính đến hết 30/06/2007 Doanh thu: 32.206 triệu đồng Lợi nhuận: 318 triệu đồng Thuế và các khoản phải nộp nhà nước: 143 triệu đồng. Ý kiến của sinh viên thực tập: Qua các thông tin được tiếp cận như trên, tôi thấy rằng: Từ năm 2005 đến hết ngày 30/06/2007, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần khoáng sản và công nghiệp Cao Bằng đạt kết quả tương đối tốt, doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng đều qua các năm. Tuy nhiên, số liệu tiếp cận được mới chỉ tính đến hết quý II năm 2007, nếu xét trong các điều kiện lý thuyết tôi đã được học tập thì cần số liệu của 6 tháng cuối năm 2007 nữa mới có thể đánh tổng quan nhất về hoạt động của công ty. Về doanh thu: Năm 2006 (514) tăng so với năm 2005 (17) là 497 triệu đồng. Hết quý II/2007 đã đạt 318 triệu đồng; bằng 61,9% doanh thu năm 2006. Các chỉ tiêu về kinh tế: Hệ số thanh toán ngắn hạn và hệ số thanh toán nhanh qua các năm đều lớn hơn 1, điều này đảm bảo công ty có đủ khả năng trong việc thanh toán các khoản nợ. Hệ số tự tài trợ của công ty khá cao, đều lớn hơn 80%; cụ thể năm 2005 là 87% và năm 2006 là 82% do tài sản của công ty chủ yếu được đầu tư bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Suất sinh lời của tài sản (ROA) và suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) dao động quanh mức 1,5% do quy mô công ty lớn mà lại mới đi vào hoạt động. Nhìn chung, qua xem xét và phân tích một số chỉ tiêu tài chính bản thân tôi nhận thấy rằng: Công ty có các chỉ tiêu tài chính lành mạnh, khả năng thanh toán trong ngắn hạn là khá tốt, đồng thời việc sử dụng nguồn vốn bước đầu cũng cho thấy những hiệu quả nhất định. b. Quy trình thẩm định và kết quả thẩm định của chi nhánh về dự án đầu tư nhà máy luyện Feromangan, Trùng Khánh-Cao Bằng. Căn cứ vào hồ sơ đề nghị vay vốn của công ty cổ phần khoáng sản và công nghiệp Cao Bằng, phòng khách hàng DN của chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành bố trí nhân lực để thẩm định dự án một cách nhanh chóng, cụ thể và hiệu quả. Quy trình thẩm định Thẩm định cơ sở pháp lý của dự án: Giấy đề nghị vay vốn Dự án đầu tư nhà máy luyện Feromangan, Trùng Khánh – Cao Bằng. Biên bản họp đại hội cổ đông về việc xem xét vay vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất Feromangan... Nghị quyết của chủ tịch hội đồng quản trị về việc vay vốn cho nhà máy luyện Feromangan Trùng Khánh. Quyết định của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê chuẩn đánh giá tác động môi trường. Quyết định của UBND tỉnh Cao Bằng về việc phê duyệt kết quả thẩm định dây chuyền thiết bị và công nghệ dự án nhà máy luyện Feromangan Trùng Khánh. Quyết định của UBND tỉnh Cao Bằng về việc về việc cho phép đầu tư dự án nhà máy luyện Feromangan Trùng Khánh. Quyết định của UBND tỉnh Cao Bằng về việc cho phép công ty cổ phần khoáng sản và công nghiệp Cao Bằng được khai thác quặng Mangan tại mỏ Lũng Luông, xã Phong Châu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Giấy phép khai thác của UBND tỉnh Cao Bằng về việc cho phép công ty cổ phần khoáng sản và công nghiệp Cao Bằng được khai thác quặng Mangan tại mỏ Lũng Phải và Bản Chang, xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Giấy phép xây dựng của UBND huyện Trùng Khánh cho phép xây dựng nhà máy luyện Feromangan. Xuất phát từ các hồ sơ dự án và các hồ sơ liên quan do công ty gửi lên, cán bộ thẩm định đã tiến hành xem xét đánh giá: Các giấy tờ được gửi lên đều có giá trị pháp lý, và đầy đủ so với yêu cầu của chi nhánh. Công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm trong việc vay và trả nợ đúng hạn ngân hàng đối với khoản vay cho đầu tư “Nhà máy luyện Feromangan Trùng Khánh”. Ý kiến của sinh viên thực tập: Bản thân tôi trong quá trình thực tập cũng đã được tạo điều kiện tiếp cận với các hồ sơ pháp lý mà DN trình lên ngân hàng. Tôi nhận thấy rằng: Thứ nhất các hồ sơ trình lên đều đầy đủ với yêu cầu của ngân hàng. Thứ hai, các hồ sơ đều có tính pháp lý thể hiện qua con dấu đỏ hoặc con dấu chứng thực của đơn vị công chứng trên các hồ sơ. Thứ ba, hồ sơ được sắp xếp một cách logic giúp các cán bộ ngân hàng xem xét hồ sơ được nhanh chóng, thuận tiện hơn. Thẩm định sự cần thiết của dự án: Ngành luyện kim những năm gần đây đang có những bước phát triển mạnh mẽ nhưng phụ thuộc quá nhiều vào nguồn phôi thép từ Trung Quốc do trong nước không đủ năng lực sản xuất phôi thép đáp ứng cho ngành thép trong nước. Trong khi đó, miền núi trung du phía Bắc lại đầy đủ các tiềm năng để có thể phát triển sản xuất phôi thép tại chỗ, cung cấp cho các nhà máy thép trong nước, nâng cao hiệu quả kinh tế khai thác mỏ và nâng cao nội lực. Cả nước hiện có 17 đơn vị và dự án khai thác chế biến quặng Mangan phục vụ cho sản xuất trong nước và xuất khẩu, trong đó 14 đơn vị khai thác chế biến quặng, còn lại 3 đơn vị là chế biến sâu đến kim loại. Thực sự đã đi vào hoạt động và có sản lượng đầu ra thì chủ yếu tập trung vào 2 đơn vị là: Công ty gang thép Thái Nguyên và Công ty cổ phần Mangan Cao Bằng. Mục tiêu quan trọng nhất của dự án này là luyện Feromangan phục vụ cho sản xuất phôi thép trong nước, do đó dự án được lập và phân tích dựa trên công suất của những đơn vị sản xuất phôi thép trong nước. Ngoài ra việc thực hiện dự án còn góp phần to lớn trong việc bình ổn nguồn nguyên liệu Feromangan trong nước cũng như bình ổn thị trường thép trong nước, đặc biệt là phôi thép. Nhận xét: Cán bộ thẩm định đã xem xét và đánh giá rằng: Vai trò quan trọng nhất của dự án là cung cấp nguồn nguyên liệu Feromangan phục vụ cho sản xuất phôi thép trong nước. Xuất phát từ thực tế những năm gần đây, tôi cũng nhận thấy rằng rằng đất nước ta đang bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa do vậy nhu cầu về thép phục vụ xây dựng - phát triển trong những năm tới là rất lớn. Thứ hai, ngành thép trong nước do phụ thuộc quá nhiều vào nguồn cung nguyên liệu từ bên ngoài làm cho các DN sản xuất thép không vận hành được hết công suất, hiệu quả kinh tế xã hội không cao đồng thời gây ra những biến động phức tạp, khó lường về giá cả trên thị trường. Cán bộ thẩm định đánh giá rằng: Việc thực hiện một dự án như vậy là cần thiết và phù hợp với tình hình thực tế. Ý kiến của sinh viên thực tập: Bản thân cá nhân tôi cũng thấy rằng để đáp ứng tốt hơn yêu cầu sản xuất trong nước và góp phần bình ổn nguyên liệu Feromangan trong nước cũng như chủ động bình ổn thị trường thép trong nước đặc biệt là phôi thép thì tiến hành các dự án xây dựng nhà máy luyện Feromangan trong nước là rất cần thiết. Bên cạnh đó, Cao Bằng là một tỉnh miền núi, vùng biên, điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, việc đầu tư phát triển các dự án như đã trình bày không những tạo ra việc làm cho người dân địa phương mà còn góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Vì vậy tôi thấy rằng: tiến hành một dự án như vậy là cần thiết. Thẩm định trên phương diện thị trường: Các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất gồm: Điện: chi phí điện phục vụ luyện Mangan chiếm tới 50% giá thành sản xuất. Công ty hoàn toàn có thể chủ động được nguồn điện sản xuất thông qua việc kéo đường dây 35KV riêng từ trạm 110KV tới nhà máy với chiều dài đường dây khoảng 3km. Nước: Công ty chủ động liên hệ với công ty cấp thoát nước Cao Bằng bố trí đường ống dẫn nước tới tận nhà máy. Đồng thời tận dụng thêm nguồn nước từ các sông , suối gần nhà máy. Ngoài ra lượng nước sau khi cung cấp cho hoạt động sản xuất được luân chuyển và thu hồi qua bể tuần hoàn và tái quay lại phục vụ làm lạnh cho lò luyện chính. Than: Lò luyện Mangan chủ yếu sử dụng than Coke. Công ty chọn giải pháp nhập khẩu trực tiếp than Coke từ Trung Quốc và mua trong nước. Bộ công nghiệp đã có quyết định cho phép công ty được xuất khẩu khoáng sản đối lưu lấy than Coke tại tỉnh Cao Bằng. Với 9.600 tấn than Coke được phép nhập khẩu mỗi năm đủ đảm bảo cho nhà máy chạy hết công suất. Quặng nguyên liệu: Nhà máy sử dụng nguồn nguyên liệu chính từ khu mỏ khai thác của công ty tại mỏ Mangan Trùng Khánh. Trữ lượng mỏ đã được đánh giá đảm bảo đủ nguồn nguyên liệu cho nhà máy đạt công suất trên 75%. Bên cạnh đó, Hà Giang và Tuyên Quang là những tỉnh có trữ lượng quặng khá lớn, việc thu mua nguyên liệu này không gặp trở ngại và rủi ro nên nguyên liệu phục vụ cho nhà máy có thể được đáp ứng đủ trong hiện tại và tương lai. Thị trường tiêu thụ sản phẩm: Khi nhà máy đi vào hoạt động, công suất máy 75%-90%, sản lượng sản xuất là 5.000 đến 6.000 tấn/năm. Cộng với sản lượng 2 nhà máy luyện Feromangan khác trong cả nước là công ty gang thép Thái Nguyên và công ty khoáng sản luyện kim Cao Bằng thì mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu sản xuất nội địa. Do vậy, nhà máy hoàn toàn có thể phân phối 100% sản phẩm sản xuất ra. Với nhu cầu thiếu hụt như hiện tại và trong một số năm tới, nhà máy thực hiện phân phối toàn bộ sản phẩm tại thị trường nội địa. Các khách hàng chính được công ty hướng tới trong chiến lược phân phối là các đơn vị thành viên thuộc tổng công ty thép Việt Nam. Nhận xét: Cán bộ thẩm định đánh giá nhu cầu về thép các loại của nền kinh tế nước ta là khá lớn, mỗi năm lên tới hàng triệu tấn. Thép là ngành công nghiệp mũi nhọn, quan trọng của nền kinh tế, sản xuất thép và phôi thép là một trong những ngành được ưu tiên. Sản phẩm Feromangan do các nhà máy trong nước mới chỉ đáp ứng được một nửa nhu cầu thị trường. Với những thuận lợi trong đầu tư và sản xuất, sản phẩm của nhà máy có lợi thế cạnh tranh nên hoàn toàn có thể phân phối 100% sản phẩm sản xuất ra. Ý kiến của sinh viên thực tập: Tôi thấy rằng cán bộ thẩm định chưa phân tích được tình hình và mức độ cạnh tranh của các đơn vị khai thác khác trong cả nước hiện tại cũng như tương lai. Mặc dù, sản phẩm của dự án có thể phân phối 100% tuy nhiên mức độ cạnh tranh giữa các đơn vị có thể làm thay đổi giá thành sản phẩm của dự án, làm sai lệch các chỉ tiêu hiệu quả so với tính toán ban đầu của DN. Thêm một thông tin nữa, quặng Feromangan trong nước cũng đang bị cạnh tranh khốc liệt với Feromangan Trung Quốc giá rẻ vì vậy DN cũng phải xây dựng chiến lược cạnh tranh thích hợp ngay từ ban đầu. Về yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất là nước, tôi cũng nhận thấy có những khó khăn nhất định bởi nguồn nước ở các tỉnh vùng cao tương đối ít và tỉnh Cao Bằng cũng không có con sông lớn nào chảy qua do vậy dự án phải đặc biệt lưu tâm đến vấn đề nguồn nước phục vụ sản xuất. Thẩm định phương diện kỹ thuật: Qua xem xét, nghiên cứu các lò luyện trong nước và ngoài nước đang hoạt động, công ty đã lựa chọn loại lò luyện Feromangan kiểu lò điện 2.500KVA được nhập khẩu đồng bộ từ Trung Quốc. Về công nghệ: Kiểu lò điện 2.500 KVA là kiểu cố định đóng kín, đây là loại lò có mức độ tự động hóa khá cao. Sản phẩm sản xuất ra đáp ứng được các yêu cầu của thị trường. Về xuất sứ đầu tư: Các bạn chào hàng của các công ty sản xuất hàng đầu của Trung Quốc có giá cả hợp lý. Theo kinh nghiệm của cơ quan phát triển liên hợp quốc thì luyện Feromangan với công nghệ và thiết bị của Trung Quốc là có hiệu quả tốt nhất. Đây là dây chuyền có mức độ tự động hóa tương đối cao và tiết kiệm được nguyên liệu, không gây ảnh hưởng lớn tới môi trường. Công ty cũng đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được UBND tỉnh Cao Bằng phê duyệt, đồng thời cũng đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường mang tính hợp lý. Nhận xét: Cán bộ thẩm định cũng đã xem xét tỷ mỷ các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, tìm kiếm các nguồn thông tin về dây chuyền thiết bị dự định mua của nhà máy để có các thông tin chính xác phục vụ việc so sánh, đối chiếu với các thông tin DN gửi lên. Ý kiến của sinh viên thực tập: Thứ nhất, do các cán bộ thẩm định không có kiến thức thực sự sâu về lĩnh vực kỹ thuật, đặc biệt là sản xuất - chế biến quặng, do vậy cán bộ không thể đánh giá được hết ưu - nhược điểm của dây chuyền thiết bị, những đánh giá thẩm định về phương diện kỹ thuật chỉ mang tính lý thuyết dựa trên các nguồn thông tin mà cán bộ thẩm định có được. Thứ hai, cán bộ thẩm định chưa thể kiểm tra, xem xét các nội dung liên quan tới các hợp đồng cung ứng dây chuyền thiết bị và phương thức thanh toán của DN với đối tác mà chỉ có thể tiến hành thông qua công tác giám sát việc sử dụng vốn. Điều này có thể sẽ gây ra những rủi ro về việc sử dụng vốn vay như: giá dây chuyền thiết bị tăng cao hơn dự kiến, tỷ giá giao dịch có sự thay đổi, nguồn cung thiết bị không đồng bộ ảnh hưởng chất lượng dây chuyền… Thẩm định phương diện tổ chức quản trị nhân sự của dự án: Hình thức tổ chức quản lý của dự án là: Chủ đầu tư tự tổ chức quản lý dự án từ lập dự án đến tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh. Nhân lực cho nhà máy cần tổng số 80 người, bao gồm: Giám đốc nhà máy: 1 người Phó giám đốc kỹ thuật: 1 người Phòng tổ chức hành chính: 3 người Phòng kỹ thuật, an toàn lao động, KCS: 5 người. Phòng vật tư, kinh doanh: 3 người Phòng kế toán: 2 người Xưởng cơ khí: 8 người Xưởng chế biến: 41 người Lái xe, cẩu trục, cấp dưỡng, bảo vệ, tạp vụ: 16 người Để đảm bảo tổ chức thực hiện tốt cho dự án, công ty đã tiến hành phân công nhiệm vụ rõ ràng và áp dụng quy trình quản lý chất lượng (18 quy trình áp dụng cho đơn vị sản xuất). Nhận xét: Cán bộ thẩm định đã xem xét được cách bố trí nhân sự cho dự án thông qua sơ đồ chức năng được mô hình hóa trong hồ sơ dự án và đánh giá đây là mô hình tổ chức quản lý và hoạt động phù hợp với tính chất dự án. Ý kiến của sinh viên thực tập: Tôi nhận thấy do DN không chuẩn bị bảng dự kiến mức lương cơ bản đối với từng chức danh, nhiệm vụ, đồng thời cũng chưa đưa ra được các tiêu chí để tuyển chọn các vị trí nhân sự cho dự án vì vậy cán bộ ngân hàng gặp khá nhiều khó khăn trong việc thẩm định phương diện nhân sự bởi vì lương và đặc biệt là trình độ của nhân sự cũng là một trong những nhân tố có tác động khá nhiều tới hiệu quả hoạt động cũng như các chỉ tiêu tài chính của dự án. Thẩm định phương diện kế toán tài chính: Thẩm định tổng vốn đầu tư và các nguồn tài trợ. Tổng vốn đầu tư của dự án: 65.500.000.000 VNĐ trong đó Vốn cố định: 35.500.000.000 VNĐ Vốn tự có: 17.750.000.000 VNĐ (50% tổng vốn cố định) Nhu cầu vốn vay: 17.750.000.000 VNĐ (50% tổng vốn cố định). Vốn lưu động: 30.000.000.000 VNĐ Vốn tự có: 9.000.000.000 VNĐ (30% tổng vốn lưu động) Nhu cầu vay vốn: 21.000.000.000 VNĐ (70% tổng vốn lưu động) Ý kiến của sinh viên thực tập: Về phương diện kế toán tài chính, tôi nhận thấy rằng: Cơ cấu vốn cố định tự có và vốn cố định đi vay là 50 – 50, điều này là phù hợp với các yêu cầu về tiềm lực tài chính để đảm bảo cho dự án được thực hiện thuận lợi. Cơ cấu vốn lưu động tự có và vốn lưu động đi vay mới đã đáp ứng được ở mức 30 – 70, mặc dù mức vốn lưu động tự có tham gia vào dự án như vậy đã là tương đối cao so với thực tế của các DN (thường giao động ở mức 10-20%) tuy nhiên tôi vẫn đề nghị tăng thêm lượng vốn lưu động kể cả tự có và đi vay để đáp ứng nhu cầu sản xuất được liên tục bởi đây là một dự án khai khoáng sản quặng vì vậy nhu cầu vốn lưu động để chi trả các chi phí về máy móc thiết bị phục vụ việc khai thác, mua thêm nguồn nguyên liệu quặng ở bên ngoài, vận chuyển đến nơi tiêu thụ…là tương đối lớn. Vì vậy DN phải xem xét lại cơ cấu vốn lưu động này và có các giải pháp thích hợp nhằm tăng thêm tỷ lệ vốn lưu động tự có phục vụ cho việc sản xuất của dự án được diễn ra liên tục, đúng dự kiến. Thẩm định thiết kế kỹ thuật, công nghệ của dự án Bảng 7: Sản lượng sản xuất kế hoạch (tấn/năm) Thời gian thực hiện Mức công suất dây chuyền Sản lượng Năm1 75% 4.500 Năm 2 80% 4.800 Năm 3 85% 5.100 Năm 4 90% 5.400 Năm 5 90% 5.400 Năm 6 90% 5.400 Năm 7 90% 5.400 Năm 8 90% 5.400 Năm 9 90% 5.400 Năm 10 90% 5.400 Năm 11 90% 5.400 Năm 12 90% 5.400 (Nguồn: Hồ sơ dự án đầu tư của DN trình lên ngân hàng) Ý kiến của sinh viên thực tập: Với bảng dự kiến sản lượng kế hoạch sản xuất hàng năm của DN, trong đó công suất thiết kế 6.000 tấn/ năm, phân loại thành phẩm theo chất lượng bao gồm: + Feromangan 60% chiếm 70% + Feromangan trên 65% chiếm 30% Tôi thấy rằng: mức dự kiến của DN đưa ra là hoàn toàn hợp lý. Năm đầu tiên vận hành dây chuyền do một số yếu tố như mới tiếp cận công nghệ, trình độ kỹ thuật vận hành máy chưa cao … nên công suất vận hành chỉ ước đạt 75% là hoàn toàn phù hợp với thực tế. Sang các năm tiếp theo khi mà nguồn cung các nguyên vật liệu đầu vào ổn định, trình độ kỹ thuật vận hành máy được nâng cao công suất vận hành sẽ tăng dần lên và đạt mức cao nhất là 90%. Tuy nhiên công suất máy sẽ không thể đạt được 100% bởi một số lý do sau: Thứ nhất là có thể xảy ra trục trặc kỹ thuật trong quá trình hoạt động nên không thể thực hiện đúng công suất thiết kế. Thứ hai là vấn đề hao mòn cả máy móc lẫn nguyên vật liệu trong quá trình vận hành cũng ảnh hưởng đến công suất máy. Thẩm định về mức gia tăng giá các yếu tố đầu vào của dự án. Bảng 8: Dự kiến tỷ lệ tăng giá bình quân hằng năm của chi phí sản xuất Chỉ tiêu Tỷ lệ tăng (%) Quặng khai thác 3 Điện năng (KW/tấn Feromangan) 1 Than Coke (Tấn/tấn Feromangan) 1 Đá vôi (tấn/tấn Feromangan) 1 Điện cực tự thiêu (tấn/tấn Feromangan) 1 Trợ dung (tấn/tấn Feromangan) 1 Que thổi (tấn/tấn Feromangan) 1 Quặng sắt 65% (tấn/tấn Feromangan) 1 Nước 1 Lương và bảo hiểm 2 Chi phí sản xuất chung 2 (Nguồn: Hồ sơ dự án đầu tư của DN trình lên ngân hàng) Ý kiến của sinh viên thực tập: Với tình hình phát triển kinh tế của nước ta trong những năm vừa qua thì mức dự kiến chi phí hàng năm tăng như của DN đưa ra là chưa thực sự hợp lý bởi tốc độ lạm phát giá cả của nước ta những năm gần đây tương đối cao, cụ thể năm 2006 chỉ số này là 6,6%; năm 2007 là 12,63%; 6 tháng đầu năm 2008 là 18,44% (nguồn: Website của Tổng cục thống kê Việt Nam). Với mức dự kiến thấp như của DN đề ra có thể các chỉ tiêu hiệu quả tài chính vẫn đảm bảo nhưng khi có sự thay đổi lớn về mức giá của các yếu tố phục vụ sản xuất thì các chỉ tiêu hiệu quả của dự án khi đó sẽ thay đổi rất nhiều. Tôi cho rằng nên yêu cầu DN đề xuất lại phương án dự kiến mức tăng giá chung của các yếu tố thuộc chi phí sản xuất để phù hợp hơn với diễn biến của nền kinh tế đồng thời sẽ giúp cho DN đánh giá lại được các chi phí sản xuất của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư chính xác hơn. Thẩm định doanh thu, chi phí, dòng tiền của dự án. Bảng 9: Dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh Khoản mục, yếu tố ĐVT T8/2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Doanh thu thuần VNĐ 31.050.000.000 74.520.000.000 76.755.600.000 79.058.268.000 81.430.016.040 83.872.916.521 86.389.104.017 88.980.777.137 91.650.200.451 94.399.706.465 97.231.697.659 100.148.648.589 103.153.108.016 Chi phí SX (Giá vốn) VNĐ 24.987.958.333 59.971.100.000 60.883.651.000 61.814.338.310 62.763.606.129 63.731.910.384 64.719.721.328 65.727.519.407 66.755.800.125 67.805.072.180 68.875.858.309 69.968.695.693 71.084.136.372 Chi phí lãi vay VNĐ 1.560.300.000 4.680.900.000 4.680.900.000 4.361.400.000 4.0411.900.000 3.722.400.000 3.402.900.000 3.083.400.000 2.763.900.000 - - - - Chi phí khấu hao và chi phí trả trước phân bổ VNĐ 986.000.000 2.958.000.000 2.958.000.000 2.958.000.000 2.958.000.000 2.958.000.000 2.958.000.000 2.958.000.000 2.958.000.000 2.958.000.000 2.958.000.000 2.958.000.000 1.976.000.000 Chi phí quản lý VNĐ 931.500.000 2.235.600.000 2.302.668.000 2.371.748.000 2.442.900.481 2.561.187.496 2.591.673.121 2.669.423.314 2.749.506.014 2.831.991.194 2.916.950.930 3.004.459.458 3.094.593.241 Chi phí bán hàng VNĐ 465.750.000 1.117.800.000 1.151.334.000 1.185.874.020 1.221.450.241 1.258.093.748 1.295.836.560 1.334.711.657 1.474.753.007 1.415.995.597 1.458.475.465 1.502.229.729 1.547.296.621 Chi phí khác VNĐ 155.250.000 372.600.000 383.778.000 385.291.340 407.150.080 419.364.583 431.945.520 444.903.886 458.251.002 471.998.532 486.158.488 500.743.243 515.765.540 Cộng chi phí VNĐ 29.086.758.333 71.336.000.000 72.360.331.000 73.086.651.710 73.835.006.931 74.605.956.660 75.400.076.529 76.217.958.264 77.060.210.147 75.483.057.503 76

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc21377.doc
Tài liệu liên quan